Xây dựng mối liên hệ giữa sự biến đổi bề dày bãi bồi ven biển trà vinh với chế độ phù sa sông mekong và nước biển dâng

Tóm tắt:Bờ biển Trà Vinh (BBTV) với vị trí đặc biệt nằm ở hạ nguồn sông Mekong, nơi giao

thoa với Biển Đông, nên chịu sự chi phối mạnh mẽ của sự biến động lượng bùn cát từ sông

Mekong và ảnh hưởng từ sự thay đổi mực nước biển trước tác động của biến đổi khí hậu. Với

giả sử về sự không thay đổi của các yếu tố tác động khác như sóng, gió, điều kiện tự nhiên, tác

động của con người, ., nghiên cứu sử dụng phần mềm Mike 21C F/M tính toán chế độ thủy

thạch động lực vùng BBTV với 5 kịch bản (hiện trạng, nước biển dâng theo năm 2030, 2050 và

sự suy giảm bùn cát từ sông Mekong 20% - 30%). Lựa chọn một số khu vực biến động đặc biệt

của ven biển Trà Vinh, bài báo đã trích xuất kết quả tính toán và tìm ra mối liên hệ giữa sự biến

đổi bề dày bãi bồi phụ thuộc vào: thời gian, sự tăng – giảm lượng phù sa sông Mekong và mực

nước biển dâng.

pdf 10 trang yennguyen 720
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng mối liên hệ giữa sự biến đổi bề dày bãi bồi ven biển trà vinh với chế độ phù sa sông mekong và nước biển dâng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng mối liên hệ giữa sự biến đổi bề dày bãi bồi ven biển trà vinh với chế độ phù sa sông mekong và nước biển dâng

Xây dựng mối liên hệ giữa sự biến đổi bề dày bãi bồi ven biển trà vinh với chế độ phù sa sông mekong và nước biển dâng
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 1
XÂY DỰNG MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ BIẾN ĐỔI BỀ DÀY BÃI BỒI 
VEN BIỂN TRÀ VINH VỚI CHẾ ĐỘ PHÙ SA SÔNG MEKONG 
VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG 
Nguyễn Thị Phương Thảo 
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM 
Hoàng Văn Huân 
Viện Kỹ thuật Biển 
Tóm tắt:Bờ biển Trà Vinh (BBTV) với vị trí đặc biệt nằm ở hạ nguồn sông Mekong, nơi giao 
thoa với Biển Đông, nên chịu sự chi phối mạnh mẽ của sự biến động lượng bùn cát từ sông 
Mekong và ảnh hưởng từ sự thay đổi mực nước biển trước tác động của biến đổi khí hậu. Với 
giả sử về sự không thay đổi của các yếu tố tác động khác như sóng, gió, điều kiện tự nhiên, tác 
động của con người, ..., nghiên cứu sử dụng phần mềm Mike 21C F/M tính toán chế độ thủy 
thạch động lực vùng BBTV với 5 kịch bản (hiện trạng, nước biển dâng theo năm 2030, 2050 và 
sự suy giảm bùn cát từ sông Mekong 20% - 30%). Lựa chọn một số khu vực biến động đặc biệt 
của ven biển Trà Vinh, bài báo đã trích xuất kết quả tính toán và tìm ra mối liên hệ giữa sự biến 
đổi bề dày bãi bồi phụ thuộc vào: thời gian, sự tăng – giảm lượng phù sa sông Mekong và mực 
nước biển dâng. 
