Giáo trình Kỹ thuật lái ô tô

BÀI 1: LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

 Thời gian: 15h (LT 13h; Kt: 2h)

* MỤC TIÊU CỦA BÀI:

Học xong bài này học sinh có khả năng:

- Nêu được các nội dung và yêu cầu cơ bản trong luật giao thông đường bộ.

- Nêu được các quy định về phương tiện giao thông đường bộ

- Nhận biết được các biển báo hiệu đường bộ

- Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc đối với luật giao thông đường bộ

* NỘI DUNG CỦA BÀI

Luật giao thông đường bộ đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13.11.2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01.07.2009, bao gồm 8 chương, 89 điều.

1. Quy định về phương tiện giao thông

Chương IV. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

1.1. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới. (Điều 53 – Luật GTĐB)

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông và phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực, hệ thống chuyển hướng có hiệu lực, tay lái của xe ô tô ở bên trái

Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu

Có lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.

Đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị bảo đảm tầm nhìn cho người lái

Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

Còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

Đủ giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

Các kết cấu khác phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

2. Xe mô tô 2 bánh, mô tô 3 bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.

5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

 

doc 87 trang yennguyen 8200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật lái ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật lái ô tô

Giáo trình Kỹ thuật lái ô tô
LỜI NÓI ĐẦU
Mô đun “Kỹ thuật lái ô tô” là một mô đun chuyên môn nghề bắt buộc trong nghề Công nghệ ô tô, trình độ trung cấp nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức lý thuyết và những kỹ năng thực hành lái xe ô tô.
Khi học mô đun này, người học được trang bị những kiến thức về luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe ô tô và những thao tác đúng quy trình kỹ thuật, kiểm tra và chẩn đoán chính xác các hư hỏng thường gặp khi lái xe ô tô.
Tài liệu “Kỹ thuật lái ô tô” được biên soạn theo chương trình mô đun. Những thông tin được lựa chọn đưa đến người sử dụng là những thông tin cập nhật về Luật giao thông đường bộ Việt Nam, những kiến thức mới về kỹ năng thực hành lái xe ô tô an toàn.
Tài liệu này được sử dụng cho việc giảng dạy và học tập chuyên ngành Công nghệ ô tô, ngoài ra có thể dùng cho người học để dự sát hạch cấp giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D.
Mặc dù đã rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn vẫn còn có nhiều sai sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của người học và đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành tiếp thu và chỉnh sửa để cuốn tài liệu học tập này in lần sau được bổ sung, chỉnh sửa hoàn chỉnh hơn.
Kon Tum, ngày 20 tháng 11 năm 2015
Biên soạn
Ks. Nguyễn Văn Thành
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
KỸ THUẬT LÁI Ô TÔ
Mã số mô đun : MĐ 27
Thời gian mô đun: 90 giờ	 (Lý thuyết: 15h; Thực hành: 71h; Kiểm tra: 4h)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MĐ 15, MH 16, MĐ 17, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22, MĐ 23, MĐ 24, MĐ 25.
- Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
+ Luật giao thông đường bộ
+ Kiểm tra tình trạng của xe trước vận hành
+ Nắm vững các kiến thức cơ bản về lái xe
