Hiệu quả điều trị ghẻ bằng thuốc uống Ivermectin

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị cho bệnh nhân mắc ghẻ bằng uống ivermectin tại Bệnh viện Da

liễu Trung ương năm 2018.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Đối tượng: 40 bệnh nhân mắc ghẻ từ 8/2017 đến 6/2018 được điều trị bằng uống Ivermectin và được

đánh giá hiệu quả sau điều trị.

Phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng có so sánh trước – sau điều trị.

Kết quả: Sau điều trị, tỷ lệ BN còn luống ghẻ, sẩn cục và mụn nước đã giảm đáng kể (p<0,001).>

mức độ ngứa: Trước điều trị, 50,0% BN cảm thấy rất ngứa, 47,6% ngứa vừa. Sau điều trị: 75,0% BN không

còn ngứa và 22,5% chỉ còn ngứa ít (p<0,01). về="" mức="" độ="" mất="" ngủ:="" trước="" đó,="" tất="" cả="" các="" bn="" đều="" bị="" mất="">

57,5% mất ngủ nặng, 40,0% mất ngủ vừa. Tuy nhiên, sau điều trị 2 tuần, 70,0% BN không còn bị mất

ngủ, còn lại chỉ mất ngủ ở mức độ nhẹ. Về một số tác dụng phụ: thường xảy ra trong vòng 1-3 ngày đầu.

Một số tác dụng phụ thường gặp nhất đó là: Sốt (17,5%), sưng đau khớp (10,0%), đau cơ (7,5%) và một

số biểu hiện khác: nhịp tim nhanh, hoa mắt/chóng mặt, hạ huyết áp thể đứng. Nhìn chung, sau điều trị,

có tới 90,0% BN mắc ghẻ đáp ứng điều trị với thuốc uống Ivermectin (65% BN có kết quả tốt, 25% BN

có kết quả khá).

Kết luận: Thuốc uống Ivermectin đem lại hiệu quả điều trị tương đối tốt. Do đó, nên sử dụng thuốc

này để điều trị cho bệnh nhân mắc ghẻ.

pdf 7 trang yennguyen 3760
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả điều trị ghẻ bằng thuốc uống Ivermectin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả điều trị ghẻ bằng thuốc uống Ivermectin

