Kiến thức, thực hành của học sinh điều dưỡng trường Trung cấp Phương Nam thực hiện rửa tay thường quy khi chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện năm 2013

TÓM TẮT Bối cảnh: Nhiễm khuẩn bệnh viện là mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế vì kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong. Việc rửa tay của nhân viên y tế khi chăm sóc bệnh nhân có tác dụng làm giảm đáng kể nhiễm khuẩn bệnh viện. Tuy nhiên việc làm đơn giản này lại có lúc, có nơi không thực hiện đầy đủ, đúng quy trình. Học sinh Điều dưỡng trong quá trình thực hành tại bệnh viện cũng có tác dụng đến quá trình nhiễm khuẩn bệnh viện. Nghiên cứu này nhằm xác định kiến thức, thực hành rửa tay thường quy của học sinh Điều dưỡng Trường trung cấp Phương Nam nhầm nâng cao ý thức rửa tay thường quy khi chăm sóc bệnh nhân, góp phần hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng của học sinh Điều dưỡng Trường trung cấp Phương Nam trong việc thực hiện quy trình rửa tay thường quy khi chăm sóc người bệnh và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 252 học sinh Điều dưỡng Trường trung cấp Phương Nam năm 2013. Bên cạnh bộ câu hỏi tự điền về kiến thức, còn dựa vào bảng kiểm trực tiếp đánh giá thao tác rửa tay thường quy của học sinh

pdf 8 trang yennguyen 5100
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức, thực hành của học sinh điều dưỡng trường Trung cấp Phương Nam thực hiện rửa tay thường quy khi chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức, thực hành của học sinh điều dưỡng trường Trung cấp Phương Nam thực hiện rửa tay thường quy khi chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện năm 2013

Kiến thức, thực hành của học sinh điều dưỡng trường Trung cấp Phương Nam thực hiện rửa tay thường quy khi chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện năm 2013
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 153
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH ĐIỀU DƯỠNG  
TRƯỜNG TRUNG CẤP PHƯƠNG NAM THỰC HIỆN  
RỬA TAY THƯỜNG QUY KHI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN  
TẠI BỆNH VIỆN NĂM 2013 
Lý Văn Xuân*, Lê Thị Mỹ Ly** 
TÓM TẮT 
Bối cảnh: Nhiễm khuẩn bệnh viện là mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế vì kéo dài thời gian nằm viện, 
tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong. Việc rửa tay của nhân viên y tế khi chăm sóc bệnh nhân có tác dụng 
làm giảm đáng kể nhiễm khuẩn bệnh viện. Tuy nhiên việc làm đơn giản này lại có lúc, có nơi không thực hiện đầy 
đủ, đúng quy trình. Học sinh Điều dưỡng trong quá trình thực hành tại bệnh viện cũng có tác dụng đến quá 
trình nhiễm khuẩn bệnh viện. Nghiên cứu này nhằm xác định kiến thức, thực hành rửa tay thường quy của học 
sinh Điều dưỡng Trường trung cấp Phương Nam nhầm nâng cao ý thức rửa tay thường quy khi chăm sóc bệnh 
nhân, góp phần hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện. 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng của học sinh Điều dưỡng Trường trung cấp Phương 
Nam trong việc thực hiện quy trình rửa tay thường quy khi chăm sóc người bệnh và các yếu tố liên quan. 
Phương  pháp  nghiên  cứu: Sử dụng  thiết kế nghiên  cứu mô  tả cắt ngang  ở 252 học  sinh Điều dưỡng 
Trường trung cấp Phương Nam năm 2013. Bên cạnh bộ câu hỏi tự điền về kiến thức, còn dựa vào bảng kiểm 
trực tiếp đánh giá thao tác rửa tay thường quy của học sinh. 
Kết quả: Hầu hết học sinh có kiến thức đúng về mục đích, thời điểm, số bước và số lần chà sát trong các 
bước rửa tay. Tuy nhiên chỉ có 66,67% học sinh biết đúng thứ tự các bước rửa tay và 72,23% học sinh biết đúng 
nội dung bước 4 trong quy trình rửa tay thường quy. Đánh giá chung, chỉ có 58,33% học sinh có kiến thức 
chung đúng. Học sinh thực hành đúng mỗi bước rửa tay có tỷ lệ từ 50,79% đến 82,54% nhưng chỉ có 23,80% 
học sinh thực hành đúng tất cả các bước rửa tay. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức đúng và 
thực hành đúng rửa tay thường quy. Có mối liên quan giữa kiến thức rửa tay với giới tính, số tiết học lý thuyết 
tại Trường và thời gian thực hành tại Bệnh viện. Có mối  liên quan giữa thực hành rửa tay với số tiết học  lý 
thuyết tại Trường, thời gian thực hành tại Bệnh viện. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực 
hành rửa tay và phương tiện rửa tay tại các phòng bệnh. 
