Phương thức ứng xử với thời cuộc trong tư tưởng Triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong số ít người có

cuộc đời với tư tưởng và phương thức ứng xử với thời cuộc khá đặc biệt. Sống

trọn thế kỷ XVI với nhiều biến động về chính trị, chiến tranh liên miên, đạo đức

xã hội suy đồi, thời cuộc loạn ly, lòng người chao đảo, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã

chủ động lựa chọn cho mình một phương thức ứng xử phù hợp và thức thời - khi

thì nhập thế giúp nước cứu đời, khi thì lui về ở ẩn để giữ vững khí tiết thanh cao,

hưởng thú vui tự tại, bình yên. Qua Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (chủ yếu qua

Tổng tập thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm của Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử Hải

Phòng (2014)) bài viết làm rõ tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm mà trong đó

phương thức ứng xử với thời cuộc là một nội dung quan trọng.

pdf 14 trang yennguyen 4080
Bạn đang xem tài liệu "Phương thức ứng xử với thời cuộc trong tư tưởng Triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương thức ứng xử với thời cuộc trong tư tưởng Triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm

Phương thức ứng xử với thời cuộc trong tư tưởng Triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm
1 
CHUYÊN MỤC 
TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC 
PHƢƠNG THỨC ỨNG XỬ VỚI THỜI CUỘC TRONG 
TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM 
 HUỲNH NGỌC BÍCH* 
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong số ít người có 
cuộc đời với tư tưởng và phương thức ứng xử với thời cuộc khá đặc biệt. Sống 
trọn thế kỷ XVI với nhiều biến động về chính trị, chiến tranh liên miên, đạo đức 
xã hội suy đồi, thời cuộc loạn ly, lòng người chao đảo, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 
chủ động lựa chọn cho mình một phương thức ứng xử phù hợp và thức thời - khi 
thì nhập thế giúp nước cứu đời, khi thì lui về ở ẩn để giữ vững khí tiết thanh cao, 
hưởng thú vui tự tại, bình yên. Qua Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (chủ yếu qua 
Tổng tập thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm của Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử Hải 
Phòng (2014)) bài viết làm rõ tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm mà trong đó 
phương thức ứng xử với thời cuộc là một nội dung quan trọng. 
Từ khóa: Nguyễn Bỉnh Khiêm, phƣơng thức ứng xử, triết học Việt Nam, thế kỷ XVI 
Nhận bài ngày: 15/5/2019; đưa vào biên tập: 1/6/2019; phản biện: 2/7/2019; duyệt 
đăng: 12/8/2019 
1. ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI NGUYỄN 
BỈNH KHIÊM VÀ TƢ TƢỞNG TRIẾT 
HỌC CƠ BẢN 
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) 
không chỉ là nhà thơ, nhà tƣ tƣởng mà 
còn là bậc thầy về văn hóa đƣợc mọi 
ngƣời truyền tụng. Ông nổi lên nhƣ 
một hiện tƣợng đặc biệt của thế kỷ 
XVI. Nguyễn Bỉnh Khiêm tên thật là 
Nguyễn Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu 
là Bạch Vân cƣ sĩ, ngƣời làng Trung 
Am, Vĩnh Lại, Hải Dƣơng (nay là 
huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Phòng). Ở 
Nguyễn Bỉnh Khiêm toát lên vẻ uyên 
thâm của một trí tuệ bác học, sự an 
yên của một nhà thơ nhàn nhã, nhƣng 
ẩn chứa những tƣ tƣởng triết lý sâu 
sắc. Ông sinh ra trong gia đình nho 
học và đƣợc nuôi dƣỡng bằng những 
luân lý của Nho giáo từ ngƣời cha là 
ông Nguyễn Văn Định - ngƣời có kiến 
* 
Trƣờng Đại học Công nghiệp Thành phố 
Hồ Chí Minh. 
 HỲNH NGỌC BÍCH – PHƢƠNG THỨC ỨNG XỬ VỚI THỜI CUỘC 
2 
thức sâu rộng. Đặc biệt, Nguyễn Bỉnh 
Khiêm chịu ảnh hƣởng rất lớn từ sự 
giáo dục của mẹ - bà Nhữ Thị Thục, là 
mẫu phụ nữ có cá tính, tinh thông lý 
học, ấm phong là Từ Thục phu nhân, 
con gái của Thƣợng thƣ Nhữ Văn Lan. 
Không chỉ hấp thụ triết lý Nho giáo 
ngay trong gia đình, Nguyễn Bỉnh 
Khiêm còn đƣợc theo học ngƣời thầy 
là một nhà nho nổi tiếng đƣơng thời - 
Lƣơng Đắc Bằng. Với trí tuệ hơn 
ngƣời, thông minh từ nhỏ, lại gặp thầy 
giỏi nên Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm 
thành tài năng kiệt xuất. Việc ông liên 
tiếp trúng tam nguyên trong ba kỳ thi: 
thi Hƣơng, thi Hội, thi Đình đã chứng 
minh điều đó. Phan Huy Chú nhận xét 
Nguyễn Bỉnh Khiêm là ngƣời học rộng 
các sách, hiểu sâu nghĩa lý Kinh Dịch 
và dẫn lời viên sứ thần nhà Thanh là 
Chu Xán đã khen ngƣời Lĩnh Nam 
biết lý học chỉ có Trình Tuyền - 
Nguyễn Bỉnh Khiêm. 
Tài học rộng hiểu sâu của Nguyễn 
Bỉnh Khiêm phần nào thể hiện qua 
những tƣ tƣởng triết học của ông. Nổi 
bật là những tƣ tƣởng về vũ trụ (thế 
giới quan); tƣ tƣởng về luân lý đạo 
đức, về chính trị, xã hội (nhân sinh 
quan). 