Hiệu quả điều trị ghẻ bằng thuốc uống Ivermectin
 DALIỄUHỌCSố27(Tháng09/2018)
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
,(88 ,(875 ( 
%1782 821,(50(7,1
 Nguyễn Thị Hà Minh*, Trần Lan Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị cho bệnh nhân mắc ghẻ bằng uống ivermectin tại Bệnh viện Da 
liễu Trung ương năm 2018.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 
Đối tượng: 40 bệnh nhân mắc ghẻ từ 8/2017 đến 6/2018 được điều trị bằng uống Ivermectin và được 
đánh giá hiệu quả sau điều trị. 
Phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng có so sánh trước – sau điều trị.
Kết quả: Sau điều trị, tỷ lệ BN còn luống ghẻ, sẩn cục và mụn nước đã giảm đáng kể (p<0,001). Về 
mức độ ngứa: Trước điều trị, 50,0% BN cảm thấy rất ngứa, 47,6% ngứa vừa. Sau điều trị: 75,0% BN không 
còn ngứa và 22,5% chỉ còn ngứa ít (p<0,01). Về mức độ mất ngủ: Trước đó, tất cả các BN đều bị mất ngủ: 
57,5% mất ngủ nặng, 40,0% mất ngủ vừa. Tuy nhiên, sau điều trị 2 tuần, 70,0% BN không còn bị mất 
ngủ, còn lại chỉ mất ngủ ở mức độ nhẹ. Về một số tác dụng phụ: thường xảy ra trong vòng 1-3 ngày đầu. 
Một số tác dụng phụ thường gặp nhất đó là: Sốt (17,5%), sưng đau khớp (10,0%), đau cơ (7,5%) và một 
số biểu hiện khác: nhịp tim nhanh, hoa mắt/chóng mặt, hạ huyết áp thể đứng. Nhìn chung, sau điều trị, 
có tới 90,0% BN mắc ghẻ đáp ứng điều trị với thuốc uống Ivermectin (65% BN có kết quả tốt, 25% BN 
có kết quả khá). 
Kết luận: Thuốc uống Ivermectin đem lại hiệu quả điều trị tương đối tốt. Do đó, nên sử dụng thuốc 
này để điều trị cho bệnh nhân mắc ghẻ.
Từ khóa: Ivermectin, bệnh ghẻ.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ghẻ là một bệnh truyền nhiễm ngoài 
da, khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt hay gặp ở 
những nơi tập trung đông dân cư, điều kiện vệ 
sinh kém. Bệnh ghẻ vẫn ngày ngày tiếp tục ảnh 
hưởng đến hơn 130 triệu người trên thế giới vào 
bất kỳ thời điểm nào [4]. Bệnh ghẻ gây giảm chất 
lượng cuộc sống, gây ra sự mặc cảm xã hội cho 
người bệnh. Ngoài ra, nếu không được điều trị 
triệt để, có thể để lại các biến chứng nguy hiểm, 
thậm chí là tử vong [5]. 
* Bộ môn Da liễu, Trường Đại học Y Hà Nội
** Bộ môn Vi sinh-Ký sinh trùng lâm sàng, Trường Đại học 
Y Hà Nội
Số27(Tháng09/2018)DALIỄUHỌC
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
IVM là một thuốc kháng KST phổ rộng. Nhiều 
nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã cho 
thấy thuốc có tác dụng tương đối tốt và đặc biệt 
có ưu điểm là chỉ cần uống một liều duy nhất 
trong suốt quá trình điều trị. Tuy nhiên cho đến 
nay, IVM chưa được sử dụng rộng rãi trong điều 
trị tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu. Qua tìm 
hiểu sơ bộ chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu 
nào ở Việt Nam đánh giá hiệu quả của thuốc IVM 
trong điều trị bệnh ghẻ.
Do vậy, để góp phần cung cấp thêm thông 
tin cho chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh này đạt 
hiệu quả hơn cho Bệnh viện Da liễu Trung ương, 
chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về hiệu 
quả điều trị cho bệnh nhân mắc ghẻ bằng thuốc 
uống Ivermectin vào năm 2018.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân đến 
khám được chẩn đoán mắc ghẻ tại Khoa Khám 
bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ 6/2017 
đến 6/2018 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
* Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: 
