Hướng dẫn ôn tập Triết học Mác-Lênin

Phần A

CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ THẾ GIỚI

Câu 1: Triết học là gì? Phân tích vấn đề cơ bản của triết học?

1. Khái niệm triết học:

“Triết” theo nguyên chữ Hán có nghĩa là trí (bao gồm sự hiểu biết sâu rộng

về vũ trụ và nhân sinh), theo chữ Hy Lạp là “yêu mến sự thông thái”. Khái niệm

“triết học” có những biến đổi nhất định trong lịch sử, nhưng lúc nào cũng bao hàm:

yếu tố nhận thức (sự hiểu biết về vũ trụ, về con người và sự giải thích bằng hệ

thống tư duy) và yếu tố nhận định (đánh giá về đạo lý để con người có thái độ và

hành động).

Theo quan điểm mácxít, triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội;

là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại, của nhận thức và của

thái độ con người đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất của

tự nhiên, xã hội và tư duy.

Đặc điểm nổi bật của triết học là cách nhìn chung về thế giới, là sự nghiên

cứu thế giới xét như một chỉnh thể, cho nên tri thức triết học trước hết là những tri

thức phổ quát. Từ cách xem xét đó, triết học có vai trò giải thích bản chất, nguyên

nhân và những quy luật phát triển của thế giới; vừa có vai trò vạch ra con đường,

những phương tiện để nhận thức và cải tạo thế giới.

Triết học chỉ xuất hiện khi có hai điều kiện: Về mặt nhận thức, triết học xuất

hiện khi năng lực tư duy trừu tượng của con người đạt đến trình độ nhất định, cho

phép họ tổng kết và khái quát những tri thức riêng lẻ thành hệ thống quan niệm,

quan điểm chung. Về mặt xã hội, triết học xuất hiện khi sản xuất vật chất của loài

người phát triển đến trình độ làm nảy sinh quá trình phân công lao động trí óc và

lao động chân tay; nhưng quá trình phân công lao động này trong thực tế chỉ diễn

ra khi lịch sử nhân loại bước vào giai đoạn có phân chia giai cấp.

pdf 108 trang yennguyen 11540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn tập Triết học Mác-Lênin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn ôn tập Triết học Mác-Lênin