+ Thao tác lái xe cơ bản trong xưởng sửa chữa, giúp kiểm tra và chẩn đoán 
+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, an toàn, chính xác trong kỹ thuật lái ôtô
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra* 
1
Luật giao thông đường bộ 
15
13
2
2
Công tác kiểm tra an toàn 
6
6
3
Thao tác tay lái và tay số 
10
10
4
Thao tác điều khiển chân ly hợp, chân ga, chân phanh và phanh tay 
9
9
5
Thực hành lái lái xe đi thẳng 
16
14
2
6
Thực hành lái lái xe rẽ và quay đầu 
18
18
7
Thực hành lái lái xe đi lùi 
16
2
14
Cộng: 
90
15
71
4
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành
BÀI 1: LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
 Thời gian: 15h (LT 13h; Kt: 2h)
* MỤC TIÊU CỦA BÀI:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Nêu được các nội dung và yêu cầu cơ bản trong luật giao thông đường bộ.
- Nêu được các quy định về phương tiện giao thông đường bộ
- Nhận biết được các biển báo hiệu đường bộ
- Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc đối với luật giao thông đường bộ
* NỘI DUNG CỦA BÀI
Luật giao thông đường bộ đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13.11.2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01.07.2009, bao gồm 8 chương, 89 điều.
1. Quy định về phương tiện giao thông
Chương IV. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
1.1. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới. (Điều 53 – Luật GTĐB)
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông và phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực, hệ thống chuyển hướng có hiệu lực, tay lái của xe ô tô ở bên trái
Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu
Có lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.
Đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị bảo đảm tầm nhìn cho người lái
Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; 
Còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
Đủ giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
Các kết cấu khác phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
2. Xe mô tô 2 bánh, mô tô 3 bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
1.2. Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới. (Điều 54 – Luật GTĐB)
1. Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng.
1.3. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ. (Điều 55 – Luật GTĐB)
1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (gọi là kiểm định)
4. Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc đăng kiểm phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.
5. Chủ phương tiện, người lái xe chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
1.4. Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ. (Điều 56 – Luật GTĐB)
1. Khi tham gia giao thông đường bộ, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình.
1.5. Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng. (Điều 57 – Luật GTĐB)
1. Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây: 
- Có đầy đủ hệ thống hãm có hiệu lực
- Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực
- Có đèn chiếu sáng.
- Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.
- Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển.
- Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
2. Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.
4. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
5. Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cấp, thu hôi đăng ký, biển số; quy định danh mục xe máy chuyên dùng phải kiểm định và tổ chức kiểm định; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức việc cấp, thu hồi đăng ký, biển số và kiểm định xe máy chuyên dùng của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
