Giáo trình Ô nhiễm môi trường

1.1. TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Mosris Neibusger - nhà khí tượng học của một trường đại học ở California đã

trích dẫn từ tạp chí “Today’s Health” do hiệp hội Y học Mỹ xuất bản như sau: “Tất

cả các quốc gia văn minh rồi sẽ đi theo con đường, không phải là những biến động

bất thình lình mà là sự ngẹt thở từ trong bầu không khí chứa chất thải của chính họ”.

Một số nhà sử học đã tiên đoán các giả thiết rằng: “Sự bùng nổ về dân số sẽ kéo

theo các nhu cầu thiết yếu cần nhiều thực phẩm hơn, nhiều nước hơn, cũng như nơi

ở, phương tiện giao thông đi lại và công ăn việc làm. Để thỏa mãn được nhu cầu đó

sẽ không bao giờ chấm dứt được nạn ô nhiễm không khí xung quanh ta”.

Những sông, hồ sạch sẽ từ đời tổ tiên ông bà ta để lại đã nhanh chóng trở thành

các dòng chảy có mùi, những hồ nước thối rữa mà trong đó không một sinh vật nào

dù là nhỏ bé có thể sống nổi. Khả năng tự làm sạch của các dòng chảy hầu như

không còn nữa hoặc với khả năng giảm đi rất nhiều vì các nhân tố gây ô nhiễm gồm

quá nhiều loại nước thải như: nước thải sinh hoạt từ các ống cống, chất giặt tẩy,

thuốc trừ sâu và các chất thải công nghiệp.

Các phương tiện giao thông vận tải như máy bay, tàu hỏa dùng dầu Diesel, khí

thải từ các xe gắn máy, xe ô tô, lò đốt và chất thải rắn cùng thải vào khí quyển của

chúng ta. Trong bài báo “Man - An erglangerred Spieceis” ( Con người – Mối hiểm

hoạ), năm 1968 Department of the interrion year boook đã cảnh báo rằng: “Chúng ta

phải nâng cao tất cả mọi thứ trong tương lai trừ tốc độ gia tăng dân số của loài

người”. Trước đây trẻ em và cái máy xúc là hai điều kiện tốt nhất để phát triển xã

hội. Nhưng ngày nay nếu loài người muốn tồn tại thì phải đưa ra kế hoạch cho sự

phát triển.6

Một đặc trưng cần lưu ý là việc thuyết phục con người phòng bệnh hơn chữa

bệnh là một việc làm rất khó. Điều này có nghĩa là, với ô nhiễm môi trường, để

thuyết phục con người phòng chống, bảo vệ và gìn giữ môi trường là một việc làm

rất khó không chỉ với những người không hiểu biết gì về ô nhiễm môi trường mà

ngay cả những người hiểu biết về chúng cũng tìm cách né tránh.

 

pdf 322 trang yennguyen 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Ô nhiễm môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Ô nhiễm môi trường

