Giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Tóm tắt

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, lợi ích từ đó mang lại đã phát

triển và làm thay đổi toàn bộ bộ mặt xã hội của thế giới. Văn hóa Khmer Nam Bộ, trong đó có Phật giáo

Nam tông cũng đã chịu những ảnh hưởng không nhỏ từ quá trình hội nhập này. Qua bài viết này, chúng

tôi nêu lên những quan điểm và đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của

người Khmer Nam Bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

pdf 7 trang yennguyen 9880
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Dieãn ñaøn trao ñoåi 63
Số 14, tháng 6/2014 63
GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA
 CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
Solutions to the preservation and promotion of Southern Khmer cultural identity
 in the globalization context
Tóm tắt
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, lợi ích từ đó mang lại đã phát 
triển và làm thay đổi toàn bộ bộ mặt xã hội của thế giới. Văn hóa Khmer Nam Bộ, trong đó có Phật giáo 
Nam tông cũng đã chịu những ảnh hưởng không nhỏ từ quá trình hội nhập này. Qua bài viết này, chúng 
tôi nêu lên những quan điểm và đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của 
người Khmer Nam Bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Từ khóa: toàn cầu hóa, Phật giáo Nam tông, Khmer Nam Bộ, bản sắc văn hóa.
Abstract
Benefits which are brought about from the trend of globalization and integration have changed the 
world in many aspects of society. In the integration process, Theravada Buddhism, one of the typical 
characteristics of Khmer people feature, is more or less affected by this trend. Thus, this paper aims at 
identifying points of view and proposing solutions in order to preserve and promote Southern Khmer 
cultural characters in the context of globalization.
Key words: globalization, Theravada Buddhism, Southern Khmer, cultural character.
1. Những vấn đề đặt ra trong việc giữ gìn và 
phát huy bản sắc văn hóa của người Khmer 
Nam Bộ hiện nay1
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, mỗi bước phát 
triển của nền kinh tế, của đời sống xã hội đều kéo 
theo nhiều sự thay đổi trên bề mặt lẫn căn gốc văn 
hóa. Đồng bào Khmer Nam Bộ có nền văn hóa 
truyền thống mang màu sắc bản địa và tôn giáo. 
Trong suốt quá trình phát triển, nền văn hóa Khmer 
đã giao hòa, gắn kết với các nền văn hóa khác, góp 
phần hình thành nền văn hóa Việt Nam phong phú, 
đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Những giá trị 
văn hóa của người Khmer ở Nam Bộ được thể hiện 
trên nhiều phương diện, cả vật chất lẫn tinh thần. 
Và trong bối cảnh toàn cầu hóa, văn hóa Khmer đã 
có những thay đổi nhất định bởi những mối liên 
kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, 
các tổ chức hay các cá nhân ở nhiều góc độ. Chính 
quá trình toàn cầu hoá giúp người Khmer hiểu hơn 
và tiếp cận dễ dàng hơn với các nền văn hoá, văn 
minh khác nhau nhưng đồng thời cũng đối mặt với 
những thách thức không nhỏ từ việc giữ gìn và 
phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
1 Thạc sĩ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Trà Vinh
Đồng bào Khmer với một cơ cấu kinh tế nặng 
về sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 
vừa có tính bảo thủ trì trệ đang đòi hỏi phải thay 
đổi vươn lên sản xuất hiện đại. Nhìn chung, đời 
sống của số đông đồng bào Khmer vẫn còn nhiều 
khó khăn; hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở, về đất 
