Lựa chọn bảo tồn trước sức ép từ phát triển: Trường hợp Voọc chà vá chân nâu trên Bán đảo Sơn Trà
Nằm về phía Đông Bắc thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp vịnh Đà Nẵng thuộc vành đai biên giới biển Việt Nam, phía Đông Bắc và Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp đất liền, bán đảo Sơn Trà hội tụ
đủ ba yếu tố về kinh tế, quốc phòng an ninh và bảo tồn thiên
nhiên. Tổng diện tích tự nhiên là 4.439 ha, điểm cao nhất so với
mặt nước biển 696 mét (Thái Văn Quang, 2016).
Ngay từ những ngày đầu đất nước thống nhất, hoạt động
bảo tồn thiên nhiên đã được đặt là ưu tiên hàng đầu tại khu
vực này. Theo Quyết định số 41/TTg ngày 21/01/1977 của Thủ
tướng Chính phủ, bán đảo Sơn Trà là một trong 10 khu rừng
cấm đầu tiên, với diện tích khoảng 4.000 ha. Đây cũng là khu
bảo tồn thiên nhiên (BTTN) duy nhất nằm trong nội thành của
một thành phố lớn trực thuộc trung ương ở Việt Nam.
Điểm mấu chốt, đặc trưng của Sơn Trà là tổng hòa của hệ sinh
thái rừng và biển với những loài đặc hữu và rạn san hô. Bán đảo
Sơn Trà là một phần của Vùng sinh thái Trường Sơn - một trong
200 vùng sinh thái tiêu biểu toàn cầu (WWF, 2010), là nơi trú
ngụ của nhiều loài sinh vật độc đáo. Khu vực này có 985 loài
thực vật bậc cao có mạch thuộc 143 họ. Trong đó, 143 loài có
giá trị dược liệu, 140 loài có giá trị cây cảnh, 31 loài có giá trị
đan lát, 134 loài có giá trị cung cấp gỗ, 57 loài cho củ quả, và
có 22 loài quý hiếm. Hệ động vật gồm gần 300 loài thuộc 106
họ, trong đó có 29 loài thuộc nguồn gen quý, hiếm cần ưu tiên
bảo tồn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn bảo tồn trước sức ép từ phát triển: Trường hợp Voọc chà vá chân nâu trên Bán đảo Sơn Trà
LỰA CHỌN BẢO TỒN TRƯỚC SỨC ÉP TỪ PHÁT TRIỂN: Trường hợp Voọc chà vá chân nâu trên Bán đảo Sơn Trà Nguyễn Hoàng Phượng Trần Hữu Vỹ Nguyễn Thị Hà Trang Bùi Văn Tuấn Hoàng Quốc Huy Lê Thị Trang Trần Thị Kim Ly ANNIVERSARY th Tháng 12-2016 Lời tựa Là quần thể rừng, biển nằm ngay trong nội thành thành phố Đà Nẵng, một điểm đến nổi tiếng của du khách trong nước và quốc tế ở miền Trung Việt Nam, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà là nơi hội tụ của vị trí địa lý trọng yếu, tiềm năng lớn cho đầu tư và phát triển du lịch, và bảo tồn thiên nhiên. Bán đảo Sơn Trà là nơi cư ngụ của gần 300 cá thể Voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), một trong những loài linh trưởng quý hiếm, được tôn vinh là “nữ hoàng linh trưởng” và có giá trị bảo tồn toàn cầu. Năm 2016, UBND thành phố Đà Nẵng đã chính thức chọn Voọc chà vá chân nâu làm hình ảnh nhận diện thành phố nhân sự kiện APEC 2017 sẽ được tổ chức tại đây. Tuy nhiên, sống trên một khu vực rừng bị cô lập và thường bị con người tác động, quần thể linh trưởng quý hiếm này đang bị đe dọa biến mất do sinh cảnh sống có nguy cơ bị thu hẹp bởi sự hiện diện của con người và hoạt động khai thác, phát triển ngày càng nhiều. Diện tích rừng đặc dụng bán đảo Sơn Trà đã bị suy giảm, và hiện chỉ còn 2.591,1 ha, trong khi có đến 17 dự án đầu tư du lịch, nghỉ dưỡng đã được cấp phép thực hiện với diện tích hơn 1.000 ha trên bán đảo vốn là nơi sinh sống của quần thể voọc này. Vài năm gần đây, các tổ chức và chuyên gia bảo tồn linh trưởng của Việt Nam và quốc tế đã nỗ lực lên tiếng, đối thoại với chính quyền địa phương, triển khai các hoạt động nghiên cứu, giám sát với hi vọng sẽ bảo tồn được nơi ở và đời sống hoang dã của quần thể “nữ hoàng” linh trưởng này. Kế thừa kết quả nghiên cứu của Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet), báo cáo này ghi nhận mối quan tâm và ủng hộ bước đầu của chính quyền địa phương về nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học trên bán đảo Sơn Trà. Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh biện pháp cần thiết và cấp thiết hiện nay là phải xây dựng được một cơ chế hợp tác đa bên giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp (nhà đầu tư), hiệp hội với các tổ chức bảo tồn, nhà khoa học và cộng đồng dân cư để cùng cam kết, chung tay hành động có trách nhiệm, bảo tồn bền vững tính nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên của bán đảo Sơn Trà cho thế hệ tương lai. Triển vọng này phụ thuộc rất lớn vào sự cân nhắc và quyết định của chính quyền thành phố Đà Nẵng trong việc lựa chọn mục tiêu quy hoạch và kế hoạch bảo tồn, phát triển bán đảo Sơn Trà lâu dài và bền vững, theo cách không hoặc ít phải đánh đổi nhất giữa lợi ích kinh tế của nhà đầu tư và di sản thiên nhiên của cộng đồng. LỰA CHỌN BẢO TỒN TRƯỚC SỨC ÉP TỪ PHÁT TRIỂN: Trường hợp Voọc chà vá chân nâu trên Bán đảo Sơn Trà 3 Nằm về phía Đông Bắc thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp vịnh Đà Nẵng thuộc vành đai biên giới biển Việt Nam, phía Đông Bắc và Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp đất liền, bán đảo Sơn Trà hội tụ đủ ba yếu tố về kinh tế, quốc phòng an ninh và bảo tồn thiên nhiên. Tổng diện tích tự nhiên là 4.439 ha, điểm cao nhất so với mặt nước biển 696 mét (Thái Văn Quang, 2016). Ngay từ những ngày đầu đất nước thống nhất, hoạt động bảo tồn thiên nhiên đã được đặt là ưu tiên hàng đầu tại khu vực này. Theo Quyết định số 41/TTg ngày 21/01/1977 của Thủ tướng Chính phủ, bán đảo Sơn Trà là một trong 10 khu rừng cấm đầu tiên, với diện tích khoảng 4.000 ha. Đây cũng là khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) duy nhất nằm trong nội thành của một thành phố lớn trực thuộc trung ương ở Việt Nam. Điểm mấu chốt, đặc trưng của Sơn Trà là tổng hòa của hệ sinh thái rừng và biển với những loài đặc hữu và rạn san hô. Bán đảo Sơn Trà là một phần của Vùng sinh thái Trường Sơn - một trong 200 vùng sinh thái tiêu biểu toàn cầu (WWF, 2010), là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật độc đáo. Khu vực này có 985 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 143 họ. Trong đó, 143 loài có giá trị dược liệu, 140 loài có giá trị cây cảnh, 31 loài có giá trị đan lát, 134 loài có giá trị cung cấp gỗ, 57 loài cho củ quả, và có 22 loài quý hiếm. Hệ động vật gồm gần 300 loài thuộc 106 họ, trong đó có 29 loài thuộc nguồn gen quý, hiếm cần ưu tiên bảo tồn. Đặc trưng nhất của hệ thống rừng đặc dụng Sơn Trà chính là nơi sinh sống của quần thể voọc chà vá chân nâu, một loài đặc Hình 1: Bản đồ vị trí bán đảo Sơn Trà (STNMT Đà Nẵng, 2016) Giới thiệu 4 Trung tâm Con người và Thiên nhiên | Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh (GreenVIET) hữu của khu vực Đông Dương. Ở Việt Nam chỉ còn lại khoảng 1.500 cá thể, trong đó, bán đảo Sơn Trà có khoảng 300 cá thể. Đây là loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ ở Việt Nam và cũng thuộc nhóm nguy cấp (EN - Endangered Species) theo phân hạng của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN). Không chỉ có hệ động thực vật phong phú, Sơn Trà là bán đảo đặc biệt vốn được ví như “lá phổi xanh” điều tiết khí hậu và là bức bình phong chặn gió bão cho thành phố Đà Nẵng. Với những điều kiện ưu đãi của thiên nhiên, hoạt động thương mại dịch vụ trên bán đảo Sơn Trà ngày càng phát triển theo hướng khai thác lợi thế du lịch sinh thái rừng và biển. Từ năm 2008 đến nay, hệ sinh thái bán đảo Sơn Trà bị tác động nghiêm trọng bởi các hoạt động phát triển kinh tế như xây dựng nhà cửa, mở đường giao thông và phát triển hạ tầng du lịch. Theo số liệu Sở NN-PTNT thành phố Đà Nẵng, có 17 dự án, với diện tích 1.029,61 ha đã được phê duyệt trên bán đảo Sơn Trà; hay trong Quy hoạch tổng thể Sơn Trà thành khu du lịch quốc gia thì có tới khoảng 30 dự án phát triển được đưa vào kế hoạch (GreenViet, 2016). Dưới sức ép của phát triển, diện tích bảo vệ của KBTTN bán đảo Sơn Trà, do đó, cũng bị thu hẹp dần qua thời gian. Từ diện tích 4.439 ha, theo Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng của cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030, diện tích KBTTN Sơn Trà chỉ còn 2.591,1 ha. Diện tích liên tục bị thu hẹp, sinh cảnh sống bị chia cắt bởi các khu du lịch và đường giao thông trên bán đảo, lượng khách du lịch ngày càng đông, thiếu kiểm soát và thiếu thiếu ý thức