Giáo dục Nho học dưới thời chúa Nguyễn

Tóm tắt: Trong hai thế kỷ XVII, XVIII cùng với quá trình mở rộng phạm vi lãnh

thổ xuống phía nam, xác lập quyền tự trị trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, đồng thời với

mong muốn tuyển chọn đội ngũ quan lại phục vụ cho bộ máy chính quyền thông qua

con đường giáo dục khoa cử, các chúa Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách khác

nhau như mở trường dựng lớp, xây dựng chương trình học tập, xếp đặt giáo quan, thực

hiện các chế độ đãi ngộ để động viên khuyến khích họ cả về vật chất lẫn tinh thần.

Nhờ vậy, sự nghiệp giáo dục Nho học ở thời kỳ này đã đạt được một số kết quả nhất

định, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền văn hóa dân tộc.

pdf 12 trang yennguyen 11060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục Nho học dưới thời chúa Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục Nho học dưới thời chúa Nguyễn

Giáo dục Nho học dưới thời chúa Nguyễn
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(95) - 2015 
 74 
Giáo dục Nho học dưới thời chúa Nguyễn 
Trịnh Thị Hà * 
Tóm tắt: Trong hai thế kỷ XVII, XVIII cùng với quá trình mở rộng phạm vi lãnh 
thổ xuống phía nam, xác lập quyền tự trị trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, đồng thời với 
mong muốn tuyển chọn đội ngũ quan lại phục vụ cho bộ máy chính quyền thông qua 
con đường giáo dục khoa cử, các chúa Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách khác 
nhau như mở trường dựng lớp, xây dựng chương trình học tập, xếp đặt giáo quan, thực 
hiện các chế độ đãi ngộ để động viên khuyến khích họ cả về vật chất lẫn tinh thần... 
Nhờ vậy, sự nghiệp giáo dục Nho học ở thời kỳ này đã đạt được một số kết quả nhất 
định, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền văn hóa dân tộc. 
Từ khóa: Giáo dục; triều đại quân chủ; chúa Nguyễn.
1. Mở đầu 
Năm 1558, Nguyễn Hoàng (1524 - 1613) 
được Trịnh Kiểm chấp thuận cử vào làm 
Trấn thủ vùng Thuận Hóa, đã cùng những 
“người bộ khúc đồng hương ở Tống Sơn 
và những người nghĩa dũng xứ Thanh 
Hoa”(1) đi vào nhậm chức ở vùng đất này, 
đồng thời từng bước xác lập chính quyền 
của dòng họ Nguyễn ở phía nam (Đàng 
Trong) đối trọng với dòng họ Trịnh ở 
Đàng Ngoài. Sự phân cát về mặt chính trị 
(vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa 
Nguyễn ở Đàng Trong trong hai thế kỷ 
XVII, XVIII) đặt ra cho chính quyền chúa 
Nguyễn phải thực hiện những chính sách 
phù hợp để gây dựng cơ đồ của mình trên 
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân 
sự, văn hóa. Thực tế, trong hơn 200 năm 
làm chủ vùng đất Đàng Trong (1558 - 
1777), nền “công nghiệp” của các chúa 
Nguyễn gây dựng nên không phải là nhỏ, 
thậm chí đến ngày nay, khi nhìn nhận đánh 
giá chúng ta vẫn thấy những giá trị và 
đóng góp to lớn của các chúa Nguyễn, 
trong đó có lĩnh vực giáo dục Nho học. 
Mặc dù phải đến nửa đầu thế kỷ XVII, 
các chúa Nguyễn mới bắt đầu quan tâm đến 
việc xây dựng nền giáo dục theo lối Nho 
học để đào tạo và tuyển chọn đội ngũ quan 
lại có trình độ phục vụ cho bộ máy chính 
quyền; nhưng nền giáo dục Nho học ở 
Đàng Trong trong hai thế kỷ XVII, XVIII 
đã được định hình, đạt được một số kết quả 
nhất định và góp phần quan trọng vào sự 
phát triển chung của nền văn hóa dân tộc. 
Vậy nền giáo dục Nho học dưới thời trị vì 
các chúa Nguyễn đã diễn ra như thế nào? 
Bài viết sẽ góp phần làm rõ vấn đề đó.(1) 
2. Mở trường dựng lớp 
2.1. Hệ thống trường công 
Sau khi tiếp quản vùng đất mới, bên cạnh 
những việc làm mang tính chất thiết lập bộ 
máy cai trị, các chúa Nguyễn cũng bắt đầu 
chú ý đến vấn đề xây dựng giáo dục, đào tạo 
nhân tài cho đất nước thông qua con đường 
(*) Thạc sĩ, Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã 
hội Việt Nam. ĐT: 0976897199. 
Email: trinhha3012@gmail.com. 
(1) Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực 
lục, t.1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.28. 
LỊCH SỬ - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC 
Giáo dục Nho học dưới thời chúa Nguyễn... 
 75 
giáo dục và khoa cử Nho học. Sự quan tâm 
này được thể hiện khá rõ qua lời nói, chỉ dụ 
của các chúa Nguyễn đã ban ra. Chúa 
Nguyễn Hoàng từng nói “Trời sinh chủ 
tướng, triều đình có người giỏi”(2). Tuy 
nhiên, do điều kiện còn nhiều khó khăn nên 
trên thực tế chúa Nguyễn Hoàng chưa có 
chính sách cũng như việc làm cụ thể nào 
đối với giáo dục và khoa cử. Vào năm 
1765, khi vừa lên ngôi, chúa Nguyễn Phúc 
Thuần (1765 - 1775) đã ban chiếu đại xá 
trong thiên hạ, trong chiếu này có một đoạn 
viết thể hiện tư tưởng đề cao học thuyết 
Khổng Tử như sau: “Kinh Xuân Thu để 
muôn đời khuôn phép, dạy phải nghiêm 
chỉnh từ đầu... muốn tới được Thành Chu 
thịnh đức (đời Thành vương nhà Chu là một 
đời thịnh trị), cần phải nhớ Hồng phạm cách 
ngôn (Thiên hồng phạm trong Kinh Thư, 
nêu cửu trù để dạy phép lớn trị nước)”(3). 
