Giáo trình Tâm lý học nghề nghiệp

Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC

Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƢƠNG

1.1. Khoa học tâm lý

Tâm lý học là một khoa học chuyên nghiên cứu các hiện tượng tâm lý

người và các vấn đề có liên quan đến tâm lý người. Tức là toàn bộ những hiện

tượng tâm lý, ý thức, tinh thần được nảy sinh, hình thành, biểu hiện và biến đổi

trong mỗi con người, nhóm người và cả loài người.

Khoa học này có đối tượng nghiên cứu riêng, có nhiệm vụ riêng và có hệ

thống phương pháp nghiên cứu riêng.

1.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học

 Những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại

Lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học là một quá trình tiến triển lâu

dài, là quá trình đấu tranh phức tạp của quan điểm duy tâm và duy vật về mối quan

hiện giữa vật chất – tinh thần, tâm lý – vật chất.

- Quan điểm duy tâm

Thời cổ đại đến nay vẫn tồn tại quan niệm cho rằng linh hồn là lực lượng

siêu nhân bất diệt do thượng đế, trời, phật ban cho con người. Con người luôn bất

lực trước thế giới linh thiêng và huyền bí.

+ Khổng Tử (551- 479) và học trò của ông cho rằng: Số phận con người là

do trời định, con người không thể thay đổi được thứ hạng đẳng cấp “quân tử” và

“tiểu nhân”.

+ Platông (428 -348 TCN) cho rằng: Tâm hồn con người là có trước, thực

tại có sau, tâm hồn do Thượng đế sinh ra, nhập vào thể xác.

- Quan điểm duy vật

Ngay thời cổ đại cũng có quan điểm cho rằng tâm lý, ý thức của con người

cũng là một “chất” gì đó giống như một dạng vật chất đặc biệt.

+ Nhà Triết học duy vật Talet (thế kỷ VII –VI TCN) cho rằng tâm lý, tâm

hồn cũng như vạn vật đều được cấu tạo từ vật chất như: nước, lửa, không khí, đất.

+ Nhà Triết học Đêmôcrít (460 – 370 TCN) cho rằng: tâm hồn do nguyên

tử cấu tạo thành, trong đó “nguyên tử lửa” là nhân lõi tạo nên tâm lý.

+ Gần một thế kỷ sau, nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Xôcrat (469 - 399 TCN)

đã tuyên bố câu châm ngôn nổi tiếng: “Hãy tự biết mình”.2

Đây là một định hướng có giá trị to lớn cho tâm lý học: con nguời có thể và

cần phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta.

+ Arixtốt (384 – 322 TCN) đã cho ra đời cuốn sách mới nhan đề “Bàn về

tâm hồn”. Ông là một trong những người có quan điểm duy vật về tâm hồn con

người. Arixtốt cho rằng tâm hồn gắn liền với thể xác.

 Những tư tưởng tâm lý học từ nửa đầu thế kỷ XIX trở về trước

- Thuyết nhị nguyên:

R. Đêcac đại diện cho phái “nhị nguyên luận” cho rằng: vật chất và tâm hồn

là hai thực thể song song tồn tại, không cái gì quyết định cái gì.

- Đến thế kỷ XVIII, tên gọi tâm lý học mới xuất hiện trong tác phẩm “Tâm

lý học kinh nghiệm”, “Tâm lý học lí trí” của nhà triết học Đức Vôn Phơ.

- Trong thời kỳ này một quan điểm duy vật cho rằng: tất cả vật chất đều có

tư duy, chỉ có cơ thể người mới có cảm giác. Nhưng đây là một quan điểm duy vật

máy móc khi cho rằng: Não tiết ra tư tưởng gống như gan tiết ra mật bởi vì phải

vật chất nào cũng có tư duy

pdf 172 trang yennguyen 5860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tâm lý học nghề nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tâm lý học nghề nghiệp

