Mẫu kế hoạch bài giảng tập huấn cho giáo viên dạy nghề phổ thông

MỤC TIÊU

Sau khóa tập huấn hai ngày, các học viên sẽ:

- Hiểu được mục đích, mục tiêu, yêu cầu GDHN qua HĐGDNPT;

- Hiểu các lí thuyết hướng nghiệp cơ bản có liên quan đến HĐGDNPT. Biết cách

áp dụng các lí thuyết hướng nghiệp vào thực tiễn tổ chức HĐGDNPT ở CSGD

của học viên

- Biết cách sử dụng các nội dung trong tài liệu có hiệu quả, đồng thời biết cách

hướng dẫn đồng nghiệp sử dụng tài liệu khi tổ chức HĐGDNPT;

- Quan tâm và hứng thú áp dụng các nội dung trong tài liệu vào thực tiễn tổ chức

HĐGDNPT.

pdf 46 trang yennguyen 6000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Mẫu kế hoạch bài giảng tập huấn cho giáo viên dạy nghề phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mẫu kế hoạch bài giảng tập huấn cho giáo viên dạy nghề phổ thông

Mẫu kế hoạch bài giảng tập huấn cho giáo viên dạy nghề phổ thông
phaàn
MaÃU KEÁ hOaÏCh BaØI GIaÛnG
TaÄp hUaÁn ChO GIaÙO VIEÂn
DaÏy nGhEà phOÅ ThOÂnG
4
MẪU KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
85
P
H
Ầ
N
 4
MỤC TIÊU
Sau khóa tập huấn hai ngày, các học viên sẽ:
- Hiểu được mục đích, mục tiêu, yêu cầu GDHN qua HĐGDNPT;
- Hiểu các lí thuyết hướng nghiệp cơ bản có liên quan đến HĐGDNPT. Biết cách 
áp dụng các lí thuyết hướng nghiệp vào thực tiễn tổ chức HĐGDNPT ở CSGD 
của học viên
- Biết cách sử dụng các nội dung trong tài liệu có hiệu quả, đồng thời biết cách 
hướng dẫn đồng nghiệp sử dụng tài liệu khi tổ chức HĐGDNPT; 
- Quan tâm và hứng thú áp dụng các nội dung trong tài liệu vào thực tiễn tổ chức 
HĐGDNPT.
NGÀY 1. CÁC LÍ THUYẾT HƯỚNG NGHIỆP VÀ TRẮC NGHIỆM
I. HOẠT ĐỘNG 1. XÂY DỰNG HỢP ĐỒNG KHÓA HỌC
Thời gian: 15 phút
Mục tiêu: - Tạo không khí thân mật, thoải mái trong lớp học;
 - Xác định được nhu cầu, trách nhiệm của học viên và tập huấn viên 
 trong khoá tập huấn;
 - Thống nhất phương pháp học tập và tập huấn.
Học liệu: 
- 4 tờ bìa nhỏ (dán được) cho 1 học viên
 - 4 tờ giấy trắng khổ A1
 - Bút dạ, bút viết
 - Băng dính 2 mặt
Nhiệm vụ hoạt động 1
Trả lời 4 câu hỏi sau vào 4 tờ giấy riêng biệt:
1. Thầy/cô muốn những học viên khác trong lớp làm những điều gì để khóa tập huấn 
này thành công?
2. Thầy/cô muốn nhóm tập huấn viên làm những điều gì để khóa tập huấn này thành công?
3. Bản thân thày/cô sẽ làm những điều gì để khóa tập huấn này thành công?
4. Thầy/ cô muốn học hỏi được điều gì từ khóa học này?
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG
86
CÁCH TIẾN HÀNH
1. Giới thiệu và giải thích nhiệm vụ
2. Làm việc cá nhân: 
- Mỗi học viên viết từng câu trả lời vào từng tờ giấy nhỏ được phát;
- Sau đó, học viên dán các câu trả lời lên tờ giấy A1 có ghi sẵn 4 tiêu đề theo 4 
câu hỏi (được treo/dán ở trên ở trên tường của lớp tập huấn) . 
3. Làm việc nhóm
Chia học viên trong lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm lấy một tờ giấy A1 có dán các 
câu trả lời về bàn, đọc các câu trả lời, ghi tóm tắt các ý kiến vào tờ giấy A1 
4. Làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm chia sẻ các ý kiến nhóm đã tập hợp được trước lớp. 
- Giảng viên và học viên thống nhất hợp đồng với những giá trị chung cho khóa 
học, đồng thời thống nhất: Cứ khoảng 3 giờ đồng hồ, cả lớp sẽ cùng nhau đánh 
giá việc thực hiện được hợp đồng khóa học tốt như thế nào.
II. HOẠT ĐỘNG 2. CÁC LÍ THUYẾT HƯỚNG NGHIỆP CƠ BẢN VÀ TRẮC 
NGHIỆM; ÁP DỤNG LÍ THUYẾT VÀ TRẮC NGHIỆM VÀO BẢN THÂN HỌC 
VIÊN VÀ HĐGDNPT
Thời gian: 180 phút
Mục tiêu: - Hiểu được các lí thuyết hướng nghiệp cơ bản có liên quan với HĐGDNPT 
 - Biết cách làm trắc nghiệm sở thích, khả năng theo lí thuyết mật mã 
 Holland; 
 - Áp dụng được các lí thuyết hướng nghiệp và trắc nghiệm vào bản
 thân và nghề phổ thông.
