Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Phần 2)

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể đạt được:

1.Về kiến thức:

− Phân biệt được đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục với các loại đề tài khác.

− Phân biệt được tài liệu hạng nhất (tài liệu gốc) với tài liệu hạng nhì trong nghiên cứu lịch

sử giáo dục

− Biết cách thu thập tài liệu và chứng tích lịch sử

− Trả lời được như thế nào là nhận xét về hình thức và nhận xét về nội dung một tài liệu lịch

sử giáo dục

2. Về kỹ năng:

− Chọn, xác định và giới hạn được một đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục

− Xây dựng được giả thuyết nghiên cứu phù hợp với đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục của

mình.

3. Về thái độ:

Thái độ tự lực tiếp thu tài liệu, rèn luyện kỹ năng để có thể thực hiện một đề tài nghiên cứu

lịch sử giáo dục.

NỘI DUNG

Chương này đề cập đến phương pháp nghiên cứu lịch sử áp dụng trong giáo dục.

Nghiên cứu lịch sử là phương pháp nghiên cứu liên hệ đến những sự kiện đã xảy ra trong

quá khứ. Nhà nghiên cứu phải thu lượm, khảo sát, lựa chọn, kiểm chứng, phân loại các sự

kiện và cố gắng giải thích, trình bày các sự kiện ấy với tinh thần khách quan, phê phán.

Một công trình nghiên cứu lịch sử tiên tiến là một công trình phê phán khách quan để tìm

sự thật của vấn đề.

Nói một cách tổng quát, công việc của nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục bao gồm:

1. Lựa chọn, xác định, giới hạn đề tài.

2. Đưa ra những giả thuyết để giải thích sự kiện hay tình trạng.

3. Thu lượm các tài liệu.

4. Nhận xét tài liệu.

5. Giải thích và tường trình kết quả của cuộc nghiên cứu. (Dùng các tài liệu, sự

kiện để chứng minh cho giả thuyết đã nêu)

I. LỰA CHỌN, XÁC ĐỊNH VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Trong phần này, người nghiên cứu cần mô tả một cách đầy đủ, rõ ràng, đơn giản vấn

đề mà mình muốn tìm hiểu. Sau đó phải giới hạn phạm vi, đối tượng nghiên cứu.45

Thực hành: Sinh viên chọn, xác định và giới hạn một đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục.

 

pdf 38 trang yennguyen 5880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Phần 2)

