Luận văn Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng trong hội nhập thế giới và chiếm lĩnh tri thức nhân loại. Đất nước càng hội nhập, tiếng Anh càng đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống XH. Ngoài trình độ chuyên môn, tiếng Anh là điều kiện cần và đủ để chúng ta tìm được một việc làm ổn định, tạo dựng sự nghiệp. Tiếng Anh là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao sự cạnh tranh cá nhân và cạnh tranh của đất nước. Nhận thấy tầm quan trọng của việc học tiếng Anh trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng chính phủ ký duyệt Đề án 1400/QĐ-TTg về "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020". Đề án đề cập đến việc đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học.
Việc giảng dạy tiếng Anh ở cấp TH là một thành công của nền giáo dục Việt Nam. Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12/8/2010 về triển khai dạy chương trình thí điểm tiếng Anh tiểu học từ năm học 2011-2012, Công văn số 4329/BGDĐT-GDTH ngày 27/6/2013 về việc chấn chỉnh việc sử dụng sách giáo khoa và tài liệu dạy tiếng Anh TH cho thấy sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong việc đầu tư cho việc dạy tiếng Anh từ bậc TH.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, các trường TH hiện đang dạy tiếng Anh cho HS theo các hình thức sau: tiếng Anh tăng cường: 8 tiết/tuần, tiếng Anh đề án (theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” của Chính phủ và đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho HS phổ thông và chuyên nghiệp giai đoạn 2011-2020” của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh): 4 tiết/tuần; tiếng Anh theo chương trình tiểu học quốc tế Cambridge sắp tới sẽ được thay thế bằng chương trình tiếng Anh tích hợp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ________________________________________ NGUYỄN TRƯỜNG GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Được sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, bạn bè đồng nghiệp, sự tận tình hướng dẫn của Thầy cô giáo trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu luận văn, đến nay luận văn đã hoàn thành. Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: Quý Thầy, Cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp cao học QH-2013-S-04 chuyên ngành Quản lý giáo dục, đến Khoa Đào tạo sau đại học của Trường Đại Học Giáo Dục, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Tiểu học – Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Phú Nhuận, tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường, bạn bè, người thân và gia đình đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài luận văn này. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Ngọc Bích - người hướng dẫn khoa học - đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo ân cần trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã cố gắng hết sức mình, song chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót, hạn chế. Kính mong quý thầy cô giáo và các bạn tham gia góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Tác giả Nguyễn Trường Giang MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quản lý CLB Câu lạc bộ CNXH Chủ nghĩa xã hội CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất DH Dạy học DHTA Dạy học tiếng Anh ĐDDH Đồ dùng dạy học GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm GVTA Giáo viên Tiếng Anh HĐDH Hoạt động dạy học HS Học sinh HT Hiệu trưởng PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục QLDH Quản lý dạy học QLNT Quản lý nhà trường TH Tiểu học TBDH Thiết bị dạy học THCS Trung học cơ sở XH Xã hội DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1: Bảng thống kê chất lượng GV toàn quận 51 Bảng 2. 2: Bảng thống kê CBQL các đơn vị trong quận 51 Bảng 2. 3: Bảng thống kê chất lượng đội ngũ CBQLGD trường TH quận Phú Nhuận (tính đến 01/9/2015) 54 Bảng 2. 4: Số lượng và trình độ đào tạo của GVTA 12 trường TH công lập năm học 2014-2015 55 Bảng 2. 