Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn học đường (Phần 1)

PHẦN I

NHẬP MÔN TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG

Chương 1: Tư vấn học đường ra đời và phát triển nghiệp vụ

1. Sơ lược lịch sử nghiệp vụ

2. Tư tưởng nghiệp vụ của Parsons và Rogers

3. Tư vấn học đường trên thế giới

4. Tình hình tư vấn học đường tại Việt Nam

Chương 2 : Khái niệm tư vấn học đường

1. Tư vấn học đường xưa và nay

2. Chương trình tổng thể tư vấn học đường

3. Đặc điểm, vai trò và tầm quan trọng của chương trình

4. Mục tiêu tư vấn học đường ở các cấp học

Chương 03 : Phẩm chất tư vấn viên học đường

1. Vai trò, nhiệm vụ

2. Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp

3. Những phẩm chất và kỹ năng cần tự rèn luyện

4. Đào tạo và sử dung tư vấn viên học đường

Chương 04 : Tư vấn tâm lý và kỹ năng cơ bản

1. Tư vấn tâm lý

2. Kỹ năng giao tiếp

3. Kỹ năng truyền thông

4. Kỹ năng khởi dậy

5. Kỹ năng hỗ trợ quyết định của thân chủ

Chương 05 : Hướng nghiệp, và các kỹ năng 82

1. Hướng nghiệp truyền thống và hiện đại

2. Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp

3. Bộ trắc nghiệm hướng nghiệp

4. Hướng dẫn sử dụng bộ trắc nghiệm

pdf 102 trang yennguyen 6420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn học đường (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn học đường (Phần 1)

Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn học đường (Phần 1)
1 
HỘI KHOA HỌC TÂM LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM 
PGS TS LÊ SƠN TS LÊ HỒNG MINH 
GIÁO TRÌNH 
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ 
TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG 
PHẦN 1&2 
TP HCM 2014 
PHÁT HÀNH NỘI BỘ EBM GROUP 
2 
PHẦN I 
 NHẬP MÔN TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG 
Chương 1: Tư vấn học đường ra đời và phát triển nghiệp vụ 
1. Sơ lược lịch sử nghiệp vụ 
2. Tư tưởng nghiệp vụ của Parsons và Rogers 
3. Tư vấn học đường trên thế giới 
4. Tình hình tư vấn học đường tại Việt Nam 
Chương 2 : Khái niệm tư vấn học đường 
1. Tư vấn học đường xưa và nay 
2. Chương trình tổng thể tư vấn học đường 
3. Đặc điểm, vai trò và tầm quan trọng của chương trình 
4. Mục tiêu tư vấn học đường ở các cấp học 
Chương 03 : Phẩm chất tư vấn viên học đường 
1. Vai trò, nhiệm vụ 
2. Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp 
3. Những phẩm chất và kỹ năng cần tự rèn luyện 
4. Đào tạo và sử dung tư vấn viên học đường 
Chương 04 : Tư vấn tâm lý và kỹ năng cơ bản 
1. Tư vấn tâm lý 
2. Kỹ năng giao tiếp 
3. Kỹ năng truyền thông 
4. Kỹ năng khởi dậy 
5. Kỹ năng hỗ trợ quyết định của thân chủ 
Chương 05 : Hướng nghiệp, và các kỹ năng 82 
1. Hướng nghiệp truyền thống và hiện đại 
2. Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp 
3. Bộ trắc nghiệm hướng nghiệp 
4. Hướng dẫn sử dụng bộ trắc nghiệm 
3 
PHẦN II 
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG 
Chương 06: Chương trình tổng thể : Mô giáo dục toàn diện 
1. Mô hình giáo dục toàn diện : dạy chữ, dạy người ,dạynghề, 
2. Ba nhiêm vụ của chương trình tư vấn học đường tổng thể 
3. Bốn nghiệp vụ chủ yếu trong tư vấn học đường ngày nay 
4. Các bước tiến hành chương trình tổng thể tư vấn 
Chương 07 Tô ̉ chức tư vấn tâm lý trong tư vấn học đươ ̀ng 
1. Tư vấn tâm lý - nhu cầu và mục đích 
2. Đặc điểm tô ̉ chức tư vấn tâm lý trong nhà trường 
3. Tư vấn gia ̉n lược- những điều cần lưu ý 
4. Đặc điểm tư vấn khủng hoảng 
5. Ýnghĩa của tư vấn nhóm 
Chương 8 : Tổ chư ́c Hướng nghiệp trong tư vấn học đường 
1. Mục đích hàng đâù cu ̉a công tác tư vấn học đường 
2. Hướng dẫn kế hoạch học tập cho tất cả học sinh 
3. Thẩm định năng lực học sinh và phối hợp các nguồn lực hỗ trợ 
4. Hỗ trợ quyết định chọn hướng học, hướng nghiệp 
5. Quan hệ cộng đồng và các thông tin về nguồn nhân lực 
 Chương 09: Một số lý thuyết chủ yếu trong tư vấn tâm lý 
1. Kiến thức chung về tâm lý học và tư vấn tâm lý 
2. Phân tâm học freud, jung, Adler 
3. Thuyết Hành vi , Nhận thức-Hành vi,và Trị liệu Thực nghiệm 
4. Thuyết Tâm lý học Tự tâm và Thân chủ Trọng tâm Rogers 
5. Các thuyết khác (Gestalt, REBT, Invitational Counseling 
Chương 10: Một số lý thuyết chủ yếu trong hướng nghiệp 
1. Lý htuyết về thế giới nghề nghiệp và phân loại nghề 
2. Lý thuyết về tính cách con người và loại nghề 
3. Lý thuyết về phân đoạn đời người và nghề nghiệp 
4. Lý thuyết về trọng điểm đặc thù hướng nghiệp 
5. Các lý thuyết khác ( bán cầu não, vân tay, tử vi) 
4 
PHẦN III 
 CHUYÊN ĐỀ TÂM LÝ HỘI THẢO TẬP HUẤN 
Chuyên đê ̀1: Trí nhớ trí thông minh 
1. Khái niệm tâm lý học trí tuệ 
2. Trí nhớ và não bộ 
3. Các cách ghi nhớ 
4. Trí thông minh, sáng tạo 
5. Cải thiện trí thông minh 
Chuyên đê ̀2 : Giáo dục giới tính 
1. Bốn giai đoan phát triển tâm sinh lý trẻ 
2. Những dấu hiệu ẩn ức và nguyên nhân 
3. Các nguyên tắc và phương pháp giáo dục giới tính 
4. Một số kiến thức thông dụng về sức khỏe sinh sản 
Chuyên đê ̀3 : Trị liệu tự kỹ và tăng động 
1. Học sinh tăng động : Khái niệm 
2. Dấu hiệu tăng động và phương thức tư vấn điều trị 
3. Khái niệm trẻ tự kỷ 
4. Dấu hiệu tự kỷ - Phương thức tư vấn điều trị 
Chuyên đề 4 : Nghiện game và nghiện ma túy 
1. Hiện tượng học sinh nghiện games – Cách phòng ngừa 
2. Giới thiệu phương thức điều trị lâu dài 
3. Hiện tượng nghiện ma túy – cách phòng ngừa 
4. Giới thiệu phương thức điều trị lâu dài 
PHỤ LỤC : 
- Quy chê ́hoạt đô ̣ng Tô ̉ tư vấn học đường ( Phòng TVTE Tp HCM năm 2000) 
- Kế hoạch tô ̉ng thê ̉ tư vâń ở mô ̣t trươ ̀ng học 
- Tư vâń học đươ ̀ng tại một trươ ̀ngtrung ho ̣c phô ̉ thông qua mạng 
- Hệ thống trắc nghiệm hướng nghiệp đơn giản và khả thi ở TpHCM 
- Luật giao thông , bài học vào đời vê ý thức chấp hành pháp luật 
