Hoàn thiện quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng tập trung vào năng lực trong các cơ sở đào tạo giáo viên

Có rất nhiều các bài viết, công trình nghiên cứu về đánh giá theo năng lực được

áp dụng trong các cơ sở đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều khó

khăn trong đánh giá người học theo năng lực bởi có những khác biệt trong

chương trình, học liệu, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá. Những khó

khăn này đều có nguồn gốc cơ bản từ nhận thức lí luận. Trong khuôn khổ bài viết

này, chúng tôi phân tích, đưa ra 4 nguyên tắc đánh giá người học và khung thiết

kế quy trình đánh giá người học theo hướng tập trung vào năng lực.

pdf 6 trang yennguyen 5360
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng tập trung vào năng lực trong các cơ sở đào tạo giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng tập trung vào năng lực trong các cơ sở đào tạo giáo viên

Hoàn thiện quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng tập trung vào năng lực trong các cơ sở đào tạo giáo viên
No.15_Mar 2020|Số 15 – Tháng 3 năm 2020|p.36-41 
36 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
ISSN: 2354 - 1431 
Hoàn thiện quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng tập trung vào năng lực trong 
các cơ sở đào tạo giáo viên 
Nguyễn Khải Hoàn a* 
 aTrường Đại học Tân Trào 
 *Email: hoannk63@gmail.com 
Thông tin bài viết Tóm tắt 
Ngày nhận bài: 
08/01/2020 
Ngày duyệt đăng: 
10/3/2020 
 Có rất nhiều các bài viết, công trình nghiên cứu về đánh giá theo năng lực được 
áp dụng trong các cơ sở đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều khó 
khăn trong đánh giá người học theo năng lực bởi có những khác biệt trong 
chương trình, học liệu, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá. Những khó 
khăn này đều có nguồn gốc cơ bản từ nhận thức lí luận. Trong khuôn khổ bài viết 
này, chúng tôi phân tích, đưa ra 4 nguyên tắc đánh giá người học và khung thiết 
kế quy trình đánh giá người học theo hướng tập trung vào năng lực. 
Từ khóa: 
Năng lực; đánh giá; tập 
trung vào năng lực; đào tạo 
giáo viên 
1. Đặt vấn đề 
Trong dạy học và giáo dục, hành trang của người 
giáo viên chính là hệ thống các năng lực sư phạm và 
những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết nhằm thực hiện 
có hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục và tự hoàn 
thiện bản thân. Theo lý luận dạy học, việc kiểm tra, 
đánh giá đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi chúng 
ta đang thực hiện quan điểm giáo dục hướng vào người 
học. Với quan điểm này, đánh giá kết quả giáo dục phải 
hướng tới việc sau khi tốt nghiệp, người học phải nắm 
vững và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng, thái độ, 
kinh nghiệm tích lũy trong quá trình học tập, rèn luyện, 
trải nghiệm vào những tình huống, bối cảnh thực tiễn 
của giáo dục và đời sống xã hội. 
Qua nghiên cứu công tác kiểm tra, đánh giá người 
học tại 6 cơ sở đào tạo giáo viên: Trường Đại học Hải 
Phòng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại 
học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học 
Phú Yên, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Trường Đại 
học Tân Trào [2] cho thấy, quy trình kiểm tra, đánh giá 
cơ bản vẫn chưa theo hướng tập trung vào năng lực, đặc 
biệt trong đánh giá kết quả thực hành, thực tập sư 
phạm, các trường ban hành quy chế, hướng dẫn vẫn chủ 
yếu dựa trên cơ sở Quy chế thực hành, thực tập sư 
phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 20031, 
chưa thực sự đổi mới, cập nhật theo Khung trình độ 
quốc gia Việt Nam năm 20162, chuẩn nghề nghiệp giáo 
viên cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào 
tạo ban hành năm 20183. 
Để kiểm tra, đánh giá người học theo năng lực thì 
trước hết, các cơ sở đào tạo giáo viên phải xác định một 
cách tường minh mô hình năng lực nghề nghiệp nhà 
giáo để cấu trúc, thiết kế chương trình đào tạo giáo viên 
theo hướng tập trung vào năng lực, trong đó, chuẩn đầu 
ra phải xác định rõ các năng lực đo được. Nguồn học 
liệu được xác định trong đề cương chi tiết học phần 
phải được rà soát, chọn lọc hướng vào mục tiêu phát 
triển năng lực. Từ đó, xác định rõ nguyên tắc, quy trình 
đánh giá người học theo hướng tập trung vào năng lực. 
