Mộ tưởng niệm – Di sản văn hóa đặc sắc trong bình diện mộ hợp chất quý tộc thời Nguyễn ở các tỉnh phía Nam thời Trung và Cận đại

TÓM TẮT:

Bài này giới thiệu về loại hình mộ kỷ niệm

trong khung cảnh loại hình mộ hợp chất dành

cho giới quý tộc thời Nguyễn thời Trung và Cận

đại ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. ðây là loại

di sản văn hóa vật thể - phi vật thể hiếm có

đương thời (1,5%). Chúng cũng rất quý giá vì

thường gắn kết với các “danh nhân lịch sử” –

những bậc “Khai quốc công thần” thời mở

nước “ðại Nam nhất thống” Trung và Cận đại.

Ngoài những quần thể đền thờ - lăng tẩm tiêu

biểu Nam Bộ (Nguyễn Hữu Cảnh, 1650-1700;

Lê Văn Duyệt, 1763-1832; Lê Văn Phong;

Trương Tấn Bửu, 1752-1827; Trần Văn Học,

Phan Tấn Huỳnh, “Ông Nhiêu Lộc”, Huỳnh Văn

Tú ), các tác giả chuyên khảo huyền lăng Võ

Tánh (1768-1801) ở cả thành Hoàng ðế và Gia

ðinh, cùng lăng tẩm các chiến hữu của cụ liên

quan đến trận thủy chiến lớn nhất và cuối cùng

giữa quân Tây Sơn và Chúa Nguyễn trên sa

trường Bình ðịnh (Ví như, quận công Thái bảo

Võ Di Nguy, 1745-1801; Ngô Tùng Châu;

Khâm sai Chưởng dinh Thư Ngọc Hầu và 2 em

trai Nguyễn tộc, v.v ). Theo quan điểm tác

giả, sự hiện diện loại hình mộ kỷ niệm Võ Tánh

và chiến hữu – những di tích Lịch sử văn hóa -

nghệ thuật Quốc gia và cấp tỉnh ở Nam Bộ liên

quan đến sự tôn vinh cá nhân anh hùng “phò

vua”, “hộ quốc cứu dân” trong lịch sử mở nước

“Hướng về Nam” thời Trung và Cận đại. Chúng

góp phần làm nên đặc trưng nổi trội của nhân

cách Nam Bộ đương thời. Cổ tích về cá nhân

anh hùng Nam Bộ ấy còn được con cháu các

thế hệ sau gìn giữ và tôn thờ trong tình cảm

Việt “Uống nước nhớ nguồn” và ghi ân Tiên tổ

“đã có công dựng nước”

pdf 17 trang yennguyen 8160
Bạn đang xem tài liệu "Mộ tưởng niệm – Di sản văn hóa đặc sắc trong bình diện mộ hợp chất quý tộc thời Nguyễn ở các tỉnh phía Nam thời Trung và Cận đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mộ tưởng niệm – Di sản văn hóa đặc sắc trong bình diện mộ hợp chất quý tộc thời Nguyễn ở các tỉnh phía Nam thời Trung và Cận đại

