Lựa chọn các tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm trong giảng dạy và kỹ năng phòng chống đuối nước của giáo viên giáo dục thể chất
Tóm tắt:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã lựa chọn được 4 nhóm tiêu chí đánh giá năng lực
sư phạm trong giảng dạy môn bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước của giáo viên giáo dục thể
chất (GDTC) phù hợp với điều kiện thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác dạy môn bơi
và kỹ năng phòng chống đuối nước, từ đó làm giảm thiểu tình trạng đuối nước trong học sinh, một
vấn đề vô cùng cấp bách hiện nay.
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn các tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm trong giảng dạy và kỹ năng phòng chống đuối nước của giáo viên giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn các tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm trong giảng dạy và kỹ năng phòng chống đuối nước của giáo viên giáo dục thể chất
239 Sè §ÆC BIÖT / 2018 LÖÏA CHOÏN CAÙC TIEÂU CHÍ ÑAÙNH GIAÙ NAÊNG LÖÏC SÖ PHAÏM TRONG GIAÛNG DAÏY VAØ KYÕ NAÊNG PHOØNG CHOÁNG ÑUOÁI NÖÔÙC CUÛA GIAÙO VIEÂN GIAÙO DUÏC THEÅ CHAÁT Tóm tắt: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã lựa chọn được 4 nhóm tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm trong giảng dạy môn bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước của giáo viên giáo dục thể chất (GDTC) phù hợp với điều kiện thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác dạy môn bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước, từ đó làm giảm thiểu tình trạng đuối nước trong học sinh, một vấn đề vô cùng cấp bách hiện nay. Từ khóa: Tiêu chí, năng lực sư phạm, kỹ năng phòng chống đuối nước; giáo viên, giáo dục thể chất... Selecting criteria for assessing educational competence in teaching and drowning prevention skills for physical education teachers Summary: Based on reasoning and practice, we selected 4 groups of pedagogical competency assessment criteria for swimming instruction and drowning prevention skills for teachers of physical education in accordance with practical conditions contributed to improving the effectiveness of swimming instruction and drowning prevention skills, thereby minimizing drowning among students which is a matter of urgency. Keywords: Criteria, educational ability, drowning prevention skills; teachers, physical education ... *ThS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh **TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Lê Đức Long* Nguyễn Ngọc Anh** ÑAËT VAÁN ÑEÀ Trong những năm gần đây, vấn đề dạy bơi đang được các nhà quản lý và cả xã hội quan tâm, nhu cầu học bơi ngày càng lớn với mọi tầng lớp nhân dân và lứa tuổi, đặc biệt là phòng chống đuối nước cho lứa tuổi học sinh tại các bậc học. Thực tế cho thấy, công tác phòng chống tai nạn đuối nước và tổ chức dạy bơi cho học sinh trong các nhà trường chỉ thực sự đạt được hiệu quả cao khi đội ngũ các thầy, cô giáo có chuyên môn giỏi. Chính vì vậy, việc đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên giáo dục thể chất (GDTC) trong việc dạy bơi và phòng chống đuối nước là rất cần thiết. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn tọa đàm; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống kê. KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Căn cứ khoa học lựa chọn tiêu chí Chúng tôi lựa chọn và xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm trong giảng dạy môn bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước của giáo viên GDTC theo trình tự sau: - Hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm qua các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước. - Phỏng vấn tìm hiểu mức độ sử dụng các tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm trên thực tế. - Lựa chọn tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm theo nguyên tắc: Chỉ chọn những tiêu chí có số ý kiến đồng ý từ 80% trở lên; Các tiêu chí lựa chọn phải đơn giản, dễ đánh giá, đảm bảo chính xác và phù hợp với đối tượng kiểm tra và Chọn những tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm đặc trưng trong giảng dạy môn bơi và kỹ năng phòng chống đuối BµI B¸O KHOA HäC 240 2. Lựa chọn tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm trong giảng dạy môn bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước của giáo viên giáo dục thể chất Kết quả phân tích và tổng hợp tài liệu đã thu được 26 tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm trong giảng dạy môn bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước của giáo viên GDTC, trong đó: Có 6 tiêu chí đánh giá về công tác soạn bài, 12 tiêu chí về công tác lên lớp, 5 tiêu chí kiến thức về phương pháp dạy bơi và phòng chống đuối nước và 3 tiêu chí thực hành kỹ năng bơi và cứu đuối. Các tiêu chí này được chúng tôi phỏng vấn 40 chuyên gia, các nhà giáo dục thể dục thể thao đang công tác tại các trường Đại học TDTT, các trường Sư phạm TDTT, các giáo viên, HLV trung tâm đào tạo và huấn luyện viên bơi để xác định mức độ khả thi. Kêt́ quả phỏng vâń lựa chọn tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm trong giảng dạy môn bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước của giáo viên GDTC được trình bày ở bảng 1. Qua bảng 1 cho thấy: 17 tiêu chí đạt > 90%; 5 tiêu chí đạt > 80 %, 4 tiêu chí đạt < 60%. Căn cứ vào kết quả phỏng vấn, để đảm bảo tính tập trung và khách quan đê ̀tài chỉ chọn các tiêu chí theo nguyên tắc phải đạt được 80% ý kiến đồng ý trở lên và đã chọn được 22 tiêu chí chia thành 4 nhóm sau: Công tác soạn bài có 5 tiêu chí. Công tác lên lớp có 9 tiêu chí. Kiến thức về phương pháp dạy bơi và phòng Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá nâng cao năng lực sư phạm trong giảng dạy môn bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước cho giáo viên GDTC (n=40) TT Nội dung Kết quả phỏng vấn mi Tỷ lệ % Công tác soạn bài 1 Thể hiện đủ mục tiêu (đầu bài) bài soạn 40 100 2 Lựa chọn các phương pháp giảng dạy hợp lý 37 92.50 3 Sử dụng hợp lý phương tiện dạy học 35 87.50 4 Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 25 62.50 5 Phân bổ thời gian trong giờ học 36 90.00 6 Bài soạn đúng mẫu qui định, và đúng tiến trình giảng dạy 40 100 Công tác tổ chức lên lớp dạy bơi 1 Tác phong sư phạm TDTT, năng lực giao tiếp trong giờ dạy 40 100 2 Năng lực phân loại học sinh 24 60.00 3 Năng lực làm mẫu 40 100 4 Phương pháp làm mẫu 39 97.50 5 Năng lực giảng giải 38 95.00 6 Năng lực giáo dục học sinh 23 57.50 7 Năng lực phát hiện các sai sót kỹ thuật trong thực hiện của học sinh 37 92.50 8 Phương pháp sửa chữa các sai sót kỹ thuật 37 92.50 9 Năng lực giải quyết các tình huống sư phạm 25 62.50 10 Năng lực tổ chức lớp 36 90.00 11 Sử dụng thiết bị dạy học 35 87.50 12 Phòng ngừa chấn thương trong tập luyện 34 85.00 Kiến thức về phương pháp dạy bơi và phòng chống đuối nước 1 Kiến thức về phương pháp giảng dạy bơi 40 100 2 Công tác tổ chức an toàn trong dạy bơi 40 100 3 Kiến thức về phòng chống đuối nước 39 97.50 4 Kiến thức về bơi an toàn 35 87.50 5 Khả năng tuyên truyền kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh 37 92.50 Thực hành kỹ năng bơi và cứu đuối 1 Bơi tự do 50m (s) 40 100 2 Đứng nước (s) 39 97.50 3 Dìu người 25m (s) 35 87.50 241 Sè §ÆC BIÖT / 2018 chống đuối nước có 5 tiêu chí. Thực hành kỹ năng bơi và cứu đuối có 3 tiêu chí. Sau khi lựa chọn được các tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm đặc trưng trong giảng dạy môn bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước cho giáo viên GDTC, chúng tôi căn cứ vào nội dung của các tiêu chí để xây dựng nội dung đánh giá chi tiết và cách đánh giá. Nội dung chi tiết và cách đánh giá của từng tiêu chí Công tác soạn bài Đạt loại giỏi (9-10 điểm) + Thể hiện đủ mục tiêu bài soạn: Bài soạn thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản theo mục tiêu và sắp xếp thứ tự hợp lý. + Vận dụng kiến thức chuyên môn phù hợp mục tiêu bài soạn: Nắm vững kiến thức chuyên môn; theo đúng hướng dẫn của giáo trình và sách hướng dẫn của giáo viên. Thể hiện hợp lý sự vận dụng kiến thức môn, có căn cứ đến yêu cầu của từng đối tượng, trình độ và mục tiêu bài soạn. + Sự lựa chọn các phương pháp giảng dạy: Lựa chọn và vận dụng tốt các phương pháp giảng dạy phù hợp với độ khó của động tác kỹ thuật, giới tính, trình độ của học sinh, cơ sở vật chất phục vụ học tập hiện có. + Sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học: Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ và hiệu quả. + Phân bố thời gian trong giờ dạy: Phân chia thời gian hợp lý từng phần (chuẩn bị, cơ bản và kết thúc). Phân chia thời gian hợp lý đến nội dung giảng dạy như: Độ khó, độ phức tạp của động tác kỹ thuật. + Soạn bài đúng mẫu qui định và đúng theo lịch trình của tổ môn và nhà trường: Đạt loại khá (7-8 điểm) + Thể hiện đủ mục tiêu bài soạn: Bài soạn thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản theo mục tiêu bài soạn nhưng sắp xếp thứ tự chỉ tương đối hợp lý. + Vận dụng kiến thức chuyên môn phù hợp mục tiêu bài soạn: Nắm vững kiến thức chuyên môn; theo đúng hướng dẫn của giáo trình và sách hướng dẫn của giáo viên. Thể hiện sự vận dụng kiến thức môn có căn cứ đến yêu cầu của từng đối tượng, trình độ và mục tiêu bài soạn tương đối hợp lý. + Sự lựa chọn các phương pháp giảng dạy: Lựa chọn được nhưng mức độ vận dụng chưa thực sự hiệu quả các phương