Hướng dẫn ôn tập Triết học Mác-Lênin
 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 
KHOA MÁC-LÊNIN 
BỘ MÔN TRIẾT HỌC 
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP 
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN 
(TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ) 
HUẾ, 1998 
 2
Lời nói đầu 
 - Căn cứ vào thông báo số 7785/CTCT ngày 12.9.1998 của Bộ giáo dục và 
Đào tạo về việc dạy và học các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 
năm học 1998-1999. 
 - Căn cứ vào nhu cầu về tài liệu học tập của sinh viên và học viên Cao học, 
nghiên cứu sinh không chuyên ngành Mác-Lênin, Bộ môn Triết học Trường Đại 
học Khoa học Huế biên soạn cuốn: “Hướng dẫn ôn tập Triết học Mác – Lênin”. 
Đây là tài liệu giúp cho người học nắm được một cách có hệ thống những 
nguyên lý cơ bản của Triết học Mác-Lênin và những quan điểm của Đảng ta vận 
dụng vào cách mạng Việt Nam. 
 Tập thể tác giả xin được đón nhận sự hợp tác và những ý kiến trao đổi, xây 
dựng của bạn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và đồng nghiệp. 
 Bộ môn Triết học 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 
 3
Phần A 
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ THẾ GIỚI 
Câu 1: Triết học là gì? Phân tích vấn đề cơ bản của triết học? 
1. Khái niệm triết học: 
“Triết” theo nguyên chữ Hán có nghĩa là trí (bao gồm sự hiểu biết sâu rộng 
về vũ trụ và nhân sinh), theo chữ Hy Lạp là “yêu mến sự thông thái”. Khái niệm 
“triết học” có những biến đổi nhất định trong lịch sử, nhưng lúc nào cũng bao hàm: 
yếu tố nhận thức (sự hiểu biết về vũ trụ, về con người và sự giải thích bằng hệ 
thống tư duy) và yếu tố nhận định (đánh giá về đạo lý để con người có thái độ và 
hành động). 
Theo quan điểm mácxít, triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội; 
là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại, của nhận thức và của 
thái độ con người đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất của 
tự nhiên, xã hội và tư duy. 
Đặc điểm nổi bật của triết học là cách nhìn chung về thế giới, là sự nghiên 
cứu thế giới xét như một chỉnh thể, cho nên tri thức triết học trước hết là những tri 
thức phổ quát. Từ cách xem xét đó, triết học có vai trò giải thích bản chất, nguyên 
nhân và những quy luật phát triển của thế giới; vừa có vai trò vạch ra con đường, 
những phương tiện để nhận thức và cải tạo thế giới. 
Triết học chỉ xuất hiện khi có hai điều kiện: Về mặt nhận thức, triết học xuất 
hiện khi năng lực tư duy trừu tượng của con người đạt đến trình độ nhất định, cho 
phép họ tổng kết và khái quát những tri thức riêng lẻ thành hệ thống quan niệm, 
quan điểm chung. Về mặt xã hội, triết học xuất hiện khi sản xuất vật chất của loài 
người phát triển đến trình độ làm nảy sinh quá trình phân công lao động trí óc và 
lao động chân tay; nhưng quá trình phân công lao động này trong thực tế chỉ diễn 
ra khi lịch sử nhân loại bước vào giai đoạn có phân chia giai cấp. 
 4
2. Vấn đề cơ bản của triết học 
Theo Ăngghen, vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa 
tồn tại và tư duy, hay là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vấn đề này 
có hai mặt: 
- Mặt thứ nhất, đó là vấn đề giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước? cái 
nào quyết định cái nào? Tùy theo cách giải quyết vấn đề này mà triết học chia 
thành hai trào lưu chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. 
Chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới là vật chất, nên vật chất có 
trước, tồn tại độc lập với ý thức và quyết định ý thức; còn ý thức là thuộc tính, là 
sự phản ánh vật chất. Chủ nghĩa duy vật trải qua nhiều giai đoạn phát triển với năm 
hình thức lịch sử cơ bản: duy vật cổ đại (mộc mạc, chất phác), duy vật tầm thường 
thế kỷ V-XV, duy vật cơ học máy móc thế kỷ XVII-XVIII, duy vật siêu hình thế 
kỷ XIX và duy vật mác-xít (biện chứng). 
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức (tinh thần) là bản chất của thế giới, nên ý 
thức là cái có trước và quyết định vật chất; còn vật chất là cái có sau, là sự “biểu 
hiện” của ý thức. Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản: duy tâm chủ quan 
(coi ý thức là bản chất của thế giới, nhưng đó là ý thức của con người nằm trong 
con người) và duy tâm khách quan (cũng coi ý thức là bản chất của thế giới, nhưng 
đó là một thực thể tinh thần tồn tại bên ngoài con người và độc lập với con người). 
Nguồn gốc của chủ nghĩa duy vật: là sự phát triển của tri thức, của khoa học; 
