Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin (Phần 2)

1. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của học phần

 1.1.Vị trí

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần 2) là học phần tiếp nối Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần 1) trong hệ thống các môn lý luận chính trị theo Quyết định số 52/2008-QĐ/BGD ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT được sử dụng ở các trường ĐH hiện nay. Là học phần trang bị những kiến thức l‎ý luận, chuẩn bị cho SV tiếp cận 2 học phần: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh theo Quyết định nói trên.

Học phần gồm 2 phần, được bố trí với những nội dung cụ thể sau:

- Phần 1: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất TBCN (tư bản chủ nghĩa). Phần này gồm 3 chương với các nội dung về học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư và học thuyết về CNTBĐQ(chủ nghĩa tư bản độc quyền) và CNĐQNN ( chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước).

- Phần 2: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về CNXH. Phần này gồm 3 chương với các nội dung về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, tính tất yếu và nội dung của cách mạng XHCN, quá trình hình thành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội CSCN (cộng sản chủ nghĩa), vấn đề dân chủ XHCN, nhà nước XHCN, văn hóa XHCN, vấn đề dân tộc, tôn giáo, cách mạng Tháng Mười Nga và triển vọng của CNXH.

1.2. Tính chất:

Là học phần bắt buộc nằm trong khối kiến thức đại cương cho các ngành đào tạo trình độ Cao đẳng

1.3. Ý nghĩa

Ttrang bị cho người học những quan điểm khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mac-Lênin; hiểu rõ lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, nền tảng tư tưởng của Đảng: trên cơ sở đó xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng, xây dưng niềm tin và lý tưởng cách mạng; vận dụng sáng tạo nó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, đáp ứng yêu cầu của con người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng thành công CNXH

 

doc 135 trang yennguyen 9300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin (Phần 2)

Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin (Phần 2)
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
GIÁO TRÌNH
HỌC PHẦN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
 CỦA CHỦ NGHĨA MÁC –LÊNIN (PHẦN 2) 
NGÀNH/NGHỀ: CÁC NGÀNH SƯ PHẠM
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
MÃ SỐ: 61012002
(Ban hành kèm theo Quyết định số:	/QĐ-CĐCĐ ngày.tháng.năm ......... của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum)
Biên soạn: Th.S Hoàng Xuân Lĩnh
Kon Tum, năm 2019
KonTum, tháng 8 năm 2018
KonTum, tháng 5 năm 2017
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Để đáp ứng nhu cầu học tập của SV (sinh viên) trong nhà trường, các giảng viên bộ môn đã biên soạn Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (phần 2) dựa trên Giáo trình bộ môn hiện đang lưu hành của Bộ GD&ĐT. Đối tượng mà Giáo trình này hướng đến là những SV năm thứ nhất của trường CĐCĐ Kon Tum – những người đã học xong Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin phần 1. Như vậy, đây là tập tài liệu lưu hành nội bộ chỉ phục vụ cho việc học tập của SV trong nhà trường.
 Giáo trình được trình bày một cách cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu dưới dạng một bài giảng bộ môn nhằm giảm bớt thời gian ghi chép của người học để tập trung vào việc nghiên cứu, trao đổi thảo luận trên lớp. Ngoài phần mở đầu, trong mỗi chương được trình bày theo cấu trúc: giới thiệu những kiến thức cơ bản, mục tiêu, nội dung, câu hỏi ôn tập, bài tập thực hành, hướng dẫn thực hành, thảo luận, yêu cầu đánh giá kết quả học tập.
 Trong quá trình biên soạn, chúng tôi luôn bám sát chương trình Đề cương chi tiết Bộ môn đã được nhà trường phê duyệt và cập nhật những kiến thức mới được đưa vào theo nội dung của Giáo trình bộ môn. Vì vậy, hy vọng đây sẽ là tập tài liệu có ích cho việc học tập của SV trong nhà trường đối với bộ môn.
Tuy đã nhiều cố gắng, nhưng vì những hạn chế về mặt thời gian cũng như nhân tố chủ quan của người biên soạn nên chắc chắn tập tài liệu này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô trong nhà trường và đặc biệt là các bạn SV để Giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn.