Kết luận: Tỷ lệ học sinh Điều dưỡng Trường trung cấp Phương Nam có kiến thức đúng về rửa tay thường 
quy là 58,33% và thực hành đúng là 23,80%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức đúng và thực 
hành đúng rửa tay thường quy. Có mối liên quan giữa kiến thức rửa tay với giới tính, số tiết học lý thuyết tại 
Trường và thời gian thực hành tại Bệnh viện. Có mối liên quan giữa thực hành rửa tay với số tiết học lý thuyết 
tại Trường, thời gian thực hành tại Bệnh viện. 
Từ khóa: Kiến thức, thực hành, quy trình rửa tay thường quy. 
ABSTRACT  
KNOWLEDGE, PRACTICE OF PHUONG NAM COLLEDGE’S NURSING STUDENTS 
IMPLEMENTING ROUTINE HAND‐WASHING PROCESS WHEN CARING PATIENTS IN 2013 
Ly Van Xuan, Le Thi My Ly * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 153 ‐ 160 
Background: Hospital infections are an important issue in the management quality of care, because hospital 
infections increase prolonged hospital stay, cost of treatment and mortality. Studies show that hand‐washing of 
* Khoa Y, Đại học Y dược TP.HCM ** Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Lý Văn Xuân   ĐT: 0908588547   Email: xuanlyvan@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 154 
health workers who care of patients significantly to reduce the hospital infection rate. However, this simple action 
is not sometimes fully implement. Nursing students, who often reach the patients in the clinical depentment, also 
have a key role  in controlling  the hospital  infections. Hence,  this study “Knowledge, practice of Phuong Nam 
College’s nursing student’s implenting routine hand‐washing process when caring patients” can contribute the 
solution in reducing hospital infections. 
Objectives: To determine the rate of the correct knowledge, the correct practice of Phuong Nam College’s 
nursing students implenting routine process of hand‐washing when taking care of patients and related factors . 
Methods:  A  cross‐sectional  descriptive  study  was  conducted  on  252  Phuong  Nam  College’s  nursing 
students  in  2013. Beside  the  questionnaire  included  student’s  knowledge,  the  check‐list was used  to  directly 
determine the practice of nursing students in implementing routine process of hand‐washing. 
Results: Almost nursing students have correct knowledge about hand – washing: the purpose, the time, the 
number of steps and the number of rub in each hand – washing step. However, only 66.27% of nursing students 
has the knowledge of the order of steps and 72.23% of them have the knowledge of the content of hand – washing 
steps. The rate of the correct general knowledge of Phuong Nam College’s nursing students in implementing the 
routine process of hand‐washing is 58.33% and the rate of the correct general practice  is 23.80%. There  is the 
significant  relation  between  the  correct  knowledge with  the  correct practice  of nursing  students. There  is  the 
significant relation between the knowledge of hand‐washing with gender, the time of learning theory at the school 
and the time of practicing at the hospital. There is the significant relation between the practice of hand‐washing 
with the time of  learning theory at the school and the time of practicing at the hospital. However, the relation 
between the practices of hand‐washing with the facility conditions for implementing hand‐washing at the hospital 
is not significant. 
Conclusions:  The  rate  of  the  correct  general  knowledge  of Phuong Nam College’s  nursing  students  in 
implementing  the  routine  process  of  hand‐washing  is  58.33%  and  the  rate  of  the  correct  general  practice  is 
23.80%. There  is  the  significant  relation  between  the  correct  knowledge with  the  correct  practice  of nursing 
students.  There  is  the  significant  relation  between  the  knowledge  of  hand‐washing with  gender,  the  time  of 
learning theory at the school and the time of practicing at the hospital. There is the significant relation between the 
practice of hand‐washing with the time of learning theory at the school and the time of practicing at the hospital.  
