Giáo trình Thiết kế Website (Phần 2)

VIII.1. Tạo một trang Web

VIII.1.1. Bắt đầu sử dụng FrontPage2003

Front Pages2003 chứa tất cả các công cụ mà ta cần để tạo, xuất, và quản lý

một World Wide Web site chuyên nghiệp, bắt mắt và thú vị.

Hình VIII.1. Giao diện đồ họa

Ta sẽ thấy giao diện đồ họa người dùng của chương trình, giao diện này

giống như một bộ xử lý văn bản với một vài nút, thanh công cụ, và menu phụ.

Khi ta chạy FrontPage lần đầu tiên, chương trình tạo một trang Web mới để

ta có thể bắt đầu làm việc ngay lập tức. Khi làm việc, ta có thể thấy chính xác diện

mạo của trang Web như thế nào khi một người nào đó xem trang bằng một trình

duyệt Web.101

Nếu ta muốn xem Internet Explorer sẽ hiển thị trang Web như thế nào, ta có

thể nhấn nút Preview trên thanh công cụ Views. Khi đó cửa sổ hiệu chỉnh của ta sẽ

được thay bằng một trình duyệt mini. Để đóng trình duyệt mini và quay về công

việc của ta, nhấn nút Design trên thanh công cụ đó.

VIII.1.2. Tạo một trang từ một template

Bây giờ ta đã biết đôi chút về các thanh công cụ và cửa sổ hiệu chỉnh, ta có

thể sẵn sàng tạo trang Web riêng cho mình:

1. Mở menu Start, sau đó tìm và chạy FrontPage2003. FrontPage mở ra, một

trang trống sẽ được tạo ra dành cho ta

2. Để tạo một trang Web mới, chọn menu File  New. Khung new mở ra nằm

bên phải cửa sổ như trong hình

Hình VIII.2. Khung New

3. Click vào “More page template” trong phần New page. Hộp thoại Page

Template mở ra, ta có thể liệt kê tất cả các template ta có thể sử dụng khi nạp

trang Web mới.102

4. Để tìm hiểu thêm về một template, click vào nó một lần và đọc phần

Description của hộp thoại. Mỗi trang Web Frontpage phải được dựa vào một

template

5. Để bắt đầu với trang hoàn toàn trống, chọn biểu tượng Normal Page; nếu

không, chọn một trong các biểu tượng khác

6. Click vào nút OK. Hộp thoại Page Template đóng lại. FronPage sẽ tạo trang

Web mới và mở nó trong cửa sổ biên tập. Ta có thể bắt đầu làm việc với nó

ngay lập tức.

pdf 63 trang yennguyen 5940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết kế Website (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thiết kế Website (Phần 2)