Việc các chúa Nguyễn có thành lập ở 
Đàng Trong một ngôi trường công mang tầm 
vóc quốc gia như Quốc Tử Giám ở kinh đô 
Thăng Long hay không rất ít tư liệu đề cập 
đến. Nhưng ít nhất các tư liệu lịch sử cũng 
cho biết, dưới đời chúa Nguyễn Phúc Chu 
(1691 - 1725) có đề cập đến chủ trương xây 
dựng trường Quốc học để thu hút người tuấn 
tú vào học, phục vụ cho mục đích đào tạo 
nhân tài. Điều này được thể hiện rất cụ thể 
qua kiến nghị của Thiền sư Thích Đại Sán(4) 
về việc lập trường học bồi dưỡng nhân tài, 
lấy đạo học của Khổng Tử làm gốc trong nội 
dung giáo dục “Khổng Thánh là đấng “Vạn 
thế sư biểu”, Tứ Thư Ngũ Kinh chép đủ 
phương pháp trị thế tu thân, chúng ta phải 
ráng sức làm theo, xử sự mới có thể hợp lý. 
Nay nhà vua nên dựng nhà Quốc học, tôn 
thờ Khổng Thánh, tàng trữ sách nho; mời 
các nhà lý học danh nho ra làm thầy để 
giảng minh đạo thánh. Từ Vương Thế tử, 
con em các đại thần, cho đến nhân dân tuấn 
tú đều cho vào học; rồi bày cách thi hạch, để 
phân biệt hơn thua; nung đúc lâu ngày, tự 
nhiên mọi người hiểu biết cương thường 
luân lý; trị đạo chính đại, dần dần trở nên 
một nước văn minh”(5). Chúa Nguyễn Phúc 
Chu có cho xây dựng nhà Quốc học theo 
kiến nghị của Thiền sư Thích Đại Sán hay 
không? Vấn đề này không thấy chính sử ghi 
chép lại, nhưng rõ ràng nhu cầu xây dựng 
một nền giáo dục, khoa cử ở vùng đất Đàng 
Trong theo điển chế như vùng Đàng Ngoài 
đã được chú ý đến. 
Trong Lời tựa của cuốn Phủ biên tạp lục 
của Lê Quý Đôn(6) có viết một đoạn liên 
(2) Đại Việt sử ký toàn thư (1993), bản dịch của Hoàng 
Văn Lâu, Ngô Thế Long, t.3, Nxb Khoa học xã hội, Hà 
Nội, tr.210. 
Nguyễn Hoàng sinh năm 1524, là con thứ của Nguyễn 
Kim. Năm 1558, sau khi đến hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh 
Khiêm và nhờ chị là Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào 
trấn thủ miền đất Thuận Quảng, ông đã đóng dinh ở xã 
Ái Tử thuộc huyện Triệu Phong ngày nay, lúc này ông 
mới 34 tuổi. 
(3) Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Sđd, t.1, tr.170. 
(4) Thiền sư Thích Đại Sán là một trong những vị Thiền 
sư nổi tiếng không chỉ về Phật giáo mà còn nổi tiếng cả 
về thi họa thời kỳ cuối nhà Minh đầu nhà Thanh của 
Trung Quốc. Tiếng tăm của ông không chỉ nổi ở vùng 
Lưỡng Quảng và kinh thành Trung Quốc mà còn đến 
tận Việt Nam và được chúa Nguyễn thỉnh mời đến Việt 
Nam. Năm 1695, ông đến Quảng Nam, Việt Nam, khi 
ở đây Thiền sư Đại Sán được chúa Nguyễn rất coi 
trọng, giao phó cho việc khôi phục lại Phật giáo ở Đàng 
Trong. Ở địa vị một Quốc sư, Thiền sư Đại Sán còn 
mong muốn Nguyễn Phúc Chu làm nên cơ đồ nhà 
Nguyễn. Vì vậy, ông đã viết sớ tấu trình chúa Nguyễn 
gồm 4 điều, nội dung tập trung vào ba điểm chính: 
chính danh, quân sự, đào tạo nhân tài cho đất nước. 
(5) Thích Đại Sán (1963), Hải ngoại kỷ sự, Viện đại 
học Huế, Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam, tr.53. 
(6) Vào năm 1776, sau khi quân Trịnh vào đánh chiếm 
Thuận Hóa - Phú Xuân, Lê Quý Đôn được giữ chức 
Hiệp trấn Tham tán Quân cơ. Tại đây, ông đã biên 
soạn cuốn sách Phủ biên tạp lục ghi chép lại các vấn 
đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của 
vùng đất Đàng Trong. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(95) - 2015 
 76 
quan đến cơ sở giáo dục gọi là Học Cung: 
“Ngày tế Đinh (Lễ tế Khổng Tử hàng năm), 
tôi thân đến Học Cung xem lễ, học trò đến 
học có đến vài trăm người, tôi cũng cùng họ 
giảng học luận văn, khuyến khích dạy bảo 
ân cần lắm”(7). Đoạn văn tuy ngắn ngủi 
nhưng chứa đựng một số thông tin rất quý về 
ngôi trường Quốc học ở vùng đất Đàng 
Trong dưới thời trị vì các chúa Nguyễn. Nếu 
học trò có đến vài trăm người như Lê Quý 
Đôn miêu tả thì chắc hẳn quy mô xây dựng 
của trường Học Cung lúc đó không phải là 
nhỏ, mặc dù phải đến triều Tây Sơn (1788 - 
1801) khái niệm cơ quan giáo dục toàn quốc 
mới bắt đầu manh nha trở lại sau mấy trăm 
năm Nam Bắc phân tranh và nội chiến(8). 