bảo vệ môi trường là những mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với loài voọc chà vá chân nâu trên bán đảo Sơn Trà. LỰA CHỌN BẢO TỒN TRƯỚC SỨC ÉP TỪ PHÁT TRIỂN: Trường hợp Voọc chà vá chân nâu trên Bán đảo Sơn Trà 5 Tại sao phải bảo tồn vọoc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà? Việt Nam được xếp là một trong 20 quốc gia sinh thái đa dạng nhất trên toàn cầu; và là một trong 12 quốc gia có độ đa dạng linh trưởng cao nhất trên thế giới. Trong số 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng nhất trên thế giới, 03 loài chỉ được tìm thấy ở Việt Nam. Đáng buồn là Việt Nam cũng đứng trong top 3 quốc gia có nhiều loài linh trưởng bị đe dọa tuyệt chủng nhất thế giới, chỉ sau Madagascar, và cùng ở vị trí thứ hai với Indonesia1. Nếu như nước Mỹ gắn liền với hình ảnh đại bàng đầu trắng, nước Nga với loài gấu nâu Siberia, nước Úc với loài chuột túi Kangaroo, Trung Quốc với loài gấu trúc, những loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam hoàn toàn xứng đáng trở thành một phần không thể thiếu của bản sắc và tiềm năng thiên nhiên quốc gia. Là loài nhiều màu sắc nhất trong các loài voọc, chà vá chân nâu được coi là loài đẹp nhất trong các loài linh trưởng trên thế giới. Vì được mệnh danh là “Nữ hoàng linh trưởng”, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã chọn loài vọoc này làm hình ảnh đại diện cho Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017. Tầm quan trọng của bảo tồn voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà 1. Theo “Bảo vệ linh trưởng Việt Nam bên bờ vực thẳm”, Jonathan Charles Eames, Nguyễn Văn Trường, Lê Khắc Quyết, Nhà xuất bản Thông tấn xã Việt Nam, 2016. Bán đảo Sơn Trà là nơi dễ dàng để quan sát voọc chà vá chân nâu nhất trên thế giới, do đó, nếu được bảo tồn đúng cách, voọc hoàn toàn có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường lâu dài cho địa phương. Theo BQL bán đảo Sơn Trà, và các bãi biển du lịch Đà Nẵng lượng khách đến bán đảo Sơn Trà và bãi biển cận kề có xu hướng tăng nhanh từ năm 2012 và đến năm 2015 đạt hơn 1,1 triệu lượt khách. UBND thành phố đã cấp phép cho 05 tuyến tham quan gồm 03 tuyến trên núi, 02 tuyến dưới nước và 08 điểm tham quan gồm 04 điểm trên núi, 02 điểm san hô, 02 điểm giao doanh nghiệp khai thác. Các tuyến kết nối các điểm dừng chân hình thành được tour đặc trưng – sinh thái rừng, biển của Sơn Trà được du khách đánh giá cao. Vì vậy, hoạt động tham quan voọc chà vá chân nâu là khả thi và tiềm năng tạo dấu ấn đặc trưng không đâu có được cho du lịch sinh thái ở bán đảo Sơn Trà. Tính cấp thiết của việc bảo tồn vọoc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà Áp lực phát triển tại Sơn Trà đang đặt loài này trên bờ vực tuyệt chủng do mất dần sinh cảnh và chất lượng môi trường sống. Tập tính của loài vọoc vá chân nâu là ăn, nghỉ, ngủ trong một thời điểm nhất định, ngay cả thức ăn trong ngày cũng khác nhau và tùy theo mùa, chúng sống và di chuyển chính trên cây. Do đó, việc xây dựng các khu du lịch và mở đường giao thông trên bán đảo đã chia cắt sinh cảnh sống của đàn voọc khiến sự tách nhập đàn voọc gặp khó khăn dẫn đến khả năng thoái hóa gen vì giao phối cận huyết. 6 Trung tâm Con người và Thiên nhiên | Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh (GreenVIET) Những khu vực đất lâm nghiệp đã giao khoán, người dân trồng cây ăn quả thay thế cho các cây lâm nghiệp bản địa cũng làm suy giảm nguồn thức ăn cho voọc; trong khi các cơ sở kinh doanh như quán nhậu, cà phê và lượng lớn khách du lịch tự do ra vào gây ồn ào làm gia tăng nguy cơ gây căng thẳng cho đàn voọc, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chúng về lâu dài. Thậm chí, lợi dụng việc tự do đi lại trên Sơn Trà, các đối tượng săn bắn đã vào vùng lõi rừng đặc dụng lập lán trại, bẫy và bắn 02 cá thể voọc vào ngày 30/3/2015 và một cá thể voọc vào ngày 2/9/2015. Nghiêm trọng hơn, vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016, các hộ dân nhận giao khoán rừng tại tiểu khu 63, 64 đã tự ý mở đường, dựng