Kiến thức, thái độ của người bệnh sau mổ đối với sự giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ người bệnh có kiến thức, thái độ đúng về sự giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng. Đồng thời, xác định mối liên quan giữa kiến thức và thái độ của người bệnh đối với việc giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng với các yếu tố nhân chủng học, kinh nghiệm – xã hội và bệnh hiện tại. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tương quan. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng (trả lời đúng từ 8 câu hỏi kiến thức trở lên) về sự giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng không cao (20,2%). Tuy nhiên, thái độ đúng (trả lời đúng từ 7 câu hỏi thái độ trở lên) của người bệnh đối với sự giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng khá tốt, có đến 67,2% (80/119) trường hợp người bệnh có thái độ đúng. Nhóm người bệnh có kiến thức đúng về sự giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng có tỷ lệ thái độ đúng cao gấp 1,59 lần (KTC 95%: 1,33 – 1,92) so với nhóm người bệnh có kiến thức chưa đúng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). kết="" luận:="" đối="" với="" sự="" giáo="" dục="" sức="" khỏe="" của="" điều="" dưỡng:="" kiến="" thức="" của="" người="" bệnh="" còn="" thấp,="" thái="" độ="" khá="" tốt,="" có="" sự="" liên="" quan="" giữa="" kiến="" thức="" và="" thái="" độ;="" đồng="" thời="" nghiên="" cứu="" cũng="" xác="" định="" các="" liên="" quan="" có="" ý="" nghĩa="" thống="" kê="" giữa="" một="" số="" yếu="" tố="" khác="" và="" kiến="" thức,="" thái="">

pdf 7 trang yennguyen 4800
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức, thái độ của người bệnh sau mổ đối với sự giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức, thái độ của người bệnh sau mổ đối với sự giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Kiến thức, thái độ của người bệnh sau mổ đối với sự giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  202
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI BỆNH SAU MỔ  
ĐỐI VỚI SỰ GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG  
TẠI KHOA NGOẠI CHẤN THƯƠNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN 
Nguyễn Phương Tùng*, Janet Houser**, Trần Thiện Trung *** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ người bệnh có kiến thức, thái độ đúng về sự giáo dục sức khỏe của 
Điều dưỡng. Đồng thời, xác định mối liên quan giữa kiến thức và thái độ của người bệnh đối với việc giáo dục 
sức khỏe của Điều dưỡng với các yếu tố nhân chủng học, kinh nghiệm – xã hội và bệnh hiện tại. 
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tương quan. 
Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng (trả lời đúng từ 8 câu hỏi kiến thức trở lên) về sự giáo dục sức 
khỏe của Điều dưỡng không cao (20,2%). Tuy nhiên, thái độ đúng (trả lời đúng từ 7 câu hỏi thái độ trở lên) của 
người bệnh đối với sự giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng khá tốt, có đến 67,2% (80/119) trường hợp người bệnh 
có thái độ đúng. Nhóm người bệnh có kiến thức đúng về sự giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng có tỷ lệ thái độ 
đúng cao gấp 1,59 lần (KTC 95%: 1,33 – 1,92) so với nhóm người bệnh có kiến thức chưa đúng, khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p<0,001). 
Kết luận: Đối với sự giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng: Kiến thức của người bệnh còn thấp, thái độ khá 
tốt, có sự liên quan giữa kiến thức và thái độ; đồng thời nghiên cứu cũng xác định các liên quan có ý nghĩa thống 
kê giữa một số yếu tố khác và kiến thức, thái độ. 
Từ khóa: giáo dục sức khỏe, kiến thức, thái độ 
ABSTRACT 
PATIENT’S KNOWLEDGE AND ATTITUDE ABOUT THE HEALTH EDUCATION OPERATION OF 
NURSE IN SURGICAL AT SAI GON GENERAL HOSPITAL 
Nguyen Phuong Tung, Janet Houser, Tran Thien Trung  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 202 ‐ 208 
Objectives: To define  the proportion of patient who has been recovered after elective  surgery has  the 
right knowledge and attitude about the health education of the nurse staff in surgical faculty for injury at Sai 
Gon general hospital. Currently, this study defines the correlation between the knowledge and attitude with 
other factors. 
Method: Using the cross‐sectional correlation descriptive study design. 