	 	Kon Tum, tháng 10 năm 2019
 Người biên soạn 
 Hoàng Xuân Lĩnh
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CƠ BẢN VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A.Các ký hiệu:
c 	: tư bản bất biến
m 	: giá trị thặng dư
m’ 	:tỷ suất giá trị thặng dư
p	: lợi nhuận
p’	: tỷ suất lợi nhuận
	: lợi nhuận bình quân
	: tỷ suất lợi nhuận bình quân
k	: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
v	: tư bản khả biến
W	: giá trị hàng hóa
B. Các chữ viết tắt:
CĐLD	: cường độ lao động
CNTB	: chủ nghĩa tư bản
CNTBĐQ	: chủ nghĩa tư bản độc quyền
CNTBĐQNN	: chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
CNXH	: chủ nghĩa xã hội
CNXHKH	: chủ nghĩa xã hội khoa học
CSCN	: cộng sản chủ nghĩa
GCCN	: giai cấp công nhân
PCLĐXH	 : phân công lao động xã hội 
QHSX	: quan hệ sản xuất
KH-KT 	: khoa học – kỹ thuật
LĐ	: lao động
LLSX	: lực lượng sản xuất
HHSLĐ	: hàng hóa sức lao động
NSLĐ	: năng suất lao động
NSLĐXH	: năng suất lao động xã hội
SLĐ	: sức lao động
SLĐXH	: sức lao động xã hội
SXHH	: sản xuất hàng hóa
TGLĐXHCT	: thời gian lao động xã hội cần thiết
TBCN	: tư bản chủ nghĩa
TSX	: tái sản xuất
TLTD	: tư liệu tiêu dùng
TLSX	: tư liệu sản xuất
TSPXH	: tổng sản phẩm xã hội
XH	: xã hội
XHCN	: xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
1
LỜI GIỚI THIỆU
2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CƠ BẢN VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
3
 1. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của học phần
6
2. Mục tiêu của học phần 
7
NỘI DUNG 
9
 Chương IV. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
9
A. GIỚI THIỆU
9
B. MỤC TIÊU
9
C. NỘI DUNG CHÍNH
11
 1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
11
 2. Hàng hóa
13
 3. Tiền tệ
18
 4. Quy luật giá trị
23
CÂU HỎI ÔN TẬP
25
BÀI TẬP THỰC HÀNH 
26
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
27
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
28
 Chương V. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
29
A. GIỚI THIỆU
29
B. MỤC TIÊU
29
C. NỘI DUNG CHÍNH
31
 1. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản
31
 2.Quá trình sản xuất giá trị thặng dư trong xã hội tư bản
34
 3. Tiền công trong CNTB
39
 4. Sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản
40
 5. Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư
43
 6. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư
49
CÂU HỎI ÔN TẬP
63
BÀI TẬP THỰC HÀNH 
63
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
65
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
66
 Chương VI. HỌC THUYẾT CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
67
A. GIỚI THIỆU
67
B. MỤC TIÊU
67
C. NỘI DUNG CHÍNH
68
 1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
68
 2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
74
 3. Những nét mới trong sự phát triển của CNTB hiện đại
76
 4. Vai trò, hạn chế và xu hướng vận động của CNTB
78
CÂU HỎI ÔN TẬP
81
THẢO LUẬN 
81
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
82
 Chương VII. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XHCN
83
A. GIỚI THIỆU
83
B. MỤC TIÊU
83
C. NỘI DUNG CHÍNH
85
 1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
85
 2. Cách mạng Xã hội chủ nghĩa
91
 3. Hình thái kinh tế - xã hội XHCN
97
CÂU HỎI ÔN TẬP
103
THẢO LUẬN 
103
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
104
 Chương VIII. NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
105
A. GIỚI THIỆU
105
B. MỤC TIÊU
105
C. NỘI DUNG CHÍNH
107
 1. Xây dựng nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN
111
 2. Xây dựng nền văn hóa Xã hội chủ nghĩa
114
 3. Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo
119
CÂU HỎI ÔN TẬP
119
THẢO LUẬN 
120
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
121
 Chương IX . CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
121
A. GIỚI THIỆU
121
B. MỤC TIÊU
121
C. NỘI DUNG CHÍNH
123
 1. Chủ nghianx xã hội hiện thực
123
 2. Sự khủng hoảng, suoj đổ của mô hình CNXH Xô viết
126
 3. Triển vọng của CNXH
129
CÂU HỎI ÔN TẬP
132
THẢO LUẬN 
132
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
133
TÀI LIỆU THAM KHẢO
134
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC –LÊNIN (PHẦN 2)
Mã số: 61012002
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
 	1. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của học phần
	1.1.Vị trí
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần 2) là học phần tiếp nối Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần 1) trong hệ thống các môn lý luận chính trị theo Quyết định số 52/2008-QĐ/BGD ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT được sử dụng ở các trường ĐH hiện nay. Là học phần trang bị những kiến thức l‎ý luận, chuẩn bị cho SV tiếp cận 2 học phần: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh theo Quyết định nói trên. 