Trƣớc hết, trong quan niệm về thế 
giới quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 
trình bày tƣơng đối có hệ thống 
những nội dung về nguồn gốc vũ trụ, 
vạn vật, sự tồn tại vận động, biến hóa 
của vũ trụ. 
Ảnh hƣởng Kinh Dịch, khi cắt nghĩa 
khởi nguyên của trời đất, Nguyễn Bỉnh 
Khiêm xuất phát từ nguyên lý của 
Dịch xem thái cực là hình thái chuyển 
hóa đầu tiên dẫn đến sự hình thành 
vũ trụ. Ông viết: “Thái cực triệu sơ 
phân. Tam tài định quyết vị. Khinh 
thanh thƣợng vi thiên. Địa trọc há vị 
địa. Trung tụ nhi vi nhân. Bẩm thụ thị 
nhất khí” (Thái cực lúc mới phân chia. 
Vị trí của thiên, địa, nhân đã định. 
Trong, nhẹ bay lên là trời. Đục, nặng 
lắng xuống là đất. Ở giữa kết tụ là 
ngƣời. Sinh ra vốn cùng một khí) 
(Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử Hải 
Phòng, 2014: 1344). Nhƣ vậy, nguồn 
gốc của sự hình thành vũ trụ và vạn 
vật theo Nguyễn Bỉnh Khiêm là bắt 
nguồn từ thái cực. Ông đặt thái cực 
lên trên hết, nhƣng cốt lõi lại tập trung 
vào “khí”. Khí là bản nguyên của vũ 
trụ. Vũ trụ xuất phát từ khí nên vũ trụ 
không ngừng vận động, biến đổi do 
sự tƣơng tác của âm dƣơng, phát 
triển đến cùng cực thì quay lại vị trí 
xuất phát ban đầu theo nguyên lý của 
thái cực, vạn vật từ cỏ, cây, sông, 
biển, núi, rừng cũng từ đó mà thành: 
“Nhất khí sơ tòng thái cực hình, chí tai 
bác hậu sở do danh. Hải hà Hoa Nhạc 
khôn duy cố, nha giáp căn cai vật loại 
sinh” (Một khối khí ban đầu từ hình 
dạng của thái cực, rất mực rộng dày 
nên có tên thế. Bể sông, núi non, 
giềng đất thật là vững chắc, mầm vỏ 
cây, gốc rễ cây các loài nhờ vào đó 
mà sinh sôi nảy nở) (Viện Văn học - 
Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2014: 
1162). Nguyễn Bỉnh Khiêm thừa nhận 
sự tiến hóa của vũ trụ là một quá trình 
rất phức tạp và lâu dài, do sự kết hợp 
của âm dương (lưỡng nghi) sinh ra tứ 
tượng, mọi sự biến chuyển, đổi thay 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (252) 2019 
3 
trong vũ trụ cũng phụ thuộc âm dương, 
âm dương vận động, giao hòa mà vạn 
vật đƣợc sinh ra, quá trình phát sinh 
này tức là biến đổi: “Dịch có thái cực, 
thái cực sinh ra lƣỡng nghi (âm 
dƣơng), lƣỡng nghi sinh ra tứ tƣợng 
(bốn mùa), tứ tƣợng sinh ra bát quái 
(tám quẻ) Từ bát quái cấu tạo thành 
64 quẻ”. Nhờ âm, dương vần xoay mà 
cội nguồn vạn vật đƣợc lý giải cũng 
nhƣ biết đƣợc thời thế thịnh, suy. 
Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: “Âm dƣơng 
vãng phục nghiệm tiền tri” (Khí âm khí 
dƣơng đi qua rồi trở lại, suy ra có thể 
biết trƣớc) (Viện Văn học - Hội đồng 
Lịch sử Hải Phòng, 2014: 1206), hay: 
“Tĩnh nghiệm âm tiêu dƣơng trƣởng 
xứ, Ƣ viêm thử hậu hữu phồn sƣơng” 
(Khi tĩnh, ngẫm những sự tiêu tan và 
lớn lên của khí âm khí dƣơng sau 
mùa nắng nóng sẽ đến tiết sƣơng 
đậm) (Viện Văn học - Hội đồng Lịch 
sử Hải Phòng, 2014: 1197). 
Thừa nhận trời đất, vạn vật biến đổi, 
chuyển hóa không ngừng, không gì là 
mãi mãi theo sự kết hợp của âm 
dương, nhƣng sự biến đổi, vận động 
trong quan niệm của Nguyễn Bỉnh 
Khiêm là sự biến đổi tuần hoàn, sự 
phát triển mang tính chất khép kín, 
xoay vần. Mọi chuyện trong trời đất, 
nhân tình thế thái đều cùng chung 
nhau ở chỗ đến rồi đi, đi rồi lại, ông 
viết: “Thế sự tuần hoàn hay đắp đổi, 
từng xem thua đƣợc một hai phen” 
(Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử Hải 
Phòng, 2014: 1503). Đây chính là 
hạn chế trong quan niệm về sự biến 
dịch, biến hóa của vạn vật của 
Nguyễn Bỉnh Khiêm vì suy cho cùng 
sự biến chuyển đó lại mang tính chu 
kỳ, tuần hoàn khép kín. Nguyễn Bỉnh 
Khiêm mới chỉ thấy những biểu hiện 
bề ngoài chứ chƣa tìm ra đƣợc nguồn 
gốc bên trong của sự vận động và 
biến đổi. Mặc dù vậy, bỏ qua những 
hạn chế do yếu tố lịch sử thì quan 
niệm của ông cũng chứa đựng yếu tố 
biện chứng duy vật thô sơ, chất phác 
tích cực. Quan niệm thừa nhận sự 
biến đổi liên tục của vạn vật trong vũ 
trụ bao la. Vạn vật luôn chứa đựng 
những khuynh hƣớng ngƣợc chiều 
nhau, sự mâu thuẫn là một tất yếu, ẩn 
chứa bên trong sự vật, hiện tƣợng 
làm nên sự biến chuyển xoay vần của 
mọi vật, mọi việc. Trong tự nhiên, đó 
là sự thay đổi lên xuống của các hiện 
tƣợng thiên nhiên: “Vũng nọ ghê khi 
làm bãi cát. Doi kia có thuở lúc hòn 
thai” (Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử 
Hải Phòng, 2014: 53). Còn trong xã 
hội là sự thay thế tuần tự nhau giữa 
thời trị và thời loạn, “nhất trị nhất loạn”, 
có loạn ắt phải có trị, và cứ thế chúng 
luân phiên thay thế nhau, nối tiếp 
nhau: “Thế nhất trị nhất loạn, thời 
hữu thân hữu khuất. Ỷ phục chung vô 
cùng, mãn tổn kiến hƣ thực” (Viện 
Văn học - Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 
2014: 40). Hay “Đạo bất chung cùng, 
khốn tất hanh - Khốn đốn hết rồi phải 
hanh thông, đạo chẳng bao giờ cùng 
quẫn mãi” (Viện Văn học - Hội đồng 
Lịch sử Hải Phòng, 2014: 367). Hết 
“bĩ cực” ắt sẽ “thái lai”. Với quan niệm 
về thế giới quan nhất nguyên mà 
trong đó khí là bản nguyên của vũ trụ 
không ngừng vận động, Nguyễn Bỉnh 
Khiêm đã đóng góp tích cực cho 
 HỲNH NGỌC BÍCH – PHƢƠNG THỨC ỨNG XỬ VỚI THỜI CUỘC 
4 
dòng chảy lịch sử tƣ tƣởng của Việt 
Nam. 