Quốc sử quán triều Nguyễn còn cho biết, 
chúa Nguyễn cũng cho xây dựng Văn Miếu 
ở thủ phủ Phú Xuân để làm nơi thờ Khổng 
Tử và các vị Tiên hiền. Tuy không nói rõ 
thời điểm xây dựng Văn Miếu diễn ra khi 
nào, nhưng chính sử cho biết: năm 1692 
chúa Nguyễn Phúc Chu đã ra Triều Sơn 
(thuộc huyện Hương Trà) xem miếu, muốn 
mở rộng thêm nên sai sửa lại. Đến năm 
1770, chúa Nguyễn Phúc Thuần thấy địa 
thế Triều Sơn ẩm thấp nên sai dời Văn 
Miếu đến xây dựng ở xã Long Hồ. Đây 
chính là nơi lập Khải Thánh Từ về sau. 
Dưới thời quân Trịnh vào chiếm cứ Phú 
Xuân - Thuận Hóa (1775 - 1786), rồi nhà 
Tây Sơn làm chủ tại đây (1788 - 1801), Văn 
Miếu thời chúa Nguyễn Phúc Thuần vẫn 
giữ nguyên tại vị trí cũ, thậm chí nó còn 
được triều đình Tây Sơn tu bổ, tôn tạo(9). 
Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn 
trở lại Phú Xuân. Vào năm 1803, vua Gia 
Long đã đến cáo yết Văn Miếu tại làng Long 
Hồ. Từ đó cho đến năm 1807, hầu như năm 
nào nhà vua cũng thân hành lên đấy tế lễ hai 
lần vào những dịp “xuân thu nhị kỳ”. Đến 
năm Gia Long thứ 7 (1808), triều đình Nguyễn 
đã cho dời Văn Miếu về xã An Ninh phía tây 
kinh thành. Có Văn Miếu tức là chúa Nguyễn 
đã quan tâm đến việc học và đạo đức. Sự kiện 
này rất phù hợp với đường lối trị quốc an dân 
theo tư tưởng “Cư Nho mộ Thích” của các 
chúa Nguyễn thời bấy giờ.(7) 
Qua những ghi chép trên đây có thể 
thấy: có lẽ tại vùng đất Đàng Trong vào 
khoảng gần cuối thế kỷ XVII, chính quyền 
chúa Nguyễn đã cho xây dựng một ngôi 
trường Quốc học mang tên là Học Cung 
ngay trên thủ phủ của mình. Tuy không rõ 
thời gian, địa điểm xây dựng cũng như chưa 
có tư liệu kê cứu về quy mô, kiến trúc của 
ngôi trường này, nhưng điều đó đã chứng tỏ 
các chúa Nguyễn thực sự rất quan tâm đến 
xây dựng một nền giáo dục Nho học để đào 
tạo và lựa chọn nhân tài phục vụ cho bộ 
(7) Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, Nxb Văn 
hóa thông tin, Hà Nội, tr.35. 
(8) Trong bài Chiếu lập học do Ngô Thì Nhậm soạn 
thảo dưới thời Quang Trung (1788 - 1792), xuất hiện 
từ Quốc học (trường học cấp quốc gia) bên cạnh các 
từ Phủ học (trường học cấp phủ) và Xã học (trường 
học cấp làng xã). 
(9) Một chứng nhân đương thời là Phan Huy Ích, một 
trọng thần triều Tây Sơn đã từng đến thăm khu Văn 
Miếu, đã làm một bài thơ nói đến việc ấy nhan đề là 
Đăng Văn Miếu ký kiến (Lên Văn Miếu, ghi những 
điều trông thấy), ông đã viết trong phần nguyên chú 
của bài thơ ấy như sau: “Văn Miếu ở thượng lưu 
sông Hương, nằm trên một ngọn đồi cao soi bóng 
xuống dòng sông. Các ngọn núi phía bờ bên kia 
chầu về. Hai ngôi đền chính, bên trong thờ tượng 
đức Thánh cùng tượng Tứ phối đội mũ cầm hốt, hai 
bên đông và tây bài vị Thập triết, nhà ngoài bày bài 
vị các Tiên nho được tòng tự. Bên tả điện là Sùng 
Văn, bên hữu là Dụy Lễ. Chỗ nào cũng có biển đề và 
được sắm sửa từ đời trước, bây giờ chỉ sửa lại và 
trang sức thêm. Quan Tế tửu, Tư nghiệp và mọi 
người thay nhau đèn hương. Khi tôi lên xem, ngắm 
cơ ngơi Văn Miếu, hóng mát nghỉ chân, có quan Tư 
nghiệp mời trà”, Dẫn từ: Thơ văn Phan Huy Ích 
(1978), Dụ Am ngâm lục, t.2, Nxb Khoa học xã hội, 
Hà Nội, tr.116. 
Giáo dục Nho học dưới thời chúa Nguyễn... 
