Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam (Phần 2)

Khi nghiên cứu về cấu trúc thời gian của các quần xã cỏ, chúng tôi xem xét sự

thay đổi qua các mùa của các yếu tố thuộc môi trường sống. sự thay đổi khối lượng

của các loài thực vật trong quần xã; Sự thay đổi trong năm của quá trình tích luỹ và

phân huỷ sản phẩm thực vật trên đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kim).

Nghiên cứu về động thái của các quần xã tự nhiên đã được tiến hành từ lâu,

nhưng các tác giả hoặc chỉ đề cập đến khối lượng phần trên mặt đất (Kalininna, l954;

Xêmennôva - Chian - sanskaia, l960; Xêmennôva- Chian - sanskaia và Nhicônskava,

1960), hoặc là chỉ riêng phần dưới đất và chỉ làm 2 - 3 đợt trong cả thời kỳ sinh dưỡng,

hoặc nghiên cứu quá trình mọc của rễ (Baranôpskaja, 1954; Khâu, 1960; Xêmêlốp,

1966; Kharitonốp, 1967; Garwood, 1968; lgơnachenkô, Kim!ô va và Pônhiatốpskaia,

1968). Hoàng Chung 1974, Uchekhin, 1977đã nghiên cứu về biến động mùa của từng

loài riêng biệt trong quần xã và nhóm lại thành các kiểu hình theo phân bố không gian

và thời gian. Tính chất quan trọng của quần xã thực vật có quan hệ mật thiết với cấu

trúc không gian và thời gian là năng suất. Đồng thời với nó là vấn đề tích luỹ và động

thái của các phần chết của thực vật thuộc thảo, đặc biệt là trong thảo nguyên đồng cỏ,

nó có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu không chỉ thảm thực vật .mà cả quá trình mùn

hoá, quá trình tích luỹ và phân huỷ các hợp chất hữu cơ (Krưm 1960; Xêmennovachian-sanskaia, 1960; Igơnachenkô, Kirillôva và Makarevích, 1969; và nhiều người

khác).

5.1. BIẾN ĐỘNG MÙA CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG SỐNG (VÌ

KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI)

Mặc dù môi trường trực tiếp cho sự sống của các loài cây cỏ là lớp không khí sát

mặt đất và lớp đất mặt nhưng chúng tôi đã xem xét vấn đề này ở mức là các yếu tố của

vi khí hậu, các điều kiện thuộc đất đai để với mục đích làm sáng tỏ sự khác nhau về

các điều kiện tồn tại của thực vật ở các vùng có mức độ sử dụng khác nhau.

Với đề trên đã được chúng tôi nghiên cứu ngay từ 1975 ở trong các quần xã cỏ

của Ngân Sơn. Nghiên cứu những chỉ tiêu của điều kiện đất đai được tiến hành trên 3

vùng (vùng bảo vệ, vùng chăn thả ít, vùng chăn thả nặng nề) của quần hợp

A.nepalensis + I.indicum trong những năm từ 1975 - 1980. Những số liệu khí hậu

chúng tôi lấy ở trạm khí hậu nằm sát vùng nghiên cứu (cách khoảng 3km).

Những Vếu tố thuộc khí hậu :

Những nghiên cứu tiến hành trên vùng đồng cỏ Ngân Sơn ở độ cao 566m trên124

mặt biển, 24o26' kinh, trong đai á nhiệt đới: Theo số liệu thống kê nhiều năm, nhiệt độ

trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) 11,8oC, trung bình tháng nóng (tháng 6,7) là

28,8oC. Thời kỳ có nhiệt độ trung bình thấp hơn 15oC kéo dài từ tháng 12 đến hết

tháng 2 - (kéo dài 3 tháng). Thời kỳ sinh dưỡng, nghĩa là thời kỳ có nhiệt độ trung bình

tháng cao hơn 1 sức kéo dài 9 tháng (từ tháng 3 đến hết tháng 11) lượng mưa trung

bình hàng năm là 1600mm, trong mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) đạt tới 1394mm,

tập trung nhất trong tháng 7 là 297,3mm.

pdf 96 trang yennguyen 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam (Phần 2)

Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam (Phần 2)
 123
Chương năm 
CẤU TRÚC THỜI GIAN (BIẾN ĐỘNG MÙA) 
CỦA CÁC QUẦN XÃ CỎ 
Khi nghiên cứu về cấu trúc thời gian của các quần xã cỏ, chúng tôi xem xét sự 
thay đổi qua các mùa của các yếu tố thuộc môi trường sống. sự thay đổi khối lượng 
của các loài thực vật trong quần xã; Sự thay đổi trong năm của quá trình tích luỹ và 
phân huỷ sản phẩm thực vật trên đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kim). 
Nghiên cứu về động thái của các quần xã tự nhiên đã được tiến hành từ lâu, 
nhưng các tác giả hoặc chỉ đề cập đến khối lượng phần trên mặt đất (Kalininna, l954; 
Xêmennôva - Chian - sanskaia, l960; Xêmennôva- Chian - sanskaia và Nhicônskava, 
1960), hoặc là chỉ riêng phần dưới đất và chỉ làm 2 - 3 đợt trong cả thời kỳ sinh dưỡng, 
hoặc nghiên cứu quá trình mọc của rễ (Baranôpskaja, 1954; Khâu, 1960; Xêmêlốp, 
1966; Kharitonốp, 1967; Garwood, 1968; lgơnachenkô, Kim!ô va và Pônhiatốpskaia, 
1968). Hoàng Chung 1974, Uchekhin, 1977đã nghiên cứu về biến động mùa của từng 
loài riêng biệt trong quần xã và nhóm lại thành các kiểu hình theo phân bố không gian 
và thời gian. Tính chất quan trọng của quần xã thực vật có quan hệ mật thiết với cấu 
trúc không gian và thời gian là năng suất. Đồng thời với nó là vấn đề tích luỹ và động 
thái của các phần chết của thực vật thuộc thảo, đặc biệt là trong thảo nguyên đồng cỏ, 
nó có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu không chỉ thảm thực vật .mà cả quá trình mùn 
hoá, quá trình tích luỹ và phân huỷ các hợp chất hữu cơ (Krưm 1960; Xêmennova- 
chian-sanskaia, 1960; Igơnachenkô, Kirillôva và Makarevích, 1969; và nhiều người 
khác). 
5.1. BIẾN ĐỘNG MÙA CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG SỐNG (VÌ 
KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI) 
Mặc dù môi trường trực tiếp cho sự sống của các loài cây cỏ là lớp không khí sát 
mặt đất và lớp đất mặt nhưng chúng tôi đã xem xét vấn đề này ở mức là các yếu tố của 
vi khí hậu, các điều kiện thuộc đất đai để với mục đích làm sáng tỏ sự khác nhau về 
các điều kiện tồn tại của thực vật ở các vùng có mức độ sử dụng khác nhau. 
Với đề trên đã được chúng tôi nghiên cứu ngay từ 1975 ở trong các quần xã cỏ 
của Ngân Sơn. Nghiên cứu những chỉ tiêu của điều kiện đất đai được tiến hành trên 3 
vùng (vùng bảo vệ, vùng chăn thả ít, vùng chăn thả nặng nề) của quần hợp 
A.nepalensis + I.indicum trong những năm từ 1975 - 1980. Những số liệu khí hậu 
chúng tôi lấy ở trạm khí hậu nằm sát vùng nghiên cứu (cách khoảng 3km). 
Những Vếu tố thuộc khí hậu : 
Những nghiên cứu tiến hành trên vùng đồng cỏ Ngân Sơn ở độ cao 566m trên 
 124
mặt biển, 24o26' kinh, trong đai á nhiệt đới: Theo số liệu thống kê nhiều năm, nhiệt độ 
trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) 11,8oC, trung bình tháng nóng (tháng 6,7) là 
28,8oC. Thời kỳ có nhiệt độ trung bình thấp hơn 15oC kéo dài từ tháng 12 đến hết 
tháng 2 - (kéo dài 3 tháng). Thời kỳ sinh dưỡng, nghĩa là thời kỳ có nhiệt độ trung bình 
tháng cao hơn 1 sức kéo dài 9 tháng (từ tháng 3 đến hết tháng 11) lượng mưa trung 
bình hàng năm là 1600mm, trong mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) đạt tới 1394mm, 
tập trung nhất trong tháng 7 là 297,3mm. 
Hình 4 Biến động các yếu tố khí hậu vùng Ngân Sơn 
Độ cao: 566m. 22026'N, l05059'E 
Trong hình 4 cho ta thấy biến động mùa và năm của lượng mưa trung bình, qua 
đó ta thấy có 2 cực đại, thứ nhất vào tháng 5, thứ hai vào tháng 7. 
Mức độ bay hơi nước qua 1 năm của vùng nghiên cứu là 790mm. Hệ số ẩm tính 
 125
theo phương pháp Vưxôtski - Ivanôp - 2,23. Trong mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3) 
mức độ bay hơi có thể vượt hay bằng lượng nước mưa và hệ số ẩm là 0,68. 
Độ ẩm tương đối của không khí dao động từ 77 - 85%, độ ẩm tối đa của không 
khí đạt được trong tháng 6 và 7, thấp nhất trong tháng 2. 
Những số liệu về khí hậu trong thời gian nghiên cứu (1975 - 1985) biến động rất 
lớn, đặc biệt là sự thay đổi lượng mưa trung bình hàng tháng của các năm (hình 4), 
trên hình 4 đã cho thấy sự dao động của các điều kiện khí hậu trong năm 1977 và 
1980. Trong năm 1977 có 2 cực đại về mưa, thứ nhất vào tháng 4, thứ hai vào tháng 7; 
các tháng còn lại trong năm lượng mưa cũng thay đổi rất lớn. Đồ thị biến động về bay 
hơi trái ngược với đồ thị lượng mưa. Đường cong đồ thị nhiệt độ của năm 1977 giống 
