Giải ngân vốn đầu tư công chậm là một trong những "điểm tối" trong bức tránh sáng của nền kinh tế năm 2019
Năm 2019 đánh dấu bằng những kết quả toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - Xã hội, với sự chuyển biến thực chất hơn trong việc thực hiện 3 đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng, đặc biệt là sự chuyển biến về tình hình kinh tế - xã hội không chỉ dừng lại ở những con số tăng trưởng liên tục, mà quan trọng hơn là sự phát triển đồng đều, toàn diện của tất cả các ngành, các lĩnh vực trong cả nước. Đạt được những kết quả đó, cử tri và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ. Tuy nhiên, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công lại là một trong những điểm tối trong bức tranh sáng của nền kinh tế
Bạn đang xem tài liệu "Giải ngân vốn đầu tư công chậm là một trong những "điểm tối" trong bức tránh sáng của nền kinh tế năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải ngân vốn đầu tư công chậm là một trong những "điểm tối" trong bức tránh sáng của nền kinh tế năm 2019
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN16 Số 146 - tháng 12/2019 GIAûI NGAâN VOÁN ÑAàu Tö cOâNG cHAäM lAØ MOäT TRONG NHöõNG “ÑIEÅM TOÁI” TRONG böùc TRANH sAùNG cuûA NEàN KINH TEÁ NAÊM 2019 ThS. NGô TRÍ TRUNG* * Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Năm 2019 đánh dấu bằng những kết quả toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, với sự chuyển biến thực chất hơn trong việc thực hiện 3 đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng, đặc biệt là sự chuyển biến về tình hình kinh tế - xã hội không chỉ dừng lại ở những con số tăng trưởng liên tục, mà quan trọng hơn là sự phát triển đồng đều, toàn diện của tất cả các ngành, các lĩnh vực trong cả nước. Đạt được những kết quả đó, cử tri và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ. Tuy nhiên, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công lại là một trong những điểm tối trong bức tranh sáng của nền kinh tế. Từ khóa: Giải ngân vốn đầu tư công. Slow disbursement of public investment is one of the “black dots” in the bright picture of the economy in 2019 The year 2019 is marked by comprehensive results in all socio-economic fields, with more essential changes in the implementation of three strategic breakthroughs, restructuring the economy associated with the growth model, especially the changes in the socio-economic situation do not stop at the continuous growth figures, but more importantly the comprehensive development of all sectors and fields of the country. Achieving those results, voters and people acknowledge and highly appreciate the efforts of the Government. However the slow disbursement of public investment is one of the black dots in the bright picture of the economy. Keywords: Disbursement of public investment. Năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp ước đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu Quốc hội giao, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, năng suất lao động và chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện; kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn. Tốc độ tăng GDP cả năm ước đạt trên 6,8%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực, thế giới. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dưới 3%, thấp hơn mục tiêu đề ra. Thị trường tài chính, tiền tệ và tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt và duy trì ổn định phù hợp; dự trữ ngoại hối đạt khoảng 73 tỷ USD. Thu ngân sách nhà nước vượt dự toán, cân đối ngân sách được bảo đảm, tỷ lệ bội chi và nợ công so với GDP giảm. Cán cân thương mại giữ được nhịp tăng trưởng cao, xuất siêu năm thứ tư liên tiếp... Ngoài ra, sản xuất công nghiệp tăng mạnh. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò động lực tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia cũng phát triển mạnh.Về môi trường kinh doanh, Chính phủ đã tập trung đơn giản hóa, cắt NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 17Số 146 - tháng 12/2019 giảm thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí, hỗ trợ tiếp cận thị trường và các nguồn lực. Chậm giải ngân vốn đầu tư công làm “nóng” nghị trường Quốc hội Năm 2019, mặc dù Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo về giải ngân vốn đầu tư công, nhưng tiến độ thực tế vẫn rất chậm. Ðặc biệt, nhiều bộ, ngành sử dụng số vốn lớn hay các địa phương ở vùng kinh tế trọng điểm lại có tỷ lệ giải ngân thấp. Mặt khác, tỷ lệ tạm ứng lại tương đối cao với số vốn tạm ứng đã đạt gần 130 nghìn tỷ đồng. Vấn đề này một mặt tạo điều kiện cho các nhà thầu triển khai dự án, nhưng ngược lại đã không tạo động lực hay áp lực trong việc triển khai khối lượng thực hiện. Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tại các phiên họp thường kỳ, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo quyết liệt việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân. Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, trong đó, yêu cầu tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là giải ngân số vốn đã được giao kế hoạch. Nhưng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn diễn ra hết sức chậm. Tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định “chưa bao giờ đặc biệt nghiêm trọng như vậy” trong phiên họp do Văn phòng Chính phủ tổ chức cách đây chưa lâu. Ðầu tư công những năm qua đã đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tình trạng giải ngân đầu tư công chậm liên tục tiếp diễn suốt nhiều năm tạo ra ‘nút thắt cổ chai’ cho nền kinh tế. Nhất là năm 2019, tình trạng này đang diễn biến nghiêm trọng hơn. Do vậy, chậm giải ngân vốn đầu tư công làm “nóng” nghị trường, là một trong những vấn đề được đề cập nhiều nhất trên nghị trường Quốc hội trong 2 ngày thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội tại Hội trường kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV. Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm và nêu ý kiến nhất là vấn đề chậm giải ngân vốn đầu tư công. Chưa có kỳ họp nào đại biểu Quốc hội lại quan tâm và nêu nhiều ý kiến đến vấn đề chậm giải ngân vốn đầu tư công đến vậy. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN18 Số 146 - tháng 12/2019 Nguyên nhân và hệ lụy chậm giải ngân vốn đầu tư chậm Mặc dù, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai hàng loạt giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công ngay từ những tháng đầu năm 2019, nhưng đến nay, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này vẫn đạt ở mức thấp. Sắp hết năm 2019, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 11 tháng mới đạt 78,6% kế hoạch năm và tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất trong giai đoạn 2016-2019. Cụ thể, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là: 82% (2016); 80,6% (2017); 78,6% (2018) và 78,5% (11 tháng 2019). Tốc độ tăng của giải ngân vốn đầu tư công: năm 2016 là 15%; năm 2017 là 7,5%; năm 2018 là 12,4%; 11 tháng năm 2019 là 5,5%. Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt 43,7 nghìn tỷ đồng, bằng 72,6% kế hoạch năm và giảm 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Bộ Giao thông Vận tải đạt 12.365 tỷ đồng, bằng 69,9% và giảm 23,5%; Bộ Y tế 3.429 tỷ đồng, bằng 64,8% và tăng 41,8%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2.560 tỷ đồng, bằng 75,3% và giảm 56,4%... Có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cá nhân trong phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công khiến việc giải ngân nguồn vốn nhà nước chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác kế hoạch hóa đầu tư công còn nhiều bất cập cả ở các cơ quan tổng hợp và ở các bộ, ngành, địa phương, lập kế hoạch chưa sát với thực tế, chưa tính toán kỹ khả năng giải ngân, có tâm lý xây dựng nhu cầu vốn cao nhưng phân bổ cho các dự án chưa hợp lý, chưa phù hợp với nguyên tắc, thứ tự ưu tiên, thậm chí còn dự kiến bố trí cho những dự án chưa đủ thủ tục dẫn tới không thể giao được kế hoạch theo quy định pháp luật. Nguyên nhân vướng từ làm hồ sơ thủ tục, phân bổ tới triển khai dự án: Vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ thủ tục chuẩn bị thực hiện dự án, việc này có liên