Mộ tưởng niệm – Di sản văn hóa đặc sắc trong bình diện mộ hợp chất quý tộc thời Nguyễn ở các tỉnh phía Nam thời Trung và Cận đại
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X1-2015 
 Trang 47 
Mộ tưởng niệm – di sản văn hóa ñặc sắc 
trong bình diện mộ hợp chất quý tộc 
thời Nguyễn ở các tỉnh phía Nam 
thời Trung và Cận ñại 
• Phạm ðức Mạnh 
• ðỗ Ngọc Chiến 
Trường ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ðHQG-HCM 
TÓM TẮT: 
Bài này giới thiệu về loại hình mộ kỷ niệm 
trong khung cảnh loại hình mộ hợp chất dành 
cho giới quý tộc thời Nguyễn thời Trung và Cận 
ñại ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. ðây là loại 
di sản văn hóa vật thể - phi vật thể hiếm có 
ñương thời (1,5%). Chúng cũng rất quý giá vì 
thường gắn kết với các “danh nhân lịch sử” – 
những bậc “Khai quốc công thần” thời mở 
nước “ðại Nam nhất thống” Trung và Cận ñại. 
Ngoài những quần thể ñền thờ - lăng tẩm tiêu 
biểu Nam Bộ (Nguyễn Hữu Cảnh, 1650-1700; 
Lê Văn Duyệt, 1763-1832; Lê Văn Phong; 
Trương Tấn Bửu, 1752-1827; Trần Văn Học, 
Phan Tấn Huỳnh, “Ông Nhiêu Lộc”, Huỳnh Văn 
Tú), các tác giả chuyên khảo huyền lăng Võ 
Tánh (1768-1801) ở cả thành Hoàng ðế và Gia 
ðinh, cùng lăng tẩm các chiến hữu của cụ liên 
quan ñến trận thủy chiến lớn nhất và cuối cùng 
giữa quân Tây Sơn và Chúa Nguyễn trên sa 
trường Bình ðịnh (Ví như, quận công Thái bảo 
Võ Di Nguy, 1745-1801; Ngô Tùng Châu; 
Khâm sai Chưởng dinh Thư Ngọc Hầu và 2 em 
trai Nguyễn tộc, v.v). Theo quan ñiểm tác 
giả, sự hiện diện loại hình mộ kỷ niệm Võ Tánh 
và chiến hữu – những di tích Lịch sử văn hóa - 
nghệ thuật Quốc gia và cấp tỉnh ở Nam Bộ liên 
quan ñến sự tôn vinh cá nhân anh hùng “phò 
vua”, “hộ quốc cứu dân” trong lịch sử mở nước 
“Hướng về Nam” thời Trung và Cận ñại. Chúng 
góp phần làm nên ñặc trưng nổi trội của nhân 
cách Nam Bộ ñương thời. Cổ tích về cá nhân 
anh hùng Nam Bộ ấy còn ñược con cháu các 
thế hệ sau gìn giữ và tôn thờ trong tình cảm 
Việt “Uống nước nhớ nguồn” và ghi ân Tiên tổ 
“ñã có công dựng nước”. 
T khóa: mộ hợp chất thời Nguyễn, Nam Bộ, thời kỳ Trung ñại và Cận ñại 
Trong bình diện “mộ hợp chất”1 dành riêng cho 
Quý tộc thời Nguyễn thời Trung và Cận ñại ở các 
1
 “Mộ hợp chất” (Mummified Burial; Mumy Burial; Mummy 
Tomb; Compound Burial) – thuật ngữ do cố PGS. TS. ðỗ Văn 
Ninh sử dụng ñầu tiên từ năm 1969 - 1970, có khi ñược hiểu 
cùng nghĩa với các thuật ngữ: “Mộ trong quan ngoài quách”, 
“Mộ tam hợp”, thậm chí với cả thuật ngữ do cố GS. ðỗ Xuân 
Hợp dùng ñầu tiên từ năm 1971: “Mộ xác ướp” (Tombs with 
Embalmed Bodies) là chỉ chung một loại hình di tích mộ táng 
ñặc thù “phải theo trong tục lệ triều ñình” dành riêng cho vua 
chúa và gia quyến, quý tộc và danh gia trong lịch sử Việt Nam 
thời Trung và Cận ñại từ thời Lê sơ ñến thời Nguyễn, với hàng 
ngàn di tích trải dài trong không gian cách nhau hàng ngàn cây 
số, cùng hàng trăm ngôi mộ ñã khai ñào phân bố khắp ñất nước 
từ Bắc và Trung ñến Nam, cung ứng dữ liệu gắn trực tiếp với nền 
văn minh ðại Việt và hậu duệ, làm thành một trong những ñặc 
trưng văn hóa - tín ngưỡng riêng cho quý tộc Việt ở thuở ñó [4-6, 