Từ những quan niệm về sự hình 
thành, vận động và biến đổi của vũ trụ 
và vạn vật, Nguyễn Bỉnh Khiêm chiêm 
nghiệm đến những vấn đề thuộc về 
bản chất con ngƣời và xã hội loài 
ngƣời, ông đặc biệt chú ý đến đạo làm 
ngƣời và triết lý sống ở đời. 
Sinh ra trong thời kỳ loạn lạc, các thế 
lực phong kiến tranh giành quyền lực, 
Nam - Bắc phân tranh, nhân dân điêu 
đứng, cƣơng thƣờng đảo lộn. Chứng 
kiến cảnh nhiễu nhƣơng ấy cùng với 
thực trạng “nhân nghĩa tựa vàng 
mƣời”, “thớt có tanh tao ruồi mới đậu”, 
Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận ra con 
ngƣời đã dần xa bản tính lƣơng thiện 
vốn có, những chuẩn mực đạo đức, 
đạo lý con ngƣời dần phai nhạt. Do đó, 
trong tƣ tƣởng triết học của mình, 
Nguyễn Bỉnh Khiêm rất chú ý đến việc 
đề cao đạo làm ngƣời, ông nêu ra cụ 
thể, chi tiết một loạt những chuẩn mực 
đạo đức đối với từng mối quan hệ xã 
hội nhƣ: hiếu - trung, thuận - hòa 
nhƣng đầu mối của tất cả các chuẩn 
mực đều tập trung ở chữ trung. Về 
những tƣ tƣởng giáo huấn khuyên răn, 
ông không những nói về “tam cƣơng”, 
“ngũ thƣờng” mà còn khuyên con 
ngƣời sống nhân ái, lƣơng thiện trong 
gia đình, trong cộng đồng làng xóm. 
Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: “xƣa nay 
trọng ngƣời chân thật, nào ai ƣa kẻ 
đãi bôi” (Viện Văn học - Hội đồng Lịch 
sử Hải Phòng, 2014: 113) và khuyên 
làm ngƣời không nên quá xem trọng 
tiền bạc, của cải là mục đích cuối 
cùng, mà nhân nghĩa ở đời, các 
chuẩn mực đạo đức mới là những cái 
đáng đeo đuổi. 
Trong triết lý về đạo làm ngƣời của 
Nguyễn Bỉnh Khiêm, điểm có ý nghĩa 
và có giá trị lịch sử lớn lao đó là tấm 
lòng thƣơng yêu con ngƣời, yêu 
thƣơng dân chúng. Sống gần trọn thế 
kỷ XVI, là ngƣời có kiến thức sâu rộng 
và đƣợc vua Mạc trọng vọng, nhƣng 
hầu nhƣ trong suốt quãng đời của 
mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm không sống 
trong giàu sang danh vọng mà chấp 
nhận cuộc sống thanh bạch của một 
nhà nho ẩn dật. Hòa trong cuộc sống 
của dân chúng, Nguyễn Bỉnh Khiêm 
nhìn thấy đƣợc nỗi thống khổ của 
nhân dân, hiểu đƣợc tâm tƣ, nguyên 
vọng của họ. Nguyễn Bỉnh Khiêm 
không bỏ sót bất kỳ đối tƣợng nào, từ 
ngƣời tàn tật cho đến ngƣời bình 
thƣờng, từ ngƣời “vợ góa, con côi” 
đến ngƣời nông phu, điền phụ tất 
cả những ngƣời mà thân phận nhỏ bé, 
mong manh, bị áp bức bóc lột là đối 
tƣợng mà ông hết lòng quan tâm và 
mong muốn cho họ có cuộc sống an 
bình, no ấm. 
Nghiên cứu triết lý nhân sinh Nguyễn 
Bỉnh Khiêm cho thấy những luận giải 
của ông hƣớng vào việc khuyên răn, 
giáo huấn con ngƣời về mặt đạo đức, 
về lẽ sống và cách xử thế ở đời. Điều 
này đã làm nên nét độc đáo trong 
phƣơng cách ứng xử với thời cuộc 
của ông, giúp chúng ta dễ dàng nhận 
ra ông trong rất nhiều nhà tƣ tƣởng 
của dân tộc. Đó là cách ứng xử ung 
dung, tự tại, vô sự không màng danh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (252) 2019 
5 
lợi nhƣng lại mang nặng nỗi ƣu tƣ về 
tình đời, nợ nƣớc. 