Key words: Knowledge, practice, routine process of hand‐washing 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhiễm  khuẩn  bệnh  viện  là mối  quan  tâm 
hàng  đầu  của  ngành  y  tế  vì  làm  tăng  tỷ  lệ  tử 
vong,  tăng chi phí điều  trị và kéo dài  thời gian 
nằm viện. 
Nghiên cứu cho  thấy việc rửa  tay của nhân 
viên y  tế khi chăm sóc người bệnh có  tác dụng 
giảm  thiểu  đáng  kể  tỷ  lệ  nhiễm  khuẩn  bệnh 
viện(1,10). Tuy nhiên việc làm đơn giản này có lúc, 
có nơi  lại  thực hiện không đầy đủ. Một nghiên 
cứu ở bệnh viện Thống Nhất năm 2009 cho thấy 
tỷ  lệ nhân viên y tế thực hiện rửa tay trước khi 
chăm sóc bệnh nhân  là 67%(6). Một nghiên cứu 
khác ở bệnh viên Nhi Đồng 1 năm 2012 ghi nhận 
tỷ lệ rửa tay là 62% trong đó có 46% rửa tay sai. 
Học sinh điều dưỡng – những nhân viên y tế 
trong  tương  lai,  trong  quá  trình  thực  tập  lâm 
sàng  tại bệnh viện,  cũng  có vai  trò quan  trọng 
trong  kiểm  soát  nhiễm  khuẩn  bệnh  viện(3). 
Nghiên cứu cho thấy, chỉ có 55,8% học sinh rửa 
tay  trước khi  thăm khám người bệnh và 78,3% 
có kiến thức đúng về rửa tay thường quy(5). 
Do đó chúng tôi nghiên cứu “Kiến thức, thực 
hành  của  học  sinh  Điều  dưỡng  Trường  trung 
cấp  Phương Nam  thực  hiện  quy  trình  rửa  tay 
thường quy khi  chăm  sóc người bệnh  tại bệnh 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 155
viện” nhằm góp phần đề xuất những giải pháp 
nâng cao ý  thức,  thực hành vệ sinh đôi tay cho 
các điều dưỡng  tương  lai,  từ đó góp phần hạn 
chế nhiễm khuẩn bệnh viện. 
Mục tiêu 
Mục tiêu tổng quát 
Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng của 
học sinh Điều dưỡng Trường trung cấp Phương 
Nam  trong  việc  thực  hiện  quy  trình  rửa  tay 
thường quy khi chăm sóc người bệnh và các yếu 
tố liên quan đến kiến thức và thực hành rửa tay 
thường quy. 
Mục tiêu cụ thể 
Xác định  tỷ  lệ kiến  thức đúng của học sinh 
điều  dưỡng  Trường  trung  cấp  Phương  Nam 
trong  việc  thực hiện  quy  trình  rửa  tay  thường 
quy khi chăm sóc người bệnh. 
Xác định tỷ lệ thực hành đúng của học sinh 
điều  dưỡng  Trường  trung  cấp  Phương  Nam 
trong  việc  thực hiện  quy  trình  rửa  tay  thường 
quy khi chăm sóc người bệnh. 
Xác định các mối liên quan đến kiến thức và 
thực  hành  rửa  tay  thường  quy  khi  chăm  sóc 
người  bệnh  của  học  sinh  Điều  dưỡng  Trường 
trung cấp Phương Nam. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu. 
Đối  tượng  nghiên  cứu  là  học  sinh  Điều 
dưỡng năm thứ 2 của Trường trung cấp Phương 
Nam đang thực tập tại bệnh viện vào thời điểm 
nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Phương pháp thu thập số liệu 
Công cụ thu thập số liệu 
Công cụ thu thập số  liệu  là bộ câu hỏi soạn 
sẵn về kiến thức rửa tay và bảng kiểm quy trình 
rửa  tay  thường  quy  khi  chăm  sóc  bệnh  nhân, 
gồm 6 bước như sau: 
  Bước  1: Làm  ướt  hai  lòng  bàn  tay  bằng 
nước. Lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào 
nhau. 
  Bước 2: Chà  lòng bàn  tay này  lên mu và 
kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược 
lại. 
  Bước  3: Chà hai  lòng bàn  tay vào nhau, 
miết mạnh các kẽ trong ngón tay. 
  Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón  tay của 
bàn tay này vào lòng bàn tay kia. 
  Bước 5: Dùng bàn  tay này xoay ngón cái 
của bàn tay kia và ngược lại. 
  Bước  6: Xoay  các  đầu ngón  tay này vào 
lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới 
vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay. 
