Hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã, đang và

sẽ xây dựng nhiều chính sách, pháp luật có liên quan đến BĐKH. Tuy nhiên, hiện nay việc ban hành

và thực thi các chính sách, pháp luật này còn một số hạn chế và tồn tại. Bài báo này đưa ra các phân

0 ch về hiện trạng các chính sách, pháp luật về BĐKH, đánh giá những tồn tại và phân 0 ch các nguyên

nhân. Trên cơ sở đó, đề xuất một số phương án nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về

BĐKH ở Việt Nam.

pdf 8 trang yennguyen 3560
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu

Hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu
8 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
NHẰM ỨNG PHÓ HIỆU QUẢ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Võ Tuấn Nhân
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tóm tắt: Để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã, đang và 
sẽ xây dựng nhiều chính sách, pháp luật có liên quan đến BĐKH. Tuy nhiên, hiện nay việc ban hành 
và thực thi các chính sách, pháp luật này còn một số hạn chế và tồn tại. Bài báo này đưa ra các phân 
0 ch về hiện trạng các chính sách, pháp luật về BĐKH, đánh giá những tồn tại và phân 0 ch các nguyên 
nhân. Trên cơ sở đó, đề xuất một số phương án nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về 
BĐKH ở Việt Nam.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, pháp luật về biến đổi khí hậu.
1. Mở đầu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành một 
trong những thách thức to lớn và toàn thể 
nhân loại đã và đang nỗ lực 3 m giải pháp ứng 
phó với kết quả nổi bật là sự ra đời của Công 
ước Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UN-
FCCC), Nghị định thư Kyoto và mới đây là Thỏa 
thuận Paris về BĐKH. 
Việt Nam là một trong những quốc gia 
chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Nhận 
thức được mức độ nghiêm trọng của BĐKH, 
Việt Nam đã D ch cực, chủ động triển khai các 
biện pháp nhằm ứng phó với BĐKH (ƯPBĐKH). 
Quốc hội đã lồng ghép các vấn đề BĐKH vào 
các chính sách, chương trình, kế hoạch phát 
triển kinh tế - xã hội (KT-XH), từng bước thể 
chế hóa vấn đề ƯPBĐKH trong một số đạo luật 
quan trọng. Chính phủ đã phê duyệt Chương 
trình mục W êu quốc gia ƯPBĐKH (2008); công 
bố Kịch bản BĐKH và nước biển dâng (NBD) 
(2009, 2012 và 2016); phê duyệt Chiến lược 
quốc gia về BĐKH (2011), Chiến lược quốc 
gia về Tăng trưởng xanh (TTX) (2012). Năm 
2015, Chính phủ đã phê duyệt và trình Liên 
Hợp Quốc bản Đóng góp dự kiến do quốc gia 
tự quyết định (INDC) của Việt Nam, góp phần 
cùng các nước thông qua Thỏa thuận Paris về 
BĐKH tại COP21; năm 2016 phê duyệt Thỏa 
thuận Paris về BĐKH, ban hành kế hoạch của 
Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH.
Các thể chế, chính sách về BĐKH đã từng 
bước được hình thành và hoàn thiện; nguồn 
lực và những điều kiện cơ bản để ƯPBĐKH 
được tăng cường. Tuy nhiên, đứng trước yêu 
cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, 
thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong 
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược 
phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 và để 
đồng bộ với chủ trương chuyển đổi mô hình 
tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, phát 
triển nhanh, bền vững, đưa nước ta cơ bản 
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện 
đại vào năm 2020 và cùng với xu thế mới mang 
D nh toàn cầu, đòi hỏi phải có các điều chỉnh 
nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp 
luật về BĐKH ở Việt Nam.
2. Hiện trạng chính sách, pháp luật về biến 
đổi khí hậu ở Việt Nam
2.1. Nội dung của chính sách, pháp luật về 
biến đổi khí hậu
Mụ c W êu và đị nh hướ ng củ a công tá c 
ƯPBĐKH đã đượ c xá c định tương đối cụ thể 
và rất sớm. Ngay từ Đại hội lần thứ VI của 
Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), vấn đề rừng 
và vệ sinh môi trường đã được đặt ra. Đại hội 
lần thứ VII (1992) và VIII (1996) đã tập trung 
vào vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giải 
9
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
quyết vấn đề dân số, khoa học công nghệ để 
bảo vệ có hiệu quả môi trường tự nhiên và xã 
hội. Đại hội lần thứ IX (2002) và X (2006), đã 
chú ý đến giảm nhẹ tác động của thiên tai, ứng 
cứu trong trường hợp khẩn cấp, gắn chặt khai 
thác tài nguyên với phát triển KT-XH. 