2. PHƢƠNG THỨC ỨNG XỬ VỚI 
THỜI CUỘC CỦA NGUYỄN BỈNH 
KHIÊM 
2.1. Thái độ sống tự tại 
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra trong gia 
đình nhà nho, đƣợc giáo dục luân lý 
nho gia, nên lý tƣởng trọn đời của ông 
hƣớng về mô hình quân chủ Nho giáo 
với “vua sáng tôi hiền”, xã hội Đƣờng, 
Nghiêu. Tuy nhiên, thời kỳ lịch sử ông 
sinh sống, Nho giáo gần nhƣ bất lực 
trƣớc thực trạng luân thƣờng đạo lý 
ngả nghiêng, đạo đức suy đồi. Thực 
tiễn đó khiến ông một mặt tâm niệm: 
“đạo thánh hiền xƣa, luống chóc 
mòng”, mặt khác lại thấy xã hội “của 
nặng hơn tiền”, lòng ngƣời đảo điên, 
nên ông lựa chọn lui về sống nhàn dật 
mà phƣơng thức ứng xử đầu tiên ông 
lựa chọn là sống tự tại. 
Tự tại là quan niệm sống tự do, không 
chịu sự ràng buộc, níu kéo, không bận 
tâm suy nghĩ, tính toán thiệt hơn, sống 
tự nhiên thuần phác, tùy theo ý thích 
của mình. Nguyễn Bỉnh Khiêm bày tỏ: 
“Am quán ngày nhàn rồi mọi việc. Dầu 
ta tự tại mặc dầu ta” (Viện Văn học - 
Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2014: 64) 
“Song hiên ngõ cửa ngồi xem sách, tự 
tại ngày qua mấy kẻ bằng” (Viện Văn 
học - Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 
2014: 110) hay “Yên đòi phận dầu tự 
tại, lành dữ khen chê cũng mặc ai” 
(Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử Hải 
Phòng, 2014: 164). 
Hơn bốn mƣơi tuổi mới đi thi, làm 
quan chƣa đƣợc bao lâu, Nguyễn 
Bỉnh Khiêm đã vội quay về. Sự quay 
về của ông không phải là sự trở lui vì 
nhụt chí, không phải là sự quay lƣng 
với đời mà là lui về để bảo toàn khí 
tiết, giữ gìn phẩm giá, cho nên 
Nguyễn Bỉnh Khiêm rất hài lòng với 
phƣơng châm sống tự tại của mình. 
Với ông tự tại là: “Đèo núi vỗ tay cƣời 
khúc khích. Rặng thông vắt cẳng hát 
nghêu ngao” hay “Cửa trúc vỗ tay 
cƣời khúc khích, hiên mai vắt cẳng 
hát nghêu ngao” (Viện Văn học - Hội 
đồng Lịch sử Hải Phòng, 2014: 125). 
Nguyễn Bỉnh Khiêm thích thú với cuộc 
sống thảnh thơi sau một thời gian “đã 
no mùi thế tình” và chán cảnh thị 
thành đua tranh giành giật. Ông rong 
rủi với cỏ cây, hoa lá chim muông, 
sống chan hòa cùng cảnh đẹp của 
thiên nhiên. Sống cuộc sống: “Một mai 
một cuốc một cần câu Khát uống 
chè mai hơi ngọt ngọt. Sốt kề hiên 
nguyệt gió hiu hiu. Giang sơn tám bức 
là tranh vẽ. Phong cảnh tƣ mùa ấy 
gấm thêu” (Viện Văn học - Hội đồng 
Lịch sử Hải Phòng, 2014: 1474). Việc 
Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng quán Trung 
Tân với mục đích trƣớc hết là làm nơi 
nghỉ ngơi cho ngƣời qua đƣờng và để 
vui với thiên nhiên, cây cỏ, đã phần 
nào thể hiện lối sống ung dung tự tại, 
không bon chen danh lợi của ông. 
Tự tại của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng 
chính là một hình thức biểu hiện của 
một triết lý sống, một phong thái sống 
tự do cởi mở, chan hòa, lối sống của 
sự thanh thản trong thời buổi nhiễu 
nhƣơng. Đó là lối sống “tiên” nơi trần 
thế. Ông tự hào nói: “Cao khiết thùy vi 
 HỲNH NGỌC BÍCH – PHƢƠNG THỨC ỨNG XỬ VỚI THỜI CUỘC 
6 
thiên hạ sĩ, an nhàn ngã thị địa trung 
tiên” (Trong sạch thanh cao ai là kẻ sĩ 
trong thiên hạ, an nhàn ta đây chính là 
tiên nơi trần thế) (Viện Văn học - Hội 
đồng Lịch sử Hải Phòng, 2014: 199), 
hay “Rỗi nhàn thì ấy tiên vô sự”, 
“Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách. Đƣợc 
thú ta đà có thú ta” (Viện Văn học - 
Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2014: 
301). Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều lần 
nói đến từ “tiên” trong tƣ tƣởng của 
mình, khi thì ông cho mình là ông tiên 
nơi trần thế, là khách tiên, khi tự nhận 
cách sống của mình chẳng khác gì 
cách sống của tiên, “vô sự thì tiên lọ 
phải tìm già vô sự ấy là tiên” hay 
“Ngày ngày tiêu sái nhân vô sự. Tuy 
chửa là tiên ắt ấy tiên” (Viện Văn học - 
Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2014: 
68). “Tiên” trong quan niệm của 
Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là một 
khái niệm siêu hình. Sống “tiên” không 
phải là sống nhƣ trong cõi cực lạc vô 
hình, huyền bí nào đó mà chính là 
cảm nhận đƣợc cái “vô sự”, “lâng 
lâng”. Ngƣời “tiên” nhƣng có cuộc 
sống hết sức trần tục, thƣởng thức 
cuộc sống thanh thản, chan hòa với tự 
nhiên. Ông cảm nhận cuộc sống gần 
thiên nhiên, gần suối, gần mây trắng 
là cuộc sống không phải mua bằng 
tiền nhƣng vẫn cứ tƣơi đẹp, cuộc 
sống ấy chính là cõi tiên. 
