Khoảng trống trong đào tạo hộ sinh tại Việt Nam

ÓM TẮT

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác

định các khoảng trống trong đào tạo hộ sinh

tại Việt Nam để từ đó thiết kế các khóa học

hộ sinh nâng cao có chất lượng dựa trên

nhu cầu và phù hợp với bối cảnh từng quốc

gia. Đối tượng và phương pháp nghiên

cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong 2

giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn

thực hiện. Trong giai đoạn chuẩn bị, nhóm

nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập

dữ liệu thứ cấp để xác định các lĩnh vực có

thể là khoảng trống tiềm năng. Trong giai

đoạn thực hiện các phương pháp thu thập

dữ liệu định lượng và định tính thông qua

phiếu khảo sát, phỏng vấn bán cấu trúc

được thực hiện trên các nhóm đối tượng

hộ sinh đang làm việc tại bệnh viện, giảng

viên, sinh viên hộ sinh, bác sĩ sản khoa, các

bà mẹ cán bộ Bộ Y tế. Phương pháp chọn

mẫu thuận tiện. Các dữ liệu được so sánh91

Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01

đối chiếu để tìm ra các khoảng trống. Các

phần mềm Excel và STATA 12.0 được sử

dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả: Phát

hiện các khoảng trống trong đào tạo hộ sinh

tại Việt Nam thuộc 4 lĩnh vực: (1) Khoảng

trống giữa lý thuyết và thực hành, áp dụng

kiến thức vào thực tế; (2) Thiếu kiến thức

đầy đủ về hệ thống y tế và xác định các

yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe; (3)

Kỹ năng giao tiếp; (4) Nhận thức về nghiên

cứu khoa học, các kỹ năng học tập suốt đời,

thực hành dựa trên bằng chứng. Kết luận:

Thông qua đối sánh các kết quả của giai

đoạn chuẩn bị và giai đoạn thực hiện, đã

xác định được các khoảng trống khác nhau

trong 4 lĩnh vực trong đào tạo hộ sinh. Các

kết quả từ nghiên cứu này là nền tảng để

phát triển các khóa học hộ sinh nâng cao

trong khuôn khổ dự án SafeMa góp phần

giải quyết nhu cầu cấp thiết trong đào tạo

hộ sinh tại Việt Nam.

pdf 7 trang yennguyen 1220
Bạn đang xem tài liệu "Khoảng trống trong đào tạo hộ sinh tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khoảng trống trong đào tạo hộ sinh tại Việt Nam