n= Z21-α/2 p(1-p)
∆2
. Trong đó: ∆2 p=0,7 Tỉ lệ đáp ứng 
điều trị mong muốn; ∆ = 0,158 (Khoảng sai lệch 
mong muốn); Z1-α/2=1,96, tương ứng với mức ý 
nghĩa thống kê α = 0,05. Thay vào công thức tính 
được cỡ mẫu n = 40.
* Phương pháp chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên 
đơn các bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán 
mắc bệnh ghẻ, các thể khác nhau trong thời gian 
nghiên cứu tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
* Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng 
có so sánh trước – sau điều trị.
* Vật liệu: Ivermectin dạng viên nén màu 
trắng với 2 hàm lượng 3mg và 6mg, hộp 1 vỉ 4 
viên do Davipharm sản xuất. 
* Thiết bị, hóa chất: Dao cùn, lam kính và 
lamen, Dung dịch KOH 20-30%, hoặc dầu soi 
kín, paran, glyceri; Mực xanh, xanh Methylen; 
Kim khêu; Kính lúp; Kính hiển vi quang học; Kính 
Dermoscopy.
* Kỹ thuật: Khám lâm sàng ngày đầu tiên (Lựa 
chọn bệnh nhân, kiểm tra trọng lượng, da, mức 
độ nghiêm trọng của ghẻ và các chỉ số khác); Điều 
trị bằng Ivermectin: Khuyên BN không dùng bất 
kỳ loại thuốc nào khác được phát bởi nhà nghiên 
cứu. Được phát thuốc Ivermectin theo cân nặng, 
uống 1 lần duy nhất trước bữa sáng; Khám và xét 
nghiệm lại sau 2 tuần; Nhận định kết quả.
*Một số chỉ số đánh giá: 
- Đánh giá đáp ứng điều trị: Bệnh nhân được 
xem là đáp ứng điều trị khi có kết quả khá (Giảm 
ngứa và giảm thương tổn >70%) hoặc tốt (Các 
thương tổn sạch, hết ngứa), không đáp ứng điều 
trị khi kết quả kém (Giảm ngứa và giảm thương 
tổn <50%) hoặc trung bình (Giảm ngứa và giảm 
thương tổn 50 – 70%).
- Mức độ ngứa: mức độ đánh giá dựa trên 
cảm giác chủ quan, được cho điểm dựa trên hỏi 
cảm giác ngứa của BN. Có các mức: Không ngứa; 
Ngứa mức độ ít (không gây khó chị cho BN); Ngứa 
mức độ trung bình (gây khó chịu cho bệnh nhân 
nhưng không ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt 
động sinh hoạt khác); Ngứa mức độ nhiều (gây 
khó chịu cho bệnh nhân, gây mất ngủ và ảnh 
hưởng đến hoạt động sinh hoạt khác).
 DALIỄUHỌCSố27(Tháng09/2018)
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
- Mức độ mất ngủ: Không mất ngủ (không bị 
ảnh hưởng gì đến giấc ngủ); Mức độ nhẹ (khó đi 
vào giấc ngủ); Mức độ vừa (Khó đi vào giấc ngủ 
và bị tỉnh giấc do ngứa); Mức độ nặng (Hầu như 
không ngủ được suốt đêm).
2.3. Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được xử 
lý bằng phần mềm SPSS 21.0. Sử dụng các thuật 
toán thống kê phù hợp để phân tích.
2.4. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được chấp 
thuận thông qua của Hội đồng đạo đức trong ng-
hiên cứu Y Sinh Dược học của Trường Đại học Y 
Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu được tư vấn cụ thể 
và tự nguyện tham gia, nghiên cứu (đồng ý trong 
Bản đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu). Các 
thông tin của bệnh nhân được giữ bảo mật tuyệt 
đối và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Thay đổi triệu chướng luống ghẻ và sẩn cục trước và sau điều trị
Thời gian Trước điều trị Sau 2 tuần điều trị pn Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Luống ghẻ Có 7 17,5 1 2,5 <0,001Không 33 82,5 39 97,5
Sẩn cục Có 21 52,5 3 7,5 <0,001Không 19 47,5 37 92,5
Mụn nước Có 40 100,0 6 15,0 <0,001Không 0 0,0 34 85,0
Kết quả tại bảng 1 cho thấy, sau điều trị, tỷ lệ bệnh nhân còn luống ghẻ, sẩn cục và mụn nước đã 
giảm đáng kể so với thời điểm trước khi điều trị. Tất cả sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với 
