Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng cho nam sinh viên học môn tự chọn bóng chuyền Trường Đại học Tân Trào

Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 06 bài tập sức mạnh tốc độ để nâng cao

hiệu quả kỹ thuật đập bóng. Ứng dụng các bài tập cho nam sinh viên học môn tự

chọn bóng chuyền trường Đại học Tân Trào đều có hiệu quả cao so với trước đây

pdf 5 trang yennguyen 8360
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng cho nam sinh viên học môn tự chọn bóng chuyền Trường Đại học Tân Trào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng cho nam sinh viên học môn tự chọn bóng chuyền Trường Đại học Tân Trào

Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng cho nam sinh viên học môn tự chọn bóng chuyền Trường Đại học Tân Trào
No.15_Mar 2020|Số 15 – Tháng 3 năm 2020|p.104-108 
104 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
ISSN: 2354 - 1431 
Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập 
bóng cho nam sinh viên học môn tự chọn bóng chuyền Trường Đại học Tân Trào 
Lục Hưng Quốca*
 aTrường Đại học Tân Trào 
*Email: hungquoctq@gmail.com 
Thông tin bài viết Tóm tắt 
Ngày nhận bài: 
08/02/2020 
Ngày duyệt đăng: 
10/3/2020 
Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 06 bài tập sức mạnh tốc độ để nâng cao 
hiệu quả kỹ thuật đập bóng. Ứng dụng các bài tập cho nam sinh viên học môn tự 
chọn bóng chuyền trường Đại học Tân Trào đều có hiệu quả cao so với trước đây 
Từ khóa: 
Bài tập; sức mạnh tốc độ; 
kỹ thuật đập bóng; 
bóng chuyền; 
Đại học Tân Trào. 
1. Đặt vấn đề 
Bóng chuyền là môn học tự chọn trong học phần 
Giáo dục thể chất của Trường Đại học Tân Trào. Cũng 
như các môn thể thao khác, môn bóng chuyền giúp 
cho sinh viên phát triển toàn diện các tố chất thể lực: 
“Nhanh, mạnh, bền bỉ, khéo léo” và là môn học thu 
hút được sinh viên tham gia tập luyện. 
Kỹ thuật đập bóng là kỹ thuật tấn công được coi là 
quan trọng nhất của bóng chuyền. Sử dụng kỹ thuật 
này có thể có điểm trực tiếp hoặc tạo cơ hội tốt để 
thắng điểm ở pha bóng tiếp theo. Muốn dứt điểm có 
hiệu quả thì các pha đập bóng cần phải nhanh, mạnh, 
liên tục mới có thể làm khó được đối phương trong thi 
đấu. Để đạt được như vậy thì sức mạnh tốc độ trong 
các pha đập bóng là rất quan trọng. 
Qua thực tế quan sát các nam sinh viên tập luyện 
và thi đấu, chúng tôi thấy rằng, mặc dù các em tập 
luyện tự giác, tích cực và chăm chỉ với tinh thần rất 
cao nhưng việc thực hiện các kỹ thuật còn ở mức hạn 
chế. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi đã xây dựng 
nghiên cứu “Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc 
độ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng cho 
nam sinh viên học môn tự chọn bóng chuyền trường 
Đại học Tân Trào”. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp 
thường quy trong thể dục thể thao (TDTT) như: 
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương 
pháp phỏng vấn tọa đàm; Phương pháp toán học thống 
kê, Phương pháp kiểm tra sư phạm, Phương pháp thực 
nghiệm sư phạm. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Lựa chọn bài tập 
Qua quá trình quan sát việc tập luyện của nam sinh 
viên học môn tự chọn bóng chuyền còn yếu kém thể 
hiện qua thành tích học tập và thi đấu. Kết hợp cơ sở 
lý luận và thực tiễn của kỹ thuật đập bóng và các yếu 
tố ảnh hưởng tới kỹ thuật đập bóng như: Thể lực, kỹ 
thuật, tâm lý và thực trạng việc sử dụng các bài tập 
phát triển sức mạnh tốc độ của các giáo viên, huấn 
luyện viên khác, chúng tôi cho rằng các bài tập lựa 
chọn phải đảm bảo yêu cầu các nguyên tắc và phương 
pháp trong quá trình tập luyện. Từ những cơ sở và 
L.H.Quoc/ No.15_Mar 2020|p.104-108 
105 
thực tiễn nêu trên cho phép chúng tôi đi đến lựa chọn 
một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng 
cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng cho nam sinh viên học 
môn tự chọn bóng chuyền trường Đại học Tân Trào. 