16]. Từ ñiển Bách Khoa toàn thư (mục “mộ xác ướp”) ñịnh 
nghĩa: “mộ hợp chất: di tích mộ táng xuất hiện từ thời Lê ñến 
thời Nguyễn nhưng phổ biến nhất là ở thời Lê Trung Hưng, với 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X1-2015 
Trang 48 
tỉnh phía Nam Việt Nam ngày nay, mộ tưởng niệm 
là loại hình di tích lịch sử văn hóa vật thể - phi vật 
thể ñộc ñáo ñương thời, trước hết vì chúng hiếm có 
(theo thống kê của chúng tôi chỉ có khoảng 9 di tích 
chiếm khoảng 1,5% tổng số mộ hợp chất ở Việt 
Nam và chiếm khoảng 1,65% mộ hợp chất ðàng 
Trong – Nam Trung Bộ và Nam Bộ xưa). So với 
mộ hợp chất thường thấy, các di tích kiểu “mộ 
tưởng niệm” (dân gian gọi là “huyền lăng” hay “mộ 
gió”) không khác nhiều về quy hoạch tổng thể, vật 
liệu hay bố cục kiến trúc dương phần như uynh 
thành, nữ tường, bình phong tiền - hậu chẩm. 
Những ñặc ñiểm có thể nhận dạng rõ nhất về chúng 
là gắn với các nhân vật lịch sử mà thư tịch minh 
ñịnh rõ xây dựng ñể “tưởng niệm” kiểu: lăng song 
táng Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở Cù Lao 
Phố - ðồng Nai (lăng thật xây ở quê hương Quảng 
Bình); hoặc kiểu lăng dành cho võ tướng chắc chắn 
“mất xác” trên chiến trường xưa, như lăng Võ Tánh 
ở Quận Phú Nhuận, TP. HCM và ở thành Bình 
ðịnh .v.v Ở một số “mộ tưởng niệm” từng ñược 
nhà khảo cổ học khai quật thì dưới huyệt hoàn toàn 
không có quan quách hay thi hài mộ chủ, một số 
nấm mồ dạng này thường có nấm hình bán cầu – 
kiến trúc nấm mồ kiểu lăng Võ Tánh trong thành 
Hoàng ðế (Bình ðịnh) hoặc mộ Cao Tín (Nha 
Trang - Khánh Hòa) hay các mộ trong khuôn viên 
Viện Pasteur (Quận 3, TP. HCM) hay ở Tiền Giang, 
Bến Tre, Kiên Giang .v.v mà các vị cao niên 
Nam Bộ lý giải với chúng tôi thường dành cho mộ 
“kỷ niệm”, “huyền lăng”, “mộ gió” hoặc dạng mộ 
“cải táng” không phân ñịnh rõ phương hướng. 
Các dạng mộ “tưởng niệm” như vậy thời 
Nguyễn theo quan sát của chúng tôi hiếm khi vô 
danh, ví như ngôi mộ Cao Tín nằm trong nằm trong 
khuôn viên Trường Tiểu học Phương Sơn (TP. Nha 
cấu trúc cơ bản là: quách hợp chất (vôi + cát + mật) bọc lấy quan 
tài bằng gỗ ngọc am. Trong quan tài, thi thể ñược bọc kín bằng 
nhiều lớp vải vóc, quần áo và thường có lót than tro, gạo nếp 
rang, tấm thất tinh, minh tinh bằng vải ghi tên tuổi người chết, 
tiền ñồng. Thi thể ñược bảo tồn nhờ ñộ kín của quan quách và có 
thể cả dầu thơm (dầu thông, dầu khuynh diệp, dầu bạch ñàn)” 
(TG). 
Trang) do PGS. TS. Nguyễn Lân Cường và Bảo 
tàng Khánh Hòa khai quật giải tỏa năm 2008 cũng 
ñược thiết kế công phu bằng 9 lớp hợp chất trong 
lớp tường bao nhưng huyệt không có gì; hoặc ngôi 
mộ do Trung tâm Bảo tổn và phát huy di tích và 
danh thắng khai quật năm 2010 trong khuôn viên 
Viện Pasteur (P8, Quận 3, TP. HCM) chỉ còn phần 
nấm tô xi măng trên nền cốt hợp chất (vôi tôi, vôi 
sống, san hô và vỏ nhuyễn thể nghiền, sỏi và ñá ong 
cỡ 0,2-1,5cm, ñất nung, mảnh gốm, bã thực vật, 
giấy dó, lá cây) nhưng không có quan quách trong 
kim tĩnh. 
ða phần di tích tưởng niệm thường “hữu danh” 
và theo ñó, ñiều này quan trọng hơn, chúng lại kết 
gắn với các biến cố và sự kiện lịch sử bi tráng mà 
mộ chủ thường “chết mất xác” trong chiến trận hoặc 