Tự tại ở Nguyễn Bỉnh Khiêm ngoài ý 
nghĩa là sống ung dung, thanh thản, 
nó còn thể hiện hà ... chuyện thị phi: “Ở đời mọi 
việc không mà sắc, phải trái còn bàn 
rõ chán chƣa” (Viện Văn học - Hội 
đồng Lịch sử Hải Phòng, 2014: 237). 
Không chỉ có vậy, vô sự trong quan 
niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là 
thái độ thản nhiên trƣớc những sự 
sống chết, đƣợc mất, cùng thông. Là 
một triết nhân với triết lý nhân sinh 
nhàn nhã, ông thấy đƣợc quy luật 
biến chuyển xoay vần của cuộc đời để 
không bám víu vào cái không thể bám 
víu, không thể lấy cái tƣơng đối làm 
cái tuyệt đối và cũng để điềm tĩnh thản 
nhiên vƣợt lên trên mọi giới hạn danh 
lợi, sân si của cuộc sống nhân gian. 
Cũng vì vậy, đối với mọi sự hơn thua 
ở đời, ông cũng dửng dƣng coi 
thƣờng. “Chán việc hơn thua đầy 
trƣớc mắt. Làm tiên nhàn nhã ở trên 
đời” (Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử 
Hải Phòng, 2014: 125). 
Có thể nói, quan niệm vô sự của 
Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là một 
 HỲNH NGỌC BÍCH – PHƢƠNG THỨC ỨNG XỬ VỚI THỜI CUỘC 
10 
phƣơng thức biểu hiện của sự nhàn 
nhã về mặt tinh thần - đó chính là biểu 
hiện của nhàn trong tâm - tâm nhàn. 
Tâm nhàn là tâm trống không, hoàn 
toàn thảnh thơi không bị ràng buộc 
hay bị chi phối bởi sự thế xung quanh. 
Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, tâm trống 
không thì mới thảnh thơi, vô sự, 
không còn tham dục, không vƣớng 
công danh, không chấp thị phi, không 
định kiến. “Tâm trống rỗng” đƣợc 
Nguyễn Bỉnh Khiêm đánh giá rất cao, 
ông thƣờng nói: “Thói tục, tiết ngay, 
đâu dễ đổi, Trời già, tâm rỗng, tự 
nhiên hay” (Hội đồng Lịch sử Hải 
Phòng, 2014: 159). Lòng có vô sự thì 
tâm mới “lâng lâng”, “tự tại”, giống 
nhƣ mặt nƣớc lặng mới phản ánh rõ 
mặt trăng. Nắm đƣợc quy luật ấy nên 
Nguyễn Bỉnh Khiêm bao giờ cũng “vui 
nƣớc biếc với non này. Cây cỏ tiêu 
dao cảnh tháng ngày” “cơ quan liễu 
khƣớc đều vô sự, tân quán sài môn 
tận nhật khai” (trong lòng không có cơ 
mƣu thì tự nhiên vô sự, cửa sài ở 
quán tân cứ mở suốt ngày), “hƣ thất 
hồn vô bán điểm ai, sài môn tận nhật 
bạng giang khai” (nhà trống không 
chẳng nhuốm chút bụi trần, cửa sài 
bên sông mở suốt ngày). “Thản nhiên 
vô sự lòng không muốn, nhà không 
chẳng bợn chút trần ai” (Viện Văn 
học - Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 
2014: 659). Theo phép tắc của lý học 
Tống Nho, nếu giữ đƣợc cho lòng 
mình trống không thì sẽ có thể hiểu 
“cùng lý cùng tính”. Tiếp cận tƣ tƣởng 
này, Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: “Một 
chiếc thuyền không lánh việc đời”. Rõ 
ràng, ông chủ trƣơng vô sự là để lòng 
thanh thản, trống trải. Khi ấy con 
ngƣời mới khách quan và sáng suốt, 
mới hiểu đƣợc lý của tự nhiên, của 
trời đất, thấu đạt lẽ đời, tránh đƣợc 
sai lầm, mê muội. Hình ảnh chiếc 
thuyền không mà Nguyễn Bỉnh Khiêm 
đề cập đến không chỉ đơn thuần mang 
nghĩa là nói đến cuộc sống nhàn tản 
phóng khoáng mà còn hàm ý một triết 
lý sâu xa. Đó là sự thoát khỏi vòng 
cƣơng tỏa của danh lợi, đem cái tâm 
thuần khiết mà đối xử với mọi ngƣời, 
mọi vật thì tâm đó sẽ càng bình thản: 
“Xét thấy trong cảnh nhàn không có gì 
là bận rộn, mặt trời đã lên cao mà vẫn 
ngon giấc bên song cửa phía đông”, 
“suy ngẫm đời nhàn vui rảnh việc, gần 
trƣa ngon giấc ở bên song”, “nhàn 
đến đóng cửa sài cả ngày” (Viện Văn 
học - Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 
2014: 1170). 
Với chủ trƣơng vô sự, Nguyễn Bỉnh 
Khiêm đã đứng bên ngoài các cuộc 
phân tranh, vƣợt lên trên sự tranh 
chấp xâu xé của các tập đoàn phong 
kiến thống trị. “Cứu đắm, phò nguy, 
thẹn bất tài,. Trên đời mọi việc đều 
quên hết, tân quán cửa sài mở suốt 
thôi” (Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử 
Hải Phòng, 2014: 1392). 
Chủ trƣơng vô sự, Nguyễn Bỉnh 
Khiêm đã chứng tỏ ông là ngƣời nắm 
vững thời thế, hành động theo thời thế. 
