Giáo trình Xã hội học về truyền thông đại chúng

Giới thiệu khái quát: Nội dung chương 1 trình bày những

khái niệm căn bản cần nắm rõ như “truyền thông”, “truyền thông

đại chúng”, “các phương tiện truyền thông đại chúng”, những đặc

điểm của quá trình truyền thông, và mối quan hệ giữa truyền

thông đại chúng với truyền thông liên cá nhân.

Mục tiêu của chương này: Phân biệt được những khái niệm

then chốt nêu trên, và hiểu được những đặc trưng của một quá

trình truyền thông.

9TRUYỀN THÔNG

Truyền thông là gì? Có thể nói một cách ngắn gọn rằng truyền

thông là một quá trình truyền đạt thông tin. Truyền thông

(communication) là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ

chức nào mang tính chất xã hội.

Ngay trong một bầy ong hay một bầy kiến cũng có truyền thông:

đám ong thợ thường truyền đạt cho nhau những thông tin về loại hoa

mà chúng tìm được cũng như về khoảng cách và phương hướng mà

chúng phải rủ nhau bay tới để hút nhụy và đưa mật hoa về tổ.

Trong xã hội loài người, truyền thông lại càng là một điều kiện

tiên quyết để có thể hình thành nên một “xã hội” hoặc “cộng đồng”.

Sở dĩ người ta có thể sống được với nhau, giao tiếp và tương tác được

với nhau trước hết là nhờ vào hành vi truyền thông. Người ta gọi đây

là truyền thông liên cá nhân (interpersonal communication), nghĩa là

truyền đạt thông tin giữa người này với người khác. Sự truyền thông

này trước hết được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết, tức là

thông qua ngôn ngữ, nhưng cũng có thể thông qua cử chỉ, điệu bộ, hay

hành vi để biểu tỏ thái độ hoặc cảm xúc. Vì thế, có thể có hai cách

thức truyền thông : truyền thông bằng lời nói (verbal), và truyền thông

không bằng lời nói (non-verbal).

Người ta thường phân biệt ba loại truyền thông như sau :

- Truyền thông liên cá nhân (giữa người này với người khác),

- Truyền thông tập thể (tức là truyền thông trong nội bộ một cơ

quan, một công ty, một tổ chức đoàn thể, hay một nhóm xã hội nào

đó).

- Và truyền thông đại chúng.

pdf 132 trang yennguyen 8820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xã hội học về truyền thông đại chúng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Xã hội học về truyền thông đại chúng

