Liên thông và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam

TÓM TẮT

Bài viết này đề cập sự phát triển của khoa học công nghệ trong bối cảnh kinh tế,

chính trị, văn hóa. của thế giới, nhất là khi toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ và quy

mô lớn. Việc liên thông và đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam được nhận định là yêu cầu

tất yếu của hệ thống giáo dục ở nước ta nhằm hội nhập quốc tế và đáp ứng nhu cầu đào

tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

pdf 6 trang yennguyen 5460
Bạn đang xem tài liệu "Liên thông và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Liên thông và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam

Liên thông và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Hữu Lộc 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 187
LIÊN THÔNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 
TẠI VIỆT NAM 
PHẠM HỮU LỘC* 
TÓM TẮT 
Bài viết này đề cập sự phát triển của khoa học công nghệ trong bối cảnh kinh tế, 
chính trị, văn hóa... của thế giới, nhất là khi toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ và quy 
mô lớn. Việc liên thông và đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam được nhận định là yêu cầu 
tất yếu của hệ thống giáo dục ở nước ta nhằm hội nhập quốc tế và đáp ứng nhu cầu đào 
tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Từ khóa: đào tạo liên thông, đào tạo nguồn nhân lực. 
ABSTRACT 
Inter-college program and demand for human resources training in Vietnam 
The article discusses the development of science and technology in the economic-
political-cultural context of the world, especially when globalization is happening at great 
speed and scale. Inter-college program and human resources training in Vietnam are 
considered inevitable requirements of our education system to integrate internationally 
and meet the demand for human resources training for the industrialization and 
modernization of the country. 
Keywords: inter-college program, human resources training. 
* TS, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM 
1. Đặt vấn đề 
Bước sang thế kỉ XXI, giáo dục 
Việt Nam đứng trước những thách thức 
và nhiệm vụ mới. Khoa học và công nghệ 
phát triển nhanh chóng nên kiến thức và 
kĩ năng của người được đào tạo cần phải 
được cập nhật và đổi mới liên tục. Xu thế 
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và yêu cầu 
phát triển kinh tế đất nước đòi hỏi một 
lực lượng lao động có chất lượng cao về 
kiến thức, kĩ năng và thái độ trong lao 
động. Ngành giáo dục và đào tạo nước ta 
mặc dù đã có sự đổi mới nhưng vẫn còn 
nhiều bất cập và chưa đáp ứng được nhu 
cầu này. Các bậc phụ huynh thường 
muốn con em được vào đại học và học 
sinh thì hay cho rằng chỉ có đại học là 
con đường tốt nhất để phát triển và tiến 
thân. Ý chí cầu tiến đó rất đáng được trân 
trọng, song nhiều bậc phụ huynh và học 
sinh còn chưa biết rằng hiện nay giáo dục 
đào tạo của nước ta đang xác lập hình 
thức đào tạo liên thông. Để hội nhập 
quốc tế và đáp ứng nhu cầu đào tạo 
nguồn nhân lực cho xã hội, chúng ta cần 
tìm hiểu về hình thức đào tạo liên thông 
và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại 
Việt Nam. 
2. Liên thông 
Liên thông là sự ghép nối của hai 
hoặc nhiều hệ thống giáo dục trong một 
cộng đồng trường học để giúp sinh viên 
Tư liệu tham khảo Số 59 năm 2014 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 188
chuyển dễ dàng từ một bậc học này tới 
một bậc học khác mà không phải học lại 