sản xuất, về việc làm ổn định còn chiếm tỷ lệ cao; 
chỉ số phát triển giáo dục và phát triển kinh tế các 
tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống thấp hơn 
so với chỉ số trung bình của toàn vùng Tây Nam 
Bộ2. Hệ thống chính trị trong vùng đồng bào dân 
tộc còn nhiều vấn đề bất cập; công tác quy hoạch 
đào tạo cán bộ chưa được quan tâm đúng mức, đội 
ngũ cán bộ người dân tộc Khmer còn hạn chế về số 
lượng và chất lượng. Cán bộ khoa học, cán bộ làm 
công tác văn hoá, văn nghệ sĩ, phóng viên, vẫn 
còn thiếu. Công tác tuyên truyền vận động quần 
chúng đạt hiệu quả chưa cao. Nội dung, hình thức, 
phương pháp tuyên truyền, phản tuyên truyền còn 
lúng túng, thụ động đặc biệt là trong những vấn đề 
nhạy cảm,
2 Đinh, Lê Thư (cb). 2005. Vấn đề giáo dục vùng đồng bào Khmer 
ĐBSCL. NXB Đại học Quốc gia, tr.39 
Nguyễn Tiến Dũng1
Dieãn ñaøn trao ñoåi64
Số 14, tháng 6/2014 64
Những bất cập trên trong điều kiện toàn cầu 
hóa lại trở nên khó khăn hơn đối với cộng đồng 
người dân Khmer Nam Bộ. Điều này được thể hiện 
qua các phương diện văn hóa tiêu biểu như:
Trên phương diện tôn giáo (Phật giáo Nam 
tông), sự giảm thiểu về số lượng sư sãi đã ảnh 
hưởng đến việc thực hành tôn giáo (năm 1970 toàn 
Nam Bộ 402 ngôi chùa với 11.979 tu sĩ; năm 1999-
2000 có 447 ngôi chùa và khoảng 100.000 tu sĩ)3; 
sự trùng tu, tôn tạo chùa chiền trong thời gian qua 
không theo quy hoạch đã ảnh hưởng nghiêm trọng 
đến lối kiến trúc truyền thống đặc thù của nông 
thôn vùng đồng bào Khmer sinh sống4; đó là sự lợi 
dụng tôn giáo của các thế lực thù địch để chống 
phá cách mạng, những luận điệu xuyên tạc về lịch 
sử vùng đất Nam Bộ trong thời gian qua đã diễn 
ra hết sức phức tạp đã tác động không nhỏ đến 
khối đại đoàn kết dân tộc Kinh – Hoa – Khmer trên 
vùng đất này. 
Ngoài ra, trong một chừng mực nào đó, quá 
trình toàn cầu hóa sẽ làm suy giảm tính bảo lưu các 
giá trị truyền thống. Vì thế, một số phương diện về 
phong tục, tập quán, lễ hội của người Khmer cũng 
đang có nhiều biến đổi, những yếu tố đặc thù dần 
dà bị mai một. Đây là một trong những xu hướng 
diễn ra ngày một phổ biến, có tác động tiêu cực 
đến sự đa dạng và đặc thù của bản sắc văn hóa của 
người Khmer Nam Bộ.
2. Một số quan điểm giữ gìn và phát huy bản 
sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ 
Trên cơ sở thực tế khách quan, qua quá trình 
nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một vài quan điểm 
về gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của người 
Khmer Nam Bộ như sau:
Thứ nhất, trước bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế 
thông tin và ít nhiều không đồng thuận với lối sống 
văn hóa như hiện nay, cần sớm xây dựng bộ khung 
chung về bản sắc văn hóa của người Khmer để làm 
cơ sở cho các Chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn 
đề dân tộc nhằm phổ biến những kiến thức cơ bản về 
văn hóa để dân tộc Khmer hiểu, biết và định hướng 
3 Phạm, Thị Phương Hạnh (cb). 2012. Văn hóa Khmer Nam Bộ nét 
đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, tr. 94
4 Phạm, Thị Phương Hạnh (cb). 2012. Sđd, tr.99
cho sự phát triển văn hóa cho chính dân tộc mình.
Thứ hai, giữ gìn bản sắc gắn liền với hội nhập 
và phát triển. Những bản sắc văn hóa truyền thống 
của người Khmer nếu không thể phát huy thì đưa 
vào danh sách bảo tồn. Đồng thời, chúng ta có 
thể tiếp nhận cách làm “xây dựng làng văn hóa 
điển hình, truyền thống của các dân tộc như ở Hàn 
Quốc hoặc ở quốc gia Campuchia kề cận. 