Nhiều lần ông đã đề cập đến việc ứng 
xử tùy thuộc thời thế, và đây có thể 
xem nhƣ là một điểm tựa, một cơ sở 
cho tƣ tƣởng nhàn của ông: “đêm 
trăng Giám Hồ tình thơ cao xa, Gió 
thu Bành Trạch hứng rƣợu càng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (252) 2019 
11 
nhiều” (Viện Văn học - Hội đồng Lịch 
sử Hải Phòng, 2014: 1245). Bành 
Trạch tức Đào Uyên Minh (Đào Tiềm), 
từng làm quan lệnh Bành Trạch, do 
chán cảnh quan lại luồn cúi, nên cáo 
quan về ở ẩn, đƣợc ngƣời đƣơng thời 
gọi là Tĩnh Tiết tiên sinh để khen sự 
liêm khiết của ông. Lối sống ẩn dật 
của ông ảnh hƣởng đến nhiều nho sĩ 
Việt Nam, trong đó có Nguyễn Bỉnh 
Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã noi 
theo Đào Tiềm, vui với thiên nhiên, xa 
lánh chốn quan trƣờng, ông thƣờng 
gợi nhớ về những tấm gƣơng ẩn dật 
của các bậc tiền bối, nhƣ là một cách 
để tự răn mình. 
Tƣ tƣởng vô sự của Nguyễn Bỉnh 
Khiêm mang màu sắc Lão - Trang 
nhƣng vẫn đậm nét Nho giáo. Vô sự ở 
Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là trốn 
tránh trách nhiệm, phủi bỏ nhiệm vụ 
của cá nhân với cộng đồng xã hội, 
không phải là thoát ly xã hội, mà nó là 
một triết lý sống, một phƣơng thức 
ứng xử không ham danh lợi, địa vị, vật 
chất tiền tài, coi thƣờng bon chen, bất 
mãn với thói đời đen bạc. Vô sự là 
sống lạc thiên, tri mệnh, vui thú, 
khoáng đạt nhƣng vẫn “ƣu thời mẫn 
thế”. Đây là nét đặc sắc trong phƣơng 
thức ứng xử giữa thời loạn ly của 
Nguyễn Bỉnh Khiêm. 
Ảnh hƣởng sâu sắc những triết lý của 
Nho gia cũng nhƣ phƣơng châm xử 
thế trƣớc thời cuộc của các bậc tiên 
nho, Nguyễn Bỉnh Khiêm có những 
quan niệm đặc sắc về thời cuộc. Theo 
ông muốn hành động cho hợp lý phải 
xem xét thời thế, phải tùy thời, bởi vì: 
“Có thuở đƣợc thời mèo đuổi chuột. 
Đến khi thất thế kiến tha bò”, “Gặp 
thời dại cũng hóa nên khôn” và “Tri cơ 
ứng biến thì đƣợc vẹn toàn” (Viện Văn 
học - Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 
2014: 298). Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta 
thấy hình ảnh của một kẻ sĩ đối với 
thời cuộc biết “tri cơ” và “kiến cơ”. 
Khổng Tử trƣớc đây đã dùng hình ảnh 
con chim biết lúc nào nên đậu, lúc nào 
nên bay để tƣợng trƣng cho phƣơng 
châm xử thế tùy thời của nhà nho. Xét 
thời thế để hành hay tàng, xuất hay 
xử là con đƣờng không xa lạ đối với 
những ngƣời theo Nho giáo. 
2.3. Nỗi niềm đau đáu về tình đời, 
vận nƣớc và khát vọng cứu vãn xã 
hội đƣơng thời 
Sống trong cảnh loạn ly, cảm thấy bản 
thân khó gánh đƣợc trọng trách “phù 
nghiêng đỡ lệch”, Nguyễn Bỉnh Khiêm 
đã chọn cách sống tự tại, vô sự, ẩn 
dật vui thú hƣởng nhàn, nhƣng sâu 
thẳm trong tận lòng ông luôn đau đáu 
một nỗi lo về vận nƣớc, tình dân. Việc 
lúc ra làm quan, lúc về ở ẩn gián đoạn 
của ông đã chứng minh điều này. Và 
chính đó cũng là nét độc đáo trong 
phƣơng thức ứng xử trƣớc thời cuộc 
của ông - phƣơng thức ứng xử không 
đua tranh danh lợi nhƣng tình dân, 
vận nƣớc vẫn đeo mang. Điều này thể 
hiện ở khát vọng về xã hội hòa bình, 
thịnh trị và mong muốn “an dân” của 
Nguyễn Bỉnh Khiêm. 
Là nhà thơ chỉ để ở việc hành đạo, 
giúp đời, lập chí “phù nguy chửng 
nịch”, mong đem tài năng ra nâng đỡ 
sơn hà, song, ƣớc nguyện bất thành, 
 HỲNH NGỌC BÍCH – PHƢƠNG THỨC ỨNG XỬ VỚI THỜI CUỘC 
12 
Nguyễn Bỉnh Khiêm vui sống với thiên 
nhiên, ruộng vƣờn, nén giấu nỗi niềm 
ƣu quốc ái dân của mình vào trong, 
ông không lúc nào không đau đáu về 
một xã hội thịnh trị, thái hòa, dân 
chúng an lạc, yên vui. 
Lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ XV 
đến thế kỷ XVI là sự nối tiếp khốc liệt 
của sự tranh giành, phân tranh dữ dội 
giữa các tập đoàn phong kiến. Chiến 
tranh nối tiếp chiến tranh, 50 năm 
chiến tranh Nam - Bắc triều (1546 - 
1592), 50 năm chiến tranh Trịnh - 
Nguyễn (1627 - 1672), xã hội Việt Nam 
oằn mình trong nỗi đau nồi da xáo thịt. 
Đời sống nhân dân khốn khổ, điêu linh. 