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Phần 2)
 44 
Chương 5: 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ 
MỤC TIÊU HỌC TẬP 
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể đạt được: 
1.Về kiến thức: 
− Phân biệt được đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục với các loại đề tài khác. 
− Phân biệt được tài liệu hạng nhất (tài liệu gốc) với tài liệu hạng nhì trong nghiên cứu lịch 
sử giáo dục 
− Biết cách thu thập tài liệu và chứng tích lịch sử 
− Trả lời được như thế nào là nhận xét về hình thức và nhận xét về nội dung một tài liệu lịch 
sử giáo dục 
2. Về kỹ năng: 
− Chọn, xác định và giới hạn được một đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục 
− Xây dựng được giả thuyết nghiên cứu phù hợp với đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục của 
mình. 
3. Về thái độ: 
Thái độ tự lực tiếp thu tài liệu, rèn luyện kỹ năng để có thể thực hiện một đề tài nghiên cứu 
lịch sử giáo dục. 
NỘI DUNG 
Chương này đề cập đến phương pháp nghiên cứu lịch sử áp dụng trong giáo dục. 
Nghiên cứu lịch sử là phương pháp nghiên cứu liên hệ đến những sự kiện đã xảy ra trong 
quá khứ. Nhà nghiên cứu phải thu lượm, khảo sát, lựa chọn, kiểm chứng, phân loại các sự 
kiện và cố gắng giải thích, trình bày các sự kiện ấy với tinh thần khách quan, phê phán. 
Một công trình nghiên cứu lịch sử tiên tiến là một công trình phê phán khách quan để tìm 
sự thật của vấn đề. 
Nói một cách tổng quát, công việc của nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục bao gồm: 
1. Lựa chọn, xác định, giới hạn đề tài. 
2. Đưa ra những giả thuyết để giải thích sự kiện hay tình trạng. 
3. Thu lượm các tài liệu. 
4. Nhận xét tài liệu. 
5. Giải thích và tường trình kết quả của cuộc nghiên cứu. (Dùng các tài liệu, sự 
kiện để chứng minh cho giả thuyết đã nêu) 
I. LỰA CHỌN, XÁC ĐỊNH VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 
Trong phần này, người nghiên cứu cần mô tả một cách đầy đủ, rõ ràng, đơn giản vấn 
đề mà mình muốn tìm hiểu. Sau đó phải giới hạn phạm vi, đối tượng nghiên cứu. 
 45
Thực hành: Sinh viên chọn, xác định và giới hạn một đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục. 
II. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT 
Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời tạm thời cho câu hỏi ngầm chứa trong tên đề tài, 
có tác dụng định hướng cho người nghiên cứu trong công việc của mình. Như vậy, người 
nghiên cứu có thể đưa ra một hay nhiều giả thuyết để hướng dẫn công việc thu thập và 
lựa chọn tài liệu liên hệ. 
 Ngoài việc đặt giả thuyết, người nghiên cứu cũng còn phải nêu rõ một số giả định 
(assumptions) căn bản mà tác giả đã phải dựa vào để nghiên cứu vấn đề. Giả thuyết 
(hypothesis) khác với giả định ở chỗ là các giả thuyết còn phải được kiểm chứng bằng 
các dữ kiện trong cuộc nghiên cứu, còn các giả định là những điều gì mà họ chấp nhận 
ngay từ khi khởi sự công việc nghiên cứu. Các giả định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 
tất cả các hoạt động về sau của người nghiên cứu, tạo nên căn bản cho sự lựa chọn 
phương pháp nghiên cứu và sự giải thích các dữ kiện thu lượm được 
Thực hành: Sinh viên xây dựng giả thuyết cho đề tài nghiên cứu đã chọn. 
III. THU THẬP TÀI LIỆU 
Đi tìm những dữ kiện sẵn có để giải đáp cho vấn đề cần tìm hiểu, chứng minh cho giả 
thuyết nghiên cứu là công việc đầu tiên và quan trọng đối với nhà nghiên cứu lịch sử. Vì 
vậy trong giai đoạn đầu tiên của công trình nghiên cứu thực sự, người nghiên cứu phải 
tìm cách khảo lược tất cả các tài liệu, chứng tích liên quan xa gần đến vấn đề rồi lựa 
chọn những dẫn chứng nào thích hợp nhất cho đề tài của mình. Mặc dù người nghiên cứu 
có thể bắt đầu bằng những dữ kiện hạng nhì, nhưng mục tiêu tối hậu là cố làm sao tìm ra 
các dữ kiện hạng nhất hay gần với các dữ kiện ấy. 
Vì sao người nghiên cứu phải cố tìm các tài liệu hạng nhất? 
