Giáo trình Điều khiển quá trình ra hoa đậu quả - Nghề: Trồng vải, nhãn

Bài 1: Điều khiển sinh trƣởng bằng biện pháp cơ giới

Mục tiêu:

- Trình bày được trình tự các bước tiến hành điều khiển sinh trưởng của

vải, nhãn bằng biện pháp khoanh cành.

- Trình bày được trình tự các bước tiến hành điều khiển sinh trưởng của

vải, nhãn bằng biện pháp làm đứt bớt rễ.

- Thực hiện được các bước tiến hành khoanh cành vải, nhãn đúng quy

trình.

- Thực hiện được các bước tiến hành làm đứt bớt rễ vải, nhãn đúng quy

trình.

- Tuân thủ quy trình, tiết kiệm vật tư, đảm bảo an toàn cho người và cây

trồng.

A. Nội dung:

1. Điều khiển sinh trƣởng của vải, nhãn bằng biện pháp khoanh cành

Biện pháp khoanh cành nhằm ngăn cản dòng nhựa luyện vận chuyển từ

trên tán xuống rễ làm tăng tỷ lệ các bon/đạm (C/N) ở chồi ngọn tạo điều kiện

cho cây phân hoá mầm hoa. Biện pháp này chỉ áp dụng với những cây vải,

nhãn sinh trưởng khỏe.

Khi khoanh cành vải, nhãn người ta thường để lại một số cành không

khoanh (cành thở) để cây duy trì sinh trưởng; Với cây vải, nhãn tuổi lớn, khả

năng sinh trưởng thân tán chậm nên khoanh ½ số cành trong tán, (những cành9

năm trước đã khoanh thì năm sau không khoanh) để cây vừa cho quả tốt và vẫn

duy trì được quá trình sinh trưởng.

1.1. Kiểm tra vƣờn cây, phân tích, đánh giá tình hình sinh trƣởng của

cây

1.1.1. Kiểm tra vườn cây.

Kiểm tra vườn cây, phân tích, đánh giá tình hình sinh trưởng của cây là

công việc của người trồng vải, nhãn để dự đoán khả năng cây vải, nhãn tromg

vườn tiếp tục ra lộc hay chuẩn bị ngừng sinh trưởng.

Với cây vải thời gian tiến hành kiểm tra vườn từ giữa tháng 11 đến hết

tháng 12 hàng năm, với năm có tháng nhuận âm lịch thì kéo dài thêm nửa

tháng.

Với cây nhãn (trồng ở Miền Bắc) thời gian tiến hành kiểm tra vườn từ

giữa tháng 12 đến hết tháng 1 hàng năm, với năm có tháng nhuận âm lịch thì

kéo dài thêm nửa tháng.

Với cây nhãn trồng ở Miền Nam, do nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa ít

thay đổi do vậy các giống nhãn, xuồng cơm, vàng, xuồng cơm trắng; nhãn long;

nhãn super sau khi thu hoạch vụ chính có thể điều khiển sinh trưởng để nhãn ra

thêm một vụ trái (nghịch vụ)

Với giống nhãn tiêu da bò người trồng nhãn mong muốn nhãn ra quả việc

kiểm tra vườn cây để chuẩn bị điều khiển quá trình ra hoa đậu quả của nhãn

được tiến hành với các hàng nhãn (cây nhãn) đang sinh trưởng lộc ở đợt 2 và lá

trên lộc nhãn chuẩn bị thành thục.

1.1.2. Phân tích, đánh giá tình hình sinh trưởng của cây

Với vải, nhãn trồng ở Miền Bắc việc phân tích đánh giá sinh trưởng của

cây trong mùa đông thực chất là đánh giá khả năng cây vải, nhãn có nghỉ sinh

trưởng để phân hóa mầm hoa hay không ?.

Nói cách khác là quan sát tình hình sinh trưởng của cây và dự báo khả

năng ra lộc đông của vải, nhãn, bởi vì vải và nhãn ra quả trên cành thu, nếu cây

ra lộc đông thì sẽ không ra hoa đậu quả trong mùa xuân (với cây vải), còn cây

nhãn thì vẫn có thể ra được hoa và đậu quả nhưng năng suất quả sẽ giảm nhiều.

Vải và nhãn chỉ ngừng sinh trưởng khi mùa đông lạnh và ít mưa (xem

mục 1.3. Đặc điểm phát triển của vải, nhãn trong bài 1 của mô đun 01) do vậy

với những năm mùa đông ấm và ẩm (mưa vào cuối tháng 11 và trong tháng 12)

thì cây vải, nhãn sẽ ra lộc đông.