Giáo trình Ô nhiễm môi trường
 5
CHƯƠNG I 
GIỚI THIỆU VỀ 
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 
1.1. TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 
Mosris Neibusger - nhà khí tượng học của một trường đại học ở California đã 
trích dẫn từ tạp chí “Today’s Health” do hiệp hội Y học Mỹ xuất bản như sau: “Tất 
cả các quốc gia văn minh rồi sẽ đi theo con đường, không phải là những biến động 
bất thình lình mà là sự ngẹt thở từ trong bầu không khí chứa chất thải của chính họ”. 
Một số nhà sử học đã tiên đoán các giả thiết rằng: “Sự bùng nổ về dân số sẽ kéo 
theo các nhu cầu thiết yếu cần nhiều thực phẩm hơn, nhiều nước hơn, cũng như nơi 
ở, phương tiện giao thông đi lại và công ăn việc làm. Để thỏa mãn được nhu cầu đó 
sẽ không bao giờ chấm dứt được nạn ô nhiễm không khí xung quanh ta”. 
Những sông, hồ sạch sẽ từ đời tổ tiên ông bà ta để lại đã nhanh chóng trở thành 
các dòng chảy có mùi, những hồ nước thối rữa mà trong đó không một sinh vật nào 
dù là nhỏ bé có thể sống nổi. Khả năng tự làm sạch của các dòng chảy hầu như 
không còn nữa hoặc với khả năng giảm đi rất nhiều vì các nhân tố gây ô nhiễm gồm 
quá nhiều loại nước thải như: nước thải sinh hoạt từ các ống cống, chất giặt tẩy, 
thuốc trừ sâu và các chất thải công nghiệp. 
Các phương tiện giao thông vận tải như máy bay, tàu hỏa dùng dầu Diesel, khí 
thải từ các xe gắn máy, xe ô tô, lò đốt và chất thải rắn cùng thải vào khí quyển của 
chúng ta. Trong bài báo “Man - An erglangerred Spieceis” ( Con người – Mối hiểm 
hoạ), năm 1968 Department of the interrion year boook đã cảnh báo rằng: “Chúng ta 
phải nâng cao tất cả mọi thứ trong tương lai trừ tốc độ gia tăng dân số của loài 
người”. Trước đây trẻ em và cái máy xúc là hai điều kiện tốt nhất để phát triển xã 
hội. Nhưng ngày nay nếu loài người muốn tồn tại thì phải đưa ra kế hoạch cho sự 
phát triển. 
 6 
Một đặc trưng cần lưu ý là việc thuyết phục con người phòng bệnh hơn chữa 
bệnh là một việc làm rất khó. Điều này có nghĩa là, với ô nhiễm môi trường, để 
thuyết phục con người phòng chống, bảo vệ và gìn giữ môi trường là một việc làm 
rất khó không chỉ với những người không hiểu biết gì về ô nhiễm môi trường mà 
ngay cả những người hiểu biết về chúng cũng tìm cách né tránh. 
Irving S. Bengelsdorf thuộc Los Angeles Times đã nói rằng, từ khi các nhà khoa 
học và các kỹ sư đã nhận thức được vấn đề ô nhiễm là trách nhiệm của họ phải giải 
quyết vấn đề này, đề xuất các chính sách và trợ giúp các nhà lãnh đạo hành chính 
trong việc hướng dẫn thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, 
vấn đề ô nhiễm không chỉ giải quyết bằng công nghệ mà phải xem xét trên cả 
phương diện xã hội và kinh tế học. Nguyên nhân cơ bản gây phiền toái môi trường 
của chúng ta là sự rối rắm, phức tạp và chiều sâu của nó. Chúng ta phải thay thế sự 
tăng trưởng về chất thay cho sự tăng trưởng về lượng, cung cấp đầy đủ các tính toán 
về phí tổn của xã hội của các vấn đề ô nhiễm, xem xét các yếu tố về mặt môi 
trường khi có kế hoạch hoặc quyết định một vấn đề nào đó, nhận thức môi trường 
như một vấn đề tổng hợp. Chúng ta phải hiểu và công nhận sự phụ thuộc cơ bản của 
tất cả các khía cạnh của môi trường bao gồm cả con người. 
Vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề mang tính chất toàn cầu, yêu cầu 
phải có biện pháp giải quyết trên toàn thế giới. Tổ chức giáo dục, văn hóa, khoa học 
của Liên Hiệp Quốc đã có những hoạt động tích cực trong lĩnh vực này. Hội thảo 
quốc tế của Liên Hiệp Quốc về “con người và môi trường” được tổ chức tại 
Stockholm - Thuỵ Điển tháng 6/1972 đã tập hợp rất nhiều chuyên gia, các nhà khoa 
học, các quan chức của chính phủ các nước trên thế giới nhằm thống nhất cương lĩnh 
hành động chung trong công tác gìn giữ và bảo vệ môi trường. Hội thảo đã khẳng 
định việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ có các nhà khoa học, các 
