Giáo trình Chuẩn bị nguyên vật liệu - Nghề: Trồng hoa lan

Bài 1: Giới thiệu cơ bản về hoa lan

Mục tiêu:

+ Trình bày được đặc điểm thực vật học của cây lan;

+ Trình bày được đặc điểm sinh trưởng và điều kiện sinh thái của từng giống

lan;

+ Xác định được các vùng trồng phù hợp với từng giống lan đang trồng phổ

biến ở Việt Nam;

+ Nhận thức được tầm quan trọng của cây hoa lan trong việc phát triển kinh

tế của vùng.

A. Nội dung:

1. Giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa kinh tế của hoa lan.

1.1. Giá trị thẩm mỹ

- Được ví như nữ hoàng của các loài hoa, hoa lan từ lâu đã được những

người chơi hoa dành cho một tình cảm và sự nâng niu khá trân trọng. Dường như

hoa lan hội tụ khá nhiều phẩm chất của dòng hoa hết sức quý phái. Trong số rất

nhiều các loài hoa đang được trồng ở Việt Nam hiện nay, hoa lan có nhiều dòng nổi

tiếng và đẹp thuộc dạng bậc nhất. Ở Đà Lạt hiện có khoảng hơn 100 loài lan. Một

đặc trưng dễ nhận ra của hoa lan của Đà Lạt đó chính là mùi hương thơm ngát mát

dịu, ngọt ngào và nhiều màu sắc, bao gồm: màu đỏ, đỏ đậm, trắng, tím đốm, hồng,

nâu, xanh hồng. Hoa lan còn nổi bật không chỉ bởi nhiều màu sắc, cánh dày, mùi

hương thơm mà còn là sự đa dạng về chủng loại và cả thương hiệu đã được khẳng

định của loài hoa quý tộc này. Khác với nhiều loài hoa đang được trồng ở Việt

Nam, hoa lan đòi hỏi chăm sóc cầu kỳ và tỉ mỉ hơn.

- Với nét quyến rũ đầy tinh tế, hoa lan luôn được coi là biểu tượng của vẻ

đẹp và sự quý phái. Trong vài năm gần đây, vào những ngày Tết cổ truyền của dân

tộc, ở nhiều gia đình của người dân Hà Nội đã lựa chọn hoa lan là thú chơi ưa

thích.7

Ảnh 1.1: Vẻ đẹp của các loài hoa lan

1.2. Giá trị kinh tế

Hoa phong lan được mệnh danh “Hoàng hậu của các loài hoa”, nó đang có

giá trị kinh tế khá cao so với tất cả các loài hoa, hiện phong lan đang chiếm thị

trường tiêu thụ mạnh trong nước và xuất khẩu. Một số giống hoa phong lan có giá

trị kinh tế cao đang được trồng ở Việt Nam, gồm một số loài hoa phong lan như:

Dendrobium, Mokara, Phalaennopsis, Cattleyas, Vandaceuos, Oncidium,

Cybidium rất thích hợp trong sản xuất và kinh doanh nó đem lại lợi ích kinh tế vô

cùng to lớn cho các nhà vườn.

- Thành tựu kinh tế của Việt Nam đã thúc đẩy nhiều ngành kinh tế nông

nghiệp phát triển trong đó có ngành hoa lan. Thực ra, ngành công nghiệp hoa lan

cây cảnh Việt Nam từ những năm 1987 đã manh nha hình thành như sự ra đời của

công ty Phong Lan, một số vườn lan tại Thanh Đa có phòng nhân giống lan bằng

phương pháp cấy mô nhưng vào thời điểm đó, đa số các vườn lan chủ yếu mang

tính nghệ nhân, truyền thống thủ công nên chỉ cần nói đến sản xuất hoa lan mang

tính chất công nghiệp là nhiều người đã vội vàng cho là không thể.

- Từ năm 2000 đến nay, theo thống kê của Sở NN và PTNT Thành phố Hồ

Chí Minh, hàng tuần thành phố phải nhập khẩu trên 20.000 cành lan với giá nhập

bình quân 4.000đ/cành thì mỗi năm ta phải bỏ ra trên 4 tỉ đồng để nhập hoa. Hiện

nay, giá hoa lan trên thị trường Việt Nam giao động từ vào chục nghìn đến vài triệu

một giò lan đẹp. Điều này cho thấy, xu hướng tiêu dùng của người Việt đã thay đổi:

thay vì chỉ chú trọng đến các nhu cầu cơ bản như ăn, ở, đi lại như những năm 1980,

ngày nay đại đa số thích thưởng thức các món ăn tinh thần nhiều hơn và hoa lan

cây cảnh là những sản phẩm không thể thiếu trong những ngày lễ hội, lễ kỷ niệm

trong văn hóa Việt Nam.

