Hiệu quả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở nước ta hiện nay
Tóm tắt: Đào tạo nguồn nhân lực Mỹ thuật ứng dụng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp,
người sử dụng lao động luôn là mối quan tâm sâu sắc của các cấp ban ngành và Bộ chủ quản.
Đào tạo MTUD là lĩnh vực đào tạo khá chuyên biệt, hệ thống khoa học của nó cần tư duy khác
biệt, việc đánh giá kết quả cũng cần có sự khác biệt, lực lượng chuyên sâu giảng dạy cũng cần có
cách đòi hỏi riêng. Đối với các doanh nghiệp cần phải chủ động hơn nữa trong việc tăng cường
và nâng cao hiệu quả hợp tác trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Mối quan hệ này cần phải
được xây dựng dựa trên lợi ích thiết thực từ các bên. Trên cơ sở đó mới nâng cao được chất lượng
giáo dục nghề nghiệp. Qua bài viết này, tác giả đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị và giải
pháp nhằm nâng cao mối liên kết giữa doanh nghiệp, người sử dụng lao động với các cơ sở đào
tạo mỹ thuật ứng dụng - một ngành học hướng đến tính ứng dụng, đến sự gắn kết giữa nhà trường
và doanh nghiệp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở nước ta hiện nay
Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 54 (04/2019) 75-84 75 HIỆU QUẢ MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO MỸ THUẬT ỨNG DỤNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY EFFICIENCY OF RELATIONSHIP BETWEEN BUSINESS AND SCHOOLS OF APPLIED ART IN VIETNAM Vương Quốc Chính*‡‡‡‡‡‡‡‡ Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 3/10/2018 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/4/2019 Ngày bài báo được duyệt đăng: 29/4/2019 Tóm tắt: Đào tạo nguồn nhân lực Mỹ thuật ứng dụng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, người sử dụng lao động luôn là mối quan tâm sâu sắc của các cấp ban ngành và Bộ chủ quản. Đào tạo MTUD là lĩnh vực đào tạo khá chuyên biệt, hệ thống khoa học của nó cần tư duy khác biệt, việc đánh giá kết quả cũng cần có sự khác biệt, lực lượng chuyên sâu giảng dạy cũng cần có cách đòi hỏi riêng. Đối với các doanh nghiệp cần phải chủ động hơn nữa trong việc tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Mối quan hệ này cần phải được xây dựng dựa trên lợi ích thiết thực từ các bên. Trên cơ sở đó mới nâng cao được chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Qua bài viết này, tác giả đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao mối liên kết giữa doanh nghiệp, người sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo mỹ thuật ứng dụng - một ngành học hướng đến tính ứng dụng, đến sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Từ khoá: Mỹ thuật ứng dụng, doanh nghiệp, đào tạo, chính sách, thực trạng, giải pháp. Abstract: Training human resources of applied fine arts meeting the needs of businesses and employers is always a deep concern of all levels of departments and line ministries. Applied arts training is quite specialized training field. Its scientific system needs different thinking, the evaluation of results also needs to be different, the intensive teaching force also needs to have its own requirements. For businesses, it is necessary to be more proactive in enhancing and enhancing the effectiveness of cooperation in vocational education activities. This relationship needs to be built on the practical benefits from the parties. On that basis, the quality of vocational education is improved. Through this article, the author offers a number of recommendations and solutions to improve the linkage between businesses and employers with applied art training institutions - a study aimed at applicability. , to the cohesion between schools and businesses. Keywords: Applied arts, business, training, policies, reality, solutions. *‡‡‡‡‡‡‡‡Trường Đại học Mở Hà Nội 76 