Đó là thời kỳ “gian khổ đầy những 
chiến tranh và vật lộn giữa các họ 
cầm quyền, giai đoạn phong kiến rối 
loạn mà các nhà Khổng học không 
ngừng nhắc đến một cách ngậm ngùi, 
chua cay” (Lƣơng Ninh, 2005: 100). 
Thực tế đó làm cho Nguyễn Bỉnh 
Khiêm càng khao khát về một xã hội 
hòa bình, thịnh trị. Một xã hội mà bên 
trên vua sáng tôi hiền, bên dƣới dân 
chúng sống hòa bình, no ấm, không 
còn cảnh chồng vợ phân ly, cha con 
chia lìa. Suốt đời Nguyễn Bỉnh Khiêm 
ôm ấp một nguyện vọng về một xã hội 
nhƣ thời Nghiêu Thuấn. Rất nhiều lần 
ông bày tỏ mong ƣớc này: “Hà thời 
thái tổ Đƣờng Ngu trị. Y cựu hiền 
khôn nhất thái hòa - Bao giờ lại đƣợc 
trông thấy thời bình trị Đƣờng Ngu để 
cho trời đất lại đƣợc thái bình nhƣ 
xƣa” (Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử 
Hải Phòng, 2014: 191). Xã hội mà 
Nguyễn Bỉnh Khiêm khao khát là xã 
hội với những giá trị, chuẩn mực đạo 
đức đƣợc giữ gìn, bảo tồn, con ngƣời 
đối xử với nhau chân thành hòa nhã; 
sung túc về kinh tế, ngƣời dân đều 
đƣợc lao động, có cuộc sống no cơm 
ấm áo. Mọi ngƣời dân biết phân biệt 
điều xấu điều tốt, biết phân biệt việc 
phải việc trái, có cuộc sống lƣơng 
thiện, giữ gìn những giá trị đạo đức 
cao đẹp, không bị lợi ích làm mù 
quáng, không bị kim tiền che mắt, trút 
bỏ mọi tham lam tính toán cho riêng 
mình. Xã hội mà Nguyễn Bỉnh Khiêm 
hƣớng đến là xã hội ổn định về mọi 
mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa mà 
đặc biệt nhất là xã hội ổn về lòng dân, 
khi đó dân tin, dân quý nhà cầm 
quyền nhƣ cha con, anh em, bè bạn. 
Để có một xã hội thái bình thịnh trị, 
cứu vãn trật tự xã hội, Nguyễn Bỉnh 
Khiêm chủ trƣơng thực hiện đƣờng lối 
cai trị bằng nhân nghĩa, dùng nhân 
nghĩa để giáo huấn, giáo hóa con 
ngƣời và duy trì trật tự ổn định của xã 
hội. Ngƣời thực hiện tốt nhiệm vụ này 
không ai khác hơn là vua. Do vậy, 
Nguyễn Bỉnh Khiêm rất chú ý đến vai 
trò và phẩm chất của vị vua trong xã 
hội. Vua phải dùng nhân nghĩa để 
giáo hóa dân chứ không phải dùng 
quyền uy và mệnh lệnh bạo tàn. Ông 
viết: “Thánh chủ chỉ kim nhân thắng 
bạo - Thánh chúa ngày nay chỉ lấy 
nhân nghĩa để thắng bạo tàn” (Hội 
đồng Lịch sử Hải Phòng, 2015: 254). 
Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, vua phải là 
ngƣời công bằng, ngƣời cầm cán cân 
công lý, biết yêu nƣớc và hết lòng vì 
dân, vua phải là ngƣời nếu có bó đuốc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (252) 2019 
13 
sáng thì nên soi dân nơi nhà nát xóm 
nghèo: “Quân vƣơng nhƣ hữu quang 
minh chúc. Ƣng chiếu cùng lƣ bộ ốc 
dân” (Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 
2015: 153), để “dân lầm than khổ cực 
đều đƣợc nằm trên nệm chiếu yên ổn” 
(Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2015: 
242). Vua nhƣ vậy, và quan lại cũng 
phải nhƣ vậy, theo Nguyễn Bỉnh 
Khiêm, bầy tôi khi giúp vua cũng phải 
“nhân nghĩa tựa nhƣ son”. Có đƣợc 
vua sáng tôi hiền nhƣ vậy thì mô hình 
về một xã hội thái bình sẽ trở thành 
hiện thực. 
Đau đáu nỗi niềm thƣơng nƣớc, 
thƣơng dân Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn 
xem trọng sức mạnh của dân chúng 
và sẵn sàng “nhập thế” để ngƣời dân 
có đƣợc cuộc sống yên vui hạnh phúc. 
Ông luôn mong muốn đem lại cho dân 
chúng cuộc sống bình yên, no ấm, 
đƣợc phát triển tự do, tự chủ đối với 
cuộc đời của mình. Trong thế kỷ mà 
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh sống, xã hội 
oằn mình trong máu lửa chiến tranh. 
Con ngƣời nơm nớp lo sợ, tính mạng 
luôn bị đe dọa. Thực tại nhƣ vậy, nên 
muốn dân đƣợc yên ổn, theo Nguyễn 
Bỉnh Khiêm, cách thiết thực nhất là 
phải xóa bỏ chiến tranh, chấm dứt, 
loại trừ những hành động tàn ác bạo 
ngƣợc đối với dân. Nguyễn Bỉnh 
Khiêm cũng phân biệt rất rõ chiến 
tranh phi nghĩa và chiến tranh chính 
nghĩa. Ông đề cao và tham gia vào 
các cuộc chinh phạt nhằm chống lại 
bọn giặc cƣớp tàn hại nhân dân. 
Nhƣng đối với các cuộc chiến tranh 
khác, những cuộc chiến tranh vì lợi 
ích của cá nhân và dòng họ thì ông lại 
kịch liệt lên án. 