Giáo trình Xã hội học về truyền thông đại chúng
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM 
TS TRẦN HỮU QUANG 
Biên soạn 
XÃ HỘI HỌC VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI 
CHÚNG 
 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM 
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
Môn học: 
XÃ HỘI HỌC VỀ TRUYỀN 
THÔNG ĐẠI CHÚNG 
TS. Trần Hữu Quang biên soạn 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 2 
BÀI GIỚI THIỆU 
Chào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo từ xa của Đại học 
Mở Bán Công Tp.HCM 
 Đây là môn học nghiên cứu về hoạt động truyền thông đại chúng 
dưới quan điểm xã hội học. 
 Nhiều trường phái cũng như nhiều luận điểm lý thuyết khác 
nhau, nhiều lúc đối lập nhau, cũng như nhiều kết quả điều tra thực 
nghiệm sẽ được trình bày và lược thuật một cách cô đọng nhằm giúp 
sinh viên có được những kiến thức tổng quan về tình hình nghiên cứu 
xã hội học về truyền thông đại chúng trên thế giới. Nhưng ngoài phần 
kiến thức, điều còn quan trọng hơn nữa đối với sinh viên trong môn 
học này, đó là: thông qua việc tìm hiểu những lối đặt vấn đề và những 
lối phân tích khác nhau và đa dạng của các nhà nghiên cứu, sinh viên 
làm sao rèn luyện được khả năng tư duy và biện luận của mình, làm 
quen được với phương pháp tư duy xã hội học. Và điều trọng yếu nhất 
là cuối cùng làm sao sinh viên xác lập được khả năng suy nghĩ độc lập 
và nuôi dưỡng được óc phê phán khoa học khi thử bắt tay vào việc 
khảo sát, phân tích và giải thích những vấn đề nào đó liên quan tới 
lĩnh vực truyền thông đại chúng ở Việt Nam. 
 Tập sách này bao gồm những nội dung chính như sau: 
 - Tìm hiểu các khái niệm “truyền thông” và “truyền thông đại 
chúng” (bài 1). 
 - Lịch sử ra đời của các phương tiện truyền thông đại chúng và 
 3
của định chế truyền thông đại chúng (bài 2). 
 - Các lý thuyết chính về truyền thông đại chúng (bài 3). 
 - Nghiên cứu về công chúng (bài 4). 
 - Nghiên cứu về các nhà truyền thông và tổ chức truyền thông 
(bài 5). 
 - Nghiên cứu nội dung truyền thông (bài 6). 
 - Những tác động xã hội của truyền thông đại chúng (bài 7). 
 Về thời gian học tập: đây là tập giáo trình dành cho chương trình 
cử nhân, tương đương với 30 tiết học trên lớp. Tuy nhiên, ngoài thời 
gian đọc giáo trình, sinh viên còn phải dành ra một thời lượng tương 
đương với khoảng 30- 45 tiết để đọc thêm tài liệu sách báo và tạp chí 
có liên quan tới nội dung môn học. Đó là chưa tính thời gian dành để 
trả lời các câu hỏi ôn tập (nên tập trả lời bằng cách viết ra trên giấy mà 
không xem lại giáo trình [vì đáp án loại câu hỏi này đều nằm trong 
giáo trình], mỗi câu chừng nửa trang hoặc tối đa là một trang) và 
những câu hỏi gợi ý để thảo luận (những câu hỏi này đều nằm ở cuối 
mỗi chương). 
 Đối với những câu hỏi thảo luận (đây thường là những câu mở 
rộng để vận dụng suy nghĩ cá nhân vào những vấn đề của truyền thông 
đại chúng trong bối cảnh xã hội Việt Nam), sinh viên có thể đưa ra để 
thảo luận nhóm. Nếu học môn này theo nhóm là hay nhất; còn nếu 
không, sinh viên nên tìm những người mà mình có thể trao đổi để bàn 
luận về những vấn đề nêu ra. Nên tranh cãi một cách thoải mái trên 
tinh thần tự do tư tưởng – vì có cọ xát và tranh luận thì mới có điều 
kiện để vượt qua được những định kiến chủ quan của từng cá nhân, và 
đồng thời mới có nhiều cơ may tìm ra được những ý tưởng mới. 
 4 
 Ở cuối tập sách này, chúng tôi cũng có nêu ra một số đề tài gợi ý 
để sinh viên có thể chọn để làm một bài tiểu luận kết thúc môn học 
(giới hạn chừng 5-10 trang). Đây là dịp để sinh viên có cơ hội vận 
dụng những vốn liếng kiến thức đã tiếp thu qua tập giáo trình vào 
những suy nghĩ và phân tích của chính mình về một vấn đề thực tiễn 
nào đó trong lĩnh vực truyền thông đại chúng. Bài tiểu luận cuối môn 
học không phải là chuyện bắt buộc, nhưng chúng tôi khuyến khích 
sinh viên nên chọn bắt tay vào làm một đề tài, vì điều này sẽ rất có lợi 
cho việc rèn luyện khả năng viết lách, khả năng tư duy, và khả năng 
độc lập suy nghĩ. 
 Về phương pháp học tập, sinh viên nên đọc kỹ từng chương (đọc 
kỹ để nắm được nội dung, chứ hoàn toàn không phải để “học thuộc 
lòng”!). Nhưng ngoài tập giáo trình này, sinh viên nhất thiết phải cố 
gắng đọc thêm sách báo có liên quan tới môn học này (ngoài những 
cuốn sách và bài tạp chí mà chúng tôi đã nêu trong phần tài liệu tham 
khảo). Đọc càng nhiều càng tốt. Kể từ khi bắt đầu học môn này, hàng 