pháp giảng dạy phù hợp, độ khó của động tác kỹ thuật, giới tính, trình độ của học sinh, cơ sở vật chất phụ vụ học tập hiện có. + Sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học: Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ tuy nhiên hiệu quả chưa cao. + Phân bố thời gian trong giờ dạy: Phân chia thời gian hợp lý từng phần (chuẩn bị, cơ bản và kết thúc). Phân chia thời gian với tính hợp lý về các nội dung giảng dạy như: Độ khó, độ phức tạp của động tác kỹ thuật + Soạn bài đúng mẫu qui định và đúng theo lịch trình của bộ môn và nhà trường tuy nhiên vẫn còn vài sai sót nhỏ: Đạt loại trung bình (5-6 điểm) + Thể hiện đủ mục tiêu bài soạn: Bài soạn thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản theo mục tiêu, tuy nhiên cách sắp xếp thứ chưa được hợp lý. + Vận dụng kiến thức chuyên môn phù hợp mục tiêu bài soạn: Nắm vững kiến thức chuyên môn; theo đúng hướng dẫn của sách giáo trình và sách hướng dẫn của giáo viên. Có thể hiện sự vận dụng kiến thức môn có căn cứ đến yêu cầu của từng đối tượng, trình độ và mục tiêu bài soạn nhưng chưa hợp lý. + Sự lựa chọn các phương pháp giảng dạy: Lựa chọn được phương pháp giảng dạy nhưng khả năng vận dụng chưa phù hợp với độ khó của động tác, giới tính, trình độ của học sinh, cơ sở vật chất phụ vụ học tập hiện có. + Sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học: Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ. + Phân bố thời gian trong giờ dạy: Phân chia thời gian tương đối hợp lý từng phần (chuẩn bị, cơ bản và kết thúc). Phân chia thời gian chưa được hợp lý đến nội dung giảng dạy như: Độ khó, độ phức tạp của động tác kỹ thuật. BµI B¸O KHOA HäC 242 + Soạn bài đúng mẫu qui định và đúng theo lịch trình của bộ môn và nhà trường, tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót: Đạt loại yếu (dưới 5 điểm) + Thể hiện đủ mục tiêu bài soạn. Bài soạn chưa thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản theo mục tiêu và sắp xếp thứ tự chưa hợp lý. + Vận dụng kiến thức chuyên môn phù hợp mục tiêu bài soạn: Chưa nắm vững kiến thức chuyên môn; theo đúng hướng dẫn của sách giáo trình và sách hướng dẫn của giáo viên Chưa thể hiện sự vận dụng kiến thức môn đến yêu cầu của từng đối tượng, trình độ và mục tiêu bài soạn. + Sự lựa chọn các phương pháp giảng dạy: Chưa lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp, độ khó của động tác kỹ thuật, giới tính, trình độ của học sinh, cơ sở vật chất phụ vụ học tập hiện có. + Sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học: Cần sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ và hiệu quả. + Phân bố thời gian trong giờ dạy: Phân chia thời gian không hợp lý từng phần (chuẩn bị, cơ bản và kết thúc). Phân chia thời gian chưa hợp lý đến nội dung giảng dạy như: Độ khó, độ phức tạp của động tác kỹ thuật + Soạn bài không đúng mẫu qui định theo lịch trình của bộ môn và nhà trường: Công tác lên lớp. Đạt loại giỏi (9-10 điểm) + Tác phong sư phạm TDTT, năng lực giao tiếp trong giờ dạy: - Trang phục thể thao sạch, đẹp, đúng qui định. - Tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nghiêm túc, giọng nói hô (đếm nhịp hoặc