Khung giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam

Tóm tắt:

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index, viết tắt là GII) là bộ công cụ

đánh giá, xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) của các quốc gia hoặc nền kinh tế,

được Trường Kinh doanh INSEAD (Pháp) phối hợp với Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới

(WIPO) và Đại học Cornell (Hoa Kỳ) thực hiện hàng năm, từ năm 2007. Năm 2017, lần

đầu tiên Chính phủ Việt Nam sử dụng kết quả đánh giá GII và đặt mục tiêu cải thiện kết

quả GII của Việt Nam nhằm đo lường kết quả nâng cao năng lực ĐMST quốc gia (Nghị

quyết số 19/2017/NQ-CP của Chính phủ ngày 06/02/2017). Chính phủ phân công từng bộ,

cơ quan có liên quan chủ trì và phối hợp cải thiện từng chỉ số GII. Trong khi đó, GII là bộ

chỉ số tổng hợp, áp dụng cách tiếp cận hệ thống ĐMST quốc gia nên bao trùm nhiều

ngành, lĩnh vực. Cách tiếp cận này còn khá mới ở Việt Nam, vì vậy các bộ, cơ quan còn

nhiều lúng túng trong việc đưa ra các giải pháp cải thiện. Bài viết này phân tích các điểm

mạnh, điểm yếu theo kết quả GII của Việt Nam và các giải pháp chính sách hiện hành, từ

đó, đưa ra các gợi ý mang tính chất tổng thể để có thể cải thiện chỉ số GII theo mục tiêu

mà Chính phủ đã đặt ra.

pdf 16 trang yennguyen 8680
Bạn đang xem tài liệu "Khung giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khung giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam

Khung giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam
JSTPM Tập 9, Số 1, 2020 1 
KHUNG GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 
TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM 
Nguyễn Thị Phương Mai1, Phan Xuân Linh 
Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ 
Tóm tắt: 
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index, viết tắt là GII) là bộ công cụ 
đánh giá, xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) của các quốc gia hoặc nền kinh tế, 
được Trường Kinh doanh INSEAD (Pháp) phối hợp với Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới 
(WIPO) và Đại học Cornell (Hoa Kỳ) thực hiện hàng năm, từ năm 2007. Năm 2017, lần 
đầu tiên Chính phủ Việt Nam sử dụng kết quả đánh giá GII và đặt mục tiêu cải thiện kết 
quả GII của Việt Nam nhằm đo lường kết quả nâng cao năng lực ĐMST quốc gia (Nghị 
quyết số 19/2017/NQ-CP của Chính phủ ngày 06/02/2017). Chính phủ phân công từng bộ, 
cơ quan có liên quan chủ trì và phối hợp cải thiện từng chỉ số GII. Trong khi đó, GII là bộ 
chỉ số tổng hợp, áp dụng cách tiếp cận hệ thống ĐMST quốc gia nên bao trùm nhiều 
ngành, lĩnh vực. Cách tiếp cận này còn khá mới ở Việt Nam, vì vậy các bộ, cơ quan còn 
nhiều lúng túng trong việc đưa ra các giải pháp cải thiện. Bài viết này phân tích các điểm 
mạnh, điểm yếu theo kết quả GII của Việt Nam và các giải pháp chính sách hiện hành, từ 
đó, đưa ra các gợi ý mang tính chất tổng thể để có thể cải thiện chỉ số GII theo mục tiêu 
mà Chính phủ đã đặt ra. 
Từ khóa: Đổi mới sáng tạo; Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; Chỉ số đổi mới sáng tạo 
toàn cầu; GII. 
Mã số: 20012001 
1. Kết quả GII của Việt Nam và các điểm mạnh, điểm yếu 
Chỉ số GII gồm 7 trụ cột chính (5 trụ cột đầu vào và 2 trụ cột đầu ra) 
với 21 nhóm chỉ số và trên dưới 80 chỉ số thành phần, có thể thay đổi 
nhỏ mỗi năm (gần đây nhất, GII năm 2019 có 80 chỉ số). Nhóm chỉ số 
đầu vào gồm 05 trụ cột: (1). Thể chế (gồm 03 nhóm chỉ số: môi trường 
chính trị; môi trường pháp lý; môi trường kinh doanh); (2). Nguồn nhân lực 
và nghiên cứu (gồm 03 nhóm chỉ số: giáo dục; giáo dục đại học; nghiên cứu 
và phát triển); (3). Cơ sở hạ tầng (gồm 03 nhóm chỉ số: công nghệ thông 
tin; cơ sở hạ tầng chung; bền vững sinh thái); (4). Trình độ phát triển của 
thị trường (gồm 03 nhóm chỉ số: tín dụng; đầu tư; thương mại, cạnh tranh 
và quy mô thị trường); (5). Trình độ phát triển của kinh doanh (gồm 03 
nhóm chỉ số: lao động có kiến thức; liên kết sáng tạo, hấp thụ tri thức). 
Nhóm chỉ số đầu ra gồm 02 trụ cột: (6). Sản phẩm tri thức và công nghệ 
1 Liên hệ tác giả: npmai.vn@gmail.com 
2 Khung giải pháp cải thiện chỉ số ĐMST toàn cầu của Việt Nam 
(gồm 03 nhóm chỉ số: sáng tạo tri thức; tác động của tri thức; lan tỏa tri 
thức); (7). Sản phẩm sáng tạo (gồm 03 nhóm chỉ số: tài sản vô hình; sản 
phẩm và dịch vụ sáng tạo; sáng tạo trực tuyến). 
Từ năm 2016 đến nay, chỉ số GII của Việt Nam có xu hướng được cải thiện 
liên tục (Bảng 1)2. Gần đây nhất, theo kết quả GII năm 2019, Việt Nam xếp 
hạng 42 trên 129 quốc gia/nền kinh tế, tăng 03 bậc so với năm 2018. 
Bảng 1. Tiến bộ trong xếp hạng của Việt Nam đối với chỉ số GII những năm 
gần đây 
Các chỉ số 
Xếp hạng chỉ số GII của Việt Nam 
2016 2017 2018 2019 
Nhóm chỉ số đầu vào 79 71 65 63 
1. Thể chế 93 87 78 81 
2. Nguồn nhân lực và nghiên cứu 74 70 66 61 
3. Cơ sở hạ tầng 90 77 78 82 
4. Trình độ phát triển của thị trường 64 34 33 29 
5. Trình độ phát triển của kinh doanh 72 73 66 69 
Nhóm chỉ số đầu ra 42 38 41 37 
6. Sản phẩm tri thức và công nghệ 39 28 35 27 
7. Sản phẩm sáng tạo 52 52 46 47 
Xếp hạng chung 59 47 45 42 
Nguồn: Báo cáo GII (năm 2016, 2017, 2018, 2019) 
1.1. Điểm mạnh trong kết quả GII của Việt Nam 
Điểm mạnh nhất của Việt Nam chính là Tỉ số hiệu quả ĐMST (tức là đầu ra 
so với đầu vào). Năm 2019, đầu vào ĐMST của Việt Nam xếp hạng 63, 
nhưng đầu ra ĐMST ở vị trí tốt hơn rất nhiều, hạng 37. Xét tỉ số hiệu quả 
ĐMST giữa đầu ra so với đầu vào thì Việt Nam xếp hạng 16 toàn cầu, các 
năm trước đó còn ở vị trí cao hơn. Rõ ràng, xem xét mối tương quan giữa 
mức thu nhập (GDP theo đầu người) và năng lực ĐMST (điểm số GII), Việt 
Nam có kết quả ĐMST tốt hơn nhiều so với mức độ phát triển của mình, có 
thể sánh với những nước hàng đầu của nhóm thu nhập trung bình cao. 
Về các trụ cột, nhóm chỉ số và chỉ số cụ thể, điểm mạnh của Việt Nam tập 