Results: Right knowledge of patient about health education of nurse got the rate 20.2% and the patientʹs 
attitude  towards  health  education  of  nurse  is  pretty  good,  up  to  67.2%  (80/119)  of  patients with  the  right 
attitude. Group patients with  right knowledge about  the health  education of nurse has  the  right attitude  rate 
which  is  1.59  (95% CI: 1.33  to 1.92)  in  comparing with patients who  less  knowledge  true,  the difference  is 
statistically significant (p <0.001). This study also indicated the correlation between the variables. 
* Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, thành phố Hồ Chí Minh  
** Friendship Bridge Group – Regis University, Denver, Colorado – USA 
*** Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: CN Nguyễn Phương Tùng  ĐT: 0902288637  Email: grasslandwithpine@yahoo.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 203
Conclusion: About the health education of nurse: patient’s knowledge is low, but the attitude is pretty good. 
The relation between knowledge and attitudes is  identified, and the study also  identified the significant related 
statistics among other factors and knowledge, attitude. 
Keywords: Health education, Knowledge, Attitude. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo thống kê Y tế năm 2008, Điều dưỡng 
hiện  đang  là  lực  lượng  chiếm  đa  số  trong hệ 
thống nhân  lực Y  tế Việt Nam với  tỷ  lệ 45%. 
Lực  lượng  này  đã  dần  thay  thế  người  Y  tá 
trước đây để  từng ngày,  từng giờ đảm nhiệm 
chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người bệnh, 
tuy nhiên trong hoàn cảnh thiếu hụt số  lượng 
và  chất  lượng  Điều dưỡng như hiện nay(11,12), 
phần  lớn Điều dưỡng chưa thể thực hiện trọn 
vẹn những chức năng mà ngành Y tế giao phó 
(10), khiến họ chưa thoát ra khỏi ảnh hưởng cũ 
từ người Y tá ngày trước, chưa phát huy được 
chức năng độc lập vốn đã được trang bị trong 
quá  trình  học  tập. Một  trong  những  hạn  chế 
đáng quan tâm trong công tác của người Điều 
dưỡng hiện nay  chính  là hoạt  động giáo dục 
sức khỏe cho người bệnh vẫn còn gặp không ít 
khó  khăn,  điều  này  đang  gây  cản  trở  không 
nhỏ  cho mục  tiêu nâng  cao  chất  lượng  chăm 
sóc người bệnh ở nước ta(4,9). 
Sự tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe của 
Điều dưỡng dành cho người bệnh là hoạt động 
đã được Nhà nước quy định(1,2). Đây là một hoạt 
động  thuộc chức năng độc  lập cho phép người 
Điều dưỡng thực hiện các hành động chăm sóc 
người bệnh một cách độc lập dựa trên hiểu biết 
và kỹ năng tương xứng với trình độ đào tạo. 
 Điều dưỡng tại các bệnh viện của Việt Nam, 
trong đó có Điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa 
Sài Gòn  –  thành phố Hồ Chí Minh,  đã nỗ  lực 
thực  hiện  nhiệm  vụ  này.  Đặc  biệt  là  tại  khoa 
Ngoại  chấn  thương,  người  bệnh  là  đối  tượng 
cần phải được thụ hưởng sự tư vấn, hướng dẫn 
giáo dục sức khỏe từ Điều dưỡng viên trong khi 
đa phần cán bộ điều trị phải tập trung vào công 
tác phẫu thuật. Tuy nhiên, để công tác giáo dục 
sức khỏe của Điều dưỡng có thể được tiến hành 
và mang  lại hiệu quả  thì  theo hai nghiên  cứu, 
một được tiến hành tại Ba Lan và một tại Vương 
quốc Anh  đã  chỉ  ra  rằng kiến  thức  và  thái  độ 
đúng của người bệnh đối với sự hướng dẫn giáo 
dục sức khỏe của Điều dưỡng  là điều kiện cần 
thiết(3,5). Vậy  có bao nhiêu người bệnh  tại khoa 
Ngoại chấn thương – bệnh viện đa khoa Sài Gòn 
có kiến  thức,  thái độ đúng đối với sự giáo dục 
sức khỏe của Điều dưỡng? 
Nghiên  cứu  này  được  thực  hiện  tại  bệnh 
viện Đa khoa Sài Gòn – Quận 1 – thành phố Hồ 
Chí Minh một trong những thành phố phát triển 
bậc nhất Việt Nam về  trình độ dân  trí và khoa 
học kỹ thuật, đánh giá trên người bệnh đã được 
trải qua phẫu  thuật  điều  trị  để  làm  rõ  câu hỏi 
nêu  trên. Mặt khác, nghiên cứu cũng  là căn cứ 
để từ đó một số cải tiến được đưa ra nhằm nâng 
cao hơn nữa hiệu quả của công tác tư vấn, giáo 
dục sức khỏe của Điều dưỡng dành cho người 
bệnh. Đồng thời kết quả của nghiên cứu là cơ sở 
cho  việc  đánh  giá  một  phần  sự  biến  chuyển 
trong nhận thức của người bệnh về Điều dưỡng 
và vai trò Điều dưỡng tại bệnh viện mà nghiên 
cứu được tiến hành, số liệu của nghiên cứu cũng 
có  thể  được  sử  dụng  cho  các  nghiên  cứu  tiếp 
theo về mối quan hệ giữa người Điều dưỡng và 
người bệnh. 