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời 
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát 
triển năm 2011) định hướng “Phát triển năng 
lượng sạch, sản xuất sạch và N êu dùng sạch. 
Coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các 
giải pháp ƯPBĐKH và thảm họa thiên nhiên”.
Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-
2020 nêu rõ “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, 
dự báo KTTV, BĐKH và đánh giá tác động để 
chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các 
giải pháp phòng, chống thiên tai và Chương 
trình quốc gia về ƯPBĐKH, nhất là NBD. Tăng 
cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động 
và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc 
tế” và “Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, 
xây dựng đô thị và nông thôn mới. Việc thực 
hiện các định hướng phát triển vùng phải bảo 
đảm sử dụng đất có hiệu quả và N ết kiệm, gắn 
với các giải pháp ƯPBĐKH, nhất là NBD để bảo 
đảm phát triển bền vững (PTBV)”.
Bên cạnh đó, những vấn đề về phòng chống 
thiên tai, phát triển thủy lợi, phát triển Đồng 
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), miền Trung,... đã 
được đề cập trong các Văn kiện, Nghị quyết 
qua các kỳ Đại hội. 
Kế thừa những tư tưởng trong văn kiện Đại 
hội lần thứ XI (2011), Đại hội lần thứ XII (2015) 
một lần nữa khẳng định: “Chủ động xây dựng, 
triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện 
các chương trình, kế hoạch ƯPBĐKH, phòng 
chống thiên tai cho từng giai đoạn. Nâng cao 
năng lực dự báo, cảnh báo và ứng phó với thiên 
tai, giám sát BĐKH và w m kiếm, cứu nạn, cứu 
hộ. Đầu tư thích đáng và sử dụng có hiệu quả 
sự giúp đỡ quốc tế cho các công trình trọng 
điểm quốc gia, các chương trình ƯPBĐKH”.
Như vậy, nhận thức của Đảng về BVMT, 
ƯPBĐKH trong 30 năm qua ngày càng sáng rõ. 
Đây chính là cơ sở lý luận, chính trị quan trọng 
định hướng cho hoạch định và thực hiện các 
chiến lược, chương trình, kế hoạch ƯPBĐKH 
ở nước ta.
Gần đây, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 
03/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về 
chủ động ƯPBĐKH, tăng cường quản lý tài 
nguyên (QLTN) và BVMT đã nêu rõ quan điểm: 
Chủ động ƯPBĐKH, tăng cường QLTN và BVMT 
là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, 
có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua 
lại, cùng quyết định sự PTBV của đất nước; là 
cơ sở, N ền đề cho hoạch định đường lối, chính 
sách phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, 
an ninh và an sinh xã hội; phải trên cơ sở 
phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, 
liên ngành, liên vùng; ƯPBĐKH phải được đặt 
trong mối quan hệ toàn cầu; không chỉ là thách 
thức mà còn tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi 
mô hình tăng trưởng theo hướng PTBV. Phải 
N ến hành đồng thời TƯBĐKH và giảm phát thải 
KNK, trong đó thích ứng với BĐKH, chủ động 
phòng, tránh thiên tai là trọng tâm.
Thực hiện định hướng nêu trên, Quốc hội 
cũng đã ban hành Luật BVMT năm 2014, Luật 
Tài nguyên nước, Luật Thuế BVMT, Luật Ngân 
sách, Luật Khí tượng thủy văn, để tạo hành 
lang pháp lý và điều chỉnh những mối quan 
hệ cơ bản nhất cũng như thúc đẩy công tác 
ƯPBĐKH của quốc gia. 
Trên cơ sở các văn bản của Đảng và Quốc 
hội, Chính phủ, các Bộ, ngành theo chức năng, 
nhiệm vụ của mình đã ban hành nhiều văn bản 
quy phạm pháp luật (VBQPPL) để triển khai 
thực hiện các hoạt động ƯPBĐKH.
