Hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên nội trú khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiện mục đích của quá trình giáo

dục tổng thể, trong đó hoạt động tự học là một trong những công việc có vị trí quan trọng trong

giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 đã

chỉ ra rằng đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài,

phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Tuy nhiên,

một bộ phận khá lớn sinh viên hiện nay còn thụ động trong việc tiếp nhận tri thức, chính vì vậy với

mục đích tìm hiểu về hoạt động tự học của sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN, nhóm tác

giả đã nghiên cứu, khảo sát thực trạng tự học của sinh viên nội trú (SVNT) của Khoa, từ đó đánh

giá và đề xuất một số kỹ năng tự học cơ bản cần hình thành ở sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả tự

học cho sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ.

pdf 8 trang yennguyen 7760
Bạn đang xem tài liệu "Hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên nội trú khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên nội trú khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên nội trú khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên
Lê Thành Thế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 175 - 181 
175 
HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ 
KHOA NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
Lê Thành Thế *, Lê Hồng Quân, Chu Thị Đông 
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiện mục đích của quá trình giáo 
dục tổng thể, trong đó hoạt động tự học là một trong những công việc có vị trí quan trọng trong 
giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 đã 
chỉ ra rằng đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, 
phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Tuy nhiên, 
một bộ phận khá lớn sinh viên hiện nay còn thụ động trong việc tiếp nhận tri thức, chính vì vậy với 
mục đích tìm hiểu về hoạt động tự học của sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN, nhóm tác 
giả đã nghiên cứu, khảo sát thực trạng tự học của sinh viên nội trú (SVNT) của Khoa, từ đó đánh 
giá và đề xuất một số kỹ năng tự học cơ bản cần hình thành ở sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả tự 
học cho sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ. 
Từ khóa: giáo dục, hoạt động tự học, kỹ năng tự học, phương pháp tự học, sinh viên nội trú 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Tự học là một trong những nhân tố quan trọng 
để nâng cao chất lượng dạy - học. Đối với 
sinh viên, việc tự học giữ vai trò rất quan 
trọng, nó là nhân tố trực tiếp nâng cao hiệu 
quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên trong thực 
tế kỹ năng tự học của sinh viên chưa được quan 
tâm đúng mức. Vì vậy việc tìm ra các biện pháp 
nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên đã 
trở thành một yêu cầu cấp bách. 
Trong những năm qua, có nhiều công trình 
nghiên cứu đã xác định các phương hướng, 
những biện pháp đổi mới phương pháp dạy 
học khác nhau, các tư tưởng tập trung vào 
việc phát huy năng lực tự học, tự rèn luyện 
của người học, chuyển dần từ hệ phương pháp 
“tập trung vào người dạy” sang hệ phương pháp 
“tập trung vào người học”, chuyển dần từ 
phương pháp dạy học sang phương pháp nghiên 
cứu. Tổ chức hoạt động tự học và rèn luyện kỹ 
năng tự học cho sinh viên trở thành một nội 
dung đổi mới trong các trường đại học. 
Thực tế nhiều sinh viên tuy đã ý thức được về 
tầm quan trọng của việc tự học, nhưng đại đa 
số chưa biến động cơ thành hoạt động tích 
cực và chưa có cách tự học hiệu quả. Từ thực 
tế trên, bài viết tập trung làm rõ việc rèn 
luyện và hình thành kỹ năng tự học cho sinh 
viên nội trú Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN. 
*
 Tel: 0915 194289, Email: lethanhthe.sfl@tnu.edu.vn 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
- Phương pháp quan sát hoạt động tự học của 
sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ trong mối 
quan hệ với hoạt động dạy học. 
- Phương pháp điều tra anket (thu thập thông 
tin bằng bảng hỏi) về thực trạng tự học của 
sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ trong giai 
đoạn hiện nay. 
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát 
hóa, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về tự học. 
- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu lịch sử 
của vấn đề nghiên cứu, phát hiện và khai thác 
những khía cạnh mà các công trình nghiên 
cứu trước đây đã đề cập tới vấn đề tự học và 
tổ chức tự học, làm cơ sở cho việc tiến hành 
các hoạt động nghiên cứu tiếp theo. 
Phương pháp toán học 
Sử dụng phương pháp thống kê toán học 
nhằm để xử lý số liệu về thực trạng tự học của 
sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ. 
Nhóm tác giả đã thực hiện gửi phiếu điều tra 
tới 215 sinh viên ở nội trú tại khu Ký túc xá 
Khoa Ngoại ngữ, cụ thể: tổng số phiếu gửi đi: 
215, số phiếu có phản hồi: 201 phiếu. 
Lê Thành Thế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 175 - 181 
176 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KẾT QUẢ CỦA 
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 
Đặc điểm và bản chất của hoạt động tự học: 
- Tự học là một quá trình, trong đó dưới vai 
trò chủ đạo của giáo viên, người học tự mình 
chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua 
các hoạt động trí tuệ (quan sát, phân tích, tổng 
hợp, so sánh, phán đoán) và các hoạt động 
thực hành (khi sử dụng các thiết bị đồ dùng 
học tập). Tự học gắn kiền với động cơ, tình 
cảm và ý chí của người học để vượt qua 
chướng ngại vật hay vật cản trong học tập 
nhằm tích lũy kiến thức cho bản thân người 
học từ kho tàng tri thức của nhân loại, biến 
những kinh nghiệm này thành kinh nghiệm và 
vốn sống của cá nhân người học. 
Tự học chỉ thực sự có hiệu quả khi: 
+ Người học phải thực sự có nhu cầu học. 
+ Tự học chỉ diễn ra khi người học tiến hành 
giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống, giải 
quyết các nhiệm vụ học tập. 
+ Tự học của sinh viên gắn liền với hoạt động 
dạy của giáo viên và nó có hiệu quả cao khi 
có sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. 
Bên cạnh đó, hoạt động tự học của sinh viên 
được thực hiện bởi hệ thống kỹ năng, kỹ xảo 
nhất định, cụ thể: Kỹ năng lập kế hoạch tự 
học, kỹ năng sắp xếp thời gian tự học, kỹ 
năng đọc sách, kỹ năng nghiên cứu khoa 
học và kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập. 
Tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên: 
Bản chất của việc tổ chức hoạt động tự học 
cho sinh viên là sắp xếp và tiến hành các biện 
pháp dạy học sao cho phát huy được tính tích 
cực, tính tự giác của người học ở mức độ cao 
nhất. Muốn vậy giáo viên cần phải thiết kế, 
sắp xếp các biện pháp tổ chức giảng dạy 
nhằm hướng dẫn, điều khiển, chỉ đạo cách tự 
thiết kế, tự sắp xếp các biện pháp hoạt động 
tự học, tự nghiên cứu của sinh viên nhằm phát 
huy tới mức cao nhất năng lực tự học, tự 
nghiên cứu của sinh viên. 
Hoạt động của giảng viên trong tổ chức hoạt 
động tự học cho sinh viên 
- Dạy nghề cho sinh viên: Nhiệm vụ này đòi 
giáo viên phải hình hình thành được ở sinh 
viên hệ thống kỹ năng nghề nghiệp tương 
ứng, để sau khi ra trường sinh viên có khả 
năng lập nghiệp. 
- Dạy phương pháp tự học cho sinh viên: 
Hình thành ở sinh viên hệ thống kỹ năng tự 
học, tự nghiên cứu nhằm hình thành phương 
pháp tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. 
- Dạy thái độ cho sinh viên: nhằm bồi dưỡng 
cho sinh viên ý thức cá nhân đối với nghề 
nghiệp tương lai, đồng thời hình thành ở học 
niềm tin cách mạng, niềm tin về nghề nghiệp và 
giáo dục cho sinh viên những phẩm chất nhân 
cách của người công dân trong thời đại mới. 