Giáo trình Tâm lý học nghề nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
1 
LỜI NÓI ĐẦU 
Học phần Tâm lý học Nghề nghiệp là môn học trong chương trình đào tạo 
Sư phạm kỹ thuật. Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên, 
chúng tôi biên soạn tập đề cương bài giảng này. Môn học này giới thiệu những 
kiến thức chung về tâm lý học đại cương và tâm lý học sư phạm: Các quá trình 
tâm lý, trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý của con người; các thuyết về dạy 
học, hoạt động dạy và hoạt động học. Các kiến thức chuyên sâu về tâm lý học sư 
phạm: Cơ sở tâm lý của dạy lý thuyết và thực, đặc điểm tâm lý học sinh học học 
nghề; đặc điểm hoạt động lao động sư phạm và nhân cách của nhà giáo; công tác 
hướng nghiệp và việc tổ chức lao động khoa học... Hy vọng cuốn sách sẽ giúp ích 
cho các bạn trong học tập cũng như trong cuộc sống 
Tập thể tác giả đã cố gắng nhiều trong nghiên cứu và biên soạn, song khó 
tránh khỏi những thiếu sót nhất định, mong các bạn đọc góp ý kiến nhận xét để 
cuốn tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn. 
 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 
Tập thể tác giả 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
2 
MỤC LỤC 
 Trang 
 Lời nói đầu 
 Phần 1: Những vấn đề chung của tâm lý học 
Chương 1: Khái quát về tâm lý học đại cương 
1 
1.1. Khoa học tâm lý học 1 
1.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học 1 
1.1.2. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học 3 
1.1.3. Bản chất của hiện tượng tâm lý theo quan điểm của Tâm lý 
học hoạt động 
5 
1.2. Các trường phái tâm lý học 8 
1.3. Cơ sở tự nhiên và xã hội của hiện tượng tâm lý 11 
1.3.1. Cơ sở tự nhiên của hiện tượng tâm lý 11 
1.3.2. Cơ sở xã hội của hiện tượng tâm lý 16 
 Câu hỏi và bài tập 25 
 Chương 2: Các hiện tượng tâm lý người 26 
2.1. Quá trình tâm lý 26 
2.1.1. Cảm giác 26 
2.1.2. Tri giác 30 
2.1.3. Trí nhớ 36 
2.1.4. Tư duy 42 
2.1.5. Tưởng tượng 48 
2.2. Trạng thái chú ý 51 
2.3. Ý chí và hành động ý chí 53 
2.3.1. Ý chí 53 
2.3.2. Hành động ý chí 55 
2.4 Các thuộc tính tâm lý của nhân cách 57 
2.4.1. Xu hướng của nhân cách 60 
2.4.2. Khí chất 70 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
3 
2.4.3 Tính cách 74 
2.4.4. Năng lực 76 
 Câu hỏi và bài tập 79 
 Phần 2: Tâm lý học sư phạm 
Chương 3: Khái quát về tâm lý học dạy học 
80 
3.1. Tìm hiểu một số thuyết về tâm lý học dạy học 80 
3.1.1. Thuyết liên tưởng 80 
3.1.2. Thuyết hành vi 81 
3.1.3. Thuyết hoạt động 82 
3.1.4. Thuyết giao lưu 83 
3.1.5. Thuyết kiến tạo 84 
3.1.6. Thuyết đa tri tuệ 86 
3.2. Hoạt động dạy và học 89 
3.2.1. Hoạt động dạy 89 
3.2.2. Hoạt động học 90 
 Câu hỏi và bài tập 100 
 Chương 4: Cơ sở tâm lý của dạy lý thuyết và dạy thực 
hành nghề 
101 
4.1. Tâm lý học về dạy lý thuyết 101 
4.1.1. Bản chất của hoạt động dạy lý thuyết 101 
4.1.2. Một số đặc điểm tâm lý sư phạm trong giảng dạy lý thuyết 104 
4.2. Tâm lý học dạy thực hành 106 
4.2.1. Kỹ năng 106 
4.2.2. Kỹ xảo 109 
4.3. Tư duy kỹ thuật 112 
4.3.1. Bài toán kỹ thuật 112 
4.3.2. Tư duy kỹ thuật 113 
4.3.3. Biện pháp phát triển tư duy kỹ thuật 115 
 Câu hỏi và bài tập 116 
 Chương 5: Tâm lý học nhân cách người giáo viên kỹ thuật 118 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
4 
và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh học nghề 
5.1 Tâm lý học nhân cách người giáo viên kỹ thuật 117 
5.1.1. Yêu cầu về nhân cách đối với giáo viên kỹ thuật 117 
5.1.2 Năng lực sư phạm của giáo viên kỹ thuật 118 
5.2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh học nghề 119 
5.2.1 Khái quát chung về lứa tuổi học sinh học nghề 119 
5.2.2. Đặc điểm thể chất 119 
5.2.3. Đặc điểm tâm lý 120 
 Câu hỏi và bài tập 125 
 Phần 3: Tâm lý học nghề nghiệp 
Chương 6: Tâm lý học lao động 
126 
6.1. Những vấn đề chung về tâm lý học lao động 126 
6.1.1. Khái niệm lao động 126 
6.1.2. Cấu trúc của hoạt động lao động 127 
6.1.3. Định nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học lao động 128 
6.2. Hệ thống người – máy – môi trường 129 
6.2.1. Khái niệm 129 
6.2.2. Các kiểu hệ thống 130 
6.2.3. Các thuộc tính của hệ thống 130 
6.2.4. Chức năng của hệ thống 131 
6.3. Hiện tượng ý vận 131 
6.3.1. Định nghĩa 131 
6.3.2. Vai trò 132 
6.3.3. Một số biện pháp khắc phục ý vận tiêu cực 132 
 Câu hỏi và bài tập 133 