là lợi ích và cuộc đấu tranh của các giai cấp, các lực lượng xã hội tiến bộ, cách 
mạng ở mỗi giai đoạn phát triển của lich sử. Nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm: là 
sự tuyệt đối hóa một hình thức hay một giai đoạn của quá trình nhận thức dẫn đến 
tách nhận thức và ý thức khỏi thế giới hiện thực khách quan; thông thường là lợi 
ích và sự phản kháng của các giai cấp, các lực lượng bảo thủ trước tiến bộ xã hội. 
- Mặt thứ hai, là vấn đề về khả năng nhận thức của con người. 
Toàn bộ các nhà triết học duy vật và đa số những nhà triết học duy tâm đều 
thừa nhận rằng thế giới có thể nhận thức được. Nhưng các nhà duy vật cho rằng, 
 5
nhận thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan trong bộ óc con người. Còn 
các nhà duy tâm thì cho rằng, nhận thức chỉ là sự ý thức về bản chất ý thức. 
Trả lời vấn đề này còn có những nhà triết học theo nguyên tắc bất khả tri 
(không thể biết). Những người này xuất phát từ việc tuyệt đối hóa tính tương đối 
của tri thức dẫn đến phủ nhận khả năng nhận thức của con người. 
- Bên cạnh những nhà triết học nhất nguyên (duy vật và duy tâm) giải thích 
thế giới từ một bản nguyên, hoặc vật chất hoặc tinh thần, còn có những nhà triết 
học nhị nguyên luận. Nhị nguyên luận cho rằng thế giới được sinh ra từ hai bản 
nguyên độc lập với nhau, bản nguyên vật chất sinh ra các hiện tượng vật chất, bản 
nguyên tinh thần sinh ra các hiện tượng tinh thần. Nhị nguyên luận thể hiện lập 
trường dung hòa giữa duy vật và duy tâm, đó chỉ là khuynh hướng nhỏ trong lịch 
sử triết học và trong cuộc đấu tranh triết học nó càng trở nên gần với chủ nghĩa duy 
tâm. 
Câu 2: Phân tích sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện 
chứng 
 - Phương pháp triết học là phương pháp nhận thức thế giới nói chung, là hệ 
thống những nguyên tắc dùng để nghiên cứu thế giới xét như một chỉnh thể. Trong 
lịch sử triết học có hai phương pháp cơ bản đối lập nhau: phương pháp siêu hình và 
phương pháp biện chứng. 
 Thuật ngữ “siêu hình” (metaphysics), đầu tiên được Aristote dùng để chỉ bộ 
phận quan trọng nhất trong hệ thống triết học của mình. Theo đó, nó được hiểu là 
học thuyết về những gì vượt ra ngoài giới hạn của “kinh nghiệm”, về những đối 
tượng đằng sau các sự vật hữu hình. Vì vậy, cho đến thời Phục hưng người ta vẫn 
coi siêu hình học đồng nghĩa với triết học. Đến thế kỷ XVII-XVIII, sự phát triển 
của khoa học tự nhiên đòi hỏi phải phân chia giới tự nhiên thành những lĩnh vực 
riêng biệt để nghiên cứu. Chính cách nghiên cứu ấy đã đem lại cho các nhà khoa 
học một thói quen, xét sự vật và quá trình trong trạng thái cô lập ở ngoài mối liên 
hệ, vận động và phát triển của chúng. Khi cách xem xét này được các nhà duy vật 
đưa vào triết học thì nó đã tạo ra phương pháp siêu hình. Như vậy, thuật ngữ 
 6
“phương pháp siêu hình” được dùng để chỉ phương pháp triết học đặc trưng cho 
chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII. Phương pháp siêu hình là cách xem xét thế 
giới trong sự cô lập tác biệt lẫn nhau hoặc không vận động, hoặc không phát triển, 
hoặc vận động và phát triển theo chu kỳ khép kín. 
 Thuật ngữ “biện chứng” (dialectics), đầu tiên được Platon dùng để chỉ một 
nghệ thuật trong tranh luận, theo đó nó được hiểu là những thủ đoạn biện bác chủ 
quan. Tuy vậy ở thời cổ đại đã có những tư tưởng biện chứng khách quan (triết học 
Hêraclít), nhưng vẫn còn mang tính tự phát và chưa trở thành hệ thống. Đến thế kỷ 
XVIII, những tư tưởng biện chứng được phục hồi và được xây dựng thành hệ 
thống, đặc biệt là ở trong các học thuyết của những nhà triết học duy tâm cổ điển 
Đức. Từ lúc này những tư tưởng biện chứng mới hợp thành một phương pháp triết 
học đối lập với phương pháp siêu hình. Đến giữa thế kỷ XIX, khái quát hiện thực 
xã hội, tổng kết những thành quả lý luận và khoa học, Mác và Ăngghen xây dựng 
lại phương pháp biện chứng trên lập trường duy vật đã sáng tạo ra phương pháp 
biện chứng mácxít. Phương pháp biện chứng là cách xem xét thế giới trong mối 
liên hệ phổ biến quy định ràng buộc nhau và luôn vận động và luôn phát triển. 
 - Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng diễn ra 
trong cách giải quyết mọi vấn đề triết học, song có thể khái quát ở những nội dung 
chính sau đây: 
 Thứ nhất: Phương pháp siêu hình xem xét thế giới trong trạng thái cô lập của 
các sự vật hiện tượng; cái này được xét tách rời cái kia mà không thừa nhận rằng 
giữa chúng có sự ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy phương pháp siêu hình chỉ nhìn thấy 