với đường cong biến động nhiều năm. Trong năm 1980 đồ thị khí hậu biểu thị khác 
năm 1977, cực đại thứ 1 của lượng mưa xảy ra trong tháng 5, thứ 2 vào tháng 7. 
Những đặc điểm khác (nhiệt độ, bay hơi, độ ẩm không khí) tương tự với số liệu trung 
bình của nhiều năm. Số liệu thống kê 10 năm cho thấy rằng, lượng mưa ở đây có sự 
khác nhau ít nhiều về trị số cực đại và thời điểm xảy ra cực đại trong năm: Số liệu 10 
năm cho thấy hai cực đại, trong đó cực đại thứ nhất có được trong tháng 4 - 1 lần, 
trong tháng 5 - 7 lần, tháng 6 - 2 lần; cực đại thứ hai trong tháng 7 - 5 lần, tháng 8 - 5 
lần, có một năm biểu thị 1 cực đại vào tháng 7. 
Nhiệt độ trung bình và độ ẩm không khí cũng có sự thay đổi qua các năm. Tối 
thấp tuyệt đối trong 10 năm theo dõi là âm 1,6oC (tháng 12.1975), cực đại tuyệt đối là 
34,9oC (tháng 7.1977), nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất trong 10 năm theo dõi là 
tháng 1.1977 (9,1oC), trung bình cao nhất của tháng là tháng 6.1977 (26,8oC) sự biến 
đổi hàng năm của các yếu tố thuộc khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của 
thực vật trong đồng cỏ, sự tích luỹ và phân huỷ các xác thực vật. 
Điều kiện thổ nhưỡng: 
Thổ nhưỡng, như đã trình bày ở chương II, thuộc loại đất Ferarit đỏ vàng. Tầng 
đất mặt khô hơn, nguyên nhân là do bay hơi qua bề mặt quá mạnh. Nhờ có thảm cỏ mà 
độ mùn tầng đất mặt được tăng lên, cấu tượng đất cũng tốt hơn, lớp phủ thực vật ở đây 
thường hay bị đốt, bởi thế, trong điều kiện bị đất lớp đất mặt được bổ sung tro, do đó 
làm nó giảm bớt được độ chua. 
Để hiểu được rõ ràng hơn về cấu trúc hình thái của nó, chúng tôi đã tiến hành 
làm phẫu diện đất trong vùng nghiên cứu (năm 1977). Cụ thể là: 
A'(0 – 10cm) mầu xám đen hơi nâu, sét nặng với cấu trúc hạt thô, khá ẩm, có 
nhiều đường rãnh rễ đâm qua, có lớp đá thạch anh, pH = 5,5, mùn 7%, chuyển tầng từ 
từ. 
A"(11- 25cm) mầu nâu xám, kết vón, ẩm, sét nặng, lượng rễ ở đây giảm đi nhiều, 
số lượng đá thạch anh tăng lên, pH = 5,2, mùn 4,5%. chuyển tầng từ từ. 
 126
AF (25 – 45cn) mầu vàng hơi nâu, ẩm, không có cấu tượng, rất ít rễ, sét nặng, có 
nhiều thạch anh, ph = 5,0, mùn 2,2%, chuyển tầng từ từ. 
F (45 – 90cm) vàng tươi, sét lẫn đá thạch anh, ẩm, ở tầng này không chỉ có thạch 
anh mà còn có đá diệp thạch chưa phong hoá, phân bố lẫn lộn trong đất sét, nó có 
nguồn gốc tích tụ, có mầu đỏ, pH = 4,8, mùn 2,3%. 
Cấu tạo của đất rõ ràng thuộc cấu tạo thứ sinh, khác biệt rõ với cấu trúc đất 
Ferarít của rừng, lớp phủ thứ sinh của thực vật đã gây tác động trên đất: làm giảm độ 
chua ở tầng đất mặt và nâng cao lượng mùn trong tất cả các tầng, đặc biệt là lớp đất 
mặt. 
Chế độ nước: Nước ngầm trong đất thường nằm sâu khoảng 2 - 3m (tueo 
Fritđlant, 1964). Nguồn cung cấp ẩm cho đất ở đây là do nước mưa. Bởi vậy sự biến 
động của độ ẩm của đất trong mùa sinh dưỡng thực tế là phụ thuộc từ lượng nước 
mưa. Càng đi sâu trong đất thì độ ẩm càng giảm (bảng 29). Trong năm 1977 từ đầu 
thời kỳ sinh dưỡng, trong tháng 3 do ít mưa (hình 4) nên lượng dự trữ ẩm trong đất bị 
cạn kiệt, vì có mưa trong tháng 4 nên độ ẩm của đi lại tăng lên (42,3% trong tầng 0-
10cm). Ở giữa thời kỳ sinh dưỡng (trong tháng 5,6) do có mưa ít, độ ẩm của đất bị 
giảm sút xuống đến 26,2% ở tầng 0-10cm, (26% ở tầng 10 - 20cm, và 25,6% ở tầng 20 
– 30cm). Một lượng mưa lớn đã đổ xuống trong tháng 8, bởi vậy dự trữ ẩm trong đất 
lại tăng lên, và sau đó đã khá ổn định đến cuối thời kỳ sinh dưỡng. 
Trong năm 1980 quy luật biến đổi của độ ấm trong đất, trong mùa sinh dưỡng 
tương tự như trong năm 1977, nó phụ thuộc hoàn toàn vào lượng nước mưa . 
So sánh về quá trình biến động của độ âm trong đất của 3 vùng thấy rằng, ở vùng 
thứ hai, do có lớp phủ thực vật đạt độ đậm đặc lớn. vì thế độ ẩm của đất biến thiên qua 
thời gian và trên phẫu diện là không lớn. 
Sư biến đổi các thành phần hoá học của đất: Nghiên cứu sự biến đổi các thành 
phần hoá học của đất được tiến hành cùng thời điểm nghiên cứu khối lượng phần trên 
và dưới đất (bảng 29, 30, 31), nói chung hai loại hình này không biểu thị mối quan hệ 
biến động mùa của chúng. Những biến động về chỉ số pH không có tác dụng kích thích 
hay kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển phần dưới đất của thực vật. Các thành phần: 
Lượng mùn, đạm tổng số và phốt pho (dễ tiêu), thì có biểu hiện quan hệ với sự thay 
đổi (theo từng thời kỳ nghiên cứu) của phần dưới đất trong tầng đất mặt (0-10cm). 