Mục tiêu nghiên cứu 
‐ Xác định tỷ lệ người bệnh có kiến thức, thái 
độ  đúng  về  sự  giáo  dục  sức  khỏe  của  Điều 
dưỡng  sau  phẫu  thuật  tại  khoa  Ngoại  chấn 
thương – bệnh viện Đa khoa Sài Gòn. 
‐ Xác định mối  liên quan giữa kiến  thức và 
thái độ của người bệnh đối với việc giáo dục sức 
khỏe của Điều dưỡng và mối liên quan đến các 
yếu  tố nhân chủng học, kinh nghiệm‐xã hội và 
bệnh hiện tại. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  204
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Những người bệnh  đã  trải qua phẫu  thuật 
điều  trị  tại khoa ngoại chấn  thương, bệnh viện 
đa khoa Sài Gòn. 
Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Người  bệnh  từ  18  tuổi  trở  lên,  đã  trải  qua 
phẫu  thuật  và  có  chỉ  định  xuất  viện  tại  khoa 
Ngoại chấn thương bệnh viện đa khoa Sài Gòn 
từ tháng 11/2012 – tháng 02/2013. 
Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 
Cách chọn mẫu 
Thu  thập số  liệu diễn ra  trong 04  tháng  (từ 
tháng 11/2012 đến tháng 02/2013) tại khoa ngoại 
chấn  thương bệnh viện  đa khoa Sài Gòn, chọn 
mẫu  thuận  tiện không xác  suất. Đối  tượng  đạt 
tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được mời trả lời phỏng 
vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi sạn sẵn gồm 3 
phần: các yếu  tố  tác động đến kiến  thức –  thái 
độ của người bệnh (16 câu), kiến  thức (11 câu), 
thái độ (10 câu). 
Phân tích số liệu 
Số  liệu mã hóa  từ bộ câu hỏi phỏng vấn sẽ 
được  nhập  và  xử  lý  vi  tính  bằng  phần mềm 
Stata phiên bản 12. Các biến rời như đặc tính của 
mẫu nghiên cứu, kiến thức đúng, thái độ đúng 
của  người  bệnh  về  sự  giáo  dục  sức  khỏe  của 
Điều dưỡng viên được trình bày dưới dạng tỷ lệ 
phần  trăm.  Phép  kiểm  chi  bình  phương  (Chi‐
square) và Exact’s Fisher được sử dụng để đánh 
giá  các mối  liên  quan. Mọi  sự  khác  biệt  được 
xem  là  có  ý  nghĩa  thống  kê  khi  p<0,05  với 
khoảng  tin  cậy  95%.  Cronbach’s  alpha  dùng 
khảo sát độ tin cậy của công cụ. 
KẾT QUẢ 
Khảo sát được thực hiện trên 119 người bệnh 
đã được phẫu thuật điều trị về kiến thức – thái 
độ của người bệnh đối với sự giáo dục sức khỏe 
của Điều dưỡng, kết quả được thể hiện như sau. 
Một số thông tin chung 
Bảng 1: Một số thông tin chung về mẫu nghiên cứu 
Các yếu tố đặc điểm Số người bệnh (n=119) Tỷ lệ (%)
Giới 
Nam 81 68,1 
Nữ 38 31,9 
Dân tộc 
Kinh 100 84 
Khác 19 16 
Nơi cư trú 
TpHCM 104 87,4 
Các tỉnh 15 12,6 
Nhận xét: tỷ  lệ người bệnh nam gấp đôi số 
người bệnh nữ, người bệnh  là người dân  tộc 
Kinh chiếm tỷ lệ 84% (100/119) trường hợp, số 
người bệnh  là người dân  tộc khác chiếm  tỷ  lệ 
không nhiều. Trong đó 87,4%  (104/119) người 
bệnh  là  dân  cư  ngụ  tại  thành  phố  Hồ  Chí 
Minh;  số  còn  lại  đến  từ  các  tỉnh  thành  khác, 
chủ  yếu  là  người  đến  từ  các  tỉnh  đồng  bằng 
sông Cửu Long. 