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 1. Đặt vấn đề Chủ trương liên kết giữa các trường đào tạo nghề, đại học với các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất để tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường và đẩy mạnh xuất khẩu lao động đã được Chính phủ chỉ đạo tại nhiều văn bản như Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; Thông tư số 29/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. Theo đó, nhà trường và Doanh nghiệp(DN) có thể liên kết tổ chức đào tạo, trong đó DN có thể đảm nhận đến 40% chương trình đào tạo. Nhờ những chủ trương trên, nhiều mô hình liên kết với DN của các trường đại học đã được triển khai hiệu quả trong thời gian qua, tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại khá nhiều bất cập như mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động còn nhiều khoảng trống và lỏng lẻo. Theo khảo sát, ở Việt Nam trung bình mỗi năm có khoảng 10.000 chỉ tiêu đào tạo các ngành liên quan đến mỹ thuật: hội họa, mỹ thuật ứng dụng, sư phạm mỹ thuật được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các cơ sở đào tạo tuyển sinh trong cả nước. Đây là con số không hề nhỏ, Qua đó chúng cho thấy một thực tế xã nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng(MTUD) không hề nhỏ. Tuy nhiên số cử nhân ngành MTUD sau khi ra trường đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp đang yếu và thiếu. 2. Thực tế mối quan hệ giữa các cơ sở hoạt động tư vấn thiết kế và cơ sở đào tạo ngành MTUD Bản chất của MTUD là tạo ra các sản phẩm mang tính ứng dụng cao, tuy nhiên có một thực tế trái ngược đang diễn ra đó là sinh viên ngành MTUD đang bị bó hẹp trong khuôn khổ lý thuyết mà ít được tiếp cận với thực tế. Chính việc học “chay”, “nhồi nhét” lý thuyết khiến khả năng sáng tạo và tính thực tế của sinh viên bị hạn chế không ít. Đào tạo đã thực gắn với doanh nghiệp? Tại hội thảo hợp tác Việt Nam - Anh Quốc trong giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề nghiệp diễn ra tại Hà Nội ngày 17/1, NGƯT.TS Vũ Xuân Hùng, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Nghề nghiệp, nêu rõ thực trạng đào tạo gắn với doanh nghiệp ở nước ta. Theo đó, trong tổng 1.979 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chỉ 483 cơ sở thuộc doanh nghiệp. Những cơ sở này chủ yếu đào tạo nhân lực cho chính doanh nghiệp đó. Khảo sát phía doanh nghiệp và nhà trường cho thấy mức độ hợp tác giữa hai bên còn thấp. Phía doanh nghiệp, việc hợp tác thường xuyên chỉ ở mức 12,3%, còn lại là không hoặc thỉnh thoảng hợp tác. Trong khi đó, từ phía trường, tỷ lệ hợp tác từ thường xuyên, thỉnh thoảng đến không lần lượt chiếm 32,8%, 60,3% và 6,9%. Hình thức hợp tác chủ yếu là doanh nghiệp tiếp nhận và hướng dẫn học viên trong quá trình thực tập. Lý giải mối quan hệ lỏng lẻo giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, NGƯT.TS Vũ Xuân Hùng cho rằng doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm với công tác đào tạo. Tình trạng học viên học nghề ra trường thất nghiệp không hoàn toàn vì kém chất lượng. Trên thực tế, hai bên đang lệch nhau trong công tác đào tạo, trường dạy cái này nhưng doanh nghiệp lại cần cái khác. “Trường dạy A, doanh nghiệp lại cần B Trường không biết doanh nghiệp cần gì vì không tiếp cận được chủ lao động, phần lớn doanh nghiệp tiếp xúc trường để tuyển sinh viên về làm việc chứ không tham gia từ đầu, Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 77 tức từ khâu lên chương trình đào tạo. Vì thế, phía nhà tuyển dụng chấp nhận tuyển về rồi đào tạo thêm. Nhiều doanh nghiệp tuyển thẳng lao động phổ thông để tự đào tạo. Họ chọn phương án này vì nhiều lý do, bao gồm việc chỉ phải trả lương thấp. Một số doanh nghiệp khác sa thải người lao động sau 3-5 năm làm việc với lý do không thích ứng được sự thay đổi nhanh chóng trong ngành sản xuất. Để gắn