5 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Samuel T Gladding ( 2000, 4th Ed), Counseling a comprehensive Professional, 
Prentice Hall, New Jersey, Columbus , Ohio. 
- John Schmidt (1999-3rd Ed) Counseling in Schools – Essential Services and 
Comprehensive Programs, Ally and Bacon. USA 
- Parsons, R. D., Kahn W. J. (2005). The School Counselor as Consultant - An 
Intergrated Model fro School-Based Consultation. Thomson. 
- Special Problems in Counseling the Chemically Dependent Adolescent, (1991), 
Eileen Smith Sweet Editor,The Haworth Press – New York. 
- Howard Gardner (1997, Phạm Toàn dịch), Frames of Mind, Nxb Giaó Dục. 
- Dale Carnegie, (2014, fist New dịch),How to win friends and Influence Poeple – 
Đắc Nhân tâm- NXB trẻ.Tp HCM 
- Lê Sơn, lê Hồng Minh (2010,2013) , Tài liệu Bồi dưỡng Giáo viên làm tư vấn viên 
học đường Tây Ninh, Khánh Hoà, Hậu Giang; Lưu hành nội bộ. Trung tâm ƯDKH 
TLGD Phía Nam – Viện Nghiện Cứu EBM ( Giáo dục và QTKD). 
- Bộ GDĐT, (2000) Quy chế tổ chức và hoạt dộng của trung tâm tổng hợp hướng 
nghiệp, NXB Giáo dục . 
- Phan trọng Ngọ và cộng sự (2001) Tâm lý học trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia Hà 
Nội. 
- Lê thi Thanh Hương (Ch. Biên) (2010), Tư vấn hướng nghiêp cho học sinh 
trung học phổ thông- Thực trạng ở Vie5t Namva2 kinh nghiệm Quốc tế, NXB 
Khoa học Xã hội. Hà Nội.
6 
MỞ ĐẦU 
 Tổ chức giáo dục trong nhà trường kể từ thời Komensky (1592-1670), đến 
nay đã có nhiều thay đổi, nhưng bản chất giáo dục học sinh biết làm người hành 
xử phù hợp đạo lý con người, quan tâm vấn đề phát triển nhân tính theo thời đại 
của nhà trường, là một hoạt động giáo dục trọng yếu, không thể bị xem thường. 
bên cạnh hoạt động dạy và học kiểu truyền đạt kiến thức, từ thầy sang trò. 
 Giáo dục học sinh làm người ngoài những giờ công dân, giờ chính trị,nhà 
trường hiện nay rất cần những giáo dục viên chuyên trách được đào tạo làm tư 
vấn học đường. Thực hiện tinh thần công văn 2564/HSSV ngày 5/4/2005 và 
công văn 9971/BGD&ĐT, ngày 28/10/2005) của Bộ GDĐT và công văn số 30-
2009/CV-TWH của chủ tịch Hội KHTL-GD VN Phạm Minh Hạc, Trung tâm Ứng 
dụng KH TLGD Phía Nam đứng ra phối hợp với các Sở GDĐT tỉnh thành tổ chức 
các lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ Tư vấn Học đường. Trong 3 năm 2010-2013, đã bồi 
dưỡng 6 khóa học, ở các tỉnh Khánh Hòa, Tây Ninh, Hậu Giang cho gần 1000 
học viên, là những giáo viên các trường phổ thông trung học và trung học cơ sở 
có dự kiến trở thành tư vấn viên học đường. Mục tiêu khóa học: Giúp giáo viên 
hiểu được và thực hành tốt nguyên tắc nghiệp vụ và giữ gìn uy tín, phẩm chất, tư 
cách tư vấn viên tâm lý học đường (khác với thói quen cũ của người giáo viên 
chuẩn mực, trang nghiêm), khi phải làm giáo dục viên vừa là tư vấn viên tiếp xúc 
trực tiếp cá nhân, thân thiện, chia sẽ, lắng nghe những điều riêng tư, bảo mật 
trong tư vấn tâm lý học sinh. Đồng thời, khóa học sẽ phổ biến rộng rãi các kiến 
thức và kỹ năng ứng dụng khoa học tâm lý giáo dục rộng rãi trong ngành giáo 
dục, chuyên nghiệp hóa nghề nghiệp sử dụng khoa học tâm lý giáo dục, tiến đến 
xây dựng một hội nghề nghiệp chuyên ngành tư vấn học đường, trong Hội khoa 
học Tâm lý Giáo dục Việt Nam. 
Tài liệu này là những thông tin cơ bản, dùng trong khóa bồi dưỡng nghiệp vụ 
tư vấn học đường nói trên, được mở rộng dùng cho các bạn đọc muốn tham gia 
khóa học và là tư liệu tham khảo chuyên ngành cho : 
- Các sinh viên các chuyên ngành tâm lý giáo dục 
- Các giáo viên chủ nhiệm, giáo dục viên, các tác viên, cán sự xã hội 
- Các tư vấn viên ở các chương trình nhân đạo của các hội đoàn 
- Quý vị tư vấn viên ở nhiều lãnh vực khác  
 Kỳ vọng sau khi nghiên cứu tài liệu này : 
- Người đọc sẽ hiểu và thống nhất các khái niệm, các nguyên tắc nghiệp vụ. 
- Biết tự hiểu mình, tự rèn luyện thay đổi phong cách ứng xử với thân chủ 
- Từng bước tự rèn luyện kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu và khơi dậy mọi nguồn 
lực, hỗ trợ thân chủ thay đổi tình trạng, hoàn cảnh một cách tích cực. 
7 
 Giáo dục phổ thông nước ta, từ những năm 1980, đã có nhiều nỗ lực trong 
hoạt động dạy làm người bên cạnh dạy chữ và rất quan tâm công tác hướng 
nghiệp cho học sinh. Từ năm 2000 đến nay, một số trường học còn quan tâm đến 
công tác tư vấn tâm lý, tổ chức một số phòng tư vấn học đường. Tuy vậy, trong 
toàn ngành giáo dục cho đến nay, chưa có một hệ thống tư vấn học đường hoàn 