Học liệu: - Bút dạ, bút viết, giấy trắng khổ A1;
 - Tài liệu tập huấn - phần 2 của tài liệu;
 - Bộ phiếu Trắc nghiệm sở thích theo lí thuyết mật mã Holland;
 - 6 bản in nội dung của 6 nhóm tính cách theo lí thuyết mật mã 
 Holland (dán ở 6 vị trí trong lớp tập huấn);
 - Slide trình chiếu các nhiệm vụ hoặc phiếu giao nhiệm vụ được in ra 
 để phát cho học viên
MẪU KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
87
P
H
Ầ
N
 4
Các nhiệm vụ của hoạt động 2
Nhiệm vụ 1
1. Ở thời điểm hiện tại, thầy/ cô có sở thích nghề nghiệp và những kĩ năng nào? (thầy/
cô là ai?)
2. Trong 2 năm tới, thầy/cô muốn có những phát triển nghề nghiệp như thế nào? (thầy/
cô đang đi về đâu?)
3. Làm cách nào để thày/cô có thể đạt được mục tiêu ở câu hỏi 2?
Nhiệm vụ 2
1. Trong những công việc được ghi trong nhóm sở thích thầy/ cô đã chọn, thầy/ cô thấy 
công việc nào phù hợp với bản thân?
2. Ngoài những công việc được ghi trong nhóm sở thích thầy/ cô đã chọn, thầy/cô thấy 
còn những công việc nào khác chưa được ghi, cần bổ sung?
3. Nếu chọn công việc ấy thì phải học ngành gì?
Nhiệm vụ 4
1. Thầy/cô nghĩ gì về những lí thuyết vừa được trình bày?
2. Thầy/cô thấy những lí thuyết nào có thể áp dụng được và lí thuyết nào không thể áp 
dụng được vào HĐGDNPT ở CSGD của thầy/cô trong thời điểm hiện tại? Lí do?
Nhiệm vụ 3
1. Thầy/cô đã có câu trả lời cho 3 bước tìm hiểu chưa? Nếu có thì chúng là gì? Nếu 
không thì thầy/cô sẽ làm gì để tìm ra câu trả lời?
2. Sau khi hoàn thành câu 1, hãy ghi chi tiết 4 bước hành động của thầy/cô?
CÁCH TIẾN HÀNH
1. Quy trình hướng nghiệp 
1.1. Làm việc cả lớp
- Giảng viên giới thiệu ba Năng lực hướng nghiệp cần có của học sinh, bao 
gồm: 1/ Năng lực nhận thức bản thân; 2/ Năng lực nhận thức nghề nghiệp và 3/ 
Năng lực xây dựng kế hoạch nghề nghiệp.
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG
88
- Giới thiệu 3 bước trong hình 1- Sơ đồ Quy trình hướng nghiệp: Em là ai? Em 
đang đi về đâu? Làm sao để em đi được đến nơi em muốn đến?
- Giải thích từng bước trong hình 1- Sơ đồ Quy trình hướng nghiệp theo nội 
dung ở mục II - phần 2 của tài liệu. 
- Nhấn mạnh một số điểm sau:
 Trong hướng nghiệp, việc giúp cho học sinh trả lời được câu hỏi Em là ai? 
là việc đầu tiên cần phải làm và đóng vai trò rất quan trọng vì chỉ khi hiểu 
rõ bản thân mình là ai trong 4 lĩnh vực sở thích, khả năng, cá tính và giá trị 
nghề nghiệp, học sinh mới có cơ sở để chọn hướng học, chọn nghề phù hợp. 
 Ba bước trong quy trình hướng nghiệp có ảnh hưởng và tác động qua 
lại với nhau. Kết quả thực hiện bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau. 
Ngược lại, kết quả thực hiện bước sau có thể giúp học sinh nhìn nhận, đánh 
giá lại kết quả thực hiện bước đã thực hiện trước đó. Từ đó có sự điều chỉnh 
cho phù hợp.
1.2. Làm việc cá nhân
- Giới thiệu nhiệm vụ 1 của hoạt động 3.
- Học viên suy ngẫm, vận dụng trải nghiệm thực tế của bản thân để viết vào giấy 
câu trả lời cho 3 câu hỏi ở nhiệm vụ 1.
2. Lí thuyết cây nghề nghiệp
- Giới thiệu mô hình Lí thuyết cây nghề nghiệp và giải thích mô hình lí thuyết 
cây nghề nghiệp theo nội dung ở mục III - phần 2 của tài liệu. Nêu ví dụ thực 
tế để làm rõ nội dung chủ yếu và ý nghĩa của lí thuyết cây nghề nghiệp đối với 
HĐGDNPT.
3. Lí thuyết mật mã Holland
3.1. Làm việc cả lớp
- Giới thiệu, giải thích nội dung chủ yếu, ý nghĩa của lí thuyết mật mã Holland 
và mô hình lục giác Holland theo nội dung ở mục IV - phần 2 của tài liệu. Nêu 
ví dụ thực tế. 