Vào ngày 23 tháng 11 năm 2013, ngôi chùa 
Khmer tại làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc thiểu 
số Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội đã 
được khánh thành. Đây là một tín hiệu đáng mừng 
cho bà con Khmer nói chung, Khmer Nam Bộ nói 
riêng vì đã có một biểu tượng văn hóa của họ trong 
khu đất “Thánh” mà khoảng thời gian tồn tại sẽ 
không bao giờ ngắn ngủi. Song đó vẫn là chưa đủ, 
để bảo tồn nền văn hóa các dân tộc Việt Nam nhất 
thiết phải xây dựng làng văn hóa tiêu biểu. Văn 
hóa chỉ có thể sống, tồn tại và biểu hiện bền vững 
trong môi trường thuộc về chính nó. Làng văn 
hóa Khmer phải được sự tài trợ từ Chính sách của 
Đảng, Nhà nước. Bước đầu mọi thứ phải đảm bảo 
sao cho người dân sống trong làng văn hóa có được 
cuộc sống ấm no trên hai phương diện vật chất và 
tinh thần. Khi được đáp ứng được những nhu cầu 
cơ bản, nhân dân mới yên tâm sống, làm việc, cống 
hiến để đạt được những mục tiêu đề ra. Sau khi 
đảm bảo các điều kiện cơ bản, ổn định cuộc sống, 
hướng dẫn đồng bào sản xuất, kinh doanh và làm 
du lịch nhằm mang lại ngoại tệ, Nhà nước sẽ rút 
dần kinh phí tài trợ, tiến hành giao khoán kinh phí 
để làng văn hóa tự túc hoạt động, xây dựng và phát 
triển kinh tế.
Thứ ba, kết hợp nhân tố kinh tế trong văn hóa, 
văn hóa trong kinh tế, an ninh quốc phòng, thực 
hiện chính sách văn hóa và chính sách dân tộc có 
hiệu quả. Trên cơ sở đó, Nhà nước cần xây dựng 
một chính sách văn hóa đặc thù cho cộng đồng 
Khmer Nam Bộ để duy trì những yếu tố then chốt 
trong việc xây dựng và thiết kế mô hình bảo tồn 
và phát huy các giá trị văn hóa của người Khmer 
Nam Bộ; gắn bảo tồn với nghiên cứu khai thác; 
tiếp nhận những quan niệm tiên tiến, những cách 
làm sáng tạo, phù hợp.
Dieãn ñaøn trao ñoåi 65
Số 14, tháng 6/2014 65
Vùng Tây Nam Bộ là một vùng có ý nghĩa 
chiến lược về nhiều mặt. Do vậy, đảm bảo an 
ninh vùng Tây Nam Bộ phải đảm bảo tính toàn 
diện trong chiến lược an ninh quốc gia. Hết sức 
coi trọng công tác nắm tình hình, tìm hiểu tâm tư 
nguyện vọng của đồng bào và sư sãi. Chủ động 
phát hiện, ngăn chặn từ sớm những âm mưu, thủ 
đoạn hoạt động của các thế lực thù địch và các tổ 
chức phản động “Khmer Campuchia Krôm”. Bên 
cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ với Campuchia đấu 
tranh ngăn chặn, không để các tổ chức phản động 
đứng chân trên đất Campuchia hoạt động chống 
phá Việt Nam.
3. Đề xuất giải pháp giữ gìn và phát huy bản 
sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ hiện nay
3.1. Nhóm giải pháp về chính sách kinh tế
Đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăm lo đời sống 
vật chất, văn hoá tinh thần cho bà con dân tộc 
Khmer phải gắn chặt với mục tiêu ổn định chính 
trị. Xác định phát triển kinh tế - xã hội ổn định và 
nâng cao đời sống của đồng bào là trọng tâm, đồng 
thời phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục 
chính trị tư tưởng, tạo sự thống nhất cao trong nhận 
thức và hành động, dám đấu tranh bảo vệ cái đúng, 
phê phán những tư tưởng, hành động trái với quan 
điểm của Đảng, đủ sức gạt bỏ những luận điệu 
tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch. 
Cần thay đổi tư duy làm kinh tế của người 
Khmer theo hướng hội nhập bằng các buổi tuyên 
truyền với nội dung xoay quanh về cách làm giàu, 
phương pháp làm kinh tế hiệu quả. Đối tượng để 
thực hiện việc quán triệt trước tiên là trông cậy vào 
giới chức sắc tôn giáo (Sư sãi), Acha và lớp trí thức 
người Khmer. Bởi họ là những người có sức ảnh 
hưởng to lớn đối với người Khmer. Đồng thời đây 
cũng là nét văn hóa đặc thù ở người Khmer cần 
được nhân rộng. Vai trò của Phật giáo được biểu 
hiện thông qua uy tín và sự ảnh hưởng của sư sãi 
trở thành một lực lượng cầu nối giữa Chính quyền 
và đồng bào Khmer. 
Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương 
trình, mục tiêu, phát triển kinh tế, xã hội nhất là 
chương trình 135, 134, 167 ở vùng đồng bào dân 
tộc, nhằm nâng cao đời sống, làm giảm tỷ lệ hộ 
nghèo trong đồng bào Khmer, từng bước thu hẹp 
khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo giữa đồng 
bào Khmer với đồng bào các dân tộc anh em trong 
cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ, 
đẩy mạnh công nghiệp hóa nền nông nghiệp vùng 
đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ nhằm cơ cấu lại 
nền kinh tế; xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu 
quả, chất lượng làm mồi nhử trực quan cho đồng 
bào học hỏi và thực hành. Thành lập các trung tâm 
nghiên cứu về đất, giống cây trồng ở vùng đồng 
bào Khmer Nam Bộ để quá trình sản xuất đạt hiệu 
quả, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn vùng 
đồng bào Khmer.
Đào tạo nguồn nhân lực làm kinh tế là người 
Khmer, thu hút đầu tư vào vùng đồng bào Khmer 
để tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho đồng bào, đồng 
thời hạn chế việc di cư tìm việc làm ở các thành 
phố lớn.
Tuyên truyền sâu rộng về ảnh hưởng của sự gia 
tăng dân số không có kế hoạch, tăng cường công 
tác kế hoạch hóa gia đình nhằm ổn định dân số, 
giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho người Khmer, làm 
nền tảng để xây dựng dân số khỏe, nguồn lao động 
chất lượng tạo nội lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
Việc phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội trong 
cộng đồng dân tộc Khmer không thể không quan 
tâm đến vai trò của ngôi chùa, của sư sãi trong 
đời sống cư dân Khmer Nam Bộ. Đồng thời, tăng 
cường khai thác giá trị du lịch của lễ hội, như lễ 
hội đua ghe ngo để nâng cao thu nhập. Tái đầu tư 
cho du lịch lễ hội bằng nguồn thu từ chính các hoạt 
động này. 
3.2. Nhóm giải pháp về chính sách tôn giáo, 
tín ngưỡng
Nhận thức được vai trò của các giá trị văn hóa 
mà ngày nay, người Khmer Nam Bộ đã bước vào 
tiến trình củng cố, phục dựng lại các dữ kiện văn 
hóa ở cả hai phương diện vật thể và phi vật thể. 
Hàng loạt các hoạt động đã và đang được thực 
hiện như: trùng tu lại chùa chiền, xây dựng các 
bảo tàng, tái hiện lại sân khấu nghệ thuật Dù Kê, 
Rô băm và các loại hình nghệ thuật dân gian,... 
Dieãn ñaøn trao ñoåi66
Số 14, tháng 6/2014 66
Các động thái tích cực này đã cho thấy sự hồi sinh 
mạnh mẽ của một nền văn hóa có vai trò đặc biệt 
trong khu vực Nam Bộ. 
Trong thời gian tới, cần phổ biến rộng rãi chính 
sách tôn giáo đến đồng bào Khmer để họ nhận 
thức đúng vai trò, vị thế, thứ bậc hành chính trong 
tổ chức hội của Phật giáo Nam tông đặt dưới sự 
hướng dẫn, điều hành chung, trực tiếp từ Giáo hội 
Phật giáo Việt Nam. Sự thống nhất Phật giáo trong 
cả nước đã khởi động vào năm 1981 đến nay, do 
đó cần tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc hoạt động 
để có sự nhất quán, đồng điệu. Tuy có những khác 
biệt về hình thức tu tập, hành đạo nhưng trên hết, 
tất cả cùng hướng niềm tin về Đức Phật. Ở phương 
diện này, Phật giáo Nam tông trong tinh thần giáo 
lý chung, tinh thần quốc gia dân tộc cần có sự nhất 
quán chung. 
Khai thác giá trị văn hóa của chùa Khmer Nam 
Bộ để giữ gìn, phát huy vai trò Phật giáo Nam tông 
trong cộng đồng Khmer Nam Bộ có ý nghĩa đối 
với văn hóa và sự phát triển của đồng bào Khmer. 