kết trường và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai một số biện pháp nhưđặt ra yêu cầu hàng năm, các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin về nhu cầu lao động để bộ phối hợp các trường đào tạo sát nhu cầu. Việc này được giao đến từng địa phương. Tuy nhiên vấn đề này gặp không ít khó khăn, nhiều doanh nghiệp từ chối phản hồi vì nước ta không có chế tài nào buộc họ phải tuân thủ. Với vấn đề nêu trên: quan điểm của bà Trần Thị Lan Anh - Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Giám đốc Văn Phòng giới sử dụng lao động cho rằng: “Cần xây dựng một cơ chế chặt chẽ cho sự hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp”.Theo đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp cần phải chủ động hơn nữa trong việc tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Mối quan hệ này cần phải được xây dựng dựa trên lợi ích thiết thực từ các bên. Trên cơ sở đó mới nâng cao được chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Câu chuyện gắn kết giữa các cơ sở đào tạo, nhà trường, trung tâm với doanh nghiệp đã có từ rất lâu, tuy nhiên mối quan hệ này vẫn còn “lỏng lẻo”, hình thức. Điều này được thể hiện ở chất lượng nguồn lao động được đào tạo ra chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân để lý giải cho mối quan hệ hợp tác chưa chặt chẽ này. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất là do doanh nghiệp thụ động trong việc tham gia vào sự hợp tác với cơ sở, nhà trường, trung tâm đào tạo nghề Chia sẻ rõ hơn về điều này, Ông Nguyễn Trung Thành - Giám đốc Công ty cổ phần thiết kế và in ấn bao bì Thăng Long cho biết: “Việc công ty chưa chủ động trong việc hợp tác với nhà trường, có thể là do quy mô của doanh nghiệp chưa có yêu cầu cao về việc đào tạo. Hay cũng có thể cũng chưa nắm bắt được thông tin về các chính sách, quy định pháp luật, hoặc chưa nhận thức được lợi ích của việc tham gia liên kết đào tạo với các cơ sở, trường, trung tâm đào tạo nghề”. Trên quan điểm này, ông Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo Chính quy - Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng: “Bài toán về chất lượng nguồn lao động sẽ không giải quyết được nếu như không gắn với doanh nghiệp. Bởi hơn ai hết chính doanh nghiệp mới là người sử dụng lao động” họ biết nhu cầu thị trường cần gì. Vì vậy, khi có sự tham gia của doanh nghiệp, nhà trường sẽ có điều kiện tiếp cận sâu sắc hơn nữa với nhu cầu của xã hội chưa kể là sinh viên được tiếp cận các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, từ đó chất lượng nguồn lao động cũng sẽ thay đổi. Thực tế đào tạo trong các trường Mỹ thuật ứng dụng Là người tâm huyết đi tiên phong mở đường, xây dựng và phát triển khoa Tạo dáng Công nghiệp cố PGS.TS Nguyễn Ngọc Dũng, đã có rất nhiều phân tích tình hình các trường đào tạo MTUD, trong bài viết “ Bàn về Design” PGS.TS đã viết: “Thiết kế Design không phải là thiết kế kỹ thuật đơn thuần, nhằm mục đích hoàn thiện hoặc vận hành thuần túy hệ thống kỹ thuật và cũng không phải là công tác thiết kế mỹ thuật biểu thị niềm hưng phấn của họa sĩ, nó là việc làm mà thông qua đó sản xuất được nối liền với thị 78 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion trường. Thường người thiết kế sản phẩm phải có giác quan thứ sáu về người mua hàng đại chúng, không thiết kế sản phẩm từ yêu cầu biểu thị cá nhân mình. Chính nhu cầu sáng tác chân thực Design. Tuy nhiên, việc tạo hình dáng sản phẩm vẫn phải theo quy luật phát triển thẩm mỹ. Đó là mục đích, xét về thực tế thì thẩm mỹ có cả trong hành động mua bán. Mua bán giờ đây không chỉ là hành động kinh tế đơn thuần mà có cả hành động thẩm mỹ.”