Khoảng trống trong đào tạo hộ sinh tại Việt Nam
90
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
Luxembourg: Publications Office of the Eu-
ropean Union
5. Mackay BJ, Anderson J, Harding 
T. Mobile technology in clinical teaching. 
Nurse Educ Pract 2017;22:1-6.
6. Park H, Lee E. Self-reported eHealth 
literacy among undergraduate nursing stu-
dents in South Korea: a pilot study. Nurse 
Educ Today. 2015; 35(2):408–413. 
7. Raman J. Mobile technology in 
nursing education: where do we go from 
here? A review of the literature. Nurse Educ 
Today 2015;35(5):663-72.
8. Risling T. Educating the nurses of 
2025: technology trends of the next de-
cade. Nurse Educ Pract 2017;22:89-92.
9. S, Andrews T. Mobile technology and 
its use in clinical nursing education: a liter-
ature review. J Nurs Educ 2015;54(3):137-
44.
10. Strandell-Laine C, Stolt M, Lei-
no-Kilpi H, Saarikoski M. Use of mobile de-
vices in nursing student-nurse teacher 
11. S. Sharma, N. Oli, B. Thapa (2019). 
Electronic health–literacy skills among 
nursing students. Advances in Medical Ed-
ucation and Practice,10, 527–532.
12. Tse Yan Li et.al (2015). Learning 
Clinical Procedures Through Internet Dig-
ital Objects: Experience of Undergraduate 
Students Across Clinical Faculties. JMIR 
Medical Education, 1(1). 
Người chịu trách nhiệm: Trần Thị Việt Hà
Email: hoangyenndun@gmail.com
Ngày phản biện: 24/02/2020
Ngày duyệt bài: 02/3/2020
Ngày xuất bản: 16/3/2020
KHOẢNG TRỐNG TRONG ĐÀO TẠO HỘ SINH TẠI VIỆT NAM
Trần Thị Việt Hà1, Bùi Thị Khánh Thuận1, Mai Thị Thanh Thu1, Nguyễn Thị Huế1
Lê Thị Ngọc Anh2, Nguyễn Thanh Hương2, Lưu Tuyết Minh2
Hoàng Thị Ngọc Trâm3, Nguyễn Thị Phương Lan3
Karl Puchner4, Antonia Manousaki4
 1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định,
2Trường Đại học Y Hà Nội,
3Đại học Thái Nguyên,
4Đại học Quốc gia Kapodistrian Athens, Hy Lạp
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác 
định các khoảng trống trong đào tạo hộ sinh 
tại Việt Nam để từ đó thiết kế các khóa học 
hộ sinh nâng cao có chất lượng dựa trên 
nhu cầu và phù hợp với bối cảnh từng quốc 
gia. Đối tượng và phương pháp nghiên 
cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong 2 
giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn 
thực hiện. Trong giai đoạn chuẩn bị, nhóm 
nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập 
dữ liệu thứ cấp để xác định các lĩnh vực có 
thể là khoảng trống tiềm năng. Trong giai 
đoạn thực hiện các phương pháp thu thập 
dữ liệu định lượng và định tính thông qua 
phiếu khảo sát, phỏng vấn bán cấu trúc 
được thực hiện trên các nhóm đối tượng 
hộ sinh đang làm việc tại bệnh viện, giảng 
viên, sinh viên hộ sinh, bác sĩ sản khoa, các 
bà mẹ cán bộ Bộ Y tế. Phương pháp chọn 
mẫu thuận tiện. Các dữ liệu được so sánh 
91
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
đối chiếu để tìm ra các khoảng trống. Các 
phần mềm Excel và STATA 12.0 được sử 
dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả: Phát 
hiện các khoảng trống trong đào tạo hộ sinh 
tại Việt Nam thuộc 4 lĩnh vực: (1) Khoảng 
trống giữa lý thuyết và thực hành, áp dụng 
kiến thức vào thực tế; (2) Thiếu kiến thức 
đầy đủ về hệ thống y tế và xác định các 
yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe; (3) 
Kỹ năng giao tiếp; (4) Nhận thức về nghiên 
cứu khoa học, các kỹ năng học tập suốt đời, 
thực hành dựa trên bằng chứng. Kết luận: 
Thông qua đối sánh các kết quả của giai 
đoạn chuẩn bị và giai đoạn thực hiện, đã 
xác định được các khoảng trống khác nhau 
trong 4 lĩnh vực trong đào tạo hộ sinh. Các 
