Hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp tại Việt Nam
Thị trường mua bán nợ của Việt Nam đã được hình thành từ những
năm 2000 nhưng cho đến nay vẫn chưa phát triển theo đúng tiềm
năng của nó. Thị trường vẫn ở giai đoạn sơ khai, quy mô nhỏ với
những hàng hóa đơn điệu và thiếu tính thanh khoản.
Trong giai đoạn tới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam
cần hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán nợ nói chung
và thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp nói riêng để
đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, góp phần tăng trưởng kinh tế
bền vững. Thị trường mua bán nợ phát triển sẽ giúp cho tình hình tài
chính của các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại (NHTM) được
lành mạnh, minh bạch, đồng thời khơi thông nguồn vốn trong nền
kinh tế. Trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu về thị trường
mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp tại Việt Nam
1 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018 Hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp tại Việt Nam CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Vũ Thị Nhài Ngày nhận: 26/01/2018 Ngày nhận bản sửa: 15/03/2018 Ngày duyệt đăng: 23/04/2018 Thị trường mua bán nợ của Việt Nam đã được hình thành từ những năm 2000 nhưng cho đến nay vẫn chưa phát triển theo đúng tiềm năng của nó. Thị trường vẫn ở giai đoạn sơ khai, quy mô nhỏ với những hàng hóa đơn điệu và thiếu tính thanh khoản. Trong giai đoạn tới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam cần hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán nợ nói chung và thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp nói riêng để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững. Thị trường mua bán nợ phát triển sẽ giúp cho tình hình tài chính của các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại (NHTM) được lành mạnh, minh bạch, đồng thời khơi thông nguồn vốn trong nền kinh tế. Trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu về thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp. Từ khóa:thị trường mua bán nợ, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp 1. Tổng quan về thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp hị trường mua bán nợ là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, là nơi mua bán, trao đổi các khoản nợ là các chứng khoán nợ, bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu đô thị, giấy chứng nhận tiền gửi, các khoản nợ được chứng khoán hóa, các khoản nợ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng và các công cụ phái sinh tín dụng. Thị trường mua bán nợ bao gồm thị trường mua bán nợ chính phủ và chính quyền địa phương, thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp. Thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp là nơi mua bán, trao đổi các khoản nợ của ngân hàng và doanh nghiệp. Hàng hóa trên thị trường này gồm trái phiếu doanh nghiệp, giấy chứng nhận tiền gửi, thương phiếu, các khoản nợ đã được chứng khoán hóa và các khoản nợ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng (TCTD). Trong thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp, hoạt động mua bán nợ nhằm mục đích trao đổi và chuyển giao phần tài sản là các khoản nợ cần phải thu từ đối tượng CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 191- Tháng 4. 2018 này sang đối tượng khác. Thực chất, đó chính là việc chuyển nhượng lại quyền thu hồi nợ từ chủ nợ sang bên mua nợ để bên mua nợ trở thành chủ nợ mới của bên nợ. Trong hoạt động mua bán nợ này, bên thứ ba hay bên mua nợ không có trong hợp đồng nợ ban đầu, còn bên bán nợ là chủ nợ đã cho vay nợ mà chưa đến hạn đòi nợ hoặc chưa thể đòi nợ được khi đã đến hạn hoặc quá hạn cho vay. Thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Nếu phân theo tiêu chí tính chất của khoản nợ thì thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp gồm thị trường mua bán nợ đủ tiêu chuẩn và thị trường mua bán nợ xấu. Thị trường mua bán nợ đủ tiêu chuẩn (Standard debt market) là nơi mua bán, trao đổi các công cụ nợ của ngân hàng và doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn, đó là trái phiếu doanh nghiệp, giấy chứng nhận tiền gửi tại các TCTD. Thị trường mua bán nợ xấu (Bad debt market) là nơi giao dịch các khoản nợ xấu của các TCTD. Nếu phân theo quá trình luân chuyển