Hệ thống nhận dạng ảnh mặt người dùng mạng Neural và biến đổi Gabor Wavelet

Nhận dạng mặt người là một lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn được nhiều người quan tâm

trong vài năm gần đây. Nói chung có hai phương pháp để nhận dạng mặt người, phương pháp

dựa vào mẫu (template based) và phương pháp dựa vào các đặc trưng hình học (geometric

features based). Trong phương pháp dựa vào mẫu, các phương pháp thống kê được sử dụng để

biểu diễn toàn bộ ảnh. Phương pháp dựa vào mẫu điển hình đầu tiên là phương pháp “eigenface”

[1], và được phát triển thành phương pháp “fisherface” [2]. Trong khi đó, phương pháp nhận

dạng theo đặc trưng mô tả khuôn mặt theo ý tưởng đối tượng ảnh có thể được biểu diễn như một

tập hợp các đặc trưng trừu tượng. Một số đặc trưng đơn giản như các đường biên, đường thẳng,

đoạn thẳng, điểm. Các đặc trưng phức tạp hơn có thể được xây dựng từ các đặc trưng đơn giản

này. Các phương pháp nhận dạng dựa vào mẫu hiện đại được biết đến như phương pháp sử dụng mô

hình HMM [3], phương pháp phân tích các đặc trưng cục bộ LFA [4]. Trong hầu hết các phương

pháp nhận dạng theo đặc trưng, sự lựa chọn các đặc trưng và mô tả chúng là rất quan trọng.

pdf 5 trang yennguyen 4400
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống nhận dạng ảnh mặt người dùng mạng Neural và biến đổi Gabor Wavelet", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống nhận dạng ảnh mặt người dùng mạng Neural và biến đổi Gabor Wavelet