Summary:Travinh’s coastline is located in the lower Mekong River which is strongly influenced 
by changes in sediment load from the Mekong River and in sea level rise due to the effects of 
climate change. This study uses the Mike 21C F/M model to calculate the hydrodynamic regime 
and sediment transport in the Tra Vinh coastal zone with 5 scenarios (current status, sea level 
rise by 2030, 2050 and decrease of sediment discharge from the Mekong 20% - 30%). This 
article presents the results of the calculations based on the relationship between variation in the 
depositional layer and time, the decrease of sediment load in the Mekong River and the sea level 
rise. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Trong những năm gần đây, tình trạng bờ 
biển và hệ thống đê bị sạt lở nghiêm 
trọng, xảy ra trên phạm vi rộng lớn không 
chỉ đối với BBT V mà hầu như t ất cả các 
t ỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long 
(ĐBSCL). Các nhận định từ thực t ế là do 
biến đổi khí hậu, nước biển dâng, do con 
người phá rừng ngập mặn để nuôi trồng 
thủy sản và các hậu quả nghiêm trọng do 
Ngày nhận bài: 21/11/2017 
Ngày thông qua phản biện: 21/12/2017 
Ngày duyệt đăng: 10/01/2018 
xây dựng các công trình đập ở t hượng 
nguồn sông Mekong, 
Hiện đã và đang có những nỗ lực của các tổ 
chức trong nước và quốc tế được triển khai 
nhằm hỗ trợ ĐBSCL vượt qua tình trạng 
nghiêm trọng này, nhưng vẫn còn có những 
khoảng trống về nghiên cứu cần thực hiện và 
phát triển chúng về mặt kỹ thuật và kinh tế 
nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền 
vững ĐBSCL, cũng như tỉnh Trà Vinh. 
Bài báo này nghiên cứu mức độ ảnh hưởng 
của sự suy giảm lượng phù sa sông Mekong 
và sự gia tăng mực nước biển đến diễn biến 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 2
bồi xói khu vực ven biển Trà Vinh. Các kết 
quả nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ hơn 
những nhận định về nguyên nhân gia tăng 
tình trạng sạt lở bờ biển ĐBSCL và Trà Vinh 
trong những năm gần đây. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ 
SỐ LIỆU ĐẦU VÀO 
2.1. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp mô hình toán cho phép mô 
phỏng được hiện trạng và dự báo các quá 
trình biến đổi của các yếu tố tự nhiên tác 
động đến chế độ thủy thạch động lực, đồng 
thời giải thích được cơ chế hình thành và 
biến đổi của chúng. Nghiên cứu này sử dụng 
kết quả chạy mô hình thủy lực Mike 21C 
F/M đã được kiểm định chặt chẽ với số liệu 
thực đo để tính toán chế độ thủy thạch động 
lực vùng ven biển Trà Vinh. Các số liệu trích 
xuất được từ kết quả chạy mô hình phục vụ 
giải quyết các vấn đề về hình thái và xây 
dựng bản đồ thủy thạch động lực. 
Phương pháp phân tích thống kê: Dựa trên 
liệt số liệu đủ lớn về các giá trị trích xuất từ 
mô hình, nghiên cứu sử dụng phương pháp 
hồi quy tương quan trong phân tích thống kê 
để tìm ra công thức biểu diễn mối liên hệ 
giữa sự thay đổi bề dày bãi bồi một số vị trí 
đặc biệt của BBT V với thời gian, mực nước 
biển dâng và sự suy giảm hàm lượng phù sa 
sông Mekong. 
2.2. Số liệu thiết lập mô hình 
- Số liệu địa hình: được lấy từ (i) kết quả 
thực đo các đề tài, dự án điều tra cơ bản thực 
hiện bởi Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam 
(2010) và Viện Kỹ thuật Biển (2009), (ii) 
bản đồ tỉ lệ 1/100.000 của Hải quân xuất bản 
năm 1982, (iii) từ GEBCO của Trung tâm dữ 
liệu hải dương học Anh Quốc. 
- Số liệu trường gió: sử dụng từ kết quả của 
Trung tâm dự báo môi trường thuộc Cơ quan 
quản lý Hải dương và Khí quyển Hoa Kỳ 
(NCEP/NOAA). Số liệu trường gió có bước 
thời gian là 3 giờ và bước lưới là 0.5o × 0.5o 
trong phạm vi toàn vùng biển Đông – Tây, 
trong khoảng thời gian toàn năm 2011. 
- Cơ sở dữ liệu sóng ở biển Đông được thu 
thập từ kết quả tính toán của mô hình dự báo 
toàn cầu WaveWatch III của Trung tâm Dự 
báo môi trường thuộc Cơ quan quản lý Hải 
dương và Khí quyển Hoa Kỳ (NCEP/NOAA) 
với độ phân giải không gian là 0,5o x 0,5o. 
