Hoạt động thăm dò mỏ kim loại của tư bản Pháp ở Lào Cai cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
TÓM TẮT
Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Lào Cai có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. Vì
vậy, khi chiếm được nước ta, chính quyền thực dân Pháp đã ban hành các nghị định, sắc lệnh về
hoạt động thăm dò, chuyển nhượng và khai thác mỏ ở Đông Dương. Trong bài viết, tác giả sử
dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu
nội dung: vùng đất Lào Cai trong lịch sử; Sắc lệnh, nghị định về khai mỏ của Chính quyền thực
dân Pháp; hoạt động thăm dò mỏ kim loại ở Lào Cai cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Từ nội dung
nghiên cứu, tác giả đưa ra một số nhận xét về hoạt động thăm dò mỏ kim loại của tư bản Pháp ở
Lào Cai cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động thăm dò mỏ kim loại của tư bản Pháp ở Lào Cai cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động thăm dò mỏ kim loại của tư bản Pháp ở Lào Cai cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
ISSN: 1859-2171 e-ISSN: 2615-9562 TNU Journal of Science and Technology 225(07): 107 - 113 Email: jst@tnu.edu.vn 107 HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ MỎ KIM LOẠI CỦA TƯ BẢN PHÁP Ở LÀO CAI CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Nguyễn Đại Đồng Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Lào Cai có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. Vì vậy, khi chiếm được nước ta, chính quyền thực dân Pháp đã ban hành các nghị định, sắc lệnh về hoạt động thăm dò, chuyển nhượng và khai thác mỏ ở Đông Dương. Trong bài viết, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu nội dung: vùng đất Lào Cai trong lịch sử; Sắc lệnh, nghị định về khai mỏ của Chính quyền thực dân Pháp; hoạt động thăm dò mỏ kim loại ở Lào Cai cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Từ nội dung nghiên cứu, tác giả đưa ra một số nhận xét về hoạt động thăm dò mỏ kim loại của tư bản Pháp ở Lào Cai cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Từ khóa: Lào Cai; khai thác mỏ; thế kỷ XIX; thế kỷ XX; chính quyền thực dân Pháp. Ngày nhận bài: 17/10/2019; Ngày hoàn thiện: 09/4/2020; Ngày đăng: 22/5/2020 THE EXPLOITATION OF METAL MINES BY THE FRENCH IN LAO CAI DURING THE END OF THE 19 AND BEGINNING OF 20TH CENTURIES Nguyen Dai Dong TNU - University of Sciences ABSTRACT Being a northern mountainous province, Lao Cai has abundant and diverse mineral resources. Therefore when capturing our country, the French colonial government issued decrees and ordinances on exploring, transferring and mining activities in Indochina. In this paper, the author uses historical and logical methods, analytical as well as synthesis methods for studying the following contents: the history of Laocai province; mining decrees of the French colonial government; the exploration of metal mines in Laocai province in the late nineteenth and early twentieth century. From the research content, the author makes some comments on the exploration of