chỉnh bao gồm tư vấn về tâm sinh lý, thái độ sống và hướng nghiệp. Cuốn sách 
này sẽ là tài liệu cung cấp kiến thức nghiệp vụ cơ bản, góp phần xây dựng hệ 
thống tư vấn học đường, một tiêu chí của nhà trường thân thiện và hiện đại. 
 Nội dung cuốn sách này chia làm 3 phần. Phần 1:Tư vấn học đường nhập 
môn, gồm khái niệm và kỹ năng căn bản của tư vấn học đường. Phần 2: Phương 
thức xây dựng chương trình tổng thể tư vấn học đường và lý huyết chuyên ngành 
tư vấn tâm lý và hươ ́ng nghiệp . Phần 3: là các chuyên đề hội tha ̉o tập huấn gôm̀ 
một số tư liệu tâm lý, tư vấn trị liệu và hươ ́ng nghiê ̣p cần thiết.. Sách được viết 
theo dạng cẩm nang, hướng dẫn thực hành. Bước đầu, các tác giả cố gắng tổng hợp 
các nội dung tập huấn trong nước và tài liệu lý thuyết của các chuyên gia nước 
ngoài, cùng với kinh nghiệm nhiều năm làm tư vấn trẻ em, làm chuyên viên tư 
vấn trong trường học và làm công tác nghiên cứu giáo dục, quản lý giáo dục . 
 Xin nhận nơi đây lòng biết ơn các chuyên gia bậc thầy đã truyền đạt nghề 
nghiệp, cung cấp tư liệu cho cuốn sách, cám ơn quý anh chị thâm niên trong 
ngành, quý anh chị giảng viên nòng cốt tư vấn trẻ em (Save the Children), quý 
thân hữu tác viên xã hội đã góp ý sửa chữa và hỗ trợ xuất bản. Rất mong được sự 
tiếp tục hỗ trợ và đóng góp ý kiến của quý vị cao minh, quý đồng nghiệp để cuốn 
sách nhập môn, kim chỉ nam vào nghề, ngày càng được hoàn thiện hơn. 
 Tác giả 
 PGS TS Lê Sơn 
- Hiệu trưởng Trường Bắc Lý – 
- Viện trưởng Viện Giáo dục học – Viện KHGD VN (1965) 
- Viện phó Viện Khoa học Giáo dục các tỉnh Phía Nam (1991) 
- Giám đốc TT Ứng dụng KHTLGD Phía Nam (1994) 
TS Lê Hồng Minh 
- GĐ TT Dạy nghề Quận 3 tp HCM (1983-1990) PGD TT VOTEC (1991-1997) 
- Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp - VP Tư vấn trẻ em, UBBVCSTE TpHCM 
(1997); TT tư vấn Giáo dục Tâm lý và Thể chất ( CONCEPP-1999) - TT Điều 
dưỡng và Cai nghiện Thanh Đa ( 2003) 
- Giám đốc TT Hướng nghiệp và Hỗ trợ Việc làm SV Đại học Gia Định (2010) 
- Phó GĐ TT Ứng dụng KHTLGD Phía Nam (2010) 
- Viện trưởng Viện EBM (Giáo dục &QTKD) (2010) 
8 
PHẦN I 
NHẬP MÔN TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG 
Chương 01 : Tư vấn học đường ra đời và phát triển 
Chương 02 : Khái niệm tư vấn học đường 
Chương 03 : Phẩm chất tư vấn viên học đường 
Chương 04 : Tư vấn tâm lý và kỹ năng cơ bản 
Chương 05 : Hướng nghiệp, và các kỹ năng 
9 
CHƯƠNG 1 
TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN 
1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG 
 Hoạt động hướng nghiệp, một phần quan trọng của tư vấn học đường ngày 
nay, bắt nguồn từ công trình nghiên cứu “Tổng quan thị trường nghề nghiệp trên 
thế giới” từ đầu thế kỷ 17 của một người Ý, Tomasco Gazoni, được dịch ra nhiều 
thứ tiếng, tiếng Anh là “ The Universal Plaza of All the Professions of the 
World”. Năm 1631, Poowell, một người Anh xuất bản cuốn “Tom of All Trades 
or The Plain Pathways to Perferment”, một cuốn sách gồm các hình ảnh thông 
tin về các ngành nghề. Năm 1747, xuất bản cuốn “London Tradesman’ liệt kê tích 
hợp tất cả ngành nghề đang phát triển ở Luân đôn làm kim chỉ nam cho người lao 
động trẻ vào đời. .. 
 Cùng với sự ra đời và lớn mạnh của triết học quan tâm đến con người, tôn 
trọng cá nhân và quyền dân chủ, sự phát triển của khoa học tâm lý thực nghiệm, 
tâm lý về nhân cách, xã hội và sự phát triển của ngành thống kê học. Đặc biệt là 
ngành tâm lý trị liệu, tâm thần học. Năm 1909, William Healy thành lập “ Trung 
tâm chuyên khoa điều hướng trẻ em” ( Child Guidance Clinic), chăm sóc tâm lý 
giáo dục cho các trẻ hư khu ổ chuột, đã tác động mạnh vào phong trào tư vấn 
hướng dẫn giáo dục, hướng nghiệp . Tuy vậy, lịch sử nghiệp vụ tư vấn học đường 
được ghi nhận xuất phát và lớn mạnh ở Mỹ, từ công tác hướng nghiệp trong học 
đường vào những năm đầu của thế kỷ 20. Trong thập kỷ 1900-1909, có 3 người 
được xem là những người đầu tiên khởi xướng và hệ thống hóa nghiệp vụ tư vấn 
học đường là Jesse B.Davis, Frank Parsons, và Cliffort Beer.(Gladding,2000, 
Counseling,a comprehensive profession).mà chủ yếu là tư vấn hướng nghiệp. 
+ Jesse B. Davis 
Jesse B. Davis được coi là người đầu tiên đề xuất một chương trình hướng 
nghiệp trong trường học có hệ thống. Năm 1907, ông được làm hiệu trưởng 
trường trung học phổ thông, đã khuyến khích các giáo viên dạy tiếng Anh sử dụng 