- Yêu cầu một học viên trong lớp nêu ví dụ về học sinh của mình để làm rõ lí 
thuyết mật mã Holland. 
3.2. Làm việc cá nhân
- Học viên làm trắc nghiệm sở thích phần 1, phần 2 ở phụ lục 1.
MẪU KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
89
P
H
Ầ
N
 4
Sau khi làm xong 2 phiếu trắc nghiệm sở thích, các học viên trong lớp đến đứng 
ở tờ giấy có ghi nhóm sở thích của mình. Học viên đọc và quyết định xem những 
khả năng của mình có phù hợp với nhóm sở thích này không. Nếu có, ở lại nhóm 
đó. Nếu không, chuyển qua nhóm khác mà phù hợpsở thích của mình.
3.3. Làm việc nhóm
- Các học viên có cùng nhóm sở thích tạo thành nhóm mới;
- Giảng viên giới thiệu nhiệm vụ 2;
- Các học viên trong nhóm thảo luận, chia sẻ suy nghĩ của bản thân theo nội dung 
của nhiệm vụ 2. Ghi vào giấy các ý kiến của mọi người trong nhóm.
- Giảng viên đến từng nhóm, hỏi một số học viên về lí do chọn nhóm này, không 
chọn nhóm khác? Cảm xúc của bản thân khi đứng vào nhóm đã chọn?
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
4. Lí thuyết hệ thống và mô hình lập kế hoạch nghề
4.1. Làm việc cả lớp
- Giới thiệu Lí thuyết hệ thống và mô hình lập kế hoạch nghề. Giải thích 2 lí 
thuyết này theo nội dung ở mục V, mục VI - phần 2 của tài liệu. 
- Mời một học viên trong lớp kể lại câu chuyện của bản thân hoặc học trò cũ để 
minh họa cho 2 lí thuyết hướng nghiệp.
4.2. Làm việc cá nhân
- Giảng viên giới thiệu nhiệm vụ 3 và lưu ý: Những ý kiến trong nhiệm vụ 3 
mang tính chất riêng tư nên mọi người chỉ viết vào giấy cho mình biết, không 
trình bày trước lớp;
- Học viên viết vào giấy các ý kiến của bản thân theo các câu hỏi của nhiệm vụ 3;
- Giảng viên hỏi học viên có thắc mắc/câu hỏi gì để giải thích.
5. Lí thuyết vị trí điều khiển
5.1. Làm việc cả lớp
- Giảng viên giới thiệu mô hình lí thuyết vị trí điều khiển. Giải thích theo nội dung 
trong mục VII - phần 2 của tài liệu. Sau đó nêu ví dụ thực tế để làm rõ nội dung, 
ý nghĩa của lí thuyết vị trí điều khiển 
- Mời 1 học viên trong lớp liên hệ bản thân và kể lại câu chuyện của mình hoặc 
học sinh của mình để minh họa cho lí thuyết vị trí điều khiển. 
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG
90
5.2. Làm việc cá nhân
- Giảng viên nêu yêu cầu: Thầy/cô hãy ghi lại một chuyện xảy ra trong đời khi 
mà cách suy nghĩ tích cực (tôi làm chủ đời mình) đã giúp thầy/ cô vượt qua khó 
khăn đó;
- Học viên suy ngẫm và ghi tóm tắt nội dung câu chuyện của bản thân.
5.3. Làm việc nhóm
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 người. Mỗi người kể lại câu chuyện của 
bản thân liên quan đến lí thuyết vị trí điều khiển.
Mời đại diện 1- 2 nhóm kể lại trước lớp câu chuyện có thật trong cuộc sống liên 
quan đến lí thuyết vị trí điều khiển;
Liên hệ trong giáo dục: Hiểu rõ lí thuyết vị trí điều khiển sẽ giúp học sinh có ý chí 
vươn lên, biết vượt qua khó khăn, vượt qua chính mình để đạt được mục tiêu đặt ra.
6. Lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch
6.1. Làm việc cả lớp
- Giảng viên giới thiệu và giải thích lí thuyết ngẫu nhiêncó kế hoạch theo nội 
dung trong mục VIII- phần 2 của tài liệu. 
- Nêu ý nghĩa của lí thuyết may mắn có kế hoạch và nêu ví dụ minh họa. Có thể 
kể câu chuyện của bản thân chứng minh cho lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch.
6.2. Làm việc nhóm
- Giảng viên nêu nhiệm vụ: Thầy/ cô hãy thảo luận, chia sẻ với người cạnh mình 
một điều may mắn/không may mắn mà bản thân đã gặp được trong hoạt động 
nghề nghiệp mình. Nói rõ điều may mắn/không may mắn ấy là gì? và đã ảnh 
hưởng để sự nghiệp của thầy/ cô ra sao?
- Học viên thảo luận nhóm đôi nhiệm vụ trên và ghi tóm tắt vào giấy; 
- Mời 1 - 2 học viên chia sẻ câu chuyện của mình trước lớp;
- Giảng viên nhấn mạnh ý nghĩa của Lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch: Sự may 
mắn phải do mình tạo ra. Nếu hiểu rõ lí thuyết này sẽ khuyến khích, thổi vào 
mỗi người một niềm tin để sống tốt hơn
7. Thảo luận về các lí thuyết hướng nghiệp
- Giảng viên giới thiệu nhiệm vụ 4. 