 77 
máy chính quyền. Về chức năng, nhiệm vụ 
của Học Cung chắc chắn cũng giống như 
trường Quốc Tử Giám ở Đàng Ngoài: vừa 
là nơi lưu giữ ván khắc, sách viết, in ấn 
sách, vừa là nơi giảng dạy đạo sách Thánh 
hiền để “mở con đường sùng Nho thịnh 
vượng cho muôn đời”. Do đó, thành phần 
tham gia học tập tại trường cũng khá rộng 
không chỉ dành cho các Thái tử, hoàng tôn 
trong hoàng tộc, con em các đại thần mà cả 
những người dân tuấn tú, có học hạnh cũng 
được sung học. 
Tại thủ phủ đóng đô của các chúa 
Nguyễn còn xuất hiện một hệ thống trường 
học khác, mà qua ghi chép của Giáo sĩ 
Borri khi đến Đàng Trong năm 1621 gọi là 
hệ thống trường “Đại học”. Theo mô tả của 
Borri thì: “Xứ Đàng Trong có nhiều trường 
Đại học trong đó có các giảng viên và các 
cấp bậc được cất nhắc lên theo lối khoa cử, 
cũng như ở Tàu”(10). Có thể hệ thống trường 
học này tương tự như các trường quan 
phương (do các quan mở) ở kinh đô Thăng 
Long như Chiêu Văn Quán, Tú Lâm cục, 
Trung Thư giám làm nơi học tập dành cho 
con cháu quan viên hoàng tộc. 
Đề cập hệ thống trường học này, còn có 
ghi chép của một số cuốn “Hồi ký” của Giáo 
sĩ Koffler, thương nhân Poivre. Các cuốn 
Hồi ký này đều cho biết: thời chúa Nguyễn 
có lệ chỉ những vị Thái tử được chọn kế 
ngôi mới được giữ lại trong cung, mời thầy 
giáo dạy riêng, còn các vị hoàng tử khác sẽ 
được gửi tới nhà các quan viên để nuôi ăn 
học. Cuốn “Mô tả lịch sử Đàng Trong”của 
Giáo sĩ Koffler(11) cho biết: theo tập tục thời 
đó, khi đến 20 tuổi, vị Thế tử được chọn để 
kế ngôi sẽ được đưa đến ở tại một dinh thự 
riêng bên cạnh có một vị thầy học được 
phong chức Thái tử Thái sư, cùng một số 
thuộc hạ gồm 8 hay 10 Thị đồng, 4 Thái 
giám, 2 đến 3 đội lính, 2 Thư ký, 1 viên 
quan am hiểu về luật lệ, các nghi lễ trong 
vương quốc, cùng nhiều người phục dịch 
khác(12). Còn trong Hồi ký của Poivre(13) có 
kể rằng: một lần ông đến chơi nhà một viên 
Cai bạ, ông ta đã gặp một cậu con trai của 
chúa Võ Vương độ 11 tuổi, hỏi ra mới biết 
thời đó, các chúa Nguyễn chỉ giữ lại phủ 
cậu con trai được phong Thế tử, với những 
con trai khác chúa gửi tại nhà một số đại 
thần làm việc trong phủ... mặc dù phải bỏ 
tiền ra nuôi dạy các vị hoàng tử này, song 
các quan coi đây là vinh dự được chúa ban 
cho(14). Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý 
Đôn cũng cho biết, khi chúa Phúc Khoát 
chết, cho con thứ là Chưởng Vũ, tuổi hơn 20 
chúc thác cho Nội hữu Ý Đức hầu nuôi giữ 
lại khiến thường cùng chư tướng bàn việc 
quân việc nước, muốn cho nối nghiệp(15). 
(10) Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 
1621, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, tr.71 - 72. 
(11) Cố đạo Jean Koffler sinh năm 1711 ở Praha, ông 
đến Nam Hà năm 1740 được chúa Nguyễn Phúc 
Khoát mời làm ngự y trong cung. Đến năm 1755 vì 
chủ trương không dùng người Phương Tây nên ông 
bị buộc rời Phú Xuân, ông sang Bồ Đào Nha và bị 
bắt, khi bị giam cầm ông viết cuốn “Mô tả lịch sử 
Đàng Trong”, tiếng Pháp là Description historique 
de la Cochinchine; 1988 Nam Hà sử chí, Bửu Ý 
dịch, Tạp chí Văn nghệ Huế, số 1 tháng 11. 
(12) Lê Nguyễn (2002), Đời sống tại các phủ Chúa, 
trong cuốn: Nhà Nguyễn và những vấn đề lịch sử, 
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.37. 
(13) Pierre Poivre (1719 - 1786) là nhà buôn người 
Pháp đến Đàng Ngoài lần đầu năm 1742 rồi trở về 
Pháp, được Chính phủ Pháp ủy thác đến buôn bán với 
Đàng Trong. Ngày 20 tháng 8 năm 1749 ông đến Hội 
An. Tại đây ông mưu với Trương Phúc Loan xin chúa 
Nguyễn cho lưu hành một số bạc “con cò” (bạc 
Mexique) để chia lợi, chúa chuẩn y nhưng khi phát 
hành thì không ai chịu dùng cả. Phúc Loan làm gương 
đổi lấy 3.000 đồng nhưng không chịu hoàn trả rồi 
dùng quyền đuổi Pierre Poivre khỏi Đàng Trong. 
(14) Lê Nguyễn (2002), Sđd, tr.34. 