ngày sinh viên nên tập đọc báo hoặc coi ti-vi với một cặp mắt mới, 
không phải như một độc giả hay một khán giả bình thường, mà là đọc 
với cặp mắt của một người phân tích và có óc phê phán. 
 Vì đối tượng của môn học này chính là sinh hoạt báo chí, phát 
thanh và truyền hình mà hầu như ai cũng theo dõi hàng ngày, nên đây 
cũng là một điều hết sức thuận lợi cho sinh viên có ngay nhiều cơ hội 
để quan sát và hỏi han những người xung quanh để tìm hiểu tập quán 
và nhu cầu của các loại độc giả và khán giả khác nhau, xem xét coi họ 
phản ứng thế nào đối với trang mục này hay chương trình nọ, và thử 
 5
tìm xem vai trò và ý nghĩa của các phương tiện truyền thông trong đời 
sống xã hội của họ... 
 Nội dung tập giáo trình này nêu ra khá nhiều lý thuyết khác nhau 
về truyền thông đại chúng. Thoạt nhìn thì có thể có cảm giác hơi khô 
khan, nặng nề, nhưng nếu đọc kỹ và suy nghĩ kỹ thì sẽ thấy đấy không 
phải là những “lý thuyết suông”, mà phần lớn chúng đều có liên quan 
ít nhiều mật thiết tới những khía cạnh khác nhau trong đời sống truyền 
thông diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta. 
 Mong rằng môn học này sẽ giúp sinh viên hiểu sâu hơn về thế 
giới truyền thông, và nhất là có được những cái nhìn mới mang tính 
chất phân tích và sáng tạo. 
 6 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Huỳnh Văn Tòng, Lịch sử báo chí Việt Nam, TPHCM, Khoa 
báo chí Đại học Mở-bán công TPHCM, 1994. 
 2. Ngô Hà, “Lược sử báo chí thành phố (1865-1945)”, trong Trần 
Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình (chủ biên), Địa chí 
văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập II, Nxb TPHCM, 1988, tr. 319-
385. 
 3. Tầm Nguyên, “Báo chí Sài Gòn trong 30 năm kháng chiến 
(1944-1975)”, trong Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công 
Bình (chủ biên), Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập II, Nxb 
TPHCM, 1988, tr. 387-410. 
 4. Hồng Chương, Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, Hà Nội, 
Nxb Sách giáo khoa Mác Lê-Nin, 1987. 
 5. Lê Minh Quốc, Hỏi đáp báo chí Việt Nam, TPHCM, Nxb Trẻ, 
2001. 
 6. Đỗ Quang Hưng, “Buổi đầu tiên của báo chí Việt Nam”, tạp 
chí Xưa và Nay, số 64B, 6-1999, tr. 5. 
 7. Nguyễn Hữu Viêm, “Hoàng Tích Chu, người đầu tiên cách tân 
báo chí Việt Nam”, tạp chí Xưa và Nay, số 61, 3-1999. 
 8. Văn Giá, “Nhà báo-nhà văn, viết văn-viết báo”, tạp chí Nghề 
báo, số 14, 6-2003, tr. 16. 
 9. Daniel Hémery, “Sài Gòn thập niên 30 : 'La Lutte' (1933-
1937) tờ báo chiến đấu” (Nguyễn Ngọc Giao dịch), trong Cao Huy 
Thuần, Nguyễn Tùng, Trần Hải Hạc, Vĩnh Sính (chủ biên), Từ Đông 
sang Tây, Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng, 2005, tr. 86-113. 
 10. Loic Hervouet, Viết cho độc giả (Lê Hồng Quang dịch), Hà 
Nội, Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản, 1999. 
 7
 11. Hữu Thọ, Nghĩ về nghề báo, Hà Nội, Nxb Giáo dục, 1997. 
 12. Hội Ngôn ngữ học TPHCM, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Tiếng Việt 
trên các phương tiện truyền thông đại chúng, TPHCM, 1999. 
 13. Trung tâm Ngôn ngữ học (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam 
bộ), Quảng cáo và ngôn ngữ quảng cáo, TPHCM, 2004. 
 14. Trần Hữu Quang, Chân dung công chúng truyền thông (qua 
khảo sát xã hội học tại TPHCM), TPHCM, Nxb Thành phố Hồ Chí 
Minh, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế châu Á-Thái 
Bình Dương, 2001. 
 15. Trần Hữu Quang, “Những chức năng xã hội của báo chí trong 
lịch sử Sài Gòn thời Pháp thuộc”, tạp chí Xã hội học, số 3&4, 1999, tr. 
32-38. 
 16. Trần Hữu Quang, Xã hội học nhập môn (giáo trình), Đại học 
Tổng hợp TPHCM, 1993. 
 17. Trần Hữu Quang, Xã hội học báo chí (sắp xuất bản). 
 18. Philippe Breton, Serge Proulx, Bùng nổ truyền thông (Vũ 
Đình Phòng dịch), Hà Nội, Nxb Văn hóa-thông tin, 1996. 
 19. Michael Schudson, Sức mạnh của tin tức truyền thông (bản 
dịch cuốn The Power of News, Harvard, Harvard University Press, 
1995, người dịch: Thế Hùng, Trà My), Hà Nội, Nxb Chính trị quốc 
gia, 2003. 
 20. Pierre Albert, Lịch sử báo chí (Dương Linh dịch), Hà Nội, 
Nxb Thế giới, 2003. 
 21. Nghề báo, tạp chí của Hội Nhà báo TPHCM. 
 22. Người làm báo, tạp chí của Hội Nhà báo Việt Nam. 
 23. Nhà báo và Công luận, tạp chí của Hội Nhà báo Việt 
Nam. 
 8 
Bài 1 
TÌM HIỂU KHÁI NIỆM TRUYỀN THÔNG 
 Giới thiệu khái quát: Nội dung chương 1 trình bày những 
khái niệm căn bản cần nắm rõ như “truyền thông”, “truyền thông 