Giáo trình Thiết kế Website (Phần 2)
 100
CHƯƠNG VIII. CÔNG CỤ SOẠN THẢO TRỰC QUAN WEB (MICROSOFT 
FRONTPAGE 2003) 
VIII.1. Tạo một trang Web 
VIII.1.1. Bắt đầu sử dụng FrontPage2003 
Front Pages2003 chứa tất cả các công cụ mà ta cần để tạo, xuất, và quản lý 
một World Wide Web site chuyên nghiệp, bắt mắt và thú vị. 
Hình VIII.1. Giao diện đồ họa 
Ta sẽ thấy giao diện đồ họa người dùng của chương trình, giao diện này 
giống như một bộ xử lý văn bản với một vài nút, thanh công cụ, và menu phụ. 
Khi ta chạy FrontPage lần đầu tiên, chương trình tạo một trang Web mới để 
ta có thể bắt đầu làm việc ngay lập tức. Khi làm việc, ta có thể thấy chính xác diện 
mạo của trang Web như thế nào khi một người nào đó xem trang bằng một trình 
duyệt Web. 
 101
Nếu ta muốn xem Internet Explorer sẽ hiển thị trang Web như thế nào, ta có 
thể nhấn nút Preview trên thanh công cụ Views. Khi đó cửa sổ hiệu chỉnh của ta sẽ 
được thay bằng một trình duyệt mini. Để đóng trình duyệt mini và quay về công 
việc của ta, nhấn nút Design trên thanh công cụ đó. 
VIII.1.2. Tạo một trang từ một template 
Bây giờ ta đã biết đôi chút về các thanh công cụ và cửa sổ hiệu chỉnh, ta có 
thể sẵn sàng tạo trang Web riêng cho mình: 
1. Mở menu Start, sau đó tìm và chạy FrontPage2003. FrontPage mở ra, một 
trang trống sẽ được tạo ra dành cho ta 
2. Để tạo một trang Web mới, chọn menu File New. Khung new mở ra nằm 
bên phải cửa sổ như trong hình 
Hình VIII.2. Khung New 
3. Click vào “More page template” trong phần New page. Hộp thoại Page 
Template mở ra, ta có thể liệt kê tất cả các template ta có thể sử dụng khi nạp 
trang Web mới. 
 102
4. Để tìm hiểu thêm về một template, click vào nó một lần và đọc phần 
Description của hộp thoại. Mỗi trang Web Frontpage phải được dựa vào một 
template 
5. Để bắt đầu với trang hoàn toàn trống, chọn biểu tượng Normal Page; nếu 
không, chọn một trong các biểu tượng khác 
6. Click vào nút OK. Hộp thoại Page Template đóng lại. FronPage sẽ tạo trang 
Web mới và mở nó trong cửa sổ biên tập. Ta có thể bắt đầu làm việc với nó 
ngay lập tức. 
VIII.1.3. Tạo và lưu một trang mới 
Khi ta lưu một file lần đầu tiên, ta có thể chọn một tên nào đó thích hợp hơn 
tên và tiêu đề hiện có. 
Việc chọn một tiêu đề ngắn gọn, có tính mô tả là quan trọng vì hai lý do: Nó 
giúp người ta sử dụng trang của ta và nó giúp người khác tìm thấy nó. 
Tiêu đề trang được hiển thị trong thanh tiêu đề của trình duyệt Web. Nó cũng 
được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm. Ví dụ, khi ta tìm kiếm về một thông tin 
nào đó trên Google tại  mỗi trang Web xuất hiện được 
liệt kê theo tiêu đề của nó. 
Ta đặt cho trang của ta một tên và tiêu đề mới khi ta lưu nó lần đầu tiên: 
1. Click nút Save trên thanh công cụ Standard. Hộp thoại Save As sẽ xuất hiện 
(hình vẽ dưới) 
Hình VIII.3. Cửa sổ Save As 
 103
2. Sử dụng hộp thoại này, tìm và mở thư mục nới mà ta sẽ lưu các trang Web 
mà ta tạo. 
3. Trong hộp text File name, đặt một tên mới cho file, phải chắc chắn là nó có 
phần mở rộng.htm (hoặc.html) 
4. Phần Page Title hiển thị tiêu đề hiện hành. Để chọn một tiêu đề mới, click 
vào nút Change Title. Hộp thoại Set Page Title sẽ mở ra. 
5. Tiêu đề của một trang nên có tính mô tả và xúc tích. Nhập một tiêu đề mới 
trong hộp text Page Title và click OK. Ta sẽ quay trở về hộp thoại Save As. 
6. Click nút Save. 
Sau khi bạn đã đặt tên và lưu một trang Web, ta có thể lưu lại nó một cách 
nhanh chóng bằng cách click nút Save trên thanh công cụ Standard. Tên file ta 
chọn trước đó sẽ được sử dụng lại một cách tự động. 
VIII.1.4. Tạo một đề mục 
Text trên một trang Web có thể được tách biệt với các text khác bằng cách 
chuyển đổi nó thành một tiêu đề chính, một đề mục bắt mắt nổi bật với text xung 
quanh. 
Như đã giới thiệu trong phần “Tiêu đề trong HTML” ở trên, các tiêu đề 
chính được sắp xếp theo kích cỡ từ 1 (lớn nhất) đến 6 (nhỏ nhất), và chúng được sử 
dụng cho với cùng một mục đích như một đề mục trong một bài báo, một đoạn văn 
bản, nào đó. Chúng cũng có thể được dùng làm các tiêu đề con với một mục lớn 
hơn, làm các đoạn trích dẫn được phóng lớn, và cho những mục đích khác nhằm 
thu hút sự chú ý. 
Để chuyển đổi text thành một tiêu đề chính, thực hiện các bước sau đây: 
1. Chọn text bằng cách kéo chuột lên trên nó. Text được bật sáng. 