kết quả từ nghiên cứu này là nền tảng để 
phát triển các khóa học hộ sinh nâng cao 
trong khuôn khổ dự án SafeMa góp phần 
giải quyết nhu cầu cấp thiết trong đào tạo 
hộ sinh tại Việt Nam.
Từ khóa: khoảng trống, đào tạo hộ sinh, 
Việt Nam
EXISTING GAPS IN MIDWIFERY EDUCATION IN VIETNAM
ABSTRACT 
Objective: This study aimed to identify 
gaps in university midwifery education 
program in Vietnam to facilitate the 
development of tailored, high quality, 
need -based context -specific advanced 
midwifery courses. Method: The study was 
conducted in two consecutive phases: the 
preparatory and the implementation phase. 
In the preparatory phase, the potential 
gaps were identified through secondary 
research. In the implementation phase, 
feasible gap analysis tools (questionnaires, 
semi-structured interview) with midwife 
students, practicing midwife, lecturers, 
obstetricians, pregnant women, and 
health policy officials. Convenience 
sampling was applied. The results of the 
implementation phase were evaluated, 
summarized and contrasted against the 
findings of the preparation phase to find 
out the gaps. Excel and STATA 12.0 were 
used to analyse data. Results: Existing 
gaps in university midwifery education 
program in Vietnam fell into the following 4 
domains: (1) Knowledge – translation gap, 
theory – practice gap; (2) Lack of thorough 
knowledge of the respective health system 
and the importance of social determinants 
of health; (3) Communication skills; (4) 
Research awareness, lifelong skills , 
evidence-based practice. Conclusion: 
the results of the preparatory against the 
implementation phase revealed a variety of 
different gaps in all 4 educational domains. 
These evidence of this study will facilitate 
the development of the SafeMa advanced 
midwifery course addressing the most 
pressing needs in midwifery education and 
practice in Vietnam.
Keywords: gap; midwifery education, 
Vietnam
Acknowledgment: This study was 
funded by the Erasmus+ Program of the 
European Union to implement the SafeMa 
project: Education Hubs for Excellence in 
Midwifery/SafeMa. Data analysis of this 
study received technical assistance by 
Greek partners.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dự án SafeMa với mục tiêu cuối cùng là 
nâng cao năng lực các trường thành viên 
trong đào tạo hộ sinh, nhằm chuyển giao các 
thực hành tốt nhất để giải quyết các vấn đề 
hộ sinh tại mỗi quốc gia thông qua việc xây 
dựng các khóa học hộ sinh nâng cao cho 
các đối tượng là sinh viên hộ sinh, các hộ 
sinh đang làm việc tại các bệnh viện và các 
giảng viên. Tại Việt Nam có 3 trường tham 
gia dự án với vai trò là các trường thành 
92
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
viên gồm: Trường Đại học Y Hà Nội, Đại 
học Thái Nguyên và Trường Đại học Điều 
dưỡng Nam Định. Do đó, cần thực hiện một 
phân tích khoảng trống đầy đủ làm cơ sở 
để có thể xây dựng các khóa học có chất 
lượng cao, phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh 
mỗi quốc gia. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra 
các khoảng trống trong đào tạo hộ sinh như 
những khó khăn để áp dụng những thay đổi 
về chương trình đào tạo vào thực tế giảng 
dạy [4,11]; Khó khăn đối với sinh viên trong 
áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế lâm 
sàng [3, 8, 6, 9]; Kỹ năng lâm sàng và năng 
lực cốt lõi còn yếu kém [1,14]. Tại Việt Nam 
kỹ năng tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ của 
hộ sinh còn kém [7], tỉ lệ cắt tầng sinh môn 