đại chúng”, “các phương tiện truyền thông đại chúng”, những đặc 
điểm của quá trình truyền thông, và mối quan hệ giữa truyền 
thông đại chúng với truyền thông liên cá nhân. 
 Mục tiêu của chương này: Phân biệt được những khái niệm 
then chốt nêu trên, và hiểu được những đặc trưng của một quá 
trình truyền thông. 
 9
TRUYỀN THÔNG 
 Truyền thông là gì? Có thể nói một cách ngắn gọn rằng truyền 
thông là một quá trình truyền đạt thông tin. Truyền thông 
(communication) là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ 
chức nào mang tính chất xã hội. 
 Ngay trong một bầy ong hay một bầy kiến cũng có truyền thông: 
đám ong thợ thường truyền đạt cho nhau những thông tin về loại hoa 
mà chúng tìm được cũng như về khoảng cách và phương hướng mà 
chúng phải rủ nhau bay tới để hút nhụy và đưa mật hoa về tổ. 
 Trong xã hội loài người, truyền thông lại càng là một điều kiện 
tiên quyết để có thể hình thành nên một “xã hội” hoặc “cộng đồng”. 
Sở dĩ người ta có thể sống được với nhau, giao tiếp và tương tác được 
với nhau trước hết là nhờ vào hành vi truyền thông. Người ta gọi đây 
là truyền thông liên cá nhân (interpersonal communication), nghĩa là 
truyền đạt thông tin giữa người này với người khác. Sự truyền thông 
này trước hết được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết, tức là 
thông qua ngôn ngữ, nhưng cũng có thể thông qua cử chỉ, điệu bộ, hay 
hành vi để biểu tỏ thái độ hoặc cảm xúc. Vì thế, có thể có hai cách 
thức truyền thông : truyền thông bằng lời nói (verbal), và truyền thông 
không bằng lời nói (non-verbal). 
 Người ta thường phân biệt ba loại truyền thông như sau : 
 - Truyền thông liên cá nhân (giữa người này với người khác), 
 - Truyền thông tập thể (tức là truyền thông trong nội bộ một cơ 
quan, một công ty, một tổ chức đoàn thể, hay một nhóm xã hội nào 
đó). 
 - Và truyền thông đại chúng. 
 10 
TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG 
 Vậy thế nào là truyền thông đại chúng? Truyền thông đại chúng 
(mass communication) là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng 
rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền 
thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình. (Trong định 
nghĩa này, cần chú ý đến cái vế thứ hai: một quá trình truyền thông chỉ 
được gọi là quá trình truyền thông đại chúng nếu nó được phát ra 
“thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng”). 
 Các phương tiện truyền thông đại chúng (hay cũng còn gọi là 
“các phương tiện thông tin đại chúng”) (mass media) là những công 
cụ kỹ thuật hay những kênh mà phải nhờ vào đó người ta mới có thể 
thực hiện quá trình truyền thông đại chúng, nghĩa là tiến hành việc 
phổ biến, loan truyền thông tin ra mọi người dân trong xã hội. 
 Ở đây, chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa hai thuật ngữ “truyền 
thông đại chúng” và “phương tiện truyền thông đại chúng” mà người 
ta thường sử dụng lẫn lộn một cách không chính xác. Nói tới các 
“phương tiện truyền thông đại chúng” (mass media) như báo chí, phát 
thanh, truyền hình... là nói tới những công cụ kỹ thuật (hay những cái 
kênh) để nhờ đó người ta có thể thực hiện quá trình truyền thông đại 
chúng. Còn khi nói tới “truyền thông đại chúng” (mass 
communication) là chúng ta muốn nói tới một quá trình xã hội: quá 
trình truyền tải thông tin ra công chúng thông qua các phương tiện ấy. 
 Chúng ta mở ti-vi xem cô phát thanh viên đọc một bản tin hoặc 
coi một trận đá banh: đó là một hành vi được gọi là nằm trong quá 
trình truyền thông đại chúng. Thế nhưng nếu chúng ta cũng mở màn 
hình ti-vi, nhưng lại để coi một cuốn băng viđêô quay cảnh đám cưới 
của cô em gái trong gia đình, thì hành động này lại không thể được coi 
 11
là nằm trong quá trình truyền thông đại chúng, bởi một lẽ đơn giản là 
cuốn băng này chỉ được quay và phát trong khuôn khổ sinh hoạt gia 
đình mà thôi. Nhưng nếu chúng ta xem một cuốn băng viđêô đám cưới 
của gia đình một diễn viên điện ảnh chẳng hạn được phát trên truyền 
hình, thì đấy lại là một hành vi nằm trong quá trình truyền thông đại 
chúng. 
 Nói cách khác, điều mấu chốt trong việc xác định xem một hành 
vi có nằm trong quá trình truyền thông đại chúng hay không không 
phải là cái màn hình ti-vi hay cái đầu máy viđêô, mà là cần xem xét 
coi hành vi ấy có nằm trong quá trình truyền tải thông tin ra rộng rãi 
công chúng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng hay 
không. 