- Ở Việt Nam, có 2 loại lan chính đó là lan bản xứ và lan lai. Rừng Việt Nam

có nhiều loài lan bản xứ đẹp, có trữ lượng cao, nhưng chưa được điều tra chính xác.

Các loại lan rừng Việt Nam phân bố từ đồng bằng đến cao nguyên và cả trên các

cây bóng mát ở các thành phố.8

- Trên thế giới một cây lan quý trị giá 400 đô la, một cành hoa lan cắt 20 đô

la, một cây lan rừng khoảng 10 đô la.

pdf 58 trang yennguyen 7380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chuẩn bị nguyên vật liệu - Nghề: Trồng hoa lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chuẩn bị nguyên vật liệu - Nghề: Trồng hoa lan

Giáo trình Chuẩn bị nguyên vật liệu - Nghề: Trồng hoa lan
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
CHUẨN BỊ NGUYÊN VẬT LIỆU 
MÃ SỐ: MĐ 01 
NGHỀ: TRỒNG HOA LAN 
Trình độ: Sơ cấp nghề 
 1 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01 
 2 
LỜI GIỚI THIỆU 
Những năm gần đây tình hình dạy nghề của nước ta đã có những đổi mới, từ 
cách đào tạo theo truyền thống, hàn lâm chuyển sang đào tạo theo phương pháp 
mới dạng Môđun, giảng dạy công việc. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy; 
nhóm biên sọan chúng tôi đã bám sát theo yêu cầu đào tạo, sản xuất, nhu cầu của 
người học và bản chất công việc để biên soạn tập tài liệu bài giảng tích hợp làm tài 
liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập cho học sinh trong quá trình đào tạo 
nghề. 
 Tập bài giảng tích hợp và bộ phiếu phân tích công việc sẽ là cẩm nang của 
người học nghề. Chúng tôi tin rằng tập bài giảng tích hợp sẽ góp phần đáp ứng 
công tác dạy nghề cho chương trình nghề Trồng hoa lan. 
 Giáo trình này giúp các học viên: 
 - Hiểu biết một cách có hệ thống hơn về các điều kiện ngoại cảnh của cây lan 
như ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, sự tưới nước 
 - Nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng và phòng ngừa 
sâu bệnh. 
 - Biết được mùa ra hoa của lan và điều chỉnh được qua trình ra hoa. 
 - Biết được sự phân bố của lan rừng Việt Nam để dễ dàng sưu tầm chúng. 
 - Giúp các học viên biết được hình thái giải phẫu, sinh lý, sinh thái của họ 
lan. 
 - Giúp các học viên có thể tự mình nhân giống được các loại lan. 
Chúng tôi xin chân thành cám ơn các đơn vị: Bộ NN & PTNT, Trường cao 
đẳng nghề và nông lâm Nam Bộ, Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn Bắc Bộ và các bạn đồng nghiệp tại các trường dạy nghề khác đã tài trợ kinh 
phí, nhiệt tình đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thành được tập tài liệu này. 
 Phương pháp biên soạn bài giảng theo phương pháp tích hợp là một phương 
pháp mới đối với giáo viên nhà trường, quá trình biên soạn vẫn bị ảnh hưởng của 
phương pháp truyền thống đồng thời biên soạn trong một thời gian ngắn nên không 
thể tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, bạn đọc 
để tập giáo trình được hoàn chỉnh hơn. 
 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn./. 
Nhóm biên soạn 
1. Phạm Thanh Hải Chủ biên 
2. Đào Thị Hương Lan 
3. Lê Trung Hưng 
4. Đắc Thị Ất 
5. Trần Ngọc Trường 
 3 
MỤC LỤC 
ĐỀ MỤC TRANG 
Bài 1: Giới thiệu cơ bản về hoa lan ...................................................................... 5 
1. Giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa kinh tế của hoa lan. ................................................... 5 
1.1. Giá trị thẩm mỹ ................................................................................................ 5 
1.2. Giá trị kinh tế ................................................................................................... 6 
2. Tình hình sản xuất hoa lan trênThế giới và Việt Nam .......................................... 7 
2.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên Thế giới ........................................................... 7 
2.1.1. Sản xuất hoa lan tiêu thụ ở Đài Loan ............................................................ 7 
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan ở Nhật Bản ........................................ 7 
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan ở Mỹ .................................................. 8 
2.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan ở các nước EU ................................... 8 
2.2. Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam............................................................. 8 