cao [13]. Đào tạo kỹ năng giao tiếp trong 
các tình huống lâm sàng nhạy cảm là cực 
kỳ cấp bách [12]. Bressan [2] cho rằng mặc 
dù thực hành dựa trên bằng chứng đóng vai 
trò quan trọng trong ngành khoa học sức 
khỏe, thiếu năng lực tạo ra các bằng chứng 
cũng như khả năng hiểu và đánh giá các 
nghiên cứu vẫn còn phổ biến ở các nhân 
viên y tế đặc biệt là điều dưỡng và hộ sinh. 
Một nghiên cứu tại Việt Nam chỉ ra rằng các 
hộ sinh không hiểu và sử dụng các kết quả 
nghiên cứu trong thực hành hàng ngày mà 
phụ thuộc vào các hướng dẫn không chính 
thống [10].
Tại Việt Nam, theo Báo cáo đánh giá kết 
quả 5 năm thực hiện Chiến lược dân số-
Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-
2020 của Viện chiến lược và chính sách Y 
tế, nguồn nhân lực làm công tác chăm sóc 
sức khỏe sinh sản như sau: Trung bình mỗi 
bệnh viện tuyến huyện có 1,5 bác sỹ sản, 
0,7 bác sỹ nhi và 3,3 bác sỹ đa khoa; Trung 
bình mỗi trung tâm y tế huyện hiện có gần 6 
cán bộ chuyên môn đang làm việc tại khoa/
đội chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Tại tuyến 
xã, toàn quốc có 7.695 bác sỹ làm việc tại 
tuyến xã, 599 nữ hộ sinh cao đẳng, đại học, 
15.299 y sỹ sản nhi và hộ sinh trung học. 
Số xã có bác sỹ trên toàn quốc là 7103 xã 
(66,3%), trong khi số xã có hộ sinh hoặc y 
sỹ sản nhi là 10324 (98,4%). Tỷ lệ xã có hộ 
sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi là 92,1%. Tỷ 
suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể 
từ năm 2011-2015, còn 22,12%; có 17,8% 
số bà mẹ mang thai được sàng lọc trước 
sinh. Tỷ lệ trẻ em được sàng lọc đạt 30,6%; 
tỷ số phá thai/100 trẻ đẻ sống là 16,3/100; 
tỷ số tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản 
đã giảm xuống còn 58,3%. Theo báo cáo 
Hộ sinh năm 2016 của UNFPA, Việt Nam là 
nước có thu nhập trung bình thấp với dân 
số 91,5 triệu người, trong đó phụ nữ trong 
độ tuổi sinh đẻ từ 15-49 chiếm 26%. Việt 
Nam đã đạt được và duy trì mức sinh thay 
thế và thành công trong việc giảm nhanh tỷ 
số tử vong mẹ, tỷ lệ tử vong sơ sinh, tỷ lệ 
tử vong trẻ dưới 1 tuổi và tỷ lệ tử vong trẻ 
em; Mạng lưới dịch vụ y tế công bao phủ 
rộng khắp cả nước; Các chính sách về sức 
khỏe sinh sản thể hiện trong các chiến lược, 
kế hoạch hành động về dân số, sức khỏe 
sinh sản, làm mẹ an toàn, sự sống còn của 
trẻ em, điều dưỡng và hộ sinh. Tuy nhiên, 
một số văn bản quan trọng về sức khỏe 
sinh sản không nhấn mạnh vai trò đóng góp 
quan trọng của Hộ sinh trong việc thực hiện 
và đạt được các mục tiêu y tế về sức khỏe 
bà mẹ và trẻ sơ sinh trong khi hộ sinh đáp 
ứng được 85% nhu cầu dịch vụ về chăm 
sóc hộ sinh thiết yếu, chỉ chuyển sản phụ 
đến bác sỹ trong trường hợp có thể xảy ra 
biến chứng sản khoa và việc bác sỹ hỗ trợ 
các ca đẻ dẫn đến tỷ lệ can thiệp không cần 
thiết gia tăng nhanh chóng (ví dụ: tỷ lệ mổ 
lấy thai tăng từ 14% đến 30% thậm chí 60% 
trong vòng 6 năm tại các cơ sở y tế công 
lập). Theo đó, hai khuyến nghị của UNFPA 
về nguồn nhân lực trong tầm nhìn Hộ sinh 
Việt Nam 2030 là: Đảm bảo chất lượng đào 
tạo Hộ sinh cao đẳng và các trình độ cao 
hơn; Tăng cường phối hợp và củng cố các 
hoạt động đào tạo và giáo dục liên tục cho 
cán bộ y tế. Những mô tả trên đây cho thấy 
nâng cao năng lực cho hộ sinh thật sự cần 
thiết, và để làm được điều này cần có các 
bằng chứng làm căn cứ cho xây dựng và 
thực hiện các giải pháp can thiệp.
93
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu:
Các khoảng trống trong đào tạo hộ sinh 
tại Việt Nam là gì?
2.2. Mục tiêu
Xác định các khoảng trống trong đào tạo 
hộ sinh tại Việt Nam.