kỹ sư, các quan chức hành chính, các tổ chức thế giới, mà phải mang tích chất cộng 
đồng - tức là mỗi cá nhân, mỗi con người đều phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi 
trường. Cũng tại hội nghị này người ta thống nhất lấy ngày 5 tháng 6 hàng năm làm 
ngày “Môi trường thế giới”. 
Trong thông điệp gửi toàn thế giới hãy “Cứu lấy trái đất” – chiến lược cho cuộc 
sống bền vững, của Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình 
môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên 
(WWF) – Grand, Thuỵ Sỹ tháng 10 năm 1991, đã nhấn mạnh ba mục tiêu chiến lược 
bảo vệ toàn cầu là: 
 7
• Phải duy trì các quá trình sinh thái quan trọng của các hệ bảo đảm sự 
sống; 
• Phải bảo tồn tính đa dạng di truyền; 
• Phải sử dụng bền vững bất cứ một loài hay một hệ sinh thái nào. 
Để thực hiện được các mục tiêu đó, lời kêu gọi nhấn mạnh phải hành động ngăn 
chặn nạn ô nhiễm môi trường. “Tất cả các chính phủ cần phải ban hành nguyên tắc 
phòng ngừa. Đó là giảm hoặc nơi nào đó có điều kiện thì ngăn chặn việc thải bỏ bừa 
bãi các chất thải độc hại. Tốt nhất là dành việc bảo vệ đất, không khí, sông ngòi và 
biển cho một cơ quan. Phải vận dụng cả các biện pháp kích thích bằng kinh tế và 
quy chế. Tất cả các chính quyền thành phố, công xưởng, công nghiệp và nông dân 
đều phải đóng góp cho công việc đó”. 
“Việc thải ra các chất SOx, NOx, CO và các chất hydrocarbon phải được giảm 
tới mức tối thiểu ở các nước có thu nhập cao. Bên cạnh đo,ù với các nước đang công 
nghiệp hoá, tình trạng đó không được để tăng lên. Việc thải ra các chất gây “hiệu 
ứng nhà kính” cần phải hạn chế tới mức tối đa. Với các nước có thu nhập thấp cần 
phải cố gắng giảm thiểu ô nhiễm từ những nguồn mới. 
Cũng theo lời kêu gọi đó “Vào cuối thế kỷ này, tất cả các chính phủ phải ban 
hành nguyên tắc phòng ngừa. Những nước có thu nhập cao phải giảm thải sulfur 
đioxit đến 10 % của mức năm 1980 và giảm 75 % của khí thải NOx của mức năm 
1985. Việc chế tạo và sử dụng các chất CFCI (hợp chất của chlor, flor và carbon 
trong công nghệ đông lạnh) phải được ngừng ở những nước có thu nhập cao, giảm 
nhanh và mạnh ở các nước khác”. “Việc thải CO phải được cắt giảm 20 % của mức 
năm 1990 vào năm 2005, ở những nước thu nhập cao phải ngừng việc sản xuất và sử 
dụng vào năm 2010”. 
Tại Mỹ, từ chính sách quốc gia về môi trường năm 1969, ngày 1 tháng 1 năm 
1970 đã ban hành chính sách bảo vệ môi trường như là một luật dân sự (Bộ luật No 
91 - 190). Chính sách này được thông qua một hội đồng về chất lượng môi trường và 
quản lý tất cả các chương trình về chất lượng môi trường với sự xem xét kỹ lưỡng 
tất cả các mối liên quan của các chương trình khác nhau có ảnh hưởng đến môi 
trường. 
Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ (Environmental Protection Agency - EPA), 
đã đưa ra sự thống nhất của nhiều cơ quan thuộc nhiều sở, ban, ngành khác nhau 
cùng giải quyết các vấn đề về môi trường. Nhiệm vụ của EPA là tổ chức giải quyết 
các vấn đề môi trường trên cơ sở hợp nhất, thừa nhận mối quan hệ giữa các chất ô 
nhiễm, hình thức ô nhiễm và công nghệ xử lý. 
 8 
Tại Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường mới được Nhà nước quan tâm và đầu 
tư khá nhiều kinh phí trong những năm gần đây. Tuy là một nước lạc hậu, kinh tế 
kém phát triển nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường cũng gây không ít phiền phức cho 
xã hội do nền kinh tế Việt Nam mang một hình thái kinh tế riêng biệt với công nghệ 
lạc hậu, nguyên vật liệu thiếu thốn, quy mô nhỏ, nằm xen kẽ trong khu dân cư và 
đặc biệt là nguồn kinh phí đầu tư cho công tác gìn giữ và bảo vệ môi trường là khá 
hạn hẹp. 
Một đặc thù khác là ở những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí 
Minh,  do mật độ giao thông lớn, các phương tiện công cộng ít hoặc gần như không 
phù hợp với thị hiếu người dân nên vấn đề ô nhiễm không khí do giao thông vận tải 