lán trại và phát hơn 10 ha rừng vốn là khu vực sống của 16 đàn voọc với khoảng 160 cá thể chà vá chân nâu, chiếm hơn 1/2 tổng số cá thể voọc hiện có trên bán đảo. Mặc dù vụ việc đã được cơ quan chức năng xử lý trong năm 2016 nhưng là hồi chuông báo động về yêu cầu cấp thiết phải bảo tồn loài voọc – một biểu tượng của thành phố Đà Nẵng. LỰA CHỌN BẢO TỒN TRƯỚC SỨC ÉP TỪ PHÁT TRIỂN: Trường hợp Voọc chà vá chân nâu trên Bán đảo Sơn Trà 7 Áp lực từ các dự án phát triển và sự thu hẹp của rừng đặc dụng Được chính thức thành lập năm 1977, trải qua 40 năm, khu rừng đặc dụng Sơn Trà đã trải qua 5 lần thay đổi diện tích. Với vị trí cô lập, xung quanh là đô thị và biển, Khu BTTN Sơn Trà hoàn toàn không có cơ hội để mở rộng diện tích; mà ngược lại,diện tích rừng ưu tiên bảo vệ liên tục bị thu hẹp qua các thời kỳ. Bảng dưới đây mô tả các chính sách quy hoạch và quyết định điều chỉnh diện tích bán đảo Sơn Trà qua các giai đoạn. Theo quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, diện tích quy hoạch Khu BTTN Sơn Trà đến năm 2020 sẽ là 2.591,1 ha. Câu hỏi đặt ra, với diện tích như hiện nay liệu có đủ đảm bảo sinh cảnh sống cho hơn khoảng 300 loài động vật, trong đó có nhiều loài thuộc nguồn gen quý, hiếm, cần ưu tiêu bảo tồn trong tương lai? Các mối đe dọa cho bảo tồn voọc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà 8 Trung tâm Con người và Thiên nhiên | Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh (GreenVIET) Bảng 1 – Các quy hoạch và quyết định điều chỉnh diện tích bán đảo Sơn Trà, 1976 – 2016 Quyết định Thay đổi diện tích và cơ quan quản lý bán đảo Sơn Trà Quyết định 293/QĐ-UB ngày 25/6/1976 UBND cách mạng tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng về việc bảo vệ, khôi phục lại rừng ở Bán đảo Sơn Trà Chưa rõ diện tích Quyết định 41/TTg ngày 21/01/1977 của Thủ tướng chính phủ ban hành về thành lập 10 khu rừng cấm của Việt Nam Diện tích khoảng 4.000 ha, gồm toàn bộ bán đảo Sơn Trà và vùng xung quanh chân núi kéo dài với bán kính 500m Quyết định 447/LN-KL ngày 02/10/1992 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về phê duyệt Luận chứng Kinh tế-Kỹ thuật xây dựng KBTTN Sơn Trà thành phố Đà Nẵng Khu rừng cấm được đổi thành khu BTTN Sơn Trà theo với quy mô lâm phận là 4.439 ha (trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2.595 ha và phân khu phục hồi sinh thái là 1.844 ha) Giao cho ban quản lý khu BTTN Sơn Trà quản lý. Quyết định 6758/QĐ-UBND ngày 20/9/2008 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2008 – 2020 Diện tích rừng đặc dụng và đất rừng đặc dụng thuộc khu BTTN Sơn Trà còn 2.591,1 ha, trong đó: 2.320 ha diện tích rừng tự nhiên, 192,1 ha rừng trồng và 79 ha đất trống, đồi núi trọc. Khu BTTN Sơn Trà chuyển về Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn quản lý. Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Khu BTTN Sơn Trà đổi tên thành Khu dự trữ thiên nhiên với diện tích quy hoạch là 3.871 ha. Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng của cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khu dự trữ thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà có diện tích 2.591,1 ha. Quyết định 7263/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc giao rừng và đất lâm nghiệp ở khu BTTN Sơn Trà cho Hạt kiểm lâm Sơn Trà – Ngũ Hanh Sơn quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của KBTTN Sơn Trà là 2.536,7 ha Quyết định 7277/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc giao rừng và đất lâm nghiệp cho UBND phường Thọ Quang, quận Sơn Trà quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 1.072,6 ha, trong đó phần lớn diện tích nằm ngoài khu bảo tồn. Hiện nay, trên bán đảo Sơn Trà đã có 17 dự án đầu tư du lịch với diện tích 1.029,61 ha đã được chính quyền thành phố Đà Nẵng phê duyệt. Riêng trong đề án quy hoạch Sơn Trà thành khu du lịch sinh thái cấp quốc gia, Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch còn đề xuất đề án phát triển tại bán đảo Sơn Trà với 30 dự án với tổng diện tích