Hệ thống nhận dạng ảnh mặt người dùng mạng Neural và biến đổi Gabor Wavelet
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44) Tập 2/N¨m 2007 
 33
HỆ THỐNG NHẬN DẠNG ẢNH MẶT NGƯỜI DÙNG MẠNG NEURAL 
VÀ BIẾN ĐỔI GABOR WAVELET 
Bùi Ngọc Tuấn - Phùng Trung Nghĩa - Đỗ Huy Khôi (Khoa Công nghệ thông tin- ĐHTN) 
1. Giới thiệu chung 
Nhận dạng mặt người là một lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn được nhiều người quan tâm 
trong vài năm gần đây. Nói chung có hai phương pháp để nhận dạng mặt người, phương pháp 
dựa vào mẫu (template based) và phương pháp dựa vào các đặc trưng hình học (geometric 
features based). Trong phương pháp dựa vào mẫu, các phương pháp thống kê được sử dụng để 
biểu diễn toàn bộ ảnh. Phương pháp dựa vào mẫu điển hình đầu tiên là phương pháp “eigenface” 
[1], và được phát triển thành phương pháp “fisherface” [2]. Trong khi đó, phương pháp nhận 
dạng theo đặc trưng mô tả khuôn mặt theo ý tưởng đối tượng ảnh có thể được biểu diễn như một 
tập hợp các đặc trưng trừu tượng. Một số đặc trưng đơn giản như các đường biên, đường thẳng, 
đoạn thẳng, điểm. Các đặc trưng phức tạp hơn có thể được xây dựng từ các đặc trưng đơn giản 
này. Các phương pháp nhận dạng dựa vào mẫu hiện đại được biết đến như phương pháp sử dụng mô 
hình HMM [3], phương pháp phân tích các đặc trưng cục bộ LFA [4]. Trong hầu hết các phương 
pháp nhận dạng theo đặc trưng, sự lựa chọn các đặc trưng và mô tả chúng là rất quan trọng. 
Wavelet là các hàm toán học chia dữ liệu thành các thành phần tần số khác nhau và xem 
xét từng thành phần với độ phân giải thích hợp. Wavelet có rất nhiều ưu điểm so với biến đổi 
Fourier truyền thống để phát hiện sự gián đoạn và thay đổi đột biến của tín hiệu. Phương pháp 
nhận dạng dùng biến đổi Gabor là một phương pháp nhận dạng dựa trên đặc trưng. Biến đổi 
Gabor biểu diễn ảnh mô phỏng theo hệ thống thị giác của con người HVS (Human Visual 
System), các đặc trưng Gabor của ảnh có thể được sử dụng hiệu quả trong các ứng dụng thị giác 
máy tính (Computer Vision), robotic. 
Nền tảng chung để biểu diễn ảnh không gian ở đây dựa trên đồ thị có thứ tự, các điểm đặc 
trưng không gian được định vị để biểu diễn mẫu trong ảnh. Ở mỗi đặc trưng, một băng lọc đa phân 
giải ứng với các hàm Gabor wavelet đa hướng được sử dụng. Có rất nhiều cách biểu diễn ảnh dùng 
biến đổi Gabor wavelet. Ảnh có thể biểu diễn bằng cách tính Gabor wavelet cho mỗi điểm ảnh. Như 
vậy, thông thường mỗi điểm ảnh sẽ sử dụng 60 Gabor wavelet (6 tỉ lệ, 10 hướng). Nếu kích cỡ của 
ảnh là 100x100, số chiều của vector đặc trưng khi đó sẽ là 600.000, vector đặc trưng nhiều chiều 
như vậy sẽ dẫn tới chi phí tính toán và lưu trữ rất lớn. Một giải pháp khác là xác định một đồ thị cho 
khuôn mặt trong đó các node của đồ thị là các đặc trưng không gian trên khuôn mặt như mắt, tai, 
mũi, miệng. Phương pháp này yêu cầu phải định vị chính xác các điểm đặc trưng không gian. Trong 
bài báo này, phương pháp sử dụng là phương pháp kết hợp hai phương pháp trên sử dụng các điểm 
đặc trưng trong một mạng wavelet ứng với hình chữ nhật lớn nhất xác định trên khuôn mặt. 
Hai dạng ứng dụng chính của nhận dạng mặt người là tìm ra người trong tập mẫu cho 
trước có chứa ảnh của người cần nhận dạng (identification) và xác thực xem người trong ảnh có 
trong tập mẫu hay không (verification). Trong bài báo này chúng tôi tập trung xây dựng hệ 
thống nhận dạng ảnh mặt người (với giả thiết người cần nhận dạng đã có ảnh trong tập mẫu). 
Các kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ rằng phương pháp đề xuất cho kết quả tốt hơn các phương 
pháp truyền thống cả về sự hiệu quả và độ chính xác. 
2. Phương pháp và thuật toán 
Hệ thống được chia thành 3 modul: thu nhận và phân tích ảnh, trích đặc trưng, huấn 
luyện và nhận dạng ảnh 
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44) Tập 2/N¨m 2007 
 34 
2.1. Khối thu nhận và phân tích ảnh 