2. Mở menu Style xuống trên thanh công cụ Formatting để chọn một trong sáu 
kích cỡ tiêu đề chính, như được chứng minh họa trong hình dưới 
 104
Hình VIII.4. Hộp thoại Style Formatting 
Text được chọn (và bất kỳ text trong cùng một đoạn) sẽ trở thành một tiêu đề 
chính. 
Kích cỡ hiển thị của một tiêu đề chính phụ thuộc vào trình duyệt Web được 
sử dụng bởi một khách tham quan đến site của ta và cách nó được cấu hình như thế 
nào. Nhưng theo luật chung, ta có thể tin cậy vào một hệt thống phân loại kích cỡ 
từ 1 đến 6. 
Các tiêu đề chính có thể được sử dụng theo nhiều cách nhất như thể chúng là 
text. Một điều ngoại lệ là một tiêu đề chính phải chiếm khoảng riêng của nó. 
Để thấy trực tiếp được điều này, hãy bật sáng một từ trong một đoạn và chuyển 
đổi nó thành một tiêu đề chính. Mọi thứ trong đoạn trở thành một tiêu đề chính. 
VIII.1.5. Chọn font và màu 
Vào thời điểm này, text mà ta đã thêm vào một trang Web sẽ được hiển thị bằng 
cách sử dụng cùng một màu và font mặc định như trong Internet Explorer: VNI-
Times, 12 point, màu đen. 
Ta có thể thay đổi từng khía cạnh này của text (và các khía cạnh khác). 
 105
Một font có thể được chọn cho tất cả các text trên một trang, các đoạn cụ thể, 
thậm chí phần của một đoạn. 
Bất kỳ font hiện có trên máy tính của ta có thể sử dụng và sẽ trông tuyệt vời 
khi ta xem trang Web trên máy tính đó. 
Tuy nhiên, những người tham quan đến Web site của ta sẽ không xem trang 
trên máy tính của ta. Các trang của ta tạo sẽ trông khác biệt với các trang của người 
khác. 
Khi ta đang tạo các trang Web, các font mà ta chọn có thể sẽ có sẵn cho càng 
nhiều khách tham quan của ta càng tốt. Nhiều font sẽ riêng biệt cho một hệ điều 
hành cụ thể - những người dùng Windows, Mac, và Linux không chia sẽ nhiều font. 
Nếu một font không có sẵn, một font mặc định, chẳng hạn Arial, Helvetica, 
Times Roman, hoặc Verdana sẽ được sử dụng cho font đó. 
Kích cỡ của font có thể được chỉ định làm một kích cỡ point hoặc một tỷ lệ 
từ 1 (nhỏ nhất) đến 7 (lớn nhất). 
Để định dạng một font trên một trang Web mà ta đang biên soạn, hãy thực 
hiện các bước sau: 
1. Chọn đoạn text muốn thay đổi 
2. Trên thanh công cụ Formatting, sử dụng menu Font thả xuống để chọn một 
font cụ thể. Text được hiển thị ngay lập tức bằng font mới. Ta chỉ có thể 
chọn một font với menu này (xem bước 6 để tìm cách xác định nhiều font) 
3. Trên cùng thanh công cụ, sử dụng menu Size thả xuống để xác định một kích 
cỡ font. 
4. Để chọn một màu text khác và thực hiện các thay đổi khác, chọn lệnh Format, 
Font. Hộp thoại Font sẽ hiện ra (xem hình vẽ dưới) 
 106
Hình VIII.5. Hộp thoại Font 
5. Sử dụng menu Color thả xuống để chọn một màu cho text. Nếu ta chọn 
Automatic thay vì một màu, màu mặc định được sử dụng. 
6. Để xác định danh sách các font, nhập chúng vào trong hộp danh sách Font, 
được tách biệt bởi các dấu phẩy. 
7. Để xem chức năng của một hiệu ứng cụ thể, hãy chọn hộp kiểm của nó trong 
khung Effects. Khung Preview hiển thị diện mạo của text mẫu với định dạng 
được chọn - kể cả hiệu ứng được chọn. 
8. Khi ta hài lòng với diện mạo của text, hãy click nút OK. 
Bởi vì FrontPage cho ta thấy dáng vẻ của một trang trông như thế nào trong 
khi nó được biên soạn, ta thấy được ngay lập tức font và style được chọn. 
Nếu ta muốn xem một dòng text đã được định dạng như thế nào, hãy click 
vào nó. Thanh công cụ Formatting sẽ được cập nhật để cho biết những gì mà ta đã 
áp dụng vào text đó. 
 107
VIII.2. Tổ chức một trang với các liên kết, danh sách và bảng 
Bây giờ ta đã quen thuộc với việc thêm text vào một trang Web, ta sẽ sẵn 
sàng thực hiện bước kế tiếp và tổ chức nội dung của trang để trình bày theo nhiều 
cách khác nhau. 
Các danh sách (list) là các nhóm thông tin có liên quan được tách biệt bằng 
các dấu bullet, số, hoặc những ký hiệu khác. 
Các bảng (table) là các hộp chứa text, đồ họa hoặc ngay cả các table nhỏ hơn. 
Siêu liên kết (hyperlink) là các liên kết có thể click có thể được sử dụng để 
tải một trang mới trong một trình duyệt Web. 
VIII.2.1. Thêm một hyperlink vào một trang Web 
Các tài liệu trên World Wide Web có thể được nối kết lại với nhau bằng các 
hyperlink – các vùng có thể click của một trang Web nhằm làm cho một trang mới 
hoặc một loại file khác được mở trong một trình duyệt Web. 
Các hyperlink thường được kết tới text, nhưng điều này không phải là một 