- Tổ chức cho học viên thảo luận nhóm theo 2 câu hỏi trong nhiệm vụ 4. Ghi kết 
quả thảo luận vào giấy và dán lên bảng.
- Giảng viên, học viên trong lớp đọc các kết quả thảo luận được dán trên bảng và 
chia sẻ ý kiến
MẪU KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
91
P
H
Ầ
N
 4
Thời gian: 80 phút
Mục tiêu: - Hiểu được kĩ năng thiết yếu và ý nghĩa của các kĩ năng thiết yếu 
 trong hoạt động nghề nghiệp.
 - Biết cách xác định các kĩ năng thiết yếu của bản thân. 
 - Áp dụng được các hiểu biết về kĩ năng thiết yếu để tự đánh giá những 
 kĩ năng thiết yếu của bản thân được hình thành và phát triển qua hoạt 
 động nghề nghiệp
Học liệu: - Bút dạ, bút viết, giấy trắng khổ A1.
 - Tài liệu tập huấn - phần 3 và phụ lục 6 của tài liệu
 - Slide trình chiếu nhiệm vụ hoạt động 3 hoặc phiếu giao nhiệm vụ 
 được in ra để phát cho học viên
III. HOẠT ĐỘNG 3. KĨ NĂNG THIẾT YẾU
CÁCH TIẾN HÀNH
1. Giảng viên giới thiệu nội dung phiếu nhiệm vụ hoạt động 3. 
2. Làm việc cá nhân
Học viên suy nghĩ và ghi vào giấy các ý kiến cá nhân theo từng nhiệm vụ hoạt động 3
3. Làm việc nhóm
- Mỗi nhóm 4 người, trong đó ít nhất có 1 nữ và mọi người đến từ các trường khác 
nhau. Mọi người trong nhóm chia sẻ về kết quả làm việc cá nhân và ghi vào tờ 
giấy khổ A1 ý kiến chung của cả nhóm về nhiệm vụ của hoạt động 3
- Đính kết quả thảo luận vào vị trí được phân công. Mỗi nhóm cử một người ở lại 
trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Những người còn lại đến các nhóm 
khác nghe đại diện của nhóm trình bày kết quả thảo luận nhiệm vụ của hoạt 
động 3;
Nhiệm vụ hoạt động 3
Xây dựng mô hình của mỗi người theo các bước:
Bước 1: Nhớ lại hình ảnh của mình khi mới bước vào nghề dạy học
Bước 2: Ghi lại những kĩ năng bản thân rèn luyện được sau 2 năm trong nghề
Bước 3: Theo thầy/ cô, trong những kĩ năng ấy, kĩ năng nào có thể được sử dụng trong 
bất cứ vị trí công việc nào (thư ký, quản lý, bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật, )
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG
92
CÁCH TIẾN HÀNH
1. Giảng viên giới thiệu nhiệm vụ của hoạt động 4
2. Làm việc nhóm
- Chia lớp thành các nhóm. Tốt nhất là chia nhóm theo nhóm NPT mà học viên 
đang giảng dạy (Nhóm các nghề Nông nghiệp; Nhóm các nghề Dịch vụ; Nhóm 
các nghề Công nghiệp; Nhóm nghề Tin học văn phòng...).
- Học viên thảo luận, chia sẻ ý kiến theo nội dung trong phiếu nhiệm vụ. Thư kí 
nhóm ghi lại ý kiến của mọi người trong nhóm.
Thời gian: 60 phút
Mục tiêu: Củng cố và xác định được những kĩ năng thiết yếu mà học sinh học được 
qua HĐGDNPT
Học liệu: - Bút dạ, bút viết
 - Giấy khổ A1, A4.
 - Tài liệu tập huấn - Phần 3 của tài liệu
 - Slide trình chiếu nội dung nhiệm vụ hoạt động 4 hoặc phiếu nhiệm vụ 
hoạt 4 được in sẵn để phát cho học viên.
Nhiệm vụ hoạt động 4
1. Theo thầy/cô, học sinh sẽ học được những kĩ năng nào từ HĐGDNPT mà thầy/ cô 
đang giảng dạy.
2. Những kĩ năng nào trong số các kĩ năng trên là kĩ năng thiết yếu?
- Giảng viên nêu tóm tắt ý kiến thảo luận của các nhóm. Sau đó giải thích thế nào 
là kĩ năng thiết yếu và tại sao phải có kĩ năng thiết yếu?
4. Làm bài tập áp dụng
- Học viên xem phụ lục 4, đọc nội dung trong bảng 1: Các kĩ năng thiết yếu. Tiếp 
tục đọc bảng 2, tự đánh giá mức độ đạt được các kĩ năng thiết yếu của bản thân 
bằng cách đánh dấu X vào cột dọc ngang hàng với từng kĩ năng thiết yếu. 
- So sánh kết quả này với kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động 3.
Giảng viên kết luận hoạt động 3 và nêu ý nghĩa của kĩ năng thiết yếu.
IV. HOẠT ĐỘNG 4. XÁC ĐỊNH CÁC KĨ NĂNG THIẾT YẾU HỌC SINH HỌC ĐƯỢC 
QUA HĐGDNPT
MẪU KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
93
P
H
Ầ
N
 4
3. Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận về những kĩ năng học sinh 
sẽ học được từ NPT và chỉ ra những kĩ năng thiết yếu trong số những kĩ năng đó. 