khẩu lệnh) to, rõ ràng và truyền cảm. - Sử dụng Tiếng việt phổ thông. - Thể hiện tính sư phạm trong giao tiếp với học sinh. - Sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn, lôi cuốn, kích thích hứng thú học tập của học sinh. + Năng lực làm mẫu: - Làm mẫu chính xác, đẹp, hấp dẫn về biên độ, tiết tấu, tư thế cơ bản. + Phương pháp làm mẫu: - Chú ý đến góc độ làm mẫu và tốc độ làm mẫu một cách hợp lý. - Số lần làm mẫu phù hợp, với mục đích và yêu cầu của mỗi lần làm mẫu. + Năng lực giảng giải: - Rất phù hợp với từng đối tượng giảng dạy. - Khả năng nhấn mạnh yêu cầu chính, hoặc then chốt kỹ thuật rất tốt. - Ngắn gọn, dễ hiểu, liên hệ được với kinh nghiệm vận động đã có. + Năng lực phát hiện các sai sót kỹ thuật: - Có khả năng bao quát lớp, quan sát học sinh tập luyện để phát hiện các sai sót kỹ thuật rất tốt. - Khả năng phân biệt được các sai sót kỹ thuật cơ bản hoặc thứ yếu, nắm được nguyên nhân dẫn đến sai sót kỹ thuật rất tốt. + Phương pháp sửa chữa các sai sót kỹ thuật: Sử dụng tốt các biện pháp nhắc nhở bằng lời nói hoặc tín hiệu. + Năng lực tổ chức lớp: - Tổ chức lớp an toàn, chặt chẽ, nghiêm túc, đội hình và di chuyển đội hình hợp lý (đội hình nhận lớp, xuống lớp- đội hình tập luyện –đội hình xem làm mẫu – đội hình tiến hành trò chơi) phải tính đến diện tích sân tập trên cạn, bể bơi, thời tiết, hướng nắng, hướng gió, ảnh hưởng của ngoại cảnh, góc độ tối ưu khi xem làm mẫu - Khả năng phân chia tổ (nhóm) tập luyện. - Tập hợp lớp, nhóm nhanh, gọn. - Sử dụng khẩu lệnh điều hành tổ chức lớp rõ ràng, chính xác, hợp lý. - Luôn bao quát lớp trong bất kỳ tình huống nào. + Sử dụng thiết bị dạy học: - Sân bãi tập trên cạn: phù hợp. - Bể bơi: môi trường an toàn - Dụng cụ: Phao bơi, còi rất hiệu quả. - Tranh ảnh: Được vận dụng hợp lý. + Phòng ngừa chấn thương trong tập luyện: - Khởi động đầy đủ trước khi tập luyện. - Nắm chắc đối tượng về sức khỏe. - Chuẩn bị chu đáo sân bãi dụng cụ, trang phục tập luyện. - Giáo viên nắm chắc kỹ thuật động tác - Giáo viên nắm chắc các phương pháp bảo hiểm giúp đỡ. - Giáo dục thường xuyên ý thức phòng ngừa 243 Sè §ÆC BIÖT / 2018 sự cố trong tập luyện cho học sinh. Đạt loại khá (7-8 điểm) + Tác phong sư phạm TDTT, năng lực giao tiếp trong giờ dạy: - Trang phục thể thao sạch, đẹp, đúng qui định. - Tác phong tương đối nhanh nhẹn, hoạt bát nghiêm túc, giọng nói hô (đếm nhịp hoặc khẩu lệnh) to, rõ ràng và truyền cảm. - Sử dụng Tiếng Việt phổ thông. - Thể hiện tính sư phạm trong giao tiếp với học sinh. - Sử dụng ngữ ngôn tương đối hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của học sinh + Năng lực làm mẫu: - Làm mẫu chính xác, đẹp, hấp dẫn về biên độ, tiết tấu, tư thế cơ bản tương đối tốt. + Phương pháp làm mẫu: - Có chú ý đến góc độ làm mẫu và tốc độ làm mẫu. - Số lần làm mẫu chưa được phù hợp, có mục đích và yêu cầu của mỗi lần làm mẫu. + Năng lực giảng giải: - Phù hợp với đối tượng giảng dạy - Nhấn mạnh yêu cầu chính, hoặc then chốt kỹ thuật chưa được tốt. - Ngăn gọn, dễ hiểu, tuy nhiên liên hệ với kinh nghiệm vận động đã có chưa cao. + Năng lực phát hiện các sai sót kỹ thuật: - Có khả năng bao quát lớp, quan sát