hoặc mất tín chỉ. Bên cạnh đó, hình thức 
đào tạo này còn cho phép sinh viên đạt 
được một trình độ kĩ năng cao hơn sau 
khi hoàn tất khóa học. 
2.1. Đào tạo liên thông 
Đào tạo liên thông là quá trình đào 
tạo được phép công nhận và chuyển đổi 
kết quả học tập từ một bậc học này tới 
một hay vài bậc học khác trong hệ thống 
đào tạo nhằm tiết kiệm thời gian và chi 
phí đào tạo. 
Đào tạo liên thông có những ưu 
điểm sau: 
- Nâng cao hiệu quả đào tạo, nhờ 
giảm thời gian đào tạo lại những kiến 
thức và kĩ năng người học đã được đào 
tạo ở các bậc học trước; 
- Đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời 
của người học và đòi hỏi của thị trường 
lao động; 
- Tạo điều kiện phân luồng cho học 
sinh sau trung học cơ sở, nâng cao vị trí 
của trường trung học chuyên nghiệp và 
cao đẳng trở thành đối tác của các trường 
đại học trong quá trình đào tạo liên 
thông; 
- Nâng cao chất lượng đào tạo và vai 
trò quản lí nhà nước của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo; 
- Giải tỏa áp lực tâm lí của một phần 
không nhỏ các gia đình và học sinh khi 
cho rằng vào đại học là con đường duy 
nhất để phát triển sự nghiệp. 
Mục tiêu bao trùm của đào tạo liên 
thông là đào tạo lực lượng lao động chất 
lượng cao, đa dạng và hiệu quả để đáp 
ứng đòi hỏi của nền kinh tế đang phát 
triển. 
2.2. Hình thức đào tạo liên thông 
Liên thông dọc (Vertical 
Articulation, hay còn gọi là liên thông 
lên): Là hình thức chuyển từ bậc học thấp 
lên bậc học cao hơn trong cùng một 
ngành học. Có thể nói hình thức liên 
thông này là thuận lợi nhất, dễ triển khai 
và có tính hệ thống. Một hình thức đào 
tạo liên thông như vậy sẽ tạo điều kiện 
cho người lao động không ngừng nâng 
cao trình độ và học tập suốt đời nhằm 
tiến tới đỉnh cao nghề nghiệp. Ví dụ: từ 
trung học chuyên nghiệp lên cao đẳng, từ 
trung học chuyên nghiệp lên đại học, từ 
cao đẳng lên đại học trong cùng một 
ngành học. 
Liên thông ngang (Horizontal 
Articulation): Là hình thức chuyển trong 
cùng bậc học để có thể học thêm những 
ngành tương tự hoặc khác ngành. Ví dụ: 
học văn bằng 2 đại học sau khi đã tốt 
nghiệp đại học. 
Liên thông chéo (Diagonal 
Articulation): Là hình thức chuyển từ bậc 
học này sang bậc học khác với chuyên 
ngành đào tạo không giống bậc học 
trước. Ví dụ: học cao học Quản trị kinh 
doanh sau khi đã tốt nghiệp đại học 
không phải chuyên ngành Quản trị kinh 
doanh (cần học bổ sung kiến thức một số 
môn học chuyển đổi). 
Liên thông ngược (Revered 
Articulation): Là hình thức chuyển từ bậc 
học cao hơn xuống bậc học thấp hơn để 
rèn luyện những kĩ năng cần thiết (có thể 
không liên hệ với chuyên môn đã học). 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Hữu Lộc 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 189
Ví dụ: người có cấp trình độ cao hơn 
muốn học ở cấp trình độ thấp hơn (đa số 
là do chuyển đổi nghề nghiệp, do nhu cầu 
cập nhật, bổ sung kiến thức cho những 
công việc mà người học đang trực tiếp 
đảm trách, cũng có thể là sinh viên đã tốt 
nghiệp học một ngành khác trong khi chờ 
việc làm, học thêm một nghề để trang bị 
thêm kiến thức, nhằm dễ xin việc làm 
hơn). 
3. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực 
tại Việt Nam 
Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực 
phục vụ cho xã hội ngày càng cao, cả về 
số lượng lẫn chất lượng. Điều này đòi hỏi 
phải phân tích các yếu tố liên quan đến 
nhu cầu đào tạo lại và đào tạo nâng cao 
trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập 
suốt đời của người dân thông qua hình 
thức đào tạo liên thông, giúp người lao 