Thời  gian  cho mỗi  lần  rửa  tay  tối  thiểu  1 
phút, mỗi bước 2,3,4,5 lặp lại tối thiểu 5 lần.  
Phương pháp thu thập số liệu 
Quan  sát  trực  tiếp học  sinh  rửa  tay  và ghi 
nhận bằng bảng kiểm quy trình rửa tay thường 
quy. Sau đó khảo sát kiến thức bằng bộ câu hỏi 
soạn sẵn để học sinh tự trả lời (tự điền). 
Thời gian thực hiện 
Từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2013. 
Phân tích và xử lý số liệu 
‐ Nhập dữ liệu bằng phần mềm Epidata. 
‐ Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata. 
‐ Xác định mối liên quan bằng kiểm định chi 
bình phương với mức độ  tương quan  được  đo 
lường bằng  tỷ  lệ hiện mắc  (PR) và khoảng  tin 
cậy 95%. 
KẾT QUẢ 
Kết  quả  nghiên  cứu  ở  252  học  sinh  Điều 
dưỡng như sau: 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 156 
Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu, thời gian 
học tập và cơ sở thực hành tại bệnh viện 
Bảng 1‐ Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu, thời 
gian học tập và cơ sở thực hành tại bệnh viện 
Các yếu tố Tần số Tỷ lệ (%)
Giới Nữ 205 81,35 
Nam 47 18,65 
Tuổi 19 - 20 tuổi 159 63,10 
> 20 tuổi 93 36,90 
Dân tộc Kinh 242 96,03 
Khác 10 3,97 
Thời gian đã 
thực tập ở các 
bệnh viện 
≤ 3 tháng 67 26,59 
> 3 tháng 185 73,41 
Số tiết học 
lý thuyết 
tại trường 
≤ 2 tiết 93 36,90 
> 2 tiết 159 63,10 
Số tiết học thực 
tập tại trường 
≤ 2 tiết 110 43,65 
> 2 tiết 142 56,35 
Nơi thực tập 
đủ nước 
rửa tay 
Tất cả các phòng bệnh 
đều có 225 89,29 
Hầu hết phòng bệnh có 18 7,14 
Một nữa số phòng bệnh 
có 9 3,57 
Nơi thực tập 
 đủ bồn 
 rửa tay 
Tất cả các phòng bệnh 
đều có 237 94,05 
Hầu hết phòng bệnh có 10 3,97 
Một nữa số phòng bệnh 
có 5 1,98 
Nơi thực tập 
 đủ xà phòng 
Tất cả các phòng bệnh 
đều có 164 65,08 
Hầu hết phòng bệnh có 30 11,90 
Một nửa số phòng bệnh 
có 23 9,13 
Một vài phòng bệnh có 35 13,89 
Nơi thực tập 
đủ khăn 
lau khô tay 
Tất cả các phòng bệnh 
đều có 5 1,98 
Hầu hết phòng bệnh có 18 7,14 
Một nửa số phòng bệnh 
có 82 32,54 
Một vài phòng bệnh có 147 58,33 
Nhận xét: nữ  chiếm  đa  số  với  tỷ  lệ  81,35%. 
Phần lớn học sinh đã thực tập ở bệnh viện từ 3 
tháng trở lên (tỷ lệ 73,41%). Đa số học sinh tham 
gia học  lý  thuyết  về  quy  trình  rửa  tay  thường 
quy ở  trường  trên 2  tiết (tỷ  lệ 63,10%). Hầu hết 
các phòng bệnh đều có đủ nước rửa  tay, đủ xà 
phòng và bồn  rửa  tay. Tuy nhiên chỉ có 1 số  ít 
phòng bệnh có đủ khăn lau tay. 