gây ra không phải là nhỏ. Theo thống kê mới đây nhất dân số thành phố Hồ Chí 
Minh là 6.239.938 người (con số điều tra cuối năm 2005), với mật độ dân số như vậy 
việc gây ô nhiễm môi trường do hàng triệu xe máy, hàng trăm ngàn xe tải, xe hơi là 
không tránh khỏi. 
 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một phần do nền kinh tế được ngày một 
nâng cao, được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức công tác gìn giữ và bảo vệ 
môi trường ở Việt Nam từng bước đã đi vào nề nếp. Song song với việc ra đời của 
bộ chủ quản (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nay là Bộ Tài nguyên – Môi 
trường) là các hệ thống ngành dọc (các Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường nay 
là Sở Tài nguyên & Mơi trường) cùng các cơ quan hành chính khác. Điều quan trọng 
nhất là sự ra đời của Bộ Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà Xã hội Chủ 
nghĩa Việt Nam 10/1/1994 và Luật Môi trường sửa đổi được Quốc Hội khóa XI, kỳ 
họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, Chủ tịch nước ký ban hành ngày 12/12/2005 
và cĩ hiệu lực từ 01/07/2006, công tác bảo vệ môi trường đã được chú trọng trên 
phạm vi cả nước. Các công tác giám sát, xử lý môi trường được thực hiện cho hầu 
hết các cơ sở, xí nghiệp, nhà máy đã, đang và sẽ xây dựng trong tương lai. Song 
song đó là hàng loạt các văn bản, nghị định dưới luật của các cơ quan Nhà nước và 
các địa phương nhằm thực hiện tốt Bộ Luật nêu trên. 
1.2. CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 
1.2.1. Không khí “sạch” 
Không khí và nước cùng với thực phẩm là một trong các điều kiện hết sức cần 
thiết và quan trọng đối với sự sống của các loài động và thực vật nói chung. Người ta 
có thể nhịn ăn, nhịn uống hàng chục ngày vẫn không chết nhưng nếu con người 
ngưng thở trong vài phút đã có thể dẫn đến tử vong. 
 9
Hàng ngày, một người trung bình phải hít, thở khoảng trên dưới 15 kg không khí 
để phục vụ cho sự sống. Yêu cầu đối với không khí đó là sự trong sạch của nó. Thời 
xa xưa nếu không kể đến các hiện tượng thiên nhiên xảy ra như động đất, núi lửa, 
bão cát sa mạc hay dịch phấn hoa thì môi trường thiên nhiên vốn là trong sạch, yên 
tĩnh, không bị ô uế. Nó rất thuận lợi và tiện nghi cho con người cũng như các loài 
sinh vật khác. Một cách tương đối, có thể coi không khí đó là “không khí sạch”. 
Trong giáo trình này, kể từ đây chúng ta thống nhất gọi không khí sạch là không khí 
để tiện sử dụng. 
Không khí là hỗn hợp của không khí khô và hơi nước. Người ta cũng có thể gọi 
không khí nêu trên là không khí ẩm vì thành phần của chúng ngoài các chất khí ra, 
chúng còn chứa một lượng hơi nước nhất định tuỳ thuộc vào nhiệt độ và áp suất của 
khí quyển. 
Ở điều kiện bình thường không khí chưa bị ô nhiễm có các thành phần chính sau 
đây: 
Bảng 1. 1. Thành phần các chất trong không khí khô chưa bị ô nhiễm 
Tên chất Công thức 
phân tử 
Tỷ lệ theo thể tích Tổng trọng lượng trong khí 
quyển (Triệu tấn) 
Nitơ N2 78,09 3.850.000.000
Oxy O2 20,91 1.180.000.000
Argon Ar 0,93 65.000.000
Cacrbon dioxit CO2 0,032 2.500.000
Neon Ne 18ppm (*) 64.000
Heli He 5,2 “ 3.700
Metan CH4 1,3 “ 3.700
Kripton Kr 1,0 “ 15.000
Hydro H2 0,5 “ 180
Nitơ ôxit N2O 0,25 “ 1.900
Cacrbonmonoxít CO 0,10 “ 500
Ôzon O3 0,02 “ 200
Sulfur dioxit SO2 0,001 “ 11
Nitơ dioxit NO2 0,001 “ 8
Ghi chú: (*) 1 ppm = 0,0001 % thể tích; 1 ppm = M/22,4 mg/m3 
 10 
 hoặc 1 mg/m3 = 22,4/M. 
Trong đó: M là phân tử lượng của chất khí; 
 22,4 là thể tích (tính bằng lít) của một mole chất khí ở điều kiện tiêu 
 chuẩn (0oC và 1 atm). 
Như đã trình bày ở trên, ngoài các thành phần khô nêu trên mà người ta thường 
gọi là không khí khô, trong không khí còn chứa một lượng hơi nước nhất định. Thông 
thường hơi nước tồn tại trong không khí dưới dạng “hơi quá nhiệt”, tức là chúng ở 
trạng thái chưa bão hoà. Không khí có thể nhận thêm hơi nước để trở về trạng thái 
bão hoà. 