trung ở bốn (04) trên tổng số bảy (07) trụ cột. Về đầu vào ĐMST, điểm 
mạnh của Việt Nam ở hai trụ cột là Trụ cột 4. Trình độ phát triển của thị 
trường (hạng 29) và Trụ cột 5. Trình độ phát triển của kinh doanh (hạng 
69). Trong Trụ cột 4. Trình độ phát triển của thị trường, nhóm chỉ số 4.1. 
Tín dụng (hạng 11) có kết quả rất tốt, với hai trên ba chỉ số thành phần của 
2 Kết quả GII năm 2016 của Việt Nam được Chính phủ sử dụng làm căn cứ đặt mục tiêu và phân công nhiệm vụ 
cải thiện cho các bộ, cơ quan, địa phương. 
JSTPM Tập 9, Số 1, 2020 3 
nhóm chỉ số này có vị trí rất cao. Trong Trụ cột 5. Trình độ phát triển của 
kinh doanh, điểm mạnh của Việt Nam là ở nhóm chỉ số về 5.3. Hấp thụ 
công nghệ (hạng 23). 
Về đầu ra ĐMST, cả hai Trụ cột 6. Sản phẩm Tri thức và Công nghệ (hạng 
27) và Trụ cột 7. Sản phẩm sáng tạo (hạng 47) đều là những điểm mạnh 
của Việt Nam. Trong Trụ cột 6. Sản phẩm Tri thức và Công nghệ, nhóm chỉ 
số có thứ hạng rất cao là nhóm chỉ số về 6.2. Tác động của tri thức (hạng 
5). Ngoài ra, nhóm chỉ số 6.3. Lan toả tri thức cũng được đánh giá cao 
(hạng 18). 
Bảng 2. Các điểm mạnh trong bộ chỉ số GII của Việt Nam 
Mã Các điểm mạnh 
Xếp hạng 
(GII 2019) 
4.1 Tín dụng 11 
4.1.2 Tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân, % GDP 16 
4.1.3 Vay tài chính vi mô, % GDP 8 
5.1.4 Chi cho R&D do doanh nghiệp trang trải, % 8 
5.3 Hấp thụ tri thức 23 
5.3.2 Nhập khẩu công nghệ cao, % tổng giao dịch thương mại 1 
5.3.4 Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, % GDP, trung bình 3 năm gần 
nhất 
23 
6.2 Tác động của tri thức 5 
6.2.1 Tốc độ tăng năng suất lao động PPP$ GDP/lao động, %, trung bình 3 
năm gần nhất 
3 
6.3 Lan toả tri thức 18 
6.3.2 Xuất khẩu công nghệ cao, % tổng giao dịch thương mại 1 
7.1.1 Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bản địa/tỷ PPP$ GDP 24 
7.2.5 Xuất khẩu hàng hóa sáng tạo, % tổng giao dịch thương mại 10 
7.3.4 Lượt tải ứng dụng di động/tỷ PPP$ GDP 13 
Nguồn: Báo cáo GII (năm 2019) 
1.2. Điểm yếu trong kết quả GII của Việt Nam 
Theo đánh giá của các tác giả bộ chỉ số GII 2019, các điểm yếu của Việt 
Nam nằm rải rác ở cả 7 trụ cột. Trong đó, ở nhóm đầu vào ĐMST, Trụ cột 
5. Trình độ phát triển của kinh doanh dù có một số điểm mạnh như đã nêu 
ở mục trên nhưng cũng tập trung nhiều điểm yếu. Cụ thể là nhóm chỉ số 
5.1. Lao động có kiến thức (hạng 102). Đối với Trụ cột 1. Thể chế (hạng 
81), điểm yếu của Việt Nam nằm ở nhóm chỉ số 1.3. Môi trường kinh 
doanh (hạng 106). Trong Trụ cột 2. Nguồn nhân lực và nghiên cứu (hạng 
61), các chỉ số còn kém là 2.2.3. Tỷ lệ sinh viên nước ngoài nhập học trong 
nước (hạng 104) và 2.3.3. Doanh nghiệp R&D toàn cầu (hạng 43 - tức chưa 
4 Khung giải pháp cải thiện chỉ số ĐMST toàn cầu của Việt Nam 
có doanh nghiệp nào của Việt Nam lọt vào danh sách Doanh nghiệp R&D 
toàn cầu). Trụ cột 3. Cơ sở hạ tầng (hạng 82) có một điểm rất yếu là 3.3.2. 
Kết quả về môi trường (hạng 104). Trong Trụ cột 4. Trình độ phát triển của 
thị trường (hạng 29) dù là trụ cột mạnh của Việt Nam nhưng vẫn có điểm 
yếu - đó là nhóm chỉ số 4.2. Đầu tư (hạng 108). 
Trong nhóm đầu ra ĐMST, Trụ cột 6. Sản phẩm tri thức và công nghệ chỉ có 
1 chỉ số còn (rất) kém là chỉ số 6.3.3. Xuất khẩu dịch vụ ICT (hạng 125). Đối 
với Trụ cột 7. Sản phẩm sáng tạo, chỉ số còn kém là 7.2.3. Thị trường giải trí 
và đa phương tiện (hạng 56). 
Bảng 3. Các điểm yếu trong bộ chỉ số GII 2019 của Việt Nam 
Mã Tên chỉ số 
Xếp hạng 
(GII 2019) 
1.2.3 Chi phí sa thải nhân công, số tuần lương 101 
1.3 Môi trường kinh doanh 106 
1.3.2 Thuận lợi trong giải quyết phá sản doanh nghiệp 110 
2.2.3 Tỷ lệ sinh viên nước ngoài học tập trong nước, % 104 
2.3.3 Chi R&D trung bình của 3 công ty hàng đầu có đầu tư ra nước 
ngoài, triệu US$ 
43 
3.3.2 Kết quả về môi trường 104 
4.2 Đầu tư 108 
5.1 Lao động tri thức 102 
5.1.1 Tỷ lệ lao động thâm dụng tri thức, % 117 
5.1.2 Tỷ lệ các doanh nghiệp có đào tạo chính thức, % tổng số doanh 
nghiệp 
70 
5.3.3 Nhập khẩu dịch vụ ICT, % tổng giao dịch thương mại 126 
6.3.3 Xuất khẩu dịch vụ ICT, % tổng giao dịch thương mại 125 
7.2.3 Thị trường giải trí và đa phương tiện/nghìn dân số ở độ tuổi 15-69 56 
Nguồn: Báo cáo GII (năm 2019) 
Ngoài ra, mặc dù tổng thể Việt Nam có thứ hạng tốt về chỉ số tổng hợp GII, 
Việt Nam vẫn còn rất kém xét theo “chất lượng ĐMST”. Trong GII, chất 
lượng ĐMST được thể hiện ở 3 chỉ số: 2.3.4. Điểm trung bình của 3 trường 