 Chương 7: Tâm lý học giám định lao động khoa học 134 
7.1. Những vấn đề chung về tâm lý học giám định lao động 134 
7.1.1. Giám định lao động 134 
7.1.2. Tâm lý học giám định lao động 134 
7.2. Nội dung cơ bản của tâm lý học giám định lao động 134 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
5 
7.2.1. Công tác hướng nghiệp 134 
7.2.2. Các sự cố và phân tích các sai lầm trong quá trình lao động 140 
 Câu hỏi và bài tập 144 
 Chương 8: Tâm lý học tổ chức lao động khoa học 145 
8.1. Những vấn đề chung về tổ chức lao động khoa học 145 
8.1.1. Khái niệm 145 
8.1.2. Cơ sở khoa học của việc tổ chức lao động khoa học 145 
8.1.3 Mục đích, ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học 145 
8.2. Nội dung của tâm lý học tổ chức lao động khoa học 146 
8.2.1. Không khí tâm lý 146 
8.2.2. Môi trường làm việc 147 
8.2.3. Chế độ lao động 152 
8.2.4. Năng lực làm việc 154 
8.2.5. Sự sáng tạo kỹ thuật 158 
 Câu hỏi và bài tập 160 
 Tài liệu tham khảo 
 Phụ lục 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
1 
Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC 
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƢƠNG 
1.1. Khoa học tâm lý 
Tâm lý học là một khoa học chuyên nghiên cứu các hiện tượng tâm lý 
người và các vấn đề có liên quan đến tâm lý người. Tức là toàn bộ những hiện 
tượng tâm lý, ý thức, tinh thần được nảy sinh, hình thành, biểu hiện và biến đổi 
trong mỗi con người, nhóm người và cả loài người. 
 Khoa học này có đối tượng nghiên cứu riêng, có nhiệm vụ riêng và có hệ 
thống phương pháp nghiên cứu riêng. 
1.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học 
 Những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại 
Lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học là một quá trình tiến triển lâu 
dài, là quá trình đấu tranh phức tạp của quan điểm duy tâm và duy vật về mối quan 
hiện giữa vật chất – tinh thần, tâm lý – vật chất. 
- Quan điểm duy tâm 
Thời cổ đại đến nay vẫn tồn tại quan niệm cho rằng linh hồn là lực lượng 
siêu nhân bất diệt do thượng đế, trời, phật ban cho con người. Con người luôn bất 
lực trước thế giới linh thiêng và huyền bí. 
+ Khổng Tử (551- 479) và học trò của ông cho rằng: Số phận con người là 
do trời định, con người không thể thay đổi được thứ hạng đẳng cấp “quân tử” và 
“tiểu nhân”. 
+ Platông (428 -348 TCN) cho rằng: Tâm hồn con người là có trước, thực 
tại có sau, tâm hồn do Thượng đế sinh ra, nhập vào thể xác. 
- Quan điểm duy vật 
Ngay thời cổ đại cũng có quan điểm cho rằng tâm lý, ý thức của con người 
cũng là một “chất” gì đó giống như một dạng vật chất đặc biệt. 
+ Nhà Triết học duy vật Talet (thế kỷ VII –VI TCN) cho rằng tâm lý, tâm 
hồn cũng như vạn vật đều được cấu tạo từ vật chất như: nước, lửa, không khí, đất . 
+ Nhà Triết học Đêmôcrít (460 – 370 TCN) cho rằng: tâm hồn do nguyên 
tử cấu tạo thành, trong đó “nguyên tử lửa” là nhân lõi tạo nên tâm lý. 
+ Gần một thế kỷ sau, nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Xôcrat (469 - 399 TCN) 
đã tuyên bố câu châm ngôn nổi tiếng: “Hãy tự biết mình”. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
2 
Đây là một định hướng có giá trị to lớn cho tâm lý học: con nguời có thể và 
cần phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta. 
 + Arixtốt (384 – 322 TCN) đã cho ra đời cuốn sách mới nhan đề “Bàn về 
tâm hồn”. Ông là một trong những người có quan điểm duy vật về tâm hồn con 
người. Arixtốt cho rằng tâm hồn gắn liền với thể xác. 
  Những tư tưởng tâm lý học từ nửa đầu thế kỷ XIX trở về trước 
- Thuyết nhị nguyên: 
R. Đêcac đại diện cho phái “nhị nguyên luận” cho rằng: vật chất và tâm hồn 
là hai thực thể song song tồn tại, không cái gì quyết định cái gì. 
- Đến thế kỷ XVIII, tên gọi tâm lý học mới xuất hiện trong tác phẩm “Tâm 
lý học kinh nghiệm”, “Tâm lý học lí trí” của nhà triết học Đức Vôn Phơ. 
- Trong thời kỳ này một quan điểm duy vật cho rằng: tất cả vật chất đều có 
tư duy, chỉ có cơ thể người mới có cảm giác. Nhưng đây là một quan điểm duy vật 
máy móc khi cho rằng: Não tiết ra tư tưởng gống như gan tiết ra mật bởi vì phải 
vật chất nào cũng có tư duy. 
 L. Phơbach nhà duy vật lỗi lạc nhất trước khi CN Mác đã khẳng định: Tinh 
thần, tâm lý không thể tách rời khỏi não người, nó là sản vật của thứ vật chất phát 
triển tới mức độ cao là bộ não. (Ông chưa vạch ra được là có não nhưng chưa chắc đã 