p<0,001.
Bảng 2: Hiệu quả thay đổi triệu chứng ngứa trước và sau điều trị
Mức độ ngứa Trước điều trị Sau 2 tuần điều trịn Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Không ngứa 0 0,0 30 75,0
Ít ngứa 1 2,5 9 22,5
Ngứa vừa 20 50,0 1 2,5
Rất ngứa 19 47,5 0 0,0
p p<0,001
Bảng 2 chỉ ra kết quả, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thay đổi triệu chứng ngứa của giai đoạn 
sau khi điều trị ghẻ bằng Ivermectin so với trước điều trị (p<0,001). Trước điều trị có tới 50,0% bệnh nhân 
khi được hỏi đánh giá mức độ ngứa là rất ngứa, 47,6% ngứa vừa và chỉ có 2,4% ngứa ít. Sau điều trị thì 
đã có tới 75,0% bệnh nhân không còn ngứa và 22,5% chỉ còn ngứa ít.
Số27(Tháng09/2018)DALIỄUHỌC
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
Bảng 3: Hiệu quả điều trị với triệu chứng mất ngủ trước và sau điều trị
Mức độ mất ngủ Trước điều trị Sau 2 tuần điều trịn Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Không mất ngủ 0 0,0 28 70,0
Mất ngủ nhẹ 1 2,5 12 30,0
Mất ngủ vừa 16 40,0 0 0,0
Mất ngủ nặng 23 57,5 0 0,0
p p<0,001
Kết quả tại bảng 3 cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thay đổi triệu chứng mất ngủ 
của bệnh nhân ở giai đoạn sau khi điều trị ghẻ bằng Ivermectin so với trước điều trị (p<0,001). Trước 
điều trị, tất cả các bệnh nhân đều bị mất ngủ: 57,5% mất ngủ nặng, 40,0% mất ngủ vừa và chỉ có 2,5% 
mất ngủ mức độ nhẹ. Tuy nhiên, sau điều trị 2 tuần, đã có tới 70,0% bệnh nhân không còn bị mất ngủ, 
còn lại chỉ mất ngủ ở mức độ nhẹ.
Bảng 4: Một số tác dụng không mong muốn của thuốc sau thời gian điều trị
Mức độ mất ngủ Sau 2 ngày Sau 2 tuần điều trịn Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Sốt 7 17,5 1 2,5
Hoa mắt/chóng mặt 1 2,5 0 0,0
Đau cơ 3 7,5 1 2,5
Sưng đau khớp 4 10,0 1 2,6
Hạ huyết áp thể đứng 1 2,5 0 0,0
Nhịp tim nhanh 2 5,0 0 0,0
Qua bảng 4 có thể thấy, các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Ivermectin thường xảy ra trong vòng 
1-3 ngày đầu. Một số tác dụng phụ thường gặp nhất đó là: Sốt (17,5%), sưng đau khớp (10,0%), đau cơ 
(7,5%) và một số biêu hiện khác: nhịp tim nhanh, hoa mắt/chóng mặt, hạ huyết áp thể đứng.
Biểu đồ 1: Kết quả đáp đứng sau 2 tuần điều trị bằng thuốc uống Ivermectin của bệnh nhân mắc ghẻ
Biểu đồ trên cho thấy, có tới 90,0% bệnh nhân mắc ghẻ có đáp ứng điều trị với thuốc uống Ivermectin 
(65% bệnh nhân có kết quả điều trị tốt, 25% bệnh nhân có kết quả điều trị khá).
2.5% 7.5%
25.0%
65.0%
Kết quả điều trị kém Kết quả điều trị trung bình
Kết quả điều trị tốtKết quả điều trị khá
 DALIỄUHỌCSố27(Tháng09/2018)
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
4. BÀN LUẬN
Thực tế hiện nay, Ivermectin dạng uống được 
sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh khác nhau 
ở người, chẳng hạn như các bệnh giun sán. Gần 
đây trên thế giới, các nghiên cứu đã áp dụng 
Ivermectin vào điều trị ghẻ.
Trước điều trị, tổn thương cơ bản thường gặp 
nhất là mụn nước (100,0%). Phân tích này tương 
đồng với nhận định của Phạm Hoàng Khâm khi 
tìm hiểu về bệnh nhân mắc bệnh ghẻ trong hồ 
sơ lưu trữ tại bệnh viện 103 từ năm 2000-2009, 
tác giả chỉ ra: tổn thương thường gặp nhất là 
mụn nước (100,0%) hay cũng phù hợp với một 
số tác giả khác như Nguyễn Khắc Bình (2000) 
[1] và Hoàng Văn Minh (2003) [2]. Về tổn thương 
luống ghẻ là một tổn thương rất đặc hiệu, song 
ở nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ tìm thấy ở 