4. Nhận xét, đánh giá ngày tập huấn thứ nhất và giao bài tập về nhà
- Giảng viên nhận xét về tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hiện hợp đồng 
khóa tập huấn ngày thứ nhất.
- Giao bài tập về nhà: Làm trắc nghiệm sở thích cho một người thân trong gia 
đình (cháu, con bạn, học trò, ). Không nên làm cho con mình.
V. HOẠT ĐỘNG 5. ĐÁNH GIÁ NGÀY 1
Kết thúc ngày tập huấn thứ nhất, giảng viên tổ chức cho học viên đánh giá kết quả làm 
việc trong ngày thông qua việc trả lời 3 câu hỏi sau vào thẻ/ giấy nhỏ:
1. Chia sẻ một điều thầy/ cô nhớ nhất trong ngày hôm nay?
2. Nếu có thể thay đổi một/ những hoạt động trong ngày hôm nay thì thày/cô sẽ thay đổi 
như thế nào?
3. Thầy/cô sẽ sử dụng những nội dung nào của ngày hôm nay vào việc tổ chức 
HĐGDNPT ở CSGD của mình.
Thời gian: 20 phút
Mục tiêu: Ôn tập, củng cố và trao đổi về các lí thuyết hướng nghiệp đã tập huấn ngày 1
Học liệu: Các mô hình lí thuyết hướng nghiệp ở phần 2 của tài liệu
CÁCH TIẾN HÀNH
1. Giảng viên giới thiệu nội dung ngày thứ hai
- Ôn lại lí thuyết hướng nghiệp và áp dụng lí thuyết hướng nghiệp vào HĐGDNPT;
- Hiểu nội dung tài liệu và thực hành sử dụng tài liệu.
2. Giảng viên trình chiếu, nhắc lại những lí thuyết hướng nghiệp được áp dụng vào 
HĐGDNPT và những kĩ năng thi ... ớc 2. Cộng điểm theo từng nhóm sở thích. Mỗi ý 
được đánh dấu tương ứng 1 điểm. (2’)
Bước 4. Tìm hiểu đặc điểm của từng nhóm sở thích. (3’)
Bước 3. Xác định nhóm sở thích (nhóm có số điểm cao 
nhất). Tìm đến vị trí có tên của nhóm phù hợp với nhóm 
có sở thích của mình. (2’)
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG
120
PHỤ LỤC 5
Cách tiến hành các bài học trong hoạt động giáo dục nghề phổ thông
A. Hoạt động trải nghiệm
* Mục đích: Tạo cơ hội cho học sinh huy động được những kiến thức, kĩ năng, kinh 
nghiệm của bản thân để giải quyết các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới; 
Rèn luyện cho học sinh năng lực nhận thức, khả năng biểu đạt, đề xuất vấn đề. 
Giúp cho giáo viên biết được học sinh đã có những hiểu biết gì liên quan đến nội dung 
bài học
* Cách tiến hành: 
Hoạt động này tương ứng với hoạt động giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. 
Điểm khác biệt cơ bản ở đây là khi bắt đầu bài học, giáo viên sẽ nêu các câu hỏi gợi mở 
hoặc yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến nhận xét về những vấn đề có liên quan đến nội dung 
kiến thức sẽ đề cập trong bài học. Học sinh sẽ phải huy động kiến thức, kĩ năng, kinh 
nghiệm, trải nghiệm của bản thân để giải quyết nhiệm vụ giáo viên vừa nêu theo hình 
thức hoạt động cá nhân trước, sau đó hoạt động nhóm để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. 
Kết thúc hoạt động này, giáo viên trao đổi với học sinh về kết quả thực hiện hoạt động 
1, qua đó biết được mức độ hiểu biết của học sinh đối với nội dung bài mới để có cơ sở 
tổ chức cho học sinh học theo khả năng ở hoạt động tiếp theo .
Vì vậy, giáo viên có thể thiết kế hoạt động 1 như sau:
1/ Giáo viên nêu một tình huống trong thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học, hỏi 
học sinh trong lớp sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
Ví dụ: Trước khi học bài 17. Các khái niệm cơ bản (phần 4 - Chương trình bảng tính 
EXEL, HĐGDNPT Nghề Tin học văn phòng lớp 11), giáo viên có thể nêu tình huống 
sau: Theo yêu cầu của nhà trường, thày/ cô phải có các số liệu thống kê về kết quả học 
tập các môn văn hóa của lớp mình ngay trong ngày mai để đưa vào báo cáo. Làm thế 
nào để thực hiện được yêu cầu của nhà trường một cách đầy đủ, chính xác trong thời 
gian rất ngắn? Các em hãy giúp thày/ cô đưa ra giải pháp? 
2/ Hoạt động cá nhân: Học sinh suy nghĩ, vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản 
thân để đưa ra cách giải quyết.
3/ Hoạt động nhóm: Học sinh lập thành từng nhóm, chia sẻ những suy nghĩ, kinh 
nghiệm của bản thân với các bạn trong nhóm
4/ Hoạt động với giáo viên: Học sinh chia sẻ kết quả làm việc cá nhân, làm việc nhóm. 