Lượng mùn và đạm giảm một cách đều đều từ đầu thời kỳ sinh dưỡng (tháng 4) đến 
kết thúc thời kỳ sinh dưỡng, còn phốt pho dễ tiêu hầu như không thay đổi, nó chỉ hơi 
giảm trong tháng 4, 7, 8. 
Khi so sánh số liệu của 3 điểm nghiên cứu thấy rằng, trong vùng bảo vệ hàm 
lượng mùn, đạm tổng số, phốt pho dễ tiêu đều rất cao. Kết quả này cũng tìm thấy ở ô 
thứ hai của Thôm Luông và vùng Khuổi Luông. Trong quá trình sử dụng làm bãi chăn 
đã làm thay đổi rất nhiều hàm lượng đạm tổng số (so sánh số liệu của năm 1977 với 
 127
năm 1980). Hàm lượng mùn và phát pho dễ tiêu thì ít thay đổi. Trong điều kiện chăn 
thả nặng nề quan sát thấy sự giảm sút ít nhiều về hàm lượng mùn, phốt pho dễ tiêu (ô 
thứ ba). 
5.2. ĐỘNG THÁI MÙA CỦA KHỐI LƯỢNG THỰC VẬT 
Những số liệu về biến động của khối lượng thực vật phần trên và dưới mặt đất 
của thực vật trong đồng cỏ Bắc Việt Nam được trình bày trong bảng 32. Từ số liệu 
trong bảng thấy rằng, đồng cỏ Bắc Việt Nam có sự sinh trưởng quanh năm, khối lượng 
xanh đạt được thấp nhất trong tháng 12 (đầu mùa đông) là 27g/ m2 (trong diện tích ô 
tiêu chuẩn số 3), trong tháng 1 và 2 thảm cỏ xanh hầu như không đổi. Cũng trong thời 
kỳ này các yếu tố thuộc khí hậu hầu như không thay đổi nhiệt trung bình của không 
khí trong tháng 1 và 11,8oC, tháng 2 là 13,2oC, lượng mưa thường là không đáng kể, 
lượng mưa có hơi tăng lên từ tháng 12 đến tháng 2 (22,5mm trong tháng 12; 28mm 
trong tháng 1 là 29mm trong tháng 2). Lượng nước bay hơi giảm xuống tới 49,1 mm. 
Độ ẩm không khí hầu như không thay đổi (từ 80 - 82%). Trong tháng 3 các yếu tố khí 
hậu có tốt lên đối với cây cỏ, nhiệt độ trung bình đã lên đến l7,3oC, lượng mưa là 
45,4mm, độ ẩm không khí là 82,3%. Khối lượng thực vật xanh trong tháng 3 (1977) là 
29 - 35,5g/ m2, từ tháng 3 - 4 khối lượng xanh tăng lên từ 11 - l4g/ m2 (1977), và đến 
tháng 5 tăng tới 34g/ m2 trong vùng chăn thả, tăng 58gl m2 trong vùng bảo vệ. Từ 
tháng 5 đến tháng 6 khối lượng thực vật trong vùng chăn thả thường xuyên tăng không 
đáng kể khoảng 2 - 4g/ m2, còn trong vùng bảo vệ tăng rất nhanh l58g/ m2. Trong 
tháng 6 chúng tôi thấy có hiện tượng giảm sút độ ẩm trong đất, đó là do trong thời gian 
này mưa ít đi (mưa ít trong tháng 5 và 6 - trong hình 4, bảng 29). Điều này đã dẫn đến 
sự giảm sút khối lượng thực vật trong tháng 7 và tháng 8 trong diện tích khu chăn thả 
thường xuyên và làm giảm tích luỹ trong vùng bảo vệ (tăng 33g/ m2 trong vòng 2 
tháng). Trong năm 1980 lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 6 rất ít thay đổi vì thế độ ẩm 
cũng hầu như không thay đổi do đó dẫn tới làm giảm khả năng tích luỹ khối lượng 
thực vật trong tháng 7 và tháng 8. Nhờ có lượng mưa cao trong tháng 7 và 8 độ ẩm của 
đất tăng lên, kích thích sự phát triển mạnh mẽ (tăng trưởng) của thảm cỏ trong tháng 9 
và tháng 10, trong vùng chăn thả tăng 1 2gl m2 trong 1 tháng, trong vùng bảo vệ tăng 
(42g/ m2 /tháng). Từ tháng 11 do nhiệt độ giảm xuống khối lượng phần xanh vùng 
chăn thả còn 1 lại m2, vùng bảo vệ là 45g/ m2 /tháng. 
Bởi vậy có thể nói rằng, mặc dù khối lượng xanh có tồn tại quanh năm trên đồng 
cỏ Bắc Việt Nam, nhưng thời kỳ sinh trưởng chỉ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 11 . Sau 
đó tất cả những cây 1 năm những chồi sinh sản của cây nhiều năm sẽ chết và những 
chồi tái sinh cuối thu sẽ tồn tại qua đông. 
Trên hình vẽ (hình 5) ta thấy đường cong biến động của khối lượng phần trên 
mặt đất chỉ thể hiện 1 cực đại, trong vùng bảo vệ là tháng 10. Trong những năm điều 
kiện không thuận lợi hay vùng chăn thả nặng nề có thể có 2 cực đại (hay có sự giảm 
tốc độ - đường nằm ngang) vào giữa thời kỳ sinh dưỡng - điều này rõ ràng có quan hệ 
 128
chặt chẽ với hai đỉnh của biến động mùa của các yếu tố khí hậu trong năm. 
Trong năm khối lượng phần sống ở dưới đất của thực vật quần đồng cỏ biểu hiện 
sự biến đổi rất lớn. Ở đầu thời kỳ sinh dưỡng khối lượng phần sống dưới đất tăng lên 
khá nhanh, và đạt được cực đại trong tháng 5, sau đó do sự giảm sút độ ẩm của đất 
trong tháng 6, tốc độ mọc của phần dưới đất giảm xuống rất nhanh. Trong tháng 7, do 
sự tăng độ ẩm của đất, khối lượng phần dưới đất lại tăng lên nhanh và đạt cực đại thứ 
hai vào tháng 8. Thời gian tiếp theo, đồng thời với sự giảm sút các điều kiện môi 
trường (độ ẩm, nhiệt độ giảm...) khối lượng phần dưới đất (phần sống) cũng giảm dần 
xuống đến cuối tháng 10. Trong tháng 11 chúng tôi lại thấy có sự tăng không đáng kể 