khoảng hơn 17% bệnh nhân, tuy nhiên vẫn cao 
hơn so với Phạm Hoàng Khâm (5,91%) [3] và 
Hoàng Văn Minh (14,7%) [2]. Tuy nhiên, sau điều 
trị, những tổn thương này đã được cải thiện rõ 
rệt (p<0,001). Điều này đã cho thấy phần nào tác 
dụng điều trị trực quan cho Ivermectin cho bệnh 
nhân mắc ghẻ.
Ngứa là một trong những triệu chứng điển 
hình của bệnh ghẻ. Trước điều trị có tới 50,0% 
bệnh nhân khi được hỏi đánh giá mức độ ngứa là 
rất ngứa, 47,6% ngứa vừa và chỉ có 2,4% ngứa ít. 
Sau điều trị thì đã có tới 75,0% bệnh nhân không 
còn ngứa và 22,5% chỉ còn ngứa ít. Sự cải thiện 
này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Hiệu quả 
giúp giảm cảm giác ngứa cho bệnh nhân của 
thuốc uống Ivermectin có ý nghĩa rất quan trọng, 
giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, hạn chế 
được những triệu chứng ảnh hưởng liên quan 
khác như khó chịu hay mất ngủ.
Ngoài ra, sau khi điều trị bằng thuốc Ivermectin 
đã được cải thiện giấc ngủ hơn rất nhiều. Trước đó, 
tất cả các bệnh nhân đều bị mất ngủ: 57,5% mất 
ngủ nặng, 40,0% mất ngủ vừa và chỉ có 2,5% mất 
ngủ mức độ nhẹ. Tuy nhiên, sau điều trị 2 tuần, đã 
có tới 70,0% bệnh nhân không còn bị mất ngủ, còn 
lại chỉ mất ngủ ở mức độ nhẹ. Kết quả này có thể 
một phần là do hiệu quả giảm ngứa mà thuốc đã 
mang lại – vì ngứa là một trong những triệu chứng 
khiến cho bệnh nhân có thể mất ngủ hoặc ngủ 
không ngon do tỉnh dậy giữa đêm.
Cũng như bất kỳ những thuốc tây y nào, 
Ivermectin cũng có thể gây ra một số tác dụng 
không mong muốn cho bệnh nhân trong quá 
trình điều trị ghẻ. Các tác dụng phụ khi sử dụng 
thuốc Ivermectin thường xảy ra trong vòng 1-3 
ngày đầu. Một số tác dụng phụ thường gặp nhất 
đó là: Sốt (17,5%), sưng đau khớp (10,0%), đau cơ 
(7,5%) và một số biêu hiện khác: nhịp tim nhanh, 
hoa mắt/chóng mặt, hạ huyết áp thể đứng. Qua 
đây có thể thấy, nhưng tác dụng không mong 
muốn do Ivermectin gây ra hầu hết đều rất nhẹ. 
Hầu hết các tác dụng không mong muốn của 
thuốc là do các phản ứng miễn dịch đối với các 
ấu trùng bị chết. Vì vậy, mức độ nặng nhẹ của tác 
dụng này có liên quan đến mật độ ấu trùng ở da. 
Do vậy, việc nhận biết được những tác dụng phụ 
này đóng vai trò giúp cho bác sỹ có thể lường 
trước được để đưa ra những hướng giải quyết 
phù hợp. Đồng thời, cũng giúp cho bệnh nhân 
hiểu được rõ, tránh lo lắng
Nhìn chung, hiệu quả điều trị ghẻ của 
Ivermectin đạt được khá cao: có tới 90,0% bệnh 
nhân mắc ghẻ đáp ứng điều trị với thuốc uống 
Ivermectin. Điều này tương đồng với một số 
nghiên cứu. Như nghiên cứu của Fernando và 
Số27(Tháng09/2018)DALIỄUHỌC
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
cộng sự về điều trị ghẻ với Ivermectin cho 123 tù 
nhân cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh sau 15 
ngày điều trị đạt tới 91,05% [7]. Hay một nghiên 
cứu khác cho thấy sử dụng liều đơn IVM có tỷ lệ 
khỏi bệnh là 70%; liều nhắc lại sau 2 tuần cho tỷ 
lệ khỏi tăng lên tới 95% [6]. 
Qua đây đã cho thấy những hiệu quả nhất 
định mà Ivermectin đem lại trong điều trị ghẻ cho 
bệnh nhân. Do đó, nên áp dụng phương pháp 
này phổ biến hơn cho điều trị bệnh nhân mắc 
ghẻ trong tương lại tại nước ta.
5. KẾT LUẬN
Sau điều trị, tỷ lệ BN còn luống ghẻ, sẩn cục và 
mụn nước đã giảm đáng kể (p<0,001). Về mức độ 
ngứa: Trước điều trị, 50,0% BN cảm thấy rất ngứa, 
47,6% ngứa vừa. Sau điều trị: 75,0% BN không còn 
ngứa và 22,5% chỉ còn ngứa ít (p<0,01). Về mức độ 