chịu họa thiên tai khi xa xứ, từ những thủ lĩnh 
“vùng - miền” ñến các dòng họ quyền uy “danh gia 
vọng tộc”, các “danh nhân lịch sử” mà không ít vị 
ñược Triều ñình ñương ñại tôn vinh như các bậc 
“khai quốc công thần” và các thế hệ cháu con nối 
tiếp tôn thờ như “Tiên hiền khai khẩn, Hậu hiền 
khai cơ” thời mở nước của “ðại Nam nhất thống”. 
Ngoài một số quần thể di tích mộ hiện còn nhưng 
chưa khai quật nên chưa thể khẳng ñịnh là “mộ 
tưởng niệm” (hoặc như tên gọi dân gian là “mộ 
gió”); ví như quần thể cổ mộ Huỳnh Văn Tú người 
thôn Tân Hội, huyện Phước Chánh, trấn Biên Hòa 
từng ñậu Cử nhân tháng 6 năm Kỷ Mão – năm Gia 
Long 18 (1819) theo “Quốc Triều Hương Khoa 
Lục”, làm quan Bố Chánh tại Cao Bằng bị tử nạn cả 
gia ñình trong một chuyến ñi biển từ Bắc về thăm 
quê theo ghi nhận trong gia phả; nhưng các mộ 
ñược người thân xây dựng ở Cù Lao Rùa giữa sông 
ðồng Nai dưới chân Gò Rùa mà Trịnh Hoài ðức 
từng miêu tả là “Núi Quy Dữ giữa dòng sông Phúc 
Long” trong “Gia ðịnh thành thông chí” năm 1820 
[27:20]; thì không rõ có còn xác hay không ở cả mộ 
quan Bố Chánh (tọa ñộ: N 10058’54.1’’ - E 
106046’57.1’’), hai phu nhân và mộ các con. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X1-2015 
 Trang 49 
Nổi tiếng bậc nhất trong kiểu hình mộ tưởng 
niệm Quý tộc Nguyễn trên ñịa bàn Nam Bộ hiển 
nhiên là quần thể ðền thờ và lăng tẩm song táng Lễ 
Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (阮有鏡) (1650-
1700) và phu nhân ở ñất thiêng Bình Kính (ấp Nhị 
Hòa, Cù Lao Phố) xứ Trấn Biên xưa (nay thuộc 
Thành phố Biên Hòa, tỉnh ðồng Nai). Theo nhiều 
nguồn Sử Nguyễn, cụ sinh ở Phong Lộc (Quảng 
Bình), từng vâng mệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu làm 
Thống suất, kinh lược xứ ðồng Nai tháng 2 năm 
Mậu Dần (1698), “lấy ñất Nông Nại ñặt làm Gia 
ðịnh phủ, lập xứ ðồng Nai làm huyện Phước Long, 
dựng dinh Trần Biên, lấy ñất Sài Gòn làm huyện 
Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh ñặt chức 
Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục ñể quản trị. Nha thuộc có 
hai ty là Xá sai ty (coi việc văn án, từ tụng, dưới 
quyền quan Ký lục) và Lại ty (coi việc tài chính, do 
quan Cai bộ ñứng ñầu). Quân binh thì cơ, ñội, 
thuyền, thủy bộ tinh binh và thuộc binh ñể hộ vệ. 
ðất ñai mở rộng ngàn dặm, cho chiêu mộ lưu dân 
từ Bố Chánh châu trở vô, ñến ở khắp nơi, ñặt ra 
phường, ấp, xã, thôn, chia cắt ñịa phận, mọi người 
phân chiếm ruộng ñất, chuẩn ñịnh thuế ñinh, ñiền 
và lập bộ tịch ñinh ñiền. Từ ñó con cháu người Hoa 
ở nơi Trấn Biên thì lập thành xã Thanh Hà, ở nơi 
Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương, rồi ghép 
vào sổ hộ tịch” (ðại Nam Thực lục Tiền biên). Nhờ 
“Nguyễn Hữu Cảnh ñã chiêu mộ dân phiêu tán từ 
châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) trở vào Nam 
vào ñất ấy (tức ñất Trấn Biên và Phiên Trấn), rồi 
ñặt xã thôn, phường ấp, ñịnh ngạch tô thuế và ghi 
tên vào sổ ñinh” [22:2002b] mà “ñất ñai mở rộng 
hơn ngàn dặm, dân số có thêm bốn vạn hộ” [27]. 
Khi làm Thống binh cùng danh tướng Trần Thượng 
Xuyên dẹp loạn Chân Lạp Nặc Thu (Ang Saur) 
ñóng ở Cù lao Sao Mộc (“Cù Lao Ông Chưởng” ở 