các bài luận văn, bài học liên quan mô tả nghề nghiệp, nói lên những hứng thú, 
những đặc điểm cần phát triển và những vấn đề về tư tưởng và hành vi không 
thích hợp cần hạn chế đối với một số nghề nghiệp. Đồng thời với Jess B. Davis 
nhiều trường học ở nhiều nơi khác cũng thực hiện mô hình đó. 
10 
+ Frank Parsons (1854–1908) : 
 Tư vấn hướng nghiệp, chọn nghề thật sự lớn mạnh kể từ khi Frank Parsons, 
người mà sau này được coi là “cha đẻ của hướng nghiệp”, thành lập “Văn phòng tư 
vấn hướng nghiệp” ở Boston năm 1908, ( Boston `s Vocational Bureau) và xuất 
bản sách “Chọn nghề” (Choosing a Vocation). Frank Parson với phòng tư vấn tâm 
lý về nghề nghiệp, đã sử dụng các khái niệm của tâm lý học như những đặc điểm 
khí chất, tính khí của mỗi con người và đối chiếu với những nhân tố được xem là 
những yêu cầu cơ bản của nghề nghiệp để đánh giá sự phù hợp (đặc điểm 
người/nghề), các lý thuyết tâm lý về những xung động của vô thức 
(Freud,Adler,Jung), sau đó phát triển thành ngành học. Frank Parson đã sử dụng 
các tiến bộ và cách tính toán về xác suất, di truyền, độ lệch chuẩn, hệ số tương 
quan của khoa học thống kê khởi xướng từ thế kỷ trước, đặc biệt các khái niệm 
thống kê của nhà nhân chủng học Francis Galton (1822-1911),và Karl Pearson, để 
thiết lập và tiến hành trắc nghiệm, chẩn đoán tâm lý nghề nghiệp trong tư vấn 
hướng nghiệp. 
 Frank Parsons nổi tiếng là một học giả thông thái, một nhà văn hấp dẫn 
hoạt động không ngừng nghỉ, xứng đáng là cha đẻ của hướng nghiệp, là người khởi 
đầu trào lưu tư vấn hướng nghiệp. Không ai tiên đoán được sự lớn mạnh của 
phong trào, từ khi ông đào tạo vài chục người năm 1909, đến năm 1994, số người 
được đào tạo tư vấn viên học đường đã lên đến con số 115.000 người. 
 Từ thời khởi đầu, đối với ông tư vấn viên hướng nghiệp cần có những tính 
chất sau đây: 
- Kiến thức thực hành tâm lý về hướng nghiệp 
- Kinh nghiệm đầy đủ về mối quan hệ nhân bản, 
- Khả năng làm việc với những người trẻ tuổi 
- Hiểu biết về những điều kiện và yêu cầu của sự thành đạt 
- Được chuẩn bị đầy đủ thông tin về chương trình học tập 
và các phương tiện cần thiết 
- Có phương pháp phân tích khoa học . 
11 
+ Cliffort Beer: 
Trong thập kỷ 1900-1909, với tác phẩm nỗi tiêng “Một tâm hồn tự tìm thấy” (A 
 ...  với bên cung ứng lao động 
Bên cung ứng lao động là những học sinh nghèo do hoàn cảnh kinh tế gia đình 
không tiếp tục học phổ thông có nguyện vọng học nghề hoặc ra trường xin việc 
làm ngay, thường các thầy cô trong trường khó nắm bắt được nguyện vọng này vì 
có em không công khai và tự xoay sở. 
Nhà trường hãnh diện và cho đó là chất lượng giảng dạy khi số đông học sinh ra 
trường tiếp tục học lên bậc cao, nên số học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn chưa 
được quan tâm đúng mức, tư vấn viên học đường qua các tiết hướng nghiệp, các 
buổi sinh hoạt hướng nghiệp và làm việc với chủ nhiệm lớp theo lịch có thể nhận 
ra ngay một số em có nhu cầu cung ứng lao động bản thân, giúp gia đình giải 
quyêt những nhu cầu cơ bản. Như vậy, số học sinh này cần bồi dưỡng kỹ năng sơ 
cấp nghề ngay trong các giờ học tập lao động ở các trung tâm lao động hướng 
nghiệp, trung tâm kỹ thuật tổng hợp và dạy nghề (hướng nghiệp). 
Điều quan trọng là các em phải được tư vấn định hướng nghề, chọn nghề, và 
nếu có quan hệ tốt với bên tuyển dụng sẽ giúp các em thích ứng nghề, hiểu đặc 
điểm nghề và sự thích hợp với tính tình, phong cách con người của mình, chủ động 
chọn nghề phù hợp lâu dài, tránh những nghề chống chỉ định. 
95 
Đối với bên sử dụng nhân lực 
Đối với bên sử dụng nhân lực, tư vấn viên trước hết phải liên hệ đặt quan hệ 
thông tin để nắm bắt tình hình thị trường lao động, nhất là lượng lao động có trình 
độ văn hóa phổ thông, văn hóa cơ sở mà chưa giỏi nghề. Đối với nông trường, 
trang trại, trại nuôi trồng thủy hải sản, cần số lượng lớn lao động học sinh học nghề 
chăn nuôi trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản, có thể đào tạo ngay trong công việc ( 
Trainning on job). Các em giỏi mỹ thuật, tuyên truyền cũng có nhiều doanh 
nghiệp quan tâm tuyển dụng và phát triển. Chưa nói đến những em có thể thích 
lao động nặng như xây dựng, cầu đường, cơ khí nông thôn cũng được nhiều công ty 
xây dựng quan tâm. Tư vấn viên phải thường xuyên liên hệ với các siêu thị, cửa 
hàng cần nhân lực bán thời gian. 
Quan hệ xã hội khác 