mất ngủ: Trước đó, tất cả các BN đều bị mất ngủ: 
57,5% mất ngủ nặng, 40,0% mất ngủ vừa. Tuy 
nhiên, sau điều trị 2 tuần, 70,0% BN không còn 
bị mất ngủ, còn lại chỉ mất ngủ ở mức độ nhẹ. Về 
một số tác dụng phụ: thường xảy ra trong vòng 1-3 
ngày đầu. Một số tác dụng phụ thường gặp nhất 
đó là: Sốt (17,5%), sưng đau khớp (10,0%), đau cơ 
(7,5%) và một số biểu hiện khác: nhịp tim nhanh, 
hoa mắt/chóng mặt, hạ huyết áp thể đứng. Nhìn 
chung, sau điều trị, có tới 90,0% BN mắc ghẻ đáp 
ứng điều trị với thuốc uống Ivermectin (65% BN 
có kết quả tốt, 25% BN có kết quả khá).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Khắc Bình (2000), Tình hình bệnh 
ghẻ, đặc điểm lâm sàng và tác động của thuốc DEP 
ở một số trường tiểu học bán trú tỉnh Yên Bái, Luận 
văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Hoàng Văn Minh và Võ Quang Đỉnh (2003), 
Bệnh ghẻ và nhiễm HIV trên người nghiện ma túy, 
Nhà xuất bản Y học, Bộ môn Da liễu - Trường Đại 
học Y dược TP.Hồ Chí Minh.
3. Phạm Hoàng Khâm (2011), “Nghiên cứu 
đặc điểm lâm sàng bệnh ghẻ tại Bệnh viện 103 
(2000 - 2009)”, Y học thực hành, 760(4/2011), tr. 
87-89.
Tiếng Anh
4. Fuller and L. Claire (2013), “Epidemiology 
of scabies”, Current opinion in Infectous Diseases, 
26(2), pp. 123 – 126.
5. Hersch C (1967), “Acute glomerulonephritis 
due to skin disease, with special reference to 
scabies”, S Afr Med J, 41:(29).
6. Nnoruka EN and Agu CE (2001), “Successful 
Treatment of Scabies with Oral Ivermectin in 
Nigeria”, Tropical Doctor, 31(1), pp. 15-18.
7. Ribeiro Fde A, Taciro E, Guerra MR and 
et al. (2005), “Oral ivermectin for the treatment 
and prophylaxis of scabies in prison”, Journal of 
Dermatological Treatment, 16(3), pp. 138-141.
 DALIỄUHỌCSố27(Tháng09/2018)
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
SUMMARY
EFFECTIVE TREATMENT FOR SCABIES PATIENTS WITH IVERMECTIN 
Objective: To evaluate the therapeutic ecacy of ivermectin in patients with scabies inltration at the 
National Hospital of Dermatology and Venereology in 2018.
Subjects and methodology: A pre-clinical trial study was conducted on 40 patients with scabies from 
6/2017 to 6/2018. Patients were treated with oral ivermectin under the guidance of a physician and evaluated 
the eectiveness of treatment..
Results: After treatment, the incidence of scabies, bladder and blisters was signicantly reduced (p 
<0.001). On the itch level: Before treatment, 50.0% of patients felt very itchy, 47.6% of patients were moderate 
itching. After treatment: 75.0% patients had no itching and 22.5% had mild itching (p <0.01). With insomnia: 
Before treatment, all patients had insomnia: 57.5% insomnia, 40.0% moderate insomnia. However, after 2 
weeks of treatment, 70.0% of patients no longer lost sleep, the rest only had insomnia at mild level. About 
some side eects: Usually occur within the rst 1-3 days. Some of the most common side eects were fever 
(17.5%), joint pain (10.0%), muscle pain (7.5%) and other side eects: tachycardia, dizziness, hypertension. 
In general, after treatment, about 90.0% of patients with scabies meet treatment with Ivermectin (65% of 
patients with good results, 25% of patients have good results)
Conclusion: Ivermectin is a relatively good treatment. Therefore, it should be used to treat patients with 
scabies.
Key words: Ivermectin, Scabies.

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_dieu_tri_ghe_bang_thuoc_uong_ivermectin.pdf