Học phần gồm 2 phần, được bố trí với những nội dung cụ thể sau:
- Phần 1: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất TBCN (tư bản chủ nghĩa). Phần này gồm 3 chương với các nội dung về học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư và học thuyết về CNTBĐQ(chủ nghĩa tư bản độc quyền) và CNĐQNN ( chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước).
- Phần 2: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về CNXH. Phần này gồm 3 chương với các nội dung về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, tính tất yếu và nội dung của cách mạng XHCN, quá trình hình thành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội CSCN (cộng sản chủ nghĩa), vấn đề dân chủ XHCN, nhà nước XHCN, văn hóa XHCN, vấn đề dân tộc, tôn giáo, cách mạng Tháng Mười Nga và triển vọng của CNXH.
1.2. Tính chất: 
Là học phần bắt buộc nằm trong khối kiến thức đại cương cho các ngành đào tạo trình độ Cao đẳng
1.3. Ý nghĩa
Ttrang bị cho người học những quan điểm khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mac-Lênin; hiểu rõ lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, nền tảng tư tưởng của Đảng: trên cơ sở đó xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng, xây dưng niềm tin và lý tưởng cách mạng; vận dụng sáng tạo nó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, đáp ứng yêu cầu của con người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng thành công CNXH
2. Mục tiêu của học phần 
 	 Kiến thức	
 - Hiểu rõ những nội dung cơ bản của học thuyết giá trị: điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế sản xuất hàng hóa; hàng hóa, tiền tệ, nội dung và tác động của quy luật giá trị;	 
- Hiểu và trình bày được những nội dung cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư: sự chuyển hóa tiền thành tư bản, quá trình sản xuất giá trị thặng dư, tiền công trong chủ nghĩa tư bản, quá trình lưu thông tư bản, hình thái tư bản và hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư;
- Nắm vững học thuyết về CNTBĐQ và CNTBĐQNN;
- Hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, cách mạng XHCN và hình thái kinh tế - xã hội CSCN;
- Hiểu và trình bày được những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng XHCN: vấn đề dân chủ, nhà nước, văn hóa, dân tộc, tôn giáo;
- Hiểu rõ những nội dung cơ bản của CNXH hiện thực và triển vọng của CNXH
 Kỹ năng 
 - So sánh được vai trò của sản xuất hàng hóa với kinh tế tự nhiên; vận dụng các kiến thức đã học vào việc phân tích các hiện tượng kinh tế, xã hội; hình thành, phát triển các kỹ năng phân tích, làm việc nhóm một cách chủ động;
- Vận dụng những kiến thức đã học để lý giải được các vấn đề: giá trị thặng dư, lương, lợi nhuận, chi phí sản xuất... trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay và thấy được cơ sở lý luận của các chính sách kinh tế của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong giai đoạn hiện nay;
- Nhận biết quy luật vận động mang tính tất yếu của CNTB từ cạnh tranh tự do sang độc quyền; lý giải được những vấn đề bản chất trong các biểu hiện của CNTB hiện đại;
 - Biết phân tích, giải thích đúng đắn các vấn đề lý luận, thực tiễn trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa... trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin;
- Biết cách nghiên cứu và đọc các tài liệu liên quan, có kỹ năng dùng kiến thức học phần để phân tích, tổng hợp, so sánh, liên hệ thực tế... các vấn đề chính trị - xã hội;
 - Có kỹ năng phân biệt được lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin với các học thuyết lý luận khác; chống lại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đang ra sức chống phá CNXH trên lý luận và thực tiễn;
- Hình thành kỹ năng tư duy lôgic: như phát triển các kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề khoa học;
- Hình thành và phát triển các kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm, kĩ năng lập luận, thuyết trình.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
 - Có cách nhìn nhận đúng về phương thức sản xuất TBCN; về ưu thế của nền kinh tế hàng hóa và tác động tích cực của nó đối với nền kinh tế nước ta;
- Có thái độ đúng đắn về sự tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế nước ta và có thái độ tích cực về sự tác động đó. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước khi tham gia vào các hoạt động kinh tế;
- Có thái độ đúng về quá trình sử dụng sức lao động tham gia vào quá trình lao dộng có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất quan trọng. Thấy được quá trình sản xuất giá trị thặng dư và các phương thức sản xuất giá trị thặng dư để có thái độ nhận định đúng về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam;
- SV có ý thức tự giác trong học tập và nghiên cứu; có phương pháp học tập tích cực và trau dồi kiến thức; Làm chủ bản thân trong quá trình học tập, có khả năng biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo để năng cao năng lực nhạn thức của bản thân; Tăng cường bản lĩnh chính trị, tính chủ động, tự tin; Củng cố niềm tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn, từ đó góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.