2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phân tích khoảng trống kết hợp định 
tính sử dụng phỏng vấn bán cấu trúc và 
thảo luận nhóm trọng tâm và định lượng sử 
dụng phiếu hỏi tự điền. 
Giai đoạn 1 bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 
7năm 2019. Nhóm nghiên cứu sử dụng 
phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (tìm 
kiếm các nghiên cứu liên quan, tìm hiểu, 
đối chiếu với các bộ quy tắc ứng xử của hộ 
sinh tại mỗi quốc gia, nghiên cứu chương 
trình khung đào tạo hộ sinh của các trường 
thành viên, so sánh và đối chiếu với chuẩn 
năng lực của Liên đoàn Hộ sinh quốc tế 
ICM) để tìm ra các khoảng trống tiềm năng.
Giai đoạn 2 bắt đầu từ tháng 8 đến giữa 
tháng 10 năm 2019. Dựa vào các phát hiện 
trong giai đoạn 1 về các khoảng trống tiềm 
năng, các bảng hỏi đã được thay đổi cho 
phù hợp hoàn cảnh của Việt Nam. Ngoài 
ra các câu hỏi cho phần thảo luận nhóm 
và phỏng vấn cũng được xây dựng. Tất cả 
các đối tượng tham gia khảo sát và phỏng 
vấn đều ký vào phiếu đồng thuận tham gia 
nghiên cứu. Dữ liệu thu được tổng hợp lại 
và phân tích.
Chọn mẫu thuận tiện, cỡ mẫu cụ thể cho 
thu thập dữ liệu gồm 
- 63 sinh viên hộ sinh (khảo sát/bảng hỏi)
- 50 hộ sinh viên đang trực tiếp làm lâm 
sàng tại các bệnh viện: khảo sát/ bảng hỏi 
và phỏng vấn 3 người.
- 113 bà mẹ: khảo sát/bảng hỏi
- 36 bác sỹ sản khoa: khảo sát/bảng hỏi
- 09 giảng viên: phỏng vấn
- 02 cán bộ từ Bộ Y tế: phỏng vấn
3. KẾT QUẢ
3.1. Giai đoạn 1
Thông qua phương pháp thu thập dữ 
liệu thứ cấp (tìm kiếm các nghiên cứu liên 
quan, tìm hiểu, đối chiếu với các bộ quy tắc 
ứng xử của hộ sinh tại mỗi quốc gia, nghiên 
cứu chương trình khung đào tạo hộ sinh 
của các trường thành viên, so sánh và đối 
chiếu với chuẩn năng lực của Liên đoàn Hộ 
sinh quốc tế ICM), các khoảng trống tiềm 
năng thuộc 4 lĩnh vực sau:
1. Khoảng trống giữa lý thuyết và thực 
hành, áp dụng kiến thức vào thực tế;
2. Thiếu kiến thức đầy đủ về hệ thống y 
tế và xác định các yếu tố xã hội ảnh hưởng 
tới sức khỏe;
3. Kỹ năng giao tiếp; 
4. Nhận thức về nghiên cứu khoa học, 
các kỹ năng học tập suốt đời, thực hành 
dựa trên bằng chứng
3.2. Giai đoạn 2
Kết quả phân tích đã xác định được các 
khoảng trống trong đào tạo hộ sinh theo 4 
lĩnh vực, dưới đây là báo cáo tóm tắt các 
khoảng trống theo lĩnh vực.
•	 Lĩnh vực 1
Khoảng cách giữa lý thuyết và thực 
hành (sự không thống nhất giữa chương 
trình khung ban hành với nội dung giảng 
dạy trên thực tế). Khoảng cách này được 
khẳng định bởi gần như một nửa số bác sĩ 
sản khoa đang tham gia giảng dạy và hầu 
hết các đối tượng tham gia đều đề cập đến 
vấn đề này như một khoảng trống trong 
đào tạo hộ sinh. 
Có một số lượng đáng kể hộ sinh và sinh 
viên khi được khảo sát thừa nhận việc áp 
dụng kiến thức vào thực hành cũng là một 
lĩnh vực cần cải thiện. Các sinh viên cảm 
thấy trong quá trình học tập không có đủ cơ 
hội để áp dụng kiến thức vào thực hành. Có 
40% sinh viên cảm thấy kỹ năng giải quyết 
vấn đề không được cải thiện hoặc cải thiện 
không đáng kể trong quá trình học. Điều này 
94
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
cũng được phần lớn các bác sĩ sản khoa và 
hầu hết các thành viên tham gia phỏng vấ 
công nhận. Tư duy phân tích phản biện và 
lý luận lâm sàng cũng cần được quan tâm 
theo các hộ sinh và sinh viên. Cuối cùng, 
các cán bộ Bộ Y tế khi được phỏng vấn cho 
rằng thiếu cơ chế phản hồi cũng như sự 
tham gia của sinh viên và các hộ sinh trong 
quá trình nâng cao chất lượng đào tạo hộ 
sinh trong nước.
Các nguồn lực giảng dạy hữu hình cũng 