của khối lượng phần dưới đất của hai vùng nghiên cứu (trong vùng thường xuyên chăn 
thả và vùng bảo vệ). Điều này rõ ràng là có quan hệ với sự hình thành ở mức độ nhất 
định nh~xng chồi sinh dưỡng qua mùa đông. 
Tóm lại, biến động mùa của khối lượng phần sống ở dưới đất của thực vật trong 
đồng cỏ Bắc Việt Nam có 3 cực đại tích luỹ. 
 129
Hình 5 
Đồ thị: Biến động mùa của khối lượng thực vật phần trên và dưới mặt đất 
(g/m2 khô tuyệt đối) 
 130 
Bảng 29 Biến động về độ ẩm của đất đồng cỏ Thôm Luông 
Quần hợp : Arundinella nepalensis + Ischacmum indicum 
(Phần trăm của đất tươi) 
Năm 1977 Năm 1980 Điểm thí 
nghiệm 
Tầng đất 
(cm) II IV V VI VIII X XI VI VII VIII IX XI 
0-10 30,4 42,3 37,0 28,2 42,2 42,5 40,0 37,4 41,5 40,4 36,0 36,0 
10-20 30,7 32,2 32,2 26,0 32,0 32,4 28,4 30,8 34,0 35,0 32,0 32,0 1 
20-30 29,5 31,7 25,0 25,6 30,0 29,4 27,4 25,6 31,2 30,0 26,0 31,0 
0-10 35,5 43,2 40,5 32,0 40,3 40,2 35,8 37,0 36,6 36,2 32,0 36,0 
10-20 26,3 36,4 22,0 25,8 40,9 31,4 28,7 36,0 32,5 36,0 30,0 32,0 2 
20-30 27,7 35,4 21,0 24,4 32,5 29,8 28,0 31,0 32,5 31,0 26,0 32,0 
0-10 38,6 47,6 46,0 35,4 39,2 38,7 35,7 36,6 38,0 36,2 32,0 34,0 
10-20 27,9 44,2 35,8 31,5 33,1 29,1 27,1 27,0 32,4 32,54 30,0 28,0 3 
20-30 26,8 28,0 44,7 31,1 30,4 30,4 26,9 27,0 32,2 29,4 30,0 28,0 
Lượng mưa (mm) 11,9 209,8 97,9 75,0 156,2 112,8 18,1 137,7 486 243 1523 17,9 
 131 
Bảng 30 Biến động về hàm lượng mùn trong đất đồng cỏ Thôm Luông 
(Phần trăm của đất khô) 
Năm 1977 Năm 1980 Điểm thí 
nghiệm 
Tầng đất 
(cm) II IV V VI VIII X XI VI VII VIII IX XI 
0-10 4,138 7,462 7,203 4,585 4,137 3,879 3,864 3,75 7,30 6,20 5,70 6,60 
10-20 2,013 4,259 2,586 2,034 2,744 1,390 1,557 2,65 2,16 3,40 3,70 2,70 1 
20-30 0,259 1,550 1,800 1,531 1,130 1,390 0,155 1,27 2,60 2,10 1,70 2,60 
0-10 3,620 6,103 4,554 4,650 3,790 3,890 3,879 6,20 6,20 6,50 5,60 5,2 
10-20 2,035 2,347 3,362 4,396 1,800 2,293 2,034 1,85 3,60 4,90 3,2 4,0 2 
20-30 2,035 1,450 0,577 2,035 1,606 1,034 0,362 1,14 2,2 2,1 2,1 2,6 
0-10 4,655 5,432 4,396 3,727 2,800 2,832 2,844 4,70 5,6 5,3 2,1 3,0 
10-20 1,980 1,580 1,950 1,551 1,860 1,450 1,130 2,30 4,3 4,6 2,1 1,4 3 
20-30 0,776 0,310 1,189 0 ... is semialata 
(R.Br) Hitch 
 10 T-H T0 
3 Amphilophis pertusa Staff 10 H-T T0 
4 
Anropogon quinhonensis 
A.cam 
 10 H-T T0 
5 
Apluda varia var mutica 
Hos 
Cỏ hoa tre 15 T T0 
6 
Arundinella bengalensis 
(spring) Druce 
Cỏ xương cá 14 H-T T0 
7 a.hispida hack Trúcthảo phún 14 H-T T0 
8 A.nepalensis Trin Cỏ xương 14 T-H T0 
9 Arundo donax L. 12 T-H T0 
10 
Bambusa multiplex (Lour) 
Raeusch 
Trúc nhỏ 3 T-H Ke 
 210
11 
Bothriochioa pertusa (L) 
A.cam 
Huyệt thảo lỗ 15 T-H T0 
12 
Capillipedium parvifolium 
(R.Br) Staff 
Mao cước hoa 
nhỏ 
10 T-H T0 
13 Centosteca catifolia Trin 11 T T0 
14 C.lappacae Rendle Cỏ lá tre 11 T T0 
15 
Chrysopogon aciculatus 
Trin 
Cỏ may 15 T-H T0 
16 
Cymbopogon caesius (Nees) 
Stapf 
Cỏ xả 13 T-H T0 
17 C.coloratus (Nees) Stapf Cỏ xả 13 T-H T0 
18 C.tortilis (Presl) A.cam Cỏ xả 13 T-H T0 
19 Cynodon dactylon (L) Rers Cỏ gà 18 T-H T0 
20 
Cyrtococcum patens (L) 
A.cam 
 13 T T0 
21 Coix lacryma – jobi L. Ý dĩ 13 A TB 
22 C.puellarium Bal Cườm gạo 13 A TB 
23 
Digitaria abludens (Roem 
ex.Sth) 
Cỏ chân nhện 12 T-H T0 
24 A.ascendens Henrs Túc hình 12 T-H T0 
25 
D.ciliaris Blake Túc hình bông 
vàng 
12 H T0 
26 D. decumbens Cỏ pangola 12 T T0 CT 
27 D.ischaemum Schreb Túc hình 12 H-T T0 
28 
D.longiflora (Retz) Pers Túc hình hoa 
dài 
12 T-H T0 
29 D.propinqua Gaudich 12 H-T T0 
30 D.pruriens Buse 12 H-T T0 
31 
D.quinhonensis A.cam Túc hình quy 
nhơn 
12 T-H T0 
32 D.timorensis (Kunth) BAI Túc chinh đạo 12 T-H T0 
33 D.Violascens Link Túc hinh tím 12 H-T T0 
 211
34 Dimeria kurzii Hook Song chi 18 T T0 
35 
D.sinensis Rendle Song chi 
Trung Quốc 
18 T T0 
36 
Echinochloa colona (L) 
Link 
Cỏ lồng vực 12 T T0 
37 Eleusine indica (L) Gaerth Cỏ mần trầu 10 T T0 
38 
Eragrostis amabilis Wight 
ex Am 
 12 T-H T0 
38 E.cilianensis (All) Lindl 12 T-H T0 
39 E.gangetica L. 13 T-H T0 
40 E.geniculata nees Cỏ lông lùn 12 T-H T0 
41 E.japonica (Thunb) Trin Tinh thảo nhật 12 T T0 
42 
E.pillosissima Link Tinh thảo 
nhiều lông 
12 T-H T0 
43 
E.tenella (L.) Roem Tinh thảo 
mảnh 
12 T-H T0 
44 E.unioloides Nees Cỏ bông 13 H T0 
45 
Ezeylanica Nees Tinh thảo tích 
lan 
12 T T0 
46 Ermochloa ciliaris (L) Mer Bần thảo 18 T T0 