 Để có nhiều thông tin hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm cho học sinh, ngoài 
những thông tin trên đài báo, enternet, tư vấn viên hướng nghiệp trong trường 
học làm việc có hiệu quả, khi có kỹ năng đặt mối quan hệ rộng rãi với nhiều người 
nhiều đơn vị, cơ quan hội đoàn, tổ chức trong cộng đồng, nhất là các vị lãnh đạo 
nhà nước, các tu sỹ lãnh đạo tôn giáo, các nhân sỹ, nghệ sỹ, doanh nhân  Những 
mối quan hệ này có thể chính thức qua thư từ,hội họp hoặc không chính thức 
quan hệ trong cuộc sống. 
 Kỹ năng đặt mối quan hệ xã hội với các nhân vật uy tín trong cộng đồng, ( 
Tu sỹ, nhân sỹ, nghệ sỹ) thường là mối quan hệ không chính thức. Do tình cờ 
gặp gỡ, hoặc được giới thiệu qua những người thân quen. Những nhân vật uy tín 
trong cộng đồng, có thể cung cấp thông tin, hoặc giới thiệu đến các doanh nghiệp, 
cơ quan đang có nhu cầu sử dụng nhân lực mà chưa công bố, hoặc giới hạn thông 
tin tuyển trong nội bộ thân quen có người bảo lãnhQua đó, nắm được hướng kế 
hoạch chiến lược phát triển cộng đồng, dự báo nhu cầu nhân lực dài hạn trung 
hạn 
 Ngoài ra, dù quỹ thời gin và trách nhiệm tư vấn hướng nghiệp ở học đường 
còn giới hạn, nhưng tư vấn viên không quên hỗ trợ học sinh, Giáo dục đạo đức và 
lương tâm nghề nghiệp trước khi vào nghề cũng là một điều rất cần thiết, góp phần tích 
cực vào việc giúp cho người lao động tương lai có phẩm chất nhân cách hài hòa, hội 
nhập dễ dàng với cuộc sống tự lập với nghề nghiệp của mình. 
96 
Tư vấn tìm việc, tự tạo việc làm 
 Theo quan điểm rộng rãi nhất, việc làm đối với người trưởng thành, là phương tiện kiếm 
sống , không vi phạm pháp luật. Việc làm có thể là làm công việc được đào tạo, có nghề nghiệp 
chuyên môn, cũng có thể chỉ làm công việc theo kinh nghiệm do cá nhân tự lĩnh hội. Tư vấn 
viên hướng nghiệp , sau khi thảo luận, hướng dẫn phương thức tìm việc làm và các cách tự tạo 
việc làm cho học sinh, nhất là nhóm học sinh do hoàn cảnh phải ra đời sớm, sau trung học. 
Xây dựng chiến lược và mở rộng mối quan hệ bên ngoài 
 Để có đủ thông tin và mối quan hệ hỗ trợ học sinh dự kiến học hết cấp là ra đời 
hoặc tìm cách vừa học vừa làm, tư vấn viên phải mở rộng mối quan hệ ngoài nhà trường, 
với các cơ quan, công ty và kể cả cá nhân có yêu cầu sử dụng lao động qua những thông 
tin thường ngày của các phương tiện truyền thông, của những bản tin, thông báovề nhu 
cầu nhaq6n lực và thị trường lao động 
 Mối quan hệ đó là một nỗ lực vì học sinh thân yêu, có thể liệt kê một số mối quan 
hệ mà các cơ quan dịch vụ việc làm thường hướng dẫn cho người laod9o65ng tìm việc 
như sơ đồ sau đây: 
XAÂY DÖÏNG MOÁI QUAN HEÄ BEÂN NGOAØI
DÒCH VUÏ
SAP XEÁP VIEÄC LAØM
Caùc nhaø laøm chính saùch
Caùc nhaø quaûn lyù
Caùn boä SXVL
Caùc tröôøng ñaïi hoïc
DÒCH VUÏ VIEÄC LAØM
CHUNG C
aùc
toå
ch
öùc
ph
i c
h/
ph
uû
NG
O
Bo
ä G
D 
Ñ
T
Bo
ä L
ÑT
B 
XH
Ngö
ôøi sö
û duïn
g
Lao
 ñoän
g TN
SCN
Toå chöùc
ngöôøi söû duïng
lao ñoäng NSC
Caùc boä khaùc
Xaây döïng
Giao thoâng
Caùc tröôøng ñaïi hoïc,
Cô quan nghieân cöùu
T
T
ña
øo
ta
ïo
ng
he
à
T
h
o
ân
g
ti
n
 ñ
a
ïi
c
h
u
ùn
g CBXH
Gia ñình
Ca
ùc
n h a
ø tö
va
án
TNSCN
tìm
vieäc
Toå chöùcTNSCN
97 
3. KHOA CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ 
Khoa chẩn đoán tâm lý với tư cách là một khoa học, được xây dựng trên cơ sở 
thực nghiệm thành một môn khoa học độc lập từ cuối thế kỷ XIX. Buổi đầu với 
Francis Galton ( 1822 – 1911). Francis Galton đã đề xuất những tư tưởng trắc 
nghiệm ( test ) đầu tiên, xây dựng kỹ thuật nghiên cứu những khác biệt cá nhân 
trên cơ sở sử dụng phương pháp thống kê, lập phòng thí nghiệm tiến hành các 
trắc nghiệm tâm lý tại triển lãm quốc tế về sức khoẻ ở Luân Đôn năm 1884. 
 Học trò của Francis Galton nhà tâm lý học Mỹ J.Mc Cattell (1860 – 1944) 
xuất bản cuốn “các trắc nghiệm và đo lường trí tuệ“ tại New York năm 1890 với 50 
mẫu trắc nghiệm tâm lý người. Tác động lớn của cuốn sách đưa đến sự bộc phát 
của các công trình nghiên cứu trắc nghiệm tâm lý. Năm 1895 – 1896 Mỹ đã thành 
lập Đại hội đồng quốc gia để thống nhất các nỗ lực của các trắc nghiệm gia . 
Nhưng việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý trở thành khoa học thật sự bắt 
đầu từ những trắc nghiệm tâm lý xác định mức độ phát triển trớ tuệ của trẻ em 3-
15 tuổi của nhà tâm lý học Pháp Alfred Binet (1857-1911) và bác sĩ T.Simon. Hai 
ông xây dựng thang đo lường mức độ phát triển trí tuệ Binet Simon và xuất bản 50 