học sinh tập luyện để phát hiện sai sót kỹ thuật. - Biết phân biệt được các sai sót kỹ thuật cơ bản, nắm được nguyên nhân dẫn đến sai sót kỹ thuật. + Phương pháp sửa chữa các sai sót kỹ thuật: - Sử dụng tốt các biện pháp nhắc nhở bằng lời nói hoặc tín hiệu. + Năng lực tổ chức lớp: - Khả năng tổ chức lớp tương đối chặt chẽ, nghiêm túc, đội hình và di chuyển đội hình hợp lý (đội hình nhận lớp, xuống lớp - đội hình tập luyện – đội hình xem làm mẫu – đội hình tiến hành trò chơi ) có sự tính toán đến diện tích sân tập trên cạn, tình hình bể bơi, điều kiện thời tiết, hướng nắng, hướng gió, ảnh hưởng của ngoại cảnh, góc độ tối ưu khi xem làm mẫu - Phân chia tổ (nhóm) tập luyện, cử tổ trưởng. - Tập hợp lớp, nhóm nhanh, gọn. - Sử dụng khẩu lệnh trong điều hành tổ chức lớp rõ ràng. + Sử dụng thiết bị dạy học: - Sân bãi tập trên cạn: Phù hợp. - Bể bơi: Môi trường an toàn - Dụng cụ: Phao bơi, còi tuy nhiên hiệu quả chưa cao. - Tranh ảnh: Hợp lý. + Phòng ngừa chấn thương trong tập luyện: - Khởi động đầy đủ trước khi tập luyện. - Chuẩn bị tương đối chu đáo sân bãi dụng cụ, trang phục tập luyện. - Giáo viên nắm chắc kỹ thuật động tác - Giáo viên chưa nắm chắc các phương pháp bảo hiểm giúp đỡ. - Chưa thường xuyên giáo dục ý thức phòng ngừa sự cố trong tập luyện cho học sinh. Đạt loại trung bình ( 5-6 điểm). + Tác phong sư phạm TDTT, năng lực giao tiếp trong giờ dạy: - Trang phục thể thao sạch, đẹp, đúng qui định. - Tác phong chưa được nhanh nhẹn, hoạt bát nghiêm túc, giọng nói (đếm nhịp hoặc khẩu lệnh) to, rõ ràng. - Khả năng sử dụng Tiếng Việt phổ thông chưa chuẩn. - Thể hiện tính sư phạm trong giáo tiếp với học sinh. - Sử dụng ngôn ngữ chưa thật sự hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của học sinh + Năng lực làm mẫu: - Làm mẫu chưa được chính xác, đẹp, hấp dẫn về biên độ, tiết tấu, tư thế cơ bản. + Phương pháp làm mẫu: - Chú ý đến góc độ làm mẫu và tốc độ làm mẫu chưa được hợp lý lắm. - Số lần làm mẫu chưa được phù hợp đối với mục đích và yêu cầu mỗi lần làm mẫu. + Năng lực giảng giải: - Phù hợp với đối tượng giảng dạy - Nhấn mạnh yêu cầu chính, hoặc then chốt kỹ thuật còn hạn chế. - Ngắn gọn, dễ hiểu nhưng chưa liên hệ được với kinh nghiệm vận động đã có. + Năng lực phát hiện các sai sót kỹ thuật: - Khả năng bao quát lớp, quan sát học sinh tập luyện để phát hiện các sai sót kỹ thuật còn hạn chế. - Biết phân biệt được các sai sót kỹ thuật cơ bản, tuy nhiên khả năng nắm được nguyên nhân BµI B¸O KHOA HäC 244 dẫn đến sai sót kỹ thuật chưa tốt. + Phương pháp sửa chữa các sai sót kỹ thuật: - Biết sử dụng các biện pháp nhắc nhở bằng lời nói hoặc tín hiệu. + Năng lực tổ chức lớp: - Tổ chức lớp chặt chẽ, nghiêm túc, đội hình và di chuyển đội hình hợp lý (đội hình nhận lớp, xuống lớp - đội hình tập luyện - đội hình xem làm mẫu - đội hình tiến hành trò chơi ) nhưng chưa tính đến diện tích sân tập trên cạn và tình hình bể bơi, điệu kiện thời tiết, hướng nắng, hướng gió, ảnh hưởng của ngoại cảnh, góc độ tối ưu khi xem làm mẫu - Phân chia tổ (nhóm) tập luyện, cử tổ trưởng. - Tập hợp lớp, nhóm chưa được nhanh gọn. - Sử dụng khẩu lệnh trong điều hành tổ chức lớp