vốn thì thị trường mua bán nợ gồm thị trường mua bán nợ sơ cấp và thị trường mua bán nợ thứ cấp. Thị trường mua bán nợ sơ cấp (Primary debt market) là thị trường giao dịch các khoản nợ được phát hành lần đầu tiên. Việc mua bán trên thị trường mua bán nợ sơ cấp làm thay đổi chủ nợ của các khoản nợ này. Thông qua việc mua bán nợ trên thị trường mua bán nợ sơ cấp, chủ nợ đã có thể cho doanh nghiệp vay vốn nhằm tài trợ vốn cho các chương trình, dự án.Thị trường mua bán nợ thứ cấp (Secondary debt market) là thị trường giao dịch những khoản nợ đã được phát hành nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Các chủ thể tham gia trên thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, Sở giao dịch, hiệp hội các nhà kinh doanh mua bán nợ, các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm, các tổ chức tham gia tư vấn và trung gian tạo lập thị trường, các chủ thể tham gia mua và bán nợ. Cơ quan quản lý nhà nước về thị trường mua bán nợ được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thị trường mua bán nợ nói chung và thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp nói riêng. Cơ quan này trực thuộc Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm nền tảng, cơ sở hạ tầng, quy chế hoạt động cho việc hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ. Các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp phép hoặc cho ý kiến việc phát hành riêng lẻ trái phiếu của các doanh nghiệp chuyên ngành, ví dụ như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp phép việc phát hành trái phiếu của các TCTD; Cục giám sát bảo hiểm cấp phép phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bảo hiểm. Sở giao dịch mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp được tổ chức dưới hình thái là một doanh nghiệp hoạt động theo khuôn khổ pháp luật về chứng khoán. Tại sở giao dịch mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp, giao dịch về các khoản nợ được tập trung tại một địa điểm, các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Sở giao dịch này chính là thị trường mua bán nợ tập trung trong đó việc giao dịch các khoản nợ đã được chứng khoán hóa được thực hiện trên sàn giao dịch hay qua hệ thống mạng thông tin máy tính điện tử do các thành viên của Sở giao dịch thực hiện. Hiệp hội các nhà kinh doanh mua bán nợ với mục tiêu là bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp thành viên và cho toàn ngành mua bán nợ nói chung. Hiệp hội này có tác dụng khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh mua bán nợ, ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về mua bán nợ. Đồng thời hiệp hội cũng thực hiện việc điều tra và giải quyết những tranh chấp giữa các thành viên trong quá trình hoạt động kinh doanh và hiệp hội cùng tham gia để xây dựng các tiêu chuẩn hóa các nguyên tắc và thông lệ trong ngành kinh doanh mua bán nợ. Các tổ chức đánh giá, xếp hạng tín nhiệm là các doanh nghiệp chuyên đưa ra các đánh giá về tình hình và triển vọng của các doanh nghiệp khác dưới dạng các hệ số tín nhiệm. Việc sử dụng công CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 3Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018 cụ xếp hạng tín nhiệm nhằm minh bạch hóa thông tin giữa các nhà đầu tư và kinh doanh mua bán nợ. Nói cách khác, xếp hạng tín nhiệm là việc đo lường mức độ rủi ro chủ thể phá sản không thanh toán được các khoản nợ. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ đánh giá khả năng phát hành nợ có thể thanh toán nợ gốc và lãi đúng hạn và đo lường khả năng vỡ nợ. Tổ chức có thể xếp hạng tín nhiệm của nhà phát hành công cụ nợ hoặc riêng công cụ nợ hay còn gọi là xếp hạng từng đợt phát hành. Các tổ chức tham gia tư vấn và trung gian tạo lập thị trường như tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán nợ là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành nghiệp vụ thanh toán bù trừ. Bên cạnh đó còn có các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán và các trung gian tài chính. Các chủ thể tham gia bán nợ bao gồm các TCTD, các doanh nghiệp có nợ cần bán. Các chủ thể tham gia mua nợ bao gồm các doanh nghiệp mua bán nợ chuyên nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép tham gia thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp. Đây là những doanh nghiệp thường xuyên mua bán các khoản nợ với số lượng lớn và có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về mua bán nợ để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. 