KẾT QUẢ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
Nhận thức về vai trò của hoạt động tự học 
Nhóm tác giả đã khảo sát nhận thức về tầm 
quan trọng của hoạt động tự học, kết quả thu 
được cho thấy hầu hết sinh viên nội trú đều 
nhận thức tầm quan trọng của hoạt động tự 
học, có đến 93,1% sinh viên nội trú nhận 
định hoạt động tự học là quan trọng và rất 
quan trọng, 5,9% sinh viên nội trú nhận định 
là bình thường và 1% sinh viên nội trú nhận 
định là không quan trọng (Hình 1). 
Hình 1. Nhận thức của sinh viên nội trú 
về vai trò của hoạt động tự học 
Về biện pháp tự học của sinh viên nội trú 
Khi được hỏi “Bạn thường sử dụng những 
biện pháp nào sau đây khi tự học?”, kết quả 
cho thấy sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ 
cũng đã biết sử dụng một số biện pháp tự học 
sau (Bảng 1). 
Lê Thành Thế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 175 - 181 
177 
Bảng 1. Biện pháp tự học của sinh viên nội trú 
Đọc qua bài cũ 
55 
27,4% 
Vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề khác 
nhau 
33 
16,4% 
Tổ chức trao đổi về nội dung 
nghiên cứu 
9 
4,5% 
So sánh đối chiếu về kết quả nhận thức của mình 
với bài giảng của thầy cô 
22 
10,9% 
Đọc và nghiên cứu bài mới trước 
khi nghe giảng 
56 
27,8% 
Đọc kỹ và tái hiện lại tri thức đã học bằng ngôn 
ngữ nói và viết 
74 
36,8% 
Nghiên cứu bài mới trước khi nghe giảng và xây dựng đề cương nghiên cứu 
49 
24,4% 
Về hình thức và thời gian tự học của sinh 
viên nội trú 
Khoa ngoại ngữ - ĐHTN hiện đang đào tạo 
theo hình thức tín chỉ, vai trò của người học 
được đặc biệt coi trọng (lấy người học làm 
trung tâm), thời gian lên lớp của sinh viên 
trong đào tạo theo tín chỉ ít hơn đào tạo theo 
niên chế, thay vào đó tính tự giác, chủ động, 
sáng tạo của người học được phát huy. Để tìm 
hiểu hình thức tự học và thực trạng thời gian 
dành cho hoạt động tự học của sinh viên nội 
trú, nhóm tác giả đã gửi phiếu điều tra để 
khảo sát. Kết quả điều tra cho thấy bên cạnh 
62,2 % sinh viên nội trú cho biết các em 
thường xuyên tự học vào các buổi hàng ngày, 
cũng có tới 37,8% sinh viên nội trú cho rằng 
chỉ tự học khi giáo viên yêu cầu và khi chuẩn 
bị thi, kiểm tra (Bảng 1). Có 15,4 % sinh viên 
nội trú cho biết các em tự học vào những lúc 
rảnh rỗi (trên 8 giờ/ngày); 39,3% sinh viên 
nội trú cho rằng thời gian tự học của bản thân 
là vừa đủ (4-8 giờ/ngày); 26,4% sinh viên nội 
trú cho biết thời gian tự học không nhiều lắm 
(2-4 giờ/ngày), qua trao đổi trực tiếp thì nhóm 
tác giả được biết có một số sinh viên nội trú 
vì hoàn cảnh gia đình nên tranh thủ đi làm 
thêm ngoài giờ học, một số tham gia các hoạt 
động cộng đồng, hoạt động phong tràovà 
có đến 18,9% sinh viên nội trú cho biết sự tự 
học còn phụ thuộc vào hứng thú của bản thân, 
tức là khi nào có hứng thì học (Hình 2). 
HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO SINH 
VIÊN NỘI TRÚ KHOA NGOẠI NGỮ - ĐHTN 
Qua nghiên cứu thực trạng tự học của sinh 
viên nội trú, chúng tôi thấy rằng: nhìn chung, 
sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ chưa có 
nhận thức đầy đủ về bản chất, vai trò, ý nghĩa 
của hoạt động tự học, vì thế việc sử dụng thời 
gian, biện pháp và vận dụng các kĩ năng tự 
học của sinh viên chưa được hợp lý và khoa 
học. Một trong những nguyên nhân dẫn tới 
thực trạng trên là do sinh viên chưa có kỹ 
năng tự học, chưa biết cách tự học, chưa có 
đủ tài liệu giáo trình và các phương tiện hỗ 
trợ cho hoạt động học. Nhiệm vụ đặt ra đối 
với các nhà quản lý, những người làm công 
tác giảng dạy là phải tổ chức hoạt động tự học 
cho sinh viên, đặc biệt là phải đổi mới 
phương pháp dạy học theo hướng tích cực 
hóa hoạt động của người học nhằm phát huy 
tới mức cao nhất năng lực tự học và tự nghiên 
cứu của sinh viên. Với thực trạng trên chúng 
tôi đề xuất hình thành một số kỹ năng tự học 
cho sinh viên nội trú như sau: 
Bảng 2. Hình thức tự học của sinh viên nội trú 
Hình thức tự học của SVNT n % 
Chỉ khi giáo viên yêu cầu 13 6,5 
Khi chuẩn bị thi và kiểm tra 63 31,3 
Thường xuyên vào các buổi hằng ngày 125 62,2 
Tổng 201 100 
Hình 2. Thời gian tự học của sinh viên nội trú 
Hình thành kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học 
- Vai trò của việc lập kế hoạch: Việc lập kế 
hoạch tự học đòi hỏi sinh viên phải có tính tự 
giác, tích cực, tính độc lập sáng tạo. Muốn 
nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và 
hiệu quả của hoạt động tự học, đòi hỏi người 
giáo viên cần hướng dẫn tri thức cơ bản về kế 
hoạch hoá hoạt động tự học cho sinh viên, 
giúp họ phát huy hết năng lực tự học của 
Lê Thành Thế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 175 - 181 
178 
mình. Tuy nhiên, kế hoạch tự học của sinh 
viên chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó đảm bảo 
được những yêu cầu sau: 
+ Kế hoạch tự học phải có sự kết hợp giữa 
những điều kiện chủ quan và điều kiện khách 
quan ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch. 
+ Kế hoạch phải đảm bảo thực hiện được mối 
liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời để có 
những biện pháp điều chỉnh hợp lý. Kết quả 
thu được từ mối liên hệ ngược sẽ là cơ sở cho 
hoạt động điều khiển, điều chỉnh kế hoạch, 
đồng thời giúp cho khâu tự đánh giá của sinh 
viên trong quá trình tự học được chuẩn xác. 
+ Khi lập kế hoạch tự học, sinh viên phải lưu ý 
phối hợp hài hoà, hợp lý giữa các công việc, 
đảm bảo luân phiên giữa học tập và nghỉ ngơi. 
+ Kế hoạch tự học phải đảm bảo tỉ lệ 1 giờ 
học trên lớp phải có ít nhất 1 giờ tự học ở nhà 
tương ứng. 
- Quy trình hướng dẫn sinh viên hình thành kỹ 
năng lập kế hoạch tự học: 
Bước 1: Hướng dẫn sinh viên liệt kê những 
việc phải làm trong ngày và hiểu rõ sự cần 
thiết phải làm việc có kế hoạch. 
Bước 2: Sinh viên dự định và phân chia thời 
gian cho từng công việc sao cho khoa học, 
hợp lý. 
Bước 3: Sinh viên lập kế hoạch hành động 
với từng việc (Học bài cũ như thế nào? Tự 
kiểm tra mức độ nắm tri thức ra sao? Tự 
nghiên cứu bài mới như thế nào?...). 