Vì vậy ngoài việc kiểm tra đánh giá tình hình sinh trưởng của cây trong

vườn chúng ta còn phải quan tâm đến diễn biến thất thường của khí hậu trong

mùa đông để có biện pháp khống chế khả năng ra lộc của vải nhãn trong mùa

đông.

pdf 44 trang yennguyen 5640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Điều khiển quá trình ra hoa đậu quả - Nghề: Trồng vải, nhãn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Điều khiển quá trình ra hoa đậu quả - Nghề: Trồng vải, nhãn

Giáo trình Điều khiển quá trình ra hoa đậu quả - Nghề: Trồng vải, nhãn
 1 
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH 
RA HOA ĐẬU QUẢ 
MÃ SỐ: MĐ05 
NGHỀ: TRỒNG VẢI NHÃN 
Trình độ: Sơ cấp nghề 
 2 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể 
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và 
tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05 
 3 
LỜI GIỚI THIỆU 
Trồng vải, nhãn là nghề tạo ra sản phẩm quả tại nông hộ hoặc trang trại 
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong chương trình đào tạo nghề ngắn 
hạn cho lao động nông thôn từ nay đến năm 2020. 
Giáo trình được xây dựng và phát triển theo các bước: phân tích nghề, 
phân tích công việc và xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề theo mô 
đun. 
Giáo trình mô đun: Điều khiển quá trình ra hoa đậu quả là mô đun thứ 5 
trong 6 mô đun của chương trình dạy nghề: Trồng vải, nhãn nhằm trang bị cho 
học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc điều khiển quá trình ra 
hoa đậu quả của vải, nhãn bằng biện pháp cơ giới; biện pháp xiết nước và biện 
pháp sử dụng hóa chất. 
Giáo trình mô đun gồm 3 bài: Bài 1: Điều khiển sinh trưởng bằng biện 
pháp cơ giới; Bài 2: Điều khiển sinh trưởng bằng biện pháp xiết nước; Bài 3: 
Điều khiển sinh trưởng bằng hóa chất. 
Trong quá trình biên soạn giáo trình mô đun trong thời gian không dài 
do vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những 
ý kiến đóng góp của quý báu của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bạn 
đọc để hiệu chỉnh và hoàn thiện giáo trình phục vụ sự nghiệp đào tạo nghề 
ngắn hạn cho lao động nông thôn ở nước ta. 
Tham gia biên soạn 
1. Chủ biên : TS. Nguyễn Văn Vượng 
2. TS. Nghiêm Xuân Hội 
3. TS. Nguyễn Bình Nhự 
4. ThS. Trần Thế Hanh 
 4 
MỤC LỤC 
 ĐỀ MỤC TRANG 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .............................................................................. 1 
MÃ TÀI LIỆU: ................................................................................................. 1 
LỜI GIỚI THIỆU.............................................................................................. 2 
MỤC LỤC ........................................................................................................ 3 
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT .................................. 6 
MÔ ĐUN ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH RA HOA ĐẬU QUẢ .......................... 7 
1. Điều khiển sinh trưởng của vải, nhãn bằng biện pháp khoanh cành ............... 7 
1.1. Kiểm tra vườn cây, phân tích, đánh giá tình hình sinh trưởng của cây ........ 8 
1.1.2. Phân tích, đánh giá tình hình sinh trưởng của cây .................................... 8 
1.2. Xác định thời điểm khoanh cành .............................................................. 10 
1.3. Các bước tiến hành khoanh cành .............................................................. 10 
1.3.1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu ................................................................. 10 
1.3.2. Xác định vị trí khoanh cành ................................................................... 12 
1.3.3. Các thao tác khoanh cành ...................................................................... 12 
1.3.3.1. Khoanh cành để cây ngừng sinh trưởng phân hóa mầm hoa: .............. 12 
1.3.3.2. Khoanh vỏ cành đang ra hoa để tăng tỷ lệ đậu quả: ............................ 13 
1.4. Kiểm tra đánh giá tình hình sinh trưởng của vải, nhãn sau khoanh cành ... 13 
1.4.1. Kiểm tra tình hình sinh trưởng của vải, nhãn sau khoanh cành .............. 13 
2. Điều khiển sinh trưởng của vải, nhãn bằng biện pháp cuốc đứt bớt rễ ......... 14 
2.1. Kiểm tra vườn cây, phân tích, đánh giá tình hình sinh trưởng của cây ...... 14 
2.1.1. Kiểm tra vườn cây. ................................................................................ 14 