Vì người nghiên cứu không thể tự mình quan sát được những sự kiện của quá khứ nên 
phải cố tìm những dữ kiện, dẫn chứng tiêu biểu nhất trong các tài liệu hạng nhất. 
Tài liệu hạng nhất là gì? 
Đó là: 
− Những tường thuật của các nhân chứng thời đại. 
− Những tài liệu, chứng tích sử dụng trong quá khứ mà bây giờ ta có thể tham khảo 
trực tiếp. Đó là những dẫn chứng đầu tay có giá trị mà người nghiên cứu phải cố tìm cho 
ra. 
Nhưng cũng có khi người nghiên cứu phải sử dụng và chỉ có thể sử dụng các tài liệu 
hạng nhì, là những dữ kiện do một người không trực tiếp quan sát các sự kiện xảy ra trong 
quá khứ cung cấp. Tường trình của họ thường được phổ biến trong sách vở, báo chí. Tuy 
gọi là hạng nhì, thật ra các dữ kiện do các tài liệu ấy cung cấp là những dữ kiện có thể đã 
chuyển qua tay nhiều người. Trong khoảng thời gian từ khi sự kiện xảy ra cho đến khi dữ 
kiện truyền lại đến tay người nghiên cứu, đã có bao nhiêu sự sửa đổi, nhiều khi xuyên 
tạc, giải thích sai lạc. Vì vậy các tài liệu hạng nhì thường ít có giá trị đối với người 
nghiên cứu. Trong thực tế có những trường hợp khó phân biệt tài liệu hạng nhất với hạng 
nhì. Chẳng hạn báo cáo của ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hiện trạng giáo 
 46 
dục Việt Nam bao gồm những nhận xét cá nhân về những sự kiện do tự mình quan sát 
(vậy tài liệu ấy là hạng nhất), đồng thời cũng xuất phát từ những báo cáo và nhận xét 
của các cán bộ thuộc quyền (tài liệu thuộc loại hạng nhì). Trong nhiều trường hợp khác 
nữa, tài liệu được coi như là hạng nhất hay hạng nhì tùy theo tài liệu ấy được sử dụng như 
thế nào. 
Một cuốn sách về lịch sử giáo dục do một tác giả viết mà không trực tiếp quan sát các 
sự kiện xảy ra trong quá khứ, chỉ là một tài liệu hạng nhì. Nhưng nếu nhà nghiên cứu 
khảo sát tất cả các sách vở viết về lịch sử giáo dục Việt Nam để tìm xem cách phân loại 
các giai đoạn lịch sử của nhiều tác giả khác nhau như thế nào thì các cuốn sách về lịch sử 
giáo dục Việt Nam ấy đều là tài liệu hạng nhất. 
Các tài liệu, chứng tích có thể sử dụng 
− Các văn kiện chính thức: chẳng hạn như các văn kiện pháp lý (hiến pháp, luật, sắc 
lệnh, nghị định, v.v), các nghị quyết, các tài liệu thống kê, các sách báo do cơ quan 
chính phủ xuất bản, các tài liệu đúc kết tường trình của các hội nghị, các hội đồng, ủy 
ban giáo dục, báo cáo, hồ sơ, biên bản của nhà trường, thời khóa biểu, danh sách học 
sinh, v,v 
- Hồ sơ cá nhân 
- Tài liệu truyền khẩu 
- Tranh ảnh 
- Các tư liệu ghi chép bằng máy 
Ngoài ra còn phải kể đến các chứng tích lịch sử: 
- Chứng tích vật chất 
- Tài liệu in ấn 
- Tài liệu viết tay 
Làm sao tìm ra các tài liệu và chứng tích? 
+ Đến thư viện 
Một số đề nghị khi tham khảo, tìm tài liệu ở thư viện: 
− Đọc một số công trình nghiên cứu hay sách báo đã có từ trước có liên quan đến đề 
tài của ta. Để làm việc này, người nghiên cứu phải biết điều cần chứng minh trong giả 
thuyết khoa học của đề tài là gì. Từ đó có định hướng đúng trong việc tìm tài liệu. Trong 
những tài liệu nói trên, ta chú ý xem phần Tài liệu tham khảo của tác giả, trong đó có thể 
có tài liệu có liên quan đến đề tài của ta. Nếu tài liệu không có phần Tài liệu tham khảo 
thì để ý đến các tài liệu được tác giả đem ra dẫn chứng hay chú thích. 
− Đọc các tài liệu dẫn chứng ấy rồi lại cố tìm các dẫn chứng khác nữa được đề cập và 
cứ tiếp tục như thế. 
− Tra cứu phần tên sách trong thư mục điện tử, lựa chọn phần đề mục liên hệ. 
− Khảo sát các thư mục giáo dục chỉ nam (educational index) thường xuất bản hằng 
năm ở nước ngoài. Ở nước ta, tạp chí Giáo dục số cuối năm có đăng tải tên các công trình 
nghiên cứu, các bài báo đã được đăng tải trong năm. 
+ Tiếp xúc với các nhà khoa học, giáo viên, các cơ quan công quyền để được chỉ dẫn. 
+ Đến các tư gia hoặc các đền đài, lăng miếu để tìm các chứng tích lịch sử như bằng 
sắc, chiếu chỉ, gia phả, mũ áo, sách vở, dụng cụ học tập, v,v 