(15) Lê Quý Đôn (2007), Sđd, tr.87. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(95) - 2015 
 78 
So sánh, đối chiếu sự ghi chép của 
Koffler, Poivre và Lê Quý Đôn có thể khẳng 
định, hệ thống trường “Đại học” mà Borri 
muốn đề cập đến chính là trường học (vốn là 
dinh thự các quan viên) dành cho các vị 
Hoàng Thái tử cùng con cháu quan viên. Do 
vậy, khái niệm trường “Đại học” mà Borri 
nhắc đến không giống với trường Đại học 
(chỉ trường Đại học có tính chất tương tự như 
Quốc Tử Giám ở Đàng Ngoài) mà tác giả 
Pha ... Lương Hoa Phong... (văn 
nhân tỉnh Quảng Đông); Phan Đại Quảng, Nguyễn 
Nghi, Trần Ngoan, Đặng Minh Bổn (người phủ 
Triệu Phong), người phủ Gia Định như Trịnh Liên 
Sơn, Lê Bá Bình, nhà sư Phật giáo người phủ Quy 
Nhơn là Đại Hòa thượng Hoàng Long. Trịnh Hoài 
Đức (2006), Gia Định thành thông chí, Lý Việt 
Dũng dịch, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, tr.160. 
(28) Lê Quý Đôn (2007), Sđd, tr.344. 
(29) Phan Khoang (1969), Sđd, tr.500. 
Giáo dục Nho học dưới thời chúa Nguyễn... 
 81 
Vì thế nên ông không được dự thi Cống cử. 
Sau đó ông trốn vào Nam, phiêu bạt từ 
Quảng Bình đến Bình Định, ông cải trang 
giấu tung tích chăn trâu cho một phú hào ở 
thôn Tùng Châu, phủ Hoài Nhân (nay thuộc 
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), sau đó 
ông được chủ nhà mời làm thầy đồ dạy học 
cho con. 
Sách Đại Nam liệt truyện tiền biên cho 
biết: Phạm Hữu Kính có ba người con hai 
trai và một gái, người con gái tên là Lam 
Anh, tiểu tự là Khuê Ấu, tính thông minh, 
mẫn tiệp, giỏi làm thơ, tự lấy hiệu Ngâm Si. 
Phạm Hữu Kính rất yêu thương con đã cho 
mời sĩ nhân Nguyễn Dưỡng Hạo(30) (người 
huyện Duy Xuyên thuộc Quảng Nam, vốn 
nổi tiếng hay thơ, hiệu Phục Am) về nhà 
mình ở Diên Phước, Quảng Nam để dạy 
cho các con trai và con gái mình. Sau này 
Phạm Hữu Kính gả con gái cho Nguyễn 
Dưỡng Hạo, cả hai cùng nhau xướng họa, 
trước tác có thi phẩm Chiến cổ đường thi 
tập lưu hành ở đời(31). 
3. Học quan và chế độ đãi ngộ 
Dưới thời quân chủ, những chức quan 
tham gia quản lý và giảng dạy thường được 
gọi là Học quan, mỗi hệ thống trường học 
khác nhau sẽ có những quy định riêng về 
tiêu chí tuyển chọn, bao gồm phẩm trật và 
đức hạnh. 
Tại khu vực thủ phủ chúa Nguyễn đã 
cho mở trường để làm nơi học tập cho Thế 
tử và con cháu quan viên trong hoàng tộc. 
Thầy giáo dạy học cho các Thái tử, Hoàng 
tử phải là những vị quan trong phủ Chúa, 
đỗ đạt qua khoa cử, là người thâm nho, đức 
hạnh, họ có thể là người Việt hoặc là người 
Phương Tây. Bởi một điều đặc biệt trong bộ 
máy chính quyền của chúa Nguyễn là, một 
số người ngoại quốc, chủ yếu là người Hoa, 
Nhật, người Phương Tây giữ chức quan 
trong chính quyền, chủ yếu giữ chức quan 
bác sĩ hoặc làm thầy dạy học(32). 
Thầy giáo dạy học cho Thái tử, người sẽ 
kế vị ngôi chúa được phong chức Thái tử 
Thái sư, còn thầy dạy học cho các Hoàng tử, 
con cháu quan viên hoàng tộc được phong 
chức Thị giảng, hay Đông cung Thị giảng. 
Chính sử còn ghi lại một số vị quan đã từng 
giữ chức vụ Đông cung Thị giảng như: 
Nguyễn Đăng Thịnh, Nguyễn Đăng Tiến, 
Hồ Quang Đại, Nguyễn Cửu Thống. Giúp 
việc cho các chức Học quan này bao gồm 
một bộ phận các thuộc hạ, gồm Thị đồng, 
Thái giám, Thư ký, một viên quan am hiểu 
về luật lệ, các nghi lễ trong vương quốc, 
cùng nhiều người phục dịch khác.(32) 
Ở cấp dinh hoặc trấn, chúa Nguyễn cho 
đặt chức Giáo chức (Nho sĩ Phạm Hữu 
Kính đã từng giữ chức Giáo chức dinh 
Quảng Nam) để quản lý việc học hành và 
thi cử. Trông coi việc học tập ở cấp phủ, 
huyện là chức quan Huấn đạo, Giáo thụ 
(danh sĩ Nguyễn Đăng Đệ là cha Nguyễn 
Đăng Thịnh, từng giữ chức Huấn đạo ở 
huyện Minh Linh, Nguyễn Bảo Trí người 
huyện Hương Trà từng giữ chức Giáo thụ). 
(30) Trong sách (2005), Đại Nam liệt truyện, t.1, Tiền 
biên của Viện Sử học và Nxb Thuận Hóa, ghi là 
Nguyễn Dũng Hiệu. 
(31) Quốc sử quán triều Nguyễn (1995), Sđd, tr.226. 