2.1.2. Phân tích, đánh giá tình hình sinh trưởng của cây .................................. 15 
2.2. Xác định thời điểm làm đứt bớt rễ ............................................................ 15 
2.3. Các bước tiến hành làm đứt bớt rễ ............................................................ 15 
2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ, máy làm đất ............................................................. 15 
2.3.2. Xác định diện tích đất dưới tán cần cuốc (phay) .................................... 16 
2.3.3. Cuốc đất (phay đất) dưới tán ................................................................. 16 
2.4. Kiểm tra đánh giá tình hình sinh trưởng của vải, nhãn sau làm đứt bớt rễ. 16 
2.4.1. Kiểm tra tình hình sinh trưởng của vải, nhãn sau cuốc đứt bớt rễ .......... 16 
2.4.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của vải, nhãn sau cuốc đứt bớt rễ .......... 16 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ....................................................................... 17 
1. Câu hỏi: ....................................................................................................... 17 
2. Bài tập thực hành ........................................................................................ 17 
Bài tập 1: ......................................................................................................... 17 
Khoanh cành vải ............................................................................................. 17 
Bài tập 2: ......................................................................................................... 17 
Khoanh cành nhãn ........................................................................................... 17 
Bài tập 3: ......................................................................................................... 18 
Làm đứt bớt rễ vải bằng phương pháp cày (phay) đất ...................................... 18 
Bài tập 4: ......................................................................................................... 19 
 5 
Làm đứt bớt rễ vải bằng phương pháp cuốc đất .............................................. 19 
C. Ghi nhớ: ..................................................................................................... 19 
Bài 2: .............................................................................................................. 20 
ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG BẰNG BIỆN PHÁP XIẾT NƯỚC ............... 20 
A. Nội dung: ................................................................................................... 20 
1. Kiểm tra vườn cây, phân tích, đánh giá tình hình sinh trưởng của cây ........ 20 
2. Xác định thời điểm xiết nước ...................................................................... 20 
3. Các bước tiến hành xiết nước ...................................................................... 21 
3.1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu .................................................................... 21 
3.2. Xác định diện tích đất dưới tán cần xiết nước .......................................... 21 
3.3. Xiết nước bằng biện pháp làm sạch cỏ và tàn dư dưới tán cây ................. 21 
3.4. Xiết nước bằng biện pháp che phủ nilon dưới tán cây .............................. 21 
4. Kiểm tra đánh giá tình hình sinh trưởng của vải, nhãn sau xiết nước .......... 21 
4.1. Kiểm tra vườn sau xiết nước .................................................................... 21 
4.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của vải, nhãn sau xiết nước ..................... 21 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...................................................................... 22 
1. Câu hỏi: ...................................................................................................... 22 
2. Bài tập thực hành ........................................................................................ 22 
Bài tập 1: ........................................................................................................ 22 
Làm sạch cỏ và tàn dư dưới tán vải, nhãn ....................................................... 22 
Bài tập 2: ........................................................................................................ 23 