2. Quy định về người khi tham gia giao thông.
2.1. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông. (Điều 58 – Luật GTĐB)
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký xe; 
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nhân sự của chủ xe cơ giới.
2.2. Giấy phép lái xe. (Điều 59 – Luật GTĐB)
1. Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau:
- Hạng A1cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3
- Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
- Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
3. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
4.Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
- Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg
- Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg;
- Hạng B2 cấp cho người lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ; ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
- Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1,B2;
- Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C; 
- Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
- Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc , đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
5. Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau. 
2.3. Tuổi, sức khỏe của người lái xe. (Điều 60 – Luật GTĐB)
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); 
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
2.4. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe. (Điều 61 – Luật GTĐB).
1. Cơ sở đào tạo lái xe là loại hình cơ sở dạy nghề, phải có đủ điều kiện về lớp học, sân tập lái, xe tập lái, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án và phải được giấy cấp phép theo quy định.
2. Cơ sở đào tạo lái xe phải thực hiện đúng nội dung và chương trình quy định cho từng loại, hạng giấy phép lái xe. 
3. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo. 
4. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây:
a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2;
b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D;
c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E;
d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E;
đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
5. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 4 Điều này còn phải có đủ thời gian và số ki-lô-mét lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe; người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E tối thiểu phải có trình độ văn hóa trung học cơ sở. 
6. Việc đào tạo lái xe ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên và lái xe kéo rơ moóc chỉ được thực hiện bằng hình thức đào tạo nâng hạng với các điều kiện quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
7. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe. Các trung tâm sát hạch lái xe phải được xây dựng theo quy hoạch, có đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe theo quy định.
8. Người sát hạch lái xe phải có thẻ sát hạch viên theo quy định và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình.
9. Người đã qua đào tạo và đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển. 
Trường hợp giấy phép lái xe có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi giấy phép lái xe.
10. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đà ... ộ đều. Nếu giữ nguyên bàn đạp ga, xe ô tô sẽ chạy lúc nhanh, lúc chậm tùy theo sức cản chuyển động của mặt đường (hình 4.6).
Hình 4.6 - Điều khiển ga để duy trì tốc độ chuyển động đều
2.5. Điều khiển ga để giảm số