3. Nguồn gốc và phân bố của các giống lan ........................................................... 12 
4. Đặc điểm thực vật học ....................................................................................... 13 
4.1. Rễ ................................................................................................................... 13 
4.2. Thân ............................................................................................................... 15 
4.3. Lá ................................................................................................................... 17 
4.4. Hoa ................................................................................................................. 17 
4.4.1. Cấu tạo hoa lan ........................................................................................... 18 
4.4.2. Cấu tạo nhụy và nhị của hoa lan .................................................................. 19 
4.5. Quả lan ........................................................................................................... 20 
4.6. Hạt lan ............................................................................................................ 21 
5. Yêu cầu điều kiện sinh thái ................................................................................ 21 
5.1. Nhiệt độ .......................................................................................................... 21 
5.2. Ẩm độ ............................................................................................................ 21 
5.3. Nước tưới ....................................................................................................... 21 
5.4. Ánh sáng ........................................................................................................ 21 
 4 
5.5. Sự ngủ nghỉ của lan ........................................................................................ 22 
6. Các tiêu chuẩn để định giá một loài lan ............................................................. 23 
Bài 2: Giới thiệu về nhà kính, nhà che ............................................................... 26 
1. Sơ lược về yêu cầu thiết kế nhà kính, nhà che ................................................... 26 
2. Tác dụng của nhà kính, nhà lưới ........................................................................ 29 
2.1. Nhà lưới: ....................................................................................................... 29 
2.2. Nhà kính ......................................................................................................... 29 
3. Một số mẫu nhà kính, nhà lưới .......................................................................... 30 
4. Một số công ty chuyên thi công xây dựng nhà kính, nhà lưới ............................ 31 
Bài 3: Kỹ thuật làm giàn treo, móc treo, sạp kệ ................................................ 34 
1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu ....................................................... 34 
1.1. Làm giàn treo, sạp kệ...................................................................................... 34 
1.2. Làm mái che ................................................................................................... 35 
1.3. Làm khung sườn giàn lan ............................................................................... 36 
2. Làm móc treo .................................................................................................... 37 
2.1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu làm móc treo ............................................ 37 
2.2. Các bước tiến hành làm móc treo ................................................................... 37 
Bài 4: Kỹ thuật lắp đặt hệ thống tƣới, tiêu nƣớc ............................................... 40 
1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu. ...................................................... 40 
1.1. Chọn máy bơm nước. ................................................................................... 40 
1.2. Chọn các loại ống nước. ................................................................................. 40 
1.3. Chọn vòi phun và các loại van nước. ........................................................... 41 