Che phủ nilon dưới tán vải, nhãn .................................................................... 23 
C. Ghi nhớ: ..................................................................................................... 23 
Bài 3 ............................................................................................................... 24 
ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG BẰNG HÓA CHẤT ..................................... 24 
A. Nội dung: ................................................................................................... 24 
1. Kiểm tra vườn cây, phân tích, đánh giá tình hình sinh trưởng của cây ........ 24 
2. Xác định thời điểm và phương pháp xử lý hóa chất .................................... 24 
2.1. Xác định thời điểm xử lý hóa chất ........................................................... 24 
2.2. Xác định phương pháp xử lý hóa chất ...................................................... 25 
3. Xác định diện tích đất và diện tích tán cần xử lý hóa chất ........................... 25 
3.1. Xác định diện tích đất dưới tán cần xử lý hóa chất ................................... 25 
3.2. Xác định diện tích tán cần xử lý hóa chất ................................................. 25 
4. Chuẩn bị vật tư, hóa chất, máy móc và dụng cụ cần thiết ............................ 25 
5. Các bước tiến hành điều khiển sinh trưởng ................................................. 28 
5.1. Tính toán lượng hóa chất cần thiết dùng để điều khiển sinh trưởng .......... 28 
5.2. Pha hóa chất ............................................................................................. 28 
5.2.1. Các hoá chất tan trong nước .................................................................. 28 
5.2.2. Các hoá chất tan trong cồn hoặc dung môi ............................................ 28 
5.2.3. Cách pha hoá chất với nồng độ cho trước.............................................. 28 
5.2.3.1. Pha hoá chất tính theo nồng độ thương phẩm. .................................... 28 
5.2.3.2. Pha hoá chất tính theo nồng độ chất hoạt động ................................... 28 
3.6.2.3. Pha hoá chất qua dung dịch mẹ .......................................................... 29 
5.3. Tưới hóa chất vào đất dưới tán cây ......................................................... 30 
 6 
5.4. Phun hóa chất lên tán cây ......................................................................... 31 
6. Kiểm tra đánh giá tình hình sinh trưởng của vải, nhãn sau xử lý hóa chất ... 31 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ....................................................................... 32 
1. Câu hỏi: ....................................................................................................... 32 
2. Bài tập thực hành ........................................................................................ 32 
Bài tập 1: ......................................................................................................... 32 
Phun Ethrel để diệt lộc đông của cây vải ......................................................... 32 
Bài tập 2: ......................................................................................................... 32 
Phun Ethrel và B9 để diệt lộc đông của cây vải ............................................... 32 
Bài tập 3: ......................................................................................................... 33 
Phun Kaliclorua để diệt lộc đông của cây vải .................................................. 33 
Bài tập 4: ......................................................................................................... 33 
Phun B9 để tăng tỷ lệ hoa lưỡng tính của cây vải ............................................ 33 
Bài tập 5: ......................................................................................................... 34 
Tưới Kaliclorat để nhãn ra hoa đậu quả theo ý muốn ...................................... 34 
C. Ghi nhớ: ..................................................................................................... 34 
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM .................................................................................. 35 
Giới thiệu một số hoá chất............................................................................... 35 