metal mines by the French capitalists in Lao Cai in the late nineteenth and early twentieth century. Keywords: Lao Cai; Mining; 19th century; 20th century; French colonial government. Received: 17/10/2019; Revised: 09/4/2020; Published: 22/5/2020 Email: dongnd@tnus.edu.vn Nguyễn Đại Đồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 107 - 113 Email: jst@tnu.edu.vn 108 1. Đặt vấn đề Trong lịch sử kinh tế Việt Nam, khai mỏ là một trong những ngành kinh tế quan trọng và có lịch sử lâu đời. Thời đại kim khí, người Việt đã tìm ra đồng, sắt và chế tạo ra công cụ, vũ khí bằng đồng, sắt. Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, Lào Cai đã trở thành một trong những vùng trọng điểm về khai thác mỏ ở các tỉnh miền núi Bắc Kỳ. Thời Nguyễn, hoạt động khai mỏ có bước phát triển hơn so với thời Lê - Trịnh. Khi Chính quyền thực dân Pháp cai trị, hoạt động khảo sát thăm dò, khai mỏ, nhượng mỏ diễn ra khắp trong cả nước, đặc biệt là vùng thượng du Bắc Kỳ. Đầu thế kỷ XX được coi là thời kỳ “sốt rét mỏ” ở Bắc Kỳ. Với cấu tạo địa chất đặc biệt, Lào Cai có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, như: đồng, sắt, vàng, Apatit Trong bài viết, tác giả nghiên cứu 2 vấn đề: - Thứ nhất, tên gọi và quá trình hình thành vùng đất Lào Cai. - Thứ hai, hoạt động thăm dò mỏ kim loại ở Lào Cai cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 2. Nội dung 2.1. Vùng đất Lào Cai1 trong lịch sử Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Về nguồn gốc tên gọi Lào Cai có nhiều cách lý giải nhưng theo tác giả Đào Duy Anh, từ "Lão Nhai", khi làm bản đồ, người Pháp viết "Lao Cai" thành "Lào Kay". Danh từ "Lào Kay" đã được người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu còn người Việt khi đọc, biến âm theo tiếng Việt thành Lào Cai và 1 Lào Cai: Thời Nguyễn gọi là trấn Hưng Hoá (năm 1831, Minh Mạng đổi thành tỉnh Hưng Hoá). Ngày 12/7/1907, Toàn quyền Đông Dương ra nghị đinh số 288 chuyển đạo quan binh số 4 Lào Cai thành tỉnh dân sự Lào Cai. trong giao tiếp dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai. Thời Hùng Vương thuộc Tân Hưng, một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang. Thời Bắc thuộc, Lào Cai thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Thời phong kiến độc lập, Lào Cai thuộc đạo Lâm Tây thời Đinh, đất Đăng Châu thời Lý, tiếp là huyện Thủy Vĩ, trấn Quy Hóa, đạo Đà Giang thời nhà Trần. Năm 1397, Hồ Quý Ly đổi thành trấn Thiên Hưng. Trong đó, huyện Thủy Vĩ, Văn Bàn được thành lập trực thuộc Châu Quan Hóa. Từ đó Thủy Vĩ, Văn Bàn (vùng đất Lào Cai xưa) đã chính thức trở thành tên đơn vị hành chính của nhà nước phong kiến Đại Việt. Triều Lê, huyện Văn Bàn, huyện Thủy Vĩ trở thành châu Văn Bàn, châu Thủy Vĩ trực thuộc Phủ Quang Hóa, thừa tuyên Hưng Hóa. Năm Hồng Đức thứ 31 (1490), đạo thừa tuyên Hưng Hóa đổi thành xứ Hưng Hóa. Đến đời Hồng Thuận Lê Tương Dực (1509-1516) đổi xứ Hưng Hóa thành trấn Hưng Hóa. Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thủy Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa. Năm 1886, Pháp cai quản Lào Cai theo chế độ quân sự. Năm 1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm 2 tiểu quân khu, Yên Bái và Lào Cai. Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Ngày 12/7/1907, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây, địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Năm 1976, Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Năm 1991, tỉnh Lào Cai được tái thành lập [1, tr. 11]. 2.2. Hoạt động thăm dò mỏ kim loại 2.2.1. Quy chế mỏ Cùng với việc thiết lập quyền thống trị ở Đông Dương, thực dân Pháp từng bước đề ra quy chế mỏ để nắm quyền khai thác mỏ. Từ Nguyễn Đại Đồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 107 - 113 Email: jst@tnu.edu.vn 109 năm 1885-1939, các văn bản quy định về khai thác mỏ được ban hành. Các văn bản này ngày càng được hoàn thiện về cơ chế, chính sách, quy định hoạt động thăm dò, chuyển nhượng, khai mỏ, cùng chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý về mỏ. Đây là cơ sở pháp lý để thực dân Pháp nắm độc quyền khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản ở Đông Dương, phục vụ cho lợi ích của Chính quốc. Vấn đề quy chế về mỏ của thực dân Pháp ở Đông Dương được hình thành trên cơ sở đã thiết lập được quyền thống trị và kiểm soát lãnh thổ Việt Nam. Việc thực dân Pháp xác lập quyền thống trị Việt Nam được ghi rõ trong Hiệp ước Patonot (6/6/1884). Đây là Hiệp ước mà thực dân Pháp đã xóa sạch mọi biểu hiện quyền lực còn lại của triều đình phong kiến độc lập ở Việt Nam, tạo cơ sở cho việc hoàn thiện Hiệp ước Hacmang và điều chỉnh lại ranh giới các xứ thuộc Pháp. Với Hiệp ước Patonot, thực dân Pháp không những đặt cơ sở pháp lý cho việc thống trị Việt Nam mà còn xác lập ngay quyền khai thác mỏ ở Bắc Kỳ. Điều 18 của Hiệp ước Patonot ghi rõ: “Sau này quan cả hai nước sẽ hội đồng để phân định giới hạn các nơi phải khai trương và quy định việc đặt vọng đăng ở ven biển Đại Nam từ giáp giới Ninh Bình, cùng địa hạt Bắc Kỳ, cùng là định lệ thuế khai mỏ, lệ thuế dùng tiền bạc” [2, tr. 28]. Trên cơ sở đó, ngày 18/2/1885, Chính quyền thực dân buộc triều đình Huế ký bản Công ước về chế độ khai thác mỏ ở Bắc Kỳ. Công ước gồm 4 điều khoản, trong đó có 3 điều khoản chính liên quan đến mỏ: - Điều 1. Triều đình Huế chấp nhận chế độ, cách thức khai thác mỏ do Pháp đề ra. - Điều 2. Mọi khoản thu từ các loại lệ phí và thuế đối với những mỏ ở Trung Kỳ, khoáng sản của những mỏ đó, cũng như đối với các mỏ sẽ bán đấu giá hoặc là đối tượng chuyển nhượng, hàng năm đều phải nhập vào Ngân khố của Nam triều, sau khi đã khấu trừ mọi phí tổn cho các mỏ đó. - Điều 3. Mọi khoản thu từ nguồn lệ phí và thuế đối với các mỏ ở Bắc Kỳ, những khoáng sản của mỏ đó, cũng như đối với các mỏ sẽ bán đấu giá hoặc là đối tượng chuyển nhượng, đều thuộc quyền chi tiêu của nhà cầm quyền Bắc Kỳ (chính quyền thực dân)” [3, tr. 46]. Ngày 2/3/1886, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh cho thi hành Bản Công ước. Công ước là sự cụ thể hóa điều 18 của bản Hiệp ước Patonot, trong đó quy định: Tất cả các khoản thu về lệ phí, thuế