đại học hàng đầu có trong xếp hạng QS đại học (hạng 64); 5.2.5. Số đơn 
sáng chế nộp tại 2 văn phòng (hạng 84) và chỉ số 6.1.5. Chỉ số trích dẫn H 
(hạng 57). Tức là năng lực sáng tạo ra kiến thức, tri thức có tính mới với thế 
giới hay ở tầm cỡ thế giới, là tiền đề cho ĐMST của Việt Nam vẫn còn rất 
hạn chế. 
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có điểm yếu về dữ liệu. Các chỉ số GII đều sử 
dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, trong đó, dữ liệu cứng - tức dữ liệu thu được từ 
JSTPM Tập 9, Số 1, 2020 5 
điều tra, thống kê quốc gia chiếm 2/3 tổng các chỉ số thành phần. Mặc dù 
hiện nay về mặt dữ liệu chúng ta vẫn đáp ứng yêu cầu để được đánh giá, xếp 
hạng hàng năm về GII, nhưng vẫn còn 07 chỉ số chưa có dữ liệu3 và 03 chỉ số 
có dữ liệu chưa được cập nhật4. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến bức tranh 
thực trạng về hệ thống ĐMST quốc gia của Việt Nam qua kết quả GII. 
2. Nhận diện các khoảng trống trong cải thiện chỉ số GII hiện nay và đề 
xuất các vấn đề cần tập trung có giải pháp 
Từ năm 2017, Chính phủ đã phân công các bộ, cơ quan chủ trì cải thiện từng 
chỉ số GII trong Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP. Tuy nhiên, với những điểm 
mạnh, điểm yếu như phân tích ở trên có thể thấy có chỉ số đã được cải thiện 
nhưng có chỉ số chưa có tiến bộ đáng kể. Điều này có thể do các bộ, cơ quan 
vẫn chưa có những giải pháp, hành động một cách tổng thể, đầy đủ và chưa 
có sự phối hợp để thực hiện hiệu quả. Để nhận diện rõ hơn các khoảng trống 
và các điểm hạn chế trong cải thiện chỉ số GII hiện nay, chúng tôi rà soát và 
phân nhóm các chỉ số theo lĩnh vực chính theo chức năng, nhiệm vụ quản lí 
nhà nước của các bộ, cơ quan (không theo các trụ cột và nhóm chỉ số như 
khung chỉ số GII) như dưới đây (giúp các bộ, cơ quan tham khảo thuận tiện 
hơn về các vấn đề liên quan tới ngành/lĩnh vực của mình). 
2.1. Môi trường chính trị và môi trường pháp lý 
Có 05 chỉ số phản ánh về ổn định chính trị và điều hành của chính phủ, chất 
lượng và thực thi các quy định pháp luật5. Hiện nay, Việt Nam đã có hệ 
thống chính sách, văn bản quy định pháp luật về an ninh, an toàn, phòng 
chống tham nhũng, công khai, minh bạch, tiếp cận thông tin khá đầy đủ. Tuy 
nhiên, trong 05 chỉ số này chỉ có chỉ số 1.1.1. Đảm bảo ổn định chính trị và 
điều hành được đánh giá cao, các chỉ số khác thứ hạng vẫn còn thấp (ví dụ 
chỉ số Chất lượng các quy định pháp luật, Hiệu lực chính phủ). Kết quả đánh 
giá thể hiện cảm nhận của những người được khảo sát về các vấn đề pháp lý, 
chính trị ở các quốc gia sở tại (người được khảo sát bao gồm doanh nghiệp, 
người dân, nhân viên của các tổ chức quốc tế, nhân viên của chính phủ các 
nước đặt ở các quốc gia sở tại). Như vậy, ngoài việc xây dựng chính sách, 
pháp luật tốt, có chất lượng thì việc truyền thông để người dân và các đối 
tượng liên quan biết đến và ghi nhận mới được đánh giá cao. Vấn đề thực thi 
3 Chỉ số 2.1.2. Chi công/1 học sinh trung học, %GDP theo đầu người; 2.1.3. Số năm đi học kỳ vọng; 2.1.5. Tỷ lệ 
học sinh/giáo viên, trung học; 5.3.1. Trả tiền bản quyền, % tổng giao dịch thương mại; 6.3.1. Tiền bản quyền tác 
giả, lệ phí, giấy phép, % tổng giao dịch thương mại; 6.2.2. Mật độ doanh nghiệp mới; 7.2.1. Xuất khẩu dịch vụ 
văn hóa và sáng tạo (% tổng giao dịch thương mại). 
4 Chỉ số 2.1.1. Chi cho giáo dục, % GDP (dữ liệu gần nhất năm 2013); 2.2.1. Tỷ lệ tuyển sinh đại học (dữ liệu gần 
nhất năm 2016); 7.2.2. Phim truyện quốc gia được sản xuất, tính trên 1 triệu dân độ tuổi từ 15-69 tuổi (dữ liệu 
gần nhất năm 2011). 
5 Chỉ số 1.1.1. Đảm bảo ổn định chính trị và điều hành (hạng 32); 1.1.2. Nâng cao Hiệu lực chính phủ (hạng 71); 
1.2.1. Cải thiện chất lượng các quy định pháp luật (hạng 97); 1.2.2. Nâng cao hiệu quả Thực thi pháp luật (hạng 
59); 4.3.1. Mức thuế quan áp dụng, bình quân gia quyền/ tất cả các sản phẩm (%) (hạng 61). 
6 Khung giải pháp cải thiện chỉ số ĐMST toàn cầu của Việt Nam 
chính sách cũng cần được liên tục cải thiện. Đặc biệt, chính sách, pháp luật 
về kinh tế, thương mại, đất đai cần được hoàn thiện vì nội hàm của các chỉ số 
Chất lượng các quy định pháp luật và Hiệu quả thực thi pháp luật tập trung 
nhiều hơn về các lĩnh vực này. Đồng thời, cần đẩy mạnh hiệu quả thực thi 
các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 01, Nghị quyết 
19, Nghị quyết 35 của Chính phủ đến tất cả các cấp bộ, ngành, địa phương 