. Cũng ở lĩnh vực này, trong một phát biểu , họa sĩ Vũ Hiền phân tích về chuyên môn hiện tại cũng lâm vào tình trạng thiếu giáo trình mới. Việc gắn bó với thực tiễn xã hội còn nhiều bất cập. Một số nơi chưa là cầu nối cho sinh viên đến được các cơ sở sản xuất để tham quan, thực tập, thực hành. Điều này khiến khi ra trường, sinh viên thiếu thực tế, ngơ ngác trước các phương tiện kỹ thuật có liên quan tới ngành nghề. Có khi, họ phải mất 1 - 2 năm để tiếp cận sản xuất bên cạnh đó cũng có những bất cập khác là bắt đầu hình thành yếu tố bảo thủ, suy diễn kinh nghiệm, sinh viên được học kinh nghiệm thực tiễn thông qua các giảng viên, các bài tập đều xoay quanh trục kiến thức có tính cơ bản hàn lâm của nhà trường kể cả những kiến thức đã có hàng trăm năm Vì thế khi hội nhập gặp không ít khó khăn, sinh viên ra trường thể hiện khá tốt song nó lại không phải mang màu sắc của một nhà thiết kế mà mang màu sắc “thợ vẽ” nhiều hơn. Trong thời gian gần đây cũng đã có nhiều trường thiết kế bài tập và xây dựng khung chương trình cho học viên tập trung vào việc thị trường cần thì ta đáp ứng, nhưng khi thị trường thay đổi, những thị trường cao cấp mang yếu tố quốc tế vào Việt Nam thì ta lúng túng. Tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Đổi mới đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam” ngày 25/6/2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng nhìn nhận: “Mỹ thuật ứng dụng của Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới với tư cách là người lắp ráp, làm thuê chứ chưa sáng tạo, sản xuất ra bất kỳ máy móc, sản phẩm nào. Suốt thế kỷ 20, nước ta hầu như không có nhà thiết kế chuyên nghiệp, mà chỉ có các họa sĩ tham gia làm thiết kế đồ họa, người bấm máy tính trong sự chỉ bảo của ông chủ sản xuất”. Ông Marc Pechart, Quản lý học vụ Viện thiết kế ADS, người từng có 16 năm làm trong lĩnh vực thiết kế ở Việt Nam cũng cho rằng, mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam còn thiếu vắng bản sắc. Cũng tại hội thảo nói về thực trạng đào tạo các ngành mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam, ông Riccardo Francesch, đại diện Trường Đại học Thiết kế LABA (Ý) cho rằng: “Việc giáo dục và đào tạo các nhà thiết kế hiện tại rất mang tính thực dụng hơn là sáng tạo. Thường sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành kỹ thuật viên hơn là nhà thiết kế. Họ biết cách sử dụng thành thạo các phần mêm 2D, 3D nhưng chưa biết cách phát triển ý tưởng trên cơ sở là một nhà thiết kế. Các sản phẩm tạo ra thiếu tính ứng dụng. Bên cạnh việc nắm bắt và sử dụng các kỹ thuật, nhà thiết kế còn phải nắm bắt được xu thế thị hiếu người tiêu dùng, các kỹ thuật thi công sản phẩm, các học trình về nghệ thuật, lịch sử nghệ thuật, lịch sử kiến trúc không có nhiều trong chương trình học. Nếu một sinh viên mà không biết về kỹ thuật thi công sản phẩm phổ biến, hiện đại thì sao sinh viên đó có thể trở thành một nhà thiết kế giỏi để đáp ứng được nhu cầu thực tế 3. Thực trạng mối quan hệ giữa Làng nghề thủ công mỹ nghệ và các cơ sở đào tạo mỹ thuật ứng dụng Làng nghề là một tài sản quý báu của dân tộc ta. Trong thời kỳ mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng (tháng 1- 2011) tiếp tục phát triển bền vững đất nước, làng nghề có vị trí và vai trò rất quan trọng. Trước yêu cầu của tình hình mới, cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 79 mô hình tăng trưởng, làng nghề cũng phải tái cấu trúc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. Trên thực tế, việc thiếu nhân lực có kỹ thuật của các làng nghề đang ngày càng trở nên trầm trọng, do lao động có tay nghề đang chuyển dịch sang làm việc ở các lĩnh vực khác hoặc thoát ly khỏi địa phương. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay không có thợ tạo mẫu và thợ có tay nghề tinh xảo đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng, cho nên sản phẩm của các làng nghề truyền thống chưa đa dạng về mẫu mã, thiếu sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế. Trong bài viết “ Bàn về Design” PGS.TS Nguyễn Ngọc Dung viết : “. Thay đổi không phải chỉ ở phương diện từ ngữ, mà là nội hàm công việc. Design không đồng nghĩa với trang trí và cũng không cần phải là ứng dụng mỹ thuật vào sản xuất. Cần phải thấy sự tiến triển của design gắn bó với sự tiến bộ của sản xuất, là kết quả nảy sinh, phát triển của nhu cầu tiêu dùng và biểu hiện tính cách của người tạo dựng môi trường văn hóa thẩm mỹ thời đại. Với Design ở nước ta thỉnh thoảng lại dội lên những cổ động, như triễn lãm mẫu thiết kế sản phẩm, l ... huy được thế mạnh của làng nghề thì cần phải xây dựng đội ngũ nhân lực trẻ có trình độ cao. Do đó cần phải có những chính sách đào tạo nghề và truyền nghề cho thế hệ trẻ. Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng tốt thì mới giữ và phát triển các làng nghề truyền thống ngày càng phát triển. Báo cáo của Sở Công Thương cho thấy, trong năm 2016, các làng nghề Hà Nội đã tạo việc làm cho gần 800 nghìn lao động, giá trị sản xuất đạt gần 14 nghìn tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động ở làng nghề đạt khoảng 35 triệu đồng/năm. Đặc biệt, thu nhập của người lao động tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Hà Đông... lên đến 50 - 60 triệu đồng/năm. Chính vì vậy, Hà Nội cần tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống, kết hợp tiếp thu KHCN mới trong thiết kế và sản xuất, nhất là các làng nghề có những sản phẩm xuất khẩu. Nhưng cần có một thái độ và sự quan tâm đúng đắn cho sự phát làng nghề của chúng ta.Trong đó khâu quan trọng chính đào tạo ngành MTUD phải trở thành nguồn gốc tích lũy và phát huy các trào lưu cách tân văn hóa và kinh tế. Đầu tư cho kiểu dáng mẫu mã sản phẩm mới phải có chiều sâu, ngoài nối tiếp từ truyền thống, còn phải biết đặt nó vào dòng phát triển của nền công nghiệp hiện đại tiên tiến. Trong quan niệm, chúng ta luôn đề cao đào tạo nguồn nhân lực thiết kế mỹ thuật ứng dụng cao , nhưng thực tế chúng ta đã làm gì cho tốt hơn. Trong thời kinh tế đang hòa nhập toàn cầu, các nhà kinh tế mong muốn có sự cân bằng trong xuất và nhập khẩu. Từ lãnh đạo đến các doanh nghiệp đều thấy phải có mẫu hàng mới trong xuất khẩu. Cứ theo sự phân tích trên, thì Đào tạo nguồn nhân lực Mỹ thuật ứng dụng có vị trí quan trọng với công việc này. một số mặt hàng như đồ gốm, giầy da, quạt máy, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ đã phần nào có vị trí nhất định thị trường tiêu thụ quốc tế. Song vẫn là cung cách làm việc với tư duy ngắn hạn vụ mùa. Các trường đào tạo MTUD không thể đứng bên lề sản xuất lúc này, Nhà nước và cá nhân doanh nghiệp cũng cần có chính sách kết hợp với các trường đào tạo MTUD. Theo UBND TP.Hà Nội, trong những năm qua Hà Nội đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển các làng nghề như quy hoạch các làng nghề, những chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ đầu ra sản phẩm, tổ chức các hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm làng nghề Đặc biệt công tác đào tạo nghề cho các làng nghề cũng được thành phố đặc biệt quan tâm. Đầu năm 2017, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND về hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề TP.Hà Nội năm 2017. Theo đó, sẽ tập trung đào tạo nghề, truyền nghề cho khoảng 30 nghìn lao động tại các làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn. Ban Chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề TP.Hà Nội cho hay, trong năm 2017, toàn thành phố phấn đấu đào tạo nghề, truyền Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 81 nghề, đồng thời tập huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho khoảng 100 chủ doanh nghiệp là giám đốc, phó giám đốc các cơ sở sản xuất làng nghề. Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, các hiệp hội ngành nghề tổ chức 40 lớp truyền nghề thủ công mỹ nghệ cho 1.400 học viên tại 40 thôn, xã; tổ chức cho 1.500 chủ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tham gia 15 lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, thiết kế mẫu mã sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, kinh doanh và marketing Các nghề chính được Trung tâm nhân cấy là mây tre đan, sơn mài, khảm trai, thêu ren, dệt lụa, gốm sứ Có thể thấy, việc đào tạo nhân lực cho các làng nghề vẫn là bài toán nan giải . 4. Giải pháp Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là vấn đề sớm được đặt ra trong định hướng của Đảng và tổ chức triển khai của Chính phủ. Kết quả thực hiện thời gian qua đã đóng góp những thành tựu tích cực cho công cuộc phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận, hệ thống đào tạo trong nước hiện còn tồn tại quá nhiều bất cập; Đội ngũ giảng viên cao đẳng, đại học còn mỏng và yếu; Cơ sở vật chất chưa đáp ứng với yêu cầu đào tạo; Phương thức đào tạo vẫn theo kiểu cũ, lối mòn, thiếu sự gắn kết với thực tiễn, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong xu thế phát triển vũ bão và tác động mạnh mẽ, sâu rộng tới mọi mặt đời sống xã hội của cuộc CMCN 4.0. Trong giai đoạn hiện nay cũng như định hướng phát triển trong giai đoạn tới, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho CMCN 4.0 cần được xem xét, đánh giá toàn diện với nhiều yêu cầu và thách thức mới đặt ra cho các cơ sở đào tạo, đó là: Một là, cần chủ động đón đầu xu thế và yêu cầu của thị trường lao động. Bài toán về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay đã có thêm những tiêu chí, điều kiện ràng buộc mới, hết sức khó khăn, đòi hỏi sự đổi mới toàn diện trong công tác đào tạo. Các cơ sở đào tạo không thể vẫn sử dụng phương pháp cũ, thiếu tính tương tác, thiếu thực tiễn của mô hình sản xuất mới để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng của các công nghệ hiện đại từ cuộc CMCN 4.0. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu và đào thải rất cao. Hệ thống đào tạo cả nước cần sớm đổi mới nội dung và chương trình đào tạo nhằm đáp ứng trước những thay đổi từ thực tiễn. Ví dụ, trong lĩnh vực . Đặc biệt, đổi mới phương thức đào tạo và quản trị đại học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào trong hoạt động giảng dạy và nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong môi trường mới, đội ngũ giảng viên giáo phải có những năng lực mới, năng lực sáng tạo và do đó đòi hỏi phải có những phẩm chất mới trên cơ sở chuẩn hóa, thông qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Bên cạnh hoạt động đào tạo, cần tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, gắn nghiên cứu với các hoạt động chuyển giao tại cơ sở, đặc biệt chú trọng các nghiên cứu mô phỏng, nghiên cứu tương tác Hai là, cần đẩy mạnh công tác dự báo, nghiên cứu nhu cầu thị trường trong tương lai gần và xa hơn. Đây là nội dung cần được đặc 82 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion biệt quan tâm, bởi cuộc CMCN 4.0 sẽ có tác động rất lớn tới cơ cấu của nền kinh tế, khả năng suy giảm của nhiều ngành nghề cũng như sự xuất hiện mới của những ngành nghề trong tương lai là hoàn toàn có thể xảy ra, điều này sẽ dẫn tới những thay đổi rất lớn trong cơ cấu việc làm. Ba là, cần sự kết hợp 3 “nhà”: Nhà trường - Nhà khoa học - Nhà Doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực phục vụ CMCN 4.0. Hiện tại, chủ yếu là phía doanh nghiệp có nhu cầu gắn kết với nhà trường - nhà khoa học, còn nhà trường, nhất là các trường công lập, chỉ tập trung công tác đào tạo chứ chưa chủ động hợp tác với doanh nghiệp. Các trường đào tạo MTUD cần học tập, kinh nghiệm đào tạo của các trường đại học ở nước ngoài, trong việc xây dựng các trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo gắn rất chặt với nhu cầu thực tế XH. Nhờ những trung tâm đó, sinh viên được học tập