Kiến thức của người bệnh đối với sự giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng 
Bảng 2: Kiến thức của người bệnh đối với sự giáo dục sức khỏe của người Điều dưỡng 
Các vấn đề khảo sát trong hoạt động giáo 
dục sức khỏe của Điều dưỡng 
Trả lời của người bệnh 
Điều dưỡng 
n (%) 
Chỉ có Bác sĩ 
n (%) 
Dược sĩ 
n (%) 
Khác * 
n (%) 
Không biết 
n (%) 
Hướng dẫn giờ thăm bệnh 34 (28,6) 8 (6,7) - 55 (46,2) 22 (18,5) 
Hướng dẫn uống thuốc 15 (12,6) 90 (75,6) 13 (10,9) - 1 (0,8) 
Hướng dẫn chế độ ăn uống 42 (35,3) 76 (63,9) - - 1 (0,8) 
Hướng dẫn vệ sinh trước mổ 90 (75,6) 8 (6,7) - 18 (15,2) 3 (2,5) 
Giải đáp thắc mắc 62 (52,1) 52 (43,7) 1 (0,8) - 4 (3,4) 
Hướng dẫn thủ tục trước mổ 60 (50,4) 19 (16) - 1 (0,8) 39 (32,8) 
Hướng dẫn bảo quản tư trang 54 (45,4) 6 (5,1) - - 59 (50,4) 
Hướng dẫn dấu hiệu bất thường 52 (43,7) 58 (48,8) 1 (0,8) - 8 (6,7) 
Hướng dẫn vệ sinh sau mổ 95 (79,8) 15 (12,6) - 9 (7.6) - 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 205
Các vấn đề khảo sát trong hoạt động giáo 
dục sức khỏe của Điều dưỡng 
Trả lời của người bệnh 
Điều dưỡng 
n (%) 
Chỉ có Bác sĩ 
n (%) 
Dược sĩ 
n (%) 
Khác * 
n (%) 
Không biết 
n (%) 
Hướng dẫn vận động 34 (28,6) 83 (69,8) - - 2 (1,8) 
Hướng dẫn tái khám 99 (83,1) 18 (15,1) - - 2 (1,8) 
=> Kiến thức 
Chưa đúng 95 (79,8) 
Đúng 24 (20,2) 
* Khác: Hộ lý, bảo vệ 
Nhận xét: Trong các câu hỏi khảo sát về kiến 
thức của người bệnh đối với các hoạt động giáo 
dục sức khỏe của Điều dưỡng, hoạt động hướng 
dẫn  tái khám được người bệnh biết nhiều nhất 
với 99 trường hợp (83,1%), kế đến là hướng dẫn 
vệ  sinh  trước phẫu  thuật  (75,6%);  trong khi  đó 
hoạt động hướng dẫn sử dụng  thuốc của Điều 
dưỡng có rất ít người bệnh biết (12,6%). Khi xét 
tổng thể về tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng 
(trả lời đúng từ 8 câu hỏi kiến thức trở lên) về sự 
giáo  dục  sức  khỏe  của  Điều  dưỡng  thì  chỉ  có 
20,2%. 