Bước 4: Thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. 
Khi thực hiện kế hoạch đòi hỏi sinh viên phải 
có tính kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn 
và phải có ý chí vượt khó, phải có bản lĩnh vững 
vàng và nguyên tắc hoạt động tuân theo kế 
hoạch đã đề ra. Việc thực hiện kế hoạch đòi hỏi 
sinh viên phải có tính linh hoạt và tính sáng tạo 
khi hoàn cảnh thay đổi, đồng thời cần có thời 
gian dự trữ để khắc phục khó khăn. 
Bước 5: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. 
- Điều kiện để thực hiện quy trình 
+ Giáo viên giảng dạy và cán bộ quản lý 
Khoa cần giúp sinh viên nắm được kế hoạch 
tổng thể chung của Khoa. 
+ Kế hoạch học tập bộ môn phải nằm trong 
kế hoạch tự học của sinh viên. 
+ Sinh viên phải lượng giá được khối lượng 
công việc trong học tập và thời gian tiến hành. 
+ Sinh viên phải có tính tự giác, tính tích cực, 
chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện kế 
hoạch, đặc biệt là sinh viên phải có ý chí vượt 
khó nhằm khắc phục khó khăn trong tự học. 
+ Sinh viên phải có kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh 
giá kết quả việc thực hiện kế hoạch của mình. 
Hình thành kỹ năng đọc sách cho sinh viên 
- Vai trò của kỹ năng đọc sách: Đọc sách có 
một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao 
hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên. Đọc 
sách được coi như là một bộ phận của quá 
trình học tập, nó luôn gắn liền với hoạt động 
dạy của giáo viên. Kỹ năng đọc sách giúp cho 
sinh viên nắm vững, hệ thống tri thức, mở 
rộng, đào sâu tri thức, làm tăng thêm sự hiểu 
biết của bản thân; Đọc sách giúp cho sinh 
viên có thể phát triển nhận thức, phát triển trí 
tuệ, phát triển và trau dồi vốn ngôn ngữ... 
- Quy trình đọc sách 
Bước 1: Sinh viên xác định mục đích yêu cầu, 
nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra và ý 
nghĩa của việc hoàn thành các nhiệm vụ đó. 
Bước 2: Chọn sách và tài liệu phù hợp với sự 
hướng dẫn của giáo viên. Sắp xếp sách và tài 
liệu theo thứ tự ưu tiên. 
Bước 3: Nghiên cứu kỹ tài liệu bắt buộc và 
các tài liệu khác. 
Bước 4: Đọc, phân tích những nội dung cơ 
bản cần đọc, xác định kiến thức cơ bản của 
vấn đề, khái quát hoá, hệ thống hoá nội dung 
đã đọc... 
Bước 5: Ghi chép những thông tin đã xác 
định, đã khái quát được. 
Bước 6: Ghi nhớ những điều quan trọng và tái 
hiện lại bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 
Bước 7: Xác định khả năng ứng dụng của tri 
thức đã nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục và 
dạy học. 
Bước 8: Vận dụng tri thức đã nghiên cứu để 
giải quyết các bài tập thực hành. 
Lê Thành Thế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 175 - 181 
179 
- Điều kiện để thực hiện quy trình đọc sách 
của sinh viên 
+ Đối với giảng viên: 
Giúp sinh viên xác định rõ mục đích, yêu cầu, 
ý nghĩa của việc đọc sách. Giới thiệu cho sinh 
viên những nội dung mà sinh viên cần phải 
đọc, cần nắm vững, những tài liệu tham khảo 
cần tìm đọc. Giáo viên cần giúp sinh viên 
phân loại tài liệu bắt buộc cần phải đọc và 
những tài liệu hỗ trợ khác để việc đọc sách 
của sinh viên có sự tập trung, tránh dàn trải. 