Nồng độ bão hoà của hơi nước trong không khí phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt 
độ. Lượng hơi nước bão hịa theo nhiệt độ có thể tham khảo bảng 1.2 sau đây: 
Bảng 1.2. Nồng độ bão hoà hơi nước phụ thuộc vào nhiệt độ 
Nhiệt độ (toC) Nồng độ hơi nước bão hoà (%) 
0 
10 
20 
25 
30 
0,6 
1,2 
2,3 
3,1 
4,2 
Lượng hơi nước chứa trong không khí có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề ô nhiễm 
môi trường. Cùng với các yếu tố khác của khí quyển, chúng có thể là môi trường tạo 
nên các phản ứng hoá học giữa các chất ô nhiễm với nhau đặc biệt là với các chất 
khí có tính “háo nước” dễ tạo thành các axit, đây là nguyên nhân tạo nên các trận 
mưa axit mà chúng ta thường nhắc đến. 
1.2.2. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí 
Ở trên chúng ta đã đề cập đến khái niệm không khí sạch, như vậy : Thế nào là 
không khí bị ô nhiễm? Có thể hiểu một cách tương đối như sau: 
Bên cạnh các thành phần chính của không khí, bất kỳ một chất nào ở dạng rắn, 
lỏng, khí được thải vào môi trường không khí với nồng độ vừa đủ gây ảnh hưởng tới 
sức khỏe con người, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của động, thực 
 11
vật, phá huỷ vật liệu, làm giảm cảnh quan môi trường đều gây ô nhiễm môi trường, 
hay nói khác đi là không khí đó đã bị ô nhiễm. 
Ô nhiễm không khí có thể là thể pha trộn của các thể rắn, lỏng, khí. Những thể 
mà chúng được phân tán rất nhanh nhờ các điều kiện về khí hậu. Khi xảy ra hiện 
tượng giảm áp (áùp thấp nhiệt đới) các khối không khí chuyển động làm cho các chất 
gây ô nhiễm trở nên đậm đặc, thảm hoạ ô nhiễm có thể xảy ra. Tương tự như vậy, 
các chất vô hại dưới tác dụng c ...  phố lớn. 
* Giáo dục nhân dân bằng truyền thanh, vô tuyến truyền hình, phim ảnh về 
chống ô nhiễm tiếng ồn. Ở gia đình cần giáo dục trẻ em không được bật to radio, nói 
to, không nên hò hét, nói quá mức to ở đường phố, đặc biệt là ban đêm. 
8.4.1. Tính chất hút âm của vật liệu và các loại vật liệu hút âm xốp: 
Tính chất hút âm của vật liệu: 
Hút âm và phản xạ âm là hai tính chất quan trọng của các vật liệu và kết cấu xây 
dựng. Năng lượng âm bị hút bao gồm năng lượng bị mất mát trong vật liệu, năng 
lượng lan truyền theo kết cấu và năng lượng âm truyền qua kết cấu. Sự mất mát năng 
lượng âm trong vật liệu và kết cấu xảy ra do bốn nguyên nhân chính sau đây: 
- Do ma sát: năng lượng âm biến thành năng lượng nhiệt. Sóng âm tạo ra ma sát 
giữa không khí với thành lỗ vì vậy năng lượng âm bị tổn thất do biến thành 
năng lượng nhiệt. 
- Do không khí bị nén: không khí trong các lỗ rỗng bị sóng âm nén lại theo từng 
chu kỳ, làm cho nó nóng lên. Nhiệt lượng mới xuất hiện này sẽ truyền ra các 
 - 319 - 
thành lỗ và giảm dần cùng với áp suất cho đến chu kỳ tiếp theo. Như vậy dạng 
mất mát năng lượng này cũng dưới dạng năng lượng nhiệt. 
- Các thành lỗ bị biến dạng nóng lên: do sự khác nhau trong cấu trúc của vật 
liệu, nên khi bị sóng âm tác động, trong chu kỳ nén các thành mỏng hơn bị 
biến dạng và nung nóng nhiều hơn. Năng lượng âm cũng bị biến thành năng 
lượng nhiệt. 
- Do biến dạng dư: năng lượng âm mất mát dưới dạng cơ năng. Sóng âm gây ra 
biến dạng trong vật liệu, sự mất mát này qui về dạng năng lượng cơ học. 
Các loại vật liệu hút âm xốp: 
Gồm hai loại: 
- Loại có thành lỗ cứng, không đàn hồi, hút âm do ma sát của không khí với 
thành cứng và do sự lan truyền nhiệt của vật liệu. Ví dụ: bêtông bọt, gạch 
xốp, 
- Loại có các thành lỗ đàn hồi, sự hút âm xảy ra theo cả bốn nguyên nhân kể 
trên. Ví dụ: bông khoáng, bông thuỷ tinh, các tấm sợi ép mềm, thảm dệt,. 
8.4.2. Chống tiếng ồn trong thành phố, các thiết bị và trong công nghiệp: 
Chống tiếng ồn trong thành phố: 
Muốn chống tiếng ồn trong thành phố một cách hiệu quả cần phải áp dụng 
tổng hợp các biện pháp qui hoạch kiến trúc, qui hoạch giao thông, kiến trúc công trình 
và các biện pháp kỹ thuật xây dựng khác. 