2. Thực trạng thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp của Việt Nam 2.1. Thực trạng thị trường mua bán nợ doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn Thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn của Việt Nam thời gian qua chính là thị trường mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Hàng hóa được giao dịch là những trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền; trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu không có bảo đảm; trái phiếu có thể mua lại trước hạn, trái phiếu có thể bán lại trước hạn; trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có định mức tín nhiệm hoặc không. Hàng năm, thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp dao động trong khoảng từ 25.000 tỷ đồng đến 35.000 tỷ đồng. Trong số trái phiếu doanh nghiệp phát hành hàng năm, khoảng 99% trái phiếu doanh nghiệp phát hành theo Bảng 1. Quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2012-2016 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Phát hành đại chúng 214 210 1.189 - - Phát hành riêng lẻ 28.707 34.412 22.922 63.860 129.636 Tổng quy mô phát hành 28.921 34.622 24.111 63.860 129.636 Tỷ lệ phát hành riêng lẻ (%) 99,26 99,39 95,07 100,00 100,00 Tỷ lệ phát hành đại chúng (%) 0,74 0,61 4,93 0 0 Nguồn: Bộ Tài chính Hình 1. Quy mô giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại các Sở giao dịch chứng khoán Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 191- Tháng 4. 2018 hình thức riêng lẻ. Tính thanh khoản của những trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước được cải thiện. Nhiều công ty chứng khoán khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã đưa ra cam kết sẽ mua lại trái phiếu của doanh nghiệp mình với hạn mức nhất định nhằm tạo thanh khoản cho những trái phiếu đó. Thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua với quy mô rất nhỏ, cấu trúc thị trường chưa được định hình rõ. Đa phần là thị trường sơ cấp hay còn gọi là thị trường phát hành. Trên thị trường thứ cấp rất ít ghi nhận các giao dịch về trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu doanh nghiệp tập trung ở kỳ hạn từ 3- 5 năm và trên 5 năm, điều này cho thấy trái phiếu doanh nghiệp trung và dài hạn đang là định hướng phát hành của doanh nghiệp hiện nay. Đây là dạng chứng khoán nợ không bị phản ánh vào tài khoản vay và nợ thuê tài chính nên luôn là công cụ nợ tích cực mà các doanh nghiệp muốn sử dụng. Nếu doanh nghiệp phát hành loại trái phiếu chuyển đổi, khi trái phiếu tới hạn, trái chủ thành cổ đông và doanh nghiệp không bị áp lực thanh toán. Nhóm các nhà đầu tư tham gia giao dịch mua bán trái phiếu doanh nghiệp là các NHTM, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và các nhà đầu tư cá nhân. Trong đó nhà đầu tư tham gia chính trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp là các NHTM. Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn thiếu và lạc hậu. Hiện nay mới có hệ thống thỏa thuận giao dịch OTC, hệ thống giao dịch tại Sở, hệ thống thanh toán theo mô hình Interdealer là chủ đạo. Chưa có hệ thống đăng ký phát hành/cấp phép phát hành, hệ thống đấu thầu tiêu chuẩn, hệ thống cấp mã ISIN trực tuyến, hệ thống niêm yết thông tin trái phiếu, hệ thống thông tin định giá và hệ thống thông tin cấp quốc gia về trái phiếu doanh nghiệp. 2.2. Thực trạng thị trường mua bán nợ xấu ngân hàng Trong giai đoạn 2012- 2016, nợ xấu toàn ngành ngân hàng tuy giảm về tỷ lệ nhưng lại tăng về quy mô. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu NHNN thông báo là 4,12% và trong 5 năm qua tỷ lệ này liên tục giảm, đến năm 2016 chỉ còn 2,52%. Tuy nhiên về số tuyệt đối thì nợ xấu lại tăng từ 118.408 tỷ đồng năm 2012 lên 150.000 tỷ đồng năm 2016. Trên thị trường mua bán nợ xấu của ngân hàng hiện nay chỉ có VAMC và khoảng 20 AMC của các NHTM tham gia vào việc mua bán các khoản nợ xấu. VAMC là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của NHNN. Với số vốn điều lệ Bảng 2. Cơ cấu tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2016 Đơn vị: % NHTM Quỹ đầu tư CTCK CTBH Cá nhân Khác Tổng Trong nước 73,24 2,57 15,21 0,80 1,87 6,31 100 Nước ngoài 2,28 41,56 21,51 0,00 0,00 34,65 100 Nguồn: Bộ Tài chính Hình 2. Cơ cấu kỳ hạn nợ của dư nợ trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn 2012-2016 Nguồn: Bộ Tài chính CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 5Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018 ban đầu khi thành lập là 500 tỷ đồng,VAMC được giao nhiệm vụ xử lý nợ xấu ngành ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Công ty thực hiện các hoạt động mua nợ xấu của các TCTD; thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý bán nợ, tài sản bảo đảm; cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay. Đến hết tháng 11/2017, VAMC đã mua vào khoảng 290.000 tỷ đồng nợ xấu từ các TCTD, trong khi đó mới chỉ xử lý được khoảng 60.000 tỷ đồng, còn khoảng 230.000 tỷ đồng vẫn chưa có hướng giải quyết. Các TCTD bán nợ xấu cho VAMC sẽ nhận được trái phiếu đặc biệt, được sử dụng trái phiếu đặc biệt này để tái cấp vốn tại NHNN với hạn mức tái cấp vốn tối đa 70% mệnh giá trái phiếu và do Thống đốc quyết định dựa vào mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia cũng như kết quả trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu. Đến cuối năm 2017, vốn Hình 3. Tình hình nợ xấu của ngành ngân hàng giai đoạn 2012-2016 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hình 4. Số dư nợ gốc VAMC đã mua nợ xấu từ các TCTD Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: VAMC Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hình 5. Tình hình nắm giữ trái phiếu đặc biệt của VAMC tại các NHTM, tháng 12/2017 Đơn vị: tỷ đồng CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 6 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 191- Tháng 4. 2018 điều lệ của VAMC là 2.000 tỷ đồng. Từ cuối năm 2017, VAMC đã tiến hành mua nợ xấu của các TCTD theo giá thị trường. Đã có 41 TCTD đang nắm giữ trái phiếu đặc biệt của VAMC. Trong đó, VAMC đã mua 38.758 tỷ đồng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sacombank, 21.131 đồng của BIDV, 1.486 tỷ đồng của ACB. Hầu hết khoản nợ xấu VAMC mua từ các TCTD đều có tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc tài sản hình thành từ vốn vay, kể cả bất động sản, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, dự án, trái phiếu doanh nghiệp... Việc VAMC mua các khoản nợ xấu từ các TCTD thực ra không phải là hình thức mua đứt bán đoạn, mà trách nhiệm xử lý nợ xấu vẫn nằm trên vai của các TCTD. Hàng năm TCTD vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu VAMC. Điều này đã làm cho lợi nhuận của các TCTD giảm mạnh, đây là lý do mà nhiều TCTD không muốn bán nợ xấu cho VAMC, họ muốn ôm nợ, giấu nợ để giảm áp lực về thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Đã có một số NHTM mua lại khoản nợ xấu đã bán cho V ... 0 tỷ đồng sẽ là tiềm năng hàng hóa cho thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp. - Hành lang pháp lý nhằm phát triển thị trường mua bán nợ ngày càng được hoàn thiện: Thời gian qua hàng loạt các văn bản pháp lý đã được Quốc hội và Chính phủ thông qua. Quốc hội khóa 14 đã ban hành Nghị quyết số 42/2017/ QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD đã tạo cơ chế để xử lý các khoản nợ xấu ngân hàng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 32/ CT-TTg triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14, Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị số 06/CT-NHNN về việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/ QH14. Đây là những văn bản hoàn thiện thêm hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu nhằm giúp thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp phát triển. Các quy định pháp luật về mua bán nợ nói chung và nợ xấu nói riêng ngày càng chặt chẽ và được củng cố qua từng giai đoạn, tạo cơ sở pháp lý định hướng phát triển hoạt động mua bán nợ thành một thị trường chuyên biệt, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thị trường một cách công khai, minh bạch và bình đẳng trước pháp luật. * Những hạn chế - Thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp cho đến nay vẫn là thị trường sơ cấp, chưa phát triển được thị trường thứ cấp. Có một số loại trái phiếu doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán nhưng với quy mô rất nhỏ và gần như không có giao dịch. - Số lượng doanh nghiệp tham gia trên thị trường mua bán nợ còn hạn chế. Hiện nay bên phía doanh nghiệp mua nợ mới chỉ có DATC, VAMC và các AMC trực thuộc NHTM. Bên bán nợ cũng rất ít, gồm các TCTD bán nợ cho VAMC, DATC. Doanh nghiệp bán