47 Eriachne pallescens R.Br Cỏ chỉ 18 T-H T0 
48 E.fulvus Nees 12 H T0 
49 Eulalia fulva Kuntze Cát vi vàng 12 H-T T0 
50 
Eu. Phaeothrix Kuntze Cát vi lông 
vàng 
12 H-T T0 
51 Eu.quadrinervis Kuntze Cát vi bốn gân 12 H-T T0 
52 Eu.Speciosa (Deb) Kuntze Cát vi dẹp 12 H-T T0 
53 
Hemarthria compressa (L.f) 
R.Br 
 14 T-H T0 
54 
Hemigymnia arnottiana 
Nees ex Stapf 
 18 T-H T0 
55 Hyparrhenia bracteata Hạ hùng lá 13 H-T T0 
 212
(Willd) Stapf. hoa 
56 
Imperata cylindrica (L.) 
P.Beau v 
Cỏ tranh 14 T-H T0 
57 
Isachne globosa (Thunb) 
O.Ktze 
Đằng hoa tròn 12 T T0 
58 Ischaemum aristatum L. Mồm rau 12 T T0 
59 I.ciliare Retz Cỏ lông 12 H-T T0 
60 I.indicum (Houtt) Merr Cỏ lông 12 T-H T0 
61 I.rugosum Sal Mồm u 18 T T0 
62 Leersia hexandra Swartz Cỏ môi 15 A TB 
63 
Lophopogon intermedium 
A.cam 
 12 T-H T0 
64 
Microstegium debilis (Bal) 
A.cam 
Vi phương 
yếu 
18 H-T T0 
65 M.sarmentosa Roxb Cỏ rác 18 H-T T0 
66 M.vagans (Stend) A.cam Vi phương lạc 18 T-H T0 
67 
Miscanthus floridulus 
(labill) warb 
Lô sáng 13 H T0 
68 
M.sinensis Warb Lô Trung 
Quốc 
13 H T0 
69 
Narenga fallax (Bal) Bor Mao phương 
lá dài 
12 T T0 
70 
N.porphyrocoma (Hance) 
Bor 
Hồng lô 12 T-H T0 
71 
Neyraudia arundinacea (L) 
Henr 
Sậy khô nhỏ 12 T-H T0 
72 
N.reynaudiana (Kunth) 
Keng ex Hitch 
Sậy khô 12 T-H T0 
73 
Ophiurus exaltatus (L) 
O.Ktze 
Xã vi 12 T-H T0 
74 Orysa sativa L. Lúa 18 A T0 CT 
75 Panicum brevifolium L. Kê lá ngắn 15 T T0 
 213
76 P.miliaceum L. Kê 15 T T0 CT 
77 P.notatum Retz Kê núi 15 T T0 
78 P.repens L. Cỏ ống 15 T T0 
79 P.tripheron Schultes Kê lông 15 T T0 
80 Paspalum conjugatum Berg Cỏ mật 15 T T0 
81 P.longifolium Roxb Cỏ mật lá dài 15 T T0 
82 P.orbiculare Forst Cỏ công viên 15 T T0 
83 P.scrobiculatum L. Cỏ đắng 12 T-H TB 
84 P.urvillei Cỏ mộc châu 13 T T0 CT 
85 Pennisetum maximum Cỏ ghi nê 13 T T0 CT 
86 P.purpureum Schumach Cỏ voi 13 T T0 CT 
87 
Phragmites australis (Cav) 
Trin 
Sậy nam 13 T-H T0 
88 Ph.communis Trin Sậy 13 A TB 
89 Ph.karka (Retz) trin Sậy đồi 13 T T0 
90 
Pogonatherum crinitum 
Kunth 
Thu thảo 18 H-T T0 
91 P.paniceum (lam) Hack 18 H-T T0 
92 
Polytoca digitata (L.f) 
Druce 
Đa chi 12 H-T T0 
93 
Pseudopogonatherum 
confortum A.Cam 
Gia tử thảo 
quăn 
12 T-H T0 
94 
Rottboellia cochinchinensis 
(Lour) W.D 
Lắt léo 12 H-T T0 
95 
Sacchrum arundinaceum 
Retz 
Lách 13 H TB 
96 S.spontaneum L. Bắc nhỏ 18 H TB 
97 
Sacciolepis indica (L.) 
A.Chase 
Tiết phương lá 
ngắn 
18 T T0 
98 
Schizachyrium brevifolium 
Stapf 
 18 T T0 
 214
99 S.sanguineum (Retz) Alst T-H T0 
100 
Setaria barbata (Lamk) 
Kunth 
Đuôi chồn râu 18 T T0 
101 
S.glauca (L.) P>Beauw Đuôi chồn 
vàng 
12 T T0 
102 
Slutescens HuB Cỏ sâu róm 
vàng 
12 T T0 
103 S.sphacelata (Schum.) Stapf 12 T T0 
104 S.viridis (L.) P>Beauv. Cỏ sâu róm 12 T T0 
105 
Sorghum nitidum (Vahl) 
Pers 
Cỏ sét 12 T T0 
106 Sporobolus capillaris Miq Xa tử tóc 12 T-H T0 
107 Sp. elongatus R.Br 15 T-H T0 
108 Sp. Fertilis (Stend) Clayton Xa tử thu 12 H-T T0 
109 Sp. Tremulus (Willd) Kunth Xa tử rung 12 T-H T0 
110 Themeda arguens (L.) Hack Lô nhọn 12 T-H T0 
111 Th.caudata (Nees) A.cam Lô đuôi 12 H-T T0 
112 Th.gigantea (Cav) Hack Lô to 12 H T0 
113 Th.triandra Forssk Lô tam hùng 12 H T0 
114 
Thysanolaena maximae 
(Rpxb) O.Ktze 
Đông trùng hạ 
thảo 
13 H TB 
115 
Vetiveria zizanoides (L) 
Nash 
Hương bài 12 T T0 
116 
Vossia cuspidata (Roxb) 
Griff 
 12 T T0 
117 Zea mays L. Ngô 18 T T0 CT 
(78) Smilacaceae 
1 
Smilax bauhinioides Kunth Kim cang lá 
nhỏ 
11 H H0 
2 S.corbularia Kunth Kim cang 11 T-H H0 
3 S.glabra wall ex Roxb Kim cang 11 K H0 
 215
4 
S.lanceifolia Roxb Kim cang lá 
mác 11 
T-H H0 
5 S.prolifera Roxb.ex Kunth Kim cang lá to 11 T H0 
(79) Xyridaceae 
1 Xyris indica L. Hoàng đầu ẩn 10 A Ke 
2 X.Wallichii Kunth Cỏ đầu ruồi 18 A Ke 
 MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................3 
Chương một: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM................5 
1.1. NHỮNG YẾU TỐ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH ........................................................................5 
1.2. YẾU TỐ KHÍ HẬU.........................................................................................................7 
1.3. ĐẶC ĐIỂM LỚP PHỦ THỰC VẬT.............................................................................10 
1.4. ĐẤT ĐAI.......................................................................................................................11 