2. Hệ thống tưới, tiêu nước ................................................................................... 41 
3. Hệ thống tưới phân, phun thuốc........................................................................ 42 
4. Hệ thống giao thông .......................................................................................... 42 
5. Hệ thống chiếu sáng cho vườn lan ..................................................................... 42 
Bài 5: Kỹ thuật chọn chậu và giá thể trồng lan ................................................. 45 
1. Chọn các loại chậu trồng lan. ............................................................................ 45 
 5 
2. Giá thể trồng lan ................................................................................................ 46 
2.1. Than gỗ .......................................................................................................... 46 
2.2. Gạch ............................................................................................................... 47 
2.3. Dớn ................................................................................................................ 47 
2.4. Xơ dừa............................................................................................................ 47 
2.5. Rễ cây lục bình ............................................................................................... 48 
2.6. Vỏ cây ............................................................................................................ 49 
2.7. Một số công thức pha trộn giá thể trồng lan .................................................... 50 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC......................................... 52 
I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: ................................................................ 52 
II. Mục tiêu: .......................................................................................................... 52 
III. Nội dung chính của mô đun: ............................................................................ 53 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ................................................................. 55 
VI. Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 55 
 6 
MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ NGUYÊN VẬT LIỆU 
Mã mô đun: 01 
Giới thiệu mô đun: 
 - Mô đun Chuẩn bị nguyên vật liệu trang bị cho học viên các kiến thức cơ 
bản về các nguyên vật liệu cần thiết để xây dựng được một vườn trồng lan đạt yêu 
cầu kỹ thuật và phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương. 
Bài 1: Giới thiệu cơ bản về hoa lan 
Mục tiêu: 
+ Trình bày được đặc điểm thực vật học của cây lan; 
+ Trình bày được đặc điểm sinh trưởng và điều kiện sinh thái của từng giống 
lan; 
+ Xác định được các vùng trồng phù hợp với từng giống lan đang trồng phổ 
biến ở Việt Nam; 
+ Nhận thức được tầm quan trọng của cây hoa lan trong việc phát triển kinh 
tế của vùng. 
A. Nội dung: 
1. Giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa kinh tế của hoa lan. 
1.1. Giá trị thẩm mỹ 
- Được ví như nữ hoàng của các loài hoa, hoa lan từ lâu đã được những 
người chơi hoa dành cho một tình cảm và sự nâng niu khá trân trọng. Dường như 
hoa lan hội tụ khá nhiều phẩm chất của dòng hoa hết sức quý phái. Trong số rất 
nhiều các loài hoa đang được trồng ở Việt Nam hiện nay, hoa lan có nhiều dòng nổi 
tiếng và đẹp thuộc dạng bậc nhất. Ở Đà Lạt hiện có khoảng hơn 100 loài lan. Một 
đặc trưng dễ nhận ra của hoa lan của Đà Lạt đó chính là mùi hương thơm ngát mát 
dịu, ngọt ngào và nhiều màu sắc, bao gồm: màu đỏ, đỏ đậm, trắng, tím đốm, hồng, 
nâu, xanh hồng... Hoa lan còn nổi bật không chỉ bởi nhiều màu sắc, cánh dày, mùi 
hương thơm mà còn là sự đa dạng về chủng loại và cả thương hiệu đã được khẳng 
định của loài hoa quý tộc này. Khác với nhiều loài hoa đang được trồng ở Việt 
Nam, hoa lan đòi hỏi chăm sóc cầu kỳ và tỉ mỉ hơn. 
- Với nét quyến rũ đầy tinh tế, hoa lan luôn được coi là biểu tượng của vẻ 
đẹp và sự quý phái. Trong vài năm gần đây, vào những ngày Tết cổ truyền của dân 
tộc, ở nhiều gia đình của người dân Hà Nội đã lựa chọn hoa lan là thú chơi ưa 
thích. 
 7 
Ảnh 1.1: Vẻ đẹp của các loài hoa lan 
1.2. Giá trị kinh tế 
Hoa phong lan được mệnh danh “Hoàng hậu của các loài hoa”, nó đang có 