 Người ta thường liệt kê các hoạt động sau đây nằm trong lĩnh vực 
truyền thông đại chúng: báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, 
xuất bản, sản xuất băng đĩa (âm nhạc chẳng hạn)... Gần đây, chúng ta 
có thể kể thêm cả Internet. [Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương tiện 
Internet có đặc điểm là có thể được sử dụng cho cả ba loại truyền 
thông: truyền thông liên cá nhân (chẳng hạn gởi thư điện tử hay e-
mail); truyền thông tập thể (chẳng hạn những trang website mà chỉ có 
những người trong nội bộ một cơ quan hay một công ty mới có thể 
truy cập được); và truyền thông đại chúng (chẳng hạn những trang 
website của tờ Tuổi trẻ hay tờ Sài Gòn Giải phóng)]. 
 Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc thù bao gồm 
ba thành tố sau đây: 
 - Hoạt động truyền thông (chẳng hạn như đi săn tin, quay phim, 
chụp hình... rồi viết bài, biên tập, cuối cùng là xuất bản, hoặc phát 
sóng), 
 - Các nhà truyền thông (bao gồm các tổ chức truyền thông như 
 12 
báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình... và những người làm công tác 
truyền thông như nhà báo, phóng viên, biên tập viên, phát thanh 
viên...), 
 - Và đại chúng (các tầng lớp công chúng rộng rãi). 
ĐẠI CHÚNG 
 Chữ “đại chúng” trong thuật ngữ “truyền thông đại chúng” 
được dùng để chỉ đối tượng công chúng độc giả hay khán thính giả 
của các phương tiện truyền thông đại chúng. 
 Thực ra, “đại chúng” (mass) là một khái niệm khá mơ hồ và khó mà có 
một định nghĩa thật chính xác. Kể cả về mặt số lượng lẫn về mặt tính chất. 
Chẳng hạn, người ta không thể xác định được là phải đông đến số lượng bao 
nhiêu thì mới gọi là đại chúng. Một tờ báo chuyên ngành khoa học chẳng hạn 
có thể chỉ có vài trăm độc giả, nhưng đây vẫn là một “phương tiện truyền 
thông đại chúng” vì nó được bán công khai ra công chúng. Còn tờ nội san của 
một đại công ty chẳng hạn có thể có số ấn bản lên tới vài chục ngàn tờ, nhưng 
nó vẫn không phải là một “phương tiện truyền thông đại chúng” vì nó chỉ lưu 
hành trong nội bộ công ty và không được bán rộng rãi ra thị trường. 
 Herbert Blumer đã phân biệt bốn đặc điểm sau đây để nhận dạng khái 
niệm đại chúng: 
 - Đại chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, 
bất kể nghề nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội  ...  hành vào 
tháng 9-1997 tại thành phố Hồ Chí Minh nơi cư dân từ 16 tuổi trở lên 
cho biết thời lượng đọc báo bình quân mỗi ngày của một người có đọc 
báo là 26 phút. Trong số những người đọc báo, chỉ có 39 % trả lời là 
họ “thường đọc hết tờ báo”, 43 % “thường chỉ coi lướt qua, và chỉ 
dừng lại đọc khi gặp tin nào hấp dẫn”, và 18 % nói rằng “luôn luôn chỉ 
đọc một số mục quan tâm mà thôi” [xem Trần Hữu Quang, Chân dung 
công chúng truyền thông (qua khảo sát xã hội học tại TPHCM), Nxb 
TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm kinh tế châu Á-Thái 
 119
Bình Dương, 2001, tr. 102-105]. 
 Đấy là một vài đặc điểm của người đọc báo. Vậy người viết báo 
và người làm báo phải làm thế nào? Sau đây là vài đoạn nhận định của 
Hervouet: 
 “... Có những nguyên tắc và kỹ thuật để lôi cuốn người đọc, 
nhưng không có cách gì để buộc họ phải đọc bài báo. Độc giả đọc hay 
không đọc bài báo nào đó, đó là quyền của họ (...). 
 “Không ai khó tính hơn người đọc báo. Đầu đề có thể làm cho họ 
chú ý, nhưng cần phải thuyết phục họ đọc phần tiếp theo, vì họ rất dễ 
bỏ qua cả bài báo sau khi đọc vài dòng đầu tiên. Nhưng chớ có ảo 
tưởng, người đọc có thể bỏ dở bài báo bất kỳ lúc nào. [Vì thế] biên tập 
viên phải cố gắng từ đầu đến cuối (...). 
 “Nhiệm vụ đầu tiên của phóng viên là phải làm thế nào cho độc 
giả đọc bài báo (...). Một bài báo chỉ thực sự là bài báo khi được độc 
giả để mắt tới. Thông tin chỉ tồn tại khi nó được đọc. Đây chính là tiêu 
chí đầu tiên của truyền thông. Người nhận thông tin cũng quan trọng 
như người phát ra thông tin. Do vậy cần phải hiểu rõ người sẽ đọc báo 
của mình, để có thể chọn được nội dung, từ ngữ và cách viết phù hợp. 
 “(...) Hãy đặt mình vào vị trí của người đọc, cảm nhận những gì 
người đọc sẽ cảm nhận để có thể có cách viết phù hợp hơn với sự 
trông đợi của người đọc. Độc giả rất nhạy cảm với thái độ của người 
viết. Nếu người viết không đến với người đọc, thì không bao giờ người 
đọc đến với người viết. 
 “Do vậy, người viết phải thường xuyên quan tâm đến người đọc 
một cách thành thực” [Loic Hervouet, sách đã dẫn, tr. 14-16] (những 