- Có thái độ đúng đắn, khách quan, khoa học, tin tưởng vào con đường cách mạng của đất nước, góp phần vào sự nghiệp vì độc lập dân tộc và CNXH. Đồng thời, có thái độ hết sức cảnh giác và đấu tranh chống lại mọi biểu hiện xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản cách mạng.
- Có thái độ đúng đắn trong đấu tranh chống những quan điểm sai lệch về chủ nghĩa Mác – Lênin, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, thấy được ý nghĩa quan trọng và sự cần thiết của việc học tập và nghiên cứu bộ môn. 
NỘI DUNG
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ
PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Chương IV. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
A. GIỚI THIỆU
Học thuyết giá trị là xuất phát điểm trong toàn bộ lý luận kinh tế của của C. Mác. Trong học thuyết này, C.Mác nghiên cứu mối quan hệ giữa người với với thông qua mối quan hệ giữa vật với vật. Cơ sở kinh tế về mối quan hệ này chính là lao động – cái thực thể , yếu tố cấu thành giá trị của hàng hóa. Đó chính là trọng tâm của học thuyết giá trị. Sự thực thì sản xuất hàng hóa và gắn liền với nó là các phạm trù : giá trị, hàng hóa, tiền tệ đã từng có trước CNTB. Nó là những điều kiện, tiền để cho sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất TBCN. Dựa trên nền tảng là học thuyết giá trị, C. Mác đã xây dựng học thuyết giá trị thặng dư- Hòn đá tảng trong toàn bộ hệ thống lý luận kinh tế của ông. Vì vậy, nghiên cứu học thuyết giá trị tức là bắt đầu nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN ở dạng chung nhất.
B. MỤC TIÊU
* Kiến thức: 
- Hiểu và trình bày được khái niệm sản xuất hàng hóa, đặc trưng và ưu thế của mô hình snr xuất này;
- Hiểu và trình bày khái niệm hành hóa và hai tuộc tính của nó; giải thíc được tại sao hàng hóa lại có hai thuộc tính;
- Biết được thế nào là lượng giá trị; các nhân tố ảnh hướng đến lượng giá trị;
- Hiểu và trình bày được nguồn gốc, bản chất , các hình thái biểu hiện của tiền tệ; quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát;
- Hiểu và trình bày được nội dung, tác động của quy luật giá trị
* Kỹ năng: 
	- So sánh được vai trò của sản xuất hàng hóa với kinh tế tự nhiên; vận dụng các kiến thức đã học vào việc phân tích các hiện tượng kinh tế, xã hội; hình thành, phát triển các kỹ năng phân tích, làm việc nhóm một cách chủ động;
- Vận dụng những kiến thức đã học để lý giải được các vấn đề: lạm phát; sự tác động của quy luật trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay và thấy được cơ sở lý luận của các chính sách kinh tế của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong giai đoạn hiện nay;
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm
	- Có cách nhìn nhận đúng về phương thức sản xuất TBCN; về ưu thế của nền kinh tế hàng hóa và tác động tích cực của nó đối với nền kinh tế nước ta;
- Có thái độ đúng đắn về sự tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế nước ta và có thái độ tích cực về sự tác động đó. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước khi tham gia vào các hoạt động kinh tế;
C. NỘI DUNG CHÍNH
Chương IV. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
1. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA. 
1.1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa. 
1.1.1. Khái niệm sản xuất hàng hóa. 
Lịch sử phát triển sản xuất của xã hội loài người đã và đang trải qua 2 kiểu (hình thức) tổ chức sản xuất, gồm: 
- Sản xuất tự cung, tự cấp: là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm làm ra nhằm thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Hình thức sản xuất này mang tính tự nhiên, phụ thuộc vào tự nhiên và khép kín trong phạm vi một đơn vị sản xuất nhỏ; chưa cho phép mở rộng quan hệ v ... iên Xô và Đông Âu có hai nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp sau đây:
- Một là, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất.