Các biến số chính: hướng sóng tới, chu kỳ 
sóng tới, độ cao sóng có nghĩa. Thời gian cập 
nhật số liệu liên tục từ năm 2011 đến nay. 
- Số liệu sóng quan trắc tại 3 vị trí đo đạc 
năm 2011 và năm 2014 của Viện Kỹ Thuật 
Biển được sử dụng vào mục đích hiệu chỉnh 
và kiểm định mô hình MIKE21 SW. 
- Số liệu bùn cát lơ lửng quan trắc tại các 
điểm lấy mẫu năm 2011 và 2014 của Viện 
Kỹ Thuật Biển dung để hiệu chỉnh và kiểm 
định mô hình. 
- Vùng nghiên cứu mở rộng được thiết lập có 
phạm vi toàn vùng biển Đông – Tây Cà Mau 
với mục đích nhằm tính toán biên sóng nước 
sâu, biên dòng chảy và biên bùn cát tại các 
vị trí “Biên phía Bắc”, “Biên phía Đông” và 
“Biên phía Nam” cho mô hình nghiên cứu 
chi t iết (Sơ đồ vùng nghiên cứu mở rộng và 
chi t iết thể hiện trên hình 1). 
- Dữ liệu biên mực nước tại 5 eo biển (vùng 
nghiên cứu mở rộng) nối với các đại dương 
được dự báo trên phần mềm dự báo triều 
toàn cầu, bao gồm: eo biển Đài Loan, eo 
biển Bashi, eo biển Manila, eo biển phía nam 
Philippines và eo biển Singapore (hình 1). 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 3
Hình 1: Vùng nghiên cứu mở rộng (trái) và chi tiết (phả i) 
- Cơ sở dữ liệu lưu lượng tại Cần Thơ, Mỹ 
Thuận và mực nước tại Nhà Bè, Thị Vải là tài 
liệu thực đo. 
- Cơ sở dữ liệu về hàm lượng p hù sa lơ 
lửng và t ải lượng phù sa lơ lửng t ại Cần 
Thơ, Mỹ Thuận, Nhà Bè là số liệu bình 
quân tháng. 
2.3. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình 
Việc hiệu ch ỉnh và kiểm định các thông số mô 
hình thủy lực, mô hình tính toán sóng và bùn 
cát đã được thực hiện cẩn thận, các số liệu tính 
toán và thực đo có sự tương quan cao (xem 
hình 2). Vị trí các trạm đo thực tế thể hiện trên 
hình 3. 
Kiểm tra mực nước tại trạm Cổ Chiên Kiểm tra độ cao sóng có nghĩa tạ i trạm 1 
Kiểm tra lưu lượng dòng chảy qua mặt cắ t 
Cổ Chiên 
Kiểm tra nồng độ bùn cát lơ lửng 
 tại trạm M13 
Hình 2: Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình 
Biên 
phía Bắc 
Biên phía 
Đông 
Biên 
phíaNam 
Mỹ Thuận 
Cần Thơ 
Nhà Bè 
Thị Vải 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 4
Hình 3: Vị trí các trạm đo sóng – dòng chảy (trái) và đo nồng độ bùn cát lơ lửng (phải) 
Kiểm tra mực nước tại trạm Cổ Chiên 
Kiểm tra độ cao sóng có nghĩa tại trạm 1 
Kiểm tra lưu lượng dòng chảy qua mặt cắt 
Cổ Chiên 
Kiểm tra nồng độ bùn cát lơ lửng 
 tại trạm M13 
Hình 2: Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình 
Hình 3: Vị trí các trạm đo sóng – dòng chảy (trái) và đo nồng độ bùn cát lơ lửng (phải) 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 5
3. XÂY DỰNG KỊCH BẢN 
- Kịch bản 1:Tính toán dự báo chế độ thủy 
động lực (dòng chảy, sóng) và diễn biến bồi 
xói hiện trạng. 