bài tập và thủ tục quy trình thực hiện thử nghiệm óc phán đoán và sự thông minh, 
hiểu biết của trẻ em 
Năm 1910 Gmunsterberg xõy dựng hàng loạt trắc nghiệm dựng riờng cho 
cụng tỏc hướng nghiệp và tuyển chọn nghề. Cũng vào năm 1910 G I Rụtxolimo đưa 
ra phương phỏp trắc diện tâm lý “rất được chú ý ở Tây Âu và Mỹ. Năm 1912 nhà 
tâm lý học Đức V.stern đã đưa ra khái niệm “ hệ số thông minh “ (intelligent 
quotient- IQ ) 
 Năm 1916 và 1937 Giáo sư Đại học Stanford ( Mỹ ) đã 2 lần cải tiến thang 
năng lực trí tuệ Binet – Simon dùng cho trẻ em Mỹ . Trong thế chiến thứ nhất và 
thế chiến thứ hai quân đội Mỹ đã sử dụng các trắc nghiệm “Alpha lục quân – Bêta 
lục quân”. tuyển chọn nghề nghiệp quân sự cho 1750 tân binh thế chiến I, và 
20.000.000 lượt tân binh thế chiến II. 
Khái niệm về khoa chẩn đoán tâm lý xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ 
này như một giai đoạn mới, khi cuốn sách “ khoa chẩn đoán tâm lý “ của 
Rorschach ra đời .Thời kỳ này cũng là lúc phát triển các khoa nghiên cứu nhân 
cách khác về chất như các phương pháp phóng ngoại ( projeetive methds )  xu 
thế sử dụng rộng rãi các trắc nghiệm nhiều mặt liên hợp hoá . Trong số những 
phương pháp nghiên cứu trí tuệ thì thang điểm của trắc nghiệm Wechsler được coi 
98 
là phát triển rộng rãi nhất . Trắc nghiệm tri giác chủ đề của H.A Murray TAT trắc 
nghiệm nghiên cứu phản ứng hẫng hụt của Rozenweig  cũng đã trở nên phổ biến 
. Trong trào lưu phát triển trắc nghiệm cũng phải kể đến những phương pháp như 
kiểm kê nhân cách ( Personality inventory ), kiểm kê nhân cách đa tướng 
Minnesota (Minnesota Multi Phasic Persemality Inventory – MMPI, kiểm kê nhân 
cách của Eysenck EPI (Eysenck Personality Inventory) và của Cattell 
 Các chỉ số kỹ thuật của bộ trắc nghiệm 
Bộ trắc nghiệm chỉ có thể đảm bảo được tính khoa học khi đảm bảo các chỉ 
số kỹ thuật sau đây : độ khó. độ phân biệt, hệ số tin cây , hệ số tương quan. 
- Độ khó : 
 Độ khó của câu hỏi trong trắc nghiệm ( item) biểu thị mức độ khó hoặc dễ của mỗi 
câu dựa trên tỷ lệ những người trả lời đúng câu đó. Những trắc nghiệm cho phép 
bộc lộ tối đa năng lực của nghiệm thể ( maximal performance tests) thường phải 
phân tích độ khó. Công thức để tính độ khó : 
 Số người trả lời đúng 
 P = ---- ------------------------ 
 Tổng số người trả lời 
P : Độ khó của câu 
N : Tổng số người tham gia trả lời 
 P có giá trị từ 0,0 đến 1,0. Giá trị của P càng gần 0,0 thì độ khó của câu hỏi càng 
tăng.Muốn tính P phải phạm trù hoá điểm của câu hỏi như là đúng và sai. Đúng 4-
5 điểm, sai 1-2 hoặc 3 điểm. 
Độ phân biệt 
 Phân tích độ phân biệt chỉ ra mức độ khác biệt trong cách trả lời câu hỏi 
trắc nghiệm ở những kiểu người khác nhau. Hầu hết các loại trắc nghiệm đều cần 
được đánh giá độ phân biệt. Có nhiều cách đánh giá độ phân biệt của các câu 
trong trắc nghiệm tâm lý., trong đó có 2 cách thường sử dụng . Đó là đánh giá chỉ 
số phân biệt ( Item Discrimination Index) và đánh giá tương quan giữa điểm của 
câu hỏi và điểm của trắc nghiệm ( Item- Total Correlation ). 
 Đánh giá chỉ số phân biệt câu hỏi trắc nghiệm được xác định từ kết quả so sánh 
điểm trắc nghiệm của 2 nhóm nguời có điểm số cao và thấp rút ra từ 2 mẫu riêng 
rẽ hay 2 phần của một trắc nghiệm. 
Công thức tính độ phân biệt như sau : 
99 
 Số người trả lời đúng ở nhóm điểm cao Số người trả lời đúng ở nhóm điểm thấp 
D=Pt-Pb= ----------------------------------------- - -------------------------------------------
----- 
 Tổng số người trả lời ở nhóm điểm cao Số người trả lời đúng ở nhóm điểm thấp 
D = Độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm 
Pt = Tỷ lệ % số người trong nhóm điểm cao trả lời đúng 
Pb = Tỷ lệ % số người trong nhóm điểm thấp trả lời đúng 
D < hoặc = 0,3 được coi là thích hợp. 
D < hoặc = 0,2 được coi là không thích hợp, nên được viết lại . 
Hệ số tương quan và hệ số tin cậy 
 Khi đánh giá tương quan giữa câu hỏi và toàn bộ trắc nghiệm nếu trắc 
nghiệm và câu hỏi cùng đo một đặc tính thì điểm trả lời trên câu hỏi sẽ tương quan 
tuyến tính với tổng số điểm của trắc nghiệm. Công thức được tính như sau 
 _ _ 
 (  XY / N ) – (X) (Y) 
 Rxy = ---------------------------- 
 ( X)( Y) 
X : Điểm của câu hỏi được phân tích 
Y : Điểm của tổng các câu hỏi của trắc nghiệm 
 _ 
 (X) : Điểm trung bình của câu hỏi được phân tích 
 _ 
(Y) : Điểm trung bình của tổng các câu hỏi của trắc nghiệm 