Khi chuyển từ số cao về số thấp, cần tăng ga (vù ga) để đảm bảo đồng tốc khi gài số, tránh hiện tượng kêu, kẹt hoặc sứt mẻ răng của bánh răng trong hộp số.
Hình 4.7 - Điều khiển ga để giảm số
3. Thao tác điều khiển chân phanh 
3.1. Đạp bàn đạp phanh
Muốn đạp phanh phải chuyển chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh. Khi đạp phanh gấp, dùng mũi bàn chân đạp mạnh vào bàn đạp phanh, gót chân không để dính xuống sàn xe (hình 4.8).
Hình 4.8 - Đạp bàn đạp phanh
	Dẫn động phanh ô tô thường có 2 loại chủ yếu: phanh dầu và phanh khí nén.
	- Đối với dẫn động phanh khí nén: Từ từ đạp bàn đạp phanh cho đến khi tốc độ xe ô tô giảm theo ý muốn.
	- Đối với dẫn động phanh dầu: Cần đạp phanh hai lần, lần thứ nhất đạp 2/3 hành trình bàn đạp và nhả ra ngay, lần thứ hai đạp hết hành trình bàn đạp.
3.2. Nhả bàn đạp phanh
	Sau khi phanh, phải nhanh chóng nhấc chân khỏi bàn đạp phanh chuyển về bàn đạp ga.
4. Điều khiển phanh tay.
	Phanh tay sử dụng chủ yếu khi dừng, đỗ xe.
	Khi có nhu cầu sử dụng phanh tay, dùng lực tay phải kéo cần điều khiển phanh tay hết hành trình về phía sau.
	Khi không có nhu cầu sử dụng phải nhả phanh tay, dùng lực tay phải bóp khóa hãm đẩy tay nhanh về phía trước hết hành trình. Nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải kéo phanh tay về phía sau một chút đồng thời bóp khóa hãm.
Hình 4.9 - Điều khiển phanh tay
5. Thao tác khởi hành
5.1. Thao tác khởi động xe.
* Khởi động bằng máy khởi động :
Trình tự khởi động động cơ được thực hiện như sau :
- Kéo chặt phanh tay để giữ ô tô đứng yên;
Hình 4.10 - Kéo chặt phanh tay
- Đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp
Hình 4.11 - Đạp hết hành trình ly hợp
	- Đưa cần số về vị trí số 0 (số mo);
Hình 4.12 - Đưa cần số về vị trí số “0”
Hình 4.13 - Đạp phanh
	- Đạp phanh để kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh;
	- Đạp và giữ bàn đạp ga ở 1/3 hành trình đối với động cơ xăng và hết hành trình đối với động cơ diesel;
	- Vặn chìa khóa điện đến vị trí khởi động (START), khi động cơ đã nổ (nghe bằng tai hoặc động cơ nổ thì đèn khởi động tắt) lập tức buông tay chìa khóa sẽ tự trở về vị trí cấp điện (ON).
	Chú ý : 
	- Mỗi lần khởi động không được quá 5 giây, sau ba lần khởi động mà động cơ không nổ thì phải dừng lại để kiểm tra hệ thống nhiên liệu và hệ thống đánh lửa sau đó mới tiếp tục khởi động.
	- Nếu vừa xoay chìa khóa khởi động vừa đạp ga nhiều lần thì động cơ càng khó nổ.
	- Nếu động cơ đã nổ mà tiếp tục xoay chìa khóa thì dễ hỏng máy khởi động.
5.2. Thao tác khởi hành xe.
Một trong những vấn đề cơ bản trong kỹ thuật lái xe là khởi hành và dừng xe. Để khởi hành và dừng xe đúng kỹ thuật cần biết phối hợp nhịp nhàng giữa bàn đạp ga và bàn đạp ly hợp. Nếu sự phối hợp không tốt thì động cơ dễ bị chế hoặc bị rung giật.
	Khi khởi hành (động cơ đang nổ) cần thực hiện các thao tác theo trình tự sau:
	- Kiểm tra an toàn xung quanh xe ô tô;
Hình 4.14 - Kiểm tra an toàn xung quanh xe ô tô
	- Đạp ly hợp hết hành trình;
Hình 4.15 - Đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp
	-Vào số “1” : vào số chính xác
Hình 4.16 - Vào số để khởi hành
	- Nhả phanh tay: khi đèn tắt là phanh tay đã nhả hết;
Hình 4.17 - Nhả phanh tay
	- Kiểm tra lại độ an toàn xung quanh xe, báo hiệu bằng còi, đèn trước khi xuất phát;
Hình 4.18 - Kiểm tra an toàn trước khi chuyển bánh
	- Tăng ga ở mức đủ để xuất phát;
Hình 4.19 - Tăng ga để xuất phát
	- Nhả từ từ đến 1/2 hành trình bàn đạp ly hợp (nhả nửa ly hợp) và giữ trong khoảng 3 giây, sau đó vừa tăng ga vừa nhả hết ly hợp để cho xe ô tô chạy.
Hình 4.20 - Nhả 1/2 hành trìnhbàn đạp ly hợp 	
Hình 4.21 - Vừa tăng ga bàn đạp ly hợp
6. Thao tác tăng, giảm số
6.1. Thao tác tăng số.