 47
IV. KHẢO SÁT VÀ NHẬN XÉT TÀI LIỆU 
Nhà nghiên cứu giáo dục không bao giờ chấp nhận đương nhiên rằng tài liệu hay 
chứng tích mình có trong tay là xác thực hoặc đáng tin cậy. Người ấy phải khảo sát kỹ 
lưỡng xem tài liệu ấy có xác thực hay không và giá trị như thế nào. Công việc này đòi 
hỏi sự khảo sát tỉ mỉ từ căn nguyên tài liệu đến nội dung của nó. Nếu không làm như thế 
thì công trình nghiên cứu có thể là chỉ dựa trên những tài liệu giả tạo, xuyên tạc sự thật 
và do đó tất cả công phu nghiên cứu của mình trở nên công dã tràng, không giúp ích được 
cho ai. 
Vì vậy việc khảo sát và nhận xét tài liệu và chứng tích là công việc quan trọng nhất 
trong các công trình nghiên cứu lịch sử giáo dục. Công việc này bao gồm hai phần: Khảo 
sát và nhận xét về hình thức và khảo sát và nhận xét về nội dung. 
1. Khảo sát và nhận xét về hình thức 
Khảo sát và nhận xét về hình thức là khảo sát về xuất xứ của tài liệu. Mục đích là 
khảo sát xem tài liệu là xác thực hay chỉ là tài liệu giả tạo, được sửa đổi hay không phải 
chính tác giả viết. Người nghiên cứu luôn luôn tự đặt câu hỏi: Ai là tác giả? Tài liệu được 
viết lúc nào? Nơi nào? 
Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp người nghiên cứu xác định tính chất xác thực của tài 
liệu. 
+ Lời văn, lối dùng chữ, chính tả, chữ viết (tài liệu viết tay), cách in, giấy in, v,v có 
thật là của chính tác giả, so với tài liệu khác mang cùng tên hoặc có phù hợp với thời đại 
khi tài liệu ấy được viết ra hay không? 
+ Trong các tài liệu ấy có những lỗi lầm nào mà tài học, khả năng của một người như 
tác giả lúc bấy giờ không thể cho phép người ấy phạm phải? 
+ Tác giả có kể đến những nơi chốn, những sự kiện, những sự vật mà một người đồng 
thời với tác giả không thể nào biết được? 
+ Có kẻ nào đã sửa đổi bản thảo của tác giả một cách vô tình hay hữu ý bằng cách 
chép sai hay thêm bớt? 
+ Tài liệu là nguyên bản của tác giả hay chỉ là sao chép hay dịch lại? 
+ Nếu tài liệu không mang tên tác giả, không ghi rõ ngày và nơi xuất bản, có những 
điểm nào trong tài liệu giúp ta tìm ra xuất xứ của nó? 
2. Khảo sát và nhận xét về nội dung 
Khảo sát và nhận xét về nội dung là việc xác định giá trị và ý nghĩa của các dữ kiện 
được trình bày trong tài liệu. Nhà nghiên cứu chú trọng đến hai điểm chính: 
+ Tìm hiểu ý nghĩa của những lời nói, những câu viết, những từ ngữ mà tác giả sử 
dụng. 
+ Xác định giá trị của các ý kiến, các chi tiết mà tác giả đã trình bày. 
Người nghiên cứu lịch sử giáo dục bao giờ cũng hoài nghi về giá trị của tài liệu cho 
đến khi nào họ điều tra chắc chắn và có thể nói lên sự thực của vấn đề. Để làm công 
việc điều tra ấy, người nghiên cứu phải tự trả lời những câu hỏi sau: 
a. Tác giả có phải là người nằm trong lĩnh vực chuyên môn của tài liệu hay không? 
 48 
b. Khả năng của tác giả và hoàn cảnh xã hội, chính trị có cho phép tác giả nói lên 
những ý kiến trung thực, xác đáng hay không? 
c. Có thể tài liệu bị ảnh hưởng bởi những xúc cảm riêng tư, tuổi tác, điều kiện sức 
khỏe của tác giả? 
d. Tài liệu được viết ra do sự quan sát trực tiếp của tác giả hay chỉ là nghe nói lại hay 
vay mượn ở các tài liệu khác? 
e. Có thể nào tác giả bị chi phối bởi những thành kiến hay thiên kiến về tôn giáo, 
nghề nghiệp, căn bản học vấn, quyền lợi riêng tư,? 
f. Có thể nào tài liệu được viết ra do một tài trợ bên ngoài với mục đích tuyên truyền 
hay ủng hộ một chương trình hay chính sách nào đó? 
g. Có thể nào tác giả chỉ muốn phô trương ý kiến của mình vì muốn khoe khoang, 
thanh minh, giải thích những hành động nào đó của mình hay muốn đả kích, triệt hạ kẻ 
khác? 
h. Tác giả có những điểm nào tự mâu thuẫn hay không? 
i. Các nhà quan sát có đồng ý với tác giả hay không? 
Mục đích của những câu hỏi trên là giúp người nghiên cứu xác định giá trị của tài liệu 
và tìm hiểu xem tác giả có nói lên sự thực một cách khách quan hay không? 