2.2. Việc triển khai các chính sách, pháp luật 
về biến đổi khí hậu 
Từ năm 2007 đến nay, Chính phủ, Thủ 
tướng Chính phủ đã ban hành các chiến lược, 
kế hoạch, CTMTQG ứng phó với BĐKH để triển 
khai ở cấp trung ương và địa phương, cụ thể 
như sau:
10 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
- Chiến lược quốc gia về BĐKH: nêu rõ, 
ƯPBĐKH phải gắn liền với PTBV, hướng tới 
nền kinh tế các-bon thấp, tận dụng các cơ hội 
để đổi mới tư duy phát triển, nâng cao năng 
lực cạnh tranh quốc gia; < ến hành đồng thời 
các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải 
KNK để ứng phó hiệu quả với BĐKH. 
- Chương trình mục < êu quốc gia ứng phó 
với BĐKH: được Thủ tướng Chính phủ phê 
duyệt tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg 
ngày 02/12/2008. Chính phủ đã chỉ đạo các 
Bộ, ngành, các cơ quan liên quan triển khai các 
hoạt động của CTMTQG. 
Nhìn chung, việc triển khai Chương trình tại 
các Bộ, ngành địa phương có nhiều thuận lợi. 
Đến nay, hầu hết các Bộ và địa phương tham 
gia Chương trình đã ban hành Kế hoạch hành 
động ứng phó với BĐKH. Một số Bộ, ngành, 
địa phương đã chủ động nghiên cứu, lồng 
ghép vấn đề BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, 
kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa 
phương. Trên cơ sở đó, một số nhiệm vụ trọng 
tâm, ưu < ên cấp bách đã được triển khai. Tuy 
nhiên, do khó khăn về kinh phí nên nhiều nội 
dung, nhiệm vụ của Chương trình chưa triển 
khai thực hiện được theo kế hoạch đề ra.
- Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH 
(SP-RCC): Được triển khai thực hiện từ năm 
2009 đến nay đã trở thành diễn đàn xây dựng 
chính sách và huy động nguồn lực quan trọng 
cho Việt Nam ứng phó với BĐKH. Về xây dựng 
chính sách, đến nay Chương trình đã giúp các 
Bộ, ngành xây dựng được trên 300 hành động 
chính sách và huy động được trên 1 tỷ đô-la 
Mỹ cho Việt Nam ứng phó với BĐKH. Chương 
trì nh có 61 dự án ưu < ên đã được Thủ tướng 
Chính phủ duyệt với tổng số vốn là 17.893 tỷ 
đồng, có 17 dự án của toàn bộ 13 tỉnh, thành 
phố thuộc khu vực ĐBSCL, với số vốn được 
duyệt từ Chương trình SP-RCC khoảng hơn 
4.800 tỷ đồng và ngân sách đối ứng từ địa 
phương khoảng 1.600 tỷ đồng. Các hạng mục 
trên chủ yếu tập trung vào xây dựng kè, cống, 
đê biển góp phần nâng cao chất lượng tưới 
< êu và đời sống của người dân địa phương.
- Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH: 
Ngày 05/10/2012, Thủ tướng Chính phủ ký 
Quyết định số 1474/QĐ-TTg về việc phê duyệt 
Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai 
đoạn 2012-2020, trong đó xác định 10 nhóm 
mục < êu, nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020. 
Triển khai các kế hoạch hành động ứng 
phó với BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường 
(TN&MT) đã công bố kịch bản BĐKH, NBD cho 
Việt Nam, đã hướng dẫn và đề nghị phân bổ 
kinh phí cho các tỉnh vùng ĐBSCL để xây dựng 
và ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với 
BĐKH trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch hành động là 
cơ sở quan trọng để các địa phương triển khai 
các hiệu quả các dự án ứng phó với BĐKH, kêu 
gọi các nguồn lực trong và ngoài nước hỗ trợ 
cho công tác ứng phó với BĐKH.
- Chiến lược quốc gia về TTX: Với mục < êu 
chung và mục < êu cụ thể của chiến lược là TTX, 
< ến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn 
tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong 
phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và 
tăng khả năng hấp thụ KNK dần trở thành chỉ 
< êu bắt buộc và quan trọng trong phát triển 
KT-XH. 
Kể từ khi các chính sách về BĐKH được ban 
hành, cộng đồng quốc tế đánh giá cao sự nỗ 
lực, chủ động của Chính phủ Việt Nam đối 
với việc chung tay ƯPBĐKH toàn cầu và thông 
qua đó sự hỗ trợ về công nghệ, tài chính của 
cộng đồng quốc tế cho Việt Nam tăng lên 
đáng kể. Một số Chương trình hợp tác quốc 
tế < êu biểu là: Chương trình “Thích ứng và 
giảm nhẹ BĐKH” do Chính phủ Đan Mạch tài 
trợ (năm 2008); Thỏa thuận đối tác chiến lược 
Việt Nam - Hà Lan về thích ứng với BĐKH và 
quản lý nước; Chương trình “Giảm phát thải 
KNK thông qua các nỗ lực giảm mất rừng và 
suy thoái rừng tại Việt Nam” do Chính phủ Na 
Uy tài trợ.
Cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, 
sự nỗ lực, chủ động của các Bộ, ngành, địa 
11
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
phương cũng đã đem lại những kết quả đáng 
kể, đặc biệt là năng lực ƯPBĐKH đã có những 
bước 3 ến đáng kể với một số kết quả chính 
đạt được là:
- Nhận thức về BĐKH của các ngành, các 
cấp, tổ chức và người dân đã có bước chuyển 
biến @ ch cực. 
- Thể chế, chính sách, bộ máy tổ chức về 
BĐKH bước đầu được thiết lập, đặc biệt là ở 
cấp trung ương. 
- Nhiều hoạt động thích ứng với BĐKH, 
phòng chống thiên tai, giảm nhẹ phát thải KNK 
được thực hiện.
3. Hạn chế và tồn tại trong ban hành, thực thi 
chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu
3.1. Hạn chế trong ban hành chính sách, pháp 
luật về biến đổi khí hậu
Mộ t số văn bản pháp luật về BĐKH chưa 
thật sự cụ thể, thiếu các cơ chế để tạo điều 
kiện phát huy có hiệu quả các nguồn lực; mới 
chỉ chú trọng đế n phòng, chống thiên tai; hoạt 
động giả m nhẹ phá t thả i KNK mới chỉ diễn ra 
bước đầu ở một số lĩnh vực, chương trình, dự 
án mang @ nh đơn lẻ.
- Chưa có cơ chế, thể chế tài chính có tầm 
chiến lược, dài hạn để thu hút nguồn lực tài 
chính và sự hỗ trợ công nghệ.
- Một số Bộ, ngành vẫn chưa có kế hoạch 
chi 3 ết và lộ trình cho việc xây dựng và ban 
hành các VBQPPL; một số chính sách, VBQPPL 
của các Bộ, ngành còn có sự chồng chéo và đôi 
khi mang @ nh cục bộ, chưa có sự kết nối và bổ 
trợ cho nhau.
- Chưa ban hành quy chế phối hợp giữa các 
Bộ, ngành và giữa các địa phương để triển khai 
thực hiện khi có thiên tai, sự cố; chưa có chính 
sách cụ thể để khuyến khích xã hội hóa, huy 
động sức dân, gắn trách nhiệm và quyền lợi 
của người dân trong ƯPBĐKH.
3.2. Hạn chế trong thực thi chính sách, pháp 
luật về biến đổi khí hậu
- Các mối quan tâm chủ yếu tập trung vào 
các tác động 3 êu cực của BĐKH mà chưa quan 
tâm đúng mức tới việc tận dụng các cơ hội do 
BĐKH mang lại, chuyển đổi lối sống, tập quán 
sản xuất và 3 êu thụ theo định hướng các-bon 
thấp. Các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK 
chưa được đẩy mạnh; năng lượng sạch, năng 
lượng tái tạo chưa được phát triển và sử dụng 
đúng mức.
- Việc lồng ghép BĐKH vào các chương 
trình, dự án, kế hoạch phát triển KT-XH còn 
nhiều hạn chế; việc đánh giá kết quả triển khai 
các chương trình, dự án chưa được 3 ến hành 
thường xuyên, kịp thời điều chỉnh; khả năng 
liên kết vùng, liên kết ngành trong triển khai 
các chính sách về ƯPBĐKH còn yếu, chưa có cơ 
chế liên kết hiệu quả. 
- Chưa đáp ứng yêu cầu việc khuyến khích, 
thu hút sự tham gia đầu tư, cung cấp tài chính 
của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội vào hoạt 
động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát 
thải KNK.
- Nguồn lực cho ƯPBĐKH còn rất hạn chế, 
phân tán từ nhiều nguồn, cơ chế phân bổ vốn 
cho BĐKH còn bất cập. Việc đề xuất, triển 
khai dự án ƯPBĐKH còn chậm; quy mô dự án 
ƯPBĐKH còn nhỏ lẻ, chưa @ nh đến yếu tố liên 
vùng nên hiệu quả chỉ phát huy cục bộ tại nơi 
triển khai dự án. Dự án đầu tư ƯPBĐKH còn 
dàn trải, có dự án đầu tư chưa thực sự hiệu 
quả. Việc 3 ếp cận, huy động nguồn lực các 
thể chế tài chính toàn cầu, Quỹ đa phương về 
BĐKH, Quỹ khí hậu xanh thúc đẩy TTX còn hạn 
chế.