+ Đường lối cải tổ thực chất là đường lối trượt dài từ cơ hội hữu khuynh đến xét lại, đến từ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác – Lênin. Những lời tuyên bố ban đầu: “cải tổ để có nhiều dân chủ hơn, nhiều CNXH hơn”, “chúng ta sẽ đi tới CNXH tốt đẹp hơn chứ không đi ra ngoài nó”, “chúng ta tìm trong khuôn khổ của CNXH chứ không phải ở ngoài giới hạn của nó những câu trả lời cho các vấn đề do cuộc sống đặt ra”, v.v., rốt cuộc chỉ là những tuyên bố suông ngụy trang cho ý đồ phản bội.
+ Chủ trương đưa ra lúc đầu là “tăng tốc” về kinh tế để chấm dứt sự trì trệ. Đẩy mạnh nhịp điệu phát triển không có gì sai mà là tất yếu, bức bách. Vấn đề là tăng tốc bằng cách nào thì không có câu trả lời đúng đắn; đổi mới công nghệ bằng cách nào cũng bế tắc. Từ đó, người ta đã chuyển nhanh sang cải tổ chính trị coi đây là “cái chìa khóa” cho mọi vấn đề. Hội nghị Đảng toàn quốc lần thứ 19 (năm 1988) chủ trương chuyển trọng tâm sang cải tổ hệ thống chính trị trên cơ sở cái gọi là “tư duy chính trị mới”. Thực chất đó là sự thỏa hiệp vô nguyên tắc, là sự đầu hàng, là từ bỏ lập trường giai cấp, là sự phản bội chủ nghĩa Mác - Lênin, phản bội sự nghiệp XHCN.
+ Bằng phát súng lệnh “công khai”, “dân chủ”, “không có vùng cấm”, cải tổ đã nhanh chóng tạo ra làn sóng phê phán, công kích, bôi đen tất cả những gì gắn với lịch sử 70 năm xây dựng CNXH, phủ định sạch trơn mọi thành tựu của CNXH. Nó gây hoang mang, xáo động đến cực độ trong tư tưởng xã hội, phá vỡ niềm tin của quần chúng đối với những giá trị của CNXH. Các thế lực thù địch và phản động đã sử dụng toàn bộ những phương tiện thông tin đại chúng để làm việc này và chiến dịch tuyên truyền, đào bới, phủ định quá khứ được các đài báo phương Tây tiếp sức mạnh mẽ và lái theo những ý đồ, mục đích đen tối của chúng.
- Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện được “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu.
+ Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, chủ nghĩa đế quốc đã tiến hành cuộc chiến tranh lạnh nhằm cô lập Liên Xô. Các chiến lược gia Phương Tây sớm nhận ra “cái gót chân Asin” của cải tổ: đó là đường lối xét lại, là hệ tưởng tư sản, là chính sách nhân nhượng, thỏa hiệp vô nguyên tắc với Mỹ và phương Tây thể hiện tập trung ở “tư duy chính trị mới”.
+ Chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và Đông Âu. Trong cuốn sách “Chiến thắng không cần chiến tranh”, cựu Tổng thống Mỹ Ních-xơn cho rằng “mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất”. Ních-xơn viết: “Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hiệp định mậu dịch, viện trợ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng”. Chiến lược của Mỹ trước sau như một là đưa chiến tranh vào bên trong “bức màn sắt”.
Tóm lại: sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong và từ trên chóp bu của cơ quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân trực tiếp làm cho Liên Xô sụp đổ. Hai nguyên nhân này quyện chặt vào nhau, tác động cùng chiều, tạo nên một lực cộng hưởng rất mạnh và nhanh như một cơn lốc chính trị trực tiếp phá sập căn nhà XHCN. Tất nhiên, xét cho cùng, chính bọn cơ hội, xét lại và phản bội, sự mất cảnh giác cách mạng trong hàng ngũ những người cộng sản đã tạo "cơ hội vàng" cho chủ nghĩa đế quốc “chiến thắng mà không cần chiến tranh”.
3. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
3.1. Chủ nghĩa tư bản - không phải là tương lai của xã hội loài người
- Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi.
+ Chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Trong mấy thập kỷ qua, do biết “tự điều chỉnh và thích ứng” đồng thời sử dụng triệt để những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, các nước tư bản chủ nghĩa đã vượt qua một số cuộc khủng hoảng và còn có khả năng phát triển. Mặc dù vậy, chủ nghĩa tư bản không phải là chế độ xã hội tương lai của nhân loại bởi bản chất bóc lột, phản dân chủ của chủ nghĩa tư bản không thay đổi.
+ Trong cuốn sách “Ngoài vòng kiểm soát”, Brêdinxky đã cay đắng thừa nhận 20 khuyết tật của xã hội Mỹ vào thời điểm đó và dự báo Mỹ sẽ mất vai trò siêu cường vào thế kỷ XXI. Trong 20 khuyết tật ấy, có những khuyết tật đã trở thành phổ biến ở các nước tư bản như: chăm sóc y tế không đầy đủ, giáo dục trung học chất lượng kém, vấn đề phân biệt chủng tộc, nghèo đói ngày càng sâu sắc, tội ác bạo lực tràn lan, cảm giác trống rỗng về tinh thần, v.v làm cho xã hội lâm vào khủng hoảng và vô phương cứu chữa.
+ Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, dù là chủ nghĩa tư bản hiện đại, trên thế giới ngày nay vẫn có đến 1,2 tỷ người phải tiếp tục chịu nghèo đói, bệnh tật, mù chữ, chiến tranh, hưởng mức thu nhập dưới 1 USD/ngày; 2,5 tỷ người nghèo có tổng thu nhập chỉ bằng thu nhập của 250 tỷ phú, triệu phú lớn nhất thế giới gộp lại; 1/3 lực lượng lao động toàn thế giới, tức khoảng 1 tỷ người bị thất nghiệp ở các mức khác nhau; tại hơn 100 nước đang hoặc kém phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người giảm đi so với các thập niên trước, hàng ngày có đến 30.000 trẻ em chết bệnh mà lẽ ra có thể được cứu sống và số người lớn mù chữ lên đến hơn 800 triệu người.
+ Chủ nghĩa tư bản với những mâu thuẫn nội tại không thể khắc phục không thể là tương lai của nhân loại. Nhiều học giả tư sản đã cho rằng, chủ nghĩa tư bản là không thể chấp nhận được.
- Các yếu tố XHCN đã xuất hiện trong lòng xã hội tư bản.
Chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển của nó đã xuất hiện những yếu tố của xã hội mới, những yếu tố của nền văn minh hậu công nghiệp, kinh tế tri thức nảy sinh và phát triển; tính chất xã hội của sở hữu ngày càng gia tăng; sự điều tiết của nhà nước đối với thị trường ngày càng hữu hiệu; tính nhân dân và xã hội của nhà nước tăng lên; những vấn đề phúc lợi xã hội và môi trường  ngày càng được giải quyết tốt hơn. Những đặc điểm trên cũng có thể xem đó là yếu tố quá độ đi đến một xã hội mới, vì nó chứa đựng trong đó cả các yếu tố của chủ nghĩa tư bản và xã hội tương lai.
3.2. CNXH - tương lai của xã hội loài người
3.2.1. Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chung của CNXH
Sự sụp đổ của Liên xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình CNXH trong quá trình đi tới mục tiêu XHCN. Nó không đồng nghĩa là sự cáo chung của CNXH với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội mà loài người đang vươn tới. Tương lai của xã hội loài người vẫn là CNXH, đó là quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử. Tính chất của thời đại hoàn toàn không thay đổi, loài người vẫn trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917.