Thái độ của người bệnh đối với sự giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng 
Bảng 3: Thái độ của người bệnh đối với sự giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng 
Các vấn đề khảo sát về thái độ của người bệnh 
đối với hoạt động giáo dục sức khỏe 
của Điều dưỡng 
Thái độ của người bệnh 
Rất đồng ý 
n (%) 
Đồng ý 
n (%) 
Không ý kiến 
n (%) 
Không 
đồng ý n (%) 
Rất không 
đồng ý n (%)
NB được tư vấn, GDSK là cần thiết 88 (73,9) 29 (24,4) - 2 (1,7) - 
Thông tin mà Điều dưỡng cung cấp là hữu ích 12 (10,1) 88 (73,9) 17 (14,3) 1 (0,8) 1 (0,8) 
Nên lắng nghe giáo dục sức khỏe từ Điều dưỡng 16 (13,5) 55 (46,2) 45 (37,8) 3 (2,5) - 
Đồng ý với các hướng dẫn trước mổ 8 (6,7) 54 (45,4) 54 (45,4) 2 (1,7) 1 (0,8) 
Đồng ý với các hướng dẫn sau mổ 7 (5,9) 67 (56,3) 42 (35,3) 2 (1,7) 1 (0,8) 
Áp dụng các hướng dẫn tại bệnh viện 15 (12,6) 91 (76,5) 10 (8,4) 2 (1,7) - 
Áp dụng các hướng dẫn tại nhà 4 (3,4) 79 (66,4) 34 (28,6) 1 (0,8) 1 (0,8) 
Hướng dẫn về thời gian tái khám 50 (42) 32 (26,9) 26 (21,9) 10 (8,4) 1 (0,8) 
Hướng dẫn về các dấu hiệu bất thường 6 (5,4) 51 (42,9) 58 (48,7) 4 (3,4) - 
Điều dưỡng nên GDSK cho những NB khác 34 (28,6) 75 (63) 9 (7,6) 1 (0,8) - 
=> Thái độ 
Chưa đúng 39 (32,8) 
Đúng 80 (67,2) 
Nhận xét: Trong các câu hỏi khảo sát về thái 
độ  của người bệnh  đối với  các hoạt  động giáo 
dục sức khỏe của Điều dưỡng, tỷ lệ người bệnh 
đồng ý rằng việc tư vấn, giáo dục sức khỏe của 
Điều dưỡng  là cần  thiết cho họ chiếm  tỷ  lệ  rất 
cao: 98,3% (117/119) trường hợp. Phần lớn người 
được  hỏi,  chiếm  tỷ  lệ  91,6%  (107/119)  trường 
hợp đều đồng ý và mong muốn Điều dưỡng nên 
tiếp  tục  giáo  dục  sức  khỏe  cho  ngưng  người 
bệnh khác trong tương lai. Bên cạnh đó, cũng có 
84%  (100/119)  trường  hợp  người  bệnh  đồng  ý 
thông  tin mà  Điều  dưỡng  tư  vấn  thì  hữu  ích, 
1,6%  (2/119)  trường  hợp  người  bệnh  không 
đồng  ý  và  14,3%  (17/119)  trường  hợp  người 
bệnh không ý kiến. Mặt khác, có 40,3% (48/119) 
trường hợp người bệnh được hỏi không ý kiến 
hoặc  không  đồng  ý  về  việc  nên  lắng  nghe  sự 
giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng. Tuy nhiên, 
thái độ đúng  (trả  lời đúng  từ 7 câu hỏi  thái độ 
trở lên) của người bệnh đối với sự giáo dục sức 
khỏe  của  Điều  dưỡng  khá  tốt,  có  đến  67,2% 
(80/119) trường hợp. 
Bảng 4: Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ 
Kiến thức
Thái độ 
p PR (KTC 95%)Chưa đúng 
n (%) 
Đúng 
n (%) 
Chưa đúng 38 (40) 57 (60) 
<0,001
1,59 
(1,33 – 1,92)Đúng 1 (4,2) 23 (95,8) 
Nhận  xét:  Trong  số  24  người  có  kiến  thức 
đúng về sự giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng, 
đã  có  đến  23  người  bệnh  (95,8%)  có  thái  độ 
đúng, trong khi nhóm người bệnh có kiến thức 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  206
chưa  đúng  chỉ  có  60% người  có  thái  độ  đúng. 
Nhóm người có kiến thức đúng có tỷ lệ thái độ 
đúng bằng 1,59 lần (KTC 95%: 1,33 – 1,92) so với 
nhóm có kiến thức chưa đúng, sự khác biệt có ý 
nghĩa  thống  kê  (p<0,001).  Như  vậy,  những 
người có kiến  thức càng  tốt về sự giáo dục sức 
khỏe của Điều dưỡng thì sẽ có thái độ càng tốt. 
BÀN LUẬN 
Kiến thức của người bệnh đối với sự giáo 
dục sức khỏe của Điều dưỡng 
Có  đến  khoảng  4/5  số  người  được  hỏi 
(79,8%)  có kiến  thức  chưa  đúng,  tương  đương 
cũng  chỉ  có  khoảng  1/5  số  này  (20,2%)  người 
bệnh có kiến thức đúng về sự giáo dục sức khỏe 
của Điều dưỡng dành cho chính họ. Đây là tỷ lệ 
rất  thấp  so  với  nghiên  cứu  của  Chrobak(5)  tại 
Anh: 72%, đây là một vấn đề rất đáng quan tâm, 
bởi  lẽ hoạt  động Điều dưỡng  trong  đó  có giáo 
dục sức khỏe là một mảng có ảnh hưởng rất lớn 
đến  sự  chăm  sóc  Y  tế  nói  chung,  người  Điều 
dưỡng  chính  thông  qua  giáo dục  sức  khỏe  để 
mang đến ảnh hưởng tốt đẹp cho sức khỏe cộng 
đồng(6,8,13). Nếu ngay  cả  đối  tượng người bệnh, 
người thụ hưởng quyền lợi chính trong các hoạt 
động giáo dục  sức khỏe  của Điều dưỡng  cũng 
không biết quyền lợi dành cho chính đối tượng 
mình thì rất khó để họ có thể sử dụng hiệu quả 
quyền lợi này (14), cũng là rất khó để người bệnh 
và người Điều dưỡng  có  thể hợp  tác  thuận  lợi 
nhằm mang  lại hiệu quả  cao nhất vì mục  tiêu 
chăm sóc sức khỏe cho con người. 