1 Quyết định số 36/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/8/2003 của Bộ trưởng Bộ 
GDĐT ban hành Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho 
các trường đại học và cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non 
trình độ cao đẳng hệ chính quy. 
2 Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính 
phủ ban hành Khung trình độ quốc gia Việt Nam. 
3 Thông tư số 20/2018 ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông 
N.K.Hoan/ No.15_Mar 2020|p.36-41 
37 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Mô hình năng lực và mô hình năng lực nghề 
nghiệp nhà giáo 
Trên cơ sở phân tích Khung trình độ quốc gia Việt 
Nam, mô hình khung năng năng lực nghề nghiệp nhà 
giáo, chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo giáo 
viên, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các bậc học do Bộ 
Giáo dục và Đào tạo ban hành và 4 triết lý giáo dục của 
UNESCO, cho thấy, các thành phần cấu trúc của năng 
lực không chỉ gồm tri thức, kĩ năng, thái độ mà còn có 
yếu tố quan trọng nhất là kinh nghiệm thực tế trong 
công việc tương ứng. Từ đó, trong dạy học và giáo dục, 
mô hình năng lực người học được xác định một cách 
tường minh như sau [4]: 
Hình 1: Mô hình cấu trúc của năng lực 
Theo mô hình trên, kiến thức, kĩ năng, thái độ là cơ 
sở để hình thành năng lực và là các thành tố của năng 
lực ở cấp độ đầu vào, chưa bền vững. Kinh nghiệm, trải 
nghiệm thực tế cũng là một thành tố của năng lực theo 
cấu trúc bề mặt (đầu vào) nêu trên. Điều quan trọng là 
quá trình dạy học và giáo dục ở cơ sở đào tạo giáo viên 
phải biến đổi được các thành tố này thành những phẩm 
chất, năng lực cần có của nhà giáo tương lai: năng lực 
hiểu, năng lực làm, năng lực ứng xử và năng lực thực 
tiễn. Các thành tố này hình thành nên cấu trúc bề sâu 
(đầu ra) của năng lực. 
Trong một số công trình nghiên cứu, chúng tôi đã 
mô tả nội dung và cấu trúc chung của năng lực nghề 
nghiệp nhà giáo. Khái niệm năng lực nghề nghiệp nhà 
giáo ở đây được hiểu theo nghĩa chung nhất, bao hàm 
cả năng lực sư phạm lẫn năng lực tương ứng với môn 
học hay lĩnh vực học tập và những năng lực bổ trợ cho 
hoạt động nghề nghiệp liên quan đến văn hóa nghề 
nghiệp, đạo đức nghề nghiệp. Năng lực nghề nghiệp 
của nhà giáo được phản ánh khái quát trong mô hình 
dưới đây, bao gồm 4 năng lực cơ bản[3][4][5]: 
Năng lực trí tuệ nghề nghiệp; Năng lực hành nghề; 
Năng lực thực thi đạo đức nghề nghiệp; Năng lực thực 
thi văn hóa nghề nghiệp. Trong mô hình này mọi tiêu 
chí và minh chứng của năng lực nghề nghiệp nhà giáo 
đã được mô tả dưới dạng các năng lực thành phần. 
Chẳng hạn về đạo đức nghề nghiệp và văn hóa nghề 
nghiệp không nói chung chung mà chỉ rõ năng lực thực 
thi đạo đức nghề nghiệp, năng lực thực thi văn hóa nghề 
nghiệp. 
Hình 2: Mô hình năng lực nghề nghiệp nhà giáo 
2.2. Nguyên tắc đánh giá người học theo hướng tập 
trung vào năng lực 
2.2.1. Đánh giá năng lực phải gồm đủ 4 thành tố 
cấu trúc: Tri thức; Kĩ năng; Thái độ; Kinh nghiệm 
thực tế 
Trước hết, đánh giá người học phải dựa trên khung 
trình độ quốc gia Việt Nam, triết lý giáo dục của 
UNESCO, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, 
chuẩn nghề nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào 
tạo ban hành, các tiêu chuẩn đánh giá kiểm định chất 
lượng chương trình đào tạo và mục tiêu, phương pháp, 
nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới [1] để 
xác định rõ các thành tố cấu trúc năng lực. Trước đây, 
trong đánh giá năng lực thường tập trung vào 3 nội 
dung: Tri thức; kĩ năng; thái độ mà quên đi một phần 
rất quan trọng là kinh nghiệm thực tiễn của người học 
trong công việc tương ứng. Do đó, trong đào tạo giáo 
viên, để đánh giá theo hướng tập trung vào năng lực, 
cần phải đánh giá đầy đủ 4 thành tố cấu trúc nêu trên. 