Giáo viên có những chỉ dẫn cụ thể cho sinh 
viên về cách đọc sách, ghi chép, xây dựng đề 
cương nghiên cứu, viết tóm tắt nội dung 
nghiên cứu và cách vận dụng tri thức tự 
nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục và dạy học. 
Giáo viên cần có biện pháp kiểm tra việc 
đọc sách của sinh viên và hướng dẫn họ 
cách tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả đọc 
sách của mình. 
+ Đối với sinh viên: cần lập kế hoạch cho 
việc đọc sách; cần có nhận thức rõ về vai trò, 
ý nghĩa của việc đọc sách; phải thực sự độc 
lập, tích cực, tự giác trong quá trình đọc sách. 
Và để đọc sách có hiệu quả sinh viên phải 
hình thành cho mình hàng loạt kĩ năng đọc 
sách: Kỹ năng chọn sách, xác định mục đích 
chọn sách, đọc nhanh, chậm, kỹ năng phân 
tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng, khái 
quát...; sinh viên phải biết tự kiểm tra, tự đánh 
giá kết quả nghiên cứu của mình. 
+ Về phía Khoa: Tạo điều kiện về địa điểm 
cho sinh viên để sinh viên có thể đọc sách; 
Khoa cần phải có hệ thống thư viện với đầy 
đủ tiện nghi để phục vụ cho việc đọc sách của 
sinh viên; Cung cấp đầy đủ sách và tài liệu 
giáo trình cho sinh viên. 
Hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học 
cho sinh viên 
Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ 
nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và cải tạo 
thế giới, nó có ba chức năng: khám phá mọi 
bí mật hay bản chất của sự vật hiện tượng, 
phát hiện ra tính quy luật của sự vật hiện 
tượng, xây dựng nên các lý thuyết mới nhằm 
cải tạo thực trạng. Nghiên cứu khoa học là 
hoạt động tạo ra môi trường giúp sinh viên 
thể hiện sự tự học ở mức độ cao của bản thân. 
Muốn nghiên cứu khoa học, sinh viên phải có 
các kỹ năng: xác định vấn đề nghiên cứu, xây 
dựng đề cương nghiên cứu, kỹ năng đọc sách, 
kỹ năng giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, 
kỹ năng viết công trình nghiên cứu... 
- Quy trình hình thành kỹ năng nghiên cứu 
khoa học 
Bước 1: Chọn đề tài nghiên cứu 
Bước 2: Tiến hành xây dựng đề cương nghiên cứu 
Bước 3: Tiến hành nghiên cứu khoa học: 
Nghiên cứu lí thuyết; Nghiên cứu thực tiễn; 
Xin ý kiến chuyên gia và đề xuất các biện 
pháp cải tạo thực trạng. 
Bước 4: Viết công trình nghiên cứu 
Công trình nghiên cứu phải được trình bày khoa 
học, lôgíc giữa các phần, khối lượng thông tin 
giữa các phần phải tương xứng với nhau. 
- Điều kiện để thực hiện quy trình 
+ Sinh viên phải có năng lực làm việc độc lập 
với sách, phải có năng lực quan sát các hiện 
tượng giáo dục, dạy học. 
+ Phương pháp giảng dạy cần đổi mới theo 
hướng phát huy tính tích cực tự học, tự 
nghiên cứu của sinh viên, phải bồi dưỡng 
năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn 
đề cho sinh viên. 
+ Giáo viên cần tăng cường việc đề ra các 
nhiệm vụ nhận thức cho sinh viên: hoạt động 
tự học của sinh viên được xác định bởi các 
bài tập mà giáo viên giao cho. Chính việc đề 
ra các bài tập nhận thức sẽ giúp cho sinh viên 
định hướng được nội dung tự nghiên cứu và 
sắp xếp thời gian tự nghiên cứu. Việc đề ra các 
nhiệm vụ nhận thức cho sinh viên có ý nghĩa 
rất quan trọng, có tác dụng trong việc định 
hướng cho hoạt động tự học của sinh viên. 