Thái  độ  của  người  bệnh  đối  với  sự  giáo 
dục sức khỏe của Điều dưỡng 
Thái  độ  của người bệnh  đối với hoạt  động 
giáo  dục  sức  khỏe  của  người  Điều  dưỡng  là 
tương đối  tốt  (67,2%)  tương đương nghiên cứu 
của Chrobak(5)  tại Anh: 71,3%. Đại đa số người 
bệnh đồng thuận, muốn lắng nghe, muốn được 
áp dụng  các  hướng dẫn  đó  vào  chăm  sóc  sức 
khỏe cho bản thân tại bệnh viện cũng như xuất 
viện. Đây là tiền đề để người Điều dưỡng từng 
bước có  thể  thực hiện  tốt hơn vai  trò của mình 
trong hoạt  động  giáo dục  sức  khỏe  cho người 
bệnh  theo  yêu  cầu  nghề  nghiệp  cũng  như  các 
quy định dành cho nhân viên Y tế trong công tác 
giáo dục sức khỏe. 
Mối  liên quan  giữa kiến  thức  và  thái  độ 
của  người  bệnh  đối  với  sự  giáo  dục  sức 
khỏe từ Điều dưỡng 
Trong số 24 người có kiến  thức đúng đã có 
tới 23 người (95,8%) có thái độ đúng,  trong khi 
nhóm người bệnh có kiến chưa đúng chỉ có 60% 
người  có  thái  độ  đúng. Nhóm  người  có  kiến 
thức  đúng  có  tỷ  lệ  thái  độ đúng bằng 1,59  lần 
(KTC 95%: 1,33 – 1,92) so với nhóm có kiến thức 
chưa  đúng,  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê 
(p<0,001). Như vậy, những người  có kiến  thức 
càng  tốt  về  sự  giáo  dục  sức  khỏe  của  Điều 
dưỡng thì sẽ có thái độ càng tốt. Điều này có thể 
lý  giải  là  do  trình  độ  văn  hóa  tương  ứng  với 
nghề nghiệp, khi có trình độ giáo dục càng cao 
và nghề nghiệp càng hướng về các ngành mang 
tính trí tuệ thì con người càng quan tâm đến sức 
khỏe nhiều hơn(7), họ có thể kiến thức cũng như 
thái độ đúng hơn đối với việc giáo dục sức khỏe 
của Điều dưỡng, vì đây là hoạt động hướng đến 
và giúp  cho  chính người bệnh  có  sức khỏe  tốt 
hơn. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ thái độ đúng ở 
nhóm người bệnh là cán bộ ‐ công nhân viên cao 
hơn  các nhóm  còn  lại  (85%),  sự khác biệt  có ý 
nghĩa thống kê (p<0,05). 
Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ của 
người bệnh  đối với sự giáo dục  sức khỏe 
từ Điều dưỡng và các yếu tố khác 
Khảo sát cho thấy, thông tin về Điều dưỡng 
được cung cấp cho người bệnh trước đó từ Tivi, 
radio  chiếm  tỷ  lệ phổ biến nhất 51,9%,  từ báo, 
tạp  chí  chiếm  34%,  chỉ  có  14,1%  người  bệnh 
nghe  thông  tin  về  Điều  dưỡng  từ  các  nguồn 
khác như người thân, bạn bè Điều này khẳng 
định ý nghĩa to lớn của truyền thông trong việc 
phổ  biến  các  thông  tin  đến  đại  bộ  phận  nhân 
dân,  trong đó có việc  thông  tin về Điều dưỡng 
đến với cộng đồng. Bởi lẽ, người bận rộn không 
có thời gian đọc báo hay chưa từng nghe bạn bè, 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 207
người thân nói về Điều dưỡng thì vẫn có cơ hội 
được lắng nghe các thông tin này từ tivi, radio 
Có sự khác biệt biệt rõ rệt về kiến  thức đối 
với sự giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng giữa 
nhóm người bệnh đã từng nghe các thông tin về 
Điều  dưỡng  và  nhóm  người  bệnh  chưa  từng 
nghe thông tin về Điều dưỡng. Có khoảng 22,6% 
số người bệnh đã  từng nghe  thông  tin về Điều 
dưỡng có kiến  thức đúng, 100% số người bệnh 
trả  lời  là  chưa  từng  nghe  thông  tin  về  Điều 
dưỡng đều có kiến thức chưa đúng, sự khác biệt 
này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này có 
thể  lý  giải  là  với  nhóm  những  người  đã  từng 
nghe và ghi nhớ là mình có từng được nghe về 
Điều dưỡng thì ít nhất họ cũng có quan tâm đến 
Điều  dưỡng,  xuất  phát  từ  chính  sự  quan  tâm 
này giúp họ có sự  tìm hiểu và có kiến  thức  tốt 
hơn về người Điều dưỡng và các hoạt động của 
Điều  dưỡng,  trong  đó  cũng  dồng  thời  hình 
thành  cả kiến  thức  của người bệnh về  sự giáo 
dục sức khỏe của Điều dưỡng. 