Đầu vào của khối nhận dạng ảnh là ảnh của người cần nhận dạng. Ảnh sau đó được thực 
hiện tiền xử lý để triệt nhiễu và nâng cao chất lượng ảnh nếu cần thiết. Ảnh sau tiền xử lý chỉ 
được nâng cao chất lượng (chứ không thay đổi tư thế và biểu cảm trên khuôn mặt) và đưa sang 
khối trích đặc trưng. Trong nghiên cứu này chúng tôi thực nghiệm với các ảnh sạch không nhiễu 
nên không áp dụng khối tiền xử lý nhiễu. Bước tiếp theo trước khi trích đặc trưng ảnh là phải 
xác định một vùng thông tin quan trọng trong ảnh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng 
vùng thông tin quan trọng này là một lưới hình chữ nhật đặt bên trong vùng hình ảnh khuôn mặt. 
Dựa vào lưới chữ nhật này, mạng wavelet được xác định cho chúng ta một tập hợp các điểm đặc 
trưng. Tăng số lượng điểm đặc trưng sẽ biểu diễn ảnh chính xác hơn nhưng cũng tăng chi phí 
tính toán và ngược lại. Do vậy, xác định số lượng đặc trưng dung hòa được hai yếu tố độ chính 
xác và phức tạp tính toán là điều rất quan trọng. 
2.2. Khối trích đặc trưng 
Khối này là khối rất quan trọng của hệ thống nhận dạng. Trong nghiên cứu này, chúng 
tôi áp dụng phương pháp trích đặc trưng dùng biến đổi Gabor wavelet trong [5]. Theo đó, ảnh 
khuôn mặt được xử lý bằng biến đổi Gabor wavelet để trích ra các đặc trưng. Một tập các tần số 
và hướng của các điểm đặc trưng xác định bởi mạng wavelet sẽ là thông tin đặc trưng để biểu 
diễn ảnh. Chúng ta chọn hai tần số chặn trên và chặn dưới dựa vào phổ của ảnh LBf và UBf . Một 
tập P tần số fi được sử dụng cho mỗi điểm đặc trưng bắt đầu từ fLB và nhân liên tiếp với 2 cho 
tới fUB. Với mỗi tần số một tập Q hướng θ j được chọn từ -pi đến pi . Các điểm đặc trưng có thể 
là tất cả các điểm ảnh nhưng cũng có thể chỉ chọn một số điểm ảnh “quan trọng” trên khuôn 
mặt được xác định bằng (cx, cy) trên trục tọa độ Đề các. Như vậy, một tập P tần số và Q hướng 
xác định mỗi điểm đặc trưng Số lượng các điểm đặc trưng là R, số lượng wavelet sẽ là N = 
P*Q*R. Với I(x,y) biểu diễn một điểm ảnh, 0<x<h, 0<y<w với h, w là chiều cao và độ rộng của 
ảnh. Một họ các hàm N Gabor wavelet 1,1,1 P,Q,R{ ,.., }ψ ψ ψ= được xác định như sau: 
k k k k
2
2 2 2
, , i x y i x j y j( , ) exp{-0.5f [(x-c ) -(y-c ) ]}*sin{2 f [(x-c )cos -(y-c )sin ]}2
i
i j k
f
x yψ pi θ θ
pi
= (1) 
Trong đó fi là tần số, jθ là hướng và ,k kx yc c chỉ ra vị trí của điểm đặc trưng. 
 (a) (b) 
Hình 1. Biến đổi Gabor wavelet của một ảnh mặt người mẫu 
a, Phần thực của wavelet; b, Độ lớn wavelet 
Hàm wavelet 
, ,
( , )i j k x yψ được chuNn hóa thành , ,ˆ ( , )i j k x yψ với 
, ,
, ,
, ,
( , )
ˆ ( , ) || ( , ) ||
i j k
i j k
i j k
x y
x y
x y
ψψ
ψ
= (2) 
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44) Tập 2/N¨m 2007 
 35
Hàm wavelet ψ là một hàm phức và toán tử ||.|| là toán tử xác định độ lớn hàm phức. 
Tập trọng số 1ω ,.., uω ứng với wavelet 1ψ ,.., uψ , với 2 ≤ u ≤ N. 
1 1ˆ*Iω ψ= (3) 
ˆ*
uu diff uIω ψ= (4) 
1
( , )diffI I x y= (5) 
1 1
ˆ
u udiff diff uI I I− −= − (6) 
Trong đó diffI biểu diễn sự sai khác giữa ảnh gốc và ảnh tái tạo ứng với các wavelet, ˆuI 
là ảnh tái tạo từ ứng với wavelet u 
ˆ
ˆ*u u uI ω ψ= (7) 
Ảnh tái tạo cuối cùng 
1
0
ˆ ˆ
N
u
u
I I
−
=
=∑ (8) 
Ảnh gốc I, mạng wavelet và ảnh tái tạo ˆI được trình bày trên hình 1. 
 (a) (b) (c) 
Hình 2. Ảnh gốc (a), mạng wavelet (b) và ảnh tái tạo (c) với N=100 
2.3 Khối huấn luyện và nhận dạng ảnh dùng mạng neural 
Loại mạng neural điển hình được dùng trong xử lý ảnh là mạng neural perception nhiều lớp 
MLP (multi-layer perception). Mỗi neural trong một lớp kết nối trực tiếp với các neural ở lớp dưới. 
Mạng neural sử dụng rộng rãi để huấn luyện, học mẫu là mạng lan truyền ngược (back 
propagation). Ở đây, giá trị đầu ra được so sánh với kết quả đúng để tính giá trị của hàm sai số 
xác định trước. Giá trị hàm sai số này sau đó được truyền ngược lại mạng điều chỉnh trọng số 
của mỗi kết nối để cực tiểu hóa lỗi. Sau khi lặp lại quá trình này với số lần huấn luyện đủ lớn sẽ 