Kiến thức về rửa tay thường quy 
Bảng 2‐ Kiến thức về rửa tay thường quy 
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
Mục đích rửa tay 
Diệt vi khuẩn 248 98,41 
An toàn cho bệnh nhân 246 97,62 
An toàn cho nhân viên y tế 247 98,02 
Giảm nhiễm khuẩn bệnh viện 249 98,81 
Thời điểm rửa tay 
Trước khi tiếp xúc bệnh nhân 250 99,21 
Trước khi thực hiện thao tác vô khuẩn 250 99,21 
Sau khi tiếp xúc bệnh nhân 250 99,21 
Sau khi tiếp xúc với máu, dịch tiết 248 98,41 
Sau khi tiếp xúc môi trường xung 
quanh bệnh nhân 234 92,86 
Số bước trong rửa tay thường quy 
4 bước 2 0,79 
5 bước 6 2,38 
6 bước 243 96,43 
7 bước 1 0,40 
Số lần chà sát trong mỗi bước rửa tay 
2 lần 7 2,78 
3 lần 14 5,56 
4 lần 12 4,76 
5 lần 219 86,90 
Chọn khăn làm khô tay sau khi rửa tay 
Khăn dùng chung 2 0,79 
Khăn riêng của từng cá nhân 63 25,00 
Khăn chỉ dùng 1 lần 187 74,21 
Thứ tự các bước rửa tay 
Đúng thứ tự 167 66,27 
Không đúng thứ tự 85 33,73 
Nội dung các bước rửa tay 
Bước 1 242 96,03 
Bước 2 223 88,49 
Bước 3 244 96,83 
Bước 4 182 72,22 
Bước 5 240 95,24 
Bước 6 198 78,57 
Kiến thức chung đúng 147 58,33 
Nhận xét: hầu hết học  sinh  có kiến  thức về 
mục đích,  thời điểm, số bước và số  lần chà sát 
trong các bước rửa tay. Tuy nhiên chỉ có 66,27% 
học  sinh biết  đúng  thứ  tự  các bước  rửa  tay và 
72,23% học sinh biết đúng nội dung bước 4 trong 
quy trình rửa tay thường quy. Chỉ có 58,33% học 
sinh có kiến thức chung đúng. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 157
Mối liên quan giữa kiến thức rửa tay thường quy với đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
Bảng 3 ‐ Mối liên quan giữa kiến thức rửa tay thường quy với đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
Đặc tính Kiến thức p PR (KTC 95%) Chưa đúng (%) Đúng (%) 
Giới Nữ 77 (37,56) 128 (62,44) 0,006 0,64 
Nam 28 (59,57) 19 (40,43) (0,45 – 0,93) 
Dân tộc Kinh 102 (42,15) 140 (57,85) 0,445 1,21 
Dân tộc khác 3 (30,00) 7 (70,00) (0,79 – 1,84) 
Thời gian đã thực tập bệnh viện ≤3 tháng 37 (55,22) 30 (44,78) 0,009 1,41 
>3 tháng 68 (36,76) 117 (63,24) (1,05 – 1,88) 
Số tiết học lý thuyết tại trường ≤2 tiết 50 (53,76) 43 (46,24) 0,003 1,41 
>2 tiết 55 (34,59) 104 (65,41) (1,10 – 1,81) 
Số tiết học thực tập tại trường ≤2 tiết 48 (43,64) 62 (56,36) 0,577 1,06 
>2 tiết 57 (40,14) 85 (59,86) (0,85 – 1,31) 
Số bệnh nhân được chăm sóc/ ngày 
≤5 bệnhnhân 2 (16,67) 10 (83,33) 
0,099 
1 
6 – 10 bệnhnhân 33 (51,56) 31 (48,44) 0,58 (0,40 – 0,83) 
11–20 bệnhnhân 66 (39,29) 102 (60,71) 0,72 (0,55 – 0,96) 
>20 bệnhnhân 4 (50,00) 4 (50,00) 0,60 (0,28 – 1,25) 
Phòng bệnh đủ nước rửa tay Không đủ 8 (88,89) 1 (11,11) 0,005* 5,40 (0,84 – 34,41) Đủ 97 (39,92) 146 (60,08)
Phòng bệnh đủ bồn rửa tay Không đủ 4 (80,00) 1 (20,00) 0,070 2,95 (0,51-17,11) Đủ 101 (40,89) 146 (59,11)
Phòng bệnh đủ xà phòng Không đủ 34 (58,62) 24 (41,38) 0,003 1,53 (1,10-2,11) Đủ 71 (36,60) 123 (63,40)
Phòng bệnh đủ khăn lau tay Không đủ 94 (41,05) 135 (58,95) 0,530 0,88 (0,58-1,32) Đủ 11 (47,83) 12 (52,17) 
* Kiểm định chính xác Fisher 
Nhận xét: có mối liên quan có ý nghĩa thống 
kê giữa kiến  thức về quy  trình  rửa  tay  thường 
quy  với  giới  tính,  với  thời  gian  thực  tập  bệnh 
viện, thời gian học lý thuyết tại trường. Ngoài ra 
phòng bệnh  có  đủ nước,  đủ  xà phòng  rửa  tay 
cũng gợi cho học sinh nhớ  lại các nội dung  đã 
được học về quy trình rửa tay thường quy. 