chỗ in nghiêng là do chúng tôi, T.H.Q.) 
Một số điểm cần lưu ý và ghi nhớ trong Chương 7: 
 120
 - Ba giai đoạn nghiên cứu chính trong lĩnh vực nghiên cứu về tác 
động xã hội của truyền thông đại chúng. 
 - Giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức” do các phương tiện 
truyền thông đại chúng gây ra trong xã hội. 
 - Lý thuyết về chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” 
(agenda-setting) của các phương tiện truyền thông đại chúng. 
 - Những giả thuyết khác nhau trong việc trả lời cho câu hỏi là 
truyền thông đại chúng có phải là nguyên nhân gây ra tình trạng bạo 
lực trong xã hội hay không. 
 - Vai trò của báo in trong thời đại truyền thông điện tử. 
 121
Câu hỏi ôn tập: 
 1. Hãy trình bầy và diễn giải giả thuyết “hố chênh lệch kiến 
thức” trong việc phân tích hậu quả của truyền thông đại chúng. 
 2. Hãy giải thích chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” 
(agenda setting) của các phương tiện truyền thông đại chúng. 
 3. Truyền thông đại chúng có phải là một nguyên nhân làm gia 
tăng tình trạng bạo lực trong xã hội như quan niệm của một số tác giả 
hay không? 
Câu hỏi thảo luận nhóm: 
(hoặc tự mình trả lời bằng suy nghĩ cá nhân) 
 1. Thử tìm vài thí dụ minh họa cho chức năng “thiết lập chương 
trình nghị sự” (agenda-setting) nơi một vài tờ báo ở thành phố Hồ Chí 
Minh. 
 2. Hãy so sánh những đặc điểm và những tác động khác nhau của 
báo in và vô tuyến truyền hình đối với người dân Việt Nam hiện nay. 
 3. Theo ý kiến riêng của anh/chị thì vô tuyến truyền hình có 
những chức năng và tác dụng nào đối với người dân thành phố chúng 
ta. 
 4. Anh/chị suy nghĩ thế nào về ảnh hưởng và tác động của các bộ 
phim truyền hình đang được trình chiếu trên các đài truyền hình Việt 
Nam hiện nay? 
 5. Hãy cho biết suy nghĩ riêng của anh/chị về đặc điểm và vai trò 
 122
của đài phát thanh trong xã hội Việt Nam hiện nay. 
 123
TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC 
 Truyền thông là một trong những hoạt động căn bản của bất cứ 
một tổ chức xã hội nào. Không có truyền thông thì không thể thiết lập 
được các mối quan hệ giữa con người với con người, cũng như không 
thể hình thành được cộng đồng, không thể có xã hội. Tuy nhiên, 
truyền thông đại chúng chỉ xuất hiện trên thế giới từ khoảng cuối thế 
kỷ XIX trở đi, dựa trên cơ sở của nhiều loại tiến bộ kỹ thuật khác nhau 
trong bối cảnh phát triển xã hội tư bản chủ nghĩa. 
 Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội trong đó thông 
tin được truyền đạt một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội 
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát 
thanh, truyền hình. 
 Đặc điểm lớn nhất của đời sống truyền thông đại chúng là nó 
nhanh chóng dẫn đến hệ quả là hình thành một định chế xã hội mới 
trong xã hội (định chế truyền thông đại chúng). Định chế này đóng vai 
trò quan trọng không chỉ trong việc phổ biến thông tin và kiến thức 
cho dân chúng, mà còn tác động trở lại một cách sâu xa và mạnh mẽ 
vào tất cả các định chế xã hội khác, từ định chế chính trị cho tới định 
chế kinh tế, định chế văn hóa và định chế gia đình. 
 Truyền thông đại chúng tạo ra một không gian công cộng mới 
với qui mô chưa từng có trong lịch sử loài người, vừa tạo điều kiện 
thuận lợi, vừa là một định chế không thể thiếu trong quá trình thực 
hiện các nguyên tắc dân chủ của một xã hội hiện đại dựa trên cơ sở 
nhà nước pháp quyền. 
 Trong suốt thế kỷ XX, rất nhiều trường phái lý thuyết đã giành 
nhiều tâm sức và nỗ lực để nghiên cứu và giải thích mối quan hệ giữa 
truyền thông đại chúng với xã hội, về vai trò, chức năng và tác động 
xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng, nghiên cứu về 
 124
công chúng, về các tổ chức truyền thông và các nhà truyền thông, 
cũng như về nội dung truyền thông trên các phương tiện truyền thông 
đại chúng. Đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận đôi khi hết sức gay gắt giữa 
các trường phái lý thuyết khác nhau. Có nhiều vấn đề đã được giải 
quyết sau những giai đoạn tranh luận ấy, nhưng phải nhìn nhận một 
thực tế là cho đến nay vẫn còn không ít vấn nạn chưa đạt được sự 
đồng thuận trong giới nghiên cứu, và cuộc tranh cãi vẫn còn tiếp diễn. 
 Cùng với đà chuyển biến ngày càng biệt dị hóa và ngày càng 
mang tính chất bất định của các xã hội hiện đại, đồng thời cùng với 
tốc độ phát triển ngày càng nhanh của các tiến bộ kỹ thuật, nhất là 