má với các mỏ Bắc Kỳ cùng với sản vật của các mỏ sẽ thuộc quyền chi tiêu và sử dụng của chính quyền thực dân. Ngày 17/10/1887, Tổng thống Pháp ra quyết định thành lập Liên bang Đông Dương. Từ đây, Chính quyền thực dân Pháp đã thiết lập quyền thống trị toàn phần trên lãnh thổ Đông Dương. Mọi chủ trương, chính sách, quy định, quy chế do Tổng thống Pháp ban hành trong đó có Quy chế về mỏ đối với Đông Dương thuộc địa, đều có giá trị thực thi. Ngày 16/10/1888, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh số 1 về mỏ, gồm 7 nội dung cơ bản: 1. Các quy định chung về phân loại mỏ theo chất khoáng và xác định quyền thụ đắc đối với đất có mỏ; 2. Việc nghiên cứu, thăm dò mỏ; 3. Việc thiết lập sở hữu mỏ; 4. Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ mỏ; 5. Hình phạt đối với người vi phạm quy chế mỏ; 6. Thẩm quyền của bộ máy tư pháp và cơ quan kỹ thuật trong thực hiện sắc lệnh; 7. Quy định đặc biệt [4, tr. 35]. Để chiếm đoạt tài nguyên mỏ. Năm 1897, Tổng thống Pháp đã ban hành Sắc lệnh số 2 về mỏ [4, tr. 36]. Sắc lệnh quy định: - Bước 1: Về thăm dò mỏ. Diện tích xin thăm dò tối đa la 5000 ha, khu vực phải là hình tròn với đường kính 4 km. Lệ phí xin thăm dò quy định 5 xăngtim/1 ha (tối đa 250 phrăng cho toàn bộ diện tích xin thăm dò). - Bước 2: Xin di nhượng. Diện tích xin di nhượng tối thiểu là 24 ha, diện tích xin di nhượng tối đa đối với mỏ than là 2.400 ha, Nguyễn Đại Đồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 107 - 113 Email: jst@tnu.edu.vn 110 đối với các mỏ khác là 800 ha, đối với vùng đất phù sa là 600 ha. Lệ phí xin di nhượng đối với mỏ than là 1 phrăng/1 ha, đối với các mỏ khác là 2 phrăng/1 ha. - Bước 3: Về thuế các loại mỏ. Cùng với các Sắc lệnh đảm bảo quyền lợi cho người khai thác, tư bản Pháp ra sức mở rộng các điều tra cơ bản trên lãnh thổ Đông Dương với ý đồ khai thác lâu dài nơi đây. Ngay từ rất sớm, Chính quyền thuộc địa đã quan tâm đến việc lập ra ở Đông Dương một cơ quan chuyên trách về mỏ. Cơ quan này bắt đầu được thành lập từ năm 1885 và dần dần được tổ chức lại nhiều lần, dưới những tên gọi khác nhau, từ Sở mỏ Bắc Kỳ, Ban mỏ, Hội đồng tư vấn mỏ, Ban chỉ đạo mỏ và cuối cùng là Tổng Thanh tra mỏ [5, tr. 30]. Nhiệm vụ của cơ quan là nghiên cứu địa chất, tìm kiếm thăm dò và xúc tiến khai thác mỏ ở Đông Dương. Do có sự đảm bảo của hệ thống chính quyền về việc thăm dò, khai thác khoáng sản. Do vậy, việc thăm dò, số khu vuông tìm mỏ của tư bản Pháp ở Việt Nam tăng nhanh. Đến năm 1912, hoạt động khai thác mỏ diễn ra ở khắp nơi, nhất là ở Bắc Kỳ, đồng thời nó trở thành ngành công nghiệp chủ đạo đem lại lợi nhuận lớn cho tư bản Pháp ở Đông Dương. Ngày 26/1/1912, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh số 3 [4, tr. 37]. Sắc lệnh quy định: - Thứ nhất, về thăm dò mỏ. - Thứ hai, diện tích xin di nhượng mỏ và lệ phí nhượng mỏ. - Thứ ba, về việc khai thác mỏ. Mục đích khuyến khích đầu tư vào công nghiệp mỏ, tập trung quyền khai mỏ vào tư bản độc quyền. Sắc lệnh số 3 đảm bảo điều kiện thăm dò, khai thác mỏ hết sức dễ dàng nên hoạt động