(cải thiện nhóm chỉ số về Thể chế). Mặt khác, để nâng cao chất lượng các 
quy định pháp luật cần tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, nâng 
cao năng lực cho các cán bộ tham gia xây dựng pháp luật. Việc thực thi pháp 
luật đòi hỏi sự phối hợp giữa các cơ quan tích cực và hiệu quả hơn. 
2.2. Môi trường kinh doanh (MTKD) 
Chỉ số MTKD của Việt Nam do Ngân hàng Thế giới đánh giá hàng năm, 
gồm 10 chỉ số, trong đó có 03 chỉ số được sử dụng trong GII và đều có thứ 
hạng thấp và là các điểm yếu trong kết quả GII của Việt Nam như đã nêu ở 
mục 1.2. Các chỉ số bao gồm: 1.3.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho khởi sự 
kinh doanh (hạng 80); 1.3.2. Tạo thuận lợi trong giải quyết phá sản doanh 
nghiệp (hạng 110); và chỉ số 1.2.3. Chi phí sa thải nhân công (hạng 101). 
Trong nghiên cứu này, chỉ số Chi phí sa thải nhân công được xếp vào nhóm 
lao động - việc làm. 
Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt cải thiện chỉ số môi 
trường kinh doanh (MTKD). Các bộ, cơ quan có liên quan tới từng chỉ số đều 
đã được giao nhiệm vụ rất cụ thể, bao gồm giảm bớt số ngày, số thủ tục hành 
chính từ đó giảm bớt chi phí và thời gian cho doanh nghiệp gia nhập thị 
trường và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, chỉ số khởi sự kinh 
doanh đã bắt đầu có chuyển biến tích cực. 
Đặc biệt, đối với chỉ số 1.3.2. Tạo thuận lợi trong giải quyết phá sản doanh 
nghiệp trong thời gian qua gần như chưa có hành động nào được thực hiện 
để cải thiện chỉ số này. Đây là một trong những chỉ số có thứ hạng kém 
nhất của Việt Nam và chưa có dấu hiệu cải thiện (hạng 110) và là khoảng 
trống rất lớn của bộ chỉ số MTKD cũng như bộ chỉ số GII. Chỉ số này có 
hai yếu tố thành phần: (i) Mức độ phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh 
nghiệp và (ii) Chất lượng quy định pháp luật về giải quyết thủ tục phá sản 
doanh nghiệp. Các giải pháp cần tập trung toàn diện gồm cả pháp luật về 
phá sản doanh nghiệp đến thực thi trên thực tế. Trong thời gian qua, việc 
cải thiện chỉ số này được Chính phủ giao Toà án Nhân dân Tối cao nhưng 
không có biến chuyển. Hiện Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, Toà án 
Nhân dân Tối cao phối hợp. 
2 ... các chỉ số: 4.1.1. Tạo thuận lợi trong tiếp cận tín dụng (hạng 29); 4.1.2. Tín dụng nội địa cho khu vực tư 
nhân, % GDP (hạng 16); 4.1.3. Vay tài chính vi mô, % GDP (hạng 8); 4.2.1. Bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số (hạng 
84); 4.2.2. Giá trị vốn hóa các công ty niêm yết (% GDP) (hạng 41); 4.2.4. Số thương vụ đầu tư mạo hiểm (hạng 
37); 4.3.2. Mức cạnh tranh trong nước (hạng 90); 5.2.2. Quy mô phát triển của cụm công nghiệp (hạng 74); 5.2.4. 
Số thương vụ liên doanh liên kết chiến lược (hạng 49); 5.3.4. Dòng vốn ròng đầu tư trực tiếp nước ngoài (%GDP) 
(hạng 23); 6.3.4. Dòng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (%GDP) (hạng 71); 6.2.2. Mật độ doanh nghiệp mới 
(không có số liệu). 
8 Câu hỏi khảo sát“Ở đất nước của bạn, mức độ phổ biến của các cụm công nghiệp là như thế nào (cụm công 
nghiệp là tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, nhà cung ứng, đơn vị sản xuất các sản phẩm và dịch vụ 
liên quan, và các tổ chức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể)?”[Phương án trả lời: 1 = không có cụm công 
nghiệp; 7 = cụm công nghiệp phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực]. 
JSTPM Tập 9, Số 1, 2020 11 
khảo sát ý kiến doanh nghiệp9. Chỉ số này chưa được chú ý và là khoảng 
trống trong việc cải thiện chỉ số GII (xếp hạng 90). Năm 2018, Luật Cạnh 
tranh mới đã được thông qua và có thể sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành 
mạnh, từ đó, có thể giúp kết quả đánh giá trong GII sẽ tốt hơn trong thời 
gian tới. Tuy nhiên, việc thực thi chính sách vẫn rất quan trọng vì luật, quy 
định có thể đã đầy đủ và có chất lượng cao nhưng thực thi kém thì sẽ vẫn 
không được đánh giá tốt. Vì vậy, kết quả chung của nhóm chỉ số về Đầu tư 
vẫn bị coi là điểm yếu trong GII của Việt Nam. 
2.8. Lao động và việc làm 
Có 04 chỉ số có thể xếp vào nhóm này, bao gồm 1.2.3. Chi phí sa thải nhân 
công (hạng 101); 5.1.1. Việc làm trong các ngành dịch vụ thâm dụng tri 
thức, % tổng số việc làm (hạng 117), 5.1.2. Tỷ lệ doanh nghiệp có đào tạo 
chính thức (hạng 70), 5.1.5. Lao động nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật 
cao, % tổng lao động (hạng 83). Các chỉ số ở nhóm này đều có thứ hạng thấp 