động có đủ năng lực chuyên môn để tham 
gia các lĩnh vực làm việc mới. 
3.1. Sơ lược về thực trạng nguồn nhân 
lực của Việt Nam 
Để phản ánh sự phát triển con 
người ở mỗi nước, cơ quan báo cáo phát 
triển con người của Chương trình phát 
triển liên hợp quốc (United Nations 
Development Programme - UNDP) đã sử 
dụng chỉ số HDI (Human Development 
Index). Theo báo cáo đã được công bố 
vào ngày 14-3-2013 (bao gồm 185 thành 
viên của Liên hiệp quốc), chỉ số phát 
triển con người là chỉ số dựa vào so sánh 
về giáo dục, trình độ học vấn, chất lượng 
cuộc sống cho các quốc gia toàn thế giới; 
giá trị của HDI sẽ từ 0,00 đến 1. Nước 
nào có HDI lớn hơn chứng tỏ sự phát 
triển con người cao hơn; Việt Nam đứng 
thứ 127/185 với chỉ số 0.617 và thuộc 
nhóm các nước có HDI trung bình trên 
thế giới. [11] 
Chỉ số HDI là chỉ số so sánh, định 
hướng về mức thu nhập, tỉ lệ biết chữ, 
tuổi thọ và một số nhân tố khác của các 
quốc gia trên thế giới. Chỉ số HDI giúp 
tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát 
triển của một quốc gia. Chỉ số HDI có 
khả năng phản ánh đúng đắn thực trạng 
và xu hướng của các nước về trình độ 
phát triển con người khi chuyển sang nền 
kinh tế thị trường. 
Nguồn nhân lực là một bộ phận của 
dân cư, số lượng và chất lượng nguồn 
nhân lực phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu 
của tuổi dân số và trình độ phát triển con 
người. 
Lực lượng lao động là bộ phận chủ 
yếu của nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản 
quyết định sự phát triển của nền sản xuất 
xã hội và cũng là nhân tố cơ bản quyết 
định sự phát triển bền vững của một quốc 
gia. Do vậy, quy mô và chất lượng của 
lực lượng lao động cũng chịu tác động và 
ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố có liên 
quan đến quy mô dân số, chất lượng dân 
số và trình độ phát triển con người. 
Việt Nam được thế giới đánh giá là 
có lợi thế về dân số đông và đang trong 
thời kì “dân số vàng” nên lực lượng trong 
độ tuổi lao động khá dồi dào. Đây là 
nguồn lực vô cùng quan trọng để đất 
nước thực hiện thành công Chiến lược 
phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-
2020 mà Đại hội Đảng XI đã thông qua 
ngày 16-2-2011. [12] 
Tư liệu tham khảo Số 59 năm 2014 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 190
3.2. Tiến bộ của khoa học và công 
nghệ đòi hỏi trình độ nguồn nhân lực 
ngày càng cao 
Ngày nay, sự thay đổi của khoa học 
và công nghệ đang diễn ra không theo 
các bước tuần tự như ở cuối thế kỉ XIX 
và thế kỉ XX. Khoa học và công nghệ gắn 
kết với nhau, tương tác với nhau, cái này 
thúc đẩy cái kia cùng phát triển với tốc 
độ chóng mặt. Tuy vậy, giữa khoa học và 
công nghệ vẫn có những đặc điểm riêng. 
Điều này đã tác động đến sứ mệnh của 
các trường đại học và cao đẳng trong việc 
duy trì, sáng tạo, truyền bá và ứng dụng 
tri thức của nhân loại. Sự thay đổi của 
khoa học và công nghệ đòi hỏi hệ thống 
giáo dục và đào tạo không chỉ nhằm đạt 
mục tiêu hiện tại mà còn phải hướng đến 
những mục tiêu tương lai. Người lao 
động được đào tạo phải đảm bảo đủ năng 
lực làm việc trong thị trường lao động 
hiện tại, song lại phải có năng lực thích 
nghi với những đòi hỏi mới. 
3.3. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa và 
hội nhập quốc tế đến việc đào tạo nguồn 
nhân lực 
Một trong những biểu hiện đặc 
trưng của lực lượng lao động toàn cầu là 
tính chuẩn hóa về năng lực (năng lực – 
competency được hiểu là gồm ba thành 
tố: Tri thức - Kĩ năng - Thái độ) mà 
không phải chỉ là chuẩn hóa về bằng cấp. 