rõ ràng. + Sử dụng thiết bị dạy học: - Sân bãi tập trên cạn: Chưa phù hợp. - Bể bơi: Chưa khảo sát kỹ, nước còn bẩn. - Dụng cụ: Phao bơi, còichưa được chú ý sử dụng. + Phòng ngừa chấn thương trong tập luyện: - Khởi động đầy đủ trước khi tập luyện. - Chuẩn bị sân bãi dụng cụ, trang phục tập luyện. - Giáo viên nắm tương đối về kỹ thuật động tác. - Giáo viên nắm chưa chắc các phương pháp bảo hiểm giúp đỡ. - Giáo dục thường xuyên phòng ngừa chấn thương trong tập luyện cho học sinh. Đạt loại yếu (dưới 5 điểm) + Tác phong sư phạm TDTT, năng lực giao tiếp trong giờ dạy: - Trang phục thể thao đúng qui định. - Tác phong chậm chạp, không hoạt bát nghiêm túc, giọng nói (đếm nhịp hoặc khẩu lệnh) chưa to, rõ ràng. - Không sử dụng Tiếng Việt phổ thông. - Thể hiện tính sư phạm trong giao tiếp với học sinh chưa cao. - Sử dụng ngôn ngữ không hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của học sinh. + Năng lực làm mẫu: - Làm mẫu chưa chính xác về biên độ, tiết tấu, tư thế cơ bản. + Phương pháp làm mẫu: - Khả năng bố trí góc độ làm mẫu và tốc độ làm mẫu kém. - Làm mẫu không phù hợp với mục đích và yêu cầu của mỗi lần làm mẫu. + Năng lực giảng giải: - Chưa phù hợp với đối tượng giảng dạy. - Chưa nhấn mạnh được yêu cầu chính, hoặc then chốt kỹ thuật. - Dài dòng, không liên hệ được với kinh nghiệm vận động đã có. + Năng lực phát hiện các sai sót kỹ thuật: - Không bao quát lớp và quan sát học sinh tập luyện để phát hiện các sai sót kỹ thuật. - Chưa phân biệt được các sai sót kỹ thuật cơ bản, chưa nắm được nguyên nhân dẫn đến sai sót kỹ thuật. + Phương pháp sửa chữa các sai sót kỹ thuật: - Sử dụng không tốt. các biện pháp nhắc nhở bằng lời nói hoặc tín hiệu. + Năng lực tổ chức lớp. - Tổ chức lớp nghiêm túc, tuy nhiên đội hình và di chuyển đội hình chưa hợp lý (đội hình nhận lớp, xuống lớp - đội hình tập luyện - đội hình xem làm mẫu - đội hình tiến hành trò chơi ) không tính đến diện tích sân tập trên cạn, tình hình bể bơi, điều kiện thời tiết, hướng nắng, hướng gió, ảnh hưởng của ngoại cảnh, góc độ tối ưu khi xem làm mẫu - Phân chia tổ (nhóm) tập luyện, cử tổ trưởng chưa tốt. - Tập hợp lớp còn chậm chạp. - Sử dụng khẩu lệnh trong điều hành tổ chức lớp chưa rõ ràng. + Sử dụng thiết bị dạy học: - Sân bãi tập trên cạn: chưa phù hợp. - Bể bơi: không được khảo sát, nước bẩn - Dụng cụ: Phao bơi, còi...không được tận dụng. + Phòng ngừa chấn thương trong tập luyện: - Khởi động đầy đủ trước khi tập luyện. - Chuẩn bị chu đáo sân bãi dụng cụ, trang phục tập luyện. - Giáo viên không nắm chắc kỹ thuật động tác - Giáo viên không nắm các phương pháp bảo hiểm giúp đỡ. Kiến thức về phương pháp dạy bơi và phòng chống đuối nước Kiểm tra kiến thức của giáo viên bằng hình thức trắc nghiệm về các nội dung cụ thể như sau: + Kiến thức về phương pháp giảng dạy bơi - Nguyên tắc và phương pháp; 245 Sè §ÆC BIÖT / 2018 - Trình tự giảng dạy; - Tổ chức và quản lý lớp dạy bơi; - Nội dung dạy bơi, phòng chống đuối nước; - Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả dạy bơi. + Công tác tổ chức an toàn trong dạy bơi: - Trước khi lên lớp; - Trước khi xuống nước; - Khi lên lớp; - Sau giờ học. + Kiến thức về phòng chống đuối nước: - Thực hiện đúng nguyên tắc an toàn khi cứu người đuối đuối nước. - Kỹ năng xử lý khi bị bấu víu. - Thực hành kỹ năng cứu đuối an toàn. Cứu người bằng phương pháp gián tiếp. Kỹ năng cứu đuối trực tiếp. + Kiến thức về bơi an toàn: - Kỹ năng tự cứu bản thân; - Kỹ năng tự cứu khi bị chuột rút; - Bơi ra khỏi vùng nước xoáy; - Bơi tránh sóng cuốn trôi; - Dạy trẻ em kỹ năng chuyển đổi tư thế bơi; - Kỹ năng xử lý khi bị bấu víu. + Khả năng tuyên truyền kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh: - Quy định an toàn khi tham gia hoạt động bơi, lặn. - Nguyên nhân đuối nước và biện pháp phòng tránh đuối nước. - Cách sơ cấp cứu người bị đuối nước. Thực hành kỹ năng bơi và cứu đuối Kiểm tra thực hành với các Test: Bơi tự do 50m (s); Đứng nước (s); Dìu người 25m (s) Kết quả xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thực hành kỹ năng bơi và cứu đuối được trình bày tại bảng 2 và bảng 3: Bảng 2. Tiêu chuẩn đánh giá năng lực thực hành kỹ năng bơi và cứu đuối của nam giáo viên GDTC Test Giỏi (9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) TB (5-6 điểm) Yếu (dưới 5 điểm) Bơi tự do 50m (s) ≤ 50 51-60 61-70 ≥ 70 Đứng nước (Phút) ≥ 120 91- 120 61-90 ≤ 60 Dìu người 25m(s) ≤ 45 46-55 56-65 ≥ 65 Bảng 3. Tiêu chuẩn đánh giá năng lực thực hành kỹ năng bơi và cứu đuối của nữ giáo viên GDTC Test Giỏi (9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) TB (5-6 điểm) Yếu (dưới 5 điểm) Bơi tự do 50m (s) ≤ 60 61-70 71-80 ≥ 80 Đứng nước (s) ≥ 90 59- 90 31-60 ≤ 30 Dìu người 25m(s) ≤ 55 56-65 66-75 ≥ 75 KEÁT LUAÄN 1. Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 4 nhóm tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm trong giảng dạy môn bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước của giáo viên GDTC gồm: - Nhóm công tác soạn bài có 5 tiêu chí. - Nhóm công tác lên lớp có 9 tiêu chí. - Kiến thức về phương pháp dạy bơi và phòng chống đuối nước có 5 tiêu chí. - Thực hành kỹ năng bơi và cứu đuối có 3 tiêu chí. 2. Căn cứ vào nội dung của các tiêu chí, chúng tôi đã xây dựng nội dung đánh giá chi tiết và cách đánh giá của từng tiêu chí. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Nguyễn Đình Chỉnh (1993), “Tiêu chí nhận diện một giáo viên dạy giỏi”, Tạp chí trung tâm khoa học giáo dục đại học và chuyên nghiệp, (số1), tr12. 2. Lê Thị Mỹ Hà (2001), “Một số khái niệm cơ bản về đánh giá trong giáo dục”, Tạp chí Giáo dục, Hà Nội. 3. Bộ môn Thể thao dưới nước (2015) Phương pháp dạy bơi, cứu đuối. 4. Nguyễn Xuân Sinh và cộng sự, Giáo trình nghiên cứu khoa học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Trạch (2004), Phương pháp giảng dạy TDTT trong trường phổ thông, Nxb TDTT, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Trạch (1999), Bơi lội, Nxb TDTT, Hà Nội. 7. Ngô Xuân Viện (2015), Giáo trình Bơi thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. (Bài nộp ngày 8/11/2018, Phản biện ngày 17/11/2018, duyệt in ngày 28/11/2018 Chịu trách nhiệm chính: Lê Đức Long, Email: leduclongttdn@gmail.com)
File đính kèm:
- lua_chon_cac_tieu_chi_danh_gia_nang_luc_su_pham_trong_giang.pdf