- Biện pháp qui hoạch kiến trúc giao thông. 
Một biện pháp có hiệu quả rất cao là phân vùng quy hoạch thành phố theo 
mức ồn cho phép. Thành phố được phân thành bốn vùng xây dựng như sau: 
 Vùng I: Vùng công nghiệp – ồn nhất thành phố (75dB-90dB). 
 Vùng II: Trung tâm công cộng và thương nghiệp, mức ồn tối đa 75dB. 
 Vùng III: Vùng nhà ở, là vùng tương đối yên tĩnh của thành phố, mức ồn cho 
phép tối đa 60dB. 
 Vùng IV: Vùng yên tĩnh của thành phố, mức ồn cho phép tối đa 50dB, vùng 
này gồm có các công trình: thư viện, trường học, bệnh viện, 
 - 320 - 
Khi qui hoạch tổng thể mặt bằng thành phố cần phải phân vùng xây dựng hợp lý, 
có biện pháp cách ly các vùng có mức ồn cao với vùng dân cư và vùng yên tĩnh. 
Hướng gió cũng có ảnh hưởng lớn đến sự lan truyền tiếng ồn. Khi lan truyền theo 
chiều gió, tiếng ồn đi nhanh hơn và ít bị tổn thất hơn. Vì vậy, khi qui hoạch thành phố, 
các khu công nghiệp cần bố trí ở rìa thành phố, cuối hướng gió chính vào mùa nóng. 
Khi qui hoạch thành phố và các tiểu khu cần hết sức lợi dụng khoảng cách để 
chống tiếng ồn, gọi là “dải cách ly”. 
- Giải pháp kỹ thuật : cây xanh, tường chắn tiếng ồn. 
Sử dụng cây xanh để chống tiếng ồn là biện pháp có hiệu quả và kinh tế. 
Ngoài ra cây xanh còn có tác dụng cải tạo khí hậu, chống bụi và ô nhiễm môi trường. 
Một biện pháp có hiệu quả cao để chống tiếng ồn thành phố là sử dụng các công trình 
làm tường chắn tiếng ồn. Các công trình làm tường chắn tiếng ồn đơn giản nhất là các 
bờ đất, vách đất đắp dọc theo các đường giao thông. 
Biện pháp phổ biến nhất trong qui hoạch thành phố là sử dụng các ngôi nhà phục 
vụ một hai tầng (cửa hàng ăn uống, bách hoá,) hai bên đường phố làm tường chắn 
tiếng ồn. Khi thiết kế cần chú ý rằng các tường chắn tiếng ồn càng đặt gần nguồn ồn 
thì càng có hiệu quả cao. 
Chống ồn cho các thiết bị và trong công nghiệp: 
Khi sử dụng các thiết bị phục vụ đời sống và sản xuất công nghiệp ta có thể 
gặp các loại ồn sau: 
a/ Tiếng ồn khí động: tạo thành do sự chuyển động của các chất khí hoặc lỏng. 
b/ Tiếng ồn cơ khí: sinh ra do sự va đập các bộ phận, chi tiết máy móc khi vận 
hành. 
c/ Tiếng ồn va chạm: tạo thành do các quá trình sản xuất cần sử dụng các lực va 
chạm ( búa, búa máy, ) 
d/ Tiếng ồn từ trường: do sự biến đổi từ trường của các thiết bị vận hành hoặc sản 
xuất điện tạo ra. 
 - 321 - 
Các biện pháp có thể sử dụng để giảm tiếng ồn đối với các thiết bị và nhà công 
nghiệp: 
- Dùng vật liệu hút âm để bao bọc các nguồn phát ra âm thanh như các loại bông 
thuỷ tinh, bông khoáng, (dùng cho các ống của bộ phận điều hoà không khí). Các 
vật liệu hút âm này phải có khả năng chống cháy tốt, phù hợp với yêu cầu phòng 
cháy chữa cháy của công trình. 
Khi vận tốc gió trong đường ống lớn có thể mang cả các sợi bông của lớp hút âm 
vào phòng làm việc, ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh không khí trong phòng. 
- Biện pháp công nghệ: nghiên cứu đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất theo 
hướng giảm nhỏ tiếng ồn do chúng sinh ra. 
- Biện pháp kiến trúc – xây dựng: qui hoạch, sắp xếp hợp lý các vùng công 
nghiệp, các thiết bị gây ồn đặt ở vị trí xa các nhà xưởng, 
- Biện pháp kỹ thuật âm học: đây là biện pháp thụ động, giảm nhỏ tiếng ồn sau 
khi chúng sinh ra trong một phân xưởng. 
Dùng các lớp vật liệu hút âm ốp vào các bề mặt trong phòng sản xuất. Hiệu quả 
giảm tiếng ồn do ốp vật liệu hút âm còn phụ thuộc vào hình dạng phòng. Hiệu quả 
đối với phòng dạng hình hộp không cao bằng các phòng có chiều dài hơn chiều cao 5 
lần. 
 Dùng vỏ cách âm hoặc buồng cách âm: thường dùng cho các nguồn sinh 
tiếng ồn lớn như máy phát điện, môtơ điện, . Vỏ cách âm được chế tạo từ nhôm sắt, 
chất dẻo, mặt trong của lớp vỏ này được lót một lớp vật liệu hút âm, ở mặt ngoài 
bọc thêm một lớp vật liệu hút chấn động (cao su, chất dẻo,). 
Màn chắn tiếng ồn: sử dụng thích hợp cho những vị trí khi mức ồn trực tiếp từ 