yêu cầu. Ta có thể đặt một liên kết trên bất kỳ phần nào của một trang Web: các 
ảnh, nút, applet Java, các phim QuickTime, các file âm thanh MP3. 
Các text hyperlink được hiển thị theo một cách nhằm tách biệt chúng với text 
khác trên một trang. Cách thông thường nhất mà các hyperlink được trình bày trong 
một trình duyệt Web là bằng cách gạch dưới text được liên kết. Hình dưới minh 
họa một trang Web chứa ba hyperlink được nhận biết bằng các đường gạch dưới. 
 108
Hình VIII.6. Ví dụ Hyperlink trong trang Web 
Một hyperlink chứa một URL, đây là dạng viết tắt của Uniorm Resource 
Locator, nhưng có một cách đơn giản hơn nhiều để mô tả chúng: một URL là một 
địa chỉ dẫn đến một điều nào đó trên Web. 
Các trình duyệt Web thường hiển thị địa chỉ của trang mà ta đang xem trong 
thanh Address của trình duyệt Một số URL mẫu bao gồm trang chủ Sams 
Publishing tại  công cụ tìm kiếm của 
Google tại  /unclesam, và server Knowledge 
Base FTP của Microsoft tại  
Tại hyperlink cũng có thể được sử dụng để gửi email mới - những địa chỉ 
này bắt đầu bằng mailto: và theo sau là một địa chỉ email. Ví dụ như mailto: 
bernie@mail.house.gov 
Để tạo một hyperlink, thực hiện những bước sau: 
1. Trên một trang Web đang mở trong cửa sổ biên soạn, rê chuột lên trên phần 
của trang mà sẽ được kết hợp với liên kết. Phần đó của trang sẽ được bật 
sáng để cho thấy nó đã được chọn. 
2. Chọn Insert, Hyperlink (hoặc clink nút Insert Hyperlink trên thanh công cụ 
Standard). Hộp thoại Insert Hyperlink xuất hiện (hình vẽ dưới) 
 109
Hình VIII.7. Hộp thoại Insert Hyperlink 
Các hyperlink có thể được kết hợp với các file trên máy tính của ta hoặc bất 
kỳ địa chỉ trên World Wide Web: 
- Nếu ta liên kết với một file trên máy tính của ta, hãy sử dụng hộp thoại để 
tìm và chọn file đó 
- Nếu ta liên kết tới một địa chỉ Web, nhập địa chỉ đó trong trường text 
Address (hoặc dán nó từ Windows Clipboard, nếu nó đã được sao chép ở đó 
từ trình duyệt Web). Sau đó clink OK. 
Nếu hộp thoại Insert Hyperlink đóng lại, ta sẽ quay trở về cửa sổ biên soạn. 
Nếu Hyperlink được kết hợp với text, nó sẽ được gạch dưới trên trang Web. 
Sau khi thêm một hyperlink vào một trang, ta có thể thay đổi nó bằng cách 
click chuột phải liên kết. Sau đó trên menu ngữ cảnh vừa xuất hiện, chọn Hyperlink 
Properties. 
Hộp thoại Edit Hyperlink mở ra. Để loại bỏ hoàn toàn một liên kết, clink 
chuột vào Remove Link. 
 110
Hình VIII.8. Hộp thoại Edit Hyperlink 
VIII.2.2. Tạo một danh sách 
Trong hầu hết các trình duyệt Web, các đoạn text được tách biệt bằng các 
dòng trắng và được canh thẳng bên lề trái, nhưng không được thụt vào. Một cách 
khác để tổ chức text là biến đổi nó thành một danh sách. 
Trên một trang Web, các danh sách là các nhóm mục liên quan được tách 
biệt với phần còn lại của trang bằng các số, bullet, hoặc các ký hiệu tương tự. Ta có 
thể sử dụng hai loại danh sách: 
- Các danh sách được đánh số, với mỗi mục có một số duy nhất đứng trước 
- Các danh sách không được đánh số, với mỗi mục có một dấu bullet, dấu tròn 
hoặc một ký tự khác đứng trước. 
Text đứng trước là một danh sách hai mục không được đánh số. Ký tự “.” 
Tương tự như các dấu bullet thường được hiển thị trên trang Web. 
Để chuyển đổi các dòng text thành một danh sách, thực hiện những bước sau 
đây: 
1. Chọn text sẽ được chuyển đổi thành danh sách. 
2. Click nút Unnumbered List hoặc nút Numbered List trên thanh công cụ 
Formatting 
3. Khi một danh sách được biên soạn, click phím Enter để thêm một mục mới. 
Một bullet hoặc số xuất hiện trên một dòng mới. 
 111
4. Để thay đổi cách một danh sách được trình bày, đặt con trỏ trên một mục 
danh sách, click chuột phải và chọn List Properties từ menu tắt vừa xuất hiện. 
hộp thoại List Properties xuất hiện (hình vẽ dưới) 
Hình VIII.9. Hộp thoại List Properties 
Hộp thoại này có thể được sử dụng để xác định một số khởi đầu khác cho 
một danh sách được đánh số và diện mạo của các bullet trong một danh sách không 
được đánh số. 
Các danh sách có thể được đặt bên trong các danh sách khác. Hình dưới 
minh họa một vài danh sách được sắp xếp lồng nhau. 
 112
Hình VIII.10. Ví dụ về danh sách 
Như được minh họa ở trên, các bullet hiển thị kế bên các mục trong một 
danh sách không được đánh số cung cấp một gợi ý về danh sách mà chúng thuộc về 