Để chứng minh người học có năng lực ở một mức độ 
nào đó, phải tạo cơ hội để người học được giải quyết 
vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn, 
trải nghiệm thực tiễn. Khi đó người học vừa phải vận 
dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà 
trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân 
thu được từ những trải nghiệm bên trong và ngoài nhà 
trường (lớp học, cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục, gia đình, 
cộng đồng và xã hội). Như vậy thông qua việc hoàn 
thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, có thể đồng 
N.K.Hoan/ No.15_Mar 2020|p.36-41 
38 
thời đánh giá được cả khả năng nhận thức, kĩ năng thực 
hiện và những giá trị, tình cảm của người học. 
2.2.2. Phải đánh giá cả ở trình độ nền tảng và ở 
trình độ phát triển mới đạt được, tức là năng lực ở đầu 
vào và năng lực ở đầu ra. 
Dựa trên mối quan hệ giữa các nguồn lực hợp thành 
năng lực là tri thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm 
thực tế với sự thể hiện của chúng trong hoạt động là: 
năng lực hiểu, năng lực làm, năng lực ứng xử và năng 
lực thực tiễn. Đó là mối quan hệ giữa nguồn lực (đầu 
vào) với kết quả (đầu ra), nói cách khác là giữa cấu trúc 
bề mặt với cấu trúc bề sâu của năng lực. Nhận thức này 
có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục. Nếu chúng ta chỉ tập 
trung vào mục tiêu cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ 
năng, hình thành thái độ, trên cơ sở kinh nghiệm thực 
tiễn và tổ chức đánh giá những mặt đó thì mới chỉ dừng 
lại ở năng lực đầu vào. Đánh giá người học theo hướng 
tập trung vào năng lực phải nhằm hình thành, phát triển 
được các thành tố năng lực đầu vào và kiểm soát được, 
đo lường được các chỉ số ở năng lực đầu ra. 
Đánh giá theo hướng tập trung vào năng lực là một 
khoa học, đòi hỏi giảng viên phải có kiến thức, kỹ năng, 
phải làm chủ được quá trình đánh giá và phải sử dụng 
nhiều công cụ, nhiều phương pháp, nhiều hình thức 
đánh giá khác nhau. Phương pháp đánh giá càng đa 
dạng thì mức độ chính xác trong đánh giá càng cao vì 
phản ánh khách quan tốt hơn. Trong quá trình đánh giá, 
giảng viên sẽ nâng cao được năng lực dạy học nói 
chung, năng lực đánh giá người học nói riêng. 
2.2.3. Đánh giá phải tương thích với các chiến lược 
dạy học và học tập. Không thể dạy và học kiểu này lại 
đánh giá kiểu kia được. 
Muốn hình thành, phát triển năng lực nghề nghiệp 
nhà giáo, việc dạy học trong các cơ sở đào tạo giáo viên 
không chỉ dừng ở nhiệm vụ trang bị kiến thức, rèn 
luyện kĩ năng, bồi dưỡng những tình cảm- giá trị sống 
đúng đắn mà còn phải làm cho những kiến thức sách vở 
trở thành hiểu biết thực sự của người học; làm cho 
những kĩ năng được rèn luyện trên lớp được thực hành, 
ứng dụng trong đời sống ngay trên ghế nhà trường; làm 
cho thái độ sống (tình cảm- giá trị) được giáo dục qua 
mỗi bài học có điều kiện, môi trường để bộc lộ, hình 
thành, phát triển qua các hành vi ứng xử, trở thành 
phẩm chất bền vững để sau này ra trường có thể áp 
dụng vào thực tiễn nghề nghiệp và đời sống xã hội. 
Việc đánh giá, vì vậy, sẽ phải chuyển từ kiểm tra kiến 
thức, thao tác kĩ thuật và nhận thức tư tưởng đơn thuần 
sang đánh giá sự hiểu biết, khả năng thực hành - ứng 
dụng và hành vi ứng xử trong thực tiễn nghề nghiệp và 
cuộc sống. 