- Ở địa phương, cán bộ phụ trách công tác 
ƯPBĐKH chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được 
đào tạo chuyên môn về lĩnh vực BĐKH. Kế 
hoạch hành động ƯPBĐKH còn chưa đáp ứng 
được thực tế. Một số tỉnh chưa thành lập Ban 
chỉ đạo về ƯPBĐKH. 
- Nghiên cứu khoa học và công nghệ 
(KH&CN) chưa đáp ứng yêu cầu; hợp tác quốc 
tế chưa tận dụng và thu hút được nhiều nguồn 
lực cho ƯPBĐKH ở các vùng trọng yếu. 
12 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
- Thỏa thuận toàn cầu mới về BĐKH vừa 
được thông qua, theo đó, Việt Nam sẽ chuyển 
từ việc ứng phó với BĐKH mang 3 nh tự nguyện 
như hiện nay sang ứng phó mang 3 nh bắt 
buộc, chịu giám sát, đánh giá của các cơ quan 
trong nước và quốc tế. Các VBQPPL hiện hành 
chưa đáp ứng được yêu cầu nhằm thực hiện 
các cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận Paris 
về BĐKH. Mặt khác cũng cần thời gian chuyển 
hóa những thách thức thành cơ hội thúc đẩy 
hợp tác, chuyển giao công nghệ từ các quốc 
gia phát triển. 
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và tồn 
tại
Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ nhận 
thức và khoảng trống pháp lý trong điều 
chỉnh vấn đề BĐKH đã tạo ra những khó khăn 
cho việc xây dựng và triển khai các giải pháp 
ƯPBĐKH của Việt Nam, cụ thể như sau:
- BĐKH là một vấn đề còn tương đối mới và 
đang diễn biến phức tạp. Nhận thức của một 
số cấp ủy, chính quyền về ƯPBĐKH chưa thật 
sự đầy đủ, còn thiên về lợi ích trước mắt, chưa 
thật sự coi trọng PTBV. 
- Một số chủ trương của Đảng chưa được 
thể chế hóa đầy đủ, kịp thời. Thiếu nhiều 
chuyên gia pháp luật hiểu sâu về BĐKH. Thiếu 
hành lang pháp lý, các VBQPPL, cơ chế, chính 
sách về BĐKH.
- Thiếu cơ chế, chính sách để ưu Y ên cho 
các hoạt động ƯPBĐKH. Thiếu văn bản pháp 
lý đủ mạnh đảm bảo cơ chế phối hợp hiệu quả 
giữa các Bộ, ngành, địa phương và các hoạt 
động của Chính phủ.
- Trách nhiệm các Bộ , ngành, địa phương và 
các cơ quan liên quan, bao gồm cả các tổ chức 
xã hội, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng 
doanh nghiệp trong ƯPBĐKH chưa rõ ràng và 
rành mạch, 
- Đầu tư cho BĐKH còn dàn trải, thiếu 
trọng tâm, trọng điểm, nặng tập trung nguồn 
lực cho tăng trưởng kinh tế, chưa quan tâm 
đầy đủ đến mục Y êu BVMT, PTBV trong đó có 
ƯPBĐKH. 
- Đội ngũ cán bộ làm công tác ƯPBĐKH còn 
hạn chế về chuyên môn và thiếu kinh nghiệm; 
việc lồng ghép vấn đề ƯPBĐKH trong các lĩnh 
vực KT-XH còn chưa được quan tâm đúng mức.
- Chất lượng công tác dự báo và quy hoạch 
còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát 
triển, 3 nh tổng thể, liên ngành, liên vùng; chưa 
xác định rõ trọng tâm, trọng điểm và nguồn 
lực thực hiện.
- Thiếu vốn và cơ chế thực hiện các dự án 
BĐKH; Việc huy động các nguồn tài trợ quốc 
tế còn hạn chế, cơ chế phân bổ, năng lực Y ếp 
nhận, triển khai hỗ trợ của quốc tế chưa đáp 
ứng được yêu cầu, thực hiện chậm, làm giảm 
3 nh kịp thời, hiệu quả của nguồn lực tài trợ.
4. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp 
luật, nâng cao hiệu quả ứng phó với biến đổi 
khí hậu 
4.1. Rà soát hệ thống pháp luật và xây dựng 
một số văn bản pháp luật mới về biến đổi khí 
hậu
Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về 
ƯPBĐKH, cần đẩy mạnh các hoạt động liên 
quan, bao gồm:
- Bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật, 
đảm bảo một hệ thống chính sách và hệ thống 
pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, nhất quán.
- Hoàn thiện và thực hiện đầy đủ chính sách 
khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng kịp thời 
các thành quả của khoa học công nghệ trong 
ƯPBĐKH.
- Thực hiện tốt hơn các chính sách, chế độ 
để huy động, phân bố và sử dụng hợp lý, có 
hiệu quả nguồn nhân lực ƯPBĐKH. Tăng cường 
và đa dạng hóa nguồn lực cho ƯPBĐKH, QLTN 
và BVMT. Thực hiện chính sách khuyến khích, 
ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân 
tham gia hoạt động ƯPBĐKH, QLTN và BVMT.
- Đẩy mạnh thực hiện chính sách đào tạo, 
sử dụng hợp lý cán bộ, chuyên gia ƯPBĐKH 
trong từng ngành, lĩnh vực, cả ở trung ương, 
13
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
địa phương.
- Tăng cường chính sách giáo dục, truyền 
thông, giúp cán bộ lãnh đạo, quản lý, cộng 
đồng doanh nghiệp và người dân nâng cao 
nhận thức, thái độ và chuyển đổi hành vi để 
ứng phó hiệu quả với BĐKH.
- Thực hiện việc lồng ghép nội dung BĐKH 
vào chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH ở 
các cấp, đảm bảo mục = êu PTBV.
- Hoàn thiện chính sách hợp tác quốc tế, 
tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tham gia 
@ ch cực, chủ động, có hiệu quả vào thực hiện 
những cam kết về ƯPBĐKH. INDC và Thỏa 
thuận Paris là các vấn đề mới được quốc tế 
thông qua gần đây và chỉ bắt buộc thực hiện 
đối với Việt Nam từ năm 2021 trở đi. Do vậy, 
Việt Nam cần @ ch cực xây dựng các văn bản 
quy phạm pháp luật, hướng dẫn và chuẩn bị 
nguồn lực để thực hiện đầy đủ từ năm 2021 
trở đi.
Trên cơ sở phân @ ch, đánh giá trên đây, đề 
xuất định hướng hoàn thiện hệ thống pháp 
luật về BĐKH ở Việt Nam như sau: 
- Rà soát các VBQPPL hiện hành dựa trên 
= nh thần Hiến pháp năm 2013. Trên cơ sở 
đó rà soát, đối chiếu các quy định quốc tế về 
ƯPBĐKH để xác định rõ yêu cầu, nghĩa vụ quốc 
tế mà Việt Nam phải thực hiện; đề xuất, hoàn 
chỉnh các cơ chế, chính sách khuyến khích các 
thành phần kinh tế, nhất là khối tư nhân trong 
và ngoài nước tham gia ứng phó với BĐKH 
và thực hiện các cam kết của Việt Nam trong 
INDC; tổng điều tra đánh giá, xác định khoảng 
trống pháp lý đặt ra từ thực = ễn yêu cầu quản 
lý nhà nước, yêu cầu quốc tế về BĐKH, để có 
kế hoạch hoàn thiện hệ thống pháp lý, sẵn 
sàng cho việc triển khai áp dụng từ năm 2021 
trở đi, phù hợp các cam kết của Việt Nam với 
quốc tế.
- Trước mắt, để phục vụ yêu cầu quản lý 
nhà nước về BĐKH từ nay đến năm 2020, các 
văn bản trọng tâm phục vụ ƯPBĐKH cần xây 
dựng gồm: Nghị định của Chính phủ về lộ trình 
và phương thức để Việt Nam triển khai các 
hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. 
Khẩn trương nghiên cứu xây dựng các Thông 
tư: quy định về Hệ thống Đo lường, Báo cáo 
và Thẩm định (MRV) quốc gia về giảm nhẹ 
phát thải KNK cấp quốc gia; quy định đối với 
các dự án giảm nhẹ phát thải KNK tạo @ n chỉ 
các-bon trong khuôn khổ Đối tác thị trường 
các-bon PMR; xây dựng Kế hoạch thích ứng 
với BĐKH quốc gia, triển khai áp dụng các công 
cụ thực hiện đánh giá, giám sát các hoạt động 
thích ứng, sử dụng nguồn lực trong ứng phó 
với BĐKH cho phù hợp với yêu cầu công khai, 
minh bạch trong ứng phó và hỗ trợ ứng phó 
của quốc tế,...