(32) Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho vời linh 
mục Bartholomeu da Costa thuộc Dòng Tên vào làm 
quan Ngự Y trong Thái Y viện; chúa Nguyễn Phúc 
Chu đã mời Thiền sư Đại Sán từ Trung Quốc sang 
giảng dạy đạo Pháp, đồng thời giữ bên mình linh mục 
Antonio de Arnedo với tư cách một nhà toán học làm 
việc tại Khâm Thiên Giám. Dưới đời chúa Nguyễn 
Phúc Khoát đã cho mời khá nhiều linh mục người 
nước ngoài làm quan trong triều như linh mục người 
Đức Neugebauer được coi là một nhà thiên văn, nhà 
toán học, linh mục Dòng Tên Siebert (người Đức) 
làm bác sĩ trong phủ của mình. Khi Siebert mất, một 
linh mục khác là Slamenski thay thế và sau đó là đạo 
sĩ Jean Koffler, vừa là nhà toán học, vừa là quan ngự 
y được Võ Vương rất tin cậy v.v.. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(95) - 2015 
 82 
Là ngạch quan của nhà nước cho nên các 
Học quan cũng được chúa Nguyễn dành 
nhiều chế độ đãi ngộ như các ngạch quan 
khác, bao gồm: trang phục, bổng lộc, 
phong tặng chức tước, truy phong ấm thụ 
cho con cháu. Các Học quan được nhà 
nước ban cho trang phục gồm mũ, áo, tùy 
từng đời chúa mà có sự quy định về kiểu 
dáng, màu sắc khác nhau. Chẳng hạn, dưới 
thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, các vị 
quan xuất thân khoa bảng (gồm cả Học 
quan) thường mặc “một chiếc áo dài bằng 
nhiễu đen, phần dưới không xẻ thành nhiều 
vạt và không có nhiều màu”(33). Đến đời 
chúa Nguyễn Phúc Khoát, trang phục của 
các quan văn võ, dân thường được quy định 
một cách cụ thể hơn, theo đó quan lại từ 
Chưởng dinh cho đến Cai đội về bên võ, từ 
Quản bộ cho đến quan Huấn đạo bên văn 
đều mặc quần áo vóc đoạn, quan lại cao cấp 
hơn thì mặc áo thêu hình rồng và sóng 
nước, đội mũ có dát vàng dát bạc. 
Về bổng lộc: Ở Đàng Trong hệ thống quan 
lại không được trả lương như triều đình vua 
Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Theo thể lệ của 
chúa Nguyễn, quan lại thuộc ngạch cao cấp 
thì được hưởng lộc điền nhưng với diện tích 
nhỏ hơn với Đàng Ngoài (thường là từ 2 đến 
10 mẫu) vì quỹ đất công ở đây khá hạn 
hẹp(34). Bà con thân thuộc nhà chúa và hạng 
bề tôi quý tộc được cấp mỗi người 10 mẫu, 
chức Chưởng cơ được 5 mẫu, Cai cơ được 4 
mẫu, Cai đội được 3 mẫu, Nội đội trưởng 
được 3 mẫu rưỡi, Ngoại Đội trưởng được 2 
mẫu rưỡi(35). 
Cấp dưỡng chính của quan là ngụ lộc, 
nghĩa là chính quyền cho phép các quan 
tùy theo cấp bậc và chức tước của mình sử 
dụng một số nhân đinh, các nhân đinh này 
sẽ cung cấp cho vị quan này tiền bạc, gạo 
và một số dịch vụ khác như canh gác, giữ 
gìn nhà cửa... Ngược lại những “nhiêu phu” 
này được miễn thuế và lao dịch. Đối với 
quan Huấn đạo, mức quy định về chế độ 
“ngụ lộc” được Phủ biên tạp lục của Lê 
Quý Đôn ghi chép cụ thể như sau: “Phu thủ 
lệ của phủ 10 người bao gồm chính hộ hạng 
dân, hạng lão 6 người, khách hộ hạng quân 
4 người thì phủ quan thu được 9 quan 2 
tiền; phu thủ lệ của huyện và sái phu (phu 
quét dọn) của Huấn đạo, đều 6 người (4 
chính dân, 2 khách quân), được tiền đều 5 
quan, 4 tiền. Huấn đạo các phủ Quảng 
Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên sái phu 4 người 
(1 chính lão, 1 chính dân, 2 khách quân) 
được tiền 3 quan 5 tiền”(36). Riêng ở dinh 
Huấn đạo phủ Thăng Hoa số nhân đinh là 5 
người, tiền thu được là 5 quan 4 tiền. 
Theo lệ “tập ấm” của chúa Nguyễn Phúc 
Chu ban hành năm 1707, con cháu của Học 
quan địa phương có mức quy định như sau: 
“Các quan Tri phủ, Tri huyện, Huấn đạo, 
Giáo quan... có con cháu thì chiếu theo 
phẩm, theo thứ nhiều hay ít, con thì bổ làm 
quan viên tử, cháu thì bổ làm quan viên tôn, 
còn con nuôi và họ ngoại thì đều bổ vào 
(33) Áo nói trên ở đây chỉ trang phục của tầng lớp 
giàu có trong xã hội. Theo Chirstophoro Borri mô tả 
về lối ăn mặc của cư dân xứ Đàng Trong ở thế kỷ 
XVII thì: đàn ông mặc váy thay vì quần cụt và cũng 
mặc 5 - 6 chiếc áo dài, rộng, bằng lụa mỏng khác 
màu nhau, tay áo khá rộng đàn ông cũng như đàn 
bà đều để tóc dài. 
(34) Theo Quan chế thời Hồng Đức, quan Tế tửu có 
lương 1 tháng là 3 quan 6 tiền, 40 đồng, được cấp 4 
mẫu đất thế nghiệp, 15 mẫu ruộng vua ban, 10 mẫu 
ruộng tế. 