Để có thể lựa chọn được các bài tập chúng tôi đề ra 
các nguyên tắc sau: 
Nguyên tắc 1: Các bài tập lựa chọn phải nhằm 
mục đích nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng cho 
nam sinh viên học môn tự chọn bóng chuyền. 
Nguyên tắc 2: Các bài tập được lựa chọn phải đảm 
bảo độ tin cậy và mang tính thông báo cần thiết đối 
với đối tượng nghiên cứu. 
Nguyên tắc 3: Các bài tập phải mang tính khoa 
học, phù hợp với đối tượng nghiên cứu, hình thức tập 
luyện đơn giản. 
Dựa vào các nguyên tắc đã đề ra, chúng tôi đã tiến 
hành phỏng vấn 15 giảng viên, huấn luyện viên (HLV) 
có kinh nghiệm để có kết luận khách quan về lựa chọn 
các bài tập. Để thuận tiện cho việc trả lời, chúng tôi 
quy định trong phiếu hỏi về mức độ hiệu quả của bài 
tập được đánh giá theo thang điểm sau: 
+ Ưu tiên 1: 3 điểm. 
+ Ưu tiên 2: 2 điểm. 
+ Ưu tiên 3: 1 điểm. 
Sau khi thực hiện phỏng vấn, chúng tôi thu được 
kết quả ở bảng sau: 
Bảng 1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập 
(n=15) 
Căn cứ vào kết quả ở bảng 1, chúng tôi lựa chọn 
được một số bài tập mà phần lớn các ý kiến của các 
giảng viên, HLV sử dụng mức ưu tiên 1 (chiếm 80%) 
và đạt từ 40 điểm trở lên (điểm tối đa là 45 điểm). 
Như vậy qua quá trình phỏng vấn chúng tôi đã lựa 
chọn được 6 bài tập có mức độ ưu tiên cao để đưa vào 
thực nghiệm đó là các bài tập: 
* Bài tập 1: Nằm sấp chống đẩy 20 lần 
- Mục đích: Phát triển sức mạnh nhóm cơ vai. 
- Kỹ thuật thực hiện: Nằm sấp ở tư thế thẳng đứng 
đầu ngửa. 
- Khối lượng tập luyện: Thực hiện 3 tổ, mỗi tổ 20 lần. 
- Thời gian nghỉ giữa các tổ: 2 phút. 
- Yêu cầu: Thực hiện với tần số tối đa. 
* Bài tập 2: Ném bóng xa (mét) 
- Mục đích: Phát triển sức mạnh bả vai. 
- Kỹ thuật thực hiện: Người thực hiện đứng chân 
trước chân sau, chân thuận ở sau, tây thuận cầm bóng 
ở phía trước, khi có hiệu lệnh của giáo viên người 
thực hiện chuyển trọng tâm từ chân trước ra chân sau, 
tay cầm bóng đưa từ trước lên cao ra sau và ném quả 
bóng đi xa hết mức có thể, cứ tiếp tục như vậy cho đủ 
20 lần. 
- Khối lượng tập luyện: thực hiện 3 tổ, mỗi tổ 20 lần. 
- Thời gian nghỉ giữa: 30s. 
* Bài tập 3: Bật bục cao 40cm (s). 
- Mục đích: Phát triển các nhóm cơ đầu cẳng chân 
và cơ đùi. 
- Kỹ thuật thực hiện: Một chân đặt dưới mặt sân 
tập, chân kia bật cao so với mặt sân, lần lượt hai chân 
bật nhảy đổi vị trí luân phiên cho nhau. 
- Khối lượng tập luyện: Thực hiện 2 tổ, mỗi tổ 1 
phút. 