ở môi trường rất thật; các doanh nghiệp liên kết với các trường để tìm nguồn nhân lực tương lai. Hiện nay, đã có một vài cơ sơ đào tạo nhen nhóm hình thành các trung tâm nghiên cứu và thực hành điển hình như Trung tâm ART & DESIGN - Khoa Tạo dáng Công nghiệp-Trường ĐH Mở Hà Nội. Hoạt động của trung tâm tập trung nghiên cứu đổi mới, sáng tạo các sản phẩm ứng dụng mới hoặc nâng cao cải tiến các sản phẩm MTUD đã có trên thi trường. Từ đây, xây dựng môi trường dạy và học mà phải gắn rất chặt với môi trường kinh doanh, với thực tiễn đặt hàng của xã hội Cần rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống bài giảng, bài tập ứng dụng tại cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng đào tạo về MTUD gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường lao động trong cả nước, từng vùng và địa phương. Thực hiện tốt công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng. Xây dựng cơ chế, chính sách phân luồng đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông. Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, cơ sở vật chất của nhà trường cũng phải đáp ứng được hoặc có mức độ phù hợp nhất định đối với doanh nghiệp. Bốn là, cơ chế chính sách của trường phải đảm ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể, thể hiện sự năng động, chủ động của nhà trường trong việc xây dựng các gói đào tạo hoặc chương trình đào tạo ngắn hạn cho doanh nghiệp. Năm là, thiết lập nhiều kênh kết nối trường đại học với doanh nghiệp. Cơ quan quản lý cần đứng ra chủ chì tổ chức nhiều hơn nữa các diễn đàn, hội nghị, hội thảo KH để nhà trường và doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận gần gũi hơn - Nhà trường và doanh nghiệp nên thành lập các quỹ đầu tư phát triển chung để gia tăng sự ràng buộc, nâng cao tính năng động cũng như trách nhiệm của các chủ thể liên kết. Về phía nhà trường: Nên chủ động mời các nhà quản lý, nhân lực giỏi từ doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo của nhà trường về những kỹ năng tác nghiệp trên máy móc, thiết bị thực tế để quá trình nghiên cứu, giảng dạy trên giảng đường sát với thực tiễn. + Nâng cao năng lực đào tạo thông qua bồi dưỡng trình độ của đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất thiết yếu; cập nhật, đổi mới chương trình nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục. + Thiết lập bộ phận chuyên trách về liên kết, hợp tác. Về phía doanh nghiệp: Tạo điều kiện tiếp nhận sinh viên kiến tập, thực tập, tham quan, khảo sát, tuyển dụng và sử dụng sinh viên tốt nghiệp của nhà trường. + Có chiến lược nuôi dưỡng, ươm mầm tài năng tại các trường đại học với nhiều hình Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 83 thức như cung cấp học bổng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tuyển dụng trước và sau tốt nghiệp. + Chủ động phối hợp với trường đại học trong việc biên soạn giáo trình, nội dung và phương pháp giảng dạy, bảo vệ đồ án, luận văn tốt nghiệp... để chương trình đào tạo “ăn khớp” với nhu cầu của Doanh nghiệp và xã hội. + Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, giảng viên có chất lượng cao trong các trường đại học tham gia vào các dự án hoặc chia sẻ, cố vấn cho doanh nghiệp thông qua các chương trình đào tạo nội bộ. Đặc biệt, Bộ cũng đề nghị đẩy mạnh việc hợp tác ba bên Nhà trường - Nhà khoa học - Doanh nghiệp. Trong đó, đa dạng hóa các hình thức hợp tác về xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo; tổ chức ký kết đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, có sự phối hợp, hợp tác với cơ sở đào tạo cho sinh viên vừa học, vừa làm tại cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Đồng thời, hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, cấp chứng chỉ nghề cho lao động và tuyển ngư ời vào học nghề, thực tập để làm việc cho doanh nghiệp. + Đào tạo