Thực hành rửa tay thường quy 
Bảng 4 ‐ Thực hành rửa tay thường quy 
Các bước rửa tay Tần số Tỷ lệ (%) 
Bước 1 128 57,79 
Bước 2 208 82.54 
Các bước rửa tay Tần số Tỷ lệ (%) 
Bước 3 206 81,75 
Bước 4 128 50,79 
Bước 5 159 63,10 
Bước 6 157 62,30 
Thực hành chung đúng 60 23,8 
Nhận xét: có hơn  80% học  sinh  thực hành 
đúng bước  2 và bước  3 nhưng  chỉ  có  23,80% 
học  sinh  thực  hành  chung  đúng  về  rửa  tay 
thường quy. 
Mối liên quan giữa thực hành rửa tay thường quy với đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
Bảng 5 ‐ Mối liên quan giữa thực hành rửa tay thường quy với đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
Đặc tính Thực hành p PR (KTC 95%) 
Chưa đúng (%) Đúng (%) 
Giới Nữ 154 (75,12) 51 (24,88) 0,453* 0,76 
Nam 38 (80,85) 9 (19,15) (0,40 – 1,45) 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 158 
Đặc tính Thực hành p PR (KTC 95%) 
Chưa đúng (%) Đúng (%) 
Dân tộc Kinh 183 (75,62) 59 (24,38) 0,459* 0,41 
Dân tộc khác 9 (90,00) 1 (10,00) (0,06 – 2,66) 
Thời gian đã thực tập bệnh viện ≤3 tháng 56 (83,58) 11 (16,42) 0,097 1,61 
>3 tháng 136 (73,51) 49 (26,49) (0,89 – 2,91) 
Số tiết lý thuyết tại trường ≤2 tiết 78 (83,87) 15 (16,13) 0,032* 1,75 
>2 tiết 114 (71,70) 45 (28,30) (1,03 – 2,96) 
Số tiết học thực tập tại trường ≤2 tiết 97 (88,18) 13 (11,82) <0,001* 2,80 
>2 tiết 95 (66,90) 47 (33,10) (1,59 – 4,91) 
Phòng bệnh đủ nước Không đủ 9 (100,00) 0 (0,00) 0,120* // Đủ 183 (75,31) 60 (24,69) 
Phòng bệnh đủ bồn rửa tay Không đủ 5 (100,00) 0 (0,00) 0,595* // Đủ 187 (75,71) 60 (24,29) 
Phòng bệnh đủ xà phòng Không đủ 49 (84,48) 9 (15,52) 0,114* 1,69 (0,88 – 3,22) Đủ 143 (73,71) 51 (26,29) 
Phòng bệnh đủ khăn lau tay Không đủ 173 (75,55) 56 (24,45) 0,609* 0,71 (0,28-1,78) Đủ 19 (82,61) 4 (17,39) 
*Kiểm định chính xác Fisher 
Nhận xét: có mối liên quan có ý nghĩa thống 
kê giữa thực hành đúng với số tiết lý thuyết và 
thực hành được học tại trường trong khi không 
có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực hành 
đúng với thời gian thực tập tại bệnh viện. 
Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành 
rửa tay thường quy  
Đặc tính TH chưa đúng (%) 
TH đúng 
(%) p 
PR 
 (KTC 95%)
Kiến thức 
chưa đúng 87 (82,86) 18 (17,14) 
0,037 
1,66 
Kiến thức 
đúng 105 (71,43) 42 (28,57) 1,01 – 2,72
Nhận xét: có mối liên quan có ý nghĩa thống 
kê giữa thực hành đúng và kiến thức đúng: tỷ lệ 
học  sinh  có  kiến  thức  chung  đúng  thì  có  thực 
hành chung đúng gấp 1,66 lần học sinh khá với 
p = 0,37; PR = 1,01 – 2,72. 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu, về thời 
gian học tập và về cơ sở thực hành tại bệnh 
viện 
Khảo sát 252 học sinh cho thấy học sinh nữ 
chiếm tỷ lệ 81,35% là phù hợp với đặc điểm của 
ngành Điều dưỡng. Học sinh trả lời không thống 
nhất nhau về số tiết học lý thuyết và thực tập về 
quy trình rửa tay thường quy vì nhà trường dạy 
lồng  ghép  với  nội  dung  sử  dụng  dụng  cụ  vô 
khuẩn. Kết quả  thực hành  đúng quy  trình  rửa 
tay còn thấp (23,8%) có lẽ nên tăng thêm số tiết 
giảng dạy  riêng nội dung  rửa  tay  thường  quy 
cho học sinh. Khảo sát cũng cho thấy các phòng 
bệnh ở bệnh viện không có đầy đủ bồn rửa tay, 
nước rửa tay và xà phòng đã góp phần làm cho 
học sinh không thực hiện đầy đủ quy trình rửa 
tay. Thực tế cho thấy các cơ sở khám chữa bệnh 
nói chung và ở các bệnh viện nói riêng, hiện còn 
thiếu các điều kiện để nhân viên y tế cũng như 
học  sinh  thực  hiện  đầy  đủ  quy  trình  rửa  tay 
thường quy(9). 