Dẫn dắt vào bài mới. 
PHỤ LỤC 5
121
P
H
Ụ
 LỤ
C
 5
B. Hoạt động cơ bản
* Mục đích: Học sinh tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức mới và cơ sở khoa học của 
kiến thức mới trong bài học; Rèn luyện năng lực lập luận, giải thích những kiến thức 
khoa học được đề cập trong bài.
* Cách thức tiến hành
Bước này tương ứng với hoạt động tìm hiểu kiến thức mới trong các bài học lí thuyết; 
Hướng dẫn ban đầu đối với các bài thực hành. Điểm khác biệt cơ bản ở đây là giáo viên 
không dạy kiến thức mới ngay mà yêu cầu học sinh dựa vào nghiên cứu nội dung, hướng 
dẫn trong tài liệu và vận dụng những kiến thức liên quan, kinh nghiệm của bản thân để 
tìm tòi, khám phá, trình bày hoặc lập luận về kiến thức mới theo 3 câu hỏi: Là gì? Như 
thế nào? Sẽ như thế nào? (Các câu hỏi này khuyến khích học sinh tìm hiểu thêm kiến 
thức ngoài bài học). Từ những hiểu biết, trình bày hoặc lập luận của học sinh, giáo viên 
sẽ tập trung hướng dẫn, giải thích những nội dung mới học sinh chưa hiểu hoặc hiểu 
chưa đúng. Với những nội dung trong bài học mà học sinh đã hiểu hoặc làm được, giáo 
viên chỉ nhắc lại cho có hệ thống, không cần giải thích, hướng dẫn nhiều. Làm như vậy, 
học sinh sẽ được học theo khả năng, có nhiều thời gian suy nghĩ, tương tác với các bạn 
trong lớp và giáo viên, không bị áp đặt, không phải học đi học lại những nội dung đã 
biết. Giáo viên tập trung được nhiều thời gian cho việc hướng dẫn, giải thích những nội 
dung mới, khó trong bài.
Để thực hiện được yêu cầu trên, giáo viên có thể thiết kế hoạt động 2 như sau:
1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập. Tốt nhất nên nêu nhiệm vụ dưới dạng câu hỏi.
Ví dụ: Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập của bài 17. Các khái niệm cơ bản (Sách học sinh 
nghề Tin học văn phòng lớp 11) dưới dạng câu hỏi như sau:
Em hãy cho biết, thế nào là chương trình bảng tính Exel? Nêu và lập luận về những tiện 
ích của chương trình bảng tính Exel?
Theo em, thực hiện các thao tác làm việc với chương trình bảng tính Exel như thế nào?
 Hãy lập một bảng dữ liệu về điểm kiểm tra môn toán, văn của các bạn trong nhóm (4 - 6 
HS/ nhóm) và nhập các dữ liệu đó vào bảng tính
2/ Hoạt động cá nhân: Học sinh nghiên cứu nội dung bài học trong tài liệu, suy nghĩ 
và đưa ra câu trả lời của bản thân. 
3/ Hoạt động nhóm: Từng cá nhân chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân 
theo những nhiệm vụ giáo viên giao cho. Các cá nhân khác lắng nghe, đặt câu hỏi phản 
biện hoặc quan sát cách thực hiện thao tác của bạn, sau đó góp ý và ghi tóm tắt kết quả 
làm việc nhóm vào giấy để trình bày. Giáo viên đến các nhóm để học sinh được trao 
đổi trực tiếp với giáo viên. Qua đó, giáo viên biết được khả năng nhận thức, thực hành 
những nội dung trong bài mới của học sinh trước khi tổ chức hoạt động cả lớp.
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG
122
4/ Hoạt động cả lớp: Đại diện học sinh trình bày, lập luận về kết quả thực hiện nhiệm 
vụ được giao trước lớp. Học sinh khác có thể hỏi thêm và nhận xét. Giáo viên tóm tắt 
những nội dung học sinh trình bày, sau đó hướng dẫn, giải thích những nội dung học 
sinh chưa hiểu, chưa làm được hoặc hiểu, làm chưa đúng. 
C. Hoạt động thực hành
* Mục đích: Học sinh vận dụng những hiểu biết đã thu nhận được để giải quyết những 
vấn đề có liên quan hoặc thực hiện nội dung thực hành trong bài học để rèn luyện kĩ 
năng kĩ thuật. Qua hoạt động thực hành của học sinh, giáo viên cũng biết được mức độ 
nắm vững và vận dụng kiến thức của học sinh.
* Cách tiến hành
Đặc trưng cơ bản của HĐGDNPT là hoạt động thực hành. Do vậy, nội dung thực hành 
có ở hầu hết các chủ đề/ bài học trong các chương trình HĐGDNP. Điều này thể hiện 
rất rõ trong mỗi bài học, mỗi chủ đề của nghề Tin học văn phòng. Vì vậy, giáo viên có 
thể thiết kế và triển khai hoạt động này theo các bước sau:
1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ, yêu cầu thực hành. Trong tài liệu nghề Tin học văn phòng 
đã nêu rõ nội dung thực hành. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hành luôn những 
nội dung đó hoặc bổ sung thêm cho phù hợp với trình độ của học sinh, đồng thời khuyến 
khích học sinh tìm hiểu thêm cách làm khác ngoài nội dung đã ghi trong tài liệu.