- Kịch bản 2:Tính toán dự báo chế độ thủy 
động lực (dòng chảy, sóng) và diễn biến bồi 
xói có xem xét đến yếu tố nước biển dâng 
(NBD) 13cm. 
- Kịch bản 3:Tính toán dự báo chế độ thủy 
động lực (dòng chảy, sóng) và diễn biến bồi 
xói có xem xét đến yếu tố NBD 23cm. 
- Kịch bản 4:Tính toán dự báo chế độ thủy 
động lực (dòng chảy, sóng) và diễn biến bồi 
xói có xem xét đến yếu tố suy giảm lượng bùn 
cát sông Mekong 20% (so với năm 2011). 
- Kịch bản 5:Tính toán dự báo chế độ thủy 
động lực (dòng chảy, sóng) và diễn biến bồi 
xói có xem xét đến yếu tố suy giảm lượng bùn 
cát sông Mekong 30% (so với năm 2011). 
Trong đó: 
1. Kịch bản suy giảm lượng phù sa sông 
Mêkong được tính qua 2 trạm Mỹ Thuận và 
Cần Thơ, giảm 20% và 30% so với năm 2011. 
2.Kịch bản về mực nước biển dâng được lấy theo 
tài liệu về kịch bản biến đổi khí hậu đã được công 
bố của Bộ Tài nguyên môi trường năm 2016. 
Bảng 1: Kịch bản nước biển dâng xét cho toàn khu vực Biển Đông 
Với PCP8.5 là kịch bản nồng độ khí nhà kính 
cao; PCP6.0 là kịch bản nồng độ khí nhà kính 
trung bình cao; PCP4.5 là kịch bản nồng độ 
khí nhà kính trung bình thấp; PCP2.6 là kịch 
bản nồng độ khí nhà kính thấp. 
Nghiên cứu lựa chọn 2 kịch bản mực nước 
biển dâng cho năm 2030 và 2050 lần lượt là 
13cm và 23cm (đối với kịch bản RCP6.0). 
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG CHẾ ĐỘ BỒI 
XÓI VÙNG BỜ BIỂN TRÀ VINH CHO 
CÁC KỊCH BẢN 
 Kịch bản hiện trạng (xem hình 4) 
Khu vực xã Hiệp Thạnh: Nhìn chung hiện 
tượng bồi xói xảy ra xen kẽ. Tuy nhiên khu 
vực phía Bắc hiện tượng xói xảy ra nhiều hơn 
so với khu vực phía Nam. Đặc biệt tại khu vực 
ấp Bào diễn biến xói lở bãi biển (hạ thấp cao 
trình) ở đây khá lớn trung bình 0,3m/năm, diễn 
biến mép bờ biển cao nhất có thể đến 20 – 30 
m/năm. Khu vực này chịu sự chi phối chế độ 
dòng chảy thủy triều vào ra cửa sông Cung Hầu 
với vận tốc dòng chảy trung bình vào khoảng 
0,6 m/s, cộng thêm chịu tác động trực tiếp từ 
sóng có chiều cao trung bình 0,4 – 0,5 m. Sóng 
biển tác động trực tiếp đã phá vỡ kết cấu bờ, 
bào mòn thành chân bờ bãi biển, chuyển các 
dạng kết cấu bờ và đáy chủ yếu là bùn sét cát 
mịn thành dạng lơ lửng, một phần được vận 
chuyển đi ra xa cũng như được vận chuyển 
xuống phía Nam bởi dòng chảy xen bờ. Trong 
khi đó đoạn từ Vàm Thâu Râu đến bờ Bắc cửa 
sông Bến Giá hiện tượng bồi chiếm ưu thế với 
tốc độ 2 m/năm hoặc ổn định. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 6
Hình 4: Diễn biến bồi xói BBTV sau 1 năm – 
kịch bản hiện trạng và vị trí các điểm trích 
xuất kết quả 
Đối với xã Trường Long Hòa: Nhìn chung khu 
vực này hiện tượng xói lở bờ biển chỉ xảy ra 
một số khu vực cục bộ như một đoạn nhỏ 
khoảng 1,2 km tại ấp Nhà Mát, do khu vực này 
nằm vị trí gần cửa sông Bến Giá nên dòng 
chảy khá phức tạp, tạo ra những dòng chảy có 
hướng gần vuông góc với bờ đặc biệt là triều 
dâng nên có hiện tượng hạ thấp cao trình đáy 
biển từ 0,5 – 0,7 m/năm tại vị trí này. Ngoài ra 
đoạn từ khu du lịch Ba Động đến cuối xã 
Trường Long Hòa, hiện tượng sạt lở bờ biển 
lại xảy ra khá mạnh mẽ, đặc biệt khu vực khu 
du lịch Ba Động và khu vực gần ấp Cồn Trứng 
có tốc độ sạt lở từ 8 m/năm. Chiều cao sóng tại 
khu vực này cao hơn các vị trí khác, đặc biệt là 
vào gió mùa Đông Bắc độ cao sóng trung bình 
là >0,5 m, do khu vực ven bờ tại đây có địa 
hình sâu hơn các vị trí khác, cho nên sóng từ 
ngoài khơi truyền vào đến gần tận tới bờ mới 
có hiện tượng sóng vỡ, do vậy xói lở ở đây 
diễn biến phức tạp. 