+ Giáo viên phải là người có năng lực nghiên 
cứu khoa học và biết cách hướng dẫn sinh viên 
cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học. 
Lê Thành Thế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 175 - 181 
180 
Hình thành kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá 
cho sinh viên 
Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá có vai trò rất 
quan trọng trong quá trình học tập ở đại học 
của sinh viên, nó giúp sinh viên tự điều chỉnh 
hoạt động học của mình để đi tới mục tiêu 
học tập đã đề ra. Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh 
giá của sinh viên không hình thành một cách 
tự phát mà nó được hình thành thông qua quá 
trình dạy học ở đại học: thông qua phương 
pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra, 
đánh giá của giáo viên, thông qua các biện 
pháp tổ chức học phối hợp giữa giáo viên và 
sinh viên, thông qua quá trình thảo luận nhóm 
và thảo luận toàn lớp... Kiểm tra, đánh giá là 
quá trình giúp sinh viên xác định thực trạng 
học tập của mình, so sánh đối chiếu với yêu 
cầu của các nhiệm vụ học tập đề ra trên cơ sở 
đó tự điều khiển, tự điều chỉnh hoạt động học 
tập của mình nhằm nâng cao hiệu quả của 
hoạt động tự học. Để tự kiểm tra, tự đánh giá, 
đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng nhận thức, 
kỹ năng xác định các mục tiêu của bài học, kỹ 
năng tham gia thảo luận, tranh luận, kỹ năng 
hợp tác, kỹ năng tái hiện nội dung tri thức đã 
học bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết... 
- Quy trình hình thành kỹ năng tự kiểm tra 
Bước 1: Sinh viên xác định được mục tiêu bài 
học theo chỉ dẫn của giáo viên. 
Bước 2: Sinh viên tự nghiên cứu hoặc hợp tác 
với thầy, với bạn bè để hoàn thành các mục 
tiêu học tập. 
Bước 3: Sinh viên trả lời các câu hỏi trắc 
nghiệm trong tài liệu hướng dẫn tự học bằng 
ngôn nói hoặc viết 
Bước 4: So sánh kết quả tự học với đáp án, 
nếu đúng sinh viên có thể chuyển sang nghiên 
cứu nội dung khác, nếu sai sinh viên quay lại 
nghiên cứu lại những nội dung chưa nắm 
vững hoặc có thể trao đổi thông tin với bạn, 
với thầy... tìm ra cách trả lời đúng nhất. 
- Điều kiện để thực hiện quy trình 
+ Giáo viên cần biên soạn tài liệu hướng dẫn 
tự học cho sinh viên và hướng dẫn sinh viên 
cách tự kiểm tra, tự đánh giá về mức độ hoàn 
thành hay chưa hoàn thành. 
+ Sinh viên phải nắm vững các mục tiêu học 
tập cần hoàn thành và phải có ý thức hoàn 
thành các mục tiêu đó 
+ Sinh viên phải có kỹ năng phân tích, đánh 
giá kết quả bài trắc nghiệm của mình. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Hoạt động tự học của sinh viên là một nhân tố 
quan trọng, có tính chất quyết định sự trưởng 
thành của nhân tố người học và hiệu quả đào 
tạo của Khoa Ngoại ngữ. Nó có quan hệ biện 
chứng với hoạt động dạy của giảng viên và có 
quan hệ chặt chẽ với hoạt động quản lý sinh 
viên của Khoa, đồng thời hoạt động tự học 
cũng phụ thuộc vào cơ sở vật chất, các 
phương tiện kỹ thuật dạy học của Khoa. 