giá trị kinh tế khá cao so với tất cả các loài hoa, hiện phong lan đang chiếm thị 
trường tiêu thụ mạnh trong nước và xuất khẩu. Một số giống hoa phong lan có giá 
trị kinh tế cao đang được trồng ở Việt Nam, gồm một số loài hoa phong lan như: 
Dendrobium, Mokara, Phalaennopsis, Cattleyas, Vandaceuos, Oncidium, 
Cybidium rất thích hợp trong sản xuất và kinh doanh nó đem lại lợi ích kinh tế vô 
cùng to lớn cho các nhà vườn. 
- Thành tựu kinh tế của Việt Nam đã thúc đẩy nhiều ngành kinh tế nông 
nghiệp phát triển trong đó có ngành hoa lan. Thực ra, ngành công nghiệp hoa lan 
cây cảnh Việt Nam từ những năm 1987 đã manh nha hình thành như sự ra đời của 
công ty Phong Lan, một số vườn lan tại Thanh Đa có phòng nhân giống lan bằng 
phương pháp cấy mô  nhưng vào thời điểm đó, đa số các vườn lan chủ yếu mang 
tính nghệ nhân, truyền thống thủ công nên chỉ cần nói đến sản xuất hoa lan mang 
tính chất công nghiệp là nhiều người đã vội vàng cho là không thể. 
- Từ năm 2000 đến nay, theo thống kê của Sở NN và PTNT Thành phố Hồ 
Chí Minh, hàng tuần thành phố phải nhập khẩu trên 20.000 cành lan với giá nhập 
bình quân 4.000đ/cành thì mỗi năm ta phải bỏ ra trên 4 tỉ đồng để nhập hoa. Hiện 
nay, giá hoa lan trên thị trường Việt Nam giao động từ vào chục nghìn đến vài triệu 
một giò lan đẹp. Điều này cho thấy, xu hướng tiêu dùng của người Việt đã thay đổi: 
thay vì chỉ chú trọng đến các nhu cầu cơ bản như ăn, ở, đi lại như những năm 1980, 
ngày nay đại đa số thích thưởng thức các món ăn tinh thần nhiều hơn và hoa lan 
cây cảnh là những sản phẩm không thể thiếu trong những ngày lễ hội, lễ kỷ niệm 
trong văn hóa Việt Nam. 
- Ở Việt Nam, có 2 loại lan chính đó là lan bản xứ và lan lai. Rừng Việt Nam 
có nhiều loài lan bản xứ đẹp, có trữ lượng cao, nhưng chưa được điều tra chính xác. 
Các loại lan rừng Việt Nam phân bố từ đồng bằng đến cao nguyên và cả trên các 
cây bóng mát ở các thành phố. 
 8 
- Trên thế giới một cây lan quý trị giá 400 đô la, một cành hoa lan cắt 20 đô 
la, một cây lan rừng khoảng 10 đô la. 
2. Tình hình sản xuất hoa lan trênThế giới và Việt Nam 
2.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên Thế giới 
2.1.1. Sản xuất hoa lan tiêu thụ ở Đài Loan 
- Sự thành tựu của Đài Loan trong ngành công nghiệp hoa lan được đánh giá 
là sự nổi bật trên cơ sở phát huy ngành công nghiệp nuôi cấy mô và lai tạo hoa lan 
Hồ Điệp. Sản xuất hoa lan đã trở thành chiến lược trọng điểm của nền kinh tế nông 
nhiệp Đài Loan, đặc biệt là các nỗ lực tạo sự đa dạng cho xuất khẩu. Thị trường Mỹ 
chiếm 30% sản lượng xuất khẩu của hoa lan Đài Loan. Và cơ hội đã tăng lên mạnh 
mẽ vào năm 2004 khi APHIS phê chuẩn việc nhập khẩu hoa chậu. Thị trường xuất 
khẩu hoa lan của Đài Loan vẫn rất lớn tu ...  các hình vẽ và trình bày tác dụng của các hệ thống tưới, 
tiêu, nguồn nước trong nhà trồng lan của từng nhóm. 
C. Ghi nhớ: 
- Tác dụng và kỹ thuật lắp đặt hệ thống tưới, tiêu nước trong vườn lan. 
Bài 5: Chọn chậu và giá thể trồng lan 
Mục tiêu: 
 - Trình bày được các tiêu chuẩn các loại chậu trồng lan; 
- Chọn được đúng các loại chậu trồng lan phù hợp từng giống và điều kiện 
sản xuất; 
- Xác định được các loại chất trồng phù hợp với từng giống lan khác nhau; 
- Có ý thức trong việc tiết kiệm vật tư, cẩn thận, tỷ mỷ, có trách nhiệm với 
công việc và thực hiện an toàn lao động, bảo vệ môi trường. 
A. Nội dung: 
1. Chọn các loại chậu trồng lan. 
- Tất cả những người thích trồng lan trong chậu đều phải lựa chọn chậu cho 
phù hợp với từng loại cây mình định trồng. Thông thưòng cây lan Kiếm còn gọi là 
Địa Lan (Cymbidium) hay trồng vào các chậu gốm, sứ có lỗ thoát nước ở đáy. Các 
cây lan Cattleya, Vũ Nữ (Oncidium). . . Thường nên trồng vào các chậu có nhiều lỗ 
thoát nước. Dù trồng vào chậu nào hay giá thể gì đi chăng nữa cũng nên theo nhu 
cầu của cây lan cần đó là: “Thích ẩm nhưng sợ úng, thích khô nhưng sợ cháy”. Khi 
chọn chậu ta nên tránh các loại chậu nung non quá hoặc già quá cũng đều không tốt 
cho việc trồng lan. 
 46 
Ảnh 1.27: Các loại chậu để trồng phong lan 
- Nên chọn chậu phù hợp với kích cỡ và hình dáng của cây và không được 
kìm hãm sự phát triển của rễ lan. Chậu phải là nơi để cho cây phát triển mới, nhưng 
cần phải hạn chế sự phát triển rộng ra của bộ rễ. Thông thường trồng các loại địa 
lan (Cymbidium) chúng ta nên dùng các loại chậu cao rộng bởi vì chúng thông 