là một khoảng trống theo các giảng viên 
tham gia thảo luận nhóm và các bác sĩ sản 
khoa. Chỉ có 32% bác sĩ sản khoa nói rằng 
hài lòng với cơ sở vật chất hiện tại nhưng 
nhấn mạnh cần trang bị thêm các mô hình 
cũng như các video mô phỏng. 
•	 Lĩnh vực 2
Kỹ năng lâm sàng và các năng lực cốt 
lõi của hộ sinh: một số giả thiết về khoảng 
trống trong giai đoạn 1 đã được khẳng định 
tuy nhiên một số giả thiết chưa đủ dữ liệu 
để kết luận. Kết quả khảo sát các hộ sinh 
và bác sĩ sản khoa chỉ ra lỗ hổng kiến thức 
về hệ thống y tế (52% hộ sinh thừa nhận 
có kiến thức trung bình thậm chí kém về hệ 
thống y tế, 60% hộ sinh cho rằng có hiểu 
biết trung bình hoặc kém về vai trò của hộ 
sinh trong hệ thống y tế), khả năng xác định 
và chuyển tuyến các ca sinh có nguy cơ 
cao cũng như khả năng đánh giá và xác 
định các yếu tố xã hội liên quan đến sức 
khỏe. Có vẻ như một số năng lực cốt lõi 
có trong bộ quy tắc ứng xử của hộ sinh lại 
không được thể hiện trong chương trình 
khung như chăm sóc giảm nhẹ, sàng lọc 
ung thư phụ khoa, đánh giá sức khỏe tâm 
thần và cung cấp các hỗ trợ tâm lý. Ngoài ra 
các đối tượng tham gia thảo luận nhóm và 
phỏng vấn nhấn mạnh cần tăng cường đào 
tạo cho sinh viên về tư vấn nuôi con bằng 
sữa mẹ. Vấn đề này không được ghi nhận 
trong các khảo sát với sinh viên và/ hoặc bà 
mẹ. Tuy nhiên, tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ 
ở Việt Nam còn thấp nên có thể hiểu rằng 
cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo 
sinh viên kỹ năng tư vấn nuôi con bằng sữa 
mẹ. Có 80% bác sĩ sản khoa được phỏng 
vấn cho rằng các hộ sinh còn thiếu kỹ năng 
tư vấn kế hoạch hóa gia đình, nhưng trong 
các khảo sát và thảo luận nhóm lại không 
có dữ liệu này do đó cần nghiên cứu thêm 
để đi đến kết luận cuối cùng. Về khả năng 
xử lý các ca sinh thường và hỗ trợ các ca 
sinh khó: trong khi dữ liệu định tính chỉ ra 
rằng đây là một khoảng trống lớn, dữ liệu 
định lượng lại bác bỏ giả thiết này. Do đó 
cần nghiên cứu thêm vấn đề này.
•	 Lĩnh vực 3
Thiếu kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp về 
các thông tin nhạy cảm (ví dụ tình trạng 
HIV/AIDS), giao tiếp với khách hàng thuộc 
các nhóm dân tộc thiểu số (38% hộ sinh 
cảm thấy tự tin khi giao tiếp, 66% bác sĩ 
sản khoa đánh giá kỹ năng giao tiếp của hộ 
sinh với nhóm đối tượng này ở mức trung 
bình thậm chí kém) và giao tiếp với người 
bệnh giai đoạn cuối là một khoảng trống 
nhận được sự đồng thuận cao giữa các đối 
tượng. Hầu hết các bác sĩ sản khoa cho 
rằng hộ sinh thiếu kỹ năng giao tiếp với các 
đồng nghiệp khác. Điều này có liên quan 
đến khoảng trống về kiến thức của hộ sinh 
về vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của mình 
trong hệ thống y tế. Mặc dù không có dữ 
liệu về bạo lực sản khoa nhưng phân tích 
khoảng trống lại chỉ ra các thực hành không 
tuân theo nguyên tắc lấy người bệnh làm 
trung tâm, ví dụ như chỉ có 18% các bà mẹ 
được khảo sát được tự do lựa chọn người 
đồng hành khi sinh và chỉ một nửa số bà 
mẹ có cơ hội nói ra các vấn đề liên quan 
đến quá trình sinh nở của mình. Cuối cùng, 
nghiên cứu này cũng khẳng định khoảng 
trống trong xác định và quản lý các ca bạo 
lực giới.
•	 Lĩnh vực 4
Cả các dữ liệu định tính và định lượng 
đều chỉ ra nhận thức về nghiên cứu khoa 
học cũng như thực hành dựa trên bằng 
chứng của hộ sinh và sinh viên còn khá hạn 
95
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
chế. Chỉ 44% hộ sinh được khảo sát cho biết 
có tham khảo các hướng dẫn nghề nghiệp 
trong công tác lâm sàng hàng ngày, trong 