Ví dụ: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hành 5 bài tập trong nội dung thực hành 
của bài 17 (trang 112-114), đồng thời khuyến khích học sinh tìm một số nội dung khác 
như nhập dữ liệu về ngày tháng năm sinh, địa chỉ của các bạn trong lớp vào bảng tính...
2/ Hoạt động cá nhân: Học sinh vận dụng những nội dung thu nhận được để thực hiện 
nhiệm vụ thực hành được giao. Trong quá trình hoạt động cá nhân, chỗ nào học sinh thấy 
chưa hiểu rõ hoặc làm không được, có thể chia sẻ với giáo viên để được giáo viên hỗ trợ.
3/ Hoạt động nhóm: Học sinh trao đổi, chia sẻ cách làm, kết quả thực hiện của bản 
thân. Có thể giải thích cho bạn trong nhóm cách mà mình đã thực hiện. Qua đó, các em 
có thể sửa lỗi cho nhau và học hỏi lẫn nhau
4/ Hoạt động cả lớp: Một số học sinh trình bày cách làm và kết quả thực hành trước 
lớp. Học sinh khác và giáo viên quan sát, nhận xét. 
5/ Đánh giá: Căn cứ vào kết quả thực hành, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau 
dựa vào các yêu cầu giáo viên đã nêu. Cùng với việc đánh giá kết quả học tập, giáo viên 
chú ý đánh giá sở thích và khả năng của học sinh đối với những nội dung chủ yếu trong 
bài học/ chủ đề/ chương trình.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 17, cùng với việc đưa ra các câu hỏi để kiểm tra hiểu biết 
của học sinh về các nội dung chủ yếu trong chủ đề này, giáo viên có thể đưa ra một số 
câu hỏi để học sinh tự đánh giá như sau:
PHỤ LỤC 5
123
P
H
Ụ
 LỤ
C
 5
Em hãy đánh dấu X vào ô thích hợp ở đầu câu trả lời sau:
Sau khi học xong các bài học này
 Em thấy các nội dung trong bài này rất thú vị
 Em thấy các nội dung trong bài này bình thường
 Em thấy các nội dung trong bài này rất chán vì...........................................................
 Em hiểu được tất cả các nội dung trong bài 
 Em chỉ hiểu được một ít nội dung trong bài
 Em không hiểu gì về các nội dung trong bài vì............................................................
 Em đã thực hành tốt tất cả các nội dung trong bài
 Em chỉ làm được một ít nội dung thực hành trong bài
 Em không làm được các nội dung thực hành trong bài vì............................................
Việc trả lời phiếu hỏi giúp học sinh đánh giá được sở thích, khả năng của bản thân đối 
với bài học, đồng thời cũng giúp cho giáo viên có cơ sở để điều chỉnh PPDH và cá thể 
hóa việc hướng dẫn học cho học sinh ở những bài học sau.
 D. Hoạt động ứng dụng
* Mục đích: Học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội được từ bài học vào thực tiễn 
ở gia đình, cộng đồng; Khuyến khích học sinh tìm tòi, sáng tạo, tìm ra cái mới từ những 
nội dung đã học trong quá trình thực hành ứng dụng ở gia đình, xã hội, cộng đồng. 
Nếu học sinh thường xuyên thực hiện có hiệu quả hoạt động này sẽ tác động rất tốt tới 
việc phát triển sở thích, khả năng của bản thân, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức 
để giải quyết các tình huống trong thực tiễn, năng lực sáng tạo.
* Cách tiến hành
Hoạt động ứng dụng được triển khai ở gia đình, cộng đồng, sau khi kết thúc hoạt động 
thực hành trên lớp. Nội dung của hoạt động ứng dụng do học sinh tự nghĩ ra dưới dạng 
bài tập. Nội dung bài tập không chỉ gắn chặt với nội dung đã học ở lớp mà còn có thể mở 
rộng để phát triển khả năng sáng tạo của học sinh. Trong quá trình thực hành ứng dụng, 
học sinh có thể trao đổi, tranh thủ sự hỗ trợ của gia đình, địa phương, bạn bè.
Ví dụ: Sau khi học xong nội dung của bài 8. Định dạng văn bản (Nghề Tin học văn 
phòng lớp 11), học sinh có thể đặt ra bài tập để thực hành ứng dụng: Sử dụng các lệnh 
định dạng để trình bày tờ báo tường của lớp. 
Hoặc sau khi học xong bài về Giâm cành (bài 7 và bài 13 Tài liệu HĐGDNPT Nghề 
Làm vườn lớp 11), học sinh có thể đặt bài tập ứng dụng là Thực hiện giâm cành một số 
giống cây ở địa phương và so sánh kết quả ra rễ của cành giâm. 
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG
124
Để học sinh thực hiện có kết quả thực hành ứng dụng, giáo viên nên hướng dẫn học sinh 
thực hiện theo các bước sau:
1/ Yêu cầu học sinh về nhà đặt một bài tập thực hành cho bản thân. 
2/ Học sinh tìm tài liệu nghiên cứu để làm bài tập do mình đặt ra. Những chỗ còn vướng 
mắc có thể trao đổi với người trong gia đình hoặc người khác để nhận được sự hỗ trợ. 