tính cá biệt mà không nắm được mối liên hệ, thấy được sự khác biệt mà không nắm 
được sự thống nhất giữa các sự vật hiện tượng; chỉ thấy cái bộ phận, cái đơn nhất, 
cái riêng mà không nắm được cái toàn thể, cái phổ biến, cái chung. Trái lại, 
phương pháp biện chứng xem xét thế giới trong mối liên hệ, ràng buộc giữa các 
yếu tố của nó và với cái khác. Vì vậy, phương pháp biện chứng nhìn nhận sự vật 
toàn diện hơn, thấy được cả sự khác biệt và sự thống nhất giữa các sự vật, hiện 
 7
tượng, nắm được cả cải bộ phận và cái toàn thể, cái đơn nhất và cái phổ biến, cái 
riêng và cái chung. 
 Thứ hai: Phương pháp siêu hình xem xét thế giới trong trạng thái tĩnh; sự vật 
hiện tượng chỉ được xét như cái gì ổn định nằm ngoài sự vận động và phát triển 
của chúng. Cách xem xét này cho phép phương pháp siêu hình nắm được tính xác 
định và ổn định của sự vật, hiện tượng, nhưng mặt khác cũng dẫn đến những sai 
lầm nghiêm trọng: đó là quan điểm phủ nhận sự vận động, phát triển của thế giới; 
là quan điểm cho rằng thế giới có sự tăng giảm về lượng, sự lặp lại, mà không có 
sự chuyển hóa về chất, không có sự xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái lạc hậu. 
Vì vậy phương pháp siêu hình không thể vạch ra được bản chất thật sự của mọi sự 
vật, hiện tượng; không vạch ra được nguồn gốc, động lực, quy luật và xu hướng 
vận động phát triển của chúng. Trái lại, phương pháp biện chứng xem xét thế giới 
trong trạng thái vận động, chuyển hóa không ngừng; sự vật, hiện tượng nào cũng 
được xét như một quá trình, trong sự tự vận động, tự phát triển của nó. Thừa nhận 
sự phát triển, phương pháp biện chứng cho rằng: không chỉ có sự tăng giảm về 
lượng mà còn có sự phát triển về chất; có sự ra đời của cái mới thông qua phủ định 
cái cũ; nguồn gốc, động lực của mọi sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt 
đối lập của sự vật, hiện tượng. Nhờ cách xem xét ấy, phương pháp biện chứng, 
vạch ra được bản chất đích thực của sự vật, hiện tượng; nắm bắt được nguồn gốc 
và động lực bên trong của mọi sự vận động, phát triển. 
Vì vậy, Lênin nhận xét rằng chỉ có quan điểm biện chứng về sự phát triển là 
sâu sắc, sinh động và chỉ có phép biện chứng mới là chìa khóa để nghiên cứu sự 
phát triển. 
Tuy nhiên, không được tuyệt đối hóa phép biện chứng mà phủ nhận vai trò 
của phép siêu hình. Trong thực tế, có những mối liên hệ, có những mặt, có những 
lúc đặc biệt lại rất cần đến phép siêu hình. 
Câu 3: Trình bày những tiền đề ra đời của triết học Mác-Lênin 
* Tiền đề kinh tế-xã hội 
 8
 Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, thời kỳ mà chủ 
nghĩa tư bản đã trở thành hệ thống kinh tế thống trị ở các nước Tây Âu và giai cấp 
vô sản đã bước lên vũ đài lịch sử như một lực lượng chính trị độc lập. 
 Mác nhận xét rằng, đến thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã trở thành một cơ thể 
hoàn chỉnh, làm bộc lộ đầy đủ các mâu thuẫn trong bản chất của nó. Trước hết là 
mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội với quan hệ sản xuất 
có tính chất tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn này biểu hiện về mặt xã 
hội là mâu thuẫn xung đột giữa lao động với tư bản, giữa giai cấp vô sản với giai 
cấp tư sản. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cùng với các mâu thuẫn của nó, đã 
tạo ra một cơ sở hiện thực cho những phân tích và khái quát lý luận trong học 
thuyết của Mác và Ăngghen. 
 Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cùng với các mâu thuẫn của nó kéo theo 
sự phát triển của phong trào công nhân. Đến cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ 
XIX, phong trào công nhân ở các nước Tây Âu đã có bước phát triển mới về số 
lượng và chất lượng. Sự tập trung tư bản cùng với sự hình thành những trung tâm 
công nghiệp lớn thu hút công nhân thành lực lượng đông đảo, mâu thuẫn giữa lao 
động và tư bản trở nên gay gắt làm xuất hiện những cuộc đấu tranh chính trị ngày 
càng có tổ chức và tự giác. Các cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Xilêdi (Đức), ở 
Liông và Pari (Pháp), phong trào Hiến chương (Anh) vào những năm 30-40 chứng 
minh rằng: giai cấp công nhân trở thành lực lượng quyết định các quá trình kinh tế-
xã hội-chính trị của thời đại và bước lên vũ đài lịch sử như một lực lượng chính trị 
độc lập. Phong trào công nhân thời kỳ này làm bộc lộ sai lầm của quan niệm tư sản 
về sự hân hoan chung giữa lao động và tư sản, tạo nên những thay đổi căn bản 