Việc khảo sát và nhận xét tài liệu muốn có kết quả phải dựa vào những nguyên tắc 
sau: 
a. Đừng đọc tài liệu xưa theo quan điểm hiện nay. 
b. Đừng bao giờ cho rằng tác giả không biết về một vài sự kiện hay biến cố xảy ra chỉ 
vì lý do rằng tác giả không đề cập đến. Cũng không nên cho rằng sự kiện ấy không có 
chỉ vì tác giả không hề nhắc đến. 
c. Đừng đánh giá quá thấp một tài liệu cũng như đừng tôn sùng quá đáng tài liệu ấy. 
d. Chỉ sử dụng một tài liệu để xác định sự hiện hữu của một sự kiện thì chưa đủ mà 
cần phải kiểm chứng bằng việc hỏi han các nhân chứng hoặc tìm các chứng tích có giá 
trị. 
e. Nhiều tài liệu có thể vấp phải những sai lầm giống nhau chỉ vì tất cả đều xuất phát 
từ một nguồn gốc chung hoặc các tài liệu ấy đều phụ thuộc vào nhau. 
f. Nếu các nhân chứng hay chứng tích mâu thuẫn nhau về một điểm nào đó thì cần 
phải cân nhắc kỹ lưỡng. Có thể tất cả đều sai. 
g. Có thể chấp nhận những điểm tương đồng của các nhân chứng về một sự kiện nào 
đó nếu họ là những người am tường sự việc và không phụ thuộc vào nhau. 
h. Các tài liệu chính thức (đã được công bố, xuất bản) cần phải được đối chiếu với 
các tài liệu không chính thức (bản thảo) nếu có thể được. 
i. Không phải tài liệu nào cũng có giá trị về tất cả những điểm nêu ra trong ấy. Một 
tài liệu có thể cung cấp dữ kiện giá trị về một vài khía cạnh nhưng lại sai lầm về các 
điểm khác. 
 Việc khảo sát và nhận xét về hình thức và nội dung nhằm tìm chứng cứ để chứng 
minh cho những giả thuyết khoa học của đề tài. 
V. TƯỜNG TRÌNH KE ...  58586 23216 14513 83149 
07056 97628 33787 09998 42698 06691 76988 
48663 91245 85828 14346 09172 30168 90229 
54164 58492 22421 74103 47070 25306 76468 
32639 32363 05597 24200 13363 38005 94342 
29334 27001 87637 87308 58731 00256 45834 
02488 33062 28834 07351 19731 92420 60952 
81525 72295 04839 96423 24878 82651 66566 
29676 20591 60086 26432 46901 20849 89768 
00742 57392 39064 66432 84673 40027 32832 
05366 04213 25669 26422 44407 44048 37937 
91921 26418 64117 94305 25766 25940 39972 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 
TP. Hồ Chí Minh 
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
------------------- 
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 
 (áp dụng từ năm 2003) 
Sau cuộc họp của các thành viên trong hội đồng TLH và GDH sáng ngày 19/5/2003, toàn thể 
đã góp ý cách đánh giá và đi đến thống nhất nội dung như sau. Các biểu mẫu này đã áp dụng 
cho đợt bảo vệ luận văn 2003 và sử dụng tiếp cho các năm sau (nếu không có điều chỉnh). 
Năm nay, Khoa gửi đến các hội đồng, đề nghị xem lại để thống nhất một lần nữa. 
Phần NỘI DUNG : 9 điểm 
 73
STT Tiêu chí đánh giá Trọng tâm đánh giá Điểm tối đa 
1 Tên đề tài: phải ghi rõ ràng, 
chính xác, gọn, bộc lộ được 
nội dung nghiên cứu, thời 
điểm, địa bàn. 
Chú ý tên phải phù hợp 
với nội dung nghiên 
cứu trong suốt đề tài 
0,5 điểm 
2 Lý do chọn đề tài, mục 
đích nhiệm vụ, khách thể, 
đối tượng, giả thuyết 
nghiên cứu: phải trình bày 
đầy đủ các mục, nội dung rõ 
ràng, thể hiện mạch liên hệ 
xuyên suốt, chặt chẽ, hợp lý 
từ lý do đến mục đích, và 
giả thuyết NC. 
Quan tâm các phần: 
mục đích, nhiệm vụ, 
đối tượng và giả thuyết 
nghiên cứu (ví dụ: mục 
đích phải cụ thể, giả 
thuyết phải có cơ sở lý 
luận xác đáng,). 
1 điểm 
3 Phương pháp và công cụ 
đo: phải phục vụ được mục 
đích nghiên cứu. 
3.1 Về PP: có PP chính, chủ 
lực, làm cột sống cho việc 
NC. Nếu có hiều PP hỗ trợ 
càng tốt. 
3.2 Về công cụ : 
3.2.1. Nội dung công cụ: thể 
hiện sự sáng tạo của tác giả. 
Công cụ có cấu trúc mạch 
lạc, các phần phải phục vụ 
mục đích nghiên cứu. 
3.2.2. Về hình thức công cụ: 
có nhiều dạng câu hỏi, thể 
hiện tính phong phú trong 
việc đo lường. 
Quan tâm đánh giá: 
- Phương pháp chính, 
chủ lực: phù hợp tính 
chất đề tài. 
- Công cụ: 
a. Cấu trúc các phần 
đáp ứng đo đủ các mặt 
mà mục đích NC đề 
cập. 
b. Các câu hỏi trong 