5: Thực trạng chất lượng đội ngũ GVTA tiểu học của quận Phú Nhuận trong các năm gần đây 56 Bảng 2. 6: Thực trạng tham gia khảo sát FCE và bồi dưỡng năng lực tiếng Anh của GVTA tiểu học 58 Bảng 2. 7: Thực trạng về DHTA và vận dụng kỹ năng sư phạm của GV tiểu học hiện nay 59 Bảng 2. 8: Kết quả học môn tiếng Anh của HS ở các trường TH quận Phú Nhuận trong 3 năm học gần đây 61 Bảng 2. 9: Thực trạng mức độ kỹ năng tiếng Anh của các em HS 62 Bảng 2. 10: Động lực học tiếng Anh của các em HS tiểu học 63 Bảng 2. 11: Nhận thức của HS về mức độ cần thiết của việc tự học môn tiếng Anh 64 Bảng 2. 12: Thực trạng về quá trình học tập môn tiếng Anh của các em HS TH hiện tại 65 Bảng 2. 13: Thực trạng việc thực hiện chương trình tiếng Anh TH của GV 66 Bảng 2. 14: Thực trạng việc chuẩn bị và thực hiện giờ lên lớp theo kế hoạch và chương trình GD của GVTA TH 67 Bảng 2. 15: Thực trạng thực hiện đổi mới PPDH theo PP giao tiếp và kết hợp các PP khác trong việc DHTA 68 Bảng 2. 16: Thực trạng việc sử dụng phương tiện, thiết bị, ĐDDH của GV. 70 Bảng 2. 17: Nhận thức về sự cần thiết quản lý DHTA 71 Bảng 2. 18: Thực trạng QL thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy của GV 73 Bảng 2. 19: Thực trạng về công tác bồi dưỡng GVTA về kỹ năng sư phạm 74 Bảng 2. 20: Thực trạng quản lý giờ dạy trên lớp của GV. 76 Bảng 2. 21: Thực trạng quản lý công tác chuẩn bị bài lên lớp của GV 77 Bảng 2. 22: Kết quả điều tra công tác quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp và các loại hồ sơ chuyên môn của GV 78 Bảng 2. 23: Thực trạng QL hoạt động học môn tiếng Anh trên lớp của HS 80 Bảng 2. 24: Thực trạng quản lý hoạt động tự học môn tiếng Anh 82 Bảng 2. 25: Thực trạng về quản lý việc chỉ đạo DH của tổ chuyên môn 83 Bảng 2. 26: Thực trạng QL đổi mới PP giảng dạy của GVTA 85 Bảng 2. 27: Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả DHTA 86 Bảng 2. 28: Thực trạng QL các điều kiện thiết yếu hỗ trợ việc DHTA hiện nay 89 Bảng 2. 29: Thống kê cơ sở vật chất- thiết bị dạy học (năm học 2014 - 2015) 90 Bảng 2. 30: Thực trạng quản lý các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ hoạt động học tiếng Anh của HS 91 Bảng 3. 1: Tổng hợp kết quả về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp 111 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Đội ngũ CBQL tính đến ngày 1/9/2015 52 Biểu đồ 2. 2: Số liệu thống kê bậc tiểu học 53 Biểu đồ 2. 3: Xếp loại chung 56 Biểu đồ 2. 4: Thanh tra giờ dạy 57 Biểu đồ 2. 5: Kết quả các trường dạy chương trình tiếng Anh tăng cường từ năm 2012-2013 đến 2014-2015 61 Biểu đồ 2. 6: Kết quả các trường dạy chương trình tiếng Anh Đề Án từ năm 2012-2013 đến 2014-2015 62 Biểu đồ 2. 7: Kỹ năng sử dụng tiếng Anh của các em HS tiểu học 63 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng trong hội nhập thế giới và chiếm lĩnh tri thức nhân loại. Đất nước càng hội nhập, tiếng Anh càng đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống XH. Ngoài trình độ chuyên môn, tiếng Anh là điều kiện cần và đủ để chúng ta tìm được một việc làm ổn định, tạo dựng sự nghiệp. Tiếng Anh là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao sự cạnh tranh cá nhân và cạnh tranh của đất nước. Nhận thấy tầm quan trọng của việc học tiếng Anh trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng chính phủ ký duyệt Đề án 1400/QĐ-TTg về "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020". Đề án đề cập đến việc đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học. Việc giảng dạy tiếng Anh ở cấp TH là một thành công của nền giáo dục Việt Nam. Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12/8/2010 về triển khai dạy chương trình thí điểm tiếng Anh tiểu học từ năm học 2011-2012, Công văn số 4329/BGDĐT-GDTH ngày 27/6/2013 về việc chấn chỉnh việc sử dụng sách giáo khoa và tài liệu dạy tiếng Anh TH cho thấy sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong việc đầu tư cho việc dạy tiếng Anh từ bậc TH. Ở thành phố Hồ Chí Minh, các trường TH hiện đang dạy tiếng Anh cho HS theo các hình thức sau: tiếng Anh tăng cường: 8 tiết/tuần, tiếng Anh đề án (theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” của Chính phủ và đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho HS phổ thông và chuyên nghiệp giai đoạn 2011-2020” của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh): 4 tiết/tuần; tiếng Anh theo chương trình tiểu học quốc tế Cambridge sắp tới sẽ được thay thế bằng chương trình tiếng Anh tích hợp. Hiện nay, ở Quận Phú Nhuận việc DHTA đã được phủ sóng rộng khắp ở tất cả các trường TH chủ yếu ở hai chương trình tiếng Anh: Tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh đề án. Chất lượng DHTA ở các trường TH tuy đã được quan tâm nhưng chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu của ngành đề ra. Việc quản lý các chương trình tiếng Anh ở các trường cũng gặp những trở ngại. Các trường gặp khó khăn trong việc sắp xếp HS vào học các lớp tiếng Anh vì trình độ DH ở các lớp tiếng Anh hiện nay không đồng đều, chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao. Theo báo cáo số liệu kết quả điểm thi cuối năm môn tiếng Anh TH của phòng Giáo dục và Đào tạo quận trong các năm học 2012-2013 và 2013-2014, số lượng HS có kết quả thấp ở bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết vẫn còn cao và đặc biệt là hai kỹ năng nghe, nói. Giáo trình sử dụng trong việc dạy và học tiếng Anh hiện nay cũng làm các nhà quản lý đau đầu với nhiều loại giáo trình. Phần mềm bổ trợ tiếng Anh tuy giúp phát triển kỹ năng học tiếng Anh của HS TH nhưng cũng làm việc quản lý hoạt động DHTA gặp khó khăn. Bên cạnh đó, HĐDH tiếng Anh ở các trường TH đang gặp phải những khó khăn về môi trường DH ngoại ngữ, hình thức tổ chức thi cử môn tiếng Anh, năng lực ngoại ngữ, trình độ chuyên môn và PP giảng dạy của GVTA còn nhiều điều đáng lo ngại. Trong báo cáo tổng kết năm học 2013-2014 của phòng Giáo dục và Đào tạo quận Phú Nhuận có nhận định “Số lượng GVTA đạt chuẩn FCE theo khung tham chiếu châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc các chứng chỉ tương đương IELTS, TOEIC còn thấp và nhiều GV vẫn chưa tiếp cận tốt với việc đổi mới trong giảng dạy tiếng Anh theo cách tiếp cận giao tiếp lấy người học làm trung tâm” [26]. Việc quản lý HĐDH môn tiếng Anh còn chưa đồng bộ về các giải pháp; việc đầu tư và khai thác trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy còn hạn chế. Lực lượng CBQL ở các trường hiện tại hoặc không có chuyên môn hoặc yếu về trình độ tiếng Anh. Thực tế, chưa có các nghiên cứu có tính hệ thống về quản lý HĐDH tiếng Anh ở các trường TH quận Phú Nhuận. Xuất phát từ những yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn trên, với tư cách là chuyên viên, cán bộ quản lý bộ môn tiếng Anh, chúng tôi băn khoăn về chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ: “Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh” 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường TH, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý để góp phần đổi mới và tăng tính hiệu quả trong hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường TH quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh trong nhà trường TH tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng việc quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường tiểu học. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường tiểu học quận Phú Nhuận,Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh tại các trường TH ở quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2011 đến nay. - Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường tiểu học. -Giới hạn về địa bàn khảo sát: 6 trường tiểu học ở quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. - Giới hạn về khách thể khảo sát: Giáo viên tiếng Anh, CBQL, tổ trưởng chuyên môn ở 6 trường TH quận Phú Nhuận. - Giới hạn về thời gian lấy số liệu và các mốc thời gian khác: luận văn chỉ nghiên cứu hoạt động dạy học tiếng Anh từ năm 2011 – 2015. 