và không có dấu hiệu thay đổi tích cực. Đây đều là điểm yếu trong GII của 
Việt Nam. Trong khi đó, các quy định, chính sách hiện hành và thực thi 
chính sách liên quan tới lao động, việc làm và tiền lương (liên quan tới chỉ 
số 1.2.3) gần như chưa có những đột phá hay điểm mới để có thể cải thiện 
các chỉ số này trong tương lai. Luật việc làm và các quy định, chính sách 
hiện chú trọng nhiều đến tạo việc làm hơn là các giải pháp chính sách nhằm 
thúc đẩy và thu hút lao động có kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. 
Đây là khoảng trống rất lớn về giải pháp cải thiện chỉ số GII. Mặt khác, để 
tăng lao động có kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nhất là lao 
động nữ còn cần có sự đóng góp quan trọng của giáo dục và đào tạo cũng 
như sự phát triển của thị trường, của khu vực sản xuất kinh doanh chứ 
không chỉ cần giải pháp chính sách của riêng ngành lao động. 
2.9. Tài sản trí tuệ 
Có 08 chỉ số về tải sản trí tuệ trong bộ chỉ số GII liên quan tới sáng chế, 
giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và các giao dịch 
thương mại của các tài sản trí tuệ10. Trừ sáng chế có số lượng đơn thấp nên 
thứ hạng không cao, các chỉ số về giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp 
và nhãn hiệu của Việt Nam được đánh giá khá tốt. Chương trình phát triển 
tài sản trí tuệ trong những năm vừa qua có thể nói đã có đóng góp trong 
việc gia tăng số lượng đăng ký đối với giải pháp hữu ích, nhãn hiệu và chỉ 
dẫn địa lí (dù chỉ dẫn địa lí không được đánh giá trong bộ chỉ số GII). 
Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban 
9 Câu hỏi khảo sát“Ở đất nước của bạn, mức độ khốc liệt trong cạnh tranh tại các thị trường trong nước là như 
thế nào?” [Phương án trả lời: 1 = không khốc liệt chút nào; 7 = rất khốc liệt]. 
10 Chỉ số 6.1.1. Số đơn đăng ký sáng chế theo nước xuất xứ (hạng 65); 6.1.2. Đơn đăng ký sáng chế PCT (hạng 
82); 5.2.5. Số sáng chế nộp đơn tại 2 văn phòng (hạng 84); 6.1.3 Đơn đăng ký giải pháp hữu ích theo nước xuất 
xứ (hạng 35); 7.1.1. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bản địa (hạng 24); 7.1.2. Đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp 
theo nước xuất xứ (hạng 43); 5.3.1. Trả tiền bản quyền và 6.3.1 Tiền thu được từ bản quyền tác giả, lệ phí, giấy 
phép chưa có số liệu. 
12 Khung giải pháp cải thiện chỉ số ĐMST toàn cầu của Việt Nam 
hành tại Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 cũng sẽ góp phần cải 
thiện các chỉ số về tài sản trí tuệ trong thời gian tới. 
Riêng hai chỉ số về thu và chi từ các giao dịch thương mại tài sản trí tuệ 
hiện chưa có số liệu nên không đánh giá được hiện trạng. Cho đến nay, vẫn 
chưa có giải pháp được thực hiện để có dữ liệu này, đây là khoảng trống 
cần được giải quyết, có được hiện trạng mới có thể đưa ra được giải pháp 
chính sách phù hợp. 
2.10. Công nghiệp sáng tạo 
Các chỉ số về công nghiệp sáng tạo chủ yếu nằm ở nhóm đầu ra về ĐMST, 
cùng với các chỉ số về tài sản trí tuệ như nêu ở trên. Có 05 chỉ số về lĩnh 
vực này, trong đó có một chỉ số về xuất khẩu dịch vụ sáng tạo chưa có dữ 
liệu để nắm được hiện trạng11. Chỉ số xuất khẩu hàng hoá sáng tạo có thứ 
hạng cao, được đánh giá tốt. Các chỉ số còn lại đều còn ở mức thấp là các 
sản phẩm trong các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, giải trí. Ngành công 
nghiệp sáng tạo được chú trọng phát triển, nhiều nước còn coi đó là ngành 
chiến lược mũi nhọn nhưng còn là khoảng trống ở Việt Nam, cần được 
đánh giá, nhìn nhận và có giải pháp đồng bộ để phát triển ngành công 
nghiệp này. 
3. Đề xuất khung giải pháp cải thiện chỉ số GII cho Việt Nam 
Theo kết quả phân tích điểm yếu cũng như nhận diện khoảng trống trong 
các giải pháp hành động cải thiện chỉ số GII ở phần trên, chúng tôi đề xuất 
cần đặt trọng tâm cải thiện đối với một số chỉ số, lĩnh vực cụ thể, nhưng 
cũng cần có khung tổng thể để đảm bảo không bỏ sót các chỉ số, lĩnh vực 
quan trọng. Khung chỉ số GII mang tính chất tổng thể, tiếp cận theo hệ 
thống ĐMST quốc gia, vì vậy, các chỉ số đều có ý nghĩa và có ảnh hưởng, 
tác động tới nhau. 
Bảng dưới đây tổng hợp các chỉ số, các lĩnh vực cần cải thiện theo khoảng 
trống đã nhận diện và giải pháp đề xuất như trình bày ở phần trên. 
Bảng 4. Khung giải pháp cải thiện chỉ số GII của Việt Nam 
Mã 
Các chỉ số cần cải 
thiện 
2019 
Đề xuất 
Điểm Hạng 