quan đến Luật Đầu tư công, giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư chậm trễ trong quá trình triển khai dự án... Ngoài ra, còn do việc giao vốn cho các dự án thường giao trọn gói, chưa tính toán theo từng giai đoạn để bố trí vốn cho phù hợp. Trong khi các dự án ở giai đoạn làm thủ tục hồ sơ và bồi thường vốn ít và chậm hơn giai đoạn thi công. Nhiều dự án trọng điểm quốc gia nguồn vốn phân bổ lớn nhưng lại không giải ngân được. Đơn cử như đường cao tốc Bắc - Nam, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Dự án Tuyến đường sắt Metro... Nhiều Bộ, ngành ôm đồm quá nhiều dự án, đầu tư trải dài qua nhiều tỉnh, thành nên công tác giải phóng mặt bằng rất khó khăn, khi triển khai rất chậm, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương. Trong Luật Đầu tư công không đề cập đến việc tách riêng các phần và lập hồ sơ để giải phóng mặt bằng, xây lắp nên rất khó cho các bộ ngành, địa phương trong việc thực hiện các dự án lớn. Thời gian qua, mới chỉ có riêng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đề xuất cơ chế riêng là cho tách phần giải phóng mặt bằng thành dự án riêng để đẩy nhanh tiến độ, còn các dự án khác vẫn gộp chung nên thời gian thực hiện rất dài. Luật Đầu tư công có cho phép thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công được kéo dài sang năm sau. Điều này dẫn tới tâm lý không tích cực, tập trung trong việc giải ngân, vì cho rằng thời hạn còn dài. Việc giải ngân thường dồn vào thời gian gần cuối năm, cuối thời hạn cho phép. Các dự án do các bộ, ngành, địa phương đề xuất giao kế hoạch số vốn trên chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định, công tác đôn đốc chưa kịp thời, quyết liệt, dẫn tới tình trạng chờ đợi lẫn nhau, đơn vị xong trước chờ đơn vị xong thủ tục sau, nên mất khá nhiều thời gian... Việc chờ đợi để tổng hợp một lần cũng một phần do tâm lý ngại tổng hợp giao kế hoạch nhiều lần, như đã từng diễn ra trong một số năm trước đây. Việc giao kế hoạch vốn đòi NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 19Số 146 - tháng 12/2019 hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ hai chiều giữa cơ quan tổng hợp và các bộ, ngành, địa phương. Quan trọng nhất là phương án đề xuất của các bộ, ngành, địa phương cần phải đảm bảo đúng nguyên tắc, tiêu chí, quy định pháp luật, thì khâu tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền giao kế hoạch mới nhanh, chính xác, đúng pháp luật được. Nếu có bất kỳ trường hợp nào chưa đúng quy định về nguyên tắc, tiêu chí, chưa đúng quy định pháp luật, thì bản thân cơ quan tổng hợp cũng không thể đơn phương tự triển khai, dẫn tới tình trạng giao kế hoạch chậm, giao nhiều lần... Bên cạnh đó, chậm giải ngân còn do giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, do tình trạng thiếu minh bạch và công bằng trong lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, gây tâm lý không tin tưởng trong dân, dẫn tới người dân cố tình không di dời hoặc khiếu kiện vượt cấp. Năng lực nhà thầu hạn chế, thủ tục điều chỉnh, gia hạn hiệp định vốn nước ngoài chậm; do những khó khăn trong công tác chuẩn bị thủ tục đầu tư các dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương; do mức áp dụng chỉ định thầu xây lắp và tư vấn hiện nay quá thấp, chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại một số địa phương... Một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự chủ động, quyết liệt trong việc chỉ đạo chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, chưa tích cực trong việc hoàn chỉnh các thủ tục đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện hồ sơ tạm ứng thanh toán đối với các dự án theo quy định... Một số chủ đầu tư chưa tích cực phối hợp với Kho bạc Nhà nước thực hiện thủ tục hạch toán thu hồi vốn ứng trước vào số giải ngân kế hoạch vốn năm. Đến thời điểm kiểm tra vẫn còn hiện tượng một số địa phương chưa thực hiện thu hồi vốn theo kế hoạch năm đã được cấp thẩm quyền giao. Các chủ đầu tư còn chậm quyết toán dự án hoàn thành, quyết toán hợp đồng nên không giải ngân được kế hoạch vốn được giao. Có chủ đầu tư cũng chưa quyết liệt