Thái độ có liên quan với nghề nghiệp, người 
bệnh là công nhân viên – cán bộ có tỷ lệ thái độ 
đúng cao hơn các nhóm còn lại, sự khác biệt có ý 
nghĩa  thống kê  (p<0,05). Những người có  trình 
độ  giáo  dục  càng  cao  thì  có  thái  độ  càng  tốt, 
100% người bệnh có  trình  độ giáo dục  sau  đại 
học có thái độ đúng, 96,8% người bệnh có trình 
độ cao đẳng – đại học có thái độ đúng, trong khi 
đó  chỉ  có  31,6% người  bệnh  có  trình  độ  trung 
học cơ sở có thái độ đúng, sự khác biệt này có ý 
nghĩa thống kê (p<0,001). 
KẾT LUẬN 
Từ  kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cho 
thấy  tỷ  lệ người bệnh có kiến  thức đúng về sự 
giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng còn thấp, tuy 
nhiên  thái  độ  của  người  bệnh  đối  với  sự  giáo 
dục  sức khỏe của Điều dưỡng khá  tốt. Nghiên 
cứu cũng xác định các mối  liên quan giữa kiến 
thức và thái độ. 
Các yếu tố có liên quan đến kiến thức đúng 
của  người  bệnh  về  sự  giáo  dục  sức  khỏe  của 
Điều dưỡng bao gồm:  từng nghe  thông  tin  về 
Điều dưỡng, người bệnh phân  biệt  được  Điều 
dưỡng  và Y  tá,  nguồn  tiếp  nhận  thông  tin  về 
Điều dưỡng (p<0,05). 
Các  yếu  tố  có  liên  quan  đến  thái  độ  đúng 
của  người  bệnh  về  sự  giáo  dục  sức  khỏe  của 
Điều dưỡng bao gồm:  trình  độ giáo dục, nghề 
nghiệp (p<0,05). 
KIẾN NGHỊ 
‐  Chuẩn  hóa  các  thông  tin  và  tăng  cường 
công tác truyền thông đến cộng đồng về sự giáo 
dục  sức khỏe  của  Điều dưỡng, do  có mối  liên 
quan mật  thiết  giữa  kiến  thức  với  thái  độ  của 
người  bệnh  đối  với  sự  giáo dục  sức  khỏe  của 
Điều dưỡng. 
‐ Cải tiến trong quá trình đào tạo học sinh – 
sinh viên ngành Điều dưỡng: để đạt được hiệu 
quả trong công tác giáo dục sức khỏe cho người 
bệnh,  đồng  thời  cũng  là  để  tạo  thêm niềm  tin 
cho người bệnh đối với sự giáo dục sức khỏe của 
Điều dưỡng, người Điều dưỡng  trước  tiên  cần 
phải thật sự có kiến  thức cũng như kỹ năng  tư 
vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe. 
‐ Điều dưỡng  cần  tham gia nhiều hơn vào 
các hoạt động giáo dục sức khỏe: bên cạnh việc 
nỗ lực học tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng giáo 
dục sức khỏe, mỗi người Điều dưỡng muốn đưa 
khả năng của mình thành hiệu quả, thì nhất thiết 
cần tích cực hơn nữa trong việc tham gia vào các 
hoạt động giáo dục sức khỏe đến với cộng đồng. 