dùng để điều tiết sinh trưởng và quá trình ra hoa đậu quả. ............................... 35 
1. Một số hoá chất dùng để điều tiết sinh trưởng sinh dưỡng của cây ăn quả. .. 35 
1.1. Gibberellin (GA) ...................................................................................... 35 
1.2. Auxin ( IAA, IBA, 2,4D...) ....................................................................... 35 
1.3. Phân bón lá : ............................................................................................. 36 
2. Một số hoá chất dùng để điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả của cây ăn quả.
 ........................................................................................................................ 36 
3. Nguyên tắc của việc sử dụng hoá chất điều khiển sinh trưởng, phát triển của 
cây ăn quả. ...................................................................................................... 37 
4. Những chú ý khi sử dụng hoá chất điều tiết sinh trưởng, phát triển của cây ăn 
quả. ................................................................................................................. 37 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC ..................................... 38 
I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: .......................................................... 38 
II. Mục tiêu: .................................................................................................... 38 
III. Nội dung chính của mô đun: ...................................................................... 39 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành .............................................. 39 
1. Nguồn lực cần thiết: .................................................................................... 39 
2. Cách tổ chức thực hiện: ............................................................................... 40 
3. Thời gian: 60 giờ ......................................................................................... 40 
4. Số lượng, tiêu chuẩn sản phẩm: ................................................................... 40 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 40 
5.1. Bài 1: ........................................................................................................ 40 
5.2. Bài 2: ........................................................................................................ 41 
5.3. Bài 3: ........................................................................................................ 41 
VI. Tài liệu tham khảo: ................................................................................... 43 
 7 
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾT  ...  cây vải 
+ Cây vải sau phun KCl 1 ngày có biểu hiện lộc nhỏ trên tán bị teo lại 
và rụng. 
Bài tập 4: 
Phun B9 để tăng tỷ lệ hoa lƣỡng tính của cây vải 
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 
nhiệm vụ phun B9 lên tán vải 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm 
- Địa điểm thực hành: tại vườn vải thời kỳ kinh doanh 
- Nội dung thực hành: Phun B9 nồng độ 0,1% khi cây vải ra hoa ở thời kỳ 
chân chó nhằm tăng tỷ lệ hoa lưỡng tính. 
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của 
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. 
 35 
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: 
+ Pha dung dịch B9 để phun đúng nồng độ 
+ Phun ướt đều mặt tán cây vải 
+ Cây vải sau phun B9 ba ngày nếu trên tán có lộc nhỏ, lộc chuyển mầu 
vàng và rụng. 
Bài tập 5: 
Tƣới Kaliclorat để nhãn ra hoa đậu quả theo ý muốn 
(Áp dụng cho nhãn trồng ở các tỉnh phía Nam) 
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 
nhiệm vụ tưới KClO3 lên phần đất dưới tán cây nhãn 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm 
- Địa điểm thực hành: tại vườn nhãn thời kỳ kinh doanh 
- Nội dung thực hành: Tưới KClO3 với lượng 10 gam ai/1m đường kính 
tán trên những cây nhãn sinh trưởng khỏe, lộc đã già chuẩn bị ra lộc đợt tiếp 
theo 
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của 
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. 
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: 
+ Pha dung dịch KClO3 để tưới đúng liều lượng (10 gam ai/1 mét đường 
kính tán) 
+ Tưới Kaliclorat ướt đều mặt đất dưới tán cây nhãn 
+ Cây nhãn sau tưới KClO3 một tuần có 30% số lá trên cây chuyển sang 