có tâm lý). 
 Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập 
- Từ đầu thế kỷ 19 trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển mạnh, thúc đẩy 
sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực KHKT đã tạo điều kiện cho tâm lý học 
trở thành một khoa học độc lập. 
- Đặc biệt vào năm 1879, nhà tâm lý học Đức V. Vuntơ (1832 – 1920) đã 
sáng lập ra phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới tại thành phố Laixic. 
Một năm sau nó trở thành viện tâm lý học đầu tiên trên thế giới, xuất bản các tạp 
chí tâm lý học. Vuntơ đã bắt đầu nghiên cứu tâm lý ý thức một cách khách quan 
bằng quan sát, thực nghiệm, đo đạc 
  Đầu thế kỷ 20, các dòng phái tâm lý học khách quan ra đời đó là: 
 Tâm lý học hành vi, tâm lý học Gestalt, phân tâm học, tâm lý học nhân văn, 
tâm lý học nhận thức. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
3 
 Sau cách mạng tháng mười Nga thành công vào năm 1917, dòng phái tâm 
lý học hoạt động của các nhà tâm lý học Xôviết ra đời đã đem lại những bước 
ngoặt lịch sử đáng kể trong tâm lý học. 
1.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu tâm lý học 
 Đối tượng nghiên cứu 
Là các hiện tượng tâm lý với tư cách là hiện tượng tinh thần do thế giới 
khách quan tác động vào não người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý 
như: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, 
năng lực, khí chất, tính cách. Nói cách khác là nghiên cứu sự hình thành, vận 
hành và phát triển các hoạt động tâm lý. 
 Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý, cả về mặt số lượng và chất 
lượng. 
- Vạch ra được mối quan hệ và sự tác động giữa các hiện tượng tâm lý. 
- Tìm ra cơ chế của các hoạt động tâm lý, đó là cơ chế nảy sinh, diễn biến 
và thể hiện tâm lý. 
 Các phương pháp nghiên cứu tâm lý 
Phương pháp quan sát. 
Phương pháp này được dùng trong nhiều khoa học, trong đó có tâm lý học 
 - Quan sát là loại tri giác có chủ định, nhằm xác định các đặc điểm của đối 
tượng qua những biểu hiện như hành động, cử chỉ, cách nói năng 
 - Quan sát có nhiều hình thức: quan sát toàn diện hay quan sát bộ phận, 
quan sát có trọng điểm, quan sát trực tiếp hay gián tiếp 
- Phương pháp quan sát cho phép chúng ta thu thập được các tài liệu cụ thể, 
khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con người. Tuy nhiên nó cũng có hạn 
chế như: mang tính thụ động, chờ đợi, yếu tố ngẫu nhiên nhiều, mất thời gian, tốn 
nhiều công sức 
 - Muốn quan sát đạt kết quả cao cần chú ý các yêu cầu sau: 
+ Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát 
+ Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt 
+ Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống 
+ Ghi chép tài liệu quan sát một cách khách quan, trung thực 
Phương pháp thực nghiệm 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
4 
Đây là phương pháp có nhiều hiệu quả trong nghiên cứu tâm lý. 
- Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, 
trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện 
về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại 
nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan về các hiện tượng 
cần nghiên cứu. 
 -Người ta thường nói tới hai loại thực nghiệm cơ bản là thực nghiệm trong 
phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên: 
 + Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành dưới 
điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài, người làm 
thực nghiệm tự tạo ra những điều kiện để làm nảy sinh hay phát triển một nội 
dung tâm lý cần nghiên cứu, do đó có thể tiến hành nghiên cứu tương chủ động 
hơn so với quan sát và thực nghiệm tự nhiên. Người bị nghiên cứu biết là mình 
đang bị thực nghiệm. 
 + Phương pháp thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong điều kiện bình 
thường của cuộc sống hoạt động. Đối tượng thực nghiệm không biết mình đang bị 
thực nghiệm và tiến hành những điều kiện thực nghiệm một cách tự nhiên. 
Phương pháp trắc nghiệm (Test) 
- Trắc nghiệm là một phép thử để “đo lường” tâm lý đã được chuẩn hoá 
trên một số lượng người đủ tiêu chuẩn. 
 - Test trọn bộ thường bao gồm 4 phần: Văn bản test; Hướng dẫn quy trình 
tiến hành; Hướng dẫn đánh giá; Bản chuẩn hoá, 
Phương pháp đàm thoại (trò chuyện) 
- Đó là cách đặt ra các câu hỏi cho đối tượng và dựa vào trả lời của họ để 