hơn 1.000 ha, không kể xây thêm 30km đường quốc phòng và dân sinh. Chủ trương chuyển đổi hơn 1,000ha rừng và đất lâm nghiệp sang đất khác đã cho thấy định hướng của Đà Nẵng đối với bán đảo Sơn Trà không còn ưu tiên bảo vệ rừng hay bảo tồn ĐDSH mà là ưu tiên cho phát triển. Việc mở tuyến đường phía Đông Bắc bán đảo Sơn Trà phục vụ cho phát triển du lịch đã gây cô lập các loài động vật sống tại khu vực này. Nhiều vụ phá rừng đã xảy ra từ các quy hoạch cho dự án phát triển du lịch như khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa hay Bãi Bắc mở rộng. Vì thế, khu vực Tây Bắc Sơn Trà, nơi tập trung sinh cảnh sống chính của quần thể voọc chà vá chân nâu, hoàn toàn không ... Thủy, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời, Công ty Cổ phần Danatol, Doanh nghiệp tư nhân Suối Hoa, Doanh nghiệp tư nhân Trường Đại Phúc, Công ty Cổ phần Sơn Trà, Công ty Cổ phần Khai thác và Phát triển du lịch Hòa Phú Thành. Hiện nay, Sở NN&PTNT đang phối hợp với các đơn vị tư vấn xác định tổng mức chi trả và số lượng được thụ hưởng tiền DVM- TR theo Quyết định 7720/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc Quy định mức chi trả tiền DVMTR. Theo đó, mức chi trả áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ tính bằng 1,5% doanh thu thực hiện trong kỳ và bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2016. Dự kiến trong giai đoạn này, trung bình mỗi hộ gia đình nhận giao khoán bảo vệ rừng từ các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hoặc rừng tự nhiên (là rừng sản xuất) do UBND xã tạm quản lý sẽ nhận được 7-10 triệu/hộ/năm từ chi trả DVMTR khi chính sách này áp dụng vào thực tế. Hình ảnh voọc chà vá chân nâu đang được các doanh nghiệp hỗ trợ tuyên truyền để trở thành biểu tượng của du lịch Đà Nẵng. Các làng thủ công mỹ nghệ, công ty du lịch sử dụng hình ảnh voọc chà vá chân nâu để làm các hiện vật, quà tặng cho du khách. Công ty cổ phần Thiên Bách Minh đã hỗ trợ công tác tuyên truyền khi sử dụng hình ảnh voọc chà vá chân nâu tại 17 nhà chờ xe bus trong thành phố. Resort Intercontinental cũng làm 300 con voọc bông làm quà tặng giúp nâng cao nhận thức về nét đặc trưng ở bán đảo Sơn Trà. Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân (Galaxy Studio) hỗ trợ in ấn tranh ảnh về voọc chà vá chân nâu tặng cho 50 khách sạn trong thành phố để giới thiệu với các du khách về biểu tượng “nữ hoàng linh trưởng” của Đà Nẵng. Furama resort, Indochia tour, Hiệp hội du lịch Đà Nẵng và một số doanh nghiệp khác cũng tài trợ Chương trình Hành trình Tôi yêu Sơn Trà do GreenViet tổ chức nằm nâng cao nhận thức cho người dân về giá trị và tầm quan trọng của rừng và voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà. LỰA CHỌN BẢO TỒN TRƯỚC SỨC ÉP TỪ PHÁT TRIỂN: Trường hợp Voọc chà vá chân nâu trên Bán đảo Sơn Trà 19 Những nỗ lực và sự quan tâm bước đầu cho bảo tồn rừng và voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà Sự kết nối của các Tổ chức Khoa học và Công nghệ Sự kết nối của các tổ chức phi chính phủ với các cơ quan quản lý và khối doanh nghiệp tư nhân cũng tạo động lực và cơ hội mới cho hoạt động bảo tồn rừng và voọc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà. Nếu như trước đây Chi cục Bảo vệ Môi trường thiếu thông tin về tài nguyên ĐDSH tại bán đảo Sơn Trà nên sự tham gia vào các chính sách quản lý ĐDSH của Đà Nẵng còn hạn chế, thì từ năm 2013 đến nay nhờ hoạt động kết nối mà hoạt động của Chi cục đã có những tham gia tích cực. Chi cục đã phối hợp với nhiều đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông và giáo dục về bảo vệ môi trường như phối hợp với Trung tâm GreenViet tổ chức triển lãm ảnh về loài voọc chà vá chân nâu; phối hợp với Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Đà Nẵng để làm thủ tục công nhận cây đa di sản ở bán đảo Sơn Trà; tổ chức cuộc thi thiết kế về biểu tượng đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng. Đặc biệt từ năm 2015 đến nay, Chi cục Bảo vệ Môi trường đã tư vấn cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng ra nhiều quyết định như Quy hoạch tổng thể ĐDSH thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; hoặc gửi công văn đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng thực thi khẩn cấp các giải pháp bảo vệ động vật hoang dã và ĐDSH ở khu BTTN Sơn Trà trong đó có đề nghị không cấp phép cho các dự án đầu tư ở phía Tây Bắc của bán đảo Sơn Trà. Các hoạt động bảo vệ ĐDSH của Sơn Trà nói riêng và Đà Nẵng nói chung được Sở TN&MT cùng Chi cục Bảo vệ môi trường lồng ghép vào các hoạt động cụ thể trong đề án xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố Môi trường đến năm 2020. Nếu như trước năm 2007, Sơn Trà chỉ có vài dự án nhỏ và không đáng kể của Nhà nước thì đến nay được quan tâm đầu tư hơn không chỉ từ ngân sách Nhà nước mà còn tư các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Ví dụ, giai đoạn 2007 – 2010 đã có dự án bảo tồn Vọoc Chà vá do Tổ chức Vọoc chà vá (DLF) tài trợ; giai đoạn 2009 – 2011 Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng (VCF) có Dự án tăng cường năng lực cho Ban Quản lý Khu bảo tồn Sơn Trà; Từ năm 2010 có chương trình lâm nghiệp 661/QĐ-TTg và Quyết định số 4537/QĐ-UBND ngày 17/6/2010 phê duyệt “Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Sơn Trà, Đà Nẵng. Các tổ chức phi chính phủ cũng hỗ trợ các cơ quan quản lý trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng và hỗ trợ thực thi. Mạng lưới hơn 100 tình nguyện viện tại Đà Nẵng của GreenViet với sự hỗ trợ của BigC đã huy động được mạng lưới tình nguyện thu nhặt rác tại bán đảo Sơn Trà. GreenViet đã phối hợp với Hạt kiểm lâm Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn thu gần 2.000 dây bẫy chuyên dùng ở KBTTN Sơn Trà và vùng đệm chỉ tính riêng trong năm 2015. 20 Trung tâm Con người và Thiên nhiên | Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh (GreenVIET) Những nỗ lực và sự quan tâm bước đầu cho bảo tồn rừng và voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà Mặc dù nỗ lực của các bên liên quan trong việc bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái của bán đảo Sơn Trà là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để hiện thức hóa quyết tâm của Thành phố về việc xây dựng và gìn giữu hình ảnh voọc chà vá chân nâu là biểu tượng thiên nhiên cho Đà Nẵng, nhóm tác giả có một số khuyến nghị cụ thể như sau: Thứ nhất, cần xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, bao trùm các quy hoạch về rừng đặc dụng Sơn Trà, quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch ĐDSH của Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, quy hoạch an ninh, quốc phòng, để đảm bảo các yếu tố ĐDSH được xem xét đầy đủ khi phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể cả bán đảo. Hiện nay đề án quy hoạch Sơn Trà thành khu du lịch sinh thái cấp quốc gia đang được Bộ Văn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ĐDSH của bán đảo Sơn Trà. Theo đề án, sẽ có tới 30 dự án và chuyển đổi hơn hơn 1.000 ha rừng và đất lâm nghiệp sang mục đích sử dụng khác; và chắc chắn đó sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng nhất. Thứ hai, cần xem xét mở rộng diện tích khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, tạo thành một quy hoạch chung tổng thể kết nối cả hệ sinh thái rừng và biển trong một tổng thể mối liên hệ sinh thái hữu cơ tự nhiên. Tổng hòa của hệ sinh thái rừng gắn liền biển với những loài đặc hữu và rạn san hô khiến bán đảo Sơn Trà thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng là nơi duy nhất ở Việt Nam hội tụ những giá trị sinh thái ngay tại một quận nội Kết luận và khuyến nghị LỰA CHỌN BẢO TỒN TRƯỚC SỨC ÉP TỪ PHÁT TRIỂN: Trường hợp Voọc chà vá chân nâu trên Bán đảo Sơn Trà 21 thành thuộc thành phố lớn cấp Trung ương. Sự thuận tiện trong việc thưởng thức những giá trị sinh thái mà không tách biệt với cuộc sống tiện nghi hiện đại khiến cho Bán đảo Sơn Trà trở thành một điểm đến lý tưởng đối với khách du lịch. Nhìn nhận được giá trị đặc biệt này, từ năm 