trong quan niệm về lịch sử của Mác và Ăngghen; mặt khác, nó đề ra nhu cầu giải 
thích về những thực tế của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản về sứ mệnh lịch sử 
của giai cấp vô sản về tổ chức, con đường và phương tiện cách mạng của giai cấp 
vô sản. Chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng những đòi hỏi này. 
 Những phân tích và khái quát lý luận về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản 
và phong trào công nhân vào nửa đầu thế kỷ XIX là một bộ phận quan trọng trong 
 9
học thuyết của Mác và Ăngghen. Vì vậy, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và 
phong trào công nhân thời kỳ đó là những điều kiện kinh tế-xã hội cho sự ra đời 
của triết học. 
* Tiền đề lý luận 
 - Sự ra đời của triết học Mác trước hết có kế thừa những thành quả của triết 
học cổ điển Đức. Mác và Ăngghen luôn thừa nhận rằng trong sự phát triển trí tuệ 
của mình, hai ông đã chịu ơn nhiều nhà triết học Đức, trong đó nổi bật là Hêghen 
và Phoiơbắc. 
 Công lao to lớn của Hêghen là ở chỗ: Ông đã phê phán những hạn chế cơ 
bản của phương pháp siêu hình, đã xây dựng phép biện chứng thành hệ thống và 
xem nó là phương pháp luận đúng đắn của mọi nhận thức khoa học. Nhưng Mác và 
Ăngghen cũng chỉ ra rằng, triết học Hêghen có những hạn chế lớn, đó là sự giải 
thích duy tâm về hiện thực; là sự biện hộ cho những thực tế lịch sử lỗi thời, cho tôn 
giáo; là triết học tự biện, trừu tượng, xa rời hiện thực và thực tiễn. Cho nên khi 
sáng lập triết học của mình Mác và Ăngghen đã không kế thừa toàn bộ triết học 
Hê-ghen mà chỉ kế thừa hạt nhân hợp lý, đó là phép biện chứng, đồng thời cải tạo 
và xây dựng lại phép biện chứng trên lập trường duy vật. 
 Đánh giá về Phoiơbắc, Mác và Ăngghen cho rằng chính nhờ đọc được các 
tác phẩm của ông mà họ đã cương quyết đoạn tuyệt với triết học Hêghen. Công lao 
của Phoiơbắc là ở sự phê phán quyết liệt chủ nghĩa duy tâm-tôn giáo (nhất là phê 
phán Hê-ghen), là sự khẳng định cương quyết tính đúng đắn của các nguyên lý duy 
vật, là việc giải thích trên lập trường duy vật bản chất con người, bản chất tôn giáo 
và đề cao chủ nghĩa nhân đạo. Nhưng Phoiơbắc cũng có những hạn chế lớn, đó là 
phương pháp tư duy siêu hình, (khi ph ... tưởng phản ánh một cách sâu sắc về những điều kiện sinh hoạt vật 
chất của xã hội, nó là sự nhận thức lý luận về tồn tại xã hội dựa trên cơ sở khái 
quát những kinh nghiệm xã hội đã được tích lũy của những giai cấp, tập đoàn xã 
hội nhất định. 
 Hệ tư tưởng có thể là tư tưởng khoa học, cũng có thể phản khoa học tùy vào 
việc nó có phản ánh đúng đắn các mối quan hệ vật chất của xã hội hay không. 
 + Giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội có mối quan hệ tác động lẫn 
nhau, do có chung một nguồn gốc là tồn tại xã hội và cùng phản ánh tồn tại xã hội. 
Tâm lý xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu hệ tư tưởng xã hội. Ngược 
lại, hệ tư tưởng xã hội lại củng cố và phát triển tâm lý xã hội. Nhưng hệ tư tưởng 
không nảy sinh trực tiếp từ tâm lý xã hội và cũng không là sự “cô đặc” của tâm lý 
xã hội. 
 - Ý thức xã hội là sự phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, vì thế, 
trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội luôn mang tính giai cấp. Trong xã hội có 
giai cấp đối kháng, tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là tư tưởng 
của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị của thời đại đó, các giai cấp khác 
thường chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp thống trị. Ý thức xã hội, ý thức giai 
cấp, ý thức cá nhân không phải bao giờ cũng là những khái niệm đồng nhất. 
Câu 40: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức 
xã hội, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận. 
 Tồn tại xã hội là toàn bộ đời sống vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật 
chất của xã hội. Kết cấu của tồn tại xã hội gồm ba yếu tố: Điều kiện tự nhiên, điều 
kiện dân số và phương thức sản xuất do phương thức sản xuất quyết định. 
 102
 Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, là sự phản ánh tồn tại 
xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử. 
 Giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng trong đó tồn 
tại xã hội giữ vai trò quyết định và ý thức xã hội tác động trở lại đối với tồn tại xã 
hội. 
 Tính quyết định của tồn tại xã hội thể hiện ở: Tồn tại xã hội có trước, ý thức 
xã hội có sau; tồn tại xã hội thế nào thì ý thức xã hội thế đó; tồn tại xã hội biến đổi, 