trao đổi, hỏi thêm, nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu. 
- Muốn đàm thoại thu được tài liệu tốt thì cần phải: 
+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu (vấn đề cần tìm hiểu) 
+ Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng đàm thoại với một số đặc điểm 
của họ 
+ Có một kế hoạch để “lái hướng” câu chuyện 
Phương pháp điều tra bằng phiếu 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
5 
 - Đây là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn 
đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào 
đó. 
 - Câu hỏi dùng để điều tra có thể là câu hỏi đóng, tức là có nhiều đáp án 
sẵn để đối tượng chọn một hay hai, cũng có thể là câu hỏi mở để họ tự trả lời. 
 - Dùng phương pháp này có thể trong một thời gian nhắn thu thập được 
một số ý kiến của rất nhiều người nhưng là ý kiến chủ quan. 
 Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động 
 - Đó là phương pháp dựa vào kết quả, sản phẩm ( vật chất, tinh thần) của 
hoạt động do con người làm ra để nghiên cứu các chức năng tâm lý của con người 
đó, bởi vì trong sản phẩm do con người làm ra có chứa đựng “dấu vết” tâm lý, ý 
thức, nhân cách của con người. 
Các phương pháp nghiên cứu tâm lý người khá phong phú, đa dạng. Mỗi 
phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Muốn nghiên cứu một chức 
năng tâm lý một cách khoa học, khách quan, chính xác, cần phải: Sử dụng các 
phương pháp nghiên cứu thích hợp với vấn đề nghiên cứu; Sử dụng phối hợp, 
đồng bộ các phương pháp nghiên cứu để đem lại kết quả khoa học, toàn diện. 
1.1.3. Bản chất của hiện tƣợng tâm lý theo quan điểm của Tâm lý học hoạt động 
1.1.3.1. Định nghĩa tâm lý 
- Quan điểm duy tâm: Tâm lý là nói đến thế giới nội tâm nhưng không ai 
biết được, tâm lý có trước. 
 - Quan điểm duy vật: tâm lý con người là những tâm tư, tình cảm, nguyện 
vọng, mong muốn của con người. tâm lý con người có thể biết được bằng cách 
gián tiếp. 
 - Quan điểm duy vật biện chứng: Tâm lý là những hiện tượng tinh thần tồn 
tại và phát triển trong các dạng vận động của cơ thể sống (cả người và động vật). 
 Theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Tâm lý học hoạt ... yện các kỹ xảo mà xung đột sinh lý thần kinh được khắc hoàn 
toàn và bắt đầu hình thnahf trạng thái chức năng bình thường, và các chỉ số kinh 
tê- kỹ thuật đạt tới mức cao nhất 
2/ Giai đoạn “sức làm việc tối đa”(hay sức làm việc ổn định). 
- Là giai đoạn sức làm việc ổn định ở mức độ cao nhất. Dấu hiệu đặc trưng 
của giai đọng này là các chỉ số kinh tế- kỹ thuật đều cao. Đồng thời có sự hạ thấp tình 
 T2 T3 T4 T5 T6 T7 Ngày làm việc/tuần 
Sức 
lam 
việc 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
156 
trạng căng thẳng của các chức năng sinh lý do sự xung đột sinh lý thần kinh lúc trước 
gây nên. 
- Giai đoạn này xuất hiện và được duy trì khi xung đột sinhlý thần kinh 
giữa hệ thống chức năng cơ sở và các hệ thống chức năng khác được khắc phục và 
khôi phục được sự phối hợp giữa chúng. Giai đoạn này thể iện trạng thái bình 
thường của cơ thể người lao động. các chỉ số kinh tế- kỹ thuật đạt mức độ tối đa, 
các chỉ số sinh lý đạt mức độ tối ưu và đường cong của sức làm việc mang tính 
chất ổn định trong suốt một thời gian dài 
3/ Giai đoạn “sức làm việc giảm sút” (hay giai đoạn sự mệt mỏi phát triển) 
- Là giai đoạn trong đó các chỉ số kinh tế- kỹ thuật bắt đầu bị hạ thấp, năng 
suất lao động bị giảm sút, chất lượng sản phẩm kém đi, sự căng thẳng của các 
chức năng sinh lý tăng lên. 
- Về bản chất, giai đoạn này là sự xung đột sinh lý thần kinh căng thẳng 
giữa hệ thống chức năng cơ sở và hệ thống chức năng phục hồi. tùy theo mức độ 
căng thẳng của xung đột mà trong cơ thể người lao động sẽ hình thành trạng thái 
ranh giới, và sau đó có thể hình thành cả trạng thái chức năng bệnh lí nữa. 
* Tùy theo loại hình lao động và các điều kiện hay hoàn cảnh cụ thể khác 
nhau, thời gian của giai đoạn một dao động từ vài phút đến 1,5-2 giờ; giai đoạn hai 
dao động từ vài phút đến vài giờ; giai đoạn ba cũng có khoảng thời gian khác 
nhau, từ vài phút đến vài giờ. 
- Ở nửa sau của ngày lao động, tức là sau khi ăn trưa, ba giai đoạn trên lặp 
lại một cách kế tiếp nhau. Trong một số trường hợp, ở cuối ngày lao động lại 
không xảy ra sự hạ thấp sức làm việc, mà lại là sự nâng cao sức làm việc. Trên 