Để phù hợp với các chiến lược dạy học và học tập 
hiện đại trong giai đoạn hiện nay, cần phải cấu trúc lại 
chương trình đào tạo giáo viên theo hướng tích hợp liên 
môn và xuyên môn bao gồm những nội dung chủ yếu 
sau: (i) Tri thức nghề nghiệp của người giáo viên; (ii) 
Kĩ năng nghề nghiệp của người giáo viên; (iii) Đạo đức 
nghề nghiệp của người giáo viên; (iv) Văn hóa nghề 
nghiệp của người giáo viên. Tránh đưa ra quá nhiều học 
phần/môn học mà nên thiết kế, tăng thời lượng thực 
hành với nhiều mô đun, chủ đề học tập để người học tự 
học, tự nghiên cứu. 
2.2.4. Đánh giá người học phải bao quát toàn bộ 
quá trình phát triển chứ không chỉ đánh giá riêng năng 
lực. Tuy nhiên trong đó đánh giá năng lực là trọng tâm. 
Trong đào tạo giáo viên, đánh giá theo hướng tập 
trung vào năng lực không hoàn toàn phải dựa vào 
chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, 
kĩ năng, bởi năng lực là sự tổng hòa, kết tinh của kiến 
thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo 
đức, văn hóa nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn được 
hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển 
tự nhiên về mặt xã hội của một con người [6]. 
Trong đánh giá theo tiếp cận năng lực, chú trọng tập 
trung vào kĩ năng và quá trình học tập. Các kĩ thuật cần 
thiết trong thiết kế đánh giá kĩ năng là: 1/ Quan sát liên 
tục, đặc biệt là quá trình học tập (kĩ năng, thái độ và tri 
thức nền tảng, sự tiến bộ của người học qua từng ngày 
và từng tuần, từng tháng); 2/ Kiểm tra (bài tập, test) 
được thiết kế sao cho người học phải thể hiện kĩ năng 
cần học và giảng viên mong đợi; 3/ Sử dụng câu hỏi, 
nhất là những câu hỏi nêu vấn đề nhằm quan sát thể 
hiện của năng lực; 4/ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở 
cả giảng viên và sinh viên thông qua các cơ sở giáo dục, 
các trường thực hành, thực tập sư phạm. 
2.3. Khung thiết kế quy trình kiểm tra, đánh giá 
theo hướng tập trung vào năng lực 
Hoàn thiện được quy trình kiểm tra, đánh giá người 
học theo hướng tập trung vào năng lực trong các cơ sở 
đào tạo giáo viên là một việc làm cần thiết và cấp bách 
trong giai đoạn hiện nay, khi các cơ sở giáo dục đại học 
đang thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình 
theo Luật giáo dục đại học sửa đổi bổ sung năm 2018 
và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP4 của Chính phủ. Trên 
4 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy 
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại 
học. 
N.K.Hoan/ No.15_Mar 2020|p.36-41 
39 
cơ sở 4 nguyên tắc nêu trên, khung thiết kế quy trình 
kiểm tra, đánh giá theo hướng tập trung vào năng lực 
gồm các giai đoạn, các bước tổ chức kiểm tra, đánh giá 
được xác định như sau: 
* Giai đoạn 1: Chuẩn bị đánh giá 
- Bước 1: Nghiên cứu hệ thống chuẩn đầu ra của 
chương trình đào tạo 
Nghiên cứu hệ thống chuẩn đầu ra, hệ thống tiêu 
chuẩn năng lực nghề nghiệp của sinh viên các ngành 
học trên cơ sở Khung trình độ quốc gia Việt Nam và 
chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông 
để định hướng trong việc lập kế hoạch xây dựng tiêu 
chuẩn, tiêu chí đánh giá. Hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí 
của từng ngành học chính là bộ công cụ để đánh giá 
sinh viên đã hình thành năng lực nghề nghiệp ở mức độ 
nào. Từ đó giảng viên có thể xác định mục tiêu, phương 
pháp, biện pháp hình thành và cách thức kiểm tra, đánh 
giá. 
- Bước 2: Phân tích chương trình môn học 
Chương trình đào tạo giáo viên hiện nay đang có 
rất nhiều bất cập cần phải thay đổi để phù hợp với 
những thay đổi của nội dung, chương trình, sách giáo 
khoa giáo dục phổ thông từ năm học 2020 - 2021. 