mầu vàng và rụng. 
+ Sau một tháng cây nhãn ra hoa 
C. Ghi nhớ: 
- Kiểm tra vườn cây, phân tích, đánh giá tình hình sinh trưởng của cây 
- Xác định thời điểm và phương pháp xử lý hóa chất 
- Thực hiện các bước tiến hành xử lý hóa chất 
- Kiểm tra đánh giá tình hình sinh trưởng của vải, nhãn sau xử lý hóa chất 
 36 
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM 
Giới thiệu một số hoá chất 
dùng để điều tiết sinh trƣởng và quá trình ra hoa đậu quả. 
Một trong những thành tựu của công nghIệp hoá học đã tổng hợp ra được 
hàng loạt các hợp chất hoá học có tác dụng tương tự như các Phytohoocmon để 
con người điều tiết sinh trưởng phát triển của cây trồng theo ý muốn. 
Việc áp dụng các biện pháp cơ giới để điều khiển cây ăn quả ra hoa, đậu 
quả thường bị hạn chế bởi hiệu quả tác động thấp, tốn công lao động và bị lệ 
thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết... 
Trong khi đó việc áp dụng các biện pháp hoá học cho hiệu quả tác động 
cao, đồng đều và hạn chế được các nhược điểm của các biện pháp tác động cơ 
giới, vì vậy ngày nay ở các nước có sản lượng quả lớn trên thế giới áp dụng các 
biện pháp này ngày càng rộng rãi hơn. 
1. Một số hoá chất dùng để điều tiết sinh trƣởng sinh dƣỡng của cây 
ăn quả. 
1.1. Gibberellin (GA) 
- Trong cơ thể thực vật GA có tác dụng làm kéo dài tế bào và làm tăng tốc 
độ phân bào. Phun GA cho cây ăn quả trong thời kỳ sinh trưởng dinh 
dưỡng làm tăng chiều rộng lá, chiều dài lá, đường kính thân và chiều cao 
cây... 
- Đối với sinh trưởng sinh thực, phun GA cho cây, làm kìm hãm quá trình 
chín của quả (một số loài quả có múi như: chanh, bưởi...) nhờ đó có thể 
rải vụ thu hoạch. 
- Phun GA làm tăng sức chịu va chạm cơ giới của vỏ quả, làm giảm tỷ lệ 
quả thối. 
- Ngoài ra cũng có thể sử dụng GA phun cho cây lúc hoa rộ làm trọng 
lượng quả, số quả, kích thước quả đều tăng, tạo quả không hạt, làm tăng 
năng suất quả... 
1.2. Auxin ( IAA, IBA, 2,4D...) 
- Sử dụng để kích thích sinh trưởng của rễ, thúc đẩy sự ra rễ của cành giâm, 
cành chiết. 
 37 
- Tạo ưu thế sinh trưởng đỉnh, nếu không muốn chồi bên phát triển người ta 
tiến hành phun một lượng auxin lên mặt tán cây, chồi bên sẽ không lên 
được. 
- Ngược lại muốn tạo cho cây có nhiều chồi, tiến hành phun Gibberellin hoặc 
Kinetin làm giảm bớt lượng Auxin trong chồi ngọn, kích thích sinh trưởng 
của chồi bên. 
1.3. Phân bón lá : 
 Là các dạng chế phẩm công nghiệp có rất nhiều loại khác nhau được sản 
xuất trong và ngoài nước (như: Altonic, Komic, Pomior; HQ201...), thành phần 
bao gồm các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, vi lượng và các chất kích thích sinh 
trưởng phối hợp hoặc riêng rẽ, nhằm kích thích sinh trưởng hoặc thúc đẩy quá 
trình ra hoa kết quả, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình chín, hoặc làm 
cành giâm cành chiết nhanh ra rễ... 
2. Một số hoá chất dùng để điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả của 
cây ăn quả. 
Ala (B9) 
Ala (B9) chứa 80% hoạt chất , dạng bột trắng, tan mạnh trong nước, ít 
độc với người và động vật, không độc với cá. Có tác dụng kìm hãm sinh trưởng 
thân lá, tăng cường phân hoá mầm hoa, ngăn cản sự rụng của quả trước khi thu 
hoạch, rút ngắn thời gian thu hoạch quả. Phun cho vải, nhãn ở nồng độ 0,1% 
lúc bắt đầu ra hoa sẽ tăng năng suất quả 20 - 30%. 
Ethrel: 
Ethrel chứa 40% chất hoạt động dạng lỏng không màu dễ bay hơi, tan 
trong nước, khi phun lên tán cây Ethrel sẽ bay hơi và thu nhiệt của lá và lộc 
non làm cho lộc non bị cháy khi gặp nắng, nếu trời không nắng thì lộc non sẽ bị 
cong queo, và non trên lộc vàng đi và rụng, lộc sẽ không còn khả năng sinh 
trưởng 
- Một lít Ethrel có chứa 400 ml etylen. 
- Xử lý Ethrel cho một số loài cây ăn quả cho nhiều vụ trong một năm 
- Xử lý để quả chín sớm, chín đều đồng loạt (với một số loại quả như: táo, 
cam quýt...) phun trước thu hoạch nửa tháng. 
Paclobutrazol. 
Paclobutrazol là một chất thuộc nhóm Gibberillin tổng hợp có tác dụng 
ức chế sinh trưởng sinh dưỡng và kích thích sinh trưởng sinh thực. Chất này 
được sản xuất và ứng dụng để điều khiển cây ăn quả ra hoa trái vụ hoặc ra hoa 
sớm hơn nhằm kéo dài thời gian thu hoạch và cung cấp quả xoài, tránh tình 
trạng quá tải về sản phẩm trong vụ thu hoạch chính làm cho rớt giá. 
 38 
Bón Paclobutrazol vào đất có hiệu quả cao hơn phun lên lá, tưới vào 