nợ cho DATC chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước. Trong khi đó các AMC trực thuộc ngân hàng chỉ hoạt động với một số nghiệp vụ như thanh lý tài sản gán nợ, quản lý tài sản cầm cố, thu hồi nợ cho ngân hàng trong khi việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các khoản nợ đó chưa thực hiện được. Các nhà đầu tư trên các sở giao dịch chứng khoán không mấy quan tâm đến trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt thị trường mua bán nợ xấu mới chỉ có một số doanh nghiệp được phép mua vào nhưng khó có thể bán lại được và cũng chưa thể giải quyết được những khoản nợ này. Số lượng các nhà đầu tư mua lại nợ xấu là đầu tư ngắn hạn, thiếu các nhà đầu tư chiến lược. - Quy mô thị trường mua bán nợ nhỏ, hàng hóa chưa nhiều, chưa thực sự là kênh tài chính nhằm nâng cao tính thanh khoản của các khoản nợ và giúp lành mạnh hóa hệ thống tài chính trung gian. Thị trường trái phiếu tăng trưởng tương đối nhanh nhưng thiếu tính bền vững, thể hiện qua tỷ lệ phát hành chính là trái phiếu với cơ cấu kỳ hạn không hợp lý. Trên thị trường, trái phiếu được phát hành đa phần là dưới 5 năm trong khi các nước trong khu vực là trên 7 năm, do đó thị trường trái phiếu Việt Nam không được xếp hạng tín nhiệm cao bởi chưa thấy được tính ổn định và tiềm năng phát triển kinh tế của quốc gia. - Năng lực tài chính của các doanh nghiệp tham gia thị trường mua bán nợ còn hạn chế. Trong số các doanh nghiệp tham gia mua bán nợ, duy chỉ có Công ty DATC thuộc Bộ Tài chính có vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng từ ngày 1/1/2015. Các AMC trực thuộc NHTM đều có quy mô vốn nhỏ và hoạt động không hiệu quả. Đặc biệt VAMC với vai trò là chủ thể quan trọng trên thị trường mua bán nợ nhưng vốn điều lệ mới chỉ đạt được ở mức 2.000 tỷ đồng, chưa đáp ứng nhu cầu vốn cho việc kinh doanh các khoản nợ lớn đối với các TCTD. - Thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp còn thiếu minh bạch, thông tin về thị trường phân tán, thiếu hệ thống và chưa được cập nhật khiến các nhà đầu tư khó nắm bắt thông tin về thị trường. Các nhà đầu tư tìm đến VAMC, DATC để tìm hiểu thông tin về khoản nợ xấu nhưng không được đáp ứng một cách đầy đủ. Việc thiếu cơ sở dữ liệu bao quát về các khoản nợ là rào cản lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường mua bán nợ. CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 9Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018 - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có những điều khoản quy chuẩn hay khuyến khích để hỗ trợ thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp thứ cấp phát triển. Hành lang pháp lý về tổ chức định mức tín nhiệm đã có nhưng chưa có tổ chức chuyên nghiệp nào cung cấp định mức tín nhiệm tại Việt Nam. CIC trực thuộc NHNN Việt Nam thời gian qua mới chỉ cung cấp hồ sơ tín dụng của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu xếp hạng định mức tín nhiệm rất ít có khả năng được tiếp cận với dịch vụ của ba tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế lớn là Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch Ratings. 3. Một số đề xuất nhằm phát triển thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới Với mục tiêu đa dạng hóa các kênh lưu chuyển vốn cho nền kinh tế, từng bước đưa thị trường mua bán nợ vào hoạt động một cách có tổ chức và an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia, tác giả xin nêu lên 9 đề xuất nhằm phát triển thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp như sau: Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp để đảm bảo phù hợp với sự phát triển của thị trường và thông lệ quốc tế. Bộ Tài chính, NHNN và các cơ quan có liên quan cần thống nhất trong việc xây dựng hệ thống cơ sở xác định giá trị khoản nợ để làm cơ sở cho bên mua và bên bán xác định mức giá cho khoản nợ. Nghiên cứu tháo dỡ khó khăn về nhận thế chấp là quyền sử dụng đất của các tổ chức không phải là TCTD. Bên cạnh đó cần hoàn thiện quy định pháp luật về chứng khoán, trong đó xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các giao dịch mua bán nợ trên thị trường và chuyển đổi các khoản nợ xấu thành chứng khoán để giao dịch công khai, minh bạch. Thứ hai, đa dạng các hàng hóa trên thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp. Thị trường mua bán nợ sẽ phát triển khi có hàng hóa đa dạng, quy mô đủ lớn, rõ ràng về nguồn gốc