trong lĩnh vực điện tử và viễn thông, thế giới truyền thông cũng không 
ngừng đối diện với những vấn nạn mới. Chính vì thế, có lẽ nhu cầu 
nghiên cứu về đời sống truyền thông đại chúng cũng như về mối quan 
hệ giữa truyền thông đại chúng với xã hội sẽ chẳng bao giờ kết thúc... 
 125
MỘT SỐ CÂU HỎI CHUNG CHO MÔN HỌC 
1. Ý nghĩa của sơ đồ truyền thông của Jakobson đối với người làm 
báo (phân tích và cho thí dụ để chứng minh). 
2. Phân tích mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng với truyền 
thông liên cá nhân trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay. 
3. Thế nào là mô hình truyền thông tuyến tính, và mô hình truyền 
thông hai giai đoạn (two-step flow of communication)? 
4. Định nghĩa “định chế truyền thông đại chúng”. 
5. Hãy trình bày vắn tắt những đặc trưng tổng quát của định chế 
truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại. 
6. Cho biết những lĩnh vực nghiên cứu chính của bộ môn xã hội 
học về truyền thông đại chúng. 
7. Theo trường phái chức năng luận, các phương tiện truyền thông 
đại chúng có những chức năng xã hội nào? 
8. Hãy nêu vắn tắt vài luận điểm của các trường phái theo khuynh 
hướng phê phán đối với truyền thông đại chúng. 
9. Mỗi khi xuất hiện một phương tiện truyền thông đại chúng mới, 
thái độ của công chúng thường trải qua mấy giai đoạn, và đặc điểm 
của mỗi giai đoạn? 
10. Cho biết đặc điểm của lối tiếp cận “sử dụng và hài lòng”. 
11. Những đặc điểm chính của nghề làm báo. 
12. Nhà báo thường gặp những áp lực gì trong lao động nghề 
nghiệp của mình? 
13. Đâu là những khác biệt giữa báo chí với văn học? 
14. Cho biết vài đặc điểm của văn phong báo chí. 
15. Hãy phân biệt giữa “ý nghĩa trực chỉ” (denotation) và “ý nghĩa 
biểu cảm” (connotation) theo quan niệm của Roland Barthes. 
 126
16. Trình bầy nội dung của giả thuyết “hố chênh lệch kiến thức” 
trong việc phân tích hiệu quả của truyền thông đại chúng. 
17. Hãy giải thích chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” 
(agenda setting) của các phương tiện truyền thông đại chúng. 
Đáp án cho các câu hỏi trên đây đều nằm trong nội dung các 
chương đã trình bày trong tập giáo trình. 
 127
Một số đề tài gợi ý làm bài tiểu luận cuối môn học 
Những điểm cần lưu ý : 
- Sinh viên có thể chọn một trong những đề tài gợi ý dưới đây (có 
thể điều chỉnh cho phù hợp với ý định và điều kiện của mình), hoặc tự 
mình xác định một đề tài tương tự trong các lĩnh vực nghiên cứu về 
truyền thông đại chúng. 
- Yêu cầu là hiểu giáo trình, đọc thêm sách báo và các tài liệu có 
liên quan, và xuất phát từ thực tế xã hội để phân tích vấn đề. 
- Thời gian: từ hai tuần tới bốn tuần. 
- Qui mô: từ 5 đến 10 trang. 
- Đánh máy và in trên giấy A4. 
1. Tập quán đọc báo của sinh viên hiện nay (sinh viên thường đọc 
báo gì, có đọc thường xuyên hay không, thường đọc mục gì, đọc để 
làm gì, đọc như thế nào...; những yếu tố tác động tới hành vi đọc báo; 
hiệu quả của tập quán đọc báo; thử phân loại những tập quán hay 
những kiểu đọc báo khác nhau...) 
2. Phân tích nội dung (một trang mục, hay chủ đề...) / hoặc phân 
tích cách đưa tin về một sự kiện trên báo chí (có thể chọn một hoặc 
một vài tờ báo trong một khoảng thời gian nhất định). 
3. Nhận xét về ngôn ngữ báo chí hiện nay (có thể chọn một hay 
một vài tờ báo). 
4. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ trên báo chí hiện nay. 
5. Vai trò xã hội của báo chí qua đợt thông tin về sự kiện học sinh 
chết đuối ở Nông Sơn (Quảng Nam) (hoặc qua những vụ khác như 
“cơm tù”, phá rừng, tai nạn giao thông, nạn cúm gà, những vấn đề 
giáo dục...) 
6. Vai trò của đài phát thanh trước yêu cầu phát triển kinh tế-xã 
 128
hội của đất nước hiện nay. 
7. Đặc điểm và lợi thế của đài phát thanh so với báo in và đài 
truyền hình. 
8. Những chủ đề hay hình tượng thường được sử dụng trên quảng 
cáo hiện nay (trên truyền hình, phát thanh, hoặc trên một tờ báo in). 
9. Phân tích hình tượng người phụ nữ trong quảng cáo hiện nay (trên 
truyền hình, phát thanh, hoặc trên một tờ báo in). 
10. So sánh hiệu quả của truyền hình với hiệu quả của báo in đối 
với người dân Việt Nam hiện nay. 
11. Đạo đức của người làm báo trong môi trường xã hội hiện nay. 
12. Những điểm khác biệt giữa nghề làm báo và nghề làm văn. 
13. Tìm hiểu văn phong báo chí (qua khảo sát một tờ hoặc vài tờ 
báo cụ thể). 
14. Nhận xét về cách đưa tin trên báo in của thành phố Hồ Chí 
Minh hiện nay. 
15. Nhận định về các bộ phim truyền hình hiện nay (vai trò và tác 