thoáng. Có thể dùng chậu nhựa hoặc chậu sứ. 
- Khi dùng các chậu gốm sứ mới mua về nên ngâm chúng trong nước vài 
ngày trước khi trồng cây để ngừa việc đất sét hút ẩm của chất trồng và kìm hãm sự 
phát triển của cây địa lan. Chậu tráng men cần phải được rửa sạch nhằm loại bỏ các 
chất bẩn, sáp hoặc chất đóng gói. 
Ảnh 1.28: Chậu nhựa và chậu sứ dùng để trồng địa lan Cymbidium 
2. Giá thể trồng lan 
 - Loại chất trồng được chọn tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, nhân lực, 
loài lan và qui mô sản xuất. 
 - Các chất trồng được sử dụng hiện nay gồm than gỗ, gạch, dớn, sơ dừa, rễ 
lục bình, vỏ thông 
 47 
2.1. Than gỗ 
 Được dùng với mục đích giữ ẩm. Thân là một chất trồng tốt nhất vì không có 
mầm mống sâu bệnh, không bị mục và có khả năng giữa nước, vì thế than sẽ hấp 
thụ dinh dưỡng qua quá trình bón phân và thải ra dần qua sức hút của rễ lan. 
Ảnh 1.29: Than gỗ dùng làm giá thể trồng lan 
2.2. Gạch 
 - Gạch trồng lan tốt phải nung thật già, nhằm mục đích ngăn chặn rêu mọc. 
Gạch ngói tốt hơn là gạch thẻ vì có độ cong nên chất trồng luôn luôn có độ thoáng 
thích hợp. Ngoài ra bề mặt rễ bám cũng rộng hơn, nên rễ không phải mọc trồng 
chất nên nhau, cây sẽ phát triển tốt hơn nhưng nhược điểm của gạch là nặng nên 
không thích hợp cho việc trồng lan bằng dây treo. 
2.3. Dớn 
 - Đây là dạng sợi của thân và rễ cây dương sỉ, là một loại cây mọc nhiều ở 
các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt. Sở dĩ dớn được chọn vì không bao giờ đóng 
rêu nhưng hút ẩm tốt. Tuy nhiên, nếu chất trồng toàn bằng dớn thì không có độ 
thông thoáng. 
 Dớn vụn Dớn sợi Lan trồng trên dớn 
 48 
Ảnh 1.30: Dớn dùng làm chất trồng hoa lan 
Có 2 loại dớn: 
 - Dớn sợi: Là loại dớn già, hóa mộc. 
 - Dớn vụn: Là phần còn lại của cây dớn sau khi đã lấy loại dớn sợi. Loại dớn 
vụn là các phần non của thân cây dớn – loại này sử dụng trồng lan rất tốt ở vùng 
lạnh vì nó hút ẩm rất cao, thiếu thoáng khí nên nhiệt độ trong chậu cao hơn bên 
ngoài, do đó dơn tạo được một độ ẩm nhất định thuận lợi cho sự phát triển của rễ. 
2.4. Xơ dừa 
 - Đây là chất trồng rất cần nếu sản xuất lan đại trà trên qui mô lớn. Xơ dừa 
có khuyết điểm là dễ mọc rêu, không thoáng, dễ mục, nhưng do số lượng nhiều và 
rất rẻ nên xơ dừa được trồng thành từng băng trên vạt tre. Nếu dùng xơ dừa trồng 
chậu phải hạn chế tưới nước. Tốt nhất là tạo điều kiện ẩm độ bên ngoài hơn là trong 
chậu. Đối với chất trồng này phải phun thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên. Tuy 
nhiên, xơ dừa lại là môi trường rất tốt cho đa số các loài lan thuộc giống 
Dendrobium. 
Ảnh 1.31: Xơ dừa dùng để trồng lan 
2.5. Rễ cây lục bình 
 - Cây lục bình sống lan tràn mạnh mẽ ở khắp ao hồ, sông rạch trong cả nước, 
nên rất dễ kiếm, thuận lợi trong việc trồng hoa lan. Rễ lục bình có độ hút ẩm cao, 
có nhiều đạm, giúp cây ra rễ và tăng trưởng rất mạnh trong thời gian đầu, nhưng rễ 
lục bình rất dễ bị mục nát. 
 - Tiến hành thu cây lục bình sau đó lấy rễ phơi khô, xử lý nấm mốc, vi sinh 
vật bằng thuốc Benlat C. Sau 15 ngày là có thể dùng làm giá thể trồng lan. 
 49 
Ảnh 1.32: Rễ cây lục bình để làm giá thể trồng lan 
2.6. Vỏ cây 
 - Ở Việt Nam có nhiều loại cây có vỏ để trồng lan rất tốt. Tuy nhiên, nên 
chọn loại cây nào có vỏ nâu mục. Vì vỏ cây cũng thuộc một trong số những chất 
mau bị phân hủy. 
 - Cây lan được trồng bằng vỏ cây thời gian đầu phát triển rất tốt. Sau 1 năm 
vỏ bị phân hủy thành mùn, gây úng nước, thối rễ và cũng là môi trường thích hợp 
cho sự xuất hiện của một số loại sâu cắn phá rễ. Vì vậy, với chất trồng bằng vỏ cây, 
cây lan phải được thường xuyên thay chậu. 
 - Các loại vỏ cây sau thường được dùng để làm chất trồng cho lan như: Vỏ 
thông, vú sữa, sao, me Vỏ thông là loại được ưa chuộng nhất vì vỏ thông có chứa 
chất Resin nên có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu, ít có mầm mống 
sâu bệnh. 
* Vỏ thông 
- Thứ này thông dụng hơn cả, rẻ tiền, dễ mua, giữ nước và độ ẩm, khá thích hợp 
cho nhiều thứ lan cho nên nhiều người dùng. Điều bất tiện là thứ này giữ chất muối 
có sẵn trong nước và trong phân bón, chỉ giữ được chừng 2/3 số Nitrogene trong 
phân bón và thông thường sẽ bị mục nát trong khoảng 2-3 năm. 
- Vỏ thông có 3 hạng: 
1. Lớn to khoảng 3/4” trở lên dùng cho các cây lớn, cần tưới nhiều và thoát nước. 
 50 
2. Vừa từ 1/4 đến 1/2” dùng cho những cây trung bình và rễ nhỏ. 