Phân tích chương trình môn học trong chương trình 
đào tạo giáo viên và định hướng, cấu trúc lại theo 
hướng tích hợp liên môn, xuyên môn giúp giảng viên 
có thể khai thác mặt mạnh, lợi thế của từng nội dung/ 
chủ đề để hình thành năng lực nghề nghiệp cho sinh 
viên. Do đó, phải có cách nhìn tổng quan về nội dung 
chương trình đào tạo ở các cơ sở đào tạo giáo viên 
theo hướng tích hợp bao gồm 4 thành tố cơ bản sau: 
(i) Tri thức nghề nghiệp của người giáo viên; (ii) Kĩ 
năng nghề nghiệp của người giáo viên; (iii) Đạo đức 
nghề nghiệp của người giáo viên; (iv) Văn hóa nghề 
nghiệp của người giáo viên. 
Phân tích nội dung chương trình môn học giúp 
giảng viên xác định hệ thống tri thức, kĩ năng - kĩ xảo, 
tình cảm - thái độ và những năng lực thực tiễn sinh viên 
cần lĩnh hội, để xây dụng nội dung đánh giá. Cần đưa ra 
các yêu cầu để sinh viên rèn luyện các kĩ năng tương 
ứng đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp tương lai. Ngoài ra, 
việc đưa ra tiêu chuẩn, tiêu chí giúp hình thành năng lực 
tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng của sinh viên. 
- Bước 3: Phân tích đặc điểm hình thành năng lực 
nghề nghiệp của sinh viên 
Sinh viên là chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo trong 
quá trình học tập trong các cơ sở đào tạo giáo viên. Sinh 
viên có đặc điểm tâm lý - xã hội chung của người 
trưởng thành và có đặc điểm riêng của từng ngành học. 
Sinh viên có ý thức trách nhiệm, lý tưởng và sự tự tin. 
Mặc dù đã có những kinh nghiệm nhất định trong thực 
tế cuộc sống và nghề nghiệp, tuy nhiên những kinh 
nghiệm này còn hạn chế. Trong khi đó, môi trường học 
tập ở các cơ sở đào tạo giáo viên trình độ đại học đòi 
hỏi khả năng thích ứng, ý chí, tính kế hoạch, sự hợp tác, 
khả năng học tập độc lập (tự học) để hoàn thành nhiệm 
vụ và thực hiện lý tưởng nghề nghiệp của mình. Do 
vậy, để đánh giá năng lực nghề nghiệp của sinh viên 
cần nghiên cứu hồ sơ học tập, trao đổi quan sát, kiểm 
tra (bài tập, test), sử dụng câu hỏi, thông qua hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo của sinh viên ở cơ sở đào tạo giáo 
viên và cơ sở thực hành, thực tập sư phạm. Từ đó, giúp 
giảng viên có thông tin chính xác về từng sinh viên và 
lên kế hoạch tổ chức đánh giá cho phù hợp. 
- Bước 4: Lập kế hoạch tổ chức đánh giá 
Kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá được thể hiện 
trong kế hoạch bài giảng và chương trình, kế hoạch 
đào tạo của khóa học. Trong các kế hoạch này, mục 
tiêu học tập của sinh viên phải bao gồm mục tiêu hình 
thành và phát triển năng lực nghề nghiệp. Mục tiêu 
này phải xác định rõ và có thể đo được, làm rõ công 
việc giảng viên cần thực hiện, điều kiện thực hiện (các 
nguồn lực, môi trường kiểm tra, đánh giá) và tiêu 
chuẩn, tiêu chí cần đạt. 
- Bước 5: Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện để 
đánh giá 
Các tài liệu có thể là các phiếu học tập, phiếu 
hướng dẫn thực hiện công việc, phiếu đánh giá, các 
câu hỏi kiểm tra, đánh giá, các bài tập tình huống 
Các phương tiện kiểm tra, đánh giá có thể là website, 
các ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần 
mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ 
tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng 
các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết 
quả đánh giá. 