đường cong của sức làm việc có thể thấy rõ điều đó. Hiện tượng này gọi là đợt 
cuối cùng. Trong trường hợp này, sự nâng cao sức làm việc là do tác động cảm 
xúc khi nhìn thấy trước được sự kết thúc công việc. Ở nửa sau của ngày làm việc 
thì giai đoạn 1 ngắn hơn so với nửa ngày đầu (chỉ kéo dài khoảng 10-30 phút); giai 
đoạn 2 cũng ngắn hơn, sức làm việc tối đa cũng thấp hơn (bởi vì sự nghỉ ăn trưa có 
đúng lúc và đầy đủ thời gian cũng không thể đẩy lùi được toàn bộ sự mệt mỏi đã 
được tích lũy); và ở giai đoạn 3, sự mệt mỏi cũng xảy ra nhanh hơn. Nói chung sức 
làm việc nửa ngày đầu cao hơn nửa ngày sau từ 30-40%. 
* Sức làm việc của con người cũng không ổn định trong suốt một tuần làm 
việc. Ở đây cũng có những biến đổi mang tính chất quy luật như những biến đổi 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
157 
trong một ngày làm việc, nghĩa là cũng thấy có đủ cả ba giai đoạn nói trên. Người 
ta cũng nhận thấy rằng, sức làm việc tối đa thường xuất hiện vào ngày thứ 4, tức là 
vào giữa tuần (tương tự như vậy đối với hoạt động học tập của học sinh) 
* Sức làm việc cũng biến đổi trong thời gian cả năm. Nhiều công trình 
nghiên cứu cho thấy, sức làm việc tối đa được thấy vào giữa tháng mùa đông, sức 
làm việc thấp nhất vào những tháng mùa hè trong năm. 
* Như trên đã nói, đường cong sức làm việc có ý nghĩa thức tiễn to lớn. 
Căn cứ vào đó, chúng ta có thể tổ chức các giờ giải lao trong một ca sản xuất một 
cách hợp lý, có cơ sở khoa học. 
- Thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi hợp lý, khoa học tránh được sự mệt mỏi 
đến sớm trong quá trình lao động kéo dài thời gian làm việc, tăng năng suất lao 
động. Có 3 loại nghỉ ngơi 
+ Nghỉ ngơi thụ động 
+ Nghỉ ngơi tích cực, nghe nhạc, vận động nhẹ 
+ Giấc ngủ 
- Nguyên tắc nghỉ: Lao động trí óc thì nghỉ dày (nhiều lần) nhưng nghỉ 
ngắn, lao động chân tay nghỉ lâu nhưng nghỉ thưa (ít lần); 
- Những lần nghỉ giải lao đầu tiờnNhững lần nghỉ giải lao đầu tiên, về cơ 
bản mang tính chất dự phòng, do đó lần giải lao đầu tiên nên được bắt đầu sau khi 
đã làm việc đựợc từ 1,5-2 giờ. Lần giải lao này rất quan trọng, bởi vì nó hạ thấp 
sự mệt mỏi đã được tích lũy cho đến lúc này (tuy không lớn). Có thể dùng lần nhỉ 
giải lao đầu tiên này để ăn sáng đối với những công nhân chưa kịp ăn gì ở nhà 
hoặc không thích ăn quá sớm. 
- Trong nửa đầu của ngày sản xuất có thể chỉ tổ chức một lần giải lao, nếu 
giờ nghỉ ăn trưa được bố trí vào đúng giữa ngày làm việc (sau 4 giờ làm việc). 
Còn nếu giờ ăn trưa lẫn vào nửa sau ngày làm việc, thì ở nửa đầu của ngày làm 
việc cần thêm một lần giải lao nữa. Theo các nhà sinh lý học Liên Xô thì việc bố 
trí giờ nghỉ ăn trưa vào đúng giữa ngày làm việc ( ngày làm việc 8 giờ) là hợp lí 
nhất, và thời gian nghỉ ăn trưa không được kéo dài dưới 50 phút. 
- Trong nửa sau của ngày làm việc, cần phải có một vài lần giải lao sau khi 
đã bắt đầu làm việc được 1-1,5 giờ. ở đây, về cơ bản, các lần giải lao thực chất là 
để nghỉ ngơi vì đã bắt đầu xuất hiện sự mệt mỏi. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
158 
- Thời gian các lần giải lao phần lớn phụ thuộc vào mức độ của gánh nặng 
thể lực và tâm lý. Với những công việc đều đều và đơn điệu, không đòi hỏi tiêu 
tốn nhiều năng lượng thì mỗi lần giải lao là 5 phút. Với công việc mà gánh nặng 
thể lực hơn đòi hỏi sự chú ý, chính xác của động tác thì thời gian một lần giải lao 
là 10 phút, có khi lên tới 15 phút. 
8.2.5. Sự sáng tạo kỹ thuật 
- Sự sáng tạo kỹ thuật là sự tạo ra cái mới trong kỹ thuật, qua đó nâng cao 
hiệu quả, năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm nhẹ sức lao động, hạ giá thành, 
tiêu tốn ít và rút ngắn thời gian lao động. 
- Những vấn đề của sự sáng tạo kỹ thuật 
Muốn sáng tạo kỹ thuật, vấn đề là phải nghiên cứu để cải tiến và hợp lý hóa 
lao động- trong đó chú ý đến áp dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, 
yếu tố thời gian để rút ngắn, vấn đề tìm nguyên liệu mới, tiết kiệm nguyên nhiên 
liệu.Trình tự có thể tiến hành như sau: 
+ Phân tích các quá trình lao động thực tế 
+ Phát hiện những bất hợp lý, những cái cần cải tiến 
+ Đề ra các phương án giả thiết để hoàn thiện và lựa chọn phương án tối ưu 
+ Lập kế hoạch tổ chức lao động khoa học 
+ Tổ chức thử nghiệm để tìm ra cách giải quyết tốt nhất 