( X) : Độ lệch chuẩn của câu hỏi được phân tích 
( Y) : Độ lệch chuẩn của trắc nghiệm. 
Nếu trắc nghiệm có các câu hỏi được cho điểm theo kiểu lưỡng cực ( đúng / 
sai, đồng ý / không đồng ý, có / không) công thức sau đây được dùng để đánh giá 
tương quan 
 _ _ 
 ( X1- X ) P 
RXY = --------- ------ 
100 
  X 1 - P 
_ 
X : Giá trị trung bình trắc nghiệm ( cho tất cả mọi người ) 
_ 
Y : Giá trị trung bình của những người làm trắc nghiệm trả lời đúng 
 câu hỏi 1. 
 X : Độ lệch chẩn của trắc nghiệm 
P : Tỷ lệ những người trả lời đúng trên câu hỏi 1 
Giá trị của hệ số tương quan càng tiệm cận với 1,0 càng chứng tỏ câu hỏi và 
trắc nghiệm có tính đồng nhất cùng do một đặc tính 
Người ta phân biệt một vài chỉ số tin cậy tuỳ thuộc vào phương pháp tính 
toán, cũng như vào nguồn gốc của những sai sót có ảnh hưởng đến tính ổn định 
của các chỉ số. Phương pháp cơ bản để xác định hệ số tin cậy của trắc nghiệm trước 
hết là tính hệ số tương quan giữa các chỉ số thử nghiệm lặp lại trên cùng một quần 
thể bằng cùng một trắc nghiệm như nhau. Hoặc Xác định hệ số tương quan giữa 
hai nửa của cùng một trắc nghiệm . Công thức chung để tính hệ số tin cậy như sau : 
 2r 
 R = ------ 
 1 + r 
r : hệ số tin cậy giữa 2 nữa trắc nghiệm 
R : hệ số tin cậy của trắc nghiệm nói chung 
Nếu trắc nghiệm tuỳ thuộc vào số lượng bài trắc nghiệm : n , thì công thức 
chung biến đổi như sau : 
 Nr R(1- r) 
R = ---------------- n = -------------- 
 1 + ( n - 1)r r ( 1- R ) 
Nếu không phụ thuộc vào giả thiết của người xây dựng , công thức tính hệ số 
tin cậy như sau : 
101 
 2 2 
  a -  b 
Rn = 2 ( 1 - ---------------- ) 
 2 
 t 
Công thức chung nhất của Kuder và Richardson : 
 Mt 
 Mt (1 - ------ ) 
 n n 
Rn = ---------- 1 - ------------------------- 
 2 
 n - 1 t 
4. BỘ TRẮC NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 
Thành phố Hồ Chí Minh trước đây, theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm do sở 
Khoa học Mội trường ( Khoa học Công nghệ) thành phố tài trợ nghiên cứu và phổ 
biến kết quả, lưu hành một bộ công cụ trắc nghiệm hướng nghiệp riêng gồm có 7 
trắc nghiệm, đánh giá kiến thức kỹ năng học sinh trung học, xu hướng thuận não 
trái, não phải hoặc cả 2 để định hướng nghề nghiệp. ( TN1) 
 Sau năm 2003, một bô ̣ trắc nghiệm hướng nghiê ̣p mới được phổ biến, từ kết 
quả của một đề tài nghiên cứu “ Đề xuất giải pháp tăng cường công tác tư vấn giáo 
dục truyền thông về hướng nghiệp, triển khai ứng dụng và hoàn thiện một số trắc 
nghiệm hướng nghiệp cho HSPT theo yêu cầu thị trường lao động tpHCM” Do PGS 
TS NGUT Lý Ngọc Sáng , Giám đốc Trung tâm Tư vấn Giáo dục Tâm lý Thể chất 
(CONCEPP).(1) (TN2 ) 
Bộ trắc nghiệm này (Bộ TN2) tiếp nối và bổ sung hoàn thiện bộ trắc nghiệm 
có trước của thành phố (Bộ TN1), Bộ TN1 dựa vào lý thuyết phát triển của 2 bán 
cầu não, Bộ TN2 dựa và lý thuyết lục nghệ của John Holland. 
Bộ TN2, chia làm 2 loại trắc nghiệm, trắc nghiệm tổng quát (TNTQ) và trắc 
nghiệm cá nhân (TNCN). 
102 
Bảng TNTQ chia làm 2 : 
- Bảng TNTQ1 trả lời câu hỏi : Em muốn làm nghề gì? 
Liệt kê 25 câu hỏi, mỗi câu hỏi có : 6 câu trả lời nhưng chỉ chọn 1. 
- Bảng TNTQ2 trả lời câu hỏi : Em cĩ khả năng gì? 
 Liệt kê 25 câu hỏi , mỗi câu hỏi có : 6 câu trả lời nhưng chỉ chọn 1 
Đối chiếu kết quả giữa 2 bảng TNTQ 1 và TNTQ2 , sẽ tìm ra xu hướng nghề 
phù hợp khả năng và nguyện vọng học sinh. 
Bảng TNCN, là những trắc nghiệm ngắn, nhằm trắc nghiệm lại, bổ sung đánh 
giá một số lãnh vực nhằm giúp củng cố kết quả TNTQ đã cho thấy, bao gồm: 
TNCN 1 : Đo chỉ số cảm giác/vận động. 
TNCN 2 : Đo Độ rung tay. 
TNCN 3 : Đo độ bền cơ tĩnh . 
TNCN 4 : Phân loại khí chất 
TNCN 5: Hiểu đúng tín hiệu hành vi 
TNCN 6 : Phân tích tổng hợp trực quan 
TNCN 7 : Kiến thức cơ học thông thường 
TNCN 8 : Tám loại khí chất 
TNCN 9 : Ba kiểu người-nghề thời đại. 
TNCN 10: Giao tiếp trong quản lý 
TNCN 11: Kỹ năng sống 
 TNCN thuộc bộ TN1 
Trắc nghiệm 1: Tư duy logic 
Trắc nghiệm 2 : Khả năng cảm thụ và diễn đạt ngôn từ 
Trắc nghiệm 3 : Trí tưởng tượng không gian 
Trắc nghiệm 4 : Khí chất 
Trắc nghiệm 5 : Trí nhớ hình tượng 
Trắc nghiệm 6 : Trí nhớ ngắn hạn 
Trắc nghiệm 7 : Độ bền vững chú ý 
( xem phần HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ TRẮC NGHIỆM TP HCM phụ lục 
đính kèm) 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_boi_duong_nghiep_vu_tu_van_hoc_duong_phan_1.pdf