Đối với xã Dân Thành: Khu vực này nhìn 
chung không có diễn biến bồi xói phức tạp, xói 
lở chỉ xẩy ra trên bề mặt bãi và một phần cồn 
cát do hiện tượng nước biển dâng cao trong 
mùa gió Chướng. Xói lở kèm theo hiện tượng 
mất cân bằng tải cát trong hai mùa gió đặc 
trưng của một năm khí hậu làm cho bờ biển bị 
suy thoái nhanh chóng với phạm vi bề rộng lớn. 
Đối với xã Đông Hải: Hiện tượng bồi chi phối 
mạnh tại khu vực này với tốc độ nâng lên của 
cao trình đáy trung bình từ 0,5 – 1 m/năm. Bên 
cạnh đó cũng có một số khu vực xảy ra hiện 
tượng xói lở như đoạn giáp với xã Dân Thành 
cũng như khu vực cuối thuộc ấp Động Cao. 
Tuy nhiên bản chất 2 khu vực sạt lở trên là 
khác nhau. Tại khu vực giáp với xã Dân Thành 
vì đây là khu vực có địa hình đáy bờ biển sâu 
hơn khu vực khác, cho nên năng lượng sóng 
không bị tiêu hao nhiều ở ngoài xa, do vậy 
chiều cao sóng tại khu vực này cao hơn các vị 
trí về phía Nam, tác động đến diễn biến xói tại 
đây. Còn khu vực thuộc ấp Động Cao bị ảnh 
hưởng dòng chảy của sông Hậu chảy qua cửa 
Định An, nên tốc độ dòng chảy khu vực này 
khá lớn so với các vị trí khác, trung bình từ 0,5 
– 0,7m/s. 
Tóm lại: Kết quả mô phỏng hiện trạng trường 
dòng chảy, bùn cát và sóng biển tại khu vực 
bãi biển tỉnh Trà Vinh cho phép rút ra một số 
quy luật tổng thể như sau: 
- Tại các tiểu vùng là bãi bồi tiếp giáp với đất 
liền quy luật bồi xói khá tương đồng nhau: (1) 
đáy bồi xói xen kẽ mức độ nhẹ; (2) Bờ biển 
đang sạt lở khá mạnh; (3) rừng ngập mặn đang 
suy thoái do yếu tố tự nhiên cũng như yếu tố 
con người. Nguyên nhân bao gồm: (1) mực 
nước và biên độ triều gia tăng làm tăng cường 
độ gây sạt lở của sóng, khả năng rửa trôi của 
dòng chảy; (2) lượng phù sa từ sông Mekong 
đến giảm; (3) rừng ngập mặn, phòng hộ bảo vệ 
bờ suy thoái rất mạnh. 
- Các tiểu vùng là các cửa sông có các diễn 
biến tổng quát là: (1) sạt lở hai bờ cửa sông; 
(2) tim cửa sông bồi nhẹ; (2) bồi ở phần ngoài 
cửa sông. 