- Thời gian nghỉ giữa các tổ là 2 phút. 
- Yêu cầu: Bật nhanh, đầu gối phải vuông góc. 
* Bài tập 4: Nằm ngửa trên mặt sân tập cơ 
bụng liên tục 20 lần 
- Mục đích: Phát triển sức mạnh nhóm cơ bụng 
- Kỹ thuật thực hiện: Nằm ngửa trên mặt sân 2 tay 
để sau lưng, siết chặt cơ mông và phần bụng dưới và 
dùng cơ hông để đẩy phần chân thẳng lên cao sau đó 
từ từ hạ chân xuống nhưng không chạm đất. 
- Khối lượng tập luyện: Thực hiện 3 tổ, mỗi tổ 20 lần 
- Thời gian nghỉ giữa: 1 phút 
L.H.Quoc/ No.15_Mar 2020|p.104-108 
106 
- Yêu cầu: Thực hiện tích cực, chân lên phải thằng 
và khi xuống chân không được chạm đất. 
* Bài tập 5: Đập cầu 15 lần tính thời gian 
- Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ trong 
các pha đập bóng. 
- Kỹ thuật thực hiện: Một người phục vụ tung 
bóng, người thực hiện đứng ở gần khu vực tấn 
công, khi người phục vụ tung bóng, người thực 
hiện nhanh chóng di chuyển thực hiện 3 bước đà 
đập bóng rồi nhanh chóng tiến về vị trí ban đầu, cứ 
như vậy thực hiện hết 15 lần tính thời gian. 
- Khối lượng tập luyện: thực hiện 2 tổ, mỗi tổ 
15 lần tính thời gian. 
- Thời gian nghỉ giữa: 2 phút. 
- Yêu cầu: Thực hiện với tần số tối đa. 
* Bài tập 6: Tại chỗ bật nhảy đập bóng liên tục 
1 phút không bóng. 
 - Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ động tác 
đập bóng. 
- Kỹ thuật thực hiện: Người thực hiện đứng tại chỗ 
mô phỏng kỹ thuật đập bóng liên tục trong thời gian 1 
phút. 
- Khối lượng tập luyện: Thực hiện 3 tổ, mỗi tổ 1 phút. 
- Thời gian nghỉ giữa: 2 phút. 
- Yêu cầu: thực hiện tích cực. 
3.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập 
3.2.1. Tổ chức ứng dụng 
Để giúp cho quá trình tập luyện đạt được kết quả 
tốt, trước khi vào thực nghiệm chúng tôi xây dựng kế 
hoạch tập luyện và lập tiến trình theo kế hoạch như 
sau: 
- Thời gian thực nghiệm: 3 tháng từ tháng 9 đến 
tháng 12 năm 2019 
- Địa điểm thực nghiệm: Trường Đại học Tân Trào 
- Đối tượng thực nghiệm: 20 nam sinh viên học 
môn tự chọn bóng chuyền Trường Đại học Tân Trào, 
được chia làm hai nhóm: Nhóm thực nghiệm và Nhóm 
đối chứng, mỗi nhóm gồm 10 sinh viên được tiến 
hành trên cùng một địa điểm, cùng tập luyện, cùng 
trình độ, nhưng nội dung bài tập để nâng cao hiệu quả 
kĩ thuật đập bóng của hai nhóm là khác nhau: 
10 nam sinh viên thực nghiệm tập các bài tập do 
đề tài lựa chọn. 
10 nam sinh viên đối chứng tập theo giáo án 
chung. 
Căn cứ vào mục đích tập luyện, thời gian tập luyện 
chúng tôi xây dựng một tiến trình tập luyện như sau: 
Bảng 2: Tiến trình tập luyện cho nhóm thực 
nghiệm. 
Quá trình ứng dụng các bài tập được tiến hành 
trong giờ học ngoại khóa với thời gian 3 tháng, mỗi 
tuần 3 buổi, mỗi buổi 120 phút, mỗi buổi dành ít nhất 
30 phút cho việc nâng cao kĩ thuật đập bóng cho nam 
sinh viên học môn tự chọn bóng chuyền của Trường. 