Điều này có nghĩa là bằng cấp phải phản 
ánh đúng năng lực của người học, tương 
đương với trình độ quốc tế và khu vực 
được thừa nhận trong văn bằng. Muốn 
vậy, mục tiêu và nội dung chương trình 
đào tạo, phương pháp dạy - học và đo 
lường đánh giá kết quả cần hướng đến sự 
chuẩn hóa để đội ngũ những người lao 
động được đào tạo có thể làm việc trong 
một môi trường có tính toàn cầu cao. 
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, 
toàn cầu hóa tạo điều kiện cho các cơ sở 
đào tạo trong nước liên kết với các cơ sở 
giáo dục và đào tạo nước ngoài, công 
nhận chất lượng đào tạo lẫn nhau, tạo 
điều kiện cho người học được công nhận 
thành tích học tập và được học lên cao tại 
các trường có liên kết với nhau. Nhiều 
trường đại học, cao đẳng của Việt Nam 
đang thực hiện các quá trình liên kết và 
liên thông trong đào tạo. Vì thế, đào tạo 
liên thông là một trong những giải pháp 
hiệu quả giúp người lao động hiện tại và 
tương lai có thể nâng cao trình độ mà 
không nhất thiết phải học lại những nội 
dung đã được học trước kia. 
3.4. Sức ép về nhu cầu học tập của 
nhân dân 
Nhu cầu học tập của nhân dân 
nhằm nâng cao trình độ, tay nghề có 
nhiều động lực khác nhau; trong đó có cơ 
hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Mặc dù 
nền kinh tế trên đà tăng trưởng, song phải 
thừa nhận cơ hội việc làm sẽ cao hơn đối 
với người có trình độ cao, tay nghề cao. 
Những yếu tố về kinh tế, văn hóa, 
xã hội đã tác động không nhỏ đến động 
lực và nhu cầu học tập của người dân. Ở 
những quốc gia phát triển và đang phát 
triển, sức ép vào các trường đại học ngày 
càng tăng, công việc đòi hỏi năng lực của 
người lao động ngày càng cao nên họ 
phải không ngừng học tập để nâng cao 
trình độ, tay nghề. Do vậy, đào tạo liên 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Hữu Lộc 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 191
thông là tạo điều kiện học tập suốt đời 
cho mọi người. 
3.5. Kinh tế trong giáo dục và đào tạo 
Việc đào tạo liên thông ngày càng 
trở nên cấp thiết. Nhờ cơ chế miễn trừ, 
những kiến thức và kĩ năng đã thu nhận 
được trong quá trình học tập và kinh 
nghiệm tích lũy trong quá trình lao động 
sản xuất trước kia mà thời gian học liên 
thông được rút ngắn. Điều này đồng 
nghĩa với việc chi phí học tập giảm. Do 
có nhiều địa điểm học, thời gian sử dụng 
phòng học, trang thiết bị và chi phí dạy 
học giảm đi nên nhiều người sẽ có cơ hội 
học tập lên cao hơn, hiệu quả đào tạo 
tăng, mang đến nhiều lợi ích về kinh tế. 
Nếu đi sâu hơn nữa, chính nhờ sự 
đào tạo liên thông mà các trường thuộc 
bậc học dưới (THCN, TCN) và các 
trường thuộc bậc học trên (CĐ, ĐH) có 
điều kiện phát triển mạnh hơn. Các 
trường thuộc bậc học dưới sẽ có nhiều cơ 
hội tuyển sinh, mở rộng quy mô, nâng 
cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. 
Tương tự, các trường thuộc bậc học cao 
thì có được nguồn tuyển sinh lớn hơn từ 
những người tốt nghiệp ở các trường 
thuộc bậc học dưới và có điều kiện để cải 
thiện chất lượng dạy học. 
Để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong 
giáo dục và đào tạo, đòi hỏi phải xây 
dựng chính sách và chương trình đào tạo 
liên thông với nhau để tiết kiệm nguồn 
lực. Dù nền kinh tế có những bước tăng 
trưởng đáng kể, song nguồn lực cần phải 
tiết kiệm và dành cho các mục tiêu phát 
triển khác. Vì vậy, việc đào tạo liên thông 
trong giáo dục và đào tạo ngày càng trở 
nên cấp thiết, nhằm sử dụng các nguồn 
lực hợp lí, phát huy sức mạnh tổng hợp 
của toàn hệ thống. 
4. Kết luận 
Phân tích ở trên cho thấy, Việt Nam 