Ghi tên bài tập, cách giải quyết và kết quả làm bài tập vào vở.
3/ Trao đổi, chia sẻ với các bạn và giáo viên về bài tập ứng dụng của mình.
4/ Đánh giá: Kết quả làm bài tập ứng dụng của học sinh là cơ sở để giáo viên đưa ra 
nhận xét, đánh giá mức độ hiểu bài, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn và khả 
năng sáng tạo của học sinh.
E. Hoạt động bổ sung
* Mục đích: Khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức, kĩ năng 
Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ lên lớp. Nếu giáo viên thường xuyên quan tâm 
hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động này sẽ giúp học sinh phát triển năng lực tự học, 
tự bổ sung để hoàn thiện hiểu biết cũng như kĩ năng của bản thân
* Cách tiến hành
- Giáo viên giao nhiệm vụ và cung cấp cho học sinh tên các nguồn tài liệu (sách hoặc 
địa chỉ trên mạng).
- Học sinh tìm đọc thông tin từ các nguồn giáo viên cung cấp để thực hiện nhiệm vụ 
giáo viên giao. 
Ví dụ: Sau khi học bài 1- Nghề Tin học văn phòng, giáo viên có thể giao cho học sinh 
nhiệm vụ: Xác định 1- 2 nghề trong thực tế đòi hỏi phải có kiến thức Tin học văn phòng. 
Mô tả công việc và những nhiệm vụ chủ yếu của nghề. Nguồn: http:// hướng nghiệp 
việt.com.vn; sách Tôi chọn nghề - Tủ sách hướng nghiệp, Nhà xuất bản Kim Đồng
125
TÀ
I LIỆ
U
 TH
A
M
 K
H
Ả
O
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tài liệu tiếng Việt
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình 
Hoạt động giáo dục nghề phổ thông ban hành theo Quyết định số 16/ 2006/ 
QĐBGDĐT.
- Bộ giáo dục và Đào tạo, Sách học sinh và sách giáo viên Hoạt động giáo dục 
nghề phổ thông, nghề Tin học Văn phòng, Ngô Ánh Tuyết (chủ biên), Nhà xuất 
bản giáo dục, 2012. 
- Báo cáo nghiên cứu Hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở hai tỉnh Nghệ An, 
Quảng Nam; Khung công việc cải thiện Hoạt động giáo dục nghề phổ thông 
theo cách tiếp cận hướng nghiệp lấy học sinh làm trung tâm, Hồ Phụng Hoàng 
Phoenix, Trần Thị Thu, Nguyễn Thị Châu - VVOB Việt Nam, tháng 8 năm 2013.
- Tài liệu Quản lí hướng nghiệp ở cấp trung học, 2012, Nhà xuất bản Đại học 
Sư pham. Tác giả ThS. Hồ Phụng Hoàng Phoenix, ThS. Trần Thị Thu và ThS. 
Nguyễn Thị Châu.
- Tài liệu bổ sung sách giáo viên Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 9, lớp 
10, 11,12. Tác giả ThS. Hồ Phụng Hoàng Phoenix, ThS. Trần Thị Thu và TS. 
Nguyễn Ngọc Tài , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Các tài liệu tiếng Anh
- Australian Blueprint: 
- The Conference Board of Canada, Employability Skills, www.conferenceboard.
ca/education
- Dwyer, J. (1998) The Launch Manual: A young person’s introduction to the 
principles of world takeover. Chairman Publications: Iowa, USA. 
- Ho, P. (2012) RMIT University Vietnam, Career Centre, Career Tree, October 2012
- McCowna & Alpine (2011) Model of Career Development, Personal 
Communication
- New Zealand Career Education Benchmark: 
benchmarks/
- Rath, T. (2007) Strengthsfinder 2.0. Gallup Press, New York, NY Nguyen, L. 
(2012) Career Development Framework. Personal Communication
- Nguyen, L. (2011) Model of Career Development Services, Personal 
Communication
- Schutt Jr., D. (2008) How To Plan & Develop A Career Centre, Infobase 
Publishing, New York, NY
NHÀ XUẤT BẢN ........................
Địa chỉ: ....................
Điện thoại: ...................
Email: ............................
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG
Chịu tránh nhiệm xuất bản:
.................................................
Biên tập nội dung 
......................
Kĩ thuật vi tính: 
HOÀNG HIỀN
In 3.000 cuốn khổ 20.5x29.5cm, tại CÔNG TY CP IN LA BÀN
Đăng kí KHXB số: ........................................
In xong và nộp lưu chiểu Quý IV năm 2013
Bản quyền: Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ
Quy định sao chép: Có thể sao chép, trích dẫn cuốn sách này nhằm phục vụ hoạt động giáo dục hoặc vì các mục đích 
phi thương mại khác, tuy nhiên, cần ghi rõ nguồn tài liệu khi sao chép hoặc trích dẫn.
TÀI LIỆU KHÔNG BÁN
Tổ chức Hợp tác phát triển và 
Hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ
Kĩ năng
thiết yếuKĩ năng
quản lí
bản thân
Kĩ năng
làm việc
nhóm
Kĩ năng
cơ bản 

File đính kèm:

  • pdfmau_ke_hoach_bai_giang_tap_huan_cho_giao_vien_day_nghe_pho_t.pdf