Đây là hoạt động nền tảng trong giai đoạn xây 
dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà 
bản sắc dân tộc như hiện nay. Chính vì ý nghĩa 
biểu tượng của ngôi chùa, sự gắn kết của người 
Khmer với Phật giáo mà việc gìn giữ và phát huy 
vai trò của ngôi chùa đối với đời sống văn hóa của 
người Khmer là cấp thiết. 
Để phát huy, khai thác giá trị này, cần đặc biệt 
chú ý ba nội dung căn bản:
Một là, phát huy vai trò dạy chữ và tăng cường 
dạy nghề của nhà chùa:
Ở tất cả các ngôi chùa Khmer đều có các phòng 
học dành cho chư tăng và con em Phật tử. Nơi đây, 
tăng sinh và học viên Phật tử được học chữ Khmer, 
triết lý Phật giáo, đạo làm người... Đặc biệt, ở một 
số ngôi chùa, các vị sư còn thành lập các cơ sở dạy 
nghề như cơ sở dạy điêu khắc gỗ ở chùa Kompong 
Chrey (chùa Hang) ở Châu Thành, Trà Vinh, chùa 
Serey Kondal ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng... Đây là 
môi trường giáo dục, dạy nghề truyền thống của 
đồng bào Khmer.
Hai là, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã 
hội qua thiết chế nhà chùa:
Triết lý Phật giáo đã thấm nhuần vào trong nếp 
nghĩ, quan niệm sống của họ. Vì thế họ xây chùa 
và thường xuyên tu bổ để nó trở thành trung tâm 
sinh hoạt chính. Người có tầm ảnh hưởng lớn nhất 
nơi đây là vị Trụ trì và Ban Trị sự chùa. Họ tôn 
sùng các vị sư như là hiện thân của Đức Phật. Vào 
những dịp lễ hội, đồng bào dân tộc Khmer tụ họp 
ở những ngôi chùa để nghe các vị sư tụng Kinh, 
thuyết pháp. Đây cũng là những dịp để họ nhận sự 
giáo hóa của các vị sư về cách sống, cách đối nhân 
xử thế, cách sản xuất, lao động... và hòa giải những 
mâu thuẫn trong cộng đồng.
Ba là, coi nhà chùa là kênh bảo tồn văn hóa 
Khmer và tăng cường đoàn kết dân tộc, hướng tới 
cuộc sống tốt đời, đẹp đạo:
Phật giáo Khmer được biểu tượng bằng ngôi 
chùa, đây là nơi bảo tồn các di sản văn hóa vật thể 
của đồng bào dân tộc Khmer, những ghi chép chắc 
lọc những tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, phong 
tục tập quán,... của tổ tiên, là “từ đường” của người 
Khmer, nơi cất giữ hài cốt người thân của họ ở 
hiện tại và của chính bản thân họ trong tương lai. 
Gìn giữ và phát huy các quan niệm trong triết 
lý Phật giáo về lẽ công bằng, tự do, từ bi bác ái, 
nhân sinh quan và thế giới quan sẽ giúp các thế hệ 
người Khmer hướng đến chân - thiện - mỹ trong 
suy nghĩ và hành động. Và các giai đoạn lịch sử 
của tộc người Khmer đã thể hiện điều đó bằng tinh 
thần yêu nước, tinh thần bất khuất, lối sống từ bi, 
bác ái,... Chính vì giá trị đặc biệt của Phật giáo đối 
với người Khmer Nam Bộ mà công tác bảo tồn và 
phát huy các giá trị của Phật giáo phải được quán 
triệt tuyệt đối.
Hỗ trợ đầu tư, xã hội hóa việc xây dựng các cơ 
sở thờ tự ở vùng đồng bào Khmer để đáp ứng nhu 
cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào. Những năm 
gần đây hoạt động trùng tu, xây dựng chùa chiền 
của đồng bào diễn ra trên bình diện rộng và trải 
đều trên tất cả các địa phương. Đây là tín hiệu tích 
cực nhưng cần được sự quan tâm sâu sắc hơn nữa 
để định hướng cho việc trùng tu, tôn tạo này đúng 
với ý nghĩa trọn vẹn mà cộng đồng hướng đến. 
