Hiệu ứng động của tải trọng sóng trong bài toán kiểm tra mỏi kết cấu khối chân đế cố định bằng thép kiểu Jacket

Tóm tắt Bài toán kiểm tra mỏi là một bài toán quan trọng trong các bước thiết kế kết cấu khối chân đế giàn khoan cố định bằng thép kiểu Jacket. Tuy nhiên, hiện nay để đánh giá hiệu ứng động thì hầu hết các tài liệu mới chỉ dừng ở việc đánh giá thông qua tỷ số phản ứng động so với phản ứng tĩnh. Trong khi đó, đối với bài toán kiểm tra mỏi thì đích cuối cùng là xác định được tổng tỷ số tổn thất mỏi. Bài báo này sẽ trình bày cách đánh giá hiệu ứng động của tải trọng sóng tác dụng lên kết cấu Jacket trong bài toán mỏi thông qua tỷ số tổn thất tích lũy và tiến hành khảo sát cho 03 kết cấu Jacket có độ sâu nước tăng dần trong điều kiện biển Việt Nam

pdf 7 trang yennguyen 9300
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu ứng động của tải trọng sóng trong bài toán kiểm tra mỏi kết cấu khối chân đế cố định bằng thép kiểu Jacket", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu ứng động của tải trọng sóng trong bài toán kiểm tra mỏi kết cấu khối chân đế cố định bằng thép kiểu Jacket

Hiệu ứng động của tải trọng sóng trong bài toán kiểm tra mỏi kết cấu khối chân đế cố định bằng thép kiểu Jacket
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng NUCE 2018. 12 (4): 23–29
HIỆU ỨNG ĐỘNG CỦA TẢI TRỌNG SÓNG TRONG BÀI TOÁN
KIỂM TRA MỎI KẾT CẤU KHỐI CHÂN ĐẾ CỐ ĐỊNH
BẰNG THÉP KIỂU JACKET
Đinh Quang Cườnga,∗, Bùi Thế Anha, Hoàng Đức Niênb
aKhoa Xây dựng Công trình biển và Dầu khí, Trường Đại học Xây dựng,
55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
bCục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải,
18 đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Lịch sử bài viết:
Nhận ngày 28/11/2017, Sửa xong 13/5/2018, Chấp nhận đăng 30/05/2018
Tóm tắt
Bài toán kiểm tra mỏi là một bài toán quan trọng trong các bước thiết kế kết cấu khối chân đế giàn khoan cố
định bằng thép kiểu Jacket. Tuy nhiên, hiện nay để đánh giá hiệu ứng động thì hầu hết các tài liệu mới chỉ dừng
ở việc đánh giá thông qua tỷ số phản ứng động so với phản ứng tĩnh. Trong khi đó, đối với bài toán kiểm tra
mỏi thì đích cuối cùng là xác định được tổng tỷ số tổn thất mỏi. Bài báo này sẽ trình bày cách đánh giá hiệu
ứng động của tải trọng sóng tác dụng lên kết cấu Jacket trong bài toán mỏi thông qua tỷ số tổn thất tích lũy và
tiến hành khảo sát cho 03 kết cấu Jacket có độ sâu nước tăng dần trong điều kiện biển Việt Nam.
Từ khoá: hiệu ứng động; jacket; tải trọng sóng; phân tích mỏi.
DYNAMIC EFFECTS OF WAVE LOADS IN FATIGUE ANALYSIS OF FIXED STEEL STRUCTURE
Abstract
The fatigue analysis problem is an important problem in the designing steps of the Fixed Steel Jacket Structure.
At present, for the dynamic effect assessment, most of the documents are only evaluated based on the ratio
of the dynamic response and the static response. However, the fatigue analysis is based on the total of fatigue
damage ratio (or fatigue life). This article presents a method for evaluating dynamic effects of wave loads on
the Jacket Structures in the fatigue analysis through cumulative damage ratio and examines 03 Jacket Structures
with an increase in water depth in the Vietnamese sea conditions.
Keywords: dynamic effects; jacket; wave load; fatigue analysis.
https://doi.org/10.31814/stce.nuce2018-12(4)-03 © 2018 Trường Đại học Xây dựng (NUCE)
1. Đặt vấn đề
Trong tính toán kết cấu công trình biển, hiệu ứng động của tải trọng sóng DAFD được xác định
bằng tỷ số của phản ứng động so với phản ứng tĩnh [1–3] cụ thể:
Hiệu ứng động DAFD =
Phản ứng động ở mức thứ p
Phản ứng tĩnh ở mức thứ p
(1)
∗Tác giả chính. Địa chỉ e-mail: cuongdq.vctb@gmail.com (Cường, Đ. Q.)