3. Nhỏ từ 1/8 đến 1/4” dùng cho các cây còn nhỏ hoặc những loại cần giữ nuớc lâu 
hơn. 
Ảnh 1.33: Gỗ thông dùng để trồng lan 
2.7. Một số công thức pha trộn giá thể trồng lan 
- Đối với các giống CATTLEYA, PHALAENOPSIS 
 - Vỏ thông 6 phần 
 - Xơ dừa 2 phần 
 - Gạch 2 phần 
- Đối với giống DENDROBIUM 
 - Vỏ thông 6 phần 
 - Xơ dừa (dớn) 2 phần 
 - Gạch 2 phần 
 - Gỗ thông 1 phần 
- Đối với giống LAN HÀI và các giống rễ nhỏ như MILTONIA, ONCIDIUM 
 - Vỏ thông nhỏ 6 phần 
 - Than nhỏ 2 phần 
 - Gạch nhỏ 1 phần 
 - Rễ lục bình 1 phần 
- Đối với địa lan Cymbidium 
- Vỏ thông nhỏ 5 phần 
 51 
- Vỏ thông vừa 2 phần 
- Vỏ dừa nhỏ hoặc lớn 2 phần 
- Đất cát 4 phần 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Câu hỏi: 
Câu 1: Hãy nêu một số loại chậu dùng để trồng các loại phong lan và địa lan. 
Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày một số loại giá thể thường dùng trong sản xuất hoa 
lan. 
 Thực hành: 
Bài 5: Kỹ thuật chọn chậu và giá thể trồng lan 
1. Mục đích 
 - Giới thiệu một số loại chậu và chất trồng chuyên dùng trong sản xuất hoa 
lan; 
 - Nhấn mạnh các yếu tố cơ bản cần chú ý khi chọn chất trồng phù hợp với 
từng loại lan khác nhau. 
2. Yêu cầu 
- Biết cách chọn chậu, chọn giá thể trồng lan; 
- Nắm vững đặc điểm của từng loại chậu và từng loại chất trồng để tạo điều 
kiện cho cây lan sinh trưởng và phát triển tốt; 
- Chọn được chậu và chất trồng phù hợp với từng loại lan và điều kiện sản 
xuất. 
3. Dụng cụ, vật tƣ 
- Chậu các loại 
- Các loại chất trồng lan khác nhau. 
- Bảo hộ lao động. 
4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 
5. Sản phẩm ứng dụng: 50 chậu trồng và 50 kg giá thể trồng lan đạt tiêu chuẩn. 
6. Nội dung thực hành 
6.1. Chọn chậu trồng lan 
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu 
Bước 2: Đánh giá, nhận xét đặc điểm của từng loại chậu 
 52 
Bước 3: Chọn chậu trồng 
6.2. Chọn chất trồng lan 
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu 
Bước 2: Đánh giá, nhận xét đặc điểm của từng loại chất trồng 
Bước 3: Chọn chất trồng phù hợp 
7. Tổ chức thực hiện 
 - Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất hoa lan. Học viên 
quan sát mẫu chậu, giá thể trồng lan và nêu tác dụng của nó, vẽ vào vở thực hành. 
- Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình. 
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và 
uốn nắn của giáo viên. 
8. Đánh giá cho điểm 
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. 
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: 
 + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. 
 + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên. 
 + Đánh giá các hình vẽ và trình bày tác dụng của các loại chậu và giá 
thể trong nhà trồng lan của từng nhóm. 
C. Ghi nhớ: 
- Các loại giá thể trồng lan. 
- Kỹ thuật pha trộn các loại giá thể đối với từng giống lan. 
 53 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun : 
- Vị trí: 
+ Mô đun chuẩn bị nguyên vật liệu là mô đun bắt buộc học trước trong 
chương trình đào tạo nghề trồng lan. Nội dung mô đun được tích hợp giữa lý thuyết 
và thực hành nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng chuẩn bị các 
dụng cụ và nguyên vật liệu cần thiết cho nghề trồng hoa lan, như làm được nhà che, 
giàn treo, sạp để chậu lan và lắp đặt được hệ thống tưới theo yêu cầu phù hợp cho 
từng loại lan. 
- Tính chất: 
 + Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề trồng lan. 
Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành. 
II. Mục tiêu: 
- Về kiến thức: 
 + Nêu được các đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh đối với các 
giống lan; 
+ Trình bày được các bước làm giàn che, làm sạp, làm móc treo; 
+ Đo tính, lựa chọn được nguyên vật liệu, dụng cụ cần thiết để thực hiện 
nghề trồng lan; 
+ Lắp đặt được hệ thống lọc và tưới, tiêu nước cho vườn trồng lan; 
+ Lựa chọn được các loại giá thể, chất trồng và các loại chậu phù hợp với 
từng giống lan khác nhau. 
- Về kỹ năng: 
+ Tính toán và chọn được nguyên vật liệu làm giàn che trồng lan theo yêu 
cầu; 
+ Thực hiện lắp đặt được sạp, móc treo trồng lan; 
+ Lắp đặt được đường ống cấp, thoát nước, hệ thống lọc nước và hệ thống 
tưới tiêu trong vườn lan; 
+ Lựa chọn được các loại chậu trồng phù hợp với từng giống lan khác nhau; 
+ Lựa chọn được các loại giá thể trồng phù hợp cho từng giống lan; 