6. Câu hỏi nghiên cứu Những thách thức, khó khăn liên quan đến dạy học tiếng Anh ở các trường tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh ? Để quản lý tốt hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường tiểu học quận Phú Nhuận cần những biện pháp gì ? 7. Giả thuyết khoa học Hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường TH trong quận Phú Nhuận đang gặp phải những khó khăn về các loại hình dạy học, chương trình giảng dạy, giáo trình học, môi trường dạy học ngoại ngữ, hình thức tổ chức thi cử môn tiếng Anh, năng lực ngoại ngữ, trình độ chuyên môn và PP giảng dạy của GV, trình độ tiếng Anh và trình độ quản lý dạy học ngoại ngữ của CBQL. Nếu nghiên cứu xác định được các nguyên nhân và có được các biện pháp phù hợp thì sẽ cải thiện được tình hình dạy học tiếng Anh và giúp chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường TH tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ngày một nâng cao. 8. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu nhập thông tin, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các công trình nghiên cứu, các quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Những công trình sách, tạp chí, luận văn trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, xin ý kiến các chuyên gia để xây dựng cơ sở thực tiễn và thăm dò tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất. Tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát. Xử lý các kết quả điều tra để làm dữ liệu, nghiên cứu các chỉ số đánh giá. 9. Những đóng góp của luận văn 9.1. Về mặt lý luận Khái quát hóa lý luận về quản lý, và quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh. 9.2. Về mặt thực tiễn Luận văn giúp làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường TH trên địa bàn quận Phú Nhuận. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường TH trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh . Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngày nay, việc giảng dạy ngoại ngữ đặc biệt là giảng dạy tiếng Anh đóng một vai trò rất to lớn trong việc hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá thì vai trò của tiếng Anh ngày càng được khẳng định. Năm 1976, Cộng đồng Châu Âu kêu gọi các quốc gia thành viên mở rộng việc dạy và học ngôn ngữ nhằm mục đích đảm bảo tất cả HS đều học ít nhất một ngoại ngữ trong khối Châu Âu. Năm 1995, trong Sách trắng của Ủy ban Châu Âu, phần dạy và học hướng tới một XH học tập (Teaching and Learning towards the Society) đã khuyến khích thế hệ trẻ học ít nhất hai ngoại ngữ của cộng đồng .....” everyone should be proficient in two Community foreign languages” [37, tr.47]. Theo những thống kê cho thấy, đối với cấp TH tại các nước Châu Âu, tiếng Anh vẫn là một ngoại ngữ được chọn học nhiều nhất. Tùy vào tình hình từng quốc gia mà tỉ lệ HS chọn học môn ngoại ngữ tiếng Anh có những sự khác nhau khá nhiều. Ở Bồ Đào Nha có 93% HS chọn học môn tiếng Anh trong khi tỉ lệ HS học tiếng Anh ở Tây Ban Nha là 71%. Tỉ lệ này tại Áo là 56%, Thụy Điển 62% và Phần Lan là 63%. Tỉ lệ khá thấp khoảng 20% đối với các nước Đông Âu cũ” [37]. Trong một nghiên cứu gần đây, Graddol [16] khảo sát tình hình giảng dạy tiếng Anh bậc TH ở 8 nước trong khu vực gồm Singapore, Philippines, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Indonesia và Việt Nam. Trừ Philippines là nước có lịch sử dạy tiếng Anh bậc TH lâu đời nhất (1901), và Singapore không có dữ liệu trong bản thống kê này, các nước còn lại trong đó có ... hù hợp £ d) Không phù hợp £ 3. Thầy/cô vui lòng cho biết việc cần thiết của việc quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các trường Tiểu học trên địa bàn quận phú Nhuận hiện nay ? a) Rất cần thiết £ b) Cần thiết £ c) Ít cần thiết £ d) Không cần thiết £ 4.1. Quản lý chất lượng học tập môn tiếng Anh của HS ở trường TH của thầy/cô? NỘI DUNG Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu 1. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp học cho học sinh. 2. Giáo dục động cơ, thái độ mục đích học tập đúng đắn cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục, thông qua GVCN, giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường. 3. Bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học, các kỹ năng tự học cho học sinh: kỹ năng đọc và nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin 4.Tổ chức các phong trào thi đua, các hội thi hát- kịch, hùng biện bằng tiếng Anh, CLB nói tiếng Anh (English Speaking Club), Open house , báo cáo những phương pháp học tốt môn tiếng Anh, hoạt động ngoài giờ lên lớp lý thú, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế. 5. Quản lý nề nếp sinh hoạt, học tập của HS ( chuyên cần, thái độ, ý thức học tập)ở trường cũng như ở nhà nhằm đẩy mạnh phong trào tự học, tự rèn luyện, phát triển tư duy sáng tạo. 6. Đổi mới công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 7. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi; giúp đỡ và phụ đạo HS yếu kém. 4.2.Quản lý các điều kiện thiết yếu hỗ trợ việc dạy học môn tiếng Anh hiện nay ở trường của thầy /cô? NỘI DUNG Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu 1. Trang trí lớp học,và trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học phục vụ cho yêu cầu DH môn tiếng Anh như phòng Lab, phòng máy vi tính có nối mạng, đèn chiếu, bảng từ, bảng dán,tủ trưng bày thành phẩm của HS. 2. Trang bị đầy đủ các thiết bi dạy học cần thiết để phục vụ dạy học môn tiếng Anh như máy Cát-sét, băng, đĩa, tranh ảnh,sách bổ trợ, sách tham khảo 3. Phòng học có bàn ghế 1 chỗ ngồi tiện nghi, thích hợp cho các hoạt động nhóm, tổ. 4. Thư viện được thường xuyên cập nhật các sách, báo, truyện, tạp chí, băng đĩa tiếng Anh dùng cho GV và HS tham khảo . 5. Quản lý việc sử dụng và bảo quản hiệu quả thiết bị DHTA. 6. Quản lý công tác thi đua, khen thưởng. 7. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh. 4.3. Quá trình dạy học môn tiếng Anh và vận dụng kỹ năng sư phạm của giáo viên Tiếng Anh tiểu học của trường thầy /cô hiện nay ? NỘI DUNG Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu 1. Kỹ năng soạn giáo án theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động nhằm phát triển khả năng giao tiếp của học sinh:Thiết kế bài học thực hành theo hướng phát triển tính cá thể hoặc hoạt động theo nhóm, cặp; Thiết kế bài học qua hình thức sắm vai, trò chơi sư phạm; Thiết kế bài học qua hình thức hợp tác theo nhóm. 2. Vận dụng đa dạng các PPDH, cũng như kết hợp các PPGD trong mỗi hoạt động dạy học. 3. Kỹ năng kết hợp linh hoạt các PPDH: - Kỹ năng hướng dẫn và tổ chức các hoạt động tích cực trong giờ học. - Kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng dạy học. - Kỹ năng sử dụng các thiết bị giảng dạy. - Kỹ năng tự sáng tạo đồ dùng dạy học. 4. Kỹ năng ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại như: Máy chiếu overhead, projector; tổ hợp computer - projector monitor (màn hình 53 inches); sử dụng các phần mềm dạy học để soạn giáo án (giáo án có tích hợp công nghệ thông tin). 5. Kỹ năng soạn giảng trên máy tính và trình chiếu, bảng tương tác. 6. Kỹ năng biên soạn đề kiểm tra. 7. Kỹ năng nghiên cứu tài liệu tham khảo. 8. Kỹ năng sử dụng và tra cứu thông tin trên Internet sử dụng vào việc dạy tiếng Anh. 9. Khả năng tổ chức các hoạt động học tập và thiết kế trò chơi hoặc các games, ca hát , múa và đóng kịch trong giờ học, ngoại khóa nhằm gây hứng thú học tập tiếng Anh. 4.4. Quản lý việc chỉ đạo DH của tổ chuyên môn trường thầy /cô hiện nay ? NỘI DUNG Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu 1. Triển khai các quy định GD - ĐT về QLDH môn tiếng Anh thành quy định nội bộ để thực hiện; đưa chỉ tiêu về QLDH môn tiếng Anh vào kế hoạch năm, tháng, tuần của tổ. 2. Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ chức nghiên cứu, học tập, thảo luận các chuyên đề đổi mới PPDH cho bộ môn tiếng Anh, thảo luận PP dạy tốt các tiết ( nghe hiểu, đọc hiểu, nói, giới thiệu ngữ liêu), phân công soạn bài theo nhóm, cách phụ đạo HS yếu kém. 3. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc dạy thể nghiệm, thực tập, thao giảng, rút kinh nghiệm trong tổ khi thực hiện PPDH mới. 4. Đổi mới và vận dụng tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới PPDH thống nhất trong toàn tổ và cam kết thực hiện( chưa quan tâm nên khi thanh tra cấp Sở thì chưa đạt yêu cầu ). 5. Tăng cường công tác Thanh tra dự giờ thăm lớp về các hoạt động của tổ chuyên môn và của Hiệu trưởng . 4.5. Quản lý việc giảng dạy của GV tiếng Anh ở trường của thầy /cô hiện nay? NỘI DUNG Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu 1. Xây dựng nhận thức cho đội ngũ GV tiếng Anh về việc quản lý dạy học môn tiếng Anh , tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học nâng cao CM, hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm thông qua hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, tham quan học tập. 2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học; quy định về việc soạn giảng theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. 3. Quản lý giờ lên lớp: tăng cường dự giờ định kỳ, dự giờ đột xuất, đánh giá rút kinh nghiệm so sánh kết quả thực hiện việc đổi mới PPDH của từng đợt, từng học kỳ, từng năm học. 4. Quản lý việc dự giờ của GV: Qui định số tiết cần dự trong tháng, học kỳ, năm học; yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch dự giờ tuần - tháng- năm; tham gia dự giờ có chỉ đạo (theo nội dung, chuyên đề). 5. Quản lý việc thực hiện qui chế chuyên môn: tiến độ thực hiện chương trình, quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, tổ chức thi, kiểm tra học kỳ theo đề , đề của trường, xếp loại HS 6. Quản lý hồ sơ chuyên môn: giáo án, sổ điểm, sổ kế hoạch, sổ họp, sổ dự giờ, sổ báo giảng Phân công lao động hợp lý: khối lớp dạy phù hợp trình độ chuyên môn, sở trường. 7. Quản lý khả năng quản lý và tổ chức các hoạt động học tập cho HS của GV, việc tổ chức cho HS chơi trò chơi trong giờ học, ngoại khóa nhằm gây hứng thú học tập ngoại ngữ. 4.6. Công tác bồi dưỡng GV tiếng Anh về kỹ năng sư phạm NỘI DUNG Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu 1.Việc tổ chức, bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng soạn bài theo hướng đổi mới PPDH; thiết kế hệ thống câu hỏi; tổ chức thảo luận nhóm.; tổ chức sắm vai, tổ chức thực hành cho HS. Việc tổ chức, bồi dưỡng, rèn luyện những kỹ năng dạy- học tiếng Anh theo PP giao tiếp tích cực. 2.Bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng dạy- học tiếng Anh theo PP giao tiếp tích cực; kỷ năng tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, kỹ năng hướng dẫn thực hành;kỷ năng hợp tác làm việc giữa thầy và trò. 3. Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc dạy thể nghiệm, thực tập, thao giảng, rút kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm theo các chuyên đề. 4. Bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng ra đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận, kỹ năng ra đề theo hướng phát triển kỹ năng của môn Tiếng Anh. 5. Bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, các phần mềm dạy học, sử dụng khai thác Internet. 6. Việc bồi dưỡng kỹ năng làm và sử dụng đồ dùng dạy học đơn giản. 7. Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện của giáo viên về các kỹ năng trên; động viên và khen thưởng, khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên tự bồi dưỡng 4.7. Đánh giá hoạt động quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học tiếng Anh TT Nội dung khảo sát HT tự đánh giá Ý kiến GV Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Không cần thiết (%) Tốt (%) TB (%) Chưa tốt (%) 1 Có kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập tiếng Anh. 2 Tổ chức xây dựng các chuẩn đánh giá năng lực HS. 3 Kết hợp các hình thức kiểm tra khác nhau. 4 Cập nhật các hình thức kiểm tra đánh giá tiên tiến, hiện đại phù hợp với môn học TA. 5 Kiểm tra và nhận xét chính xác ,chấm bài nghiêm túc, kịp thời. 6 Tổng kết và rút kinh nghiệm sau mỗi học kỳ năm học. 4.8. Đánh giá hoạt động dạy học Tiếng Anh tiểu học ở trường của thầy /cô? NỘI DUNG Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu 1. Tạo môi trường học tập, vui chơi bổ ích. 2. Xây dựng phong trào thi đua, nề nếp học tập. 3. Tạo điều kiện CSVC & TBDH thuận lợi. 4. Khen thưởng kịp thời HS tham gia tốt các phong trào thi đua học tập, những học sinh đạt thành tích cao trong học tập; đạt kết quả cáo trong các cuộc thi tiếng Anh. 5. Xây dựng phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt, tổ chức hội thi GV dạy giỏi. 6. Xây dựng tiêu chí thi đua rõ ràng đảm bảo,chính xác công bằng giữa CBQL và GV. 7. Khen thưởng GV đạt giải trong các hội thi, và GV rèn luyện được nhiều HS đạt giải trong các hội thi tiếng Anh (IOE, Vô địch Toefl primary) 4.9. Đánh giá về việc quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học tiếng Anh ở trường của thầy/cô ? TT Nội dung khảo sát HT tự đánh giá Ý kiến GV Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Không cần thiết (%) Tốt (%) TB (%) Chưa tốt (%) 1 Có kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập tiếng Anh. 2 Tổ chức xây dựng các chuẩn đánh giá năng lực HS. 3 Kết hợp các hình thức kiểm tra khác nhau. 4 Cập nhật các hình thức kiểm tra đánh giá tiên tiến, hiện đại phù hợp với môn học TA. 5 Kiểm tra và nhận xét chính xác ,chấm bài nghiêm túc, kịp thời. 6 Tổng kết và rút kinh nghiệm sau mỗi học kỳ năm học. 5. Hoạt động giảng dạy của Thầy/Cô về bộ môn tiếng Anh ở các trường tiểu học hiện nay (đánh dấu “x” vào ô trống thích hợp): + Câu 1 Thầy/Cô thường sử dụng những phương pháp giảng dạy nào dưới đây? Loại hình phương pháp Không bao giờ Hiếm khi Khá thường xuyên Thường xuyên 1. Phương pháp thuyết giảng. 2. Phương pháp nêu vấn đề. 3. Phương pháp phát vấn. 4. Phương pháp đàm thoại. 5. Phương pháp trực quan. 6. Phương pháp luyện tập. 7. Phương pháp ôn tập. 8. Phương pháp hoạt động cá thể. 9. Phương pháp làm việc theo nhóm. 10. Phương pháp khác (xin nêu rõ). Câu 2: Những kỹ năng/kiến thức nào dưới đây thường được Thầy/Cô kiểm tra học sinh? (Xin đánh dấu “x” vào ô được chọn) Kỹ năng/kiến thức Không bao giờ Hiếm khi Khá thường xuyên Thường xuyên 1. Đọc hiểu. 2. Viết. 3. Nghe. 4. Nói. 5. Dịch. 6. Từ vựng. 7. Ngữ pháp. 8. Hiểu biết về văn hóa xã hội. 9. Kỹ năng/kiến thức khác (xin nêu rõ). . Câu 3: Thầy/Cô thường sử dụng các dạng bài kiểm tra nào dưới đây? (Xin đánh dấu “x” vào ô được chọn) Loại hình phương pháp Không bao giờ Hiếm khi Khá thường xuyên thường xuyên 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn. 2. Điền khuyết (với lựa chọn hạn chế). 3. Điền khuyết (với đáp án mở). 4. Trắc nghiệm lựa chọn đúng/sai. 5. Những câu hỏi dịch. 6. Những câu hỏi mở. 7. Sắp xếp lại chữ cái. 8. Nghe chọn đáp án đúng. 10. Hình thức khác (xin nêu rõ). Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy/Cô. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN (DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 3,4,5 ) Các em học sinh thân mến! Để giúp chúng tôi có thêm cơ sở nghiên cứu thực trạng Dạy học tiếng Anh ở các trường tiểu học Quận Phú Nhuận – TPHCM ” nhờ các em vui lòng trả lời giúp các nội dung dưới đây. Xin trân trọng cảm ơn các em. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Giới tính (Đánh dấu “X” vào khung đã chọn): 1. Nam c 2. Nữ c 2.Tuổi : 3.Trường : Lớp : . CÂU HỎI KHẢO SÁT Câu 1: Các em có ham thích học bộ môn tiếng Anh theo nội dung, chương trình, sách giáo khoa các em hiện nay sử dụng trong trường tiểu học không? Thích c 2. Không thích c 3. Lúc thích lúc không c Câu 2: Những kỹ năng/kiến thức nào dưới đây em thường được thầy/cô giảng dạy? (xin đánh dấu “X” vào ô chọn). Loại hình kiểm tra Không bao giờ Hiếm khi Khá thường xuyên Thường xuyên 1. Bài đọc (Reading) 2. Viết câu (Writing) 3. Nghe (Listening) 4. Nói (Speaking) 5. Phát âm (Pronunciation) 6. Từ vựng (Vocabulary) 7. Ngữ pháp (Grammar) Câu 3: Các em hãy cho biết lý do vì sao em học môn tiếng Anh: (Em hãy đánh dấu “X” vào ô chọn) TT Động lực Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến 1 Tiếng Anh là môn dễ học. 2 Tiếng Anh là môn học dễ đạt điểm cao. 3 Học tiếng Anh có cơ hội tham gia các kỳ thi quốc tế và đi du học. 4 Tiếng Anh giúp ích cho nghề nghiệp tương lai. 5 Tiếng Anh là môn học yêu thích. 6 Học tiếng Anh để hiểu nội dung các chương trình, các bài hát, các phim hoạt hình, sách báo, truyện.... bằng tiếng Anh. 7 Học tiếng Anh để biết các nền văn hóa của các nước nói tiếng Anh. Câu 4: Các em hãy tự đánh giá mức độ kỹ năng tiếng Anh mà em đã đạt được sau đây: (Em hãy đánh dấu “X” vào ô chọn) Kỹ năng tiếng Anh Mức độ Tốt Khá Trung bình Kém 1. Đọc hiểu 2. Viết 3. Nghe 4. Nói. Câu 5: Thầy/cô giáo thường sử dụng phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học dưới đây: (Em hãy đánh dấu “X” vào ô chọn) Phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học Mức độ sử dụng Thường xuyên Khá Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Thường xuyên 1. Tranh ảnh 2. Vật thật 3. Máy nghe đĩa CD/ LCD 4. Máy chiếu phim trong (Overhead) 5. Máy chiếu vi tính (Projector) 6. Bảng tương tác Câu 6: Các em hãy cho biết mức độ cần thiết của những công việc trong tự học môn tiếng Anh (Em hãy đánh dấu “X” vào ô chọn) Các công việc Mức độ biểu hiện Cần thiết Bình thường Không cần thiết 1. Nghe và ghi chép những nội dung, kiến thức GV giảng dạy 2. Đọc thêm sách giáo khoa và các sách bổ trợ đi kèm (Vui cùng kỳ thi Starters, Movers, Flyers, toán, khoa học bằng tiếng Anh..) 3. Trao đổi thắc mắc với thầy/cô, cha/mẹ và bạn bè. 4. Có thời gian biểu cụ thể cho việc tự học 5. Sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để hỗ trợ việc học tiếng Anh (máy tính, kim từ điển, ipad..) Câu 7 : Em hãy đánh giá thế nào về quá trình học tập môn tiếng Anh của em hiện tại ? (Đánh dấu “x” vào các lựa chọn ) TT NỘI DUNG Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu 1 Thực hành và ôn bài ở nhà 2 Khả năng sử dụng kiến thức đã học vào tình huống hoặc ngữ cảnh mới 3 Niềm hứng thú và say mê học tập 4 Làm việc luyện tập theo nhóm,cặp 5 Khả năng tự học tiếng Anh qua báo chí, Internet, truyền hình. 6 Khả năng tự điều chỉnh, và sửa sai 7 Khả năng ghi nhớ từ vựng và ngữ pháp 8 Khả năng đoán nghĩa từ vựng trong ngữ cảnh 9 Kỹ năng làm bài Trân trọng cảm ơn các em. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Về các biện pháp quản lý hoạt động dạy- học môn Tiếng Anh ( Dành cho chuyên viên Tiếng Anh,CBQL, tổ trưởng, tổ phó tổ Tiếng Anh) Để xây dựng được các biện pháp quản lý nhằm Quản lý tốt hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường tiểu học Quận Phú Nhuận, xin anh (chị) cho biết ý kiến của mình về mức độ khả thi của các biện pháp sau đây: Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết (a) Cần thiết (b) Không cần thiết (c) Ý kiến khác Khả thi Không khả thi (f) Ý kiến khác Cao (d) Thấp (e) 1. Bồi dưỡng năng lực giảng dạy tiếng Anh cho GV theo hướng đa dạng. 2. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, tạo môi trường thuận lợi và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho GV dạy tiếng Anh. 3. Đa dạng hóa các hình thức DHTA, tạo môi trường dạy và học tiếng Anh phù hợp nhằm phát huy các kỹ năng của HS. 4. Tăng cường đầu tư và quản lý CSVC, phương tiện phục vụ việc DH tiếng Anh; ứng dụng CNTT vào HĐDH môn tiếng Anh. 5. Quản lý và tăng cường đổi mới hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS theo chuẩn quốc tế. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô!
File đính kèm:
- luan_van_quan_ly_hoat_dong_day_hoc_tieng_anh_o_cac_truong_ti.doc