Thời Lê - Trịnh, chế độ lộc điền dành cho các Học 
quan khi về trí sĩ như sau: quan Tế tửu, Tư nghiệp 
(hàm Tứ ngũ phẩm) được ban 15 mẫu hoặc 10 mẫu, 
lục phẩm trở xuống 10 mẫu (xuống mỗi phẩm bớt 
dần đi một mẫu). 
(35) Phan Du (1974), Quảng Nam qua các thời đại, 
Quyển Thượng, Cổ học Tùng Thư, tr.133. 
(36) Lê Quý Đôn (2007), Sđd, tr.198 - 199. 
Giáo dục Nho học dưới thời chúa Nguyễn... 
 83 
hạng”(37). Lệ này được duy trì cho các đời 
chúa tiếp theo. 
4. Chương trình và cách thức học tập 
Mục tiêu của nền giáo dục Nho học thời 
quân chủ là dạy và học để trở thành con 
người theo lý tưởng Nho giáo, lý tưởng đó 
được gói gọn trong bốn chữ “tu, tề, trị, 
bình”, tức là tu thân (rèn luyện bản thân 
mình) để có thể tề gia (quản lý gia đình 
được tốt), từ đó tiến lên trị quốc (cai trị đất 
nước) rồi bình thiên hạ. Mục tiêu đó đúng 
như nhận xét khá tinh tế sau đây của 
Samuel Baron khi miêu tả về việc học tập 
của cư dân Đàng Ngoài: “Người Đàng 
Ngoài có đầu óc và trí nhớ tốt, có khả năng 
làm việc tốt nếu được đào tạo bài bản. Họ 
ham học, nhưng không phải vì yêu thích 
nghiệp học mà coi việc học là cách để vinh 
thân phì gia...”(38). 
Cũng theo ghi chép của các thương 
nhân, giáo sĩ Phương Tây, trường học ở 
Đàng Trong cũng dùng các sách kinh điển 
của Nho gia như Tứ Thư (Luận Ngữ, Đại 
học, Trung dung, Mạnh Tử), Ngũ Kinh 
(Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, 
Kinh Xuân Thu), là những sách luận thuyết 
về luân lý để làm công cụ dạy bảo học trò. 
Bộ Tứ thư, Ngũ Kinh này chứa đựng phần 
lớn số lượng Hán tự vốn có, phần lớn trong 
số đó không dễ dàng có thể hiểu được. 
Người ta tính toán rằng có khoảng 90.000 
đến 100.000 chữ. Tuy nhiên, người bình 
thường chỉ cần học đến 12.000 hoặc 14.000 
chữ là có thể đọc thông viết thạo(39). Trong 
đó cuốn Kinh Thi(40) theo như nhận xét của 
Giáo sĩ Borri là cuốn sách được ưa chuộng 
hơn cả. Ông viết: “Cuốn sách họ chuộng 
hơn cả và họ quý trọng hơn cả là cuốn bàn 
về triết học luân lý gồm có đạo đức học, 
kinh tế học và chính trị học”; “họ (học trò) 
học trong lớp, họ đọc và lớn tiếng xướng 
bài như thể ca hát”(41). 
Người học còn được học về lịch sử dân 
tộc và lịch sử Trung Quốc thông qua bộ Đại 
Việt sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ 
Liên và “Sử ký” của Tư Mã Thiên. Ngoài 
ra, học trò cũng phải nghiền ngẫm các học 
thuyết của “Bách gia Chư tử” (gồm sách 
của những nhà triết học của Trung Quốc 
viết về thời Xuân Thu Chiến quốc, đời Hán, 
Đường, Tống cho đến Minh, Thanh), 
Đường Thi, Tống Thi. Trong khi học tập, 
thầy giáo còn dạy cho họ quy cách hành 
văn theo các thể loại được dùng trong thi cử 
như: Kinh nghĩa, Chế, Chiếu, Biểu(42) cùng 
thơ, phú, văn sách để đáp ứng cho nhu cầu 
cao nhất là tham gia các kì thi. 
Như vậy, cũng như tại Đàng Ngoài, sách 
dùng để học và thi cử tại Đàng Trong đều là 
các sách kinh điển cổ học của Trung Quốc. 
Với hệ thống sách giáo khoa như vậy thì 
chương trình dạy học thiên về sách kinh 
điển, lý thuyết mà ít chú trọng đến khoa học 
tự nhiên, kỹ thuật và thực hành. 
Người Đàng Trong vẫn sử dụng chữ Hán 
làm văn tự chính trong học hành, thi cử và 
văn học. Trong sách “Một chuyến du hành 
đến xứ Nam Hà (1792 - 1793)” của J. 
(37) Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Sđd, t.1, 
tr.121. 
(38) Sanuel Baron (2010), Mô tả vương quốc Đàng 
Ngoài, trong sách: Tuyển tập tư liệu Phương Tây, 
Nxb Hà Nội, tr.71. 
(39) Chistophoro Borri (1998), Sđd, tr.72. 
(40) Kinh Thi là tập thơ, ca dao cổ nhất của Trung 
Quốc, một tác phẩm tập thể phần lớn của nhân dân, 
nội dung phản ánh nhiều mặt: lịch sử, chính trị, kinh 
tế, phong tục, tâm tình của người Trung Quốc trong 
một thời gian hơn 500 năm (từ đầu Tây Chu đến 
giữa Xuân Thu). 
(41) Chistophoro Borri (1998), Sđd, tr.71 - 72. 