quanh gốc cây có hiệu quả cao hơn là qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Liều lượng 
4g/cây là liều lượng thích hợp trong điều kiện thời tiết tốt, nếu cao hơn liều 
lượng này sẽ kìm hãm quá mức sinh trưởng của cây và làm giảm số lượng hoa 
đến mức không thể chấp nhận được. Trong thời gian xử lý nếu đất không đủ ẩm 
sẽ làm cho cây chậm phản ứng với Paclobutrazol, khi xử lý cần lưu ý đến đặc 
điểm của đất, tuổi cây và nồng độ thích hợp (Winston, E.C. 1989). 
Quy trình xử lý ra hoa xoài Cát Hoà Lộc ra hoa trái vụ bằng cách: tưới 
paclobutrazol vào đất với liều lượng 1-2 gam a.i/m đường kính tán lá khi lá 
xoài đạt 2-3 tháng tuổi, sau tưới paclobutrazol 3 tháng phun Thiourea lên lá với 
nồng độ 0,3- 0,5% để kích thích ra hoa, (Trần Văn Hâu 2005) 
3. Nguyên tắc của việc sử dụng hoá chất điều khiển sinh trƣởng, phát 
triển của cây ăn quả. 
- Nồng độ sử dụng đối với từng loại hoá chất và từng loại cây phải phù 
hợp. Nếu sử dụng quá thấp thì không có hiệu quả, nếu cao có thể làm huỷ 
diệt cây (làm cháy lá, cháy ngọn, nứt quả, thối quả...) 
- Sử dụng hoá chất đồng thời với các biện pháp chăm sóc khác: bởi chất 
điều tiết sinh trưởng không phải là các chất dinh dưỡng, chúng chỉ có thể 
hoạt hoá quá trình trao đổi chất, vì vậy muốn có hiệu quả cao thì phải 
phối hợp giữa việc xử lý chất điều tiết sinh tưởng với các biện pháp chăm 
sóc cho cây: Bón phân, tưới nước... 
- Sử dụng phải xem xét kỹ đối kháng sinh lý giữa các chất đem sử lý và 
các chất sinh trưởng nội sinh trong cây. 
- Sử dụng đúng loại hoá chất : Mỗi loại hoá chất chỉ sử lý hiệu quả đối với 
một số giống cây ăn quả nào đó, ở một vùng nào đó...Vì vậy muốn sử 
dụng cần phải nghiên cứu cụ thể và qua thử nghiệm có kết quả chắc chắn 
mới sử dụng rộng rãi trên vùng sản xuất. 
4. Những chú ý khi sử dụng hoá chất điều tiết sinh trƣởng, phát triển 
của cây ăn quả. 
 Để điều khiển sinh trưởng, phát triển cây ăn quả bằng hoá chất có hiệu quả 
cần chú ý những điểm điểm sau: 
- Sử dụng hoá chất cho bất kỳ loại cây nào cũng phải thực hiện vào những 
ngày trời râm mát, vào sáng sớm hoặc chiều tối, những ngày trời không 
mưa không quá nắng, quá rét. 
- Sử dụng phải đúng thời điểm, trong từng giai đoạn sinh trưởng của cây 
ăn quả mới đem lại hiệu quả. 
- Khi sử dụng phải có phòng hộ lao động, tránh để hoá chất dính vào 
người và quần áo 
 39 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: 
- Vị trí: Mô đun Điều khiển quá trình ra hoa đậu quả là mô đun thứ 5 
trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng vải, nhãn. 
- Tính chất: Mô đun nhằm trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ 
năng điều khiển quá trình ra hoa đậu quả của vải, nhãn. Nội dung của mô đun 
được bố trí tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo. Mô đun 
05 có thể dạy độc lập cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã 
hoàn thành mô đun. 
II. Mục tiêu: 
- Về kiến thức: 
+ Trình bày được các biện pháp điều khiển quá trình ra hoa đậu quả của 
vải, nhãn bằng biện pháp cơ giới 
+ Trình bày được các biện pháp điều khiển quá trình ra hoa đậu quả của 
vải, nhãn bằng biện pháp xiết nước 
+ Trình bày được các biện pháp điều khiển quá trình ra hoa đậu quả của 
vải, nhãn bằng hóa chất 
- Về kỹ năng: 
+ Thực hiện được các bước công việc điều khiển sinh trưởng của vải, 
nhãn bằng biện pháp cơ giới 
+ Thực hiện được các bước công việc điều khiển sinh trưởng của vải, 
nhãn bằng biện pháp xiết nước 
+ Thực hiện được các bước công việc điều khiển sinh trưởng của vải, 
nhãn bằng hóa chất 
- Về thái độ: 
+ Tuân thủ quy trình điều khiển sinh trưởng của vải, nhãn 
+ Tiết kiệm vật tư, bảo đảm an toàn cho người, cây trồng và môi 
trường. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
 40 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ05-01 
Điều khiển sinh 
trưởng bằng 
biện pháp cơ 
giới 
Tích 
hợp 
Lớp học/ 
Vườn cây 
24 4 19 1 
MĐ05-02 
Điều khiển sinh 
trưởng bằng 
biện pháp xiết 
nước 
Tích 
hợp 
Lớp học/ 
Vườn cây 
24 4 19 1 
MĐ05-03 
Điều khiển sinh 
trưởng bằng hoá 
chất 
Tích 
hợp 
Lớp học/ 
Vườn cây 
36 12 22 2 
 Kiểm tra hết mô đun 4 4 
 Cộng 88 20 60 8 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
1. Nguồn lực cần thiết: 
 Bộ dụng cụ để khoanh cành vải, nhãn (cưa tay; dao nhỏ; kéo cắt cành): 
30 bộ. 
 Cày hoặc máy phay đất: 01 cái 
 Cuốc: 30 cái 
 Dao phát: 10 con 
 Nilon để che nước mưa: 200 m2 