hội tụ đến các trạng thái ít lỗi nhất. Để điều chỉnh trọng số một cách chính xác, phương pháp tối 
ưu phi tuyến gọi là kỹ thuật giảm gradient được áp dụng. Theo đó, đạo hàm của hàm sai số tương 
ứng với các trọng số của mạng được tính và trọng số sẽ thay đổi để giảm giá trị hàm sai số. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tập đặc trưng Gabor wavelet của ảnh mặt 
người được xác định như trong [5]. Tuy nhiên chúng tôi kết hợp với huấn luyện và nhận dạng 
bằng mạng neural nhiều lớp truyền thẳng MLP sử dụng thủ tục huấn luyện lan truyền ngược. 
Mạng neural có thể được cấu hình ở chế độ huấn luyện hoặc nhận dạng. Ban đầu mạng được 
khởi tạo ở chế độ huấn luyện và tất cả các ảnh có trong tập mẫu sẽ được huấn luyện. Các thông 
số như số lượng neural Nn, momentum, tỉ lệ học, số lần lặp và đầu ra mạng được biến đổi trong 
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44) Tập 2/N¨m 2007 
 36 
quá trình huấn luyện để tối ưu quá trình huấn luyện. Trong chế độ nhận dạng, đầu ra của mạng 
neural là mẫu tìm thấy phù hợp nhất. Các tham số thực nghiệm của mạng wavelet và neural 
được cài đặt cụ thể trong hệ thống nhận dạng thử nghiệm trình bày chi tiết trong phần sau. 
3. Xây dựng hệ thống nhận dạng ảnh mặt người thử nghiệm 
Chúng tôi chọn dữ liệu ảnh thử nghiệm của 8 người khác nhau từ thư viện ảnh của Yale và 
Olivetti, ảnh được cắt về kích cỡ thống nhất là 92x112, mỗi người chọn 4 ảnh khác nhau, 1 ảnh dùng 
cho huấn luyện và 3 ảnh để kiểm tra kết quả nhận dạng. Ảnh để huấn luyện chọn là ảnh có độ sáng 
đồng nhất, khuôn mặt bình thường không biểu cảm, tư thế đầu thẳng ngay ngắn. Các ảnh chọn để nhận 
dạng kiểm nghiệm có các biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt, độ sáng trên ảnh không đồng nhất. 
Hình 3. Ảnh huấn luyện Hình 4. Các ảnh dùng để nhận dạng thử nghiệm với độ sáng, biểu cảm trên 
khuôn mặt, tư thê khuôn mặt khác nhau 
Trong thực nghiệm chúng tôi xác định mạng wavelet dựa trên hình chữ nhật nội tiếp lớn 
nhất trong ảnh, đó có thể coi là hình chữ nhật với bốn điểm góc là bốn điểm biên sát với 2 mắt 
và 2 góc quai hàm trên khuôn mặt. Mạng wavelet sau đó được chia ra thành 8x8 điểm xác định 
64 điểm đặc trưng trên khuôn mặt (R=64). 
Ở mỗi điểm đặc trưng, 6 tần số (P=6) và 10 hướng (Q=10) được chọn. Số chiều của 
vector đặc trưng khi đó sẽ bằng P*Q*R = 64x6x10 =3840 là một con số khá lớn, chúng ta sẽ 
chọn 50 giá trị đặc trưng lớn nhất trong số 3840 giá trị này làm đầu vào cho mạng neural. Các 
tham số của mạng neural trong quá trình huấn luyện được đặt như sau: số lượng neural Nn bằng 
20% tổng số neural vào, hệ số học và momentum đều được đặt là 0.5. Chúng tôi dùng hai 
phương án thử nghiệm. Ở phương án thử nghiệm đầu tiên, mức ngưỡng lỗi được đặt là 0.0001, 
số bước lặp là 250001, mức lỗi được kiểm tra sau mỗi 10000 bước lặp. Phương án thử nghiệm 
thứ 2, mức ngưỡng lỗi được đặt là 0.001, số bước lặp là 25001, mức lỗi được kiểm tra sau mỗi 
1000 bước lặp. Quá trình huấn luyện sẽ dừng lại khi mức lỗi đạt tới ngưỡng hoặc thực hiện hết 
số lần lặp cho ra kết quả đầu ra của mạng. Tương tự, quá trình nhận dạng sẽ thực hiện cho đến 
khi cho ra kết quả đầu ra của mạng neural là mẫu tìm thấy phù hợp nhất. 
Hệ thống nhận dạng thử nghiệm được xây dựng trên MATLAB 7.01 để tận dụng khả 
năng hỗ trợ các hàm xử lý Neural và Wavelet của MATLAB trong hai toolbox Neural Network 
và Wavelet. Hệ thống được kết hợp xây dựng ở chế độ GUI để dễ dàng cho người sử dụng. 
4. Đánh giá chương trình thử nghiệm 
Máy tính sử dụng để đánh giá hệ thống là PC Intel Pentium M 1.6 GHz, 512 RAM, card 
tăng tốc đồ họa NVIDIA GeForce 4 MX 4000 128 MB. Thời gian nhận dạng thử nghiệm với tập 
mẫu ảnh của 8 người với phương án một là xấp xỉ 40 giây, phương án 2 là xấp xỉ 5 giây. 
Các kết quả thử nghiệm cho thấy hệ thống đặc biệt hiệu quả khi nhận dạng các ảnh mang 