(42) Kinh nghĩa: là thể văn giải thích một hoặc nhiều 
câu trong sách Tứ thư, Ngũ kinh; Chế: là lời vua 
phong thưởng cho công thần; Chiếu: là lời vua 
truyền về một việc quan trọng của triều đình; Biểu: 
lời thần dân, quan chức chúc tụng hoặc tạ ơn vua. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(95) - 2015 
 84 
Barrow đã phản ánh khá rõ điều đó: 
“Những người Nam Hà đã bảo tồn một 
cách có hiệu quả chữ viết Trung Hoa. 
Chúng tôi không thấy có khó khăn nào 
trong khi giao tiếp với họ về mọi vấn đề 
bằng phương tiện trung gian này, thông qua 
các nhà sư Trung Quốc”(43). Phạm Đình Hổ 
trong Vũ trung tùy bút cũng cho biết chữ 
viết vùng Thuận Quảng trong thế kỷ XVIII 
gần giống với lối viết của thời Lê sơ và 
Mạc: “Nét bút lẫn cả lối chân lối khải, chữ 
cổ đến đời ấy đã có một bước biến cải. 
Khoảng năm Diên Thành đời nhà Mạc có 
con gái Đà Quốc Công là Mạc thị có dựng 
ra chùa Bối An, mái đá khắc một bài minh, 
nét chữ đầu cong chân quẹo, hơi giống chữ 
viết bây giờ, nhưng bên tả vênh lên, bên 
hữu vẹo xuống, có hơi khác... Dễ thường về 
đời Lê sơ và đời Mạc, lối chữ viết đại loại 
như thế cả. Gần đây lối viết chữ ở trong 
Thuận, Quảng cũng gần giống như vậy, 
cũng còn là giữ lối chữ cũ như xưa”(44). 
Tuy nhiên, so với chữ Hán của Trung 
Quốc, chữ Hán ở Đàng Trong đã có sự cải 
biến đi khá nhiều khi nó tự bổ sung hoặc 
đưa thêm vào những từ nước ngoài(45), 
nhưng như Chu Tự viết trong “An Nam 
cung dịch kỷ sử” thì “tuy có những chỗ 
khác nhau trong chữ viết của người An 
Nam và của người Trung Quốc, nhưng 
nghĩa chữ vẫn có thể hiểu được, và có thể 
dễ dàng hiểu được ý nghĩa của mọi văn 
bản”(46). 
5. Kết luận 
Cùng với quá trình mở rộng lãnh thổ về 
phía Nam, xác lập quyền tự trị trên một 
vùng lãnh thổ rộng lớn, thì nhu cầu tuyển 
chọn, phân bổ một đội ngũ quan lại cho các 
vùng đất mới khai phá đã đặt ra cho các 
chúa Nguyễn nhu cầu cần thiết phải xây 
dựng một nền giáo dục, khoa cử theo lối 
Nho học ở vùng đất Đàng Trong. Vì vậy, 
trong hai thế kỷ XVII và XVIII các chúa 
Nguyễn đã thi hành một số chính sách quan 
trọng như mở trường dựng lớp (chủ yếu để 
dạy học cho con cháu hoàng tộc), xếp đặt 
chức quan trông coi việc học từ thủ phủ 
đóng đô xuống cấp địa phương. Riêng ở cấp 
địa phương, mặc dù chưa có tư liệu để kê 
cứu chúa Nguyễn có cho lập trường công ở 
cấp đơn vị hành chính này hay không, nhưng 
hệ thống trường tư do Nho sĩ mở lại xuất 
hiện khá nhiều đã góp phần không nhỏ vào 
việc tạo nền móng cho nền giáo dục Nho 
học hình thành và phát triển.(43) 
Giáo dục Nho học ở Đàng Trong chưa đi 
vào điển chế, quy củ như ở Đàng Ngoài 
nhưng đã đạt được một số kết quả quan 
trọng. Thành quả lớn nhất của nền giáo dục 
này là đã đào tạo và hình thành nên một đội 
ngũ trí thức Nho học. Đội ngũ này không 
chỉ tham gia vào bộ máy nhà nước, mà trên 
cương vị làm quan đã đem hết tài năng, tâm 
huyết để đóng góp cho sự phát triển của 
quốc gia. 
(43) J.Barrow (2007), Một chuyến du hành đến xứ 
Nam Hà (1792 - 1793), Nxb Thế giới, tr.95. 
(44) Phạm Đình Hổ (1989), Vũ trung tùy bút, Nxb 
Trẻ, tr.25. 
(45) Theo J.Barrow trong Một chuyến du hành đến xứ 
Nam Hà (1792 - 1793), thì người Nam Hà đã đưa 
vào những phụ âm B, D, R mà họ phát âm không 
khó khăn gì, nhưng một người Trung Quốc dù có cố 
gắng bao nhiêu cũng không đọc được âm tiết đó, có 
một phụ âm kể trên. Ví dụ; từ tiếng Anh là Four, 
tiếng Trung đọc là Soo (tư), tiếng Nam Hà là Bon 
(bốn); từ tiếng Anh là The earth, tiếng Trung là Tee 
(địa), tiếng Nam Hà là Địa... 
(46) Trích từ bài Chu Thuấn Thủy ở triều đình chúa 
Nguyễn xung đột hay giao lưu văn hóa, của Dương 
Bảo Quân, tác giả người Trung Quốc, bản dịch của 
Đào Hùng in trong sách: Chúa Nguyễn và vương 
triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ từ thế kỷ 
XVI đến thế kỷ XIX” (2008), Nxb Thế giới, (2008), 
tr.643. 
Giáo dục Nho học dưới thời chúa Nguyễn... 
 85 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_nho_hoc_duoi_thoi_chua_nguyen.pdf