3.2.2. Kết quả thực nghiệm 
Qua quá trình phỏng vấn 10 giảng viên, HLV, 
chúng tôi lựa chọn ra các Test đặc trưng nhất để kiểm 
tra sức mạnh tốc độ đập bóng của nam sinh viên học 
môn tự chọn bóng chuyền trường Đại học Tân Trào để 
phỏng vấn. 
Chúng tôi quy định trong phiếu hỏi về mức độ hiệu 
quả của bài tập được đánh giá theo 3 mức độ ưu tiên 
sau: 
+ Ưu tiên 1: 3 điểm 
+ Ưu tiên 2: 2 điểm 
+ Ưu tiên 3: 1 điểm 
Bảng 3: Kết quả phỏng vấn lựa chọn Test kiểm tra 
sức mạnh tốc độ đập bóng cho nam sinh viên học môn 
tự chọn bóng chuyền trường Đại học Tân Trào (n=10) 
Từ kết quả ở bảng 3 cho thấy: Để đánh giá được 
hiệu quả kỹ thuật đập cầu các ý kiến của các giảng 
viên, HLV đều tập trung vào 3 test: Đập bóng liên tục 
có người phục vụ /1 phút (lần); Đập bóng vị trí số 2 và 
L.H.Quoc/ No.15_Mar 2020|p.104-108 
107 
số 4/ 1 phút (lần); Đập bóng vị trí số 2 , số 3 và số 4/ 1 
phút (lần). (với đại đa số các ý kiến đều chọn mức ưu 
tiên 1 có điểm từ 27 điểm trờ lên). 
* Các Test được mô tả như sau: 
Test 1: Đập bóng liên tục có người phục vụ /1 
phút (lần) 
- Mục đích: Phát triển sức mạnh ở chân, bả vai, cổ 
tay. 
- Cách tiến hành: Người phục vụ tung bóng ở vị trí 
số 4, người thực hiện đứng ở khu vực tấn công vị trí 
số 4 thực hiện đập bóng liên tục, cứ như vậy thực hiện 
trong 1 phút có tính số lần. 
Test 2: Đập bóng vị trí số 2 và số 3/ 1 phút (lần) 
- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cổ tay, cẳng 
tay, cánh tay. 
- Cách tiến hành: Người phục vụ đứng ở vị trí số 3 
tung bóng. Người thực hiện di chuyển đập bóng từ vị 
trí số 2 kết thúc pha bóng nhanh tróng di chuyển tới vị 
trí số 3 đập bóng, cứ như thế thực hiện trong 1 phút 
tính số lần đập bóng. 
Test 3: Đập bóng vị trí số 2 , số 3 và số 4/ 1 phút 
(lần) 
- Mục đích: Phát triển sức mạnh của toàn thân, kết 
hợp lực toàn thân để đập bóng. 
- Cách tiến hành: 3 người phục vụ đứng ở 3 vị trí 
số 2, 3,4 tung bóng. Người thực hiện di chuyển đập 
bóng chính diện từ vị trí số 4, 3. 2 cứ như thế thực 
hiện trong 1 phút tính số lần đập bóng.. Cứ tiếp tục 
như vậy cho hết 1 phút, tính sô lần. 
Để có sự đánh giá hiệu quả của các bài tập, đề tài 
tiến hành hành lấy số liệu ban đầu về hiệu quả đập 
bóng của cả 2 nhóm, chúng tôi thu được ở bảng 4: 
Bảng 4: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm thể 
hiện sức mạnh tốc độ trong kỹ thuật đập bóng của 
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (nA = nB = 10)
Qua bảng kết quả thống kê trên chúng tôi thấy 
thành tích của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng 
trước thực nghiệm là tương đương nhau, chênh lệch 
nhau không đáng kể, ở cả 3 Test kiểm tra có ttính = tbảng 
ở ngưỡng xác suất P > 0,05. 