Hiệu quả của hoạt động tự học phụ thuộc vào 
nhiều yếu tố, cụ thể: phụ thuộc vào cách tổ 
chức giảng dạy và năng lực sư phạm của giáo 
viên; phụ thuộc vào tính tích cực, độc lập 
sáng tạo trong hoạt động học tập của sinh 
viên đồng thời hoạt động tự học còn phụ 
thuộc vào kĩ năng tự học của sinh viên và phụ 
thuộc vào cơ sở vật chất dành cho hoạt động tự 
học. Hoạt động tự học của sinh viên chỉ có kết 
quả cao khi có sự thống nhất giữa hoạt động 
dạy của thầy và hoạt động học của trò [4]. 
Để rèn luyện kĩ năng tự học cho sinh viên của 
Khoa nói chung và sinh viên nội trú nói riêng 
giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy 
học theo hướng tích cực hóa hoạt động của 
người học. Cần cung cấp giáo trình đầy đủ và 
biên soạn các tài liệu hướng dẫn tự học cho 
sinh viên. Bên cạnh đó, giáo viên giảng dạy 
bộ môn và các cấp quản lý của Khoa cũng cần 
phải có những biện pháp quản lý hoạt động tự 
học của sinh viên. 
Khoa cần phải nhanh chóng trang bị cơ sở vật 
chất đầy đủ, hiện đại cho sinh viên như: Mở 
rộng thư viện, có đủ tài liệu giáo trình, hiện 
đại hóa các phương tiện kỹ thuật dạy học 
để sinh viên tiến hành hoạt động tự học một 
cách có hiệu quả. 
Lê Thành Thế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 175 - 181 
181 
Sinh viên phải chủ động, tích cực, sáng tạo, 
có ý chí vượt khó trong quá trình học tập. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04-11-2013 về 
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 
2. Nguyễn Ngọc Bảo. (1995). Phát triển tính tích 
cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy 
học, Nxb Hà Nội. 
3. GS. TSKH Thái Duy Tuyên. (2003). Dạy tự 
học cho sinh viên trong các trường Cao đẳng, Đại 
học chuyên nghiệp. Chuyên đề phương pháp dạy 
học cho học viên cao học, Đại học Huế. 
4. Nguyễn Văn Hộ. (1999). “Hiệu quả của việc dạy 
tự học trong quá trình dạy học ở đại học”. Tạp chí 
Đại học & Giáo dục chuyên nghiệp, tr. 15-17. 
5. Phạm Hồng Quang. (1998). Các biện pháp tổ 
chức hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp. Luận án 
tiến sỹ Giáo dục học, Đại học sư phạm Hà Nội.
ABSTRACT 
ESTABLISHING SELF - STUDYING SKILLS FOR BOARDING STUDENTS AT 
SCHOOL OF FOREIGN LANGUAGES, THAI NGUYEN UNIVERSITY 
Le Thanh The
*
, Le Hong Quan, Chu Thi Dong
School of Foreign Languages - TNU 
Teaching is considered as the most basic road to achieve the goal of holistic education process in 
which self-study is one of the most important tasks in education, especially, higher education. 
Degree No.29 NQ/TW dated on 4th of November, 2013 has shown that higher education needs to 
focus on training labor force with high qualification, developing smart students with qualities, self-
studying ability, self-enriching knowledge and creativity. However, a large number of students 
depends much on aborbing information. Hence, with the aim of exploring self-studying task of 
boarding students at School of Foreign Languages, Thai Nguyen University, the research team has 
studied and surveyed the reality of this issue. Since then, several basic self-studying skills would 
be assessed and proposed to improve the effectiveness of boarding students at School of Foreign 
Languages, Thai Nguyen University. 
Keywords: Education, self-studying task, self-studying skills, self-studying method, boarding 
students 
Ngày nhận bài: 03/12/2018; Ngày hoàn thiện: 18/12/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018 
*
 Tel: 0915 194289, Email: lethanhthe.sfl@tnu.edu.vn 
182 

File đính kèm:

  • pdfhinh_thanh_ky_nang_tu_hoc_cho_sinh_vien_noi_tru_khoa_ngoai_n.pdf