khai mỏ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều người tham gia. Đầu những năm 30 thế kỷ XX, nhằm hạn chế tối đa tác động xấu của khủng hoảng kinh tế thế giới, Nhà nước Pháp ban hành Sắc lệnh năm 1931, 1933, 1936. So với Sắc lệnh năm 1912, các sắc lệnh này đã thu hẹp quyền thăm dò và sở hữu mỏ nhưng thực chất Chính quyền thuộc địa lại tập trung quyền khai mỏ vào những kẻ có khả năng kỹ thuật và tài chính nhất. Vì vậy, ngành công nghiệp mỏ của thực dân Pháp ở Việt Nam càng có điều kiện lớn mạnh về quy mô, sản lượng, giá trị sản phẩm. Cuối thế kỷ XIX và đặc biệt đầu thế kỷ XX hoạt động thăm dò, xin cấp giấy phép khai thác, nhượng mỏ diễn ra ồ ạt ở nước ta. 2.2.2. Hoạt động thăm dò mỏ kim loại ở Lào Cai Với mục đích khai thác những nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá của Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng, tư bản Pháp rất chú trọng trong việc đầu tư hoạt động thăm dò mỏ. Thăm dò mỏ là giai đoạn đầu của quá trình khai khoáng. Trong quá trình này, tư bản Pháp phải đầu tư vốn, có đơn xin đăng ký thăm dò mỏ, nộp lệ phí thăm dò theo quy chế mỏ đã đặt ra, phải trang bị phương tiện kỹ thuật thăm dò và phải thuê nhân công. Kết quả của hoạt động thăm dò mỏ sẽ quyết định các giai đoạn tiếp theo của quá trình khai khoáng. Nếu thăm dò tìm thấy chất liệu mỏ có giá trị, trữ lượng nhiều, lúc này nhà tư bản có năng lực về tài chính và chuyên môn kỹ thuật sẽ tiếp tục đầu tư khai thác mỏ. Nếu thăm dò có kết quả nhưng nhà tư bản không đủ năng lực về tài chính và chuyên môn kỹ thuật để đầu tư khai thác thì sẽ thực hiện chuyển nhượng mỏ cho người khác. Nhận thấy hệ thống giao thông còn hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động khai mỏ ở Lào Cai. Chính quyền thực dân cho xây dựng tuyến sắt Hà Nội - Lào Cai (1906), tuyến đường sắt Lào Cai - Vân Nam (1910). Tuyến đường sắt Hải Phòng - Lào Cai - Vân Nam trở thành tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền vùng Tây Nam Trung Quốc qua Lào Cai về với cảng biển Hải Phòng. Ngoài ra, một số tuyến đường bộ cũng được đầu tư, mở rộng [6, tr. 39-40]. Hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ hoàn chỉnh góp phần phát triển ngành công nghiệp khai khoáng ở Lào Cai. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), Lào Cai có tới 285 đơn xin thăm Nguyễn Đại Đồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 107 - 113 Email: jst@tnu.edu.vn 111 dò khoáng sản [6, tr. 41]. Trong đó, khoáng chất mỏ kim loại được khảo sát thăm dò ngay cuối thế kỷ XIX và diễn ra liên tục đầu thế kỷ XX. Dưới đây là một số mỏ kim loại đã được khảo sát thăm dò trên vùng đất Lào Cai. Mỏ sắt Bản Vược Mỏ sắt Bản Vược cách đồn Bát Xát và Trinh Thường 2 km. Đây là mỏ được điều tra, thăm dò sớm nhất ở Lào Cai [7]. Tháng 2/1896, kỹ sư mỏ Zeclère khi có được thông tin về mỏ Bản Vược đã tới thăm dò. Tháng 3/1898, Zeclère viết báo cáo cho Toàn quyền Đông Dương về kết quả điều tra. Từ thông tin đó, tháng 10/1896, Bélard, kỹ sư mỹ nghệ và công nghiệp (Ingénieur des Ats et Manufactures), do Ủy ban Rèn từ Chính quốc gửi sang thuộc địa đã tới Bản Vược điều tra. Việc điều tra cho thấy mỏ Bản Vược trải rộng trên một cánh đồng cạnh sông Hồng ở độ cao từ 30 m đến 100 m. Đây là mỏ có giá trị rất lớn về công nghiệp, với hàm lượng kim loại cao, được thể hiện dưới dạng magnétide hay oxít sắt (Fer oxydules), trong đó phần lớn là quặng sắt, tụ thành từng khối lớn (compacte cristalline), với màu xám của sắt và tiếng kêu rất rõ nét của kim loại, trữ lượng từ 2.200 tấn đến 2.600 tấn. Việc khai thác mỏ này không mấy khó khăn, cũng không tốn kém do không phải xây dựng hầm lò, dễ tuyển mộ nhân công vì người Việt không thích làm việc dưới hầm lò và dễ chấp nhận khai thác lộ thiên [8]. Ngay khi điều tra xong, Bélard đã quyết định làm tờ khai xin cấp phép cho một khu thăm dò và được Thống sứ Bắc Kỳ chấp nhận qua tờ thư ngày 24/10/1898. Tháng 11/1898, Bélard về Pháp, trình mẫu quặng cho Ủy ban Rèn và khi Ủy ban này từ chối can thiệp, ông ta đã quyết định tự khai thác bằng nguồn vốn riêng và bằng nhân công người bản xứ trong vùng, với mức lương khoảng 0,20 đồng/ngày và năng suất của một người có thể là một mét khối/ngày, chi phí sẽ là khoảng 0,50 francs cho 6 tấn [8]. Với những dự định ban đầu có vẻ khả quan, Bélard định sẽ chế biến sắt tại chỗ và sẽ xây dựng các lò nung ở Bản Vược. Bélard cho rằng việc lập một trung tâm công nghiệp tại thung lũng sông Hồng sẽ chỉ có thể là một sự kiện rất tốt. Đó sẽ là hạt nhân thu hút dân cư đến cư trú vì dân vùng cao sẽ xuống, ít nhất là vào mùa đông, dân từ Vân Nam cũng sẽ di cư đến đây. Hơn nữa, lò cao sẽ giúp cho việc buôn bán sắt được đảm bảo và hấp dẫn [8]. Với những việc làm và dự định của Bélard, Pháp muốn biến mỏ Bản Vược thành một trung tâm công nghiệp khai thác sắt từ việc xây các lò cao luyện sắt bằng nhân công người Việt, người Hoa và bằng than của Vân Nam, Trung Quốc. Ngày 23/5/1900, bản báo cáo sơ bộ về mỏ sắt Bản Vược được gửi từ Lào Cai về cho Chính quyền thuộc địa để triển khai kế hoạch. Cuối cùng, những kết quả điều tra, kiểm kê về mỏ kim loại ở Bắc Kỳ trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX được trình bày trong Báo cáo về một kim loại ở Đông Dương (Rapport sur les gisements métallifères de l’Indochine 1901). Bản báo cáo trình bày các kết quả, phân tích cấu tạo hóa học các chất mỏ: sắt, đồng, chì, vàng, kẽm, bạc, thủy ngân (mercure) được phát hiện ở các xứ của Đông Dương mà chủ yếu là Bắc Kỳ. Theo đó, ở Bắc Kỳ có hai loại mỏ sắt: Oligiste và Magnétite. Sắt thuộc loại Oligiste (Fe203) có các mỏ: Mỏ Xát ở Cao Bằng, có hàm lượng sắt là 56%; mỏ sắt ở Thái Nguyên, rất tinh khiết, hàm lượng 70%. Sắt thuộc loại Magnétite (Fe304) là mỏ Bản Vược. Mỏ gần Bát Xát, trên bờ sông Hồng, cách Lào Cai 20 km về phía Đông Bắc [9]. Như vậy, việc khảo sát thăm dò mỏ sắt Bản Vược cuối thế kỷ XIX là sự chuẩn bị cho việc tổ chức khai thác sắt của tư bản Pháp ở Lào Cai đầu thế kỷ XX. Mỏ kẽm (Mỏ Marie Thérèse): Ngày 10/11/1896, Francois Dupont đã gửi lá đơn đến Tư lệnh Tiểu quân khu Lào Cai về việc xác nhận khu mỏ mà ông tìm kiếm và một khoản tiền nộp kèm