Dieãn ñaøn trao ñoåi 67
Số 14, tháng 6/2014 67
Đảng, Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng các trung 
tâm học tập và nghiên cứu Phật học để sư sãi có điều 
kiện nâng cao trình độ học thuật, trình độ Phật học. 
Đặc biệt là cần có một quỹ kinh phí riêng cho hoạt 
động đào tạo nguồn nhân lực sư sãi. Đây là điều 
kiện cơ bản để sư sãi yên tâm học tập, nghiên cứu.
Bên cạnh các chức năng tôn giáo, sinh hoạt 
văn hóa vùng đồng bào, chùa của người Khmer 
Nam Bộ còn là nơi an nghỉ của tổ tiên, ông bà, cha 
mẹ của người Khmer. Do đó cần đầu tư xây dựng 
các tháp cốt và lò hỏa thiêu đảm bảo mỹ quan của 
khuôn viên ngôi chùa, vừa hợp vệ sinh môi trường 
và góp phần xây dựng diện mạo cảnh quan đặc thù 
của chùa Khmer Nam Bộ.
3.3. Nhóm giải pháp giáo dục
Đây là nhóm giải pháp phát huy vai trò chủ đạo, 
tích cực của nhà chùa trong truyền thống giáo dục 
vùng đồng bào Khmer Nam Bộ. Đảng, Nhà nước, 
Chính quyền địa phương có đồng bào Khmer sinh 
sống cần tăng cường hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở 
vật chất phục vụ cho mục tiêu giáo dục đạt hiệu 
quả. Tổ chức soạn thảo, ấn hành sách giáo khoa, 
giáo trình, tài liệu phù hợp với kế hoạch phát triển 
chung của hệ thống giáo dục quốc dân áp dụng vào 
chương trình giảng dạy tại các chùa.
Tăng cường phát huy vai trò trung tâm phổ biến 
những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng 
và Nhà nước của nhà chùa trong công cuộc khai 
mở dân trí và kiến thiết Phum Sróc trong mối liên 
hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương.
Đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer 
vừa có chuyên môn vừa có phẩm chất chính trị tốt 
đẹp. Ngoài ra, việc đào tạo nguồn nhân lực cần 
phải bám sát điều kiện thực tế, trình độ dân trí, nhu 
cầu lao động của thị trường để nâng cao hiệu quả 
của công tác giải quyết việc làm cho đồng bào dân 
tộc Khmer. 
Chương trình giáo dục song ngữ ở bậc tiểu học, 
trường dân tộc nội trú vùng đông đồng bào Khmer 
sinh sống là một trong những Chính sách ưu đãi 
trực tiếp mà nền giáo dục nước ta dành cho người 
dân tộc thiểu số. 
Nâng cấp các trường đào tạo cán bộ, con em 
dân tộc Khmer. Đào tạo ngôn ngữ, văn hóa, văn 
học, phong tục tập quán để con em dân tộc Khmer 
có ý thức tự giác, trân trọng và giữ gìn cũng như 
phát huy văn hóa của dân tộc mình. 
Hiện có các đơn vị tham gia đào tạo về văn hóa 
Khmer và có sự tham dự của cộng đồng Khmer 
nghiên cứu học tập, đáng chú ý là:
Trường Bổ túc Văn hóa - Trung cấp Pali Nam 
Bộ thành lập từ năm 1994, trong đó chương trình 
bổ túc văn hóa từ lớp 6 đến lớp 12 chiếm 75%, 
chương trình trung cấp Pali chiếm 25% so với tổng 
số tiết học.
Học viện Phật giáo Nam tông Khmer đặt tại 
Thành phố Cần Thơ, được Chính phủ cho phép 
thành lập năm 2006. Năm 2007 chính thức khai 
giảng khóa I gồm 68 tăng sinh, khi ra trường còn 
58 tăng sinh; khóa II gồm có 30 tăng sinh. Với 
chương trình đào tạo đan xen giữa kiến thức Phật 
học và kiến thức xã hội đang được cập nhật và 
ngày càng chuẩn hóa để đáp ứng các yêu cầu của 
đất nước trong thời kỳ đổi mới. 