 Bình phun thuốc trừ sâu (máy phun thuốc có động cơ): 02 cái 
 Xô đựng nước và để pha hóa chất loại 10 lít: 10 cái 
 Hóa chất: 
+ Ethrel: 120 ống loại 5ml 40 % 
+ B9: 30 gói loại 10 gam 
+ KCl: 10 kg loại 65% nguyên chất 
 41 
+ KClO3 : 3kg 
 Vườn vải thời kỳ kinh doanh 1ha 
 Vườn nhãn thời kỳ kinh doanh 1ha 
2. Cách tổ chức thực hiện: 
 Thực hành theo nhóm: 5 - 6 học viên/nhóm 
3. Thời gian: 60 giờ 
4. Số lượng, tiêu chuẩn sản phẩm: 
 30 cây vải thời kỳ kinh doanh điều khiển bằng biện pháp khoanh cành đã 
ngừng ra lộc đông 
 30 cây vải thời kỳ kinh doanh điều khiển bằng biện pháp cuốc đứt bớt rễ 
đã ngừng ra lộc đông 
 30 cây vải thời kỳ kinh doanh điều khiển bằng hóa chất đã ngừng ra lộc 
đông 
 30 cây nhãn thời kỳ kinh doanh điều khiển bằng biện pháp khoanh cành 
đã ngừng sinh trưởng 
 30 cây nhãn thời kỳ kinh doanh điều khiển bằng biện pháp xiết nước đã 
ngừng sinh trưởng 
 30 cây nhãn thời kỳ kinh doanh điều khiển bằng biện pháp tưới hóa chất 
đã ngừng sinh trưởng 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trình tự các bước tiến hành điều khiển 
sinh trưởng của vải, nhãn bằng biện 
pháp khoanh cành 
- Trình tự các bước tiến hành điều khiển 
sinh trưởng của vải, nhãn bằng biện 
pháp cuốc đứt bớt rễ 
Trả lời vấn đáp hoặc làm bài kiểm 
tra tự luận 
- Khoanh cành vải 
- Khoanh cành nhãn 
- Bọc dây nilon sau khoanh cành 
- Tháo dây nilon khi vải, nhãn ra hoa 
- Làm đứt bớt rễ vải bằng phương pháp 
- Kiểm tra kỹ năng thực hiện các 
bước công việc 
 42 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
cày (phay) đất 
- Làm đứt bớt rễ vải bằng phương pháp 
cuốc đất 
5.2. Bài 2: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trình tự các bước tiến hành điều khiển 
sinh trưởng của cây vải, nhãn bằng 
biện pháp xiết nước 
- Trả lời vấn đáp hoặc làm bài 
kiểm tra tự luận 
- Cắt tỉa các cành trong tán, cành bị sâu 
bệnh để tán thông thoáng 
- Làm sạch cỏ và thu dọn tàn dư dưới 
tán vải, nhãn để đất khô trong nắng 
- Che phủ nilon dưới tán vải, nhãn 
- Kiểm tra kỹ năng thực hiện các 
bước công việc 
5.3. Bài 3: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trình tự các bước tiến hành điều khiển 
sinh trưởng của cây vải bằng biện pháp 
phun hóa chất 
- Trình tự các bước tiến hành điều 
khiển sinh trưởng của cây nhãn bằng 
biện pháp tưới hóa chất 
- Trả lời vấn đáp hoặc làm bài 
kiểm tra tự luận 
- Phun Ethrel để diệt lộc đông của cây 
vải 
- Phun Ethrel và B9 để diệt lộc đông của 
cây vải 
- Phun Kaliclorua để diệt lộc đông của 
cây vải 
- Phun B9 để tăng tỷ lệ hoa lưỡng tính 
của cây vải 
- Tưới Kaliclorat để nhãn ra hoa đậu 
- Kiểm tra kỹ năng thực hiện các 
bước công việc 
 43 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
quả theo ý muốn 
VI. Tài liệu tham khảo: 
- Phạm Văn Côn (2003), Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, 
ra hoa, kết quả cây ăn trái, NXBNN. Hà Nội, tr. 21- 152. 
- Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nhà XBNN TP. Hồ 
Chí Minh 
- Trần Thế Tục (2000), 100 câu hỏi và đáp về nhãn vải, NXBNN. Hà Nội. 
- Nguyễn Văn Uyển (1995), Phân bón lá và các chất kích thích sinh 
trưởng, NXBNN. TP. Hồ Chí Minh, tr. 52- 73. 
 44 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ 
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Đại học Nông - 
Lâm Bắc Giang 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán 
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Văn Vượng - Trưởng phòng Trường Đại học Nông - 
Lâm Bắc Giang 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Bình Nhự - Trưởng khoa Trường Đại học Nông - Lâm 
Bắc Giang 
 - Ông Trần Thế Hanh - Phó trưởng khoa Trường Đại học Nông - Lâm 
Bắc Giang 
 - Ông Nguyễn Quang Chung - Phó giám đốc Trung tâm Trường Cao 
đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 
 - Ông Lê Văn Ngân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến 
ngư Bắc Giang./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Trần Văn Dư, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
2. Thƣ ký: Bà Trần Thị Anh Thư, Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Phùng Trung Hiếu, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Ông Đinh Viết Tú, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam 
Bộ 
 - Ông Hoàng Văn Hồng, Trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc 
gia./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dieu_khien_qua_trinh_ra_hoa_dau_qua_nghe_trong_va.pdf