là một đất nước đang trong quá trình phát 
triển, hội nhập nền kinh tế thế giới; nhu 
cầu đào tạo lại và nhu cầu nâng cao trình 
độ trước sự thay đổi của khoa học và 
công nghệ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, 
thực tế tuyển dụng tại các doanh nghiệp 
cũng như nhu cầu học tập của nhân dân 
đã tạo nên sức ép đòi hỏi nền giáo dục 
Việt Nam phải là nền giáo dục mở theo 
hướng liên thông giữa các trình độ đào 
tạo. Vì vậy, Nhà nước phải có các chính 
sách thích hợp để thỏa mãn những nhu 
cầu khách quan và chủ quan. 
Hình thức đào tạo liên thông là 
bước đi tất yếu của hệ thống giáo dục ở 
Việt Nam. Việc áp dụng hệ thống đào tạo 
này chắc chắn mang lại những lợi ích 
thiết thực, giải quyết được những khó 
khăn hiện nay mà nền giáo dục đang gặp 
phải, đó là sự bất cập trong phân luồng 
học sinh, sự quá tải ở các trường đại học, 
sự mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân 
lực. Ngoài ra, đào tạo liên thông còn kích 
thích sự nỗ lực học tập của học sinh trung 
học chuyên nghiệp, trung cấp nghề để có 
thể học tiếp lên cao đẳng và đại học, thỏa 
mãn nhu cầu học tập suốt đời của xã hội. 
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chú 
trọng xây dựng hệ thống đào tạo liên 
thông, nhằm hoàn thiện hệ thống đào tạo 
giáo dục đại học tại Việt Nam. 
Hệ thống đào tạo liên thông tại Việt 
Nam là một vấn đề mới và đang còn 
Tư liệu tham khảo Số 59 năm 2014 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 192
trong giai đoạn nghiên cứu của hệ thống 
giáo dục Việt Nam; đặc biệt đối với một 
số ngành học còn đang trong thời gian 
thử nghiệm tại một số trường học. Đào 
tạo liên thông là một hình thức đào tạo 
mới mẻ và. Đào tạo liên thông là cách tốt 
nhất để các cơ sở đào tạo cải tiến chương 
trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu giáo dục 
ngày càng cao của xã hội trong xu thế hội 
nhập quốc tế hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam – Hướng tới tương 
lai – Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia. 
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2001), Hội thảo xây dựng chương trình đào tạo liên thông, 
Ban chỉ đạo xây dựng chương trình liên thông. 
3. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb Đại 
học quốc gia Hà Nội. 
4. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kĩ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân 
lực, Nxb Giáo dục. 
5. Trần Khánh Đức (2004), Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO 
& TQM, Nxb Giáo dục. 
6. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lí chất lượng giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc 
gia Hà Nội. 
7. Allan C. Ornstein, Francis P. Hunkins (1998), Curriculum: Foundations, Principles, 
and Issues (3rd Edition), Allyn and Bacon. 
8. Kim Dung Nguyen (2003), International Practices in Quality Assurance for Higher 
Education Teaching and Learning: Prospects and Possibilities for Viet Nam, 
Submitted in total fulfilment of the requirements of the degree of Doctor of 
Philosophy. 
9. Leslie Rae (1997), How to Meassure Training Effectiveness (3rd Edition), Gower 
Publishing Limited. 
10. Ronal C. Doll (1996), Curriculum Improvement: Decision Making and Process (9th 
Edition). Allyn and Bacon. 
11. 
la-gi/t430819/ 
12. 
00&TinChinh=0&id_TinTuc=1959&TrangThai=BanTin 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 07-3-2014; ngày phản biện đánh giá: 13-5-2014; 
ngày chấp nhận đăng: 14-6-2014) 

File đính kèm:

  • pdflien_thong_va_nhu_cau_dao_tao_nguon_nhan_luc_tai_viet_nam.pdf