3.2.2. Các nước XHCN còn lại tiến hành cải cách, đổi mới và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn
Trong khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các nước XHCN còn lại tiến hành cải cách, mở cửa và không chỉ đứng vững mà còn tiếp tục phát triển. Trong đó, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước đã tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa và đổi mới tương đối thành công nhất. Thành công trong công cuộc cải cách, mở cửa và đổi mới ở Trung Quốc và Việt Nam có những nét tương đồng sau:
- Đã từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang kinh tế thị trường XHCN như Trung Quốc, hoặc theo định hướng XHCN như Việt Nam. Với những đặc trưng: đa dạng hóa hình thức sở hữu, trong đó quốc hữu, công hữu giữ vai trò chủ thể, nền tảng; đa dạng hóa các hình thức phân phối, xem trọng phân phối theo lao động, đảm bảo quyền kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp, không phân biệt đối xử; phát triển đồng bộ các loại thị trường; thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội rộng lớn, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn môi trường
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN theo hướng xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng tương đồng với hệ thống pháp luật hiện đại, đặc biệt là phù hợp với những cam kết quốc tế; giảm dần sự can thiệp vi mô, gia tăng quản lý vĩ mô; thực hiện chế độ dân chủ nói chung, đặc biệt là ở cơ sở theo hướng công khai, minh bạch, gia tăng sự giám sát của các cấp, các tổ chức xã hội
- Xây dựng các tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng gồm các hội nghề nghiệp, văn hóa, tôn giáo, xã hội
- Hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia vào hầu hết các tổ chức quốc tế: Liên Hợp Quốc, các tổ chức khu vực, đặc biệt đã gia nhập vào WTO, trở thành những quốc gia tích cực trong hội nhập khu vực ASEAN, Đông Á.
- Đảm bảo sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các mặt.
Những định hướng phát triển của Trung Quốc và Việt Nam cho thấy cả Trung Quốc và Việt Nam đều tôn trọng những giá trị tiến bộ của nhân loại ở cả phương Tây và phương Đông, vận dụng chúng phù hợp với điều kiện cụ thể mỗi nước trên cơ sở những giá trị nhân đạo cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
3.2.3. Đã xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi lên CNXH ở một số quốc gia trong thế giới đương đại
- Từ những năm 1990, ở Mỹ Latinh đã xuất hiện xu thế thiên tả và ngày càng phát triển mạnh lên thành một trào lưu vào đầu thế kỷ XXI. Từ 1998 đến nay, thông qua bầu cử dân chủ, các Chính phủ cánh tả, tiến bộ đã lên cầm quyền ở 11 nước Mỹ Latinh và trong số các nước Mỹ Latinh do cánh tả cầm quyền hiện nay, nhiều nước tuyên bố đi lên CNXH.
- Từ năm 2005, Tổng thống Vênêxuêla Hugo Chavez nhiều lần công khai tuyên bố mục tiêu của cuộc cách mạng ở Vênêxuêla là đưa đất nước đi lên “CNXH”. Trong bài phát biểu ngày 3 tháng 12 năm 2006, ngay sau khi tái đắc cử, Tổng thống Hugo Chavez đã một lần nữa khẳng định: “Vênêxuêla sẽ tiếp tục con đường đi lên CNXH ở thế kỷ XXI”.
- Tổng thống Bôlivia Êvô Môralét nói rằng, CNXH là ước mơ của các dân tộc Mỹ Latinh. CNXH này dựa trên chủ nghĩa Mác – Lêinin, nó phải có sức mạnh như thế nào để người ta cổ vũ dân tộc họ vươn tới.
- Êcuađo và Nicaragoa cũng đã tuyên bố lựa chọn con đường XHCN.
- Sự xuất hiện của “CNXH Mỹ Latinh thế kỷ XXI” còn nhiều điểm phải tiếp tục nghiên cứu, theo dõi, nhưng rõ ràng những biểu hiện đó đã và đang thể hiện sự tác động sâu xa và sức sống mãnh liệt của CNXH hiện thực đối với các dân tộc Mỹ Latinh, thể hiện bước tiến mới của CNXH trên thế giới. Đó là một thực tế lịch sử chứng minh cho sức sống và khả năng phát triển của CNXH, củng cố niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Tóm lại: Từ diễn biến của tình hình thế giới từ Cách mạng Tháng Mười Nga đến nay có thể khẳng định rằng: CNXH trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại và sự thức tỉnh của các dân tộc, nhất định sẽ có bước phát triển mới; theo quy luật khách quan của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH. CNXH nhất định là tương lai của xã hội loài người./.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày được quá trình ra đời và những đặc trưng của mô hình XHCN đầu tiên trên thế giới; 
2. CNXH hiện thực đầu tiên ở nước Nga Xôviết đã được xây dựng thế nào dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin?
3. Phân tích quá trình hình thành của hệ thống các nước XHCN trên thế giới?
4. Mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đã được xây dựng thế nào trong thời kỳ sau khi V.I.Lênin qua đời? Nhận định thế nào về vai trò lịch sử của mô hình đó?