mỗi phần phải tách 
bạch, không chồng lấp 
nhau. 
Toàn mục 3 
chiếm 1,5 
điểm 
trong đó : 
3.1 chiếm 
0,5 điểm 
3.2 chiếm 
1 điểm 
4 Lịch sử vấn đề (LSVĐ) và 
Cơ sở lý luận (CSLL): 
4.1. LSVĐ: tóm tắt hoặc 
nêu được những nét chính 
của các công trình nghiên 
cứu liên hệ. 
4.2. CSLL: làm rõ các khái 
niệm công cụ liên hệ : 
+ biết xác định đúng khái 
niệm. 
+ các khái niệm bám sát vấn 
đề nghiên cứu. 
+ thể hiện khả năng đọc 
nhiều, hiểu được các khái 
niệm. 
+ khả năng vận dụng lý luận 
vào đề tài. 
a. LSVĐ : 
- nêu càng nhiều càng 
tốt 
- chú ý cách tác giả 
tóm lược các đề tài đã 
có 
b. CSLL: chú trọng bản 
lĩnh, quan điểm của 
người NC trong việc 
chấp nhận, lựa chọn lý 
thuyết làm chỉ đạo việc 
tạo công cụ đo, phân 
tích số liệu. 
Trong đó : 
4.1 chiếm 
0,5 điểm 
4.2 chiếm 
1,5 điểm 
5 Xử lý số liệu phân tích và 
trình bày kết quả : 
5.1. Các phép tính xử lý 
Chú ý : 
+ Dùng thống kê có 
cân nhắc, biết chọn 
Toàn mục 5 
chiếm 
3 điểm 
 74 
thống kê : 
+ Sử dụng các số thống kê 
mô tả đúng, phù hợp tính 
chất của vấn đề đang nghiên 
cứu. 
+ Áp dụng được nhiều loại 
thống kê khi phân tích dữ 
kiện. 
5.2. Phân tích: Nêu các 
nhận xét ngắn, sắc nét, căn 
cứ vào số liệu. 
5.3. Trình bày kết quả: 
+ xây dựng được các bảng 
số liệu cô đọng, phục vụ 
nhiệm vụ nghiên cứu. 
+ Biết xếp đặt trật tự trình 
bày, thể hiện tính hệ thống. 
lọc. Không được lạm 
dụng. 
+ Các bảng, biểu giàu 
thông tin, rõ ràng. 
+ Các nhận xét đều 
dựa vào số liệu. Cấm 
bình luận tràn lan, 
dùng nhiều ý chủ quan, 
viết dài. 
trong đó : 
5.1 chiếm 
0,5 điểm 
5.2 chiếm 
1,5 điểm 
5.3 chiếm 
1 điểm 
6 Kết luận và kiến nghị : 
6.1. Tóm tắt, kết luận: phải 
là những kết luận rút ra từ 
kết quả nghiên cứu chứ 
không từ tổng kết kinh 
nghiệm hay ý kiến chủ quan 
của người nghiên cứu. 
6.2. Kiến nghị: phải xuất 
phát từ các kết quả NC, đối 
chiếu với tình hình thực tiễn 
mà tác giả đã thâm nhập. Ví 
dụ: N/c về tuổi thiếu niên 
phải có các đề xuất liên hệ 
những kết quả thu được và 
phục vụ việc tìm hiểu, giáo 
dục TN. 
Chú trọng vào : 
+ Các kết luận phải 
được trình bày theo 
hướng tổng hợp, khái 
quát, ngắn, toát lên 
được cái chung. 
+ Các kiến nghị cần cụ 
thể, có tính khả thi chứ 
không chung chung hay 
lý luận đơn thuần, 
không cần nghiên cứu 
cũng nói được. 
Toàn mục 6 
chiếm 
1 điểm 
trong đó : 
6.1 chiếm 
0,5 điểm 
6.2 chiếm 
0,5 điểm 
Phần HÌNH THỨC: 1 điểm 
STT Tiêu chí đánh giá Trọng tâm đánh giá Điểm tối đa 
1 Các phần, chương, các tiểu 
mục lớn, nhỏ trong từng 
chương, các chú thích, 
danh mục tài liệu tham 
khảo, các phụ lục: trình 
bày đúng qui cách Bộ GD 
và ĐT đã ấn định cho 1 
luận văn tốt nghiệp. 
Nhìn tổng quan luận 
văn, các cỡ chữ, kiểu 
chữ đậm, nghiêng, 
gạch dưới hợp lý, 
không rườm rà gây 
rối mắt. 
0,25 điểm 
2 Không có những sai phạm 
về ngữ pháp, chính tả. Lời 
văn thuộc kiểu văn phong 
khoa học, cô đọng, chính 
xác. 
Quan tâm số lỗi chính 
tả, các từ nước ngoài. 
Phải có lối hành văn 
khoa học, không phải 
nghĩ gì, nói gì viết 
nấy. 
0,5 điểm 
3 Tỉ lệ các phần trong luận 
văn phải cân đối, hợp lý. 
Số trang luận văn không 
Quan tâm sự cân đối 
giữa phần lý luận và 
kết quả nghiên cứu. 
0,25 điểm 
 75
được quá dài (trên 100 
trang viết không kể phụ 
lục là dài). 
Viết bản nhận xét xin dùng thống nhất kiểu, cỡ chữ là VNI-Times 13. Dưới đây đề nghị các tiêu đề 
cho các bản nhận xét: 
Tiêu đề cho bản nhận xét của phản biện 
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 
Tên luận văn : ..................................................................................... 
............................................................................................................. 
Tên sinh viên : .................................................................................... 
Tên người hướng dẫn :........................................................................ 