thực hiện theo kế hoạch, tiến độ giao. Riêng về khâu kỹ thuật, công tác thiết kế - dự toán công trình, đấu thầu lựa chọn nhà thầu diễn ra chậm do chủ đầu tư và tư vấn trong một số trường hợp có chuyên môn chưa sâu, chất lượng hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, phải chỉnh sửa nhiều lần hoặc thời gian NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN20 Số 146 - tháng 12/2019 nộp lại hồ sơ chỉnh sửa kéo dài, phải điều chỉnh liên tục. Những vướng mắc trong quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai cũng làm ảnh hưởng đến triển khai các dự án đầu tư công và thực hiện giải ngân của Kho bạc Nhà nước. Luật Đầu tư công hiện hành có quá nhiều trình tự thủ tục, cũng như rất nhiều loại giấy phép để có thể xây dựng một công trình. Nhiều ngành, địa phương đang “vin” vào mặt bằng, năng lực thi công của nhà thầu, vào thể chế. Nhưng trong cùng một môi trường, sao có nhiều ngành, địa phương giải ngân tốt (70 đến 80%) trong khi nhiều nơi khác rất kém. Vì thế, không thể chỉ đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan mà phải thấy rõ cả các trách nhiệm chủ quan. Phải làm rõ việc chậm do vốn, thủ tục phức tạp hay bởi tinh thần làm việc chưa tích cực. Đầu tư công là một trong những nguồn lực rất lớn, quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là phát triển hạ tầng của tất cả các vùng miền. Đầu tư công góp khoảng 10,7% giá trị GDP, 32% mức đầu tư toàn xã hội năm 2019. Tuy nhiên, tình trạng chậm giải ngân gần chục năm qua tạo ra “nút thắt cổ chai” với nền kinh tế, không phải chỉ xảy ra năm nay mà nhiều năm qua. Chậm giải ngân vốn đầu tư công gây ra nhiều hệ lụy như: Thứ nhất, đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội, nhất là đóng góp của đầu tư công trong giá trị của GDP, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vì vốn là một trong những yếu tố quan trọng của phát triển. Chúng ta còn số lượng lớn vốn đang “đọng” tại một số ngành, địa phương trong khi nhiều nơi khác cần mà không có. Thứ hai, giải ngân vốn đầu tư công chậm chính là lãng phí lớn nguồn lực của Nhà nước, nhiều công trình hạ tầng chậm tiến độ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn khiến dự án đội vốn, nên khi giải ngân chậm cũng kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác của tư nhân, nước ngoài, ảnh hưởng đến huy động vốn trong xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín quốc gia và giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Thứ ba, gây lãng phí lớn khi tiền “nằm chết” nhưng Chính phủ vẫn phải trả thêm chi phí vốn. Thứ tư, doanh nghiệp, chủ đầu tư phải gánh chịu thêm chi phí, lợi nhuận ít đi, nợ nần tăng và uy tín giảm sút. Ở góc độ điều hành chính sách, việc giải ngân vốn đầu tư công thấp đầu năm, cao cuối năm sẽ ảnh hưởng đến điều hành chính sách tài chính, tiền tệ của những tháng cuối năm, nhất là dịp gần Tết Nguyên đán, tác động đến chỉ số lạm phát chung của nền kinh tế, cân đối thu - chi tài chính. Ở khía cạnh hiệu quả sử dụng vốn, giải ngân chậm có thể làm giảm ý nghĩa tác động của vốn đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế hằng quý, ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án đầu tư công... Những giải pháp khắc phục và bài học cho những năm sau về đầu tư công Để giải quyết vấn đề, cần phải xây dựng giải pháp tổng thể, đồng bộ từ thể chế, pháp luật đến công tác chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, thực hiện, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và phải có chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật, sách nhiễu, tiêu cực, lợi ích nhóm, cố tình làm chậm tiến độ phân bổ và giải ngân. Cần tập trung vào các nhóm giải pháp chính. Một là, Tiếp tục rà soát các quy định còn vướng mắc để kịp thời điều chỉnh. Cần tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, góp phần đẩy mạnh công tác phân bổ, giao kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, trình Chính phủ xem xét, cho phép không áp dụng quy định dự án phải có quyết định đầu tư trước ngày 31-10 năm trước, bao gồm cả nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư; không