* Giai đoạn 2: Tổ chức đánh giá 
- Bước 6: Đánh giá thường xuyên 
 Phạm vi đối tượng là sinh viên trong một lớp học, 
khóa học. Đánh giá nhằm thu thập thông tin về mức độ 
đạt được đối với các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái 
độ và cả dựa trên nền tảng kinh nghiệm tích lũy của 
sinh viên qua từng bài học, qua từng thời gian để tìm 
hiểu xem từng sinh viên đã học tập như thế nào, kết quả 
học tập thể hiện ở mức độ tiếp thu, nắm vững kiến thức, 
kĩ năng, thái độ học tập, kinh nghiệm tương ứng và cả 
sự hài lòng, phản ứng của sinh viên đối với các bài 
N.K.Hoan/ No.15_Mar 2020|p.36-41 
40 
giảng của giảng viên. Từ đó, giảng viên có kế hoạch 
điều chỉnh hoạt động giảng dạy, hoạt động học tập 
nhằm nâng cao kết quả học tập cho sinh viên. 
Các loại công cụ để đánh giá trên lớp học hết sức đa 
dạng, đó là câu hỏi, hệ thống bài tập, thảo luận nhóm, 
bài tập về nhà, mẫu biểu quan sát, đề kiểm tra thường 
xuyên và định kỳ, hồ sơ học tập, bài luận, các dự án học 
tập, các nhiệm vụ thực tiễn, trò chơi 
- Bước 7: Đánh giá theo định kỳ 
Loại hình đánh giá này không chỉ quan tâm đến kết 
quả bài kiểm tra, mà còn quan tâm đến thành tích của 
sinh viên trong suốt cả năm học và sự phát triển nhân 
cách của sinh viên. Một số phẩm chất cần thiết sẽ được 
chú trọng như khả năng thuyết trình, khả năng quản lý, 
lãnh đạo phát triển bản thân, sự khoan dung, thái độ 
hợp tác, các kĩ năng hoạt động ngoại khóa, kĩ năng hợp 
tác và các kĩ năng xã hội khác. Nội dung đánh giá gồm 
4 thành tố: năng lực hiểu; năng lực làm; năng lực ứng 
xử; năng lực thực tiễn. 
- Bước 8: Đánh giá của cơ sở thực hành, thực tập 
Loại hình đánh giá này quan tâm đến mục tiêu kiến 
thức, kĩ năng, thái độ, kinh nghiệm thực tiễn như đánh 
giá trên lớp học và quan tâm cả đến sự phát triển toàn 
diện của sinh viên như đánh giá của nhà trường. Tuy 
nhiên, mục đích chính của đánh giá ở cơ sở thực hành, 
thực tập là đánh giá sinh viên dựa trên chuẩn nghề 
nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 
và cung cấp những thông tin đáng tin cậy cho các cơ sở 
đào tạo giáo viên trong việc rà soát, cập nhật chương 
trình đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó, 
giúp các cơ sở đào tạo giáo viên bổ sung các phẩm chất, 
năng lực nghề nghiệp mà sinh viên còn thiếu hoặc yếu 
để hình thành và phát triển những năng lực đáp ứng yêu 
cầu thực tiễn. 
Giai đoạn 3: Đánh giá của cơ sở giáo dục, địa 
phương, cộng đồng 
- Bước 9: Thu thập thông tin, phản hồi về đánh giá 
của cơ sở giáo dục, địa phương, cộng đồng 
Nội dung đánh giá của cơ sở giáo dục, địa phương, 
cộng đồng, nơi sinh viên ra trường công tác chủ yếu 
gồm 4 phần: (i) Tri thức - Trí tuệ; (ii) Kĩ năng - Kĩ xảo; 
(iii) Tình cảm - Giá trị; (iv) Năng lực thực tiễn. 
Cơ sở đào tạo giáo viên phải thường xuyên thu thập 
các minh chứng để khẳng định với xã hội về chất lượng 
đào tạo giáo viên của cơ sở đào tạo trên cơ sở đối sánh 
với chuẩn đầu ra, các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định 
của kiểm định chất lượng giáo dục; các tiêu chí, tiêu 
chuẩn của chuẩn nghề nghiệp giáo viên các bậc học 
tương ứng. Đồng thời phân tích, sử dụng các kết quả 
đánh giá của cơ sở giáo dục đúng mục đích và thường 
xuyên giữ mối liên hệ, phản hồi tích cực với các cơ sở 
giáo dục trong suốt quá trình đào tạo, qua đó kịp thời 
cập nhật, điều chỉnh hoạt động dạy học tại cơ sở đào tạo 
giáo viên. 