nguồn khảo sát vượt quá mức ồn từ các nguồn bên cạnh và mức ồn phản xạ cùng 
truyền tới vị trí đó. Màn chắn được đặt giữa nguồn ồn và vị trí cần bảo vệ. Màn chắn 
được cấu tạo bởi một tấm cứng có ốp vật liệu hút âm (chiều dày không dưới 50 – 
60dB) bề mặt hút âm hướng về nguồn. 
 - 322 - 
5
4
3
1
2
Hình 8.5. Vỏ cách âm 
1- đệm đàn hồi; 2- tấm đục lỗ; 3– vật liệu hút âm; 4– vỏ kim loại; 5– lớp hút chấn động 
( ở móng của máy phải bố trí các lò xo để chống ồn và rung) 
Câu hỏi kiểm tra và đánh giá: 
1. Khái niệm chung về âm thanh? 
2. Phân loại tiếng ồn? 
3. Tác hại của tiếng ồn đến môi trường? 
4. Các biện pháp giảm tiếng ồn? 
Tài liệu tham khảo: 
Tiếng Việt 
1. Lê Ba, Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, 1980; 
 2. Các tài liệu khác của tác giả 
 Tiếng Anh 
1. US. Departerment of Helth, Education and Welfare, Air pollution Control Field 
Operation Manual, PHS, Pub. N0937, Washington D.C., U.S. Government Printing 
Office, 1962. 
2. Richard Prober, Richar Bond, Conrad P. Straub, Handbook of Environmental 
Control, Vol.1: Air Pollution, 1972. 
 - 323 - 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 3 
CHƯƠNG I: 
GIỚI THIỆU VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ...................................................... 5 
1.1. Tổng quan về ô nhiễm không khí.............................................................5 
1.2. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí.......................................................8 
1.3. Một số hiểm họa về ô nhiễm không khí ................................................11 
1.4. Ô nhiễm không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị Việt 
Nam ......................................................................................................................13 
CHƯƠNG 2: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ..................................................27 
 - 324 - 
2.1. Khái niệm về không khí.........................................................................27 
2.2. Các nguồn ô nhiễm không khí...............................................................29 
2.3. Chất ô nhiễm không khí .........................................................................39 
2.4. Ô nhiễm không khí do bụi ......................................................................40 
2.5. Ô nhiễm không khí do hơi khí độc .........................................................43 
2.6 Ô nhiễm không khí do mùi hôi................................................................51 
2.7. Ô nhiễm nhiệt.........................................................................................54 
CHƯƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT Ô NHIỄM TRONG KHÍ 
QUYỂN .....................................................................................................58 
3.1. Các phản ứng hoá học ............................................................................58 
3.2. Quá trình sa lắng khô .......................................................................... 59 
3.3. Quá trình sa lắng ướt ........................................................................... 62 
CHƯƠNG 4: PHÁT TÁN CHẤT Ô NHIỄM TRONG KHÍ QUYỂN ..66 
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát tán ........................................66 
4.2. Phương trình phát tán chất ô nhiễm .......................................................69 
4.3. Một số công thức tính toán khuếch tán ..................................................73 
4.4. Công thức xác định sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm theo luật phân 
phối chuẩn Gauss..................................................................................................77 
4.4 So sánh kết quả tính toán nồng độ ô nhiễm trên mặt đất theo ba phương 
pháp BosanqUet, Pearson, SutTon và "mô hình Gauss" ......................................89 