theo đơn. Khoáng sản tìm kiếm được là kẽm, tại thôn Nậm Chảy, thuộc Kéchan, tỉnh Lào Cai. Nguyễn Đại Đồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 107 - 113 Email: jst@tnu.edu.vn 112 Hồ sơ RST 77133 về Đơn xin cấp phép thăm dò mỏ ở Lào Cai ghi chép: Ông Francois Dupont tìm được mỏ và đặt tên là mỏ “Marie Thérèse”; khu mỏ được thăm dò nằm trên lãnh thổ của thôn Nậm Chảy, thuộc Kéchan, tỉnh Lào Cai; nghĩa vụ đóng phí và các thủ tục đã được Dupont thực hiện theo đúng quy định của sắc lệnh ngày 16/10/1888, đặc biệt của năm 1896 [10]. Mỏ vàng Mỏ Élisa: Ngày 9/7/1898, Lichtenfelder William công bố về khoáng chất vàng mà ông tìm được ở khu vực giữa các làng Trinh Thuong và Ni - Thi. Hồ sơ 77133 ghi chép: Lichtenfelder William, kiều dân, đang sinh sống tại Hà Nội, số 56 phố Jules Ferry (Hàng Trống) và hiện đang cư trú tại Lào Cai đã tìm được mỏ vàng và đặt tên là “Élisa”. Mỏ nằm giữa các làng Trinh Thuong và Ni - Thi. Địa điểm mỏ Élisa được đánh dấu bằng một nẹp gỗ kích cỡ 0,08 m x 0,08 m và dài 3 m, chôn dưới đất 0,7 m, có 1 biển bằng ván nhỏ kích thước 0,3 m x 0,4 m... [10]. Cuộc thăm dò, khảo sát Pol: Theo hồ sơ 77133 ghi lại, năm 1901, Laire Hector công bố khoáng chất vàng tìm thấy, công bố về bán kính và khu vực thăm dò (chỗ giao nhau giữa Ngoi Nhat Son và con đường từ Lào Cai tới ngôi làng Phat Son. Chỗ này nằm cách khoảng 250 m từ chỗ ngã rẽ của con đường Lào Cai – Bat Xat và Lào Cai – Nhat Son)... [10]. Khu mỏ Lilly: Năm 1911, Bà Nguyễn Thị Ba gửi cho Công sứ Pháp tại Lào Cai lá đơn về khoáng chất vàng tìm được, tên mỏ vàng Lilly, khu vực và bán kính mỏ vàng đã khảo sát [11]. 2.3. Một số nhận xét Việc các nhà tư bản Pháp nộp đơn xin thăm dò mỏ nêu trên cho thấy Lào Cai là tỉnh giàu tiềm năng khoáng sản. Đó là nguyên nhân thu hút nhiều người Pháp, thậm chí có cả người Việt đổ xô về Lào Cai thăm dò, tìm kiếm nguồn tài nguyên nơi đây. Số đơn xin và được cấp phép thăm dò ở Lào Cai ngày càng nhiều và liên tục. Hoạt động thăm dò mỏ của tư bản Pháp ở Lào Cai không những tăng mà còn mang tính chất dồn dập. Ở Lào Cai cũng như một số tỉnh thượng du Bắc Kỳ đã xảy ra hiện tượng “cơn sốt mỏ”. Hàng nghìn nhà địa chất, doanh nghiệp lặn lội ở các cánh rừng, đầu núi tìm kiếm, thăm dò tài nguyên khoáng sản. Năm 1912 ở Lào Cai có 78 đơn xin khai mỏ, năm 1929 có 408 đơn và đến năm 1932 có tới 714 đơn xin thăm dò khai mỏ. Năm 1935 có 742 đơn xin thăm dò mỏ [12]. Với quy chế mỏ đặt ra ở Đông Dương, Chính quyền thực dân Pháp đã tạo nên cơ sở pháp lý để từng bước đẩy mạnh hoạt động thăm dò, khai thác mỏ ở nước ta, trong đó có tỉnh Lào Cai. 3. Kết luận Ngay khi đặt ách thống trị lên nước ta, thực dân Pháp đã nhanh chóng ban hành quy chế về khai mỏ. Đây là cơ sở Pháp lý giúp cho Pháp đẩy mạnh quá trình khai thác mỏ nước ta. Lào Cai là một tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Do vậy, ngay sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Lào Cai, chính quyền thực dân đã cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho mưu đồ bóc lột, khai thác nguồn lợi khoáng sản ở