- Bước 10: Nhìn lại quá trình 
Trong xã hội hiện đại, năng lực đáp ứng yêu cầu 
thực tiễn cùng với thị trường lao động và cơ sở đào tạo 
tạo thành một guồng quay để tạo ra sản phẩm là nguồn 
nhân lực có chất lượng cao. Đây được xem như ba bộ 
phận trong cùng một hệ thống có quan hệ khăng khít 
không thể tách rời nhau. Trong giáo dục và đào tạo giáo 
viên, điều này lại càng đặc biệt quan trọng. Do đó, nhìn 
lại quá trình thực chất là giảng viên và cán bộ quản lí tại 
các cơ sở đào tạo giáo viên phải rà soát, đối chiếu lại 
những tiêu chuẩn, tiêu chí về chuẩn đầu ra của nhà 
trường, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các bậc học tương 
ứng với những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của ngành giáo 
dục và đào tạo, của xã hội để đào tạo nguồn nhân lực có 
chất lượng, đáp ứng yêu cầu xã hội. 
3. Kết luận 
Kiểm tra, đánh giá người học là những khâu rất 
quan trọng trong quá trình dạy học. Hoàn thiện quy 
trình kiểm tra đánh giá theo hướng tập trung vào năng 
lực người học trong các cơ sở đào tạo giáo viên là một 
yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng đào tạo và đáp 
ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo 
khoa giáo dục phổ thông từ năm học 2020 - 2021. Bài 
viết này mong muốn đóng góp một phần hữu ích giúp 
các cơ sở đào tạo giáo viên và đội ngũ nhà giáo, cán bộ 
quản lý trường học có một cách nhìn đầy đủ hơn về 
những vấn đề liên quan đến năng lực, đánh giá theo 
hướng tập trung vào năng lực, từ đó cải tiến khâu kiểm 
tra đánh giá, hoàn thiện quy trình, tiêu chí, thang đo, 
chuẩn đầu ra và xem xét, điều chỉnh, cấu trúc lại nội 
dung, chương trình đào tạo giáo viên cho phù hợp với 
những thay đổi hiện nay của giáo dục và xã hội . 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về việc ban 
hành chương trình giáo dục phổ thông. 
2. Nguyễn Khải Hoàn (2018), Phát triển chương 
trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu xã hội, Nhà 
xuất bản Đại học Thái Nguyên. 
3. Đặng Thành Hưng (2016), “Mô hình năng lực 
nghề nghiệp của nhà giáo hiện đại”, Tạp chí Khoa học 
dạy nghề, số 28-29, tháng 1+2, tr. 14-18. 
N.K.Hoan/ No.15_Mar 2020|p.36-41 
41 
4. Nguyễn Khải Hoàn (2015), “Một số nguyên 
tắc và biện pháp nâng cao năng lực đánh giá của 
giảng viên trong dạy học nghiệp vụ sư phạm”. Kỷ 
yếu Hội thảo quốc gia về nâng cao năng lực đánh giá 
cho giảng viên, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền 
thông, tr.258-265. 
5. Nguyễn Khải Hoàn, Đặng Thành Hưng (2017), 
“Mô hình đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng lực 
nghề nghiệp của nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới 
chương trình giáo dục phổ thông”, Kỷ yếu Hội thảo 
khoa học quốc gia nâng cao năng lực sư phạm cho đội 
ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình 
giáo dục phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Huế, 
tr.363-368. 
6. Trần Thị Tuyết Oanh (2014), Đánh giá kết quả 
học tập. Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Đại học sư 
phạm, Hà Nội, 2014. 
Complete the procees for checking and assessing in the direction of focusing on 
competence in teacher training establishments 
Nguyen Khai Hoan 
Article info Abstract 
Recieved: 
08/01/2020 
Accepted: 
10/3/2020 
There are many articles and researches which have been focusing on competence-
based evaluation applied in teacher training establishments. However, in reality, 
there are still many difficulties in assessing learners because there are differences in 
curriculum, learning materials, teaching methods, checking and assessing ways. 
These difficulties are derived primarily from theoretical knowledge. In the 
framework of this article, we analyze and propose 4 principles for assessing learners 
and a designing framework for assessing process of learners in the direction of 
focusing on competence. 
Keywords: 
competence; assessment; 
focus on competence; 
training teachers. 

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_quy_trinh_kiem_tra_danh_gia_theo_huong_tap_trung.pdf