Giáo trình Thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ nghề trồng ngô
Bài 1: THU HOẠCH NGÔ
Mã bài: MĐ 6-01
Giới thiệu:
Bài học này cung cấp cho học viên kiến thức về phương pháp xác định thời
điểm chín thu hoạch, kỹ thuật thu hoạch và phơi sấy, phân loại trước bảo quản ngô.
Để học tốt bài này yêu cầu học viên có đức tính cẩn thận, chính xác và khoa học.
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Xác định được thời điểm thu hoạch, sản lượng dự kiến của cây ngô;
- Xác định được các phương pháp thu hoạch ngô; các phương pháp đánh giá
chất lượng sản phẩm.
- Sử dụng hiệu quả các loại dụng cụ, thiết bị để thực hiện thu hoạch ngô;
- Thực hiện phơi, sấy, phân loại ngô thương phẩm.
- Có ý thức trong việc tiết kiệm vật tư, an toàn lao động, nâng cao giá trị hàng
hóa đối với ngô.
Hình 6.1:Thu hoạch ngô bằng
t8
A. Nội dung
1. Thời điểm thu hoạch
Độ chín thu hoạch còn được gọi là độ chín thu hái. Đó là độ thành thục của
nông sản mà ứng với nó, nông sản đáp ứng được một nhu cầu bảo quản và chế biến
nào đó.
Nguyên tắc chung là khi ngô chín sinh lí thì có thể thu hoạch. Ngô chín sinh lí
được xác định bởi các biểu hiện sau:
+ Có thời gian sau khi thụ phấn
khoảng 45-55 ngày (tuỳ theo giống và
vụ gieo trồng)
+ Lá bắt đầu vàng, lá dưới ngô đã
khô
+ Lá bi đã vàng, đôi khi các lá
bên thấy vết sẹo đen ở chân hạt
+ Độ ẩm hạt khoảng 30-35% (tuỳ
theo giống)
Hình 6.2: Kiểm tra ngô trước khi thu hoạch
Thu hoạch trước khi chín sinh lí có thể làm giảm năng suất vì ngô chưa đủ thời
gian tích luỹ vật chất vào hạt nên khối lượng hạt thấp. Mặt khác, thu non khi lượng
nước trong hạt còn lớn sẽ tốn kém công sức, tiền để cho phơi, sấy khô, chất lượng hạt
giảm và khó bảo quản. Thu hoạch quá muộn, hạt có thể bị mọt hoặc mốc làm giảm9
chất lượng hạt. Thực tế cũng khó thực hiện thu hoạch muộn vì ảnh hưởng đến gieo
trồng vụ sau.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ nghề trồng ngô
1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH - BẢO QUẢN – TIÊU THỤ NGHỀ TRỒNG NGÔ Hà Nội - 2011 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06 3 LỜI GIỚI THIỆU Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ ngô là giai đoạn cuối cùng để hoàn thành quy trình kỹ thuật sản xuất ngô. Mô đun này nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản sau: Trình bảy được thời điểm thu hoạch và các phương pháp bảo quản ngô. Trình bày được nội dung quản bá sản phẩm, cách bày sắp xếp sản phẩm ngô; Thực hiện bán sản phẩm ngô Phân tích được hiệu quả kinh tế của ngô thương phẩm Nội dung của mo dun được thiết kế với thời lượng 60 tiết bao gồm 3 bài: Bài 1: Thu hoạch Bài 2: Bảo quản Bài 3: Tiêu thụ Mô đun là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng ngô”. Các thông tin trong mô đun có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các bài một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Trong quá trình biên soạn nội dung mô đun chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để mô đun được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm biên soạn 1. Ông Trần Văn Dư 2. Bà Đào Thị Hương Lan 3. Bà Trần Thị Thanh Bình 4. Ông Lê Văn Hải 5. Ông Nguyễn Đức Ngọc 4 6. Bà Lê Thị Mai Thoa 7. Ông Nguyễn Văn Hưng 5 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1 MÔ ĐUN 6: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ NGÔ ................................. 7 Bài 1: THU HOẠCH NGÔ ............................................................................................. 7 1. Thời điểm thu hoạch ............................................................................................... 8 2. Kỹ thuật thu hoạch ngô ........................................................................................... 9 2.1. Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ, bao bì thu hoạch .............................................. 10 2.2. Kỹ thuật thu hoạch ......................................................................................... 10 2.3. Tách hạt .......................................................................................................... 11 3. Kỹ thuật làm khô ngô (phơi, sấy) ......................................................................... 11 4. Phân loại và làm sạch nông sản ............................................................................ 15 Bài 2: BẢO QUẢN NGÔ ............................................................................................ 