dụng đối với công chúng...). 
16. Tương lai của báo in trong xã hội. 
17. Tương lai của nghề làm báo trong điều kiện phương tiện 
Internet ngày càng phổ biến và phát triển. 
18. Hình ảnh doanh nhân trên báo chí (hoặc trên truyền hình, 
trong điện ảnh...). 
19. Những ảnh hưởng của các loại trò chơi điện tử đối với thanh 
thiếu niên. 
20. Phân tích những đặc điểm và nhu cầu của công chúng của các 
bộ phim truyền hình Hàn Quốc (hoặc Trung Quốc...) 
21. Chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” (agenda setting) 
của báo chí TPHCM. 
 129
 MỤC LỤC 
 Trang 
Bài giới thiệu ........................................................................... 3 
Tài liệu tham khảo .................................................................... 6 
Bài 1. Tìm hiểu khái niệm truyền thông ............................... 8 
 Truyền thông .................................................................. 9 
 Truyền thông đại chúng ................................................. 10 
 Đại chúng ....................................................................... 12 
 Quá trình truyền thông ................................................... 14 
 Truyền thông liên cá nhân và truyền thông đại chúng . 19 
Bài 2. Lịch sử ra đời của các phương tiện truyền thông đại chúng. 
 Một định chế xã hội mới ................................................ 24 
 Những phương tiện truyền thông cổ truyền .................. 24 
 Kỹ thuật ấn loát .............................................................. 25 
 Những tờ báo đầu tiên ................................................... 28 
Các kỹ thuật truyền thông và các phương tiện truyền thông 
đại chúng .......................................................................... 30 
 Định chế truyền thông đại chúng ................................... 33 
 Xã hội học về truyền thông đại chúng ........................... 36 
Bài 3. Các lý thuyết về truyền thông đại chúng ................... 40 
 Hướng tiếp cận theo quan điểm chức năng luận ........... 43 
 Các lý thuyết phê phán .................................................. 50 
 Một vài hướng tiếp cận khác ......................................... 53 
Bài 4. Nghiên cứu công chúng ............................................. 57 
 130
 Những đặc điểm của công chúng .................................. 59 
 Ứng xử truyền thông của công chúng ........................... 61 
Cách sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng nơi 
các tầng lớp công chúng ................................................... 64 
Bài 5. Nghiên cứu các nhà truyền thông ............................. 71 
 Các nhà truyền thông .................................................... 71 
 Nghề làm báo ................................................................ 73 
 Lao động của nhà báo ................................................... 75 
 Bộ máy tòa soạn ........................................................... 75 
 Những áp lực trong nghề nghiệp .................................. 76 
Bài 6. Nghiên cứu nội dung truyền thông ........................... 85 
 Văn phong báo chí ........................................................ 85 
 Phân tích nội dung truyền thông ................................... 88 
 Phương pháp phân tích nội dung thực nghiệm ............. 89 
 Phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học .............. 92 
Bài 7. Những tác động xã hội của truyền thông đại chúng . 99 
 Quá trình nghiên cứu .................................................... 100 
 Phổ biến thông tin và kiến thức .................................... 102 
 Giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức” ...................... 103 
 Lý thuyết về chức năng “thiết lập chương trình nghị sự”
 ......................................................................................................... 106 
 Truyền thông và bạo lực ............................................... 108 
 Vai trò của báo in .......................................................... 111 
Tóm tắt nội dung môn học ........................................................ 119 
Một số câu hỏi chung cho môn học .......................................... 121 
Một số đề tài gợi ý làm bài tiểu luận cuối môn học ................. 122 
Mục lục 
 131
 132
Biên soạn 
TS. TRẦN HỮU QUANG 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xa_hoi_hoc_ve_truyen_thong_dai_chung.pdf