khi một số lượng đáng kể hộ sinh (35%) 
cho rằng những kinh nghiệm cũng như các 
thực hành truyền thống ảnh hưởng tới quá 
trình ra quyết định của họ. Các bằng chứng 
chỉ ra khoảng trống lớn trong kỹ năng đọc 
tiếng Anh cũng như kỹ năng máy tính cơ 
bản. Đây là nền tảng phục vụ cho kỹ năng 
học tập trọn đời vì vậy chương trình đào tạo 
hộ sinh cần chú trọng nâng cao các kỹ năng 
này cho sinh viên hộ sinh. 
4. BÀN LUẬN
Một nghiên cứu [5] tại Cam-pu-chia 
(cũng là thành viên tham gia dự án SafeMa), 
đã chỉ ra các vấn đề còn tồn tại bao gồm: 
vấn đề về tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh, 
kiểm soát nhiễm khuẩn, vấn đề sức khỏe 
liên quan đến quyền con người của phụ nữ 
và trẻ em, hộ sinh đôi khi vẫn sử dụng ngôn 
ngữ thiếu tôn trọng với sản phụ, việc lựa 
chọn người đồng hành trong khi sinh được 
coi là gây cản trở cho các hộ sinh - khoảng 
trống trong đào tạo hộ sinh xét theo cách 
tiếp cận dựa trên quyền con người.
Tại Việt Nam, Hộ sinh đã được coi là một 
nghề độc lập, được đào tạo và sử dụng từ 
những năm 40 của thế kỷ XX với các trình 
độ từ sơ cấp đến cao đẳng. Trường Đại học 
Điều dưỡng Nam Định là trường đầu tiên 
thực hiện chương trình đào tạo đại học hộ 
sinh chính qui 4 năm khoá đầu tiên (2016-
2020). Hộ sinh ngày càng có vai trò quan 
trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe 
bà mẹ, trẻ em, cộng đồng, với nhiệm vụ 
chính là trực tiếp chăm sóc, tư vấn cho phụ 
nữ trước, trong thời kỳ mang thai; trực tiếp 
chăm sóc, theo dõi bà mẹ trong quá trình 
chuyển dạ, chăm sóc đáp ứng nhu cầu cơ 
bản và nhu cầu chăm sóc của phụ nữ, bà 
mẹ; cảm thông, động viên chia sẻ với các 
sản phụ để giúp họ có tâm lý cũng như có 
kiến thức để sẵn sàng tham gia cuộc sinh 
nở. Hộ sinh cũng là người trực tiếp theo 
dõi, phát hiện những biến chứng, các dấu 
hiệu bất thường để sớm báo cáo, xử lý kịp 
thời; là người trực tiếp tư vấn, hướng dẫn 
bà mẹ cho con bú đúng; là người thực hiện 
các kỹ thuật sản khoa, chăm sóc trẻ sơ 
sinh trong phạm vi chức danh nghề nghiệp 
đã được quy định. Ngoài ra, Hộ sinh còn 
tham gia, thực hiện các nghiên cứu khoa 
học, giữ các vị trí quản lý, tham gia vào quá 
trình đào tạo những nội dung liên quan đến 
ngành nghề. 
Chưa có phân tích khảng trrong tương 
tự ở trong nước để so sánh nhưng từ quá 
trình phát triển của ngành hộ sinh và đào 
tạo hộ sinh, các khoảng trống đã phát hiện 
trong nghiên cứu này là những cơ sở ban 
đầu quan trọng cho việc xây dựng và thực 
hiện chuyển giao các khoá đào tạo có chất 
lượng từ dự án SafeMa để tăng cường 
năng lực thực hành tốt nhất cho hộ sinh 
phù hợp với mỗi quốc gia.
Mặc dù một số khoảng trống đã được 
xác định thông qua các dữ liệu định lượng 
và định tính thu thập được, vẫn còn một số 
khoảng trống mà nhóm nghiên cứu chưa 
thể đưa ra kết luận do không đủ dữ liệu 
hoặc các dữ liệu thu thập được đối lập 
nhau giữa các nhóm liên quan. Đây có thể 
một phần là do hạn chế của các phương 
pháp nghiên cứu như chọn mẫu thuận 
tiện, khả năng cao về sai số trả lời nhất 
là ở nhóm đối tượng sinh viên và bà mẹ 
và/ hoặc do cách phát và thu thập phiếu 
không thống nhất giữa các trường thành 
viên. Đây là những thiếu sót khó tránh 
khỏi nhất là trong điều kiện hạn chế về 
thời gian. Hơn nữa do có nhiều người đã 
không tham gia thảo luận nhóm vào phút 
chót nên có thể chúng tôi đã bỏ qua một 
vài khoảng trống khác bởi vì càng có nhiều 
người tham gia thảo luận thì càng có nhiều 
ý kiến, thông tin giúp nhóm nghiên cứu xác 
định các khoảng trống.
Nghiên cứu được thực hiện với sự tài 