đặc biệt là sự biến đổi của phương thức sản xuất dẫn đến sự biến đổi của ý thức xã 
hội. Vì vậy, không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng lý luận trong óc người mà phải 
tìm nó trong hiện thực vật chất. Không thể giải thích một cách đầy đủ sự biến đổi 
của một thời đại nào nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại đó. Tuy vậy, không 
phải bất cứ ý thức xã hội nào cũng trực tiếp phản ánh những quan hệ kinh tế của 
thời đại nó, mà chỉ xét đến cùng thì những quan hệ kinh tế mới được phản ánh 
bằng cách này hay cách khác trong những tư tưởng đó. 
 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện những mặt sau: 
 - Ý thức xã hội thường có tính lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Thông 
thường đó là thói quen, tập quán, truyền thống, niềm tin tôn giáo,.. Tính lạc hậu 
của ý thức xã hội bao giờ cũng cản trở đối sự phát triển của tồn tại xã hội. 
 - Những tư tưởng tiến bộ, khoa học thường vượt trước tồn tại xã hội, nó có 
vai trò định hướng, hướng dẫn cho hoạt động thực tiễn. 
 - Sự phát triển của ý thức xã hội luôn có tính kế thừa. Vì thế không thể chỉ 
dựa vào tồn tại xã hội, vào quan hệ kinh tế của một thời đại để giải thích nội dung 
ý thức của thời đại đó mà còn phải dựa vào quan hệ kế thừa của ý thức xã hội nữa. 
 - Trong sự phát triển, các hình thái ý thức xã hội luôn có sự tác động qua lại 
lẫn nhau. Chính vậy, có những tính chất, những mặt của ý thức xã hội hoặc của 
mỗi hình thái ý thức xã hội không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn 
tại xã hội hoặc bằng các quan hệ vật chất. 
 103
 - Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội diễn ra theo hai 
hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào ý thức xã hội là tiến bộ, khoa học hay 
lạc hậu, phản tiến bộ, phản khoa học. 
 Tuy vậy, vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại luôn phụ thuộc vào tính 
chất của các quan hệ kinh tế mà trên đó nảy sinh những tồn tại nhất định, và vai trò 
lịch sử của giai cấp giương cao ngọn cờ tư tưởng đó, phụ thuộc vào mức độ phản 
ánh đúng đắn của tư tưởng đối với nhu cầu phát triển xã hội, phụ thuộc vào mức độ 
thấm nhuần, mở rộng tư tưởng trong quần chúng nhân dân. 
 Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này: 
 Nếu chỉ thấy tính quyết định của tồn tại xã hội một cách may móc sẽ rơi vào 
duy vật tầm thường. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội sẽ rơi 
vào chủ nghĩa duy tâm. Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức phải luôn đấu tranh 
khắc phục cả hai khuynh hướng đó. Trong cải tạo xã hội cũ, xã hội xã hội mới phải 
tiến hành cả trên hai lĩnh vực tồn tại xã hội và ý thức xã hội. 
Câu 41: Khoa học là gì? Vai trò của khoa học đối với sự phát triển xã 
hội? 
 Khoa học là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống tri thức chân thực về thế 
giới được kiểm nghiệm qua thực tiễn. 
 - Đối tượng nhận thức của khoa học bao quát mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã 
hội và tư duy. Hình thức biểu hiện của khoa học là phạm trù, định luật quy luật. 
 Xét về đối tượng nghiên cứu thì tri thức khoa học được chia thành khoa học 
tự nhiên-kỹ thuật (nghiên cứu các quy luật của tự nhiên và những phương thức 
chinh phục, cải tạo tự nhiên), khoa học xã hội (nghiên cứu các hiện tượng xã hội, 
các quy luật vận động và phát triển của xã hội). Các khoa học cụ thể nghiên cứu 
từng lĩnh vực, từng quy luật của thế giới. Triết học là khoa học nghiên cứu những 
vận động chung nhất, những quy luật chung nhất của thế giới (dĩ nhiên, mãi đến 
khi triết học Mác-Lênin ra đời thì triết học mới thực sự là một khoa học). Trong 
 104
mỗi khoa học lại có cấp độ kinh nghiệm (sự tổng kết các quan sát và thử nghiệm), 
cấp độ lý luận (khái quát kinh nghiệm thành học thuyết, quy luật, nguyên lý) 
 Xét về vai trò, tác dụng thì tri thức khoa học được chia thành khoa học cơ 
bản và khoa học ứng dụng. Khoa học cơ bản vạch ra những quy luật, phương 
hướng, phương pháp chung cho các khoa học ứng dụng. Khoa học ứng dụng vạch 
ra những nguyên tắc, quy tắc, phương pháp cụ thể để ứng dụng trực tiếp vào hoạt 
động cải biến tự nhiên và xã hội. Sự phân chia này chỉ là tương đối. 
 Trong sự phát triển hiện nay của nhận thức khoa học, có những bộ môn khoa 
học có sự tương đồng lẫn nhau về đối tượng nghiên cứu (ví dụ: lý - sinh, sinh – 
hóa,..), vì thế các khoa học cũng làm phong phú lẫn nhau và xuất hiện các khoa 
học liên ngành. 