1 Môi trường chính trị, môi trường pháp luật 
1.1.2 
Nâng cao hiệu lực 
chính phủ 
46,6 71 
Hoàn thiện chính sách, P/luật về kinh 
tế, thương mại, đất đai. 
11 Chỉ số 7.2.2. Phim truyện quốc gia được sản xuất (hạng 78); 7.2.3. Thị trường giải trí và đa phương tiện toàn 
cầu (hạng 56); 7.2.4. Sản lượng in ấn và truyền thông khác (hạng 70); 7.2.5. Xuất khẩu hàng hóa sáng tạo (hạng 
10); 7.2.1. Xuất khẩu dịch vụ văn hóa và sáng tạo (chưa có số liệu). 
JSTPM Tập 9, Số 1, 2020 13 
Mã 
Các chỉ số cần cải 
thiện 
2019 
Đề xuất 
Điểm Hạng 
1.2.1 
Cải thiện chất lượng 
các quy định P/luật 
31,3 97 
Đẩy mạnh hiệu quả thực thi chỉ đạo của 
Đảng và Chính phủ, đặc biệt là Nghị 
quyết 01, Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 
của Chính phủ. 
Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới quy trình 
x/dựng P/luật, nâng cao năng lực cho 
các cán bộ tham gia xây dựng P/luật. 
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan 
trong xây dựng và thực thi P/luật. 
1.2.2 Nâng cao hiệu quả 
thực thi P/luật 
48,2 59 
2 Môi trường kinh doanh 
1.3.1 
Tạo điều kiện thuận 
lợi cho khởi sự KD 
84,8 80 
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ cải 
thiện chỉ số MTKD. 
Đặc biệt tập trung cải thiện chỉ số tạo 
thuận lợi trong giải quyết phá sản DN. 
Các giải pháp cần tập trung toàn diện 
gồm cả pháp luật về phá sản DN đến 
thực thi trên thực tế. 
1.3.2 
Tạo thuận lợi trong 
giải quyết phá sản 
DN 
34,9 110 
1.2.3 Chi phí sa thải nhân 
công 
24,6 101 
3 Giáo dục và đào tạo 
2.1.1 
Chi tiêu cho giáo dục, 
% GDP 
5,7 24 
Đầu tiên cần giải quyết tình trạng thiếu 
số liệu để có thể đánh giá được hiện 
trạng, so sánh được với các nước khác, 
từ đó có các giải pháp chính sách phù 
hợp. 
Cải thiện phương pháp, nội dung, 
chương trình giảng dạy để nâng cao 
chất lượng giảng dạy, nâng cao năng 
lực học sinh, sinh viên. 
Có giải pháp tăng cường số lượng và tỷ 
lệ sinh viên ĐH trong các ngành KH và 
kỹ thuật; tăng tỷ lệ tuyển sinh ĐH trong 
nước. 
2.1.2 
Chi công/1 học sinh 
trung học, % GDP 
theo đầu người 
Không có SL 
2.1.3 
Số năm đi học kỳ 
vọng 
Không có SL 
2.1.5 
Tỷ lệ học sinh/giáo viên 
trung học 
Không có SL 
2.2.1 Tỷ lệ tuyển sinh ĐH 28,3 85 
2.2.2 
Sinh viên tốt nghiệp 
ngành KH và kỹ thuật 
22,7 46 
2.2.3 
Tỷ lệ sinh viên nước 
ngoài học tập trong 
nước 
0,2 104 
2.3.4 
Điểm trung bình của 
3 trường ĐH hàng 
đầu có trong xếp 
hạng QS đại học 
9,9 64 
4 Nghiên cứu và phát triển 
2.3.1 
Nhà nghiên cứu, FTE 
(% 1 triệu dân) 
700,8 58 
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 
sửa đổi, bổ sung Nghị định số 
40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của 
Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng 
dụng cá nhân hoạt động KH&CN, Nghị 
định số 87/2014/NĐ-CP ngày 
5.3.5 
Số nhân viên nghiên 
cứu trong DN (tính 
theo FTE, tính trên 
1.000 dân) 
24,1 51 
14 Khung giải pháp cải thiện chỉ số ĐMST toàn cầu của Việt Nam 
Mã 
Các chỉ số cần cải 
thiện 
2019 
Đề xuất 
Điểm Hạng 
2.3.2 
Tổng chi cho R&D 
(GERD), %GDP 
0,5 61 
22/9/2014 của Chính phủ quy định về 
thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là 
người Việt Nam ở nước ngoài và 
chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt 
động KH&CN tại Việt Nam. 
Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ 
dự thảo Đề án: “Hoàn thiện hệ thống 
thể chế để thu hút nguồn lực xã hội đầu 
tư cho hoạt động KH&CN và ĐMST, 
nhất là từ DN”. 
5.1.3 
Phần chi R&D do DN 
thực hiện (% GDP) 
0,4 42 
5.1.4 
Phần chi R&D do DN 
trang trải (% tổng chi 
cho R&D) 
64,1 8 
5.2.3 
Chi R&D được tài trợ 
từ nước ngoài (% 
tổng chi cho R&D) 
4,5 64 
5.2.1 
Hợp tác đại học - 
doanh nghiệp 
38,6 75 
5 Công nghệ thông tin-truyền thông (ICT) 
3.1.1 Truy cập ICT 48,8 90 Tiếp tục có các giải pháp thúc đẩy 
mạnh mẽ cho phát triển cơ sở hạ tầng, 
đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng 
ICT cũng như thúc đẩy, khuyến khích, 
tạo điều kiện thuận lợi cho ĐMST trong 
lĩnh vực ICT hoặc áp dụng ICT để thực 
hiện ĐMST. 
Phát triển nền kinh tế số, thúc đẩy giao 
dịch thương mại về dịch vụ ICT và các 
sản phẩm sáng tạo trực tuyến. 
3.1.2 Sử dụng ICT 38,7 92 
3.1.3 
Dịch vụ trực truyến 
của Chính phủ 
73,6 57 
3.1.4 
Mức tham gia trực 
tuyến 
69,1 70 
5.3.3 Nhập khẩu dịch vụ ICT 
(% tổng mậu dịch) 
0 126 
6.3.3 
Xuất khẩu dịch vụ ICT 
(% tổng mậu dịch) 
0,1 125 
7.3.1 
Tên miền gTLD, trên 
1 nghìn dân số có độ 
tuổi từ 15-69 tuổi 