- Trong quá trình cải tiến kỹ thuật có thể hướng vào các mặt sau đây: 
+ Cải thiện điều kiện lao động 
+ Cải tiến chi tiết máy, tổ hợp máy 
+ Cải tiến dụng cụ phương tiện lao động 
+ Cải tiến quy trình công nghệ, và phương pháp gia công 
+ Thay thế vật liệu 
- Phát triển sự sáng tạo kỹ thuật ở học sinh 
Để phát triển những khả năng sáng tạo kỹ thuật của học sinh, một yêu cầu 
hết sức cần thiết là ngay trong quá trình đào tạo đã phải ý thức chuẩn bị cho họ 
tham gia vào quá trình lao động, thông qua đó, họ ham thích cái mới, có tính tò mò 
và tìm tòi. Để thực hiện điều đó cần chú ý một số biện pháp chủ yếu sau: 
 + Nêu tình huống có vấn đề làm nảy sinh thắc mắc từ phía học sinh 
 + Phổ biến cho họ những thành tựu kỹ thuật mới, tiên tiến 
 + Chỉ ra cho họ những khâu yếu, cần phải thay đổi và cải tiến 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
159 
 + Khuyến khích và nắm bắt những đề xuất từ phái học sinh 
 + Giúp đỡ, tạo điều kiện để họ thực hiện có kết quả những sáng kiến đã đề xuất 
 + Tổ chức các nhóm sáng tạo kỹ thuật, thông qua đó phát hiện bồi dưỡng nhân tài 
* Tóm lại: Cần phải dạy cho học sinh có đầu óc sáng tạo để họ làm chủ 
được kỹ thuật trong quá trình lao động và không ngừng sáng tạo trong điều kiện 
phát triển mạnh mẽ kỹ thuật- công nghệ và trong nền sản xuất hàng hóa, cạnh 
tranh trên thị trường. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
160 
Câu hỏi ôn tập 
Câu 1: Trình bày những vấn đề chung về tổ chức lao động khoa học? 
Câu 2: Phân tích nội dung của tâm lý học tổ chức lao động khoa học? 
Câu 3: Trong tổ chức quá trình lao động, để nâng cao năng suất, chất lượng 
lao động cần quan tâm đến yếu tố nào? Phân tích vai trò của từng yếu tố. 
Câu 4: Phân tích vai trò và biện pháp phát triển sự sáng tạo kỹ thuật cho 
học sinh. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
161 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Quang Uẩn, chủ biên: Tâm lý học đại cương, (NXBĐHQG Hà 
Nội,).NXBĐH Sư phạm, 2005; 
2. Lê Văn Hồng, chủ biên: Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, 
NXBĐHQG Hà nội,1999; 
3. Đào Thị Oanh: Tâm lý học lao động, NXBĐHQG Hà nội, 1999; 
4. Trần Trọng Thủy (chủ biên), Bài tập thực hành tâm lý học, NXB ĐHQG HN, 
2002; 
5. Đỗ Thị Châu: Tình huống Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, 
NXBGD, 2005; 
6. Phạm Minh Hạc: Tâm lý học, sách dùng cho ĐHSP, tập1, NXBGD, 
1998; 
7. Vũ Thị Nho: Tâm lí học phát triển, NXBĐHQG Hà Nội, 2003; 
8. A.N. Lêônchép. Hoạt động, ý thức, nhân cách. (dịch từ tiếng Nga), NXB GD. 
1989; 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
162 
PHỤ LỤC 
HỌA ĐỒ NGHỀ NGUỘI 
1. Tên nghề: Nghề nguội 
2. Các chuyên môn của nghề 
- Nguội chế tao 
- Nguội cắt 
- Nguội lắp ráp 
3. Đặc điểm hoạt động của nghề 
3.1 Đối tượng lao động 
 - Những phối liệu bằng kim loại, chi tiết hợp kim đã qua gia công hoặc 
chưa được gia công, có kích thước từ nhỏ đến lớn 
3.2 Mục đích công việc 
 - Chế tạo các chi tiết, lắp ráp chung thành bộ phận, sửa chữa máy móc, 
dụng cụ và làm các dụng cụ đồ nghề phục vụ cho các nghề khác 
3.3 Sản phẩm 
 - Các chi tiết máy, các bộ phận máy móc hoàn chỉnh, các sản phẩm hàng 
hoá, máy móc đã sửa chữa, dụng cụ đã được cắt gọt các loại 
3.4 Công cụ lao động 
- Các dụng cụ cắt gọt cầm tay, dụng cụ kẹp, dụng cụ đo, kiểm, các loại 
máy móc đơn giản như máy khoan, máy mài 
3.5 Điều kiện lao động 
 - Làm việc trong các xưởng nguội, lắp ráp, sửa chữa các máy trong nhà, 
ngoàI trời. Điều kện nhiệt độ không quá cao, không nhiều tiếng ồn. Thường xuyên 
tiếp xúc với dầu mỡ công nghiệp, các dụng cụ sắc nhọn dễ gây tai nạn 
 - Tư thế làm việc: Thường xuyuên phảI đứng và nhiều khi phảI cúi đIều 
khiển 
3.6 Các yêu cầu đối với người làm nghề 
 - Về thể lực: Có sức khoẻ tốt, thị giác và thính giác tốt. 
 - Các phẩm chất khác: Có trình độ học vấn, nhất là về toán và một số môn 
khoa học tự nhiên, ít nhất phải có trình độ văn hoá hết THCS, có khả năng chú ý 
cao và có khả năng cảm nhận tốt 
3.7 Những chống chỉ định cần thiết 
 - Bệnh tim, bệnh mắt, dị ứng dầu mỡ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
163 
3.8 Những nơi đào tạo nghề 
- Các cơ sở sản xuất tư nhân 
- Các trường dạy nghề 
- Các cơ sở đào tạo nghề 
- Các xí nghiệp 
Trung tâm KTTH-HN-DN 
3.9 Triển vọng nghề 
 - Tự bồi dưỡng, học tiếp qua các lớp tại chức, học lên thành cán bộ kỹ 