- Về dài hạn, cần triển khai xây dựng Luật 
về BĐKH để vừa đáp ứng yêu cầu thống nhất 
quản lý nhà nước về BĐKH trên bình diện quốc 
gia, xác định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm 
của từng chủ thể trong ƯPBĐKH, vừa phù hợp, 
đáp ứng cam kết thực thi các điều ước, thỏa 
thuận quốc tế về BĐKH sau năm 2020.
4.2. Tổ chức bộ máy, phát triển nguồn lực về 
ứng phó với biến đổi khí hậu
Về tổ chức bộ máy, Chính phủ giao cho Bộ 
TN&MT giúp Chính phủ quản lý thống nhất về 
BĐKH với việc thành lập Cục BĐKH trên cơ sở 
Cục KTTV&BĐKH để tăng cường công tác QLNN 
về BĐKH; các sở TN&MT có phòng BĐKH. Các 
viện, trường thuộc Bộ TN&MT sẽ lập các đơn 
vị nghiên cứu, khoa đào tạo về BĐKH.
Bên cạnh đó, = ếp tục đẩy mạnh các hoạt 
động nhằm:
- Tăng cường sự tham gia của toàn hệ 
thống chính trị trong tổ chức chỉ đạo, phối hợp 
liên ngành về ƯPBĐKH; nâng cao hiệu lực, hiệu 
quả công tác quản lý các vấn đề BĐKH từ trung 
ương đến địa phương;
- Nghiên cứu hoàn thiện chức năng, nhiệm 
vụ, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực để ứng 
phó hiệu quả với BĐKH và hội nhập quốc tế;
- Tăng đầu tư từ NSNN và tăng cường vận 
động tài trợ quốc tế; nghiên cứu xây dựng, áp 
14 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
dụng các cơ chế, thiết chế tài chính phù hợp 
với các chính sách quốc tế về BĐKH nhằm huy 
động và phát huy hiệu quả các nguồn vốn quốc 
tế song phương, đa phương cho ƯPBĐKH;
- Tăng cường công tác quản lý, cơ chế phối 
hợp trong việc sử dụng các nguồn vốn trong và 
ngoài nước cho ƯPBĐKH; khuyến khích, huy 
động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong 
và ngoài nước cung cấp, đầu tư tài chính cho 
ƯPBĐKH.
4.3. Khoa học và công nghệ phục vụ ứng phó 
với biến đổi khí hậu
Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác ng-
hiên cứu, ứng dụng khoa học vào ƯPBĐKH, 
QLTN và BVMT. Nghiên cứu toàn diện, tổng 
thể về BĐKH để hạn chế những tác động D êu 
cực của BĐKH, đồng thời F m ra những cơ hội 
do BĐKH đem lại như phát triển ngành công 
nghiệp về môi trường, những ngành sản xuất 
giảm thiểu năng lượng, những công nghệ và 
phương thức sản xuất mới trong các lĩnh vực 
của nền kinh tế. Có lộ trình, bước đi phù hợp 
để sớm đổi mới công nghệ sản xuất hướng tới 
nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường, 
sử dụng có hiệu quả tài nguyên; nghiên cứu 
phát triển và D ếp nhận chuyển giao công nghệ 
D ên D ến cho ƯPBĐKH. 
4.4. Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục, 
nâng cao nhận thức
- Tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền 
giáo dục, nâng cao nhận thức nhằm tạo ra sự 
chuyển biến cơ bản trong tư duy, nhận thức 
cho công tác ƯPBĐKH;
- Phổ biến rộng rãi các kiến thức, tri thức 
về BĐKH, các tác động của BĐKH và các giải 
pháp chủ động ứng phó. Nâng cao nhận thức 
cộng đồng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên 
tai;
- Đẩy mạnh việc đưa BĐKH vào giáo dục 
chính quy và không chính quy, bao gồm các 
cấp học và chương trình giảng dạy đại học, 
đào tạo, tập huấn ở các cấp;
- Tăng cường ý thức, trách nhiệm của từng 
cá nhân và cộng đồng trong phòng, tránh và 
khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng lối sống, 
mẫu hình D êu thụ năng lượng thân thiện với 
khí hậu cho mọi thành viên của cộng đồng.