 Các kịch bản khác (xem hình 5, 6) 
Hiện tượng bồi xói bị ảnh hưởng bởi NBD = 
13 cm, 23 cm, bùn cát sông Mekong giảm 
20%, 30% không có sự thay đổi nhiều so với 
hiện trạng, chỉ tăng xói – giảm bồi nhẹ. 
Để phân tích kỹ hơn về sự khác biệt giữa độ 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 7
bồi xói giữa các kịch bản, nghiên cứu trích xuất 
kết quả về sự thay đổi bề dày bãi bồi tại 03 
điểm tiêu biểu khu vực BBTV với các kịch bản 
khác nhau để so sánh (xem bảng 2 và hình 4). 
Bảng 2: Tọa độ các điểm trích xuất giá trị thay đổi bề dày bãi bồi 
STT Tên điểm Đặc điểm Hệ tọa độ UTM E N 
1 Sx Xói nhiều 671329.1167 1077742.6050 
2 Sb Bồi nhiều 672460.0955 1074017.0276 
3 So Ổn định 673458.0181 1070091.8657 
Hình 5: Diễn biến bồi xói bờ biển Trà Vinh sau 1 năm – 
 Kịch bản NBD 13cm (trái) và NBD 23cm (phải) 
Hình 6: Diễn biến bồi xói bờ biển Trà Vinh sau 1 năm – 
Kịch bản phù sa sông Mêkong giảm 20% (trái) và giảm 30% (phải) 
5. XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ 
THAY ĐỔI BỀ DÀY BÃI BỒI VỚI THỜI 
GIAN, CHẾ ĐỘ PHÙ SA SÔNG 
MEKONG VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG 
Giá trị thay đổi bề dày bãi bồi được trích 
xuất từ kết quả chạy mô hình, lấy giá trị vào 
ngày cuối cùng của tháng, kí hiệu là “S”, 
đơn vị là “mét”. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 8
Kết quả trích xuất các giá trị về sự thay đổi bề 
dày bãi bồi tại 03 điểm Sx - xói nhiều, Sb - bồi 
nhiều, So - ổn định của khu vực BBTV với 
kịch bản hiện trạng được thể hiện trong bảng 
3. Kết quả tính toán đối với các kịch bản khác 
được thể hiện trực tiếp trên đồ thị hình 7, 8, 9. 
Bảng 3: Giá trị bề dày bãi bồi tại các điểm Sx, Sb, So kịch bản hiện trạng 
Thời gian Sự thay đổi bề dày bãi bồi (mét) 
(t - tháng) Sx Sb So 
1 -0.049 0.054 0.012 
2 -0.098 0.108 0.030 
3 -0.164 0.172 0.044 
4 -0.236 0.226 0.058 
5 -0.272 0.272 0.075 
6 -0.277 0.305 0.081 
7 -0.296 0.345 0.088 
8 -0.307 0.412 0.097 
9 -0.300 0.496 0.110 
10 -0.297 0.601 0.132 
11 -0.297 0.676 0.151 
12 -0.304 0.750 0.165 
Nghiên cứu đã phân tích tương quan về bản 
chất của mối liên hệ giữa các giá trị Sx, Sb, So 
với thời gian cho thấy các đồ thị biểu diễn xu 
thế khá đồng nhất giữa các kịch bản, điều này 
cho phép có thể xác định mối liên hệ bằng một 
“hàm số”, thể hiện lần lượt trong các hình từ 7 
đến 9. Các hệ số R2 tính toán đều xấp xỉ 1, cho 
thấy sự thể hiện mối liên hệ của các phương 
trình hồi quy có tính chính xác cao. 
Điểm xói nhiều – Sx 
Hình 7: Sự thay đổi bề dày bãi bồi điểm Sx với kịch bản hiện trạng, 
NBD 13 – 23 cm (trái) và kịch bản bùn cát giảm 20 – 30% (phải) 
Hình 7 cho thấy, nước biển dâng cao và việc hàm lượng bùn cát sông Mekong giảm đều làm gia 
tăng mức độ xói mòn tại khu vực BBTV. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 9
 Điểm bồi nhiều – Sb 
Hình 8: Sự thay đổi bề dày bãi bồi điểm Sb với kịch bản hiện trạng, 
NBD 13 – 23 cm (trái) và kịch bản bùn cát giảm 20 – 30% (phải) 
 Điểm ổn định – So 
Các Hình 8, 9 cho thấy, nước biển dâng cao và 
sự suy giảm hàm lượng phù sa sông Mekong 
đều làm giảm đi độ bồi tụ tại các khu vực đang 
bồi và ổn định của BBTV 
Hình 9: Sự thay đổi bề dày bãi bồi điểm So với kịch bản hiện trạng, 
NBD 13 – 23 cm (trái) và kịch bản bùn cát giảm 20 – 30% (phải) 
6. KẾT LUẬN 
Các đường cong quan hệ thể hiện xu thế thay đổi 
bề dày bãi bồi ven biển Trà Vinh tương ứng với 
các kịch bản tính toán. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy rằng, nước biển dâng và sự suy giảm hàm 
lượng phù sa sông Mekong đều làm gia tăng 
mức độ xói mòn hoặc làm giảm độ bồi tụ tại 
khu vực ven biển Trà Vinh nhưng vẫn đảm bảo 
quy luật biến thiên của sự thay đổi bề dày lớp 
bồi tụ vào thời gian theo hàm số mũ bậc 3. 
Các kết quả trong bài báo này mới chỉ xét 
đến các điều kiện thực tế (thủy triều, sóng, 
gió, lưu lượng nước, hàm lượng phù sa) 
trong khoảng thời gian của năm 2011 và 
2014, vì vậy các kết quả phân tích tính toán 
ở trên chỉ mang tính chất đại diện cho các 
khoảng thời gian này. Các công thức tìm 
được của kết quả nghiên cứu mới chỉ là các 
nghiên cứu bước đầu, số liệu được tính toán 
trong khoảng thời lượng một năm. Để hướng 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 10
đến mục đích sử dụng các công thức này cho 
ứng dụng thực tế cần có các nghiên cứu 
chứng minh sự phù hợp và tính toán với 
khoảng thời gian dài hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hoàng Văn Huân, "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ khu vực cửa sông Nam bộ ," 
trong Đề tài cấp Bộ.: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2001-2004. 
[2] Hoàng Văn Huân, "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp Khoa học Công nghệ dự báo, phòng 
chống biển lấn đoạn bờ biển tỉnh Trà Vinh và vùng phụ cận," trong Đề tài cấp nhà nước. , 
2010-2013. 
[3] Hoàng Văn Huân, "Nghiên cứu đề xuất cơ sở khoa học và giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh Trà 
Vinh," thuộc Viện Kỹ Thuật Biển., 2008. 
[4] Hoàng Văn Huân, "Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn và đề xuất các giải pháp kỹ thuật phòng 
chống giảm nhẹ thiên tai khu vực cửa sông Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu," trong Đề tài nghiên 
cứu cấp Bộ.: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2000. 
[5] Hoàng Văn Huân, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ giảm sóng thân thiện với môi trường 
phục vụ phòng chống sạt lở trên địa bàn tỉnh trà Vinh., 2014. 
[6] Hoàng Văn Huân, "Nghiên cứu, đánh giá diễn biến rủi ro bồi xói vùng ven bờ, cửa sông 
ĐBSCL," trong Thích ứng với biến đổi khí hậu cho phát triển bền vững Nông nghiệp và 
Nông thôn các tỉnh ven biển ĐBSCL.: Viện Kỹ Thuật Biển - Viện KHTL Việt Nam, 2012. 
[7] Nguyễn Hữu Nhân , "Chuyên đề: Nghiên cứu chế độ thủy thạch động lực học ven biển tỉnh 
Trà Vinh và dự báo tốc độ bồi xói bằng phương pháp mô hình toán," trong Đề tài nhà nước 
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp Khoa học Công nghệ dự báo, phòng chống biển lấn 
đoạn bờ biển tỉnh Trà Vinh và vùng phụ cận”., 2013. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_moi_lien_he_giua_su_bien_doi_be_day_bai_boi_ven_bie.pdf