1977, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận ranh giới bán đảo Sơn Trà là “toàn bộ Bán đảo Sơn Trà và vùng xung quanh chân núi kéo dài ra 500m” được khoanh để bảo vệ thắng cảnh theo Quyết định 41-TTg ngày 24/1/1977 về các khu rừng cấm. Việc chia tách hệ sinh thái rừng và biển theo quy hoạch phát triển khiến cho bán đảo Sơn Trà làm giảm đi giá trị thiên nhiên không nơi nào có ở Việt Nam. Thứ ba, cần giải quyết các diện tích đất giao khoán rừng đang nằm trong ranh giới KBTTN Sơn Trà nhằm tránh trường hợp lợi dụng việc đi lại để thực hiện các hành vi vi phạm lâm luật. Đề xuất thu hồi có bồi thường đối với diện tích này và giao cho Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn thống nhất quản lý và bảo vệ. Thứ tư, cần xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa các đơn vị liên quan, trong đó, xác định đơn vị đầu mối quản lý và chịu trách nhiệm chính về bán đảo Sơn Trà. Như đã phân tích, bán đảo Sơn Trà hiện có nhiều đơn vị cùng quản lý, bảo vệ và khai thác với chức năng chồng chéo và phối hợp lỏng lẻo. Đề xuất giao cho một đơn vị chịu trách nhiệm chính. Thứ năm, cần tăng cường quản lý khách du lịch thông qua việc lắp đặt các barier và thu vé tham quan bán đảo Sơn Trà. Bởi hiện nay du khách lên Sơn Trà tự do, không có cơ chế kiểm soát, không thu vé tham quan nên cũng không thực hiện được chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ du lịch sinh thái. Ví dụ như Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, với 300.000 lượt khách, nguồn thu từ chi trả DVMTR trung bình đạt 12-14 tỷ mỗi năm. Với lượng du khách đến Đà Nẵng khoảng 8,9 triệu người/năm theo ước tính đến năm 2020, thì đấy sẽ là một trong những nguồn tài chính tiềm năng cho hoạt động quản lý, bảo vệ rừng tại bán đảo Sơn Trà trong tương lai. Thứ sáu, cần tăng cường điều tra cơ bản, các nghiên cứu khoa học để cập nhật dữ liệu về thông tin tổng thể về ĐDSH của Sơn Trà, đặc biệt là các loài quý, hiếm, nguy cấp ở Sơn Trà. Hiện nay các thông tin này vẫn đang sử dụng số liệu nghiên cứu của các tác giả từ năm 1997 nên những biến động về nguồn tài nguyên ĐDSH của Sơn Trà trong 20 năm qua không được đánh giá và cập nhật. Việc thiếu số liệu dẫn đến thiếu cơ sở cho cơ quan quản lý trong việc cân nhắc về giá trị ĐDSH khi phê duyệt các dự án phát triển ở Bán đảo Sơn Trà. Thứ bảy, cần xây dựng hình ảnh vọoc chà vá chân nâu như biểu tượng thiên nhiên của thành phố Đà Nẵng. Với khoảng 300 cá thể, bán đảo Sơn Trà là nơi dễ dàng nhất trên thế giới có thể chiêm ngưỡng loài này ngoài tự nhiên. Việc xây dựng Vọoc chà vá chân nâu trở thành biểu tượng của Đà Nẵng sẽ góp phần thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào mạng lưới bảo tồn loài này, đồng thời đưa hoạt động du lịch sinh thái phát triển và kéo theo sự phát triển của các ngành khác. Điều này sẽ tạo một điểm nhấn trong lòng du khách về một thành phố thân thiện với thiên nhiên, môi trường và đáng sống không chỉ của con người mà còn cho muôn loài. Thứ tám, cần tăng cường công tác thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn các loài quý, hiếm. Trong đó, cần tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức phí chính phủ cùng với sự tham gia giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương. Thứ chín, cần tạo cơ chế khuyến khích sự tham gia góp ý và phản biện chính sách và giám sát thực hiện cho cộng đồng và các tổ chức xã hội trong các quyết định liên quan đến sự phát triển của Bán đảo Sơn Trà. Đặc biệt là minh bạch thông tin và xây dựng cơ chế tham vấn cộng đồng và các tổ chức xã hội thực chất khi phê duyệt báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược đối với các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược có liên quan đến bán đảo Sơn Trà và Đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển cụ thể tại bán đảo Sơn Trà. Thứ mười, cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương và du khách trong bảo tồn các giá trị hệ sinh thái của bán đảo Sơn Trà, bao gồm cả nhận thức đúng về vấn đề sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã. 