danh sách đó. Nếu một danh sách không được đánh số được đặt bên trong một danh 
sách khác thì hai danh sách có các kiểu bullet khác nhau. 
Để đặt một mục danh sách bên trong một danh sách khác, bật sáng mục và 
click nút Increase Ident (trên thanh công cụ) hai lần. 
Để đẩy một mục ra khỏi một danh sách khác, bật sáng nó và nhấp nút 
Decrease Indent hai lần. 
Ta có thể đặt một danh sách vào sâu bên trong một danh sách khác bao nhiêu 
cấp tùy ý. 
VIII.2.3. Tổ chức một trang với các bảng 
Một trong những điều làm bối rối những nhà thiết kế trang Web lần đầu tiên 
là trạng thái hay thay đổi của một trang Web. Text, đồ họa và những phần khác hay 
thay đổi của một trang Web di chuyển phụ thuộc vào cách chúng được trình bày. 
Cùng một trang có thể trông khác nhau đáng kể ở trong hai trình duyệt khác nhau 
trên các máy tính khác nhau. Thậm chí nó có thể thay đổi diện mạo trên một máy 
tính nếu cửa sổ trình duyệt được định lại kích cỡ. 
 113
Những người thiết kế Web có thể kiểm soát được diện mạo của các thành 
phần trang một cách nhiều hơn bằng cách đặt chúng trong các bảng. 
Các bảng là các lưới hình chữ nhật được chia thành các ô riêng biệt. Thông 
tin có thể được đặt vào từng ô này để canh thẳng chúng theo chiều dọc hay chiều 
ngang với thông tin trong các ô khác. 
Nếu ta cảm thấy khó hình thành khái niệm về một bảng khi nó có liên quan 
đến một trang Web, hãy nghĩ đến một lịch treo tường: 
Hình VIII.11. Sử dụng bảng để sắp xếp lịch 
Một lịch giống như trên là một bảng hình chữ nhật chứa một nhóm ô. 
Trên một lịch treo tường, mỗi ngày chiếm một ô riêng của nó trong bảng. 
Tên của mỗi ngày từ SUN đến SAT, cũng chiếm ô riêng của nó. 
Các bảng được chia thành các cột dọc và các hàng ngang. Lịch treo tường 
được minh họa có bảy cột và sáu hàng. 
Mục đích chính của các bảng là tổ chức thông tin vốn phải được căn thẳng 
với các hàng và các cột. Ta có thể sử dụng các bảng để hiển thị dữ liệu chẳng hạn 
như báo cáo chi phí trong các cột dễ đọc. 
Căn thẳng text trong bảng 
Mặc dù các bảng hữu dụng cho việc trình bày trang, nhưng chúng cũng là 
một cách hiệu quả để trình bày text trong các hàng và cột dạng bảng. 
 ... New để mở khung New. 
2. Click hyperlink More Web site Templates. Hộp thoại Site Templates mở ra, 
liệt kê tất cả các site wizard mà ta có thể chọn. 
3. Chọn biểu tượng Import Web Site Wizard. Trong hộp danh sách Specify the 
Location of the New Web Site, FrontPage chọn một tên cho một thư mục 
mới nơi các file của site sẽ được lưu trữ. 
4. Để chọn một thư mục khác, click nút Browse. Hộp thoại New Web Site 
Location sẽ xuất hiện. Sử dụng hộp thoại này để tìm kiếm và mở thư mục nơi 
ta sẽ lưu trữ các Web site mà ta sẽ làm việc trên đó bằng FrontPage. 
5. Mỗi site FrontPage phải được cung cấp thư mục riêng của nó. Để tạo một thư 
mục cho site được nhập vào này, click nút Create New Folder. Hộp thoại 
New Folder xuất hiện. 
6. Cho thư mục một tên trong Name và click OK. 
7. Trong hộp thoại New Web Site Location, click nút Open. Thư mục được liệt 
kê trong hộp thoại danh sách Specify the Location of the New Website trong 
Import Web Wizard. 
8. Click OK. Import Web Wizard mở ra. 
VIII.4.3. Chọn một phương pháp import 
Câu hỏi đầu tiên được hỏi bởi Import Web Site Wizard là cách để truy tìm 
site, như được trình bày ở hình dưới 
 153
Hình VIII.32. Import Web Site Wizard 
Một site có thể được nhập theo năm cách, phụ thuộc vào vị trí của nó và kiểu 
truy cập nào mà ta có đối với vị trí đó: 
 FrontPage Server Extensions hoặc SharePoint Servicess, một kỹ thuật 
hiệu quả đòi hỏi một Web server được trang bị với một trong những tính 
năng này. 
 FPT (File Transfer Protocol), cách phổ biến nhất mà các file được trao 
đổi trên Internet. 
 HTTP (HyperTExxt Transfer Protocol), một cách để truy tìm các trang 
Web và các file khác vốn có thể truy xuất trên một mạng cục bộ. 
 WebDAV, một hệ thống tạo nội dung Web ít phổ biến hơn các phương 
pháp khác. 
Cách tốt nhất để nhập một site là sử dụng FrontPage Server Extensions hoặc 
SharePoint Services bởi vì điều này có thể truy tìm các trang và các file khác được 
đưa vào một Web site ngay cả nếu chúng không được trình bày trực tiếp cho các 
khách tham quan. 
Khi ta sử dụng FrontPage để tạo một Web site, nó sẽ làm việc với nhiều file 
ở hậu cảnh trong suốt quá trình chuẩn bị một trang. Ví dụ, nếu site của ta sử dụng 