Khi xe ô tô chuyển động đến đoạn đường tốt, ít có chướng ngại vật thì có thể tăng số để tăng dần tốc độ chuyển động cho phù hợp với sức cản của mặt đường.
	Phương pháp tăng số được thực hiện như sau :
- Đạp bàn đạp ga: đạp mạnh để tăng tốc (lấy đà);
Hình 4.22 - Đạp bàn đạp ga để tăng tốc
	- Đạp bàn đạp ly hợp, đồng thời nhả hết bàn đạp ga: nhấc hẳn chân khỏi bàn đạp ga;
Hình 4.23 - Đạp bàn đạp ly hợp và nhả bàn đạp ga
	- Tăng số: Vào các số yêu cầu thao tác nhẹ nhàng;
Hình 4.24 - Tăng số
	- Từ từ nhả bàn đạp ly hợp, đồng thời tăng ga.
Hình 4.25 - Nhả bàn đạp ly hợp và tăng ga
	Chú ý : 
- Từ số 1 sang số 2: nhả ly hợp chậm;
- Từ số 2 sang số 3: nhả ly hợp hơi nhanh;
- Từ số 3 sang số 4: nhả ly hợp nhanh;
- Từ số 4 sang số 5: nhả ly hợp nhanh;
- Cần tăng số theo thứ tự từ thấp đến cao.
Hình 4.26 - Tăng số theo thứ tự số
6.2. Thao tác giảm số.
Khi xe ô tô chuyển động đến đoạn đường xấu, đèo dốc (có sức cản chuyển động lớn) thì phải giảm số để tăng lực kéo cho xe ô tô.
	Phương pháp giảm số được thực hiện như sau :
	- Nhả bàn đạp ga, đạp bàn đạp ly hợp: đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp, nhả hết ga;
Hình 4.27 - Nhả bàn đạp ga, đạp bàn đạp ly hợp
	- Đưa cần số về số 0;
	Tăng ga và về số: Chuyển số dứt khoát;
Hình 4.28 - Đưa cần số về số 0 và tăng ga về số
	- Từ từ nhả bàn đạp ly hợp và từ từ tăng ga.
Hình 4.29 - Nhả bàn đạp ly hợp và tăng ga
	Chú ý : 
	- Cần giảm số theo thứ tự từ số cao đến số thấp;
 ð  ð Ž ð  ð Œ
	- Thời điểm giảm số phù hợp là khi thấy động cơ hoạt động yếu đi (do tốc độ và số không phù hợp).
7. Thao tác dừng xe
Khi ô tô đang chạy trên đường, muốn dừng hẳn cần giảm tốc độ bằng cách đạp phanh và giảm số. Trình tự dừng xe thực hiện như sau :
	- Kiểm tra an toàn xung quanh;
Hình 4.30 - Kiểm tra an toàn xung quanh
	- Ra tín hiệu dừng xe: bật xi nhan phải;
Hình 4.31 - Bật xi nhan phải
	- Kiểm tra lại an toàn, đặc biệt là phía sau;
Hình 4.32 - Kiểm tra an toàn lại lần nữa
	- Nhả bàn đạp ga;
Hình 4.33 - Nhả bàn đạp ga
	- Đạp phanh và tìm chỗ đỗ xe thích hợp;
Hình 4.34 - Đạp phanh tìm chỗ đỗ
	- Đạp ly hợp ghìm bàn đạp phanh: khi xe ô tô gần đến chỗ đỗ, cần đạp ly hợp cho động cơ khỏi tắt, sau đó đạp phanh để cố định xe vào chỗ đỗ;
Hình 4.35 - Đạp ly hợp ghìm bàn đạp phanh
	- Kéo chặt tay phanh;
Hình 4.36 - Kéo chặt phanh tay
	- Cài số: đỗ ở đường bằng và dốc lên thì cài số “1”; đỗ ở đường bằng và dốc xuống thì cài số lùi;
Hình 4.37 - Cài số thích hợp
	- Điều chỉnh vô lăng lái cho bánh xe trước hướng vào phía trong;
	- Tắt động cơ;
	- Nhả ly hợp;
Hình 4.38 - Tắt máy
Hình 4.39 - Nhả bàn đạp ly hợp
	- Nhả bàn đạp phanh;
	- Rút chìa khóa, xuống xe và khóa cửa. Khi cần thiết thì chèn bánh xe.
Hình 4.40 - Nhả bàn đạp phanh
Hình 4.41 - Khóa cửa xe
BÀI 5: THỰC HÀNH LÁI XE ĐI THẲNG
	Thời gian: 16h (LT:0; TH: 14h; Kt:2h)
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Nêu được phương pháp lái xe đi thẳng
- Thực hiện được việc lái xe đi thẳng khi không nổ máy và có nổ máy
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, an toàn và chính xác 
Nội dung của bài:
1. Phương pháp căn đường
Căn đường là danh từ riêng để chỉ phương pháp xác định vị trí và đường đi của xe ô tô trên mặt đường.
Phương pháp chủ yếu để căn đường là so sánh vị trí người lái xe trong buồng lái với một điểm chuẩn di chuyển tự chọn trên mặt đường, thường là điểm nằm trên trục tim đường.
Nếu người lái xe thấy vị trí của mình trùng sát với điểm chuẩn, tức là xe ô tô đã ở đúng hoặc gần đúng giữa đường
Nếu thấy vị trí của mình lệch hẳn sang bên trái của điểm chuẩn, tức là xe ô tô đã ở bên trái đường và ngược lại.