23
Cường, Đ. Q. và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
trong đó phản ứng động ở mức thứ p có thể là chuyển vị, nội lực, ứng suất, UC, . . . khi giải bài toán
động lực học; kết quả phản ứng tĩnh ở mức thứ p có thể là chuyển vị, nội lực, ứng suất, UC, . . . khi
giải bài toán tĩnh.
Khi giải bài toán theo mô hình tựa tĩnh (mô hình gần đúng) thì hiệu ứng động được xác định từ
việc giải bài toán một bậc tự do cho kết quả như sau [2–5]:
DAFQS = DAF =
1√
(1−Ω2)2+(2ξΩ)2
(2)
Tuy nhiên, đối với bài toán kiểm tra mỏi thì đích cuối cùng là xác định được tổng tỷ số tổn thất
mỏi, do vậy việc đánh giá hiệu ứng động trong tính toán kiểm tra mỏi dựa trên công thức số (1) hoặc
(2) là chưa thỏa đáng mà phải đánh giá hiệu ứng động thông qua tỷ số tổn thất mỏi. Lúc này hiệu ứng
động trong tính toán kiểm tra mỏi được ký hiệu là DAFF .
Tiếp theo các kết quả nghiên cứu trước đây của nhóm tác giả [6–9], trong bài báo này, nhóm tác
giả trình bày việc nghiên cứu, đánh giá hiệu ứng động của tải trọng sóng trong tính toán kiểm tra mỏi
kết cấu khối chân đế công trình biển cố định bằng thép kiểu jacket, thực hiện khảo sát tính toán ở các
độ sâu nước khác nhau, tăng dần.
2. Hiệu ứng động đối với bài toán mỏi
Xét điều kiện kiểm tra không bị phá hủy mỏi: [2, 3, 10]
D≤ [D] (3)
trong đó D là tổng tỷ số tổn thất mỏi tích luỹ tại thời điểm khai thác bất kỳ; [D] là tỷ số tổn thất mỏi
gây phá huỷ (tổn thất mỏi cho phép).
Như trình bày ở mục 1, công thức (1) và (2), tìm được: σD =DAFDσt , (σD,σt là ứng suất động và
ứng suất tĩnh). Với mỗi thông số sóng thứ j (H j,Tj,n j) trong tính toán ta xác định được tỷ số tổn thất
mỏi thứ j như sau:
DDj =
n j
N j
= n jaSmDj = n ja(S j ∗DAFD j)m = Dt j(DAFDj)m (4)
trong đó chỉ số j thể hiện các thông số của con sóng thứ j; DDj là tỷ số số tổn thất mỏi động; Dt j là tỷ
số số tổn thất mỏi tĩnh; n j là số chu trình ứng suất; N j là số chu trình gây phá hủy mỏi; a,m là thông số
phụ thuộc vật liệu, xác định dựa vào đường cong mỏi S-N; S là số gia ứng suất, S= ∆σ = σmax−σmin.
Xét cho 1 con sóng thứ j, hiệu ứng động trong bài toán mỏi đánh giá thông qua tỷ số tổn thất mỏi
thứ j được xác định như sau:
DAFF j =
DDj
Dt j
= (DAFDj)m (5)
với DAFDj được xác định theo công thức số (1) hoặc (2) tùy thuộc vào việc lựa chọn giải bài toán theo
mô hình động hay mô hình tựa tĩnh.