17 1. Chế độ bảo quản nông sản trong kho.................................................................... 18 1.1. Chế độ vệ sinh kho tàng ................................................................................. 18 1.2. Chế độ kiểm tra theo dõi phẩm chất nông sản ............................................... 18 1.3. Quy trình kỹ thuật thông gió trong bảo quản hạt ........................................... 19 2. Phân loại kho bảo quản ......................................................................................... 20 2.1. Phân loại theo thời gian tồn trữ ..................................................................... 20 2.2. Phân loại theo độ cao chứa hạt ...................................................................... 21 2.3. Phân loại theo mức độ cơ giới kho ................................................................ 22 3. Kho bảo quản nông sản ở Việt Nam ..................................................................... 22 3.1. Thực trạng kho ở Việt Nam ........................................................................... 22 3.2. Phương hướng phát triển kho bảo quản nông sản ở Việt Nam ..................... 23 4. Đặc điểm của hạt ngô ............................................................................................ 23 4.1. Hàm lượng nước (thủy phần) thấp ................................................................. 23 4.2. Dinh dưỡng cao .............................................................................................. 23 4.3. Độ đồng đều thấp ........................................................................................... 23 4.4. Phôi hạt – cơ quan dễ bị tổn thương nhất của hạt.......................................... 24 5. Các phương pháp bảo quản ................................................................................... 24 5.1. Bảo quản cả bắp ............................................................................................. 24 5.2. Bảo quản ngô hạt ........................................................................................... 24 Bài 3 XÁC ĐỊNH TỔN THẤT KHỐI LƯỢNG NGÔ SAU THU HOẠCH ............... 27 1. Mục đích ............................................................................................................... 27 2. Công việc chuẩn bị ............................................................................................... 27 Bài 4: XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ SÂU MỌT ..................................................................... 28 1. Mục tiêu ................................................................................................................ 28 2. Công việc chuẩn bị ............................................................................................... 28 3. Tiến hành .............................................................................................................. 28 Bài 5: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CẢM QUAN ...................................................... 29 1. Mục tiêu ................................................................................................................ 29 6 2. Công việc chuẩn bị ............................................................................................... 29 3. Tiến hành .............................................................................................................. 29 Bài 6: XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NẢY MẦM CỦA HẠT NGÔ .......................................... 30 1. Mục tiêu ................................................................................................................ 30 2. Công việc chuẩn bị ............................................................................................... 30 3. Tiến hành .............................................................................................................. 30 Bài 7: Tiêu thụ sản phẩm ngô ....................................................................................... 31 1. Khái niệm .............................................................................................................. 31 2. Vai trò và đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh nông nghiệp ........ 31 2.1. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm ........................................................................ 31 2.2. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ...................................................... 32 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp .................................................................................................... 33 3.1 Nhóm nhân tố thị trường ................................................................................ 33 3.2. Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ......................................................................................................... 35 3.3. Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô ............................................................... 35 4. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh Ngô .................... 36 4.1. Nghiên cứu và dự báo thị trường ................................................................... 36 4.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: ................................................................... 37 4.3. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm và tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ...................................................................................................................... 39 4.4. Tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh ..................................................................................................................... 40 4.5. Tổ chức hoạt động bán hàng .......................................................................... 40 4.6. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ............................ 40 5. Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với nông sản phẩm ............ 41 6. Một số điểm lưu ý trong việc tổ chức tiêu thụ nông sản phẩm ............................ 42 6.1. Một số điểm cần lưu ý ................................................................................... 42 6.2. Một vài trường hợp xảy ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm cần lưu ý ....... 42 7. Nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm ............................................................................... 43 7 MÔ ĐUN 6: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ NGÔ Mã mô đun: MĐ 06 Bài 1: THU HOẠCH NGÔ Mã bài: MĐ 6-01 Giới thiệu: Bài học này cung cấp cho học viên kiến thức về phương pháp xác định thời điểm chín thu hoạch, kỹ thuật thu hoạch và phơi sấy, phân loại trước bảo quản ngô. Để học tốt bài này yêu cầu học viên có đức tính cẩn thận, chính xác và khoa học. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: - Xác định được thời điểm thu hoạch, sản lượng dự kiến của cây ngô; - Xác định được các phương pháp thu hoạch ngô; các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm. - Sử dụng hiệu quả các loại dụng cụ, thiết bị để thực hiện thu hoạch ngô; - Thực hiện phơi, sấy, phân loại ngô thương phẩm. - Có ý thức trong việc tiết kiệm vật tư, an toàn lao động, nâng cao giá trị hàng hóa đối với ngô. Hình 6.1:Thu hoạch ngô bằng t 8 A. Nội dung 1. Thời điểm thu hoạch Độ chín thu hoạch còn được gọi là độ chín thu hái. Đó là độ thành thục của nông sản mà ứng với nó, nông sản đáp ứng được một nhu cầu bảo quản và chế biến nào đó. Nguyên tắc chung là khi ngô chín sinh lí thì có thể thu hoạch. Ngô chín sinh lí được xác định bởi các biểu hiện sau: + Có thời gian sau khi thụ phấn khoảng 45-55 ngày (tuỳ theo giống và vụ gieo trồng) + Lá bắt đầu vàng, lá dưới ngô đã khô + Lá bi đã vàng, đôi khi các lá bên thấy vết sẹo đen ở chân hạt + Độ ẩm hạt khoảng 30-35% (tuỳ theo giống) Hình 6.2: Kiểm tra ngô trước khi thu hoạch Thu hoạch trước khi chín sinh lí có thể làm giảm năng suất vì ngô chưa đủ thời gian tích luỹ vật chất vào hạt nên khối lượng hạt thấp. Mặt khác, thu non khi lượng nước trong hạt còn lớn sẽ tốn kém công sức, tiền để cho phơi, sấy khô, chất lượng hạt giảm và khó bảo quản. Thu hoạch quá muộn, hạt có thể bị mọt hoặc mốc làm giảm 9 chất lượng hạt. Thực tế cũng khó thực hiện thu hoạch muộn vì ảnh hưởng đến gieo trồng vụ sau. 2. Kỹ thuật thu hoạch ngô Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi bảo quản. Ngô là một trong những sản phẩm chính của ngành nông nghiệp. Việc đề xuất quy trình thu hoạch là một trong những khâu quan trọng đảm bảo chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của thị trường tiêu thụ. Các bước tiến hành khi thu hoạch: 10 2.1. Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ, bao bì thu hoạch Các thiết bị, dụng cụ cần được chuẩn bị trước khi thu hoạch, gồm: Bao tải, gùi, xe vận chuyển khi thu hoạch ..... Nhân lực cũng là điều kiện không thể thiếu ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch ngô. 2.2. Kỹ thuật thu hoạch - Gặp ngày khô, nắng cần nhanh chóng thu hoạch ngô đã chín về rải mỏng phơi khô. - Ở những vùng ngô hàng hoá, nên thu ngô đã bóc sạch lá bi và râu ngô rồi đem về sấy hoặc phơi ngô ngay. Ở vùng sâu, vùng xa có thể thu cả lá bi để lên sàn gác bếp vừa hong khô vừa bào quản hoặc thu ngô với một ít lá bi đã bóc để treo lên sào, lên dây trong nhà những khi gặp trời mưa phùn như vụ ngô Đông ở Miền Bắc. Hình 6.3: Thu hoạch ngô bằng máy và bằng tay Thu hoạch ngô bằng máy 11 - Nếu ngô chín vào đợt mưa dài ngày, cần vặt râu, bẻ gập bắp ngô chúi xuống để nước mưa không thấm vào bên trong làm thối hỏng hạt ngô. Đến khi nắng ráo sẽ thu về phơi. - Ngô bẻ về không nên đổ đống vì ngô tươi có độ ẩm cao dễ bị thối mốc. - Việc cắt bỏ thân lá trước khi thu hoạch khoảng 7-10 ngày là cần thiết để tập trung dinh dưỡng vào bắp và hạn chế sự xâm nhập của dịch hại vào hạt qua thân, lá cây 2.3. Tách hạt - Phần lớn hạt ngô được tách ra khỏi bắp trước khi phơi, sấy. Nó sẽ giúp chúng ta tiết kiệm năng lượng, thiết bị phơi, sấy; phơi sấy nhanh hơn và tiết kiệm kho chứa sau này. - Có thể tách hạt bằng tay (thủ công) và bằng máy (cơ giới), nhưng phải bảo đảm sự nguyên vẹn của hạt ngô, giữ gìn và bảo vệ phôi hạt (nếu hạt làm giống) - Cũng có thể bảo quản ngô cả bắp mà không cần tách hạt như trong bảo quản ngô giống . Hình 6.4: Tẽ ngô 3. Kỹ thuật làm khô ngô (phơi, sấy) - Mục đích của phơi, sấy là làm giảm thủy phần của nông sản, ức chế hoạt động trao đổi chất của nông sản và các vi sinh vật, công trùng có trên nông sản. Tẽ ngô 12 Ngô hạt không có vỏ trấu, nếu điều kiện bảo quản không tốt (ngô chưa chín già, phơi chưa thật khô, dụng cụ chứa đựng không kín...) chim, chuột, mốc, mọt có thể phá hỏng hoàn toàn cả kho ngô trong vòng vài ba tháng. Vì vậy cần làm ngô khô đến độ ẩm 12-13% để có thể bảo quản an toàn, hạn chế mức độ hư hỏng. Có thể làm ngô khô bằng hai cách: Phơi nắng hoặc sấy trong các thiết bị sấy, lò sấy. Phơi ngô Phơi ngô là cách làm khô cổ truyền đơn giản, dễ áp dụng rộng rãi, nhu cầu đầu tư ban đầu thấp. Phơi ngô trên sân hoặc dàn phơi. - Có thể phơi cả bắp cho đến khi đạt độ khô cần thiết cho quá trình bảo quản. Trước khi phơi bắp ngô phải được bóc bỏ hết lá bẹ và râu ngô. Có thể sử dụng lá bẹ để bó nhiều bắp thành túm treo phơi và bảo quản nguyên bắp. Hình 6.5: Cất giữ ngô ở miền núi - Chiều dày lớp bắp (hoặc hạt) phơi khoảng 5-10 cm. Thường mỗi giờ đảo đều lớp ngô phơi. - Phơi ngô thật khô, kiểm tra bằng cách cắn hay đập thấy hạt vỡ vụn thành các mảnh sắc cạnh, sàng sảy sạch tạp chất và loại bỏ hạt non, hạt lép. - Sân phơi: Sân phơi phải khô, sạch, thoáng, dễ thoát nước. Nên láng thêm một lớp xi măng sẫm màu và tạo độ dốc thoát nước mưa cho sân. Trên sân đất phải lót cót hoặc tấm nhựa (màu càng sẫm càng tốt). Cất giữ ngô ở miền núi 13 Hình 6.6: Phơi ngô hạt - Dàn phơi: Sử dụng dàn phơi làm tăng được diện tích sân phơi, dễ dàng thu g ... y tờ liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng, và thu tiền, các hình thức thu tiền như: trả tiền ngay, mua bán chịu, trả góp 4.6. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp/cơ sở sản xuất cần phải phân tích, 41 đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụnhằm kịp thời có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thể xem xét trên các khía cạnh như: tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt hàng, giá trị, thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là toàn bộ số tiền thu về từ việc bán sản phẩm (bao gồm cả tiền thuế). Nếu doanh thu tiêu thụ sản phẩm chậm, không thu hồi được tiền bán hàng có nghĩa là không thu hồi được vốn sản xuất kinh doanh, tiền vốn quay vòng kém hiệu quả, sản xuất sẽ bị đình trệ (thu hẹp quy mô/diện tích sản xuất), hiệu quả sản xuất thấp, thậm trí là lỗ vốn 5. Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với nông sản phẩm Thương hiệu là một tài sản vô hình vô cùng giá trị và lâu bền của người chủ sở hữu nó, được xây dựng, tích tụ một cách có ý thức trong quá trình phát triển của cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn liền với thương hiệu là chất lượng sản phẩm và uy tín của cơ sở sản xuất kinh doanh. Thương hiệu có vai trò và ý nghĩa rất lớn góp phần quyết định thành công của cơ sở sản xuất kinh doanh và đảm bảo cho cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển bền vững và lâu dài. Việc đăng ký thương hiệu và ghi nhãn mác hàng hóa đặc biệt là các hàng hóa thực phẩm đóng gói có mấy tác dụng sau đây: - Người tiêu dùng nhận được những thông tin cần thiết về sản phẩm hàng hóa từ các nhà sản xuất kinh doanh. Thực hiện nghiêm chỉnh chi trên nhãn hàng hóa từ đó lựa chọn được hàng hóa theo ý muốn. - Quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và người sản xuất được bảo vệ. - Xác định và cụ thể hóa trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ đối với nhiệm vụ đối với người tiêu dùng và trước pháp luật về hàng hóa kinh doanh và cung ứng dịch vụ. - Giúp cho công tác quản lý nhà nước đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường và hàng hóa xuât nhập khẩu, góp phần tạo cơ sở cho công tác đấu tranh chống hàng giả. 42 6. Một số điểm lưu ý trong việc tổ chức tiêu thụ nông sản phẩm 6.1. Một số điểm cần lưu ý Nông nghiệp, nông thôn nước ta trong quá trình đổi mới theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đang đổi mới tổ chức và quản lý, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. + Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhà nước đổi mới cả về chức năng và phương thức hoạt động, đang từng bước trở thành các trung tâm công nghiệp dịch vụ cho các hộ gia đình công nhân và nông dân trên địa bàn. + Các hợp tác xã đang hoạt động theo Luật Hợp tác xã và trở thành tác nhân quan trọng trong các khâu dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân. + Các hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, đang phát triển theo hướng trang trại và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông sản phẩm. Vì vậy việc vận dụng các hình thức, phương pháp tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp (bao gồm cả các hộ nông dân, các trang trại sản xuất hàng hóa), phải rất linh hoạt đối với từng vùng, từng loại sản phẩm và từng thành phần kinh tế. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có vai trò rất quan trọng. Các chính sách đó có tác dụng khuyến khích sản xuất, bảo đảm an toàn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần đăch biệt lưu ý đến các chính sách có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm như: chính sách thuế và lệ phí, trích nộp ngân sách, chính sách giá cả, bảo hiểm sản xuất, lưu thông nông sản Đồng thời cần chú ý mở rộng mạng lưới thương mại nông thôn thông qua các đại lý, các chợ nông thôn, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển mạnh mẽ sản xuất lưu thông hàng hóa ở nông thôn. Nâng cao trình độ quản lý cho các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và các hộ sản xuất hàng hóa, các chủ trang trại là hết sức cần thiết. 6.2. Một vài trường hợp xảy ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm cần lưu ý Trường hợp 1: Một cơ sở sản xuất kinh doanh có khối lượng sản phẩm là 10 tấn, nếu bán tại nhà do người thu gom đến tận nhà mua sẽ bán được với giá 1.300.000 đồng/tấn. Nhưng nếu cơ sở sản xuất kinh doanh đưa ra thị trường thì lại bán được 1.500.000 đồng/tấn, nhưng cơ sở sản xuất kinh doanh phải chịu chi phí vận chuyển và các phí tổn khác (thuê cửa hàng), trong trường hợp này cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ lựa chọn phương án nào? Trường hợp 2: Một cơ sở sản xuất kinh doanh có một sản phẩm nếu bán ở thời điểm A thì giá là 1. Nhưng để 5 tháng sau (thời điểm B) thì có thể lên tới 1,5 hoặc 2. Để giữ số sản phẩm này đến thời điểm B mới bán thì cơ sở sản xuất kinh doanh phải chi phí cho việc bảo quản và có thể bị hao hụt. Trong trường hợp này cơ sở sản xuất kinh doanh lựa chọn phương án nào? 43 - Các trường hợp trên đây người học tự tính toán và lựa chọn phương án tiêu thụ thích hợp. Trong trường hợp thứ nhất, cơ sở sản xuất kinh doanh lựa chọn phương thức bán hàng (tiêu thụ) nào là có lợi nhất cho cơ sở sản xuất kinh doanh. Trường hợp thứ hai là cơ sở sản xuất kinh doanh phải tính toán để lựa chọn thời điểm bán hàng thích hợp và sao cho có hiệu quả. 7. Nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm Một trong những khái niệm cơ bản được dạy trong hầu hết các khóa