kính, mang các kiểu tóc khác nhau, tư thế khuôn mặt thay đổi chút ít (nhưng không thay đổi góc 
chụp của camera). Với số lượng người trong tập huấn luyện nhỏ hơn 5, tỉ lệ nhận dạng đúng 
trong cả hai phương án thử nghiệm là 100%. 
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44) Tập 2/N¨m 2007 
 37
Khi số lượng người trong tập mẫu lớn hơn 5, hiệu quả nhận dạng ảnh khi thay đổi tư thế 
khuôn mặt và biểu cảm giảm xuống. Với phương án một, tỷ lệ nhận dạng đúng là xấp xỉ 90% 
với tập mẫu 10 người, kết quả tỉ lệ nhận dạng đúng của hệ thống với 8 người trong tập mẫu là 
xấp xỉ 92%. Với phương án hai, tỷ lệ nhận dạng đúng là xấp xỉ 88% với tập mẫu 10 người, kết 
quả tỉ lệ nhận dạng đúng của hệ thống với 8 người trong tập mẫu là xấp xỉ 90% 
So sánh với các nghiên cứu gần đây trong [1], [2], [3] và [5], nếu sử dụng phương án 
một, tỉ lệ nhận dạng có cao hơn, nhưng xét về thời gian thực thi thì lại kém hiệu quả. Trong 
phương án hai, tỉ lệ nhận dạng đúng là cao hơn [1], [2], [3] và tương đương [5]. Như vậy thông 
qua các kết quả thực nghiệm có thể kết luận: phương pháp sử dụng trong nghiên cứu hiệu quả 
hơn các phương pháp gần đây, đặc biệt là khi tối ưu được các tham số của mạng neural. 
Các hạn chế cần phải khắc phục của hệ thống là hệ thống không thật sự hiệu quả với các 
khuôn mặt thay đổi biểu cảm rõ rệt, tư thế đầu quay với góc quay lớn, không sử dụng được để 
nhận dạng các ảnh với góc chụp camera rất khác nhau. Thời gian nhận dạng là thích hợp với 
nhận dạng ảnh offline nhưng chưa đủ thích hợp cho các ứng dụng nhận dạng online. 
5. Kết luận 
Trong bài báo này, chúng tôi đã trình bày về hệ thống nhận dạng ảnh mặt người dùng 
biến đổi Gabor wavelet và mạng neural nhiều lớp MLP. Hệ thống đã tỏ ra hiệu quả hơn các 
phương pháp nhận dạng mặt người truyền thống cả về độ chính xác và sự hiệu quả. Kết quả 
nghiên cứu này có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng liên quan đến nhận dạng ảnh 
mặt người đặc biệt là các ứng dụng trong an ninh như tìm kiếm, xác thực tội phạm qua ảnh  
Tóm tắt 
Nhận dạng mặt người với sự thay đổi tư thế, độ sáng, biểu cảm của khuôn mặt đang là 
một thách thức. Hiện có nhiều phương pháp nhận dạng mặt người, mỗi phương pháp có ưu điểm 
và hạn chế nhất định. Bài báo này trình bày một phương pháp nhận dạng mặt người dùng mạng 
Neural và biến đổi Gabor wavelet. Các kết quả thực nghiệm chứng tỏ phương pháp đề xuất hiệu 
quả và chính xác hơn các phương pháp truyền thống. 
Summary 
Face recognition with variant pose, illumination and expression is a challenging 
problem. Today there exist many well-known techniques for face recognition, each with its own 
inherent limitations. In this paper, we present a novel approach to face recognition using Neural 
network and Gabor wavelets. Experimental results show that the proposed method performs 
better than traditional approaches in terms of both efficiency and accuracy. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. M. Turk and A. Pentland (1991), "Face recognition using Eigenfaces", Proceedings of the 
IEEE Conference on Computer Vision and Pattern Recognition, pp. 586-591. 
[2]. N. B. Peter, P. H. Joao and J. K. David (1997), "Eigenfaces vs. Fisherfaces: Recognition 
using class specific linear projection", IEEE Transactions on Pattern Analysis and Machine Intelligence, 
Vol. 19, No. 7, pp. 711-720. 
[3]. F. S. Samaria (1994) "Face recognition using hidden Markov models," PhD thesis, 
University of Cambridge, UK,. 
[4]. P. S. Penev and J. J. Atick (1996) "Local feature analysis: A statistical theory for object 
representation," Network: Computation in Neural Systems, Vol. 7, pp. 477-500. 
[5]. Vinay Kumar and B. Shreyas (2007), “Face Recognition Using Gabor Wavelets”, IEEE - 
ICSCN 2007, MIT Campus, Anna University, Chennai, India. Feb. 22-24, 2007. pp.433-437. 

File đính kèm:

  • pdfhe_thong_nhan_dang_anh_mat_nguoi_dung_mang_neural_va_bien_do.pdf