Năm 2006, Trường Đại học Trà Vinh được 
thành lập theo quyết định số 141/2006/QĐ-TTg 
ngày 19 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính 
phủ. Sau khi thành lập, Trường Đại học Trà Vinh 
chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực chất 
lượng cao cho đồng bào Khmer Nam Bộ. Năm 
2013 Thủ tướng phê duyệt đề án Khoa Ngôn ngữ - 
Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ để thực hiện 
nhiệm vụ trọng điểm đào tạo nguồn nhân lực cho 
đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
Những năm qua nhà Trường đã đào tạo nhiều khóa 
học, nhiều cấp học từ Cao đẳng, Đại học và Sau 
Đại học các chuyên ngành: Văn hóa Khmer, Sư 
phạm Ngữ văn Khmer, Ngôn ngữ Khmer, Nhạc cụ 
truyền thống Khmer. Hiện tại trường Đại học Trà 
Vinh đang xây dựng và phê duyệt chương trình 
đào tạo trình độ Tiến sĩ ngành Văn hóa Khmer và 
sẽ tiến hành mở lớp vào năm 2015. Đây là những 
chuyên ngành duy nhất chỉ có Trường Đại học Trà 
Vinh được Chính phủ cho phép đào tạo. 
Những kết quả ban đầu của các cơ sở đào tạo 
này rất đáng ghi nhận, đã góp phần quan trọng vào 
Dieãn ñaøn trao ñoåi68
Số 14, tháng 6/2014 68
việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của người 
Khmer Nam Bộ. Tuy nhiên thực tế vẫn còn một số 
hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách 
quan. Vì vậy, cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp, nâng 
cao năng lực đào tạo nhân lực người Khmer tại chỗ 
cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, 
Nam Bộ nói chung của các cơ sở đào tạo. 
Gắn công tác giáo dục đào tạo với công tác 
nghiên cứu về Người và cộng đồng Khmer Nam 
Bộ. Cần có thêm nhiều những nghiên cứu sâu và 
tập trung để làm rõ lịch sử vùng đất Nam Bộ, về 
quốc gia-dân tộc. Do nhiều nguyên nhân lịch sử 
mà trong một bộ phận nhân dân nói chung và đồng 
bào Khmer nói riêng vẫn chưa có nhận thức rõ 
ràng, đúng đắn về vùng đất Nam bộ. Đây là rào 
cản vô hình mà kẻ địch triệt để lợi dụng. 
3.4. Nhóm giải pháp phổ biến tài liệu, 
truyền thông
Chú trọng việc in ấn Kinh sách Phật giáo Nam 
tông Khmer nhằm phát triển hệ thống giáo dục của 
Giáo hội, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, học tập của 
quý Sư sãi và Phật tử Phật giáo Nam tông Khmer 
trong thời kỳ hội nhập.
Tăng cường hỗ trợ công tác soạn thảo các giáo 
trình giảng dạy tại các chùa Khmer đáp ứng được 
nhu cầu tri thức hiện đại, đẩy mạnh việc dịch thuật 
tài liệu tiếng Việt, tiếng nước ngoài sang tiếng 
Khmer và phổ biến cho đồng bào Khmer để làm 
phong phú nguồn tư liệu đọc, học của đồng bào và 
trên hết là rút ngắn sự chênh lệch về trình độ của 
các dân tộc.
Đầu tư xây dựng trung tâm truyền hình5, phát 
thanh ở các địa phương vùng sâu vùng xa, vùng 
đông đồng bào dân tộc Khmer; đa dạng hóa các 
chương trình truyền hình, phát thanh bằng tiếng 
Khmer và tăng thời lượng lên sóng.
Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trên địa bàn 
Nam Bộ. Trước tình hình các thế lực dân tộc cực 
đoan và các phe phái chính trị khác ở Campuchia 
luôn lợi dụng chiêu bài của cái gọi là “Khmer 
Thượng” và “Khmer Hạ” để tập hợp lực lượng 
5 Đài truyền hình VTV cần Thơ; Đài truyền hình An Giang; 
Đài truyền hình Trà Vinh có phát sóng tiếng Khmer
chống đối Việt Nam; sự trỗi dậy của các thế lực 
theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan luôn đe doạ đến 
tình đoàn kết giữa hai dân tộc Kinh – Khmer; vì 
vậy, công tác tuyên truyền làm cho nhân dân trong 
cả nước, nhất là đồng bào dân tộc Khmer nhận 
thức được đầy đủ, đúng đắn về vùng đất Nam Bộ 
thuộc chủ quyền của Việt Nam là hết sức cấp thiết.