2,4 74 
7.3.2 
Tên miền ccTLDs, 
trên 1 nghìn dân số có 
độ tuổi từ 15-69 tuổi 
1,8 69 
7.3.3 
Sửa mục từ 
Wikipedia hàng năm 
(trên 1 triệu dân số có 
độ tuổi từ 15-69 tuổi) 
7,1 70 
7.1.3 
Sáng tạo mô hình 
kinh doanh nhờ ICT 
56,1 83 
7.1.4 
Sáng tạo mô hình tổ 
chức nhờ ICT 
54,4 63 
6.2.3 
Tổng chi cho phần 
mềm máy tính (%GDP) 
0,3 38 
6 Môi trường 
3.3.2 
Kết quả về môi 
trường 
47,0 104 
Cần đưa chỉ số kết quả về môi trường 
thành một chỉ số lớn, tương tự như bộ 
chỉ số GII và phân công Bộ TN&MT 
JSTPM Tập 9, Số 1, 2020 15 
Mã Các chỉ số cần cải thiện 
2019 
Đề xuất 
Điểm Hạng 
3.3.1 
GDP/đơn vị năng lượng sử 
dụng 
6,7 92 
chủ trì, giao các bộ, cơ quan chủ trì 
và phối hợp cải thiện từng chỉ số 
thành phần để tăng nhận thức và tăng 
hành động, phối hợp trên thực tế. 
Chính sách khuyến khích, hỗ trợ DN 
ĐMST nhằm sử dụng năng lượng 
hiệu quả. 
7 Tín dụng và Đầu tư 
4.2.1 
Bảo vệ các nhà đầu tư 
thiểu số 
55,0 84 
Giải quyết vấn đề thiếu dữ liệu của 
chỉ số Mật độ DN mới để so sánh 
được với các quốc gia và có giải 
pháp phù hợp. 
Tăng cường thực thi Luật cạnh 
tranh, đảm bảo môi trường cạnh 
tranh lành mạnh. 
6.3.4 
Dòng đầu tư trực tiếp ra 
nước ngoài (%GDP) 
0,4 71 
5.2.2 
Quy mô phát triển của cụm 
công nghiệp 
45,2 74 
6.2.2 Mật độ DN mới Không có số liệu 
4.3.2 Mức cạnh tranh trong nước 63,2 90 
8 Lao động và việc làm 
5.1.1 
Việc làm trong các ngành 
dịch vụ thâm dụng tri thức 
(% tổng việc làm) 
1,1 117 
Xây dựng giải pháp chính sách 
nhằm thúc đẩy và thu hút lao động 
có kỹ năng. 
Kết hợp với các giải pháp về giáo 
dục và đào tạo nhằm cung cấp 
nguồn nhân lực chất lượng cao. 
5.1.2 
DN có đào tạo chính thức 
(% DN nói chung) 
22,2 70 
5.1.5 
LĐ nữ có trình độ chuyên 
môn kỹ thuật cao (% tổng 
lao động) 
6,1 83 
9 Tài sản trí tuệ 
6.1.1 
Số đơn đăng ký sáng chế 
theo nước xuất xứ, trên 1 
tỷ $PPP GDP 
0,9 65 
Tăng cường hiệu quả thực hiện 
Chương trình phát triển tài sản trí 
tuệ, Chiến lược Sở hữu Trí tuệ đến 
năm 2030. 
Giải quyết vấn đề thiếu dữ liệu của 
hai chỉ số về thu và chi từ các giao 
dịch thương mại tài sản trí tuệ để 
nắm được hiện trạng và có giải pháp 
phù hợp. 
Tiếp tục phát huy hiệu quả tài trợ 
cho hoạt động nghiên cứu và phát 
triển thông qua Quỹ Phát triển 
KH&CN Quốc gia. 
6.1.2 
Đơn đăng ký sáng chế 
PCT, trên 1 tỷ $PPP GDP 
0 82 
5.2.5 
Số sáng chế nộp đơn tại 2 
Văn phòng (số lượng trên 
tỷ sức mua tương đương 
GDP) 
0 84 
6.1.3 
Đơn đăng ký giải pháp hữu 
ích theo nước xuất xứ, trên 
1 tỷ $PPP GDP 
0,4 35 
5.3.1 
Trả tiền bản quyền, % tổng 
giao dịch thương mại 
6.3.1 
Tiền bản quyền tác giả, lệ 
phí, giấy phép (% tổng 
giao dịch thương mại) 
7.1.1 Đăng ký nhãn hiệu hàng 85,3 24 
16 Khung giải pháp cải thiện chỉ số ĐMST toàn cầu của Việt Nam 
Mã Các chỉ số cần cải thiện 
2019 
Đề xuất 
Điểm Hạng 
hóa bản địa, trên 1 tỷ $PPP 
GDP 
7.1.2 
Đơn đăng ký kiểu dáng 
công nghiệp theo nước 
xuất xứ 
2,7 43 
6.1.4 
Số công bố bài báo khoa 
học và kỹ thuật (trên 1 tỷ 
$PPP GDP) 
5,6 74 
12 Sáng tạo văn hóa 
7.2.1 
Xuất khẩu dịch vụ văn hóa 
và sáng tạo (% tổng giao 
dịch thương mại) 
Không có số 
liệu 
Nghiên cứu, đánh giá ngành công 
nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đề xuất 
giải pháp phù hợp, cụ thể. 
7.2.2 
Phim truyện quốc gia được 
sản xuất, tính trên 1 triệu 
dân độ tuổi từ 15-69 tuổi 
1,2 78 
7.2.3 
Thị trường giải trí và đa 
phương tiện toàn cầu 
1,3 56 
7.2.4 
Sản lượng in ấn và truyền 
thông khác (% tổng sản 
xuất) 
0,9 70 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
1. Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính phủ ngày 06/02/2017 về việc tiếp tục thực 
hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao 
năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020. 
2. Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 01/01/2019 về việc tiếp tục thực hiện 
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng 
lực cạnh tranh quốc gia năm 2019, định hướng đến năm 2021. 
Tiếng Anh 
3. Cornell University, INSEAD, and WIPO (2019). The Global Innovation Index 2019: 
Creating Healthy Lives-The Future of Medical Innovation, Ithaca, Fontainebleau, 
and Geneva. 
4. UNTAD (2018), Creative Economy Outlook. UN. 
5. WEF (2019), Global Competativeness Report 2019. Geneva. 
6. World Bank (2020). Doing Business 2020. Washington, DC: World Bank 

File đính kèm:

  • pdfkhung_giai_phap_cai_thien_chi_so_doi_moi_sang_tao_toan_cau_c.pdf