xây dựng một đội ngũ giảng viên giỏi về nghiên cứu làm nòng cốt trong Khoa + Mạnh dạn thể nghiệm đào tạo các khóa chuyên sâu. Hay dạy theo nhu cầu của người học. Áp dụng phương thức đào tạo theo yêu cầu chất lượng cao của người hoc, và học theo modul tín chỉ, và có chứng chỉ . Hoàn thành tất cả các tín chỉ thì cấp bằng + Thí dụ: gói kiến thức về mầu và bố cục trên mặt phẳng, gói về nghệ thuật in khắc, gói về Nghệ thuật chữ, thiết kế logo... Giảng viên sẽ ra các bài tập có thể gắn với thực tiễn xã hội, hoặc doanh nghiệp có thể đưa ra yêu cầu đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực của đơn vị mình, trong quá trình giảng bài giảng viên kết hợp với chuyên gia từ các doanh nghiệp, giảng dạy lý thuyết và thực hành thị phạm, kết quả dạy và học được đánh giá qua bài tập thể hiện của sinh viên. Thể hiện của sv có thể trên giấy. Có thể được thể hiện thành sản phẩm ứng dụng ngay cho doanh nghiệp. Tuỳ theo yêu cầu . + Hình thành thư viện chuyên ngành + Nâng cao trình độ ngoại ngữ, và công nghệ thông tin cho đội ngũ giảng viên và sinh viên trong Khoa. + Xây dựng hình thức đào tạo theo yêu cầu của người học và đảm bảo chất lượng. Sau mỗi khóa học kiên quyết đưa hình thức đánh giá mức độ hài lòng của người học về giảng viên và môn học để khoa tự điều chỉnh môn học và thầy dạy. + Xây dựng hệ thống quản trị khoa học, hiện đại, dân chủ với phương châm tăng mạnh uy tín đào tào của cơ sở thành thương hiệu xã hội. + Thay vì đào tạo theo phương pháp hàn lâm, nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, một số trường đã áp dụng mô hình đại học ứng dụng hiện đang rất phổ biến ở các nước phương Tây. Điểm ưu việt của mô hình thể hiện ở việc phân bổ thời gian dành cho lý thuyết và thực hành, theo đó lý thuyết chỉ chiếm 30%, còn lại 70% dành cho thực hành, thực tế tại doanh nghiệp. Các hoạt động trao đổi còn chưa phong phú và chưa liên kết toàn diện; Thiếu các hoạt động về trao đổi giữa giảng viên và cán bộ của doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo. Đào tạo MTUD là lĩnh vực đào tạo khá chuyên biệt, hệ thống khoa học của nó cần tư duy khác biệt, việc đánh giá kết quả cũng cần có sự khác biệt, lực lượng chuyên sâu giảng dạy cũng cần có cách đòi hỏi riêng. Muốn vây cần có một thái độ và sự quan tâm đúng đắn cho sự phát triển của đào tạo MTUD trong ngành công nghiệp sản 84 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion xuất của chúng ta, Đó là một thách thức chúng ta phải vượt qua, tư duy lãnh đạo giáo dục trong lĩnh vực này nên cập nhật sâu sắc tránh tình trạng thiên về yếu tố hành chính. Chúng ta cần sẵn sàng vượt qua giai đoạn phát triển này để hoàn thiện hơn. Đặc biệt, trong thời kì hội nhập quốc tế và phát triển tại Việt Nam đang sang một giai đoạn mới./. Tài liệu tham khảo: 1. PGS.TS Nguyễn Ngọc Dũng Các bài viết về Design được đăng tải ở tập san “Mỹ thuật công nghiệp” (1976,1977,1978,1979) và website: tdcn.hou.edu.vn năm 2019, Bàn về thuật ngữ Design, Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật, số 3,4/12, tr.12-15. 2. PGS.TS Nguyễn Lan Hương(2018) Đào tạo ngành mỹ thuật ứng dụng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) 3. Vương Quốc Chính (2018) “Những khó khăn và thuận lợi khi sử dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập ngành mỹ thuật ứng dụng” Tạp chí khoa học Trường ĐH Mở Hà Nội – 12/20198 4.NguyễnMinh(2017) n 5. Uyên Huy, Mỹ thuật úng dụng và tính dân tộc trong thời đại kinh tế thị trường, so-7-8 6.Vũ Quốc Tuấn, Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm làng nghề Việt Nam, 7. Thông tư số 29/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 8. Công văn số 786/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Mở Hà Nội Email: vuongquocchinh@hou.edu.vn
File đính kèm:
- hieu_qua_moi_quan_he_giua_doanh_nghiep_va_cac_truong_dao_tao.pdf