22 Trung tâm Con người và Thiên nhiên | Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh (GreenVIET) 1. Jonathan Charles Eames, Nguyễn Văn Trường, Lê Khắc Quyết, “Bảo vệ linh trưởng Việt Nam bên bờ vực thẳm”, Nhà xuất bản Thông tấn xã Việt Nam, 2016; 2. Võ Thị Minh Phương, Lê Thị Hoàng Huy, “Thực trạng xâm lấn của hai loài bìm bìm hoa vàng (Merremia boisiana) và bìm bìm hoa trắng (Merremia eberhardtii) tại Bán đảo Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng”, Trường Đại học Nông Lâm Huế. (Link: http:// moitruongvadoisong.vn/wp-content/uploads/2015/10/151006_BimBim.pdf) 3. Thái Văn Quang (2016), Báo cáo “Quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại khu BTTN Sơn Trà giai đoạn 2011 – 2016” tại Hội thảo “Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” được GreenViet tổ chức vào ngày 19/7/2016; 4. Đinh Thị Phương Anh (1997) “Điều tra khu hệ động thực vật và nhân tố ảnh hưởng, đề xuất phương án bảo tồn sử dụng hợp lý KBTTN Bán đảo Sơn Trà”, Báo cáo đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp thành phố Đà Nẵng; 5. Báo cáo kết quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, GreenViet, 2016; 6. Dương Xuân Liễu (2016), “Trả lời tham vấn thuộc dự án nghiên cứu thực trạng công tác đồng quản lý rừng tại bán đảo Sơn Trà”; 7. Quyết định 7277/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc giao rừng và đất lâm nghiệp cho UBND phường Thọ Quang, quận Sơn Trà quản lý, bảo vệ và phát triển rừng); 8. Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 quận Sơn Trà, Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng; 9. Tài liệu Sơ Kết 05 năm thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2015, UBND thành phố Đà Nẵng, tháng 6/2016; 10. Võ Thị Thu Thảo (2015) “nghiên cứu sự phân bố loài Khỉ vàng (Macaca mulatta) tại bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng”, Luận văn tốt nghiệp; 11. Lê Thị Trâm (2016), Nghiên cứu sự phân bố, số lượng và tần suất gặp loài Voọc chà vá chân nâu (pygathrix nemaeus) tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng”, Luận văn tốt nghiệp; Tài liệu tham khảo LỰA CHỌN BẢO TỒN TRƯỚC SỨC ÉP TỪ PHÁT TRIỂN: Trường hợp Voọc chà vá chân nâu trên Bán đảo Sơn Trà 23 Ngoài ra, thông tin và số liệu sử dụng trong báo cáo được thu thập trong quá trình thực hiện nghiên cứu “Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng nhằm đề xuất chính sách đồng quản lý đa dạng sinh học trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng giữa các bên liên quan” và tổng hợp từ hội thảo “Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái bán đảo Sơn Trà” ngày 19 tháng 7 năm 2016, do Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh chủ trì thực hiện. Tài liệu này được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet), với sự hỗ trợ của Quỹ John D. and Catherine T. MacArthur và Quỹ đối tác các hệ sinh thái trọng yếu (CEPF). Mọi thông tin trong báo cáo chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không thể hiện quan điểm của tổ chức và không chịu ảnh hưởng của nhà tài trợ. Trung tâm Con người và Thiên nhiên Là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường. www.nature.org.vn Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh Là một tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học. GreenViet hành động giúp cộng đồng hiểu, tôn trọng và hình thành lối sống thân thiện với thiên nhiên thông qua nghiên cứu, bảo tồn, phổ biến giá trị của đa dạng sinh học www.greenviet.org Các vấn đề liên quan đến ấn phẩm, xin vui lòng liên hệ: TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Phòng Nghiên cứu Chính sách Địa chỉ: Số 24 H2, Khu đô thị mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: (04) 3556 4001 – Fax: (04) 3665-8941 Email: policy@nature.org.vn Website: www.nature.org.vn Trang tin Con người và Thiên nhiên: www.thiennhien.net Thiết kế & Sáng tạo: Admixstudio.com ANNIVERSARY th
File đính kèm:
- lua_chon_bao_ton_truoc_suc_ep_tu_phat_trien_truong_hop_vooc.pdf