Tên người phản biện :......................................................................... 
Các mục đề nghị viết : 
I. Nhận xét về nội dung luận văn: gồm các phần: đề dẫn, các ưu điểm, các khuyết điểm, v.v 
II. Nhận xét về hình thức luận văn. 
III. Đánh giá chung, có thể đề nghị mức điểm hoặc loại điểm. 
 Người phản biện ký tên 
Tiêu đề cho bản nhận xét của người hướng dẫn 
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN 
Tên luận văn : ..................................................................................... 
............................................................................................................. 
Sinh viên thực hiện: ........................................................................... 
Người hướng dẫn: ............................................................................... 
Các mục cần viết: 
I. Nhận xét về quá trình thực hiện đề tài. 
II. Nhận xét về nội dung luận văn: gồm các điểm mạnh, các điểm yếu. 
III. Nhận xét về hình thức luận văn. 
IV. Đề nghị mức điểm hoặc loại điểm. 
 Người hướng dẫn ký tên 
Trên đây là một số ý phục vụ cho buổi bảo vệ. Các bổ sung khác (nếu có) sẽ có văn bản sau. 
 BAN CHỦ NHIỆM KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC 
Mẫu 01/ĐT GD&ĐT 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG ĐHSP TP.HCM 
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ 
 76 
1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ 
3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 4. LOẠI HÌNH 
NGHIÊN CỨU 
Tự Xã hội Giáo Kỹ Nông Y Môi 
nhiên nhânvăn dục thuật Lâm-Ngư dược trường 
Cơ bản Ứng Triển 
 dụng khai 
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN Từ tháng năm đến tháng năm 
6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ 
Tên cơ quan: 
Địa chỉ: 
Điện thoại: Fax: E-mail: 
7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
Họ và tên: 
Học vị, chức danh KH: Chức vụ: 
Địa chỉ: 
Điện thoại CQ: Fax: Di động: 
Điện thoại NR: E-mail: 
8. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CHỦ CHỐT THỰC HIỆN 
ĐỀ TÀI 
Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ được giao Chữ ký 
9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH 
Tên đơn vị trong và 
ngoài nước 
Nội dung phối hợp Họ và tên người đại diện 
 77
10. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ SẢN PHẨM TRONG, 
NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐỀ TÀI 
(Ghi cụ thể một số bài báo, tài liệu, nghiên cứu triển khai,... trong 5 
năm gần đây) 
11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 
12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 
13. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ TIẾN ĐỘ THỰC 
HIỆN (ghi cụ thể) 
Nội dung Thời gian thực hiện Dự kiến kết quả 
14. DỰ KIẾN SẢN PHẨM VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG 
• Loại sản phẩm: 
• Tên sản phẩm (ghi cụ thể): 
• Địa chỉ có thể ứng dụng (ghi cụ thể): 
 78 
15. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
Tổng kinh phí: 
Trong đó: 
 Kinh phí sự nghiệp khoa học: Các nguồn kinh phí khác: 
Nhu cầu kinh phí từng năm: 
− Năm 
− Năm 
Dự trù kinh phí theo các mục chi 
Ngày....tháng....năm 200 
Chủ nhiệm đề tài 
(Họ và tên, ký) 
Ngày...tháng....năm 200 
Cơ quan chủ trì 
(Ký tên, đóng dấu) 
Ngày....tháng.... năm 200 
Cơ quan chủ quản 
(Ký tên, đóng dấu) 
Ghi chú: 1. Các mục cần ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, không tẩy xóa. 
2. Chữ ký, đóng dấu đúng thủ tục. 
Mẫu 02/ĐT GD&ĐT 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ 
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KH&CN 
1. Họ và tên (thành viên Hội đồng): ...................................................... 
2. Tên đề tài:........................................................................................... 
................................................................................................................. 