thuật, cán bộ quản lý tổ, phân xưởng 
3.10 Những Nơi làm việc: 
 - Tự mở xưởng sửa chữa, làm cho các doanh nghiệp, lao động ở nước 
ngoài 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
164 
HỌA ĐỒ NGHỀ TIỆN KIM LOẠI 
1. Tên nghề: Tiện kim loại 
2. Đặc điểm hoạt động của nghề 
2.1 Đối tượng lao động 
 - Những phối liệu bằng kim loại, các dụng cụ gia công thô, tính các mặt 
phẳng trong và ngoàI chi tiết, làm ren 
2.2 Mục đích công việc 
 - Chế tạo các chi tiết, lắp ráp chúng thành bộ phận, sửa chữa máy móc, 
dụng cụ cơ khí và làm các dụng cụ đồ nghề phục vụ cho các nghề khác 
2.3 Sản phẩm 
 - Các chi tiết máy hoàn chỉnh, các bán thành phẩm, các sản phẩm hàng hoá 
có yêu cầu vè kỹ thuật, độ hính xác của kích thước, hình dáng khác nhau. 
2.4 Công cụ lao động 
 - Máy tiện đơn giản, vạn năng, bán tự động, máy tự động; các dụng cụ cắt 
gọt dao tiện, máy khoan; các dụng cụ đo kiểm Compa, thước cặp, panme, đồng hồ 
đo 
2.5. Điều kiện lao động 
- Làm việc trong các xưởng cơ khí có tiếng ồn của các loại máy, nhiệt độ 
cao, bụi kim loại, nguy cơ tai nạn cao, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ 
- Tư thế làm việc: Thường xuyên phảI đứng và nhiều khi phảI cúi đIều 
khiển 
2.6 Các yêu cầu đối với người làm nghề 
- Về thể lực: Có sức khoẻ tốt, thị giác và thính giác tốt. 
- Các phẩm chất khác: Có trình độ học vấn, nhất là về toán và một số môn 
khoa học tự nhiên, ít nhất phải có trình độ văn hoá hết THCS, có khả năng chú ý 
cao và có khả năng cảm nhận tốt 
3.7. Những chống chỉ định cần thiết 
 - Bệnh tim, bệnh mắt, dị ứng dầu mỡ và bụi kim loại 
3.8. Những nơi đào tạo nghề 
- Các cơ sở sản xuất tư nhân 
- Các trường dạy nghề 
- Các cơ sở đào tạo nghề 
- Các xí nghiệp 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
165 
 - Trung tâm KTTH-HN-DN 
3.9 Triển vọng nghề 
 - Tự bồi dưỡng, học tiếp qua các lớp tại chức, học lên thành cán bộ kỹ 
thuật, cán bộ quản lý tổ, phân xưởng 
3.10 Những Nơi làm việc: 
 - Tự mở xưởng sửa chữa, làm cho các doanh nghiệp, lao động ở nước 
ngoài 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
166 
HỌA ĐỒ NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG 
1. Tên nghề: ĐIện dân dụng 
2. Tên các chuyên môn của nghề 
- Lắp đặt mạng đIện. 
- Sửa chữa thiết bị đIện 
- Sửa chữa đồ dùng đIện 
3. Đặc đIểm hoạt động của nghề 
3.1. Đối tượng lao động 
 - Các nguồn đIện năng một chiều, xoay chiều, đIện áp thấp, đIện áp cao, 
công xuất nhỏ, công suất lớn 
- Các vật tư kỹ thuật đIện 
- Các khí cụ đIện, đồ dùng đIện, thiết bị đIện 
- Đường dây, mạng đIện 
3.2. Mục đích công việc 
 - Phán đoán phát hiện những hư hỏng của mạng đIện, khí cụ đIện, đồ dùng 
đIện, thiết bị đIện. 
 - Kiểm tra, xá định các nguyên nhân hư hỏng về đIện và cơ đIện 
 - Tiến hành sửa chữa, khôI phục chức năng của mạng đIện và thiết bị đIện, 
đảm bảo sự cung cấp liên tục đIện năng và sử dụng có hiệu quả đIện năng 
 - Bảo dưỡng và đIều chỉnh thiết bị đIện, bảo dưỡng mạng đIện 
3.3. Sản phẩm 
 - Các các mạng đIện được lắp đặt hoàn chỉnh theo yêu cầu kỹ thuật, các đồ 
dùng, thiết bị đIện, khí cụ đIện được sửa chữa. 
 Công cụ lao động 
- Các dụng cụ đo, các loại khí cụ điện. 
3.5. Điều kiện lao động 
 - Làm việc tại nhà, trong các xưởng sửa chữa, nguy cơ tai nạn cao nguy 
hiểm đến tính mạng 
 - Tư thế làm việc: thường xuyên phảI vận động, di chuyển, leo cao 
3.6. Các yêu cầu đối với người làm nghề 
 - Về thể lực: Có sức khoẻ tốt, thị giác và thính giác tốt 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 
167 
 - Các phẩm chất khác: Có tính cẩn thận, thao tác nhanh, chính xác, óc quan 
sát 
3.7. Những chống chỉ định cần thiết 
 - Bệnh tim, bệnh mắt, lao phổi, thấp khớp, thần kinh, đIếc 
3.8. Những nơi đào tạo nghề 
- Các cơ sở sản xuất tư nhân 
- Các trường dạy nghề 
- Các cơ sở đào tạo nghề 
- Các xí nghiệp 
Trung tâm KTTH-HN-DN 
3.9 Triển vọng nghề 
 - Tự bồi dưỡng, học tiếp qua các lớp tại chức, học lên thành cán bộ kỹ 
thuật, cán bộ quản lý tổ, phân xưởng 
 - Nghề đIện dân dụng là nghề có nhiều đIều kiện phát triển, có nhiều việc 
làm kể cả ở thành thị và ở nông thôn, miền núi 
3.10. Những Nơi làm việc: 
 - Tự mở xưởng sửa chữa, làm cho các doanh nghiệp, cơ quan, xí nghiệp, 
lao động ở nước ngoài 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tam_ly_hoc_nghe_nghiep.pdf