Chương hai: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................13 
2.1.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH VỊ ..................................................................13 
2.1.a. Phương pháp nghiên cứu thành phần loài và thành phần dạng sống..........................13 
2.1.b. Nghiên cứu về cấu trúc............................................................................................... 14 
2.1.c. Nghiên cứu năng suất .................................................................................................14 
2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỂU TRA TRÊN DIỆN RỘNG .....................................................15 
Chương ba: PHÂN LOẠI ĐỒNG CỎ VÙNG NÚI BẮC VIỆT NAM ...................................17 
3.1. NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ PHÂN LOẠI CÁC QUẦN XÃ THUỘC 
ĐỒNG CỎ VÙNG NÚI BẮC VIỆT NAM..........................................................................17 
3.1.1. Nguồn gốc ..................................................................................................................17 
3.1.2. Phân loại đồng cỏ .......................................................................................................18 
3.1.2.1. Lóp quần hệ đồng cỏ ...........................................................................................21 
3.1.2.2. Lớp quần hệ (bảng 5, 6).......................................................................................41 
3.1.2.3. Lớp quần hệ cây bụi hạn sinh (được phân chia thành 3 quần hệ): Bảng 5,6.......43 
3.1.2.4. Một số qui luật phân bố của các quần xã cỏ ........................................................45 
3.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THUỘC THÀNH PHẦN HỆ THỰC VẬT CỦA THẢM CỎ 
BẮC VIỆT NAM .................................................................................................................49 
3.2.1. Phân tích thành phần hệ thực vật đồng cỏ á thảo nguyên bắc Việt Na ......................52 
3.2.1.1. Những yếu tố địa lý ............................................................................................52 
3.2.1.2. Yếu tố sinh thái - thực vật quần lạc của hệ thực vật............................................53 
3.2.1.3. Những đặc điểm sinh thái và dạng sống..............................................................54 
3.2.2. Những kiểu dạng sống của thực vật .......................................................................57 
Kết luận ....................................................................................................................................64 
Chương bốn: CẤU TRÚC THẲNG ĐỨNG CỦA CÁC QUẦN XÃ CỎ................................65 
4.1. CẤU TRÚC HÌNH THÁI CỦA QUẦN XÃ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM RIÊNG BIỆT 
CỦA NÓ...............................................................................................................................65 
4.2 PHÂN BỐ THẲNG ĐỨNG CỦA KHỐI LƯỢNG THỰC VẬT (chung và của từng 
nhóm riêng biệt) TRONG QUẦN XÃ .................................................................................89 
4.3. PHÂN BỐ THẲNG ĐỨNG CỦA CƠ QUAN TRÊN MẶT ĐẤT CỦA CÁC LOÀI 
RIÊNG BIỆT ......................................................................................................................107 
4.4. PHÂN BỐ THẲNG ĐỨNG CỦA BỀ MẶT LÁ TRONG CÁC THỰC VẬT QUẦN
............................................................................................................................................113 
4.5. SO SÁNH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC THẲNG ĐỨNG CỦA ĐỒNG CỎ BẮC 
VIỆT NAM VỚI CÁC QUẦN XÃ CỎ VÙNG ÔN ĐỚI (vùng Đông Âu của Liên bang 
Nga) ....................................................................................................................................118 
 Chương năm: CẤU TRÚC THỜI GIAN (BIẾN ĐỘNG MÙA) 
CỦA CÁC QUẦN XÃ CỎ.....................................................................................................123 
5.1. BIẾN ĐỘNG MÙA CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG SỐNG (VÌ KHÍ HẬU, ĐẤT 
ĐAI)....................................................................................................................................123 
5.2. ĐỘNG THÁI MÙA CỦA KHỐI LƯỢNG THỰC VẬT............................................127 