Xe ô tô cần chuyển động song song với trục tim đường, nếu bị lệch mà không chỉnh lại hướng xe ô tô sẽ lao ra khỏi mặt đường (hình 5.1).
Hình 5.1 – Phương pháp căn đường khi lái xe đi thẳng
Khi hai xe ô tô tránh nhau cần phải chia đường làm hai phần. Chia phần đường tưởng tượng của xe mình ra làm 3 phần bằng nhau và điều khiển ô tô đi như hình 5.2.
Hình 5.2 – Tưởng tượng chia đường thành 3 phần bằng nhau
	Khi tránh ổ gà hay tránh các chướng ngại vật cần căn đường theo vết bánh xe trước bên trái. Thường tâm của người lái và tâm vết bánh trước bên trái cách nhau khoảng 100mm – 150mm (hình 5-3).
Hình 5.3 – Khi tránh chướng ngại vật.
2. Thực hành lái xe đi thẳng khi không nổ máy
* Lái xe đi thẳng.
Muốn lái xe đi thẳng, trước hết phải xác định một đường thẳng làm tâm đường tưởng tượng, lái xe sao cho tâm vành tay lái, một điểm nằm giữa thân người ngồi lái (hàng cúc áo giữa ngực người lái) và một điểm trên đường tưởng tượng chiếu ra phía trước hợp thành một đường thẳng luôn trùng hoặc song song với đường tâm của đường đã xác định. 
* Thực hiện các thao tác khi không nổ máy:
- Cầm và điều khiển vô lăng
- Đạp và nhả ly hợp, ga, phanh
- Cầm và điều khiển tay số
- Cầm và điều khiển phanh tay
- Thao tác và quy trình tăng giảm số
3. Thực hành lái xe đi thẳng khi có nổ máy
* Thực hiện các thao tác sau:
- Cách khởi động và tắt động cơ
- Cách quan sát, kiểm tra các loại đèn báo sáng, đồng hồ trên xe.
- Thao tác khởi hành xe
- Thao tác đánh trả lái
- Cầm và điều khiển vô lăng
- Đạp và nhả ly hợp, ga, phanh
- Cầm và điều khiển tay số
- Cầm và điều khiển phanh tay
- Thao tác và quy trình tăng giảm số
- Kết hợp điều khiển vô lăng lái, chân côn, ga, phanh, tăng giảm số theo đúng trình tự.
BÀI 6: THỰC HÀNH LÁI XE RẼ VÀ QUAY ĐẦU
Thời gian: 18 h( Lt: 0h; TH: 18h)
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Nêu được phương pháp lái xe rẽ và quay đầu
- Thực hiện được việc lái xe rẽ và quay đầu khi không nổ máy và có nổ máy
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, an toàn và chính xác 
Nội dung của bài:
1. Phương pháp căn đường
Xe đi ở phần đường bên phải: Điểm căn là vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường, lệch sang bên phải tim đường là xe đang đi sang phần đường bên phải, nếu vị trí người lái càng cách xa trục tim đường về bên phải thì xe càng đi sang phần đường bên phải nhiều hơn.
Xe đi giữa đường: Điểm căn là vị trí của người lái lệch sang bên trái tim đường và cách bên trái tim đường 35 – 45 cm. Nếu người lái thấy vị trí ngồi ngay sát với tim đường là xe đang đi ở đúng giữa đường.
Xe đi ở phần đường bên trái: Điểm căn là vị trí của người lái lệch hẳn sang bên trái tim đường và cách tim đường > 45 cm. Nếu người lái càng cách xa trục đường về phía bên trái thì xe càng đi sang phần đường bên trái nhiều hơn.
2. Thực hành lái xe rẽ và quay đầu khi không nổ máy
* Thực hiện các thao tác khi không nổ máy:
- Quan sát phía trước, bên phải,bên trái của xe.
- Quan sát gương chiếu hậu.
- Bật đèn xi nhan.
- Cầm và điều khiển vô lăng
- Đạp và nhả ly hợp, ga, phanh
- Cầm và điều khiển tay số
- Cầm và điều khiển phanh tay
- Thao tác và quy trình tăng giảm số
3. Thực hành lái xe rẽ và quay đầu khi có nổ máy
3.1. Lái xe chuyển hướng sang bên phải.
Trước khi cho xe vòng bên phải, phải quan sát chướng ngại vật phía trước, nhìn gương phía sau, dùng tín hiệu xin đường, nếu thấy an toàn mới cho xe thay đổi hướng.
Khi lái xe chuyển hướng sang bên phải, tay phải kéo, tay trái đẩy vành tay lái quay theo chiều xim đồng hồ đến khi xe chuyển động đúng phần đường đã định thì từ từ trả lái và giữ ổn định cho xe chuyển động theo hướng đi.
* Chú ý: Khi lái xe thay đổi hướng không nên đổi số.
3.2. Lái xe chuyển hướng sang bên trái.