áp dụng quy định tiết kiệm 10% trên tổng mức đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ; nghiên cứu để trình cấp có thẩm quyền cho phép giao kế hoạch năm 2020 theo hướng đổi mới, phù NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 21Số 146 - tháng 12/2019 hợp Luật Ðầu tư công năm 2019, rút kinh nghiệm triệt để tình trạng giao chậm, giao nhiều lần như trước đây. Đẩy mạnh phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền và xác lập trách nhiệm của người đứng đầu rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, cần phân công cho từng lãnh đạo chịu trách nhiệm từng dự án cụ thể, gắn trách nhiệm cá nhân với hiệu quả thực hiện dự án. Riêng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải sớm hoàn thành sáu nghị định hướng dẫn để đồng bộ với Luật Đầu tư công năm 2019 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Hai là, Khẩn trương giao chi tiết và điều chỉnh các kế hoạch vốn, trong đó kiên quyết điều chỉnh vốn từ các dự án dàn trải, giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân cao hơn. Rà soát đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cắt giảm vốn ở những nơi không có điều kiện hoặc không thể giải ngân, điều chuyển cho các dự án hoặc đơn vị khác; hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án kế hoạch trung hạn vốn đầu tư công sau năm 2020. Ba là, Tập trung chỉ đạo triển khai công tác giải ngân ở các cấp các ngành. Ðồng thời, triển khai ngay phương án phân bổ vốn của năm 2020 để trình Quốc hội khi có Nghị quyết của Quốc hội là cơ bản giao được. Ðặc biệt, các địa phương nên thành lập các tổ công tác để thường xuyên giao ban, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc hiện hữu. Để giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước đúng theo kế hoạch thì các bộ, ngành, địa phương phải đưa ra những giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án phù hợp với quá trình giải ngân. Nhắc nhở các chủ đầu tư thực hiện tiến độ công trình đến đâu giải ngân đến đó, tránh để dồn đến cuối năm mới làm thủ tục giải ngân. Thứ tư, là đổi mới công tác theo dõi đánh giá kế hoạch đầu tư công. Chính phủ sẽ xây dựng một nghị quyết về các giải pháp đẩy nhanh vốn đầu tư công năm 2019, đồng thời gắn thêm các nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2020 cũng như giai đoạn tiếp theo. Cần tăng cường trách nhiệm trong công tác phối hợp giữa các cơ quan tổng hợp, cơ quan chuyên môn để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian góp ý kiến, giải quyết các thủ tục liên quan đến phân bổ, giao kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch, đăng ký thanh toán, xét duyệt hồ sơ thanh toán vốn tại kho bạc. Năm là, là tăng cường kỷ luật kỷ cương nhất là vai trò của người đứng đầu. Ðặc biệt, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả giải ngân và có trách nhiệm đối với dự kiến kế hoạch năm 2020 của đơn vị mình, trong đó kiến nghị kiên quyết không bố trí vốn kế hoạch năm 2020 đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước đến ngày 30-11-2019 mà tỷ lệ giải ngân đạt dưới 50% kế hoạch vốn năm 2019 được giao, trừ những dự án mua sắm trang thiết bị. Bài học rút ra là các cấp, các ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, phải có trách nhiệm trong việc phân bổ, giao kế hoạch, giải ngân vốn, quản lý, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công. Hơn nữa, từ ngày 1/1/2020, Luật Đầu tư công sửa đổi có hiệu lực, nên việc giải ngân vốn đầu tư công sẽ được cải thiện hơn nữa. Chúng ta phải thống nhất cao quan điểm chỉ đạo tập trung thực hiện đồng bộ giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách của các cấp, các ngành, của từng cơ quan đơn vị trong năm 2020. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 (Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV; 2. Nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội; 3. Luật Đầu tư công 2015 và Luật Đầu tư công (sửa đổi) 2019; 4. Báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2019.
File đính kèm:
- giai_ngan_von_dau_tu_cong_cham_la_mot_trong_nhung_diem_toi_t.pdf