một theme, sẽ có hơn hai chục file đồ họa và các thư mục con của nó. Những file 
này không bao giờ được biểu diễn trực tiếp cho những người tham quan site của ta. 
 154
Thay vào đó, chúng được sử dụng bởi FrontPage để tạo các nút hover, đồ họa và 
định dạng các trang. 
Bằng cách sử dụng các server extension hoặc SharePoint Servicers, wizard 
cũng có thể nhập các site con (subsite) – các Web site được chứa bên trong các thư 
mục của một site khác. (Ví dụ, một Web site trong thư mục C:\My 
Sites\Sports\baseball). 
Nếu site để nhập nằm trên một phần mở rộng Web server hoặc SharePoint, ta 
có thể sử dụng chúng để nhập Web site này và toàn bộ site con của nó: 
1. Chọn FrontPage Server Extensions hoặc SharePoint Services. 
2. Nhập địa chỉ Web của trang chủ Web thuộc site vào trong trường text 
Web Site Location. 
Để đưa vào các site con, chọn hộp kiểm Include Subsites. 
Nếu site mà ta muốn nhập nằm trên máy tính của ta (hoặc trong một thư mục 
ở máy tính khác trên mạng của ta), ta có thể sao chép nó từ thư mục đó: 
1. Chọn tùy chọn File System và click đúp Browse. Hộp thoại New Publish 
Location xuất hiện. Sử dụng hộp thoại này để tìm và chọn thư mục chính 
của Web site (thư mục nơi trang chủ của nó được lưu trữ). 
2. Chọn thư mục và click Open. Thư mục được hiển thị trong trường text 
Web Site Location. 
3. Để nhập các site con cùng một lúc (nếu có), chọn hộp kiểm Include 
Subsites. 
Nếu site nằm trên một Web server mà ta có thể truy cập bằng cách sử dụng 
File Transfer Protocol (FTP), một tiêu chuẩn chung cho việc trao đổi các file với 
một Internet server, ta có thể sử dụng FTP account của ta để nhập site. Sau đây là 
cách thực hiện: 
1. Chọn FTP. 
2. Trong trường text Web Site Location, nhập địa chỉ của FTP server. Bởi vì 
nó đang sử dụng FTP, địa chỉ sẽ có ftp:// đứng trước thay vì http:// 
3. Trong trường Root Directory, gõ nhập vị trí và tên của thư mục mà ta chứa 
trang chủ của site. 
 155
4. Nếu server đòi hỏi Passive FTP, click hộp kiểm Use Passive FTP. 
Nếu ta không thể tận dụng các phần mở rộng hoặc SharePoint, thì FTP là lựa 
chọn tốt nhất trong các tùy chọn còn lại. 
Nếu site nằm trên một Web server mà không được trang bị các phần mở rộng 
hoặc SharePoint (hoặc nếu ta không biết), ta có thể lưu các file bằng việc truy tìm 
chúng từ Web bằng cách sử dụng HTTP. 
Tùy chọn HTTP không hiệu quả bằng các phần mở rộng, SharePoint, hoặc 
FTP - chỉ lấy các trang được liên kết công cộng từ trang chủ. Nó cũng bỏ qua các 
file được sử dụng để tạo các trang đó, chẳng hạn như các theme FrontPage và 
những file khác vốn được sử dụng để tạo site. 
Tuy nhiên, biện pháp sau cùng là HTTP có thể được sử dụng để nhập site: 
1. Chọn HTTP. 
2. Nhập địa chỉ Web của trang chủ thuộc site trong trường text Web Site 
Location. FrontPage tỷ mỉ về địa chỉ: Thay vì sử dụng một địa chỉ chính 
chẳng hạn như www.example.com, nó cụ thể hơn và cũng tham chiếu tên 
của trang chủ (nói cách khác, một địa chỉ nào như 
www.example.com/index.html). 
3. Sau khi chọn một trong những phương pháp import, click Next để tiếp tục. 
Wizard được cập nhật để phản ảnh sự lựa chọn của ta. 
4. Nếu ta đang nhập một site từ một vị trí được bảo vệ bởi password, một 
hộp thoại Name and Password Required mở ra. Sử dụng các trường Name 
và Pasword để cung cấp thông tin đăng nhập của ta, và sau đó click OK. 
Sau khi chọn một phương pháp nhập, click Next. 
VIII.4.4. Chọn vị trí để lưu site 
Câu hỏi kế tiếp mà wizard có thể đặt ra là nơi để lưu site. Bởi vì ta đã chọn 
một thư mục, nó xuất hiện trong trường text trường Local Copy Location, trường 
này được tắt để ta không thể thay đổi nó. 
Tuy nhiên, có một cách để thay đổi một thực hiện một thay đổi nếu ta thay 
đổi ý định và chọn một thư mục khác: 
1. Hủy chọn hộp kiểm Add to Current Web Site. Trường Location Copy 
Location và nút Browse trở nên được chọn. 
 156
2. Click nút Browse. Hộp thoại New Page Location xuất hiện. Sử dụng hộp 
thoại này để chọn (hoặc tạo) một thư mục mới nơi mà các file của site sẽ 
được lưu. 
3. Chọn thư mục và click Open. Hộp thoại đóng lại, đưa ta trở về wizard. 
4. Chọn hộp Add to Current Web Site. Click Next để đi đến câu hỏi kế tiếp. 
VIII.4.5. Thu thập thông tin phản hồi từ các khách tham quan Web site 
của ta 
Một trong những form dễ nhất để tạo là một trang phản hồi - một vị trí 