Bảng 5: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm thể hiện 
sức mạnh tốc độ trong kỹ thuật đập bóng của nhóm 
thực nghiệm và nhóm đối chứng (nA = nB = 10) 
Qua bảng trên đề tài thấy kết quả 3 nội dung (Test) 
của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Sự 
khác biệt về thành tích của nhóm thực nghiệm và 
nhóm đối chứng là có ý nghĩa (ttính > tbảng với P < 
0,05). Điều này khẳng định các bài tập mà đề tài lựa 
chọn, ứng dụng vào quá trình huấn luyện đã có tác 
dụng làm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng cho 
nam sinh viên học môn tự chọn bóng chuyền Trường 
Đại học Tân Trào. 
Để thể hiện một cách nhìn toàn diện nhất về hiệu 
quả các bài tập đã được lựa chọn chúng tôi tiến hành 
tính nhịp độ tăng trưởng của các test ở nhóm đối 
chứng và nhóm thực nghiệm. Kết quả được trình bày 
ở bảng 6. 
Bảng 6. Nhịp độ tăng trưởng về thành tích của hai 
nhóm sau 3 tháng thực nghiệm. 
Qua bảng 6 cho thấy nhịp độ tăng trưởng của của 
cả 2 nhóm đều tăng, song nhịp độ tăng trưởng của 
nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối 
chứng. Như vậy các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ 
trong đập bóng do đề tài lựa chọn đã có hiệu quả hơn 
hẳn so với các bài tập sử dụng trước đây. 
4. Kết luận 
Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 06 bài tập 
phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu kỹ 
thuật đập bóng cho nam sinh viên học môn tự chọn 
bóng chuyền Trường Đại học Tân Trào, đó là: (1) 
Nằm sấp chống đẩy 20 lần; (2) Ném bóng xa (mét); 
(3) Bật bục cao 40cm (s); (4) Nằm ngửa trên mặt sân 
tập cơ bụng liên tục 20 lần; (5) Bật nhảy đập bóng 15 
L.H.Quoc/ No.15_Mar 2020|p.104-108 
108 
lần tính thời gian; (6) Tại chỗ bật nhảy đập bóng liên 
tục 1 phút không bóng. 
Các bài tập bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả sau 
3 tháng thực nghiệm, với độ tin cậy ở ngưỡng xác suất 
p < 0,05. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Xuân Hùng, Lê Đức Chương, (2010), 
Giáo trình Huấn luyện bóng chuyền, Nxb Thông tin 
và Truyền thông. 
2. Đinh Văn Lẫm, Đinh Thị Mai Anh (2014), Giáo 
trình bóng chuyền, Nxb Thể Dục Thể Thao, Hà Nội. 
3. Trịnh Hữu Lộc, Huỳnh Đắc Tiến (2012), Giáo 
trình bóng chuyền, Nxb Đại học Quốc Gia thành phố 
Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 
4. Nguyễn Văn Sơn, Giao Thị Kim Đông, Nguyễn 
Thị Hùng (2016), Toán thống kê trong thể dục thể 
thao, Nxb Thông tin và Truyền thông. 
5. Nguyễn Tiên Tiến (2017), Lý thuyết phương 
pháp nghiên cứu khoa học trong thể dục thể thao, Nxb 
Giáo dục. 
6. Nguyễn Toán, Nguyễn Sĩ Hà (2015), Lý luận và 
phương pháp TDTT, Nxb Đại học Quốc gia Thành 
phố Hồ chí Minh. 
7. Trường đại học TDTT – Bắc Ninh (2016 ) Luật 
bóng chuyền, lý luận và phương pháp giảng dạy môn 
bóng chuyền, Nxb Trường Đại học TDTT Từ Sơn, 
Bắc Ninh. 
Selecting exercises for developing the power of speed to improve the efficiency 
techniques for male students in volleyball elective at Tan Trao University 
Luc Hung Quoc 
Article info Abstract 
Recieved: 
08/02/2020 
Accepted: 
10/3/2020 
The results of the study have selected 06 speed-strength exercises to improve the 
efficiency of the volleyball smashing technique. Application of exercises for male 
students studying volleyball elective at Tan Trao University is highly effective than 
before. 
Keywords: 
Exercise; speed power; 
technique of smashing; 
volleyball, Tan Trao 
University. 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_bai_tap_phat_trien_suc_manh_toc_do_nham_nang_cao_hi.pdf