Trong thực tế kết cấu luôn chịu tác dụng của nhiều nhóm tải trọng khác nhau, do đó tổng tỷ số tổn
thất mỏi tích lũy trong một trạng thái biển ngắn hạn thứ i, gồm Mi nhóm ứng suất [2]:
Di =
Mi
∑
j=1
n j
N j
(6)
24
Cường, Đ. Q. và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
Lúc này, hiệu ứng động trong bài toán mỏi cho một trạng thái biển ngắn hạn thứ i được xác định
như sau:
DAFF =
DDi
Dti
(7)
Tổng thất mỏi tích lũy, tuổi thọ mỏi theo luật Palmgren-Miner, tuổi thọ mỏi tại điểm nóng khảo
sát có kể đến hệ số an toàn trong 1 đơn vị thời gian, gồm M trạng thái biển ngắn hạn lần lượt được
xác định theo công thức (8), (9) và (10) như sau [2, 3, 10]:
D=
Mi
∑
j=1
Di =
M
∑
i=1
Mij
∑
j=1
n ji
N ji
(8)
τ = 1/D (9)
τmin = τFL = [D]
{
M
∑
i=1
Mij
∑
j=1
p ji
TjiN ji
}−1
(sec) (10)
trong đó [D] là tỷ số tổn thất mỏi gây phá hủy, lấy theo tiêu chuẩn áp dụng tính toán. Theo Palmgren-
Miner [D] = 1. Theo các tiêu chuẩn quy phạm, [D] phụ thuộc hệ số an toàn. Ví dụ như API [11] hệ
số an toàn bằng 2 thì [D] = 0,5, theo DnV [12] thì [D] = 0,3 ở vùng dao động nước và dưới nước; p ji
là tỷ lệ % thời gian của nhóm ứng suất S j trong trạng thái biển thứ i; Tji là chu kỳ của nhóm ứng suất
S j trong trạng thái biển thứ i; N ji là số chu trình của nhóm ứng suất S j gây phá hủy mỏi (theo đường
cong S-N). Việc kiểm tra tính toán mỏi trong bài báo này được thực hiện theo sơ đồ thuật toán như
trình bày ở Hình 1.
3. Kết quả tính toán khảo sát
Số liệu đầu vào chính bao gồm: số liệu về kết cấu công trình, số liệu về điều kiện sóng biển phục
vụ tính toán kiểm tra mỏi. Cụ thể, sẽ tính toán kiểm tra các kết cấu giàn đỡ đầu giếng với số liệu đầu
vào được trình bày trong Hình 2 và Bảng 1, 2.
Bảng 1. Thông số cơ bản kết cấu các Jacket thực hiện tính toán
Thông số chính Jacket 1 Jacket 2 Jacket 3
Độ sâu nước (m) 65 90 120
Kích thước thượng tầng (m) 24×28 24×28 24×28
Số lượng ống chính 4 4 4
Số lượng vách ngang 4 5 6
Đường kính ống chính (mm) 1650×25 1965×30 2290×40
Trọng lượng thượng tầng (T) 1680,3 1680,3 1680,3
Trọng lực khối chân đế (T) 3526,4 4951,9 7804,8
Chu kỳ dao động riêng-Operating (s) 2,144 2,800 3,287
Sử dụng phân tích kết cấu bằng phần mềm SACS, kết quả đầu ra được trình bày trong bài báo này
sẽ bao gồm: các kết quả DAF , DAFD, và tuổi thọ mỏi (FL) cho các kết cấu Jacket1, Jacket 2, Jacket
3. Cụ thể, sẽ thể hiện ở Hình 3–7 và 8 ở dưới đây.
25
Cường, Đ. Q. và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
Hình 1. Sơ đồ thuật toán tính toán, kiểm tra mỏi
(a) Jacket 1, độ sâu nước: 65 m; (b) Jacket 2, độ sâu nước: 90 m; (c) Jacket 3, độ sâu nước: 120 m
Hình 2. Sơ đồ kết cấu các giàn đỡ đầu giếng thực hiện khảo sát
Đồ thị Hình 3 của Jacket 01 (d0 = 65m) thấy DAFD hầu như nhỏ hơn DAFQS. Ở đồ thị Hình 4 của
Jacket 02 (d0 = 90m) nhận thấy DAFD có giá trị xấp xỉ bằng và lớn hơn DAFQS. Đến đồ thị Hình 5
của Jacket 03 (d0 = 120m) thì hầu hết các DAFD có giá trị lớn hơn DAFQS.
Đối với giá trị tổn thất mỏi (D) và tuổi thọ mỏi (FL), qua các đồ thị Hình 6 của Jacket 01 (d0 =
65m), đồ thị Hình 7 của Jacket 02 (d0 = 90m), đồ thị Hình 8 của Jacket 03 (d0 = 120m) nhận thấy
26
Cường, Đ. Q. và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
Bảng 2. Thông số sóng phục vụ tính toán kiểm tra mỏi [13]
Hình 3. Biểu diễn tương quan giữa DAF và DAFD - Jacket 01
Hình 4. Biểu diễn tương quan giữa DAF và DAFD - Jacket 02
Hình 5. Biểu diễn tương quan giữa DAF và DAFD - Jacket 03
27
Cường, Đ. Q. và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
Hình 6. Biểu diễn tương quan tuổi thọ mỏi - Jacket 01
Hình 7. Biểu diễn tương quan tuổi thọ mỏi - Jacket 02
Hình 8. Biểu diễn tương quan tuổi thọ mỏi - Jacket 03
giá trị (D) và (FL) cũng có sự biến đổi tương thích với các giá trị của DAFQS và DAFD như trình bày ở
trên, tuy nhiên sự chênh lệch là rất lớn. Cụ thể, đối với 1 con sóng: DAFF = (DAFD or DAFQS)m, với
m= 3 lấy theo đường cong S-N của tiêu chuẩn API [11].