cũng như công khai, minh bạch về nội dung khoản nợ để có đủ sự hấp dẫn đối với những nhà đầu tư tiềm năng. Đối với thị trường nợ đủ tiêu chuẩn, yêu cầu các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đại chúng và niêm yết trên sàn chứng khoán. Đối với thị trường nợ xấu, NHNN yêu cầu các TCTD đánh giá xem các tài sản bảo đảm cho các khoản vay có khả năng thu hồi vốn hay không, có những nguyên nhân, khó khan, vướng mắc gì trong quá trình thu hồi nợ xấu. Bên cạnh đó TCTD cần nỗ lực tìm kiếm các đối tác mua nợ đối với các khoản nợ đã bán cho VAMC và được VAMC uỷ quyền bán nợ. TCTD tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ trích lập dự phòng đối với những khoản đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt nhằm thực hiện tất toán trái phiếu đúng thời hạn theo quy định., Thứ ba, nhanh chóng hình thành thị trường mua bán nợ xấu ngân hàng và doanh nghiệp thứ cấp, xây dựng sở giao dịch mua bán nợ xấu. Đây sẽ là nơi giới thiệu hàng hóa và cung cấp thông tin tới các nhà đầu tư. Khi chứng khoán hóa các khoản nợ xấu thì sẽ thu hút được nhiều chủ thể tham gia mua bán nợ. Sở giao dịch mua bán nợ xấu là đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính với các nhiệm vụ chính là phát triển hạ tầng giao dịch thông tin cho thị trường mua bán nợ; xây dựng cơ chế tổ chức giao dịch và giám sát thị trường phù hợp với thông lệ và xu hướng quốc tế; thiết lập các chuẩn mực thông tin để tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường mua bán nợ; quản lý và phát triển mạng lưới tổ chức đầu tư và trung gian của thị trường. Thứ tư, cần nhanh chóng tăng cường năng lực tài chính của các doanh nghiệp tham gia thị trường mua bán nợ. Tăng vốn điều lệ của VAMC cũng như các VMC của TCTD theo Nghị quyết 42 và Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Vốn điều lệ của VAMC cần được bổ sung lên mức 10.000 tỷ đồng để doanh nghiệp này thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Thứ năm, cần thành lập các doanh nghiệp định giá có chức năng định giá độc lập CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 191- Tháng 4. 2018 các khoản nợ để giúp cho bên mua và bên bán nợ có cơ sở để xem xét, quyết định việc mua bán và đảm bảo việc mua bán nợ được thực hiện một cách công khai minh bạch. Phát triển các tổ chức trung gian cho hoạt động mua bán nợ như xây dựng hệ thống tổ chức định mức tín nhiệm, các tổ chức tham gia tư vấn và trung gian tạo lập thị trường như tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán nợ là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành nghiệp vụ thanh toán bù trừ. Thứ sáu, áp dụng ưu đãi thuế cho hoạt động mua bán nợ khi các nhà đầu tư sau khi mua nợ đã bổ sung vốn để phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Nếu có chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động mua bán nợ sẽ khuyến khích và tạo động lực cho các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ vào thị trường mua bán nợ. Thứ bảy, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hiện đại hóa công nghệ thông tin trên thị trường mua bán nợ để đảm bảo hoạt động phát hành và giao dịch các chứng khoán nợ diễn ra được thông suốt, rút ngắn thời gian từ khâu phát hành đến niêm yết tạo tính thanh khoản cho thị trường. Cần phải nâng cao chất lượng của các thông tin liên quan đến khoản nợ, đảm bảo cho việc luân chuyển thông tin, liên kết thị trường một cách có hiệu quả vì khi thiếu thông tin nhà đầu tư sẽ không có cơ hội để tham gia mua bán các khoản nợ. Hệ thống công nghệ thông tin cần đảm bảo an toàn, bảo mật, phù hợp với quy định của Việt Nam và hỗ trợ cho việc hội nhập và liên kết thị trường trong khu vực và quốc tế. Thứ tám, tăng cường sự phối kết hợp của các cơ quan, ban ngành trong quá trình phát triển thị trường mua bán nợ như Bộ Tài chính hướng dẫn định giá khoản nợ; Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm; Bộ Công an chỉ đạo hệ thống các cấp hỗ trợ Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo kết quả hoạt động của VAMC và DATC giai đoạn 2012-2016. 2. GS.TS. Trần Thọ Đạt, PGS.TS. Tô Trung Thành, An ninh tài chính tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2015. 3. PGS.TS. Hoàng Trần Hậu, Phát triển thị trường mua bán nợ ở Việt Nam phục vụ tái cơ cấu doanh nghiệp, Đề tài khoa học cấp bộ, 2015. 4. Học viện Chính sách và Phát triển, Giáo trình nguyên lý tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016. 5. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Thông tin tác giả Vũ Thị Nhài, Tiến sĩ Học viện Chính sách và Phát triển Email: vunhai.mpi@apd.edu.vn Summary Towards the debt market’s development of commercial banks and enterprices in Vietnam Vietnam’s debt market was formed since the 2000s but so far has not developed as its potential. The market is still in the early stage, small scale with monotonous goods and lack of liquidity In the next period, with the development of the economy, Vietnam needs to move towards the development of the debt market in general and the debt market of commercial banks and enterprices in particular, in order to ensure national financial security and contribute sustainable economic growth. Debt market’s development will help the financial situation of commercial banks and enterprices are healthy, trasparent as well as opening the source of capital in the economy. In this article, the author focuses on the debt market of commercial banks and enterprices. Key- words: Debt market, commercial bank, enterprise. Nhai Thi Vu, PhD. Academy of Policy and Development xem tiếp trang 44 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 191- Tháng 4. 2018 bước vững chắc ra thị trường nước ngoài là hướng đi đúng đắn cho các NHTM Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay. Tuy nhiên lựa chọn thời điểm nào, thị trường nào, loại hình kinh doanh nào khi quyết định đầu tư còn Tài liệu tham khảo 1. Marketing ngân hàng, chủ biên TS. Trịnh Quốc Trung, NXB Thống kê 2010 2. Báo cáo thường niên năm 2014,2015,2016 của Sacombank, Vietinbank 3. nuoc-ngoai-32018.html 4. Thông tư 10/2016/TT-NHNN của NHNN hướng dẫn Nghị định 135/2015/NĐ-CP về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài 5. 6. Website của các NHTM Việt Nam. Thông tin tác giả Nguyễn Thị Cẩm Thủy, Tiến sĩ Khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng Email: thuyntc@hvnh.edu.vn Summary Expanding globally- business strategy for Vietnamese commercial banks Upon the international economic integration trend in banking industry, the gradual reduction in governmental protection, the removal of trade barriers, the continuous technological innovation and the actual growing market demand, Vietnamese commercial banks need appropriate strategies to ensure sustainable development and improve their competitiveness in the market. Under current socio-economic conditions, each bank should depend on its resources as well as strategic objectives to develop a suitable business strategy. With regard to well- established domestic banks, doing market research and expanding business activities to foreign markets, starting with the regional market should be concerned as a crucial investment direction, especially in the context of deepening global integration. Key words: commercial bank, expanding market, business. Thuy Thi Cam Nguyen, PhD. International Business Faculty, Banking Academy of Vietnam tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược kinh doanh, tiềm lực, khả năng quản trị rủi ro của từng NH, do đó các NH cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị đầy đủ điều kiện để gặt hái thành công trên thị trường mà mình lựa chọn. ■ tế. Nhiều quốc gia và khu vực kinh tế thế giới đang hướng tới hội tụ với chuẩn mực quốc tế và tích cực tham gia xây dựng chuẩn mực quốc tế thành chuẩn mực toàn cầu chất lượng cao. Việt Nam đã xác định hướng hội nhập trước mắt là hài hoà với chuẩn mực kế toán quốc tế và trên thực tế cũng đã có nhiều động thái tích cực để thực hiện mục tiêu đó. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang chủ yếu áp dụng Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam với khoảng cách ngày càng xa so với IFRS, do đó, đây là thời điểm phù hợp để Việt Nam thúc đẩy việc áp dụng IFRS phù hợp với bối cảnh chung của thị trường kế toán trong tương lai. ■ tiếp theo trang 25 VAMC cũng như các TCTD; Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục rút gọn trong thi hành án Hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp cần có sự quyết tâm của Chính phủ và sự tham gia tích cực của các tổ chức, đơn vị có liên quan trọng việc xây dựng và đưa thị trường mua bán nợ vào hoạt động một cách có hiệu quả. ■ tiếp theo trang 10
File đính kèm:
- huong_toi_su_phat_trien_cua_thi_truong_mua_ban_no_ngan_hang.pdf