4.5. Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong ứng phó 
với biến đổi khí hậu
- Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế và 
tham gia thực hiện các Điều ước quốc tế. Tăng 
cường trao đổi thông D n, kinh nghiệm, đối 
thoại chính sách với các quốc gia về ƯPBĐKH, 
QLTN, BVMT. 
- Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có liên 
quan, các tổ chức và các diễn đàn quốc tế để 
bảo vệ các nguồn nước xuyên biên giới, D ếp 
cận công nghệ mới và huy động nguồn lực cho 
giảm phát thải KNK, thích ứng với BĐKH và 
BVMT.
- Thúc đẩy hợp tác Á - Âu, Châu Á - Thái 
Bình Dương, khu vực Đông Á, trong ASEAN, 
D ểu vùng sông Mê Công về ƯPBĐKH, QLTN và 
BVMT.
4.6. Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả 
với biến đổi khí hậu
- Xây dựng cộng đồng ƯPBĐKH: Tăng 
cường năng lực và sự tham gia của cộng đồng 
trong các hoạt động ƯPBĐKH; chú trọng các 
kinh nghiệm ứng phó tại chỗ và vai trò của 
chính quyền các cấp, các tổ chức quần chúng 
ở cơ sở; phát triển và đa dạng hóa sinh kế, sử 
dụng kiến thức bản địa trong ƯPBĐKH; thay 
đổi hành vi, lối sống theo hướng thân thiện với 
khí hậu nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
- Nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe 
cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH: Cải tạo, 
nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa 
trang thiết bị, nâng cao năng lực đội ngũ cán 
bộ ngành y tế từ trung ương tới địa phương 
và tăng cường công tác phòng chống các dịch 
bệnh và các bệnh mới do BĐKH để nâng cao 
chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 
5. Kết luận
BĐKH là một trong những thách thức lớn 
nhất đối với nhân loại, sẽ tác động nghiêm 
15
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
Lời cảm ơn: Bài viết này dựa trên kết quả nghiên cứu thuộc một phần của đề tài “Xây dựng và 
hoàn thiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu - Cơ sở lý luận và thực * ễn”, do 
TS. Võ Tuấn Nhân - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm 
Chủ nhiệm. Tác giả trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường 
của Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thực hiện và hoàn 
thành nghiên cứu này.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục * êu quốc gia ứng phó với biến đổi khí 
hậu tại Việt Nam.
2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, h$ p://dsi.mpi.gov.vn/8/91.html.
3. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 
năm 2011).
4. h$ p://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTin-
TongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&ar% cleId=10038370.
5. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI, 
htt p : / / 1 2 3 . 3 0 . 1 9 0 . 4 3 : 8 0 8 0 / t i e n g v i et / t u l i e u va n k i e n / va n k i e n d a n g / d eta i l s .
asp?topic=191&subtopic=9&leader_topic=990&id=BT661331651.
IMPROVEMENT OF POLICY AND LEGISLATION
FOR EFFECTIVE RESPONSE TO CLIMATE CHANGE
Vo Tuan Nhan
Vice Minister of Ministry of Natural Resources and Environment
Abstract: Viet Nam Na* onal Assembly and Government have been formula* ng many climate 
change related policies and legisla* on. However, there are s* ll gaps and limita* ons on promulga* on 
and enforcement of the policies and legisla* on. This paper presents analysis of current status, assess-
ing the existent gaps of climate change related laws and policies. The paper also proposes measures 
for improving the policy and legistra* on on climate change in Viet Nam.
Keywords: Climate change, legisla* on on climate change 
trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường 
trên phạm vi toàn cầu. BĐKH đã, đang và sẽ 
làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình 
phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, 
nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, 
văn hóa, kinh tế, thương mại.
Mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó 
khăn, song trước những nguy cơ, thách thức 
của BĐKH, Chính phủ đã sớm triển khai các 
nhiệm vụ ứng phó. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực 
mới, có j nh liên ngành và phức tạp nên việc 
ban hành pháp luật và triển khai các nhiệm 
vụ ƯPBĐKH còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì 
vậy, việc ban hành VBQPPL đồng bộ, tạo hành 
lang pháp lý đủ mạnh, tăng cường và phát huy 
được mọi nguồn lực, % ềm lực của đất nước 
trong ƯPBĐKH và thực hiện mục % êu PTBV là 
yêu cầu cấp thiết hiện nay. 

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_chinh_sach_phap_luat_nham_ung_pho_hieu_qua_voi_bi.pdf