Quan tâm tuyên truyền phổ biến cho đồng bào 
trong nước và bạn bè quốc tế về nội dung sách 
“Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” do GS. 
TSKH Vũ Minh Giang chủ biên do Nhà xuất 
bản Thế Giới xuất bản năm 2008. Đây là tác phẩm 
được viết trên cơ sở nghiên cứu khảo nghiệm khoa 
học của các ngành: khảo cổ học, nhân chủng học, sử 
học, ngôn ngữ học... Nó không chỉ có ý nghĩa lịch 
sử, pháp lý cho vùng đất Nam Bộ mà còn góp phần 
quan trọng vào việc khẳng định chủ quyền của dân 
tộc và lịch sử của đất nước. Đồng thời, công tác 
tuyên truyền phải tiến hành thường xuyên, bằng 
các hình thức tổng hợp như: tuyên truyền miệng, 
tuyên truyền thông qua các phương tiện thông 
tin đại chúng. Hết sức coi trọng công tác tuyên 
truyền và phản tuyên truyền trên mạng Internet.
Thành lập website điện tử bằng tiếng Khmer 
với nội dung chứa đựng các thông tin thời sự, cuộc 
sống, xã hội, văn hóa, tri thức,... với sự biên tập 
của các nhà khoa học, nội dung và hình thức đảm 
bảo đúng với chính sách dân tộc của Đảng, Nhà 
nước. Có chính sách hỗ trợ những website đang có 
như website của Trường Đại học Trà Vinh, Ủy ban 
Nhân dân tỉnh Trà Vinh và thiết kế những website 
cho ban Dân tộc Tôn giáo ở các địa phương, đơn vị, 
cơ quan trong khu vực có đông đồng bào Khmer.
Công văn số 562/BC-MTTW-BTT của Mặt 
trận Tổ quốc Việt Nam về việc kiến nghị cấp trên 
giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng Từ 
điển Việt – Khmer và Khmer – Việt hoàn thành vào 
năm 2015 để phục vụ việc học tiếng Khmer của 
học viên Campuchia cũng đã góp thêm một chủ 
trương quan trọng, đúng đắn trong việc giữ gìn và 
phát huy ngôn ngữ Khmer. Về việc này, Bộ trưởng 
đã có ý kiến chỉ đạo các đơn vị có liên quan trao 
đổi với Trường Đại học Trà Vinh để nhà Trường 
chủ trì xây dựng Từ điển. Ngoài ra, Trường Đại 
Dieãn ñaøn trao ñoåi 69
Số 14, tháng 6/2014 69
Tài liệu tham khảo
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX. 2003. Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban chấp hành 
Trung ương Đảng về công tác tôn giáo, ngày 12/3/2003. Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung 
ương Đảng khóa IX. 
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X. 2008. Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban chấp hành 
Trung ương Đảng về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 
30/01/2008. Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X.
Đinh, Lê Thư (cb). 2005. Vấn đề giáo dục vùng đồng bào Khmer ĐBSCL. NXB Đại học Quốc gia.
Huỳnh, Thanh Quang. 2011. Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Chính 
trị quốc gia.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học. 2009. Bảo tồn và phát huy lễ hội Óoc Om Boc – Đua ghe ngo Sóc Trăng. 
Sóc Trăng.
Nguyễn, Khắc Cảnh. 2011. Vấn đề về giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Khmer nhìn từ 
khía cạnh ngôi chùa. Tạp chí Phát triển KH&CN, tập 14, Số X3-2011. Trường Đại học Quốc gia TP. HCM.
Nguyễn, Mạnh Cường. 2008. Phật giáo Khơme Nam Bộ (Những vấn đề nhìn lại). Hà Nội: NXB Tôn giáo. 
Phạm, Thị Phương Hạnh (cb). 2012. Văn hóa Khmer Nan Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa 
Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia.
học Trà Vinh cũng đồng thời được giao nhiệm vụ 
lập dự án thành lập Trung tâm Khmer học chuyên 
nghiên cứu về người Khmer và việc bảo tồn bản 
sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ.

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_giu_gin_va_phat_huy_ban_sac_van_hoa_cua_nguoi_khme.pdf