4. Kết luận
Đối với bài toán kiểm tra mỏi, khi đánh giá hiệu ứng động (DAFF ) cần thiết phải đánh giá hiệu
ứng động thông qua tỷ số tổn thất mỏi ở mô hình tính động so với mô hình tĩnh vì lúc này DAFF sẽ là
rất khác và lớn hơn nhiều so với DAF (hoặc DAFD) - đánh giá hiệu ứng động truyền thống.
Như phân tích ở trên, hiệu ứng động của sóng trong tính toán kiểm tra mỏi là lớn, do đó trong tính
toán mỏi nên thực hiện tính toán động sẽ cho kết quả sát thực hơn.
Cùng với các nghiên cứu trước đây ở [6–9] của nhóm tác giả, cũng như nghiên cứu của các tác
giả, tài liệu khác đã tham khảo, . . . nhóm tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn các vấn đề
hiệu ứng động của tải trọng sóng lên kết cấu công trình biển cố định bằng thép kiểu Jacket nhằm đưa
ra lời khuyên cho các tính toán thực tế khi áp dụng ứng với điều kiện biển của Việt Nam.
28
Cường, Đ. Q. và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
Tài liệu tham khảo
[1] Phượng, N. V. (2005). Động lực học công trình. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
[2] Hùng, P. K. (2016). Tính toán thiết kế công trình biển cố định bằng thép trong điều kiện nước sâu. Nhà
xuất bản Xây dựng.
[3] Barltrop, N. D. P., Adams, A. J. (1991). Dynamics of fixed marine structures. Butterworth-Heinemann.
[4] Wilson, J. F. (2003). Dynamics of offshore structures. John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey.
[5] Chakrabarti, S. K. (2005). Handbook of offshore engineering. Volume I and II, Elsevier, Amsterdam, The
Netherlands.
[6] Anh, B. T., Cường, Đ. Q. (2013). Nghiên cứu hiệu ứng động của tải trọng sóng thiết kế theo tiêu chuẩn
thiết kế hiện hành đối với kết cấu công trình biển bằng thép xây dựng trong điều kiện thềm lục địa Việt
Nam. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, (16):38–45.
[7] Anh, B. T., Cường, Đ. Q. (2015). Nghiên cứu sử dụng hợp lý mô hình tựa tĩnh hoặc động để kiểm tra bền
và mỏi kết cấu khối chân đế công trình biển cố định bằng thép kiểu Jacket. Tạp chí Khoa học Công nghệ
Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, (23):69–74.
[8] Anh, B. T., Cường, Đ. Q. (2016). Hiệu ứng động của tải trọng sóng trong bài toán kiểm tra bền và kiểm
tra mỏi kết cấu khối chân đế gian khoan cố định bằng thép kiểu jacket. Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa
học kỷ niệm 35 năm ngày thành lập liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro, tập II, 264–272.
[9] Anh, B. T., Niên, H. Đ. (2016). Hiệu ứng động của tải trọng sóng trong bài toán kiểm tra bền kết cấu khối
chân đế cố định bằng thép kiểu jacket. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 17-
ĐHXD, tập I, 243–248.
[10] Khôi, P. V. (1997). Tuổi thọ mỏi của kết cấu thép ngoài biển. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
[11] API-RP2A-WSD (2002). Recommended practice for planning, designing and constructing fixed offshore
platforms - working stress design. American Petroleum Institute, Washington, D.C.
[12] DNV-OS-C201 (2012). Structural design of offshore units (WSD method). Det Norske Veritas, Norway.
[13] FUGRO (2010). Block 01/97 and 02/97, Vietnam metocean criteria study (C50631/5751/R1). Fugro Geos,
Oxfordshire, U.K.
29

File đính kèm:

  • pdfhieu_ung_dong_cua_tai_trong_song_trong_bai_toan_kiem_tra_moi.pdf