4.5. Chiều cao hiệu quả của ống khói...........................................................94 
4.6. Sự lắng đọng của bụi trong quáù trình khuếch tán khí thải các nguồn 
điểm cao. ............................................................................................................102 
4.7. Tính toán khuếch tán các chất ô nhiễm từ nguồn điểm cao theo phương 
pháp Berliand M.E. ............................................................................................107 
4.8. Ví dụ tính toán xác định sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm trên mặt đất 
theo các phương pháp khác nhau........................................................................121 
4.9. Aûnh hưởng của địa hình đối với quá trình khuếch tán chất ô nhiễm ...132 
 - 325 - 
4.10. Tính toán nồng độ trung bình của chất ô nhiễm trên mặt đất do các 
nguồn thải gây ra................................................................................................135 
CHƯƠNG V: ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ............147 
5.1. Aûnh hưởng của ô nhiễm không khí với con người................................147 
 5.2. Aûnh hưởng của ô nhiễm không khí đến động vật. ............................... 170 
 5.3. Aûnh hưởng của ô nhiễm không khí đến thực vật................................... 191 
 5.4. Aûnh hưởng đến cảnh quan môi trường ................................................... 207 
 5.5 Aûnh hưởng đến khí hậu toàn cầu............................................................. 208 
 5.6. Aûnh hưởng của ô nhiễm không khí lên bề mặt. .................................... 212 
CHƯƠNG VI: KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ......................218 
 6.1. Kiểm soát ô nhiễm không khí từ nguồn cố định ................................... 218 
6.2. Thiết bị và kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm bụi .........................................238 
6.3. Kiểm soát ô nhiễm không khí từ nguồn di động .................................244 
CHƯƠNG VII: LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH MẪU KHÍ ...................257 
PHẦN THỨ NHẤT: LẤY MẪU KHÔNG KHÍ XUNG QUANH...............257 
7.1. Mục đích của lấy mẫu không khí xung quanh......................................257 
7.2. Trình tự của việc lấy mẫu ....................................................................257 
7.3. Lấy mẫu bụi .........................................................................................259 
7.4. Lấy mẫu không khí...............................................................................267 
PHẦN THỨ HAI: LẤY MẪU NGUỒN .................................................... 257 
7.5. Mục đích của việc lấy mẫu nguồn .......................................................288 
7.6. Nguyên tắc lấy mẫu trong ống khói .....................................................288 
7.7. Lấy và phân tích mẫu bụi tại nguồn.....................................................288 
7.8. Lấy và phân tích mẫu chất ô nhiễm dạng khí ......................................293 
7.9. Định lượng quá trình thoát khói từ ống khói ........................................296 
7.10. Lấy mẫu nguồn từ các ống khói của động cơ.....................................301 
 CHƯƠNG VIII: TIẾNG ỒN VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG ỒN ...300 
8.1. Khái niệm chung về tiếng ồn .............................................................. 300 
8.2. Phân loại tiếng ồn .............................................................................. 305 
 - 326 - 
8.3. Tác hại của tiếng ồn ........................................................................... 310 
8.4. Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn ............................................................... 313 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_o_nhiem_moi_truong.pdf