 - Vai trò của khoa học đối với sự phát triển xã hội có thể chia thành ba giai 
đoạn: 
 + Giai đoạn từ thời cổ đại đến thế kỷ XV, khoa học còn rất sơ khai, bó hẹp 
trong một số lĩnh vực nhất định như thiên văn, toán học, cơ học Nhằm đáp ứng 
các nhu cầu về tưới nước, hàng hải, xây dựng lâu đài, lăng tẩm. Tri thức khoa học 
ảnh hưởng đến sản xuất rất ít, thậm chí ở phương Tây thời Trung cổ, khoa học lệ 
thuộc vào thần học. 
 + Giai đoạn thứ hai thừ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, khoa học trở thành một 
tiền đề của công nghiệp hóa, là nội dung tinh thần của lực lượng sản xuất, mà trước 
hết là tạo ra cơ sở lý luận để chế tạo những công cụ máy móc ngày càng hoàn thiện 
cho phép tiêu hao lao động sống ít mà đạt kết quả to lớn trong sản xuất vật chất. 
Khoa học xã hội đã đề cao chủ nghĩa nhân văn với tinh thần dân chủ sâu sắc, dần 
dần thoát khỏi các thuyết thần học. 
 + Giai đoạn thứ ba trong thế kỷ XX: khoa học và kỹ thuật có sự kết hợp 
nhau thành một thể thống nhất. Khoa học đã phát hiện ra những đặc tính mới, quy 
luật mới của tự nhiên và sự sống, tạo ra và sử dụng những nguyên liệu mới có tác 
dụng nhiều mặt, tạo ra những dạng năng lượng mới cực mạnh, mở ra nhiều triển 
vọng to lớn để hiểu biết và phát hiện những tài nguyên mới trong vũ trụ và quả đất, 
 105
tạo ra và ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị bệnh, lai tạo giống loài, điều chỉnh 
quá trình sống của động vật 
Khoa học đã và đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp làm cho 
cuộc sống và lao động của con người trở nên đỡ vất vả, tăng thêm quyền lực, trí 
tuệ của con người đối với tự nhiên, góp phần hoàn thiện các quan hệ xã hội, hoàn 
thiện nhân cách của con người, giúp con người phát triển hài hòa tự do, hạnh phúc. 
Khoa học đã mở rộng chân trời cho sự sống, sự sáng tạo những của cải vật chất và 
tinh thần dồi dào. Song dù sao thì khoa học cũng chỉ là phương tiện chứ không là 
mục đích, nó không là giá trị cao nhất của văn minh loài người. 
Câu 42: Văn hóa là gì? Phân tích bản chất, chức năng và đặc điểm của 
sự phát triển văn hóa. 
1. Văn hóa là gì? 
 - Văn hóa theo nghĩa rộng là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần 
cũng như các phương thức tạo ra chúng, kỹ năng sử dụng các giá trị đó vì sự tiến 
bộ của loài người và sự truyền thụ giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
 - Xét trên quan điểm giá trị: văn hóa là trình độ phát triển của các quan hệ 
nhân tính của một xã hội, của mỗi con người, nó được cộng đồng khẳng định và 
giữ gìn như những hệ giá trị đặc trưng cho bản sắc của dân tộc, quốc gia trong hệ 
chuẩn cơ bản: là CHÂN - THIỆN - MỸ. 
 - Phân biệt khái niệm văn hóa và văn minh 
 Văn hóa hiểu một cách tổng quát là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh 
thần của loài người, nhưng trong các thời kỳ phát triển khác nhau của văn hóa thì 
sự sáng tạo của họ cũng có sự khác nhau. Trong các thời kỳ đó đều có những đặc 
trưng riêng và để chỉ từng thời kỳ đặc trưng văn hóa đó người ta dùng khái niệm 
văn minh. Ví dụ như: văn minh đồ đá, văn minh đồ đồng, văn minh đồ sắt, văn 
minh phương Đông, văn minh phương Tây Vậy văn minh là một khái niệm dùng 
để chỉ một thời kỳ đặc trưng hay một vùng đặc trưng để so sánh với các thời kỳ 
 106
khác nhau, các vùng khác nhau trong sự phát triển xã hội. Nó chính là thước đo 
trình độ phát triển của văn hóa trong mỗi vùng hay mỗi thời kỳ nhất định. 
2. Bản chất và chức năng của văn hóa: 
 Với khái niệm trên văn hóa được chia thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh 
thần. 
 - Văn hóa vật chất: là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người được thể 
hiện trong các của cải vật chất do xã hội tạo ra, kể từ các tư liệu sản xuất cho đến 
các tư liệu tiêu dùng của xã hội. 
 Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của sự phát triển xã hội thì sản 
phẩm do xã hội tạo ra cũng khác nhau, đó chính là sự phản ánh các giai đoạn phát 
triển khác nhau của văn hóa. 
 - Văn hóa tinh thần: là toàn bộ những giá trị của đời sống tinh thần bao gồm 
khoa học và mức độ áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất và sinh hoạt, 
trình độ học vấn, tình trạng giáo dục, y tế, nghệ thuật, chuẩn mực đạo đức trong 
hành vi của các thành viên xã hội, trình độ phát triển nhu cầu của con người. Văn 
hóa tinh thần còn bao gồm cả những phong tục, tập quán, những phương thức giao 
tiếp và ngôn ngữ. 
 - Ranh giới giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần chỉ có tính tương đối. 