5.3. BIẾN ĐỘNG MÙA CỦA PHẦN CỎ CHẾT (TÍCH LUỸ VÀ PHÂN HUỶ PHẦN 
CHẾT) ................................................................................................................................139 
5.4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM. BIẾN ĐỘNG MÙA CỦA CÁC QUẦN XÃ CỎ BẮC VIỆT 
NAM VÀ SO SÁNH VỚI CÁC QUẦN XÃ KHÁC CỦA THẢO NGUYÊN ÔN ĐỚI...142 
Chương sáu: NĂNG SUẤT CỦA ĐỒNG CỎ VÙNG NÚI...................................................147 
BẮC VIỆT NAM VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NÓ....................................................................147 
(thoái hoá hay phục hồi) .........................................................................................................147 
6.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC QUẦN XÃ THUỘC ĐỒNG CỎ 
VÙNG NÚI BẮC VIỆT NAM...........................................................................................148 
6.2. THOÁI HOÁ DO CHĂN THẢ CỦA CÁC QUẦN XÃ CỎ BẮC VIỆT NAM VÀ 
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ LÊN CÁC CẤU TRÚC VÀ NĂNG SUẤT..............................153 
6.3. BIẾN ĐỘNG NĂM CỦA NĂNG SUẤT TRONG CÁC QUẦN XÃ CỎ..................158 
6.4. NHƯNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NĂNG SUẤT VÀ ĐỘNG THÁI NĂM CỦA CÁC QUẦN 
XÃ CỎ BẮC VIỆT NAM SO SÁNH VỚI THẢO NGUYÊN ÂU CHÂU.......................161 
Chương bảy: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐỒNG CỎ ......................................................165 
VÙNG NÚI BẮC VIỆT NAM...............................................................................................165 
7.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐỒNG CỎ VÙNG NÚI BẮC VIỆT NAM ........................165 
7.2. GIÁ TRỊ CHĂN THẢ CỦA TẬP ĐOÀN CÂY CỎ TRONG ĐỒNG CỎ BẮC VIỆT 
NAM...................................................................................................................................166 
7.3. KHẢ NĂNG CẢI TẠO ĐỒNG CỎ BẮC VIỆT NAM ..............................................170 
7.4. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ SỬ DỤNG ĐỒNG CỎ VÙNG NÚI BẮC VIỆT NAM .........174 
Chương tám: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ 
DỤNG ĐỔNG CỎ BẮC VIỆT NAM....................................................................................177 
8.1. CÁC PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG HIỆN NAY........................................................177 
8.2. SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG ......................................................177 
8.2.1. Đánh giá mức độ đa dạng sinh học của các mô hình ...............................................177 
8.2.2. Về giá trị cải tạo môi trường đất...............................................................................181 
8.2.3. Về giá trị kinh tế của các kiểu mô hình ....................................................................181 
KẾT LUẬN ............................................................................................................................184 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................186 
PHỤ LỤC ...............................................................................................................................190 
DANH LỤC............................................................................................................................193 
THỰC VẬT TRONG ĐỒNG CỎ VÙNG NÚI VIỆT NAM NHỮNG KÝ HIỆU SỬ DỤNG 
KHI THÀNH LẬP DANH LỤC............................................................................................193 
MỤC LỤC ..............................................................................................................................215 
 Chịu trách nhiệm xuất bản: 
NGUYỄN CAO DOANH 
Phụ trách bản thảo: 
LẠI THỊ THANH TRÀ 
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP 
16/167 Phương Mai, Đống Đa - Hà Nội 
ĐT: 8524504 - 8521940 FAX: 04.5760748 
CHI NHÁNH NXB NÔNG NGHIỆP 1 
58 Nguyễn Bình Khiêm - Q. 1 . Thành phố. Hổ Chí Minh 
ĐT: 08.8299521 – 8297157 FAX: 08.9101036 
In 500 cuốn, khổ 17 x 24 cm. Tại Công ty in Thái Nguyên. Giấy chấp hành kế hoạch 
đề tài số 153/1111 do Cục Xuất bản cấp ngày 8/11/2004 . In xong và nộp lưu chiểu 
quý IV/2004. 

File đính kèm:

  • pdfdong_co_vung_nui_phia_bac_viet_nam_phan_2.pdf