trong site của ta nơi những khách tham quan có thể gửi cho ta một lời nhận xét 
góp ý riêng tư. Điều này cung cấp một dịch vụ tiện lợi cho những khách tham 
quan của ta và có một ưu điểm thư hai – nó cho phép ta bỏ qua địa chỉ email 
của ta từ site của ta. 
Tại sao điều này lại hữu dụng? Khi ta bắt đầu xuất Web, bất kỳ địa chỉ email 
mà ta đặt trên một trang sẽ nhanh chóng được phát hiện bởi các spammer - những 
người tiếp thị email tạp nhạp lắp đầy các inbox bằng những lời đề nghị mang tính 
thương mại không cần thiết. 
Để tìm các địa chỉ để thêm vào các danh sách thư tín của họ, cá spammer 
thường xuyên sử dụng phần mềm để truy tìm các trang trên World Wide Web. Điều 
mà ta chắc chắn không thể tránh khỏi là site của ta sẽ được tìm thấy nhanh chóng 
bởi những chương trình này - thường là trong một thời gian ngắn từ một đến hai 
tuần. 
Bằng cách đặt một trang phản hồi thay vì địa chỉ của ta trên site của ta, ta sẽ 
giảm đi lượng spam mà ta nhận được. 
Để thêm một trang phản hồi vào site của ta, hãy thực hiện các bước sau: 
1. Mở site (nếu nó chưa được mở) và trên menu Standard chọn File New. 
Khung New mở nằm dọc theo cửa sổ biên soạn. 
2. Click hyperlink More Page Templates. Hộp thoại Page Templates mở ra, 
hiển thị các trang mà ta có thể tạo bằng cách sử dụng các template hoặc 
wizard. 
3. Chọn biểu tượng Feedback Form và click OK. Một trang phản hồi tạo sử 
dụng các màu, text và nền giống với phần còn lại của site. Nó mở trong 
cửa sổ biên soạn. Một đường chấm chấm biểu thị các đường viền của form. 
Mỗi phần của form phải được đặt trong đường biên soạn này. Ở đầu trang, 
 157
một đoạn được tô màu đỏ tía mô tả form và cung cấp một số thông tin 
hướng dẫn về cách nó được sử dụng. Text này là một lời bình chú, text 
giải thích xuất hiện chỉ trong cửa sổ biên soạn của FrontPage chứ không 
phải khi một trang được xem trong một trình duyệt Web. (Để kiểm tra 
điều này, click nút Preview ben dưới cửa sổ biên soạn). 
Hình VIII.33. Hiệu chỉnh một trang phản hồi 
4. Để xóa lời chú thích, click nó một lần và nhấn phím Delete. 
5. Nếu ta muốn thay đổi cách diễn đạt của một câu hỏi, hiệu chỉnh nó như ta 
thường thực hiện đối với bất kỳ text khác trong FrontPage: Nhấp con trỏ 
trên trường và sử dụng bàn phím để thêm hoặc loại bỏ các thông tin. 
6. Việc định vị và định dạng các thành phần khác nhau của form cũng có thể 
được thay đổi giống như bất kỳ phần khác của một trang Web. 
7. Để xóa bất kỳ phần của form, kéo chuột lên trên nó và nhấn phím Delete 
Khi một trang phản hồi được tạo ra, FrontPage xác lập nó để lưu các câu trả 
lời sang file feedback.txt trong thư mục _private của Web site. 
 158
Để thực thi điều này, ta phải xuất site của ta lên một Web server được trang bị 
bằng FrontPage Server Extensions hoặc SharePoint Servers, những cải tiến nhằm 
giúp những người sử dụng FrontPage thêm các tính năng đặc biệt (giống như vậy) 
vào các site của họ. 
Vào thời điểm này, ta có thể thay đổi cách thông tin phản hồi của khách tham 
quan được lưu như thế nào. Nó có thể được lưu sang một file theo nhiều dạng khác 
nhau hoặc gửi đến ta bằng một email. 
VIII.4.6. Lưu thông tin phản hồi của khách tham quan sang một file 
Những câu trả lời được thu thập trên một form có thể được lưu trữ trong một 
file trên Web server của ta theo ba dạng khác nhau: 
- Text - Dạng này có thể được xem trong một bộ biên soạn text hoặc được tải 
trong một chương trình cơ sở dữ liệu và trang bảng tính, chẳng hạn như 
Microsoft Acccess và Microsoft Excel. 
- HTML - Dạng này có thể được đọc bằng một trình duyệt. 
- XML – Đây là một dạng phổ biến cho dữ liệu được tích hợp rộng rãi vào 
FrontPage 2003 và các chương trình còn lại của bộ Office. 
Để lưu thông tin phản hồi sang một file, hãy thực hiện những bước sau đây: 
1. Click phải ở bất cứ nơi nào trong các đường viền của form - đường chấm 
chấm được minh họa ban đầu ở hình trên. 
2. Chọn Form Properties từ menu ngữ cảnh. Hộp thoại Properties xuất hiện 
như được minh họa trong hình dưới. 
 159
Hình VIII.34. Chọn cách lưu thông tin phản hồi của khách 
3. Thông tin phản hồi của khách tham quan sẽ được lưu dưới dạng text. Để 
chọn một dạng khác, click nút Options. Hộp thoại Saving Results xuất hiện. 
4. Sử dụng hộp File Format xổ xuống để chọn một dạng cho thông tin phản 
hồi: 