 - Văn hóa có tính khách quan. Tuy xuất hiện với tính cách là sản phẩm của 
con người nhưng theo dòng lịch sử, những thành tựu ấy tựa hồ như siêu thời gian 
tạo ra truyền thống và không phụ thuộc vào cá nhân riêng lẻ mà với tư cách là một 
thực thể được phát triển về mặt xã hội. 
 - Văn hóa là một biểu hiện xã hội không chỉ bao quát quá khứ, hiện tại mà 
còn trải qua trong tương lai. Văn hóa quá khứ trong những tấm gương tốt đẹp cùng 
tham dự và sống lại với hiện tại và con người sống và sáng tạo hôm nay lại truyền 
thụ tư tưởng của mình, kết quả lao động của mình cho những thế hệ thay thế mình 
theo dòng lịch sử. 
 107
 - Văn hóa là thuộc tính bản chất, tộc loại của con người với các chức năng, 
giáo dục, nhận thức, định hướng, đánh giá, xác định, chuẩn mực của hành vi, điều 
chỉnh các quan hệ ứng xử, giao tiếp. Song cốt lõi trong các chức năng của các giá 
trị văn hóa đem lại là chủ nghĩa nhân đạo, tính đạo đức. Không có tính đạo đức thì 
tất cả các giá trị (giá trị vật chất và giá trị tinh thần) sẽ mất đi mọi ý nghĩa. Ngày 
nay nền văn hóa nhân loại với tất cả tầm vóc của nó gợi cho con người điều tự hào 
cao cả và tinh thần trách nhiệm, bên cạnh đó con người không thể không lo lắng và 
thậm chí cả sợ hãi trước vô số những vấn đề của thế giới hiện đại. 
3. Đặc điểm của sự phát triển văn hóa. 
 - Lịch sử phát triển của các yếu tố văn hóa không đồng đều. Trong cùng một 
giai đoạn có thể mặt này phát triển mặt kia lạc hậu. Có mặt phát triển nhanh hơn 
hay chậm hơn so với kinh tế. Song xét trong toàn bộ quá trình lịch sử thì văn hóa 
ngày càng phát triển và sự phát triển của văn hóa là do kinh tế, do phương thức sản 
xuất quy định. 
 - Văn hóa tinh thần của một hình thái kinh tế-xã hội xuất hiện và phát triển 
trên cơ sở vật chất cụ thể và phản ánh trình độ phát triển nhất định của tồn tại vật 
chất. Song do các yếu tố khác nhau của văn hóa tinh thần gắn liền với cơ sở vật 
chất cũng không giống nhau. Một số gắn trực tiếp với cơ sở vật chất như là khoa 
học tự nhiên, kỹ thuật Có một số lại gắn một cách gián tiếp như triết học, nghệ 
thuật, đạo đức, thẫm mỹ 
 - Sự phát triển của văn hóa mang tính kế thừa. 
 Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của văn hóa cũng đều có sự kế thừa 
văn hóa xã hội đã đạt được trong các giai đoạn trước. Các giai cấp tiên tiến bao giờ 
cũng biết nắm lấy những thành tựu văn hóa đã đạt được của quá khứ, trên cơ sở đó 
tiếp thu chọn lọc cải tạo một cách có phê phán bổ sung làm cho nó ngày càng phát 
triển. Tính liên tục trong quá trình phát triển của văn hóa là một đặc điểm quan 
trọng mà ngay cả lúc chuyển biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội khác cũng 
không thể bị phá vỡ. 
 108
 - Sự phát triển của văn hóa còn có đặc điểm là giữa các yếu tố cấu thành của 
văn hóa có mối quan hệ tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Sự liên 
hệ tác động qua lại lẫn nhau đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể diễn ra trong 
một thời gian tương đối ngắn cũng có thể diễn ra trong một thời gian tương đối dài. 
Sự kế thừa và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố cấu thành của văn hóa diễn ra 
trong quá trình phát triển của nó so với chế độ kinh tế, phương thức sản xuất. 
 - Hiện nay Đảng và nhân dân ta đang xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm 
đà bản sắc dân tộc. Bản sắc đó được thể hiện trong hệ giá trị tình thần của cộng 
đồng dân tộc Việt Nam. “Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, 
tinh thần đoàn kết, ý chí cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ chức; 
lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong 
lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong đời sống” (Văn kiện Hội 
nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khóa VIII). Đó là nền tảng tinh thần to 
lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng và nhân ái. 
 Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa mới được 
hình thành, chưa có sự phát triển đầy đủ, chưa có một thế phòng ngự vững chắc để 
chống lại các văn hóa độc hại và đồi trụy. Trước tình hình đó: “Việc tạo ra môi 
trường văn hóa của chủ nghĩa xã hội, trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa giá trị 
truyền thống và giá trị hiện đại thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn là trách 
nhiệm to lớn của toàn Đảng và của toàn dân ta” 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_on_tap_triet_hoc_mac_lenin.pdf