trợ kinh phí của Ủy ban châu Âu thông qua 
sự điều hành của Erasmus+ để triển khai 
thực hiện dự án SafeMa.
96
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
5. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu đã xác định được các 
khoảng trống thuộc 4 lĩnh vực trong đào 
tạo hộ sinh tại Việt Nam để từ đó làm cơ 
sở phát triển các khóa học hộ sinh nâng 
cao phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của 
từng quốc gia thành viên dự án góp phần 
nâng cao năng lực đào tạo hộ sinh tại Việt 
Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ariff S, Soofi SB, Sadiq K, Feroze 
AB, Khan S, Jafarey SN, Ali N, Bhutta ZA. 
(2010). Evaluation of health workforce com-
petence in maternal and neonatal issues in 
public health sector of Pakistan: an Assess-
ment of their training needs. BMC Health 
Serv Res. 10:319. doi: 10.1186/1472-6963-
10-319.
2. Bressan V, Bagnasco A, Bianchi M, 
Rossi S, Moschetti F, Barisone M, Pellegrini 
R, Aleo G, Timmins F, Sasso L. (2017). Bar-
riers to research awareness among nurses 
in Italy. J Nurs Manag. 25(4):243-245. 
3. Cheraghi, M. A., Salsali, M., & Safa-
ri, M. (2010). Ambiguity in knowledge trans-
fer: The role of theory-practice gap. Iranian 
journal of nursing and midwifery research, 
15(4), 155-166. 
4. Evans C, Razia R, Cook E. (2013). 
Building nurse education capacity in India: 
insights from a faculty development pro-
gramme in Andhra Pradesh. BMC Nurs. 
12():8. 
5. Ith P, Dawson A, Homer C. (2012).
Quality of maternity care practices of skilled 
birth attendants in Cambodia. Int J Evid 
Based Healthc. 10(1):60-7. 
6. Kermansaravi, F., Navidian, A. and 
Yaghoubinia, F. (2015). Nursing Students’ 
Views of Nursing Education Quality: A 
Qualitative Study. Global Journal of Health 
Science, 7(2). 
7. Leow TYQ, Ung A, Qian S, Nguyen 
JT, An Y, Mudgil P, Whitehall J. (2017). Ex-
ploring infant feeding practices: cross-sec-
tional surveys of South Western Sydney, 
Singapore, and Ho Chi Minh City. BMC Pe-
diatr. 17(1):145. 
8. Liao AG, Manalon RC. (2015). The-
ory and practice: Identifying the gaps in 
essential newborn care practice of nursing 
and midwifery students during their clinical 
practicum. Asia Pacific Higher Education 
Research Journal. Vol 2, No 2. 
9. Lukasse, M., Lilleengen, A., Fyl-
kesnes, A. and Henriksen, L. (2017). Nor-
wegian midwives’ opinion of their midwifery 
education - a mixed methods study. BMC 
Medical Education, 17(1).
10. Nguyen, T. and Wilson, A. (2016). 
Knowledge, skills, and attitudes to im-
plementing best practice in hospitals in 
Central Vietnam. International Journal of 
Evidence-Based Healthcare, 14(4), pp.142-
149. 
11. Nyoni, C. and Botma, Y. (2019). Im-
plementing a competency-based midwife-
ry programme in Lesotho: A gap analysis. 
Nurse Education in Practice, 34, pp.72-78. 
12. Oosterhoff P, Hardon AP, Nguyen 
TA, Pham NY, Wright P.( 2008). Dealing 
with a positive result: routine HIV testing of 
pregnant women in Vietnam. AIDS Care. 
20(6):654-659. 
13. Trinh, A., Roberts, C. and Ampt, A. 
(2015). Knowledge, attitude and experience 
of episiotomy use among obstetricians and 
midwives in Viet Nam. BMC Pregnancy and 
Childbirth, 15(1). 
14. Yigzaw, T., Carr, C., Stekelenburg, 
J., van Roosmalen, J., Gibson, H., Gelagay, 
M. and Admassu, A. (2016). Using task 
analysis to generate evidence for strength-
ening midwifery education, practice, and 
regulation in Ethiopia. International Journal 
of Women’s Health, p.181.

File đính kèm:

  • pdfkhoang_trong_trong_dao_tao_ho_sinh_tai_viet_nam.pdf