học kinh doanh đó là 5 chữ P: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Promotion (Quảng cáo), Place (Vị trí bán hàng) và People (Con người) Cụ thể: - Đối với người sản xuất ra sản phẩm: Cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn như đã đăng ký và công khai trên bao bì sản phẩm; điều đó hết sức cần thiết, nếu bạn không muốn gặp rắc rối và muốn tồn tại lâu dài! - Phải có thông tin đầy đủ về thị trường thông qua khảo sát nhu cầu, thị hiếu, giá cả người tiêu dùng có thể chấp nhận. Đây là nguyên tắc cơ bản nếu bạn muốn thành công: “Bán loại sản phẩm người mua cần, không bán loại sản phẩm bạn đang có”. - Giá bán: Mặc dù giá thành sản phẩm là do các yếu tố cấu thành qua sản xuất; nhưng giá bán là do thị trường quyết định; Có thể giá thành của hàng hoá dịch vụ chưa đến 1000đ, bạn có thể bán 5000đ và ngược lại. - Chế độ hậu mãi: Người sản xuất phải biết chịu trách nhiệm đến cùng về sản phẩm mình bán cho khách hàng (tại Việt Nam hiện nay thì khâu này quá yếu) - Con người: Người thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm trong từng khâu phải được chuyên nghiệp, có trí tuệ, tầm nhìn đảm mỗi người đều là tư vấn viên đối với khách hàng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: a. Tiêu thụ sản phẩm là gì? Trình bày vai trò và đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp? b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp? c. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá của doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất? d. Trình bày các nội dung chủ yếu của tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp? 2. Bài tập thực hành: 44 Bài 1: NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG SẢN XUẤT NGÔ Thời gian: 8 giờ Bài học này cung cấp cho học viên phương pháp nghiên cứu và dự báo thị trường. Để học tốt bài này yêu cầu học viên có kiến thức cơ bản về nghiên cứu và dự báo thị trường, đức tính cẩn thận, chính xác và khoa học. 1. Mục đích Học viên được thực hành nghiên cứu và dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm ngô 2. Công việc chuẩn bị - Các câu hỏi hướng dẫn: + Có những sản phẩm cơ bản nào khi sản xuất ngô? + Sản phẩm nào có thể đưa ra thị trường? + Những ai tham gia vào việc tiêu thụ sản phẩm đó? + Đối thủ cạnh tranh? + Sản phẩm tiềm năng? +. 1. Tiến hành: Thực hiện theo nhóm 5- 7 học viên, 45 Bài 2: ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM Thời gian: 4 giờ Bài học này cung cấp cho học viên phương pháp định giá sản phẩm. Để học tốt bài này yêu cầu học viên kiến thức cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến giá sane phẩm , đức tính cẩn thận, chính xác và khoa học. 1. Mục đích Học viên được thực hành định giá sản phẩm ngô dựa trên các phân tích thực tế. 2. Công việc chuẩn bị Giáo viên chuẩn bị một số các số liệu thực tế về tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô; các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến thị trường tiêu thụ ngô. 3.Tiến hành Học viên tiến hành phân tích các căn cứ/ số liệu thực tế để xác định giá cho một sản phẩm ngô dựa trên dữ liệu của giáo viên và thị trường tại thời điểm hiện tại. 46 Bài 3: THIẾT KẾ QUẢNG CÁO Thời gian: 8 giờ Bài học này cung cấp cho học viên phương pháp thiết kế quảng cáo. Để học tốt bài này yêu cầu học viên có kiến thức cơ bản về thị trường, tiếp thị quảng cáo sản phẩm, đức tính cẩn thận, chính xác và khoa học. 1. Mục đích Hướng dẫn học viên thiết kế quảng cáo về một sản phẩm ngô dựa trên công thức AIDA 2. Công việc chuẩn bị Công thức AIDA, giấy bút 3.Tiến hành Lựa chọn một sản phẩm ngô, chia nhóm học viên từ 5 – 7 người, đề nghị các nhóm thiết kế quảng cáo cho sản phẩm đó theo công thức AIDA C. Ghi nhớ 1. Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói chung và các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói riêng. Tiêu thụ sản phẩm có tác động lớn đến khâu sản xuất và khâu tiêu dùng. 2. Tiêu thụ sản phẩm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cần chú ý các đặc điểm như sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng, khu vực. Tính chất mùa vụ có tác động lớn đến cung cầu và giá cả nông sản. Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng. Một bộ phận nông sản được tiêu dùng nội bộ hoặc với tư cách là tư liệu sản xuất. 3. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức têu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp như nhân tố thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ, chính sách vĩ mô 4. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm các nội dung chính như sau: + Nghiên cứu và dự báo thị trường. + Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. + Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm và tổ chức mạng lưới tiêu thụ. + Tổ chức thông tin quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. 47 + Tổ chức hoạt động bán hàng + Phân tích đánh giá hoạt động tỉêu thụ sản phẩm IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Dụng cụ, trang thiết bị - Dụng cụ thu hoạch, phơi sấy, bảo quản ngô - Máy tính, bút, sổ bán hàng - Kho bảo quản, quầy bán hàng 2. Nguyên liệu, hóa chất - Ruộng/nương ngô đến thời điểm thu hoạch - Sản phẩm ngô bao tử, ngô hạt, kẹo ngô, rượu ngô... 3. Học liệu - Các tài liệu kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ ngô V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra định kỳ Giáo viên quan sát và đánh giá kết quả sản phẩm của từng bài thực hành và sự tham gia đầy đủ các buổi học ; - Kiểm tra kết thúc mô đun: Học sinh thực hiện một kiểm tra tổng hợp các nội dung trong mô đun 2. Nội dung đánh giá - Phần lý thuyết: Thời điểm thu hoạch và kỹ thuật phơi sấy, bảo quản ngô Nội dung của tổ chức tiêu thụ sản phẩm - Phần thực hành: Thực hành phơi sấy, phân loại, bảo quản ngô Thực hành thiết kế quảng cáo về sản phẩm ngô VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình 48 Chương trình mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm được sử dụng đào tạo trình độ sơ cấp nghề kỹ thuật sản xuất ngô 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun - Sử dụng phương pháp giảng dạy tích hợp lý thuyết và thực hành - Phương pháp tập huấn lấy người học làm trung tâm 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý Xác định thời điểm thu hoạch và thu hoạch ngô Kỹ thuật phơi sấy, phân loại, bảo quản ngô Tiếp thị, quảng cáo sản phẩm Nội dung tiêu thụ sản phẩm 4. Tài liệu cần tham khảo [1]. Philip Kotler. “Marketing Management”: Analysis, Planning and Control. [2]. Dịch giả Lâm Đặng Cam Thảo. Giải pháp bán hàng- Bí quyết tạo khách hàng cho những thị trường khó tiêu thụ sản phẩm .NXB Tổng hợp TP HCM. 2010. [3]. Dịch giả Thu Hương, Lập kế hoạch kinh doanhnh. NXB trường ĐH KTQD 1010. [4]. Dịch giả. Lê Minh Cẩn. Huấn luyện kỹ năng bán hàng. NXB. Thanh niên HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN MÔN HỌC * Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ thuật thu hoạch ngô Theo dõi giám sát cách thu hoạch ngô của học viên. - Kỹ thuật bảo quản ngô Đánh giá độ chính xác của học viên về thao tác bảo quản ngô. - Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của từng nhóm. + Kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng. + Thiết kế mẫu tờ rơi tranh ảnh phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm . 49 * Tài liệu tham khảo: [1]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm . Nhà xuất bàn Lao động xã hội. [2]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Nghiên cứu chiều hướng thị trường. Nhà xuất bàn Lao động xã hội. Nguyễn Công Nghiệp, 2000. Trồng ngô. Nhà xuất bản trẻ. [3]. Thiên Ân, 2005. Những phương pháp trồng ngô. Nhà xuất bản Mỹ thuật. [4. Saigonbook, 2006. Kỹ thuật cơ bản trồng và chăm sóc ngô. Nhà xuất bản Đà Nẵng. [5]. PGS-TS Trần Minh Đạo, 2006. Giáo trình Marketing căn bản. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 50 BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT TRỒNG HỒ TIÊU (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Dư - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Bà Trần Thị Thanh Bình - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Đức Ngọc, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Bà Lê Thị Mai Thoa, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Lê Văn Hải, Trưởng bộ môn Viện nghiên cứu Ngô - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - Ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Toàn Thắng, Gia Lộc, Hải Dương./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4. Các ủy viên: - Ông Lê Duy Thành - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Ông Nguyễn Viết Thông - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Bà Vũ Thị Thủy - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.
File đính kèm:
- giao_trinh_thu_hoach_bao_quan_tieu_thu_nghe_trong_ngo.pdf