Lào Cai. Hoạt động thăm dò, khảo sát mỏ khoáng sản kim loại ở Lào Cai bắt đầu diễn ra vào cuối thế kỷ XIX. Trong đó, mỏ sắt Bản Vược được coi là mỏ sắt được khảo sát thăm dò sớm nhất ở Lào Cai. Đầu thế kỷ XX, hoạt động thăm dò mỏ ở Lào Cai diễn ra nhiều hơn so với cuối thế kỷ XIX, nhiều mỏ kim loại vàng, kẽm được tìm thấy. Đây là bước khởi đầu quan trọng cho tư bản Pháp đưa ra quyết định có tiếp tục khảo sát, thăm dò và khai thác các mỏ kim loại này hay không. Với mục đích chiếm đoạt nguồn tài nguyên khoáng sản mỏ ở Lào Cai, đặc biệt là mỏ kim loại có giá trị. Hoạt động khảo sát, thăm dò và khai thác mỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai diễn ra liên tục trong suốt thời kì Pháp thuộc. Lời cảm ơn Bài báo là sản phẩm của đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học mã số ĐH2017-TN06- 11 do tác giả là chủ nhiệm đề tài. Nguyễn Đại Đồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 107 - 113 Email: jst@tnu.edu.vn 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1]. Lao Cai Provincial Party Executive Committee, History of Lao Cai Provincial Party Committee (1947-2007). National political publishing house, Ha Noi, 2010. [2]. B. N. Thach, Exploration and mining activities of French capital in Hoa Binh province from 1886 - 1939, Summary report on ministerial-level science and technology topics, Ha Noi, 2013. [3]. T. T. Ta, “French colonists seized control of the mining industry in Vietnam in the late nineteenth century,” Historical Studies, vol. 1, pp. 43-48, 2015. [4]. T. T. Ta, “Regulation on concessions and mining was issued by the French colonialists in Vietnam from the late nineteenth century to 1945,” Historical Studies, vol. 6, pp. 34-43, 2017. [5]. T. T. Ta, Mining industry in Viet Nam under the French colonialization. Social sciences publishing house, Ha Noi, 2018. [6]. Lao Cai Department of Industry, Lao Cai industrial history 1959 - 2004, Lao Cai, 2004. [7]. Demande d'autorisation de recherche des mines en périmètre réservé ''Ban Vuoc'' dans la commune de Dong Quan, secteur de Bat Sat - province de Laokay, formulée par Rélard- ingénieur civil à Paris, 1898, Profile number 9591, TTLTQG I, Ha Noi. [8]. Renseignements sur les gisements de fer au Tonkin et minière à 1900, GGI 2471, TTLTQG I, Ha Noi. [9]. Rapport sur les gisements métallifères de l’Indochine 1901, GGI 2578, TTLTQG I, Ha Noi. [10]. Demandes d'autorisation de recherche de mines en périmères réservés à Laokay, formulées par les Européens, classés par ordre alphabétique de nom de D à L, en 1897, 1898 et 1907. Profile number 77133, National Archives Centre N1, HN. [11]. Demandes d'autorisation de recherche de mines en périmètres réservés à Laokay, formulées par les Européens, classés par ordre alphabétique de nom de B à S, en 1911. Profile number RST 77135, National Archives Centre N1, HN. [12]. Report of the French Ambassador to Lao Cai Profile number RST 74424, National Archives Centre N1 , Ha Noi.
File đính kèm:
- hoat_dong_tham_do_mo_kim_loai_cua_tu_ban_phap_o_lao_cai_cuoi.pdf