 Để giúp ta đọc dễ dàng với Microsoft Excel và những chương trình cơ 
sở dữ liệu khác, hãy chọn Text Data-base Using Comma as a 
Separator. Điều này tạo một file text với phần mở rộng tên file.csv. 
 Để đọc nó bằng một trình duyệt Web, một lựa chọn tốt là HTML hoặc 
Formatted Text Within HTML. Điều này tạo ra một file.html vốn sử 
dụng cùng một định dạng với các trang Web mà ta tạo bằng 
ForntPage. 
 Để lưu theo dạng XML, chọn XML. Điều này tạo ra một file.xml. 
5. Click OK. 
6. Để chọn thư mục nơi file sẽ được lưu trữ ở đó, click nút Browse. Hộp 
thoại Current Web site xuất hiện. Sử dụng hộp thoại này để chọn một 
trong những thư mục trên site của ta. 
7. Click OK để đóng hộp thoại Form Properties. 
Form sẽ được xác lập để lưu trữ các thông điệp phản hồi trong một file được 
chỉ định. Nếu file này không hiện hữu khi một người nào đó sử dụng form phản hồi 
sẽ được tạo ra. 
 160
VIII.4.7. Nhận thông tin phản hồi của khách tham quan bằng email 
Thông tin phản hồi cũng có thể được gửi đến ta bằng email thay vì được lưu 
trong một site của ta. 
Khi nó được gửi đến, nó trông giống như sau: 
Message Type: Suggestion 
Subject: Web Site 
Username: Sam Snett 
UserEmail: snett@samspublishing.com 
ContractRequested: ContacRequested 
Date: 22 Aug 2003 
Time: 21:19:30 
Comments: 
In this thing on? 
Trong email, các câu trả lời khác nhau trên form phản hồi được hiển thị trên 
các dòng riêng biệt. Trong ví dụ này, Sam Snett với địa chỉ email 
snett@samspublishing.com đã gửi một đề nghị với chủ đề “Web Site”. Mail 
hiển thị ở cuối. Sam đặt câu hỏi, “Is this thing on?” 
Thư phản hồi bắt nguồn từ một địa chỉ tự động trả lời được thiết lập bởi Web 
host của ta - ta có thể thay đổi địa chỉ này thành địa chỉ của người đang liên lạc với 
ta như một mô tả ở phần kế tiếp. 
Để gửi các trả lời phản hồi đến một địa chỉ email, hãy thực hiện các bước sau: 
1. Click chuột phải ở bất cứ nơi nào trong form và chọn Form Properties từ 
menu tắt vừa xuất hiện. Hộp thoại Form Properties mở ra. 
2. Nhập một địa chỉ email trong trường text E-mail Address. Địa chỉ này 
phải là địa chỉ email của ta hoặc địa chỉ của một người đang trả lời thư 
cho site của ta. 
3. Xóa bất kỳ text trong hộp Filename. Thông tin phản hồi sẽ được gửi bằng 
thư bằng cách sử dụng dạng của ví dụ SamSnett. Để chọn một dạng khác, 
click nút Options. Hộp thoại Saving Result xuất hiện. 
4. Click tab Email Result để đưa nó lên phía trước. 
5. Chọn một dạng trong hộp Email Format thả xuống. Các tùy chọn có sẵn 
giống như cá tùy chọn dành cho các file. Email phản hồi được cung cấp 
dòng chủ đề “Data posted to form 1”, theo sau là địa chỉ Web của trang 
phản hồi. 
 161
6. Để xác lập một dòng chủ đề khác và giúp dễ dàng tìm những email này, 
hãy gõ nhập nó trong trường text Subject Line. 
7. Để tận dụng địa chỉ email của người đã điền đầy đủ thông tin vào form, 
nhập text UserEmail trong trường text Reply-To Line và chọn hộp kiểm 
Form Field Name nằm ngay kế bên nó (xem hình dưới). 
Hình VIII.35. Hộp thoại Saving Result 
Click OK để đóng hộp thoại Saving Results, và sau đó click OK để đóng hộp 
thoại Form Properties. 
Khi lưu kết quả của một form dưới dạng email, FrontPage có thể hiển thị một 
hộp thoại chỉ định rằng form không thể gửi kết quả bằng email và hỏi xem địa chỉ 
email có nên được loại bỏ hay không. 
Nếu ta biết rằng Web server của ta cung cấp các server Extensions hoặc 
SharePoint, hãy click No để giữ lại địa chỉ email và bỏ qua lời cảnh báo. Sau khi ta 
xuất trang phản hồi, nó sẽ hoạt động một cách chính xác. 
Bài tập 
1. Thay vì tự viết các thẻ HTML, hãy dùng công cụ FrontPage để tạo tất cả các 
trang Web cho các bài tập ở những chương trước. 
 162
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT 
Browser: trình duyệt là chương trình đọc nội dung của file XML và hiển thị 
thông tin của file lên trên màn hình. 
Cascading Style Sheets: một ngôn ngữ khai báo cách hiển thị các phần tử 
trong file XML. 
Style sheet: là cách gọi tắt của Cascading Style Sheets nhưng nó ám chỉ đến 
một file chứa các khai báo style.7 
HTML: Hyper Text Markup Language. 
WWW: World Wide Web 
Markup: Đánh dấu 
Language: Ngôn ngữ 
Text: Văn bản 
Rect: Hình chữ nhật 
Circle: Hình tròn 
Polygon: Hình tam giác 
Transparency: Độ trong suốt 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_website_phan_2.pdf