+ Sử dụng thành thạo và bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc 
trong nghề trồng lan đảm bảo chất lượng và hiệu quả. 
- Về thái độ: 
 54 
 + Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động, 
và bảo vệ môi trường; 
 + Có ý thức và trách nhiệm đối với các sản phẩm mà mình làm ra. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Số TT Tên bài Loại 
bài 
dạy 
Địa điểm Thời gian (h) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 01 - 01 Giới thiệu cơ 
bản về hoa lan. 
Tích 
hợp 
Lớp/vườn 
trồng 
20 3 21 
MĐ 01 - 02 Giới thiệu một 
số nhà kính, nhà 
che. 
Tích 
hợp 
Lớp/vườn 
trồng 28 3 25 
MĐ 01 - 03 Làm giàn treo, 
móc treo, sạp kệ 
Tích 
hợp 
Lớp/vườn 
trồng 
16 3 12 1 
MĐ 01 - 04 Lắp đặt hệ thống 
tưới, tiêu nước. 
Tích 
hợp 
Lớp/vườn 
trồng 16 3 12 1 
MĐ 01 - 05 Chọn chậu và 
giá thể trồng lan. 
Tích 
hợp 
Lớp/vườn 
trồng 8 2 6 
 Kiểm tra hết mô đun 6 6 
 Cộng 94 14 72 8 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
- Nguồn lực cần thiết: 
 Các loại nguyên vật liệu làm nhà kính, nhà che, làm móc treo, sạp kệ. 
 Nguyên liệu để làm giá thể trồng lan. 
 Các loại chậu trồng khác nhau 
 Vườn trồng lan. 
 Bảo hộ lao động. 
 55 
- Cách chức tổ chức thực hiện: 
 Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: 
 Sạp kê, giàn treo nhà che đúng theo yêu cầu kỹ thuật. 
 Xác định đúng các loại giá thể cho từng loại lan. 
 Chọn chậu trồng phù hợp. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Giới thiệu cơ bản về hoa lan 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Nhận dạng được đặc điểm thực vật 
học. 
Nhận dạng đúng các đặc điểm thực vật 
học của từng giống lan. 
Yêu cầu ngoại cảnh đối với từng 
giống lan. 
Đánh giá độ chính xác của học viên về 
đánh giá yêu cầu từng giống lan. 
5.2. Bài 2: Giới thiệu về nhà kính, nhà che 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Làm nhà che đơn giản Theo dõi đánh giá từng bước thực hiện 
công việc của học viên. 
5.3. Bài 3: Kỹ thuật làm giàn treo, móc treo, sạp kệ 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Làm sạp kệ, móc treo. Theo dõi đánh giá từng bước thực hiện 
công việc của học viên. 
5.4. Bài 4: Kỹ thuật lắp đặt hệ thống tƣới, tiêu nƣớc 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Lắp đặt hệ thống tưới tiêu nước 
trong vườn trồng lan 
Đúng yêu cầu kỹ thuật. 
 56 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Lắp đặt hệ thống tưới phân bổ sung 
cho lan. 
Đúng yêu cầu kỹ thuật. 
5.5. Bài 5: Kỹ thuật chọn chậu và giá thể trồng lan 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chọn chậu và giá thể trồng. Theo dõi đánh giá mức độ chính xác của 
việc chọn giá thể và chậu trồng lan. 
VI. Tài liệu tham khảo 
[1]. Thiên Ân, 2005. Những phương pháp trồng lan. Nhà xuất bản Mỹ thuật. 
[2]. Nguyễn Công Nghiệp, 2000. Trồng hoa lan. Nhà xuất bản trẻ. 
[3]. Ngọc Lan, 2005. Kỹ thuật trồng hoa lan. Nhà xuất bản Phương Đông. 
[4]. Nguyễn Thế Công, Phạm Ngọc Liên, Nguyễn Đắc Lê, 2005. Giáo trình gia 
công cơ khí. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội. 
[5]. Trần Văn Huân, Văn Tích Lượm, 2000. Kỹ thuật nuôi trồng cây lan. Nhà xuất 
bản Mỹ thuật. 
[6]. Nguyễn Minh Tiến, 2005. Chăm sóc cây cảnh trong nhà. Nhà xuất bản Tổng 
hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 
[7]. Phạm Ngọc Tuân, 2009. Kỹ thuật nhà kính. Trường đại học Đà Lạt. 
[8]. Saigonbook, 2006. Kỹ thuật cơ bản trồng và chăm sóc hoa lan. Nhà xuất bản 
Đà Nẵng. 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA 
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 57 
(Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
2. Thƣ ký: Ông Lê Trung Hưng - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Trần Ngọc Trường, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn 
- Bà Đắc Thị Ất, Trưởng Ban quản lý Quảng trường Ba Đình./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Đỗ Văn Chung - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và 
Kinh tế Bảo Lộc 
2. Thƣ ký: Ông Nguyễn Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Hữu Lễ - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế 
Bảo Lộc 
 - Ông Nguyễn Văn Vượng - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 
- Ông Hồ Tấn Mỹ - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dung nông 
nghiệp Lâm Đồng./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_nguyen_vat_lieu_nghe_trong_hoa_lan.pdf