................................................................................................................. 
3. Quyết định thành lập Hội đồng:......................................................... 
4. Cơ quan chủ trì:................................................................................... 
5. Ngày họp:............................................................................................ 
6. Địa điểm: ............................................................................................ 
7. Ý kiến đánh giá theo các tiêu chuẩn sau:.......................................... 
 79
Các tiêu chuẩn đánh giá Điểm tối 
đa 
Điểm đánh giá của 
thành viên Hội đồng 
• Mục tiêu, nội dung và 
sản phẩm dự kiến của đề 
tài đáp ứng được yêu cầu 
đặt ra. 
3 
• Tiềm lực của chủ nhiệm 
và đơn vị thực hiện đề tài, 
phương pháp nghiên cứu. 
3 
• Dự toán kinh phí phù 
hợp với mục tiêu, nội 
dung, tiến độ của đề tài. 
3 
• Khả năng ứng dụng, 
phát triển sau khi đề tài 
kết thúc. 
3 
Cộng: 12 
8. Ý kiến khác:........................................................................................ 
................................................................................................................. 
................................................................................................................. 
................................................................................................................. 
TP.HCM, ngày.... tháng... năm 200 
Ký tên 
 80 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
1. Phan Dũng (1997), Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật, Sở Khoa học Công nghệ và Môi 
trường thành phố Hồ Chí Minh. 
2. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
3. Bùi Hiền – Nguyễn Văn Giao – Nguyễn Hữu Quỳnh – Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb 
Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 
4. Nguyễn Như Khương (2004), Khảo sát thực trạng sử dụng hình thức dạy học lớp- bài trong quá trình 
dạy học các môn khoa học xã hội tại một số trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương, 
khóa luận tốùt nghiệp đại học, Đại học Sư phạm TPHCM. 
5. Nguyễn Bá Kim (1997), Phát triển Lý luận dạy học môn Toán, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
6. Ngô Xán Tân – Điền Nải Cát (2004), Phương pháp động não tốt nhất, Phạm Hồng Hải dịch, Nxb Trẻ, 
tp Hồ Chí Minh. 
7. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục (1974), Bước đầu tìm hiểu phương pháp nghiên cứu KHGD, Tạp chí 
Nghiên cứu Giáo dục xuất bản, Hà Nội. 
8. Dương Thiệu Tống (1974), Phương pháp nghiên cứu khoa học. Tài liệu in ronéo. Đại học Sư phạm Sài 
Gòn. 
9. Dương Thiệu Tống (2002), Phương pháp nghiên cứu KHGD và Tâm lý, tập 1, Nxb Đại học Quốc gia Tp 
Hồ Chí Minh. 
10. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Tiếng Anh 
11. Merrifield, P. R. (1965), “Trends in the Measurement of Special Abilities”, Review of Educational 
Research, February 1965, Vol. XXXV, No.1, p. 25, American Educational Research Association. 
12. Shaughnessy, J.J. & Zechmeister, E.B. (2000), Research Methods in Psychology, New York, Mc Graw 
Hill. 
Tiếng Pháp 
13. Albarello, L. (1999). Apprendre à chercher. Paris: De Boeck Université. 
14. Berthier, N.(1998). Les techniques d ù enquête. Paris: Armand Colin. 
15. Chauchat, H. (1985). Lùenquête en psycho-sociologie. Paris: Presses Universitaires de France. 
16 Lussier, D. (1992). Évaluer les apprentissages. Paris: Hachette. 
17 Mager, R.F. (1986). Comment mesurer les resultats de l’enseignementù. Paris: Bordas. 
18. Quyvi, R. & Campenhnoudt, L.V. (1988). Manuel de recherche en sciences sociales. Paris:Dunod 
19 Thélot, C. (1993). Lù évaluation du système esducatif. Paris: Nathan Université. 
 81

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_giao_duc_phan_2.pdf