Trước khi cho xe vòng bên trái, phải quan sát chướng ngại vật phía trước, nhìn gương phía sau, dùng tín hiệu xin đường, nếu thấy an toàn mới cho xe thay đổi hướng.
Khi lái xe chuyển hướng sang bên trái, tay trái kéo, tay phải đẩy vành tay lái quay ngược chiều kim đồng hồ, khi xe đã đi đúng phần đường thì từ từ trả lại tay lái và giữ ổn định cho xe chuyển động theo hướng đi.
* Chú ý: Khi lái xe thay đổi hướng không nên đổi số.
3.3. Lái xe quay đầu.
* Chú ý: Chỉ quay đầu xe ở nơi được phép quay đầu xe.
Để đảm bảo an toàn khi quay đầu, người lái xe phải quan sát và thực hiện các thao tác theo trình tự sau:
	- Quan sát bản báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu.
	- Quan sát kỹ địa hình nơi để chọn quay đầu.
	- Lựa chọn quỹ đạo quay đầu xe (tiến, lùi) cho thích hợp; 
	- Thực hiện quay đầu xe với tốc độ nhỏ nhất;
	- Thường xuyên báo tín hiệu, tốt nhất có người báo hiệu ở phía sau;
	Nếu quay đầu xe ở nơi có địa hình nguy hiểm thì đưa đầu xe về phía nguy hiểm đưa đuôi xe về phía an toàn và thực hiện tiến, lùi liên tục cho đến khi quay được đầu xe.
Hình 6.1 – Lái xe quay đầu
	Chú ý : Khi dừng xe lại để tiến và lùi nên sử dụng cả phanh chân và phanh tay, nếu cần thiết chèn cả bánh xe để đảm bảo an toàn.
BÀI 7: THỰC HÀNH LÁI XE ĐI LÙI
	 Thời gian: 16h (LT: 2h; TH: 14h)
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Nêu được phương pháp lái xe đi lùi
- Thực hiện được việc lái xe đi lùi khi không nổ máy và có nổ máy
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, an toàn và chính xác 
Nội dung của bài:
1. Phương pháp căn đường
- Quan sát gương chiếu hậu xác định vị trí của xe.
- So sánh vị trí của thân xe với điểm chuẩn ở khu vực thực hiện thao tác lùi xe.
- Điều khiển vô lăng cho thân xe song song với điểm chuẩn ở khu vực lùi xe.
2. Thực hành lái xe đi lùi khi không nổ máy
* Thực hiện các thao tác khi không nổ máy:
- Quan sát gương chiếu hậu.
- Quan sát hai bên phải, trái của xe.
- Bật tín hiệu bằng còi, đèn.
- Cầm và điều khiển tay số
- Cầm và điều khiển vô lăng
- Đạp và nhả ly hợp, ga, phanh
- Cầm và điều khiển phanh tay
3. Thực hành lái xe đi lùi khi có nổ máy
- Quan sát phía sau xe ô tô thông qua gương chiếu hậu
- Cầm và điều khiển vô lăng
- Đạp và nhả ly hợp, ga, phanh
- Cầm và điều khiển tay số
3.1. Kiểm tra an toàn khi lùi xe ô tô
	Điều khiển xe ô tô chuyển động lùi khó hơn tiến vì :
	- Không quan sát được chính xác phía sau;
	- Khó điều khiển ly hợp;
	- Tư thế ngồi lái không thoải mái.
	Do vậy, việc chú ý đến an toàn khi lùi xe ô tô rất quan trọng. Phương pháp kiểm tra được thực hiện bằng các cách sau:
+ Xuống xe quan sát địa hình hẹp, phức tạp để lựa chọn phương án.
Hình 7.1 - Xuống xe kiểm tra an toàn
+ Nhìn ra xung quanh:
Hình 7.2 - Nhìn kiểm tra xung quanh.
+ Mở cửa xe quan sat;
Hình 7.3 - Mở cửa xe quan sát.
+ Nhờ người khác chỉ dẫn:
Hình 7.4 - Nhờ người kiểm tra và chỉ dẫn
3.2. Thao tác lùi xe ô tô.
- Tư thế lái đúng khi lùi: Nắm tay vào phần trên của vô lăng lái; quan sát gương chiếu hậu; cho phép có thể ngoảnh hẳn mặt ra sau hoặc thò hẳn đầu ra ngoài để quan sát;
Hình 7.5 - Tư thế lái khi lùi
	- Điều chỉnh tốc độ khi lùi: Vì phải điều khiển ô tô trong tư thế không thoải mái, khó phán đoán để thao tác chính xác, do vậy cần cho xe ô tô lùi thật chậm. Muốn cho xe chạy chậm, có thể lặp lại thao tác cắt, nhả ly hợp liên tục, hoặc thực hiện đạp nửa ly hợp, đồng thời giữ nhẹ chân ga;
	- Đổi và chỉnh hướng khi lùi: Khi thấy xe ô tô đi chệch hướng, phải từ từ chỉnh lại tay lái, trường hợp cần thiết phải dừng lại rồi tiến lên để chỉnh lại hướng lùi.
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_ky_thuat_lai_o_to.doc