Kiến thức về rửa tay thường quy 
Hầu hết học sinh đều có kiến thức đúng về 
mục  đích,  thời  điểm  rửa  tay,  số  bước,  số  lần 
của mỗi bước  rửa  tay  thường quy. Tuy nhiên 
vẫn còn nhiều học sinh không biết đúng thứ tự 
các bước rửa tay cũng như nội dung bước 4 và 
bước 6. 
Đánh giá chung cho  thấy chỉ có 58,33% học 
sinh  có  kiến  thức  chung  đúng.  Kết  quả  này 
tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Đức 
Hạnh ở bệnh viện 115 năm 2010 với tỷ lệ 61,70% 
nhân  viên  y  tế  có  kiến  thức  đúng  về  rửa  tay 
thường quy(7). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 159
Mối  liên  quan  giữa  kiến  thức  rửa  tay 
thường  quy  với  đặc  điểm  đối  tượng 
nghiên cứu 
Có mối  liên quan có ý nghĩa  thống kê giữa 
kiến  thức về quy  trình  rửa  tay  thường quy với 
giới  tính, với  thời gian  thực  tập bệnh viện,  thời 
gian học  lý  thuyết  tại  trường. Ngoài  ra, phòng 
bệnh có đủ nước, đủ xà phòng rửa tay cũng gợi 
cho học sinh nhớ  lại các nội dung đã được học 
về quy trình rửa tay thường quy. Điều này phù 
hợp  với nghiên  cứu  của Lưu Hồng Nhung  về 
“Kiến  thức,  thái  độ,  thực  hành  rửa  tay  phòng 
bệnh của sinh viên Y6 Bác sĩ đa khoa trường Đại 
học Y Hà Nội 2010”(5). 
Thực hành rửa tay thường quy 
Mặc dù có hơn 80% học sinh thực hành đúng 
bước 2 và 3 trong quy trình rửa tay thường quy 
nhưng đánh giá thực hành chung đúng thì chỉ có 
23,80% học  sinh  thực hành  đúng. Theo nghiên 
cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà 2010 ở 15 khoa 
lâm sàng  tại bệnh viên Nhi Đồng 1, chỉ có 62% 
trường  hợp  thực  hiện  rửa  tay  thường  quy  và 
trong số này có 46% rửa tay sai(8). Đối tượng rửa 
tay sai nhiều nhất  là học sinh  thực  tập như ghi 
nhận của chúng tôi. 
Mối  liên  quan  giữa  thực  hành  rửa  tay 
thường quy với đặc điểm đối tượng nghiên 
cứu 
Kết quả nghiên cứu cho  thấy không có mối 
liên quan  có ý nghĩa  thống kê giữa  thực hành 
rửa  tay  thường quy với giới  tính, dân  tộc,  thời 
gian  thực  hành  tại  bệnh  viện,  số  tiết  học  lý 
thuyết và thực tập tại trường cũng như phương 
tiện  phục  vụ  rửa  tay  tại  bệnh  viện.  Điều  này 
chứng tỏ do ý thức của học sinh, vì vậy cần phải 
thường  xuyên  kiểm  tra,  nhắc  nhở  và  có  biện 
pháp giáo dục học sinh rửa tay thường quy khi 
chăm sóc bệnh nhân 
Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành 
rửa tay thường quy 
Có mối  liên quan có ý nghĩa  thống kê giữa 
kiến thức và thực hành rửa tay thường quy. Học 
sinh có kiến thức đúng thì thực hành đúng gấp 
1,66 lần so với học sinh chưa có kiến thức đúng. 