Có thể nói, cả cuộc đời lo toan vì nợ 
nƣớc, vì tình dân, nhƣng Nguyễn Bỉnh 
Khiêm sống đầy lạc quan, hào phóng, 
mong muốn “gắng sức ngày đêm” làm 
việc để đất nƣớc thanh bình, nhân 
dân yên ổn. Chí nguyện cao đẹp cả 
đời ông là nét son sáng chói ghi nhận 
tên tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm trong 
dòng chảy mênh mông của dòng sông 
tƣ tƣởng dân tộc. 
3. KẾT LUẬN 
Dù đau đáu lo đời, lo nƣớc, lo dân 
nhƣng ở Nguyễn Bỉnh Khiêm lại bộc 
lộ một phong thái sống ung dung, 
nhàn nhã. Sự hòa hợp tƣởng chừng 
nhƣ mâu thuẫn này đặc biệt chỉ có ở 
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Và đó cũng 
chính là cách ứng xử đặc biệt, làm 
nên dấu ấn của Nguyễn Bỉnh Khiêm 
so với các nhà tƣ tƣởng đƣơng thời. 
Trong thời buổi loạn lạc, Nguyễn Bỉnh 
Khiêm chủ động chọn phƣơng thức 
ứng xử là vận dụng hợp lý hai chữ 
xuất-xử vào hoàn cảnh lịch sử đầy 
biến động mà ông là ngƣời trong cuộc. 
Chọn cách sống tự tại và vô sự, ông 
đã xác lập một nhân sinh quan xử thế 
hợp lý. Đó là thái độ sống ung dung tự 
tại, tìm đến với thiên nhiên, tìm đến sự 
an bình trong tâm. Đó chính là đi tìm 
cái tĩnh trong cái động, thấy đƣợc sự 
đứng im tƣơng đối trong sự vận động 
tuyệt đối. Song, đằng sau sự vô sự, 
dửng dƣng là cả một nỗi lo toan, day 
dứt với đời, với thời, với ngƣời, là 
khát vọng về một xã hội hòa bình 
thịnh trị. Đúng nhƣ lời nhận xét của 
 HỲNH NGỌC BÍCH – PHƢƠNG THỨC ỨNG XỬ VỚI THỜI CUỘC 
14 
Vũ Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm là 
con ngƣời “đời dùng thì làm, đời bỏ 
thì ẩn, đối với tiên sinh dù chẳng đắc 
dụng cũng có hề chi” (Hội đồng Lịch 
sử Hải Phòng, 2015: 412). Và cũng vì 
vậy mà “tuy ở nhà bốn mƣơi tƣ năm 
mà lòng không ngày nào quên đời, ƣu 
thời mến tục đều lộ trong thơ. Con 
ngƣời nhàn dật, tự tại trong Tuyết 
Giang phu tử vì thế vẫn chƣa thoát 
khỏi học thuyết Nho giáo, vẫn chƣa ra 
ngoài quan niệm “hành-tàng”, “xuất-
xử”, “nguy bang bất nhập, loạn bang 
bất cƣ” để hòa mình vào thế giới của 
Lão Trang” (Hội đồng Lịch sử Hải 
Phòng, 2015: 312). Ra rồi về, về rồi 
ra, quá trình hành tàng, xuất xử ấy 
của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hẳn có nhiều 
lý do, nhƣng dù sao đi nữa thì “cái 
đáng trân trọng và đánh giá cao nhất 
ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là dù xuất hay 
xử, tấm lòng của ông luôn luôn hƣớng 
về đất nƣớc, về nhân dân. Tƣ tƣởng 
và tình cảm cao đẹp đó không đƣa 
ông vƣợt qua những hạn chế của thời 
đại nhƣng là nền tảng tinh thần, là 
chất liệu cơ bản để cùng với tri thức 
uyên bác và tài năng sáng tạo của 
mình, nâng ông lên địa vị một danh 
nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc, một 
nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XVI với uy 
tín và ảnh hƣởng rộng lớn bao trùm 
đất nƣớc lúc đó” (Hội đồng Lịch sử 
Hải Phòng, 2015: 112). Đó cũng là 
một trong những bằng chứng chứng 
tỏ: “Nguyễn Bỉnh Khiêm là sản phẩm 
văn hóa điển hình của thế kỷ XVI - 
một thế kỷ nặng về chinh chiến và 
nhiều biến động nên phải lựa chọn 
một phƣơng thức ứng xử văn hóa khả 
dĩ có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu đời 
sống tinh thần vốn muôn phần phức 
tạp” (Nguyễn Hữu Sơn, 2003: 28).  
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chƣơng. 1997. Việt Nam văn học (thế kỷ 
XVII - nửa đầu thế kỷ XVIII). Hà Nội: Nxb. Giáo dục. 
2. Viện Văn học, Hội đồng Lịch sử Hải Phòng. 2014. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, 
tổng tập. Hà Nội: Nxb. Văn học. 
3. Hội đồng Lịch sử Hải Phòng. 2015. Hội thảo “Di sản văn học – Nguyễn Bỉnh Khiêm - 
tư tưởng và khuynh hướng thẩm mỹ”. Hà Nội: Nxb. Văn học. 
4. Lƣơng Ninh (chủ biên). 2005. Lịch sử Việt Nam giản yếu. Hà Nội: Nxb. Chính trị 
Quốc gia. 
5. Nguyễn Hữu Sơn. 2003. Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà thơ triết lý thế sự. TPHCM: Nxb. 
Trẻ. 
6. Nguyễn Nghiệp. 1997. Trạng Trình và Sấm ký. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Thông tin. 
7. Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn. 2000. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 
1984. TPHCM: Nxb. TPHCM. 
8. Vũ Minh Tâm. 1996. Tư tưởng triết học về con người. Hà Nội: Nxb. Giáo dục. 

File đính kèm:

  • pdfphuong_thuc_ung_xu_voi_thoi_cuoc_trong_tu_tuong_triet_hoc_ng.pdf