4. Làm rõ những thành tựu, hạn chế, quá trình sụp đổ và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự kiện này
THẢO LUẬN
1. Mục đích, yêu cầu thảo luận
a) Mục đích
- Giúp SV củng cố các kiến thức đã học; đi sâu vào một số nội dung quan trọng, liên quan đến các vấn đề thực tiễn hiện nay về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta
- Tăng cường kỹ năng làm việc nhóm, tăng cường sự tương tác giữa GV với SV và giữa SV với nhau 
b) Yêu cầu
- Nắm vững lý thuyết, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nội dung thảo luận theo phân công.
- Tiến hành nghiêm túc, đảm bảo thời gian, đúng nội dung.
 2. Phương tiện thảo luận 
- Giấy A4, bút màu, máy tính xách tay, đèn chiếu
3. Nội dung thảo luận
1. Bằng lý luận và thực tiễn hãy giải thích vì sao trong thời đại ngày nay mặc dầu CNTB đang có những bước phát triển vượt bậc và CNXH hiện thực đang lâm vào thoái trào nhưng CNXH vẫn là tương lai phát triển củ loài người. 
2. Có thế nhận định thế nào cho đúng về vai trò của CNXH hiện thực đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại? Sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu có đồng nghĩa với cái gọi là “sự sụp đổ của CNXH” không? Tại sao?
3. Công cuộc cải cách ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam cũng như ở một số nước XHCN khác đã diễn ra như thế nào và đã đạt được những thành công nào trên con đường xây dựng CNXH?
4. Cách tiến hành
- Giáo viên nêu nội dung thảo luận, chia lớp thành 3nhóm; giao nhiệm vụ cho các nhóm (mỗi nhóm tương ứng với 3 nội dung thảo luận.)
- Các nhóm thỏa luận và biên soạn nội dung trên A4, sau đó thiết kế và trình chiếu bằng powerpoint. (yêu cầu phần trình chiếu hấp dẫn, bắt mắt, thu hút, hấp dẫn được người nghe.)
- Sau khi hoàn thành, các nhóm trình bày sản phẩm thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày
5. Báo cáo kết quả và đánh giá
- Người học trình bày sản phẩm làm việc nhóm bằng bài trình chiếu.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm dựa trên các yếu tố (nội dung, cách trình bày sản phẩm của nhóm, phong cách trình bày, kỷ thuật thiết kế cơ bản)
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Nội dung đánh giá:
+ CNXH hiện thực: quá trình ra đời và phát triển; thành tựu, hạn chế; 
+ Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình CNXH Xô viết và nguyên nhân của nó
- Cách thức và phương pháp đánh giá : kết hợp với nội dung kiến thức của các chương khác để thực hiện 01 bài kiểm tra viết từ 2 đến 3 câu. Thang điểm 10.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, NXB CTQG, Hà Nội, 2012, có tại thư viện trường CĐSP Kon Tum. 
2: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình CNXH khoa học, NXB CTQG, Hà Nội, 2004, có tại thư viện trường CĐSP Kon Tum.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, NXB CTQG, Hà Nội, 2002, có tại thư viện trường CĐSP Kon Tum.
5. Hội đồng Lý luận Trung ương, Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay, NXB CTQG, HN, 2008, có tại tủ sách của giảng viên bộ môn.
+ ThS. Hoàng Xuân Lĩnh, Khai thác phần bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản chủ Chủ nghĩa Mác- Lênin. Hội thảo khoa học trường CĐSP Kon Tum, năm học 2014-2015;
1. Hoàng Xuân Lĩnh, Huỳnh Hà Tố Uyên, Tập bài giảng những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 2), tài liệu lưu hành nội bộ của tập thể giảng viên bộ môn trường CĐSP Kon Tum;
+ GS.TS. Phạm Quang Phan, Tóm tắt lý thuyết và bài tập thực hành Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB ĐHQG TP. HCM, 2006.
+ ThS. Nguyễn Thị Tâm, ThS. Trần Thị Thanh Tâm, Hướng dẫn giải một số dạng bài tập cơ bản trong học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (phần 2)- Bản tin khoa học số 22/ quý I, II/ năm 2013 – Trường CĐTM Đà Nẵng 
- Các Nghị quyết, Văn kiện của Đảng. 
+ www.tapchicongsan.org.vn
+ kinhtevadubao.vn
+ voer.edu.vn; https://viwikipedia.org/wiki/;
+ https:// tusach.thuvienkhoahoc.com; 
+ https:/ phylosophy.vas.gov.vn
+ https://www.tapchicongsan.org.vn
+ kinhtevadubao.vn

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_maclenin_pha.doc