Điều này  cho  thấy  cần phải  trang bị kiến  thức 
rửa  tay  thường quy  cho học  sinh; hơn  thế nữa 
cần kiểm tra, nhắc nhở học sinh luôn ý thức rửa 
tay  thường  quy  đúng  cách  sẽ  góp  phần  giảm 
đến 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh 
tiêu chảy, giảm từ 20 – 45% nhiễm khuẩn đường 
hô hấp(8). 
KẾT LUẬN 
Tỷ lệ học sinh Điều dưỡng Trường trung cấp 
Phương  Nam  có  kiến  thức  đúng  về  rửa  tay 
thường  quy  là  58,33%  và  thực  hành  đúng  là 
23,50%. 
Có mối  liên quan có ý nghĩa  thống kê giữa 
kiến  thức  đúng  và  thực  hành  đúng  rửa  tay 
thường quy. 
Có mối liên quan giữa kiến thức rửa tay với 
giới tính, số tiết học lý thuyết tại trường và thời 
gian thực hành tại Bệnh viện. 
Có mối liên quan giữa thực hành rửa tay với 
số  tiết học  lý  thuyết  tại  trường,  thời  gian  thực 
hành tại Bệnh viện. Không có mối liên quan có ý 
nghĩa  thống  kê  giữa  thực  hành  rửa  tay  và 
phương tiện rửa tay tại các phòng bệnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi  Vũ  Bình  (2007),  “A  correlational  study  of  knowledge, 
attitudes and compliance of hand hygiene among healthcare 
workers”.  A  Thesis  submitted  to  the  Graduate  school  of 
Meiho  Institute  of  Technology  in  partial  fulfillment  of  the 
requirements  for  the degree of Master of  Science  in Health 
Care 
2. Bộ Y Tế ‐ Vụ điều trị ( 2007 ), “Quy trình hướng dẫn rửa tay 
thường  quy  (  6  bước),  công  văn  số:  7517/BYT‐ĐTr,  ngày 
12/10/2007”. 
3. Đặng Thị Vân Trang, Lê Thị Anh Thư (2010), “Tỉ lệ tuân thủ 
rửa tay của nhân viên y tế theo năm thời điểm của Tổ chức y 
tế thế giới”, Tạp chí y học Thành Phố Hồ Chí Minh, Tập 14, 
trang 423‐426. 
4. Lim KS, Yeh YR,  Jao CI, Huang CC.  (2001),  “A  Survey  of 
Knowledge  andAttitude  towards  Handwashing  among 
Nurses”. Nosocomial Infection Control Journal, 11, 311‐322 
5. Lưu Hồng Nhung  (2010), “Kiến  thức,  thái độ và  thực hành 
rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường 
đại  học  Y Hà Nội  năm  2010”,  Luận  văn  Bác  sĩ  đa  khoa, 
Trường Đại học y Hà Nội. 
6. Nguyễn Hữu Đắng cùng các cộng sự ( 2009 ), Sự tuân thủ rửa 
tay của nhân viên y tế tại bệnh viện Thống Nhất “Tiểu luận 
tốt nghiệp lớp quản lý Điều Dưỡng”. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 160 
7. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2011), “Đánh giá tuân thủ rửa tay của 
nhân viên y tế tại bệnh viện nhân dân 115”, luận văn Cử nhân 
y tế y tế công cộng, Thành Phố Hồ Chí Minh. 
8. Nguyễn Thị Thanh Hà (2010), “Nhiễm khuẩn bệnh viện”, Tạp 
chí y học, Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 14, tr. 416 ‐ 422 
9. Pittet  D.  (2001),  “Improving  adherence  to  hand  hygiene 
practice:  a multidisciplinary  approach”. EmergencyInfection 
Disease, 7(2), 234‐240 
10. Wang YH,  Liu  SZ, Zhong HY,  Li  JP.  (2006),  “A  Survey  of 
Knowledge  of  HandHygiene  among  Nurses”.  Chinese 
Journal Evidenced‐Based Medicine, 6(9), 641‐645. 
Ngày nhận bài báo:        05/9/2014 
Ngày phản biện nhận xét bài báo:    29/9/2014 
Ngày bài báo được đăng:  20/10/2014 

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_thuc_hanh_cua_hoc_sinh_dieu_duong_truong_trung_cap.pdf