Những  hoạt  động  giáo  dục  sức  khỏe  này  cần 
được diễn ra ở nhiều nơi, từ cơ sở Y tế cho đến 
cơ  quan  trường  học,  cộng  đồng  dân  cư;  cũng 
như  trên  nhiều  phương  tiện:  báo  chí,  truyền 
thanh, truyền hình  
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ  Y  tế  (1997),  Quyết  định  số  1895/1997/BYT‐QĐ  ngày 
19/09/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Y tế, Hà Nội. 
2. Bộ Y tế (2011), Thông tư 07/2011/TT‐BYT hướng dẫn công tác 
Điều dưỡng về Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, Bộ Y 
tế ‐ Cục quản lý khám chữa bệnh, Hà Nội, tr.3‐35. 
3. Byrne  G,  Heyman  R  (2007),  ʺUnderstanding  nursesʹ 
communication  with  patients  in  accident  &  emergency 
departments using a  symbolic  interactionist perspective.  ʺ,  J 
Adv Nu, 4 (7), pp.103‐143. 
4. Cao  Mỹ  Phượng,  Nguyễn  Thị  Nghiệp,  Châu  Lệ  Phương 
(2012), ʺNghiên cứu sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  208
viện  đa khoa  trong  tỉnh Trà Vinhʺ, Tập  san Y  tế  ‐  tỉnh Trà 
Vinh 5(3), tr.50‐63. 
5. Chrobak A (2009), ʺEducational role of a nurse in medical care 
of patients with outer intestinal stomaʺ, Pol Merkur Lekarski, 
Pielegniarka  jako  edukator  pacjentow  z  wyloniona  stomia 
jelitowa., 26 (155), pp.579‐581. 
6. Conway J, Kearin M  (2007),  ʺThe contribution of  the Patient 
Support  Assistant  to  direct  patient  care:  an  exploration  of 
nursing and PSA  role perceptionsʺ, Contemp Nurse, 24  (2), 
pp.175‐88. 
7. Khalifezadeh A, Safazadeh S, Mehrabi T, Mansour B A (2011), 
ʺReviewing  the  effect  of  nursing  interventions  on  delirious 
patients admitted to intensive care unit of neurosurgery ward 
in Al‐Zahra Hospital, Isfahan University of Medical Sciencesʺ, 
Iran J Nurs Midwifery Res, 16 (1), pp.106‐112. 
8. Kurtzman E T  (2010),  ʺThe  contribution of nursing  to high‐
value inpatient careʺ, Policy Polit Nurs Pract, 11 (1), pp.36‐61. 
9. Lê Thị Tuyết Nga (2008), Khảo sát chức năng chủ động của 
Điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện, Sở Y tế 
An Giang, An Giang. 
10. Nguyễn Bích Lưu (2011), Điều dưỡng với công tác chăm sóc 
toàn diện tại Việt Nam, Cổng thông tin ‐ Hội Điều dưỡng Việt 
Nam, Hà Nội. 
11. Nguyễn  Thị  Thanh  Tùng  (2011), Kế  hoạch  triển  khai  thực 
hiện Thông  tư  07/2011/TT‐BYT  “Hướng dẫn  công  tác  Điều 
dưỡng về Chăm  sóc người bệnh  trong bệnh viện”  tại bệnh 
viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, Bộ Y tế ‐ Cục quản lý khám chữa 
bệnh, Hà Nội, tr.85‐91. 
12. Phạm Đức Mục (2010), Những thành tựu – thách thức và giải 
pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, Bộ Y tế ‐ Cục 
quản lý khám chữa bệnh, Hà Nội, tr.43‐51. 
13. Sawicka‐Powierza  J,  Oltarzewska  A  M,  Chlabicz  S, 
Rogowska‐Szadkowska  D,  Marcinowicz  L  (2009), 
ʺEducational  role  of  community  nurse  in  care  of  patients 
treated  with  oral  anticoagulation  therapyʺ,  Pol  Merkur 
Lekarski,  Edukacyjna  rola  pielegniarki  srodowiskowej  w 
opiece  nad  pacjentami  leczonymi  acenokumarolem  w 
poradni lekarza rodzinnego., 26 (156), pp.636‐639. 
14. Zarnitz P, Malone E  (2008),  ʺSurgical nurse practitioners  as 
registered nurse  first assists:  the role, historical perspectives, 
and educational trainingʺ, Mil Med, 171 (9), pp.875‐878. 
Ngày nhận bài         27/07/2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo   04/09/2013. 
Ngày bài báo được đăng:    18/10/2013 

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_thai_do_cua_nguoi_benh_sau_mo_doi_voi_su_giao_duc.pdf