Chợ Mới, An Giang), cụ bị bạo bệnh về lại Trấn 
Biên nhưng ñến Sầm Giang (Rạch Gầm - Mỹ Tho) 
ngày 6/4 năm Canh Thìn (1700) thì mất. Phó tướng 
lo việc tẩm liệm rồi chuyển cữu về dinh Trấn Biên, 
ñình cữu và quyền táng tại thôn Bình Hoành (Châu 
ðại Phố). Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu tiếc 
thương truy tặng cụ “Hiệp tướng công thần ñặc 
Trấn Dinh Trưởng” với tước “Tráng Hoàng Hầu”, 
thụy là Trung Cần (gia phả ghi tước và thụy ñược 
truy tặng lần sau cùng là Vĩnh An hầu, thụy Cương 
Trực). Sau Gia Long truy phong thêm “Thượng 
ñẳng công thần Trấn Phủ Quốc Trưởng Cơ” với 
tước “Lễ Thành Hầu” (上等神) cho thờ tại Thái 
Miếu cùng các Tiên vương nhà Nguyễn. Khu lăng 
mộ chính của cụ ở quê hương (ðồi An Mã - Thác 
Ro, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) [22:2002, 
2005:101 - 114;29], còn khu mộ tưởng niệm cùng 
phu nhân nằm bên ðền thờ – Bình Kính Miếu 
(平鏡廟) – còn lưu một sắc Thần dời Minh Mạng 
thứ 3 (24/9/1822) và 2 sắc thần ñồi Thiệu Trị 
(2/7/1843) dành tặng “Thượng ðẳng Thần” vì các 
“công ñức vinh quang vệ quốc giúp dân... mở mang 
ñất ñai, chinh phục nơi xa xôi” (hộ quốc tí dân hiển 
hữu công ñức... thống nhất hải vũ khánh bị thần 
nhân tứ kim) (護國庇民顯有... 
統一海宇慶被神人賜金), “mở mang bờ cõi giúp 
nước yên dân rạng rỡ linh thiêng” (hộ quốc tí dân 
nhẫm trước linh ứng tước mông ban cấp) 
(護國庇民稔著靈應爵蒙頒給). 
Hình 1. Tượng Nguyễn Hữu Cảnh ở Dinh Ông Kiến 
An, ñền và huyền mộ ở Bình Kính - Cù Lao Phố 
Khu mộ song táng ðức Ông Nguyễn Hữu Cảnh 
và phu nhân nằm trên gò ñất phía ðông cách ñền 
thờ khoảng 50m, với uynh thành (dày 50cm, cao 
50cm) khuôn viên bề thế diện rộng 32,60m2 (7,45 x 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X1-2015 
Trang 50 
4,6m), có ñủ nấm mồ ñúc hình khối chữ nhật (dài 
3m, cao 0,4m), gắn hương án và khung bia hướng 
ðông Nam, bình phong tiền (dày 0,4m, cao 1,2m) 
và hậu chẩm xây kiểu mái ñền (dày 4m, cao 1,6m) 
hai bên có trang trí dây hoa, các cặp trụ biểu gắn 
cặp Lân chầu bằng gốm hoặc hoa sen (Hình 1) 
chính là kiến trúc ñiển hình “Mộ Gió Thượng ðẳng 
Thần” Nguyễn ở Nam Bộ ñương thời. Ngoài Bình 
Kính Miếu (平鏡廟) và huyền lăng tưởng nhớ ân 
ñức “danh nhân lịch sử” mà theo quan ñiểm chúng 
tôi gợi nhớ vị thế “Hùng Vương Nam Bộ” – 
Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, người 
từng ñược dân ðàng Trong lập ñền và bài vị thờ 
phượng chính quê Quảng Bình và ở nhiều vùng cụ 
từng có kỷ niệm sâu nặng - Quảng Nam, Cù Lao 
Phố (Biên Hòa), ðình Lý Nhơn - Nam Tiến (Quận 
4) và cả ðình Minh Hương Gia Thạnh (Quận 5, TP. 
HCM), ở cả miền tây Sông Hậu như Ô Môn (Cần 
Thơ), Nam Vang, hay Lễ Công Từ ðường (phường 
Châu Phú A, Châu ðốc, An Giang) do ñích thân 
Tổng ñốc An Hà Thoại Ngọc Hầu lệnh xây (ðại 
Nam nhất thống chí); ở bài này chúng tôi giới thiệu 
thêm các quần thể lăng tẩm quý tộc Nguyễn danh 
tiếng khác liên quan ñến bản thân Quận công Phò 
Mã Võ Tánh và các chiến hữu của cụ và ñến những 
trận huyết chiến Chiến lược thời Tây Sơn và Chúa 
Nguyễn ở ðàng Trong – Nam Trung Bộ và Nam Bộ 
(Việt Nam) từ trước thời Nguyễn Thế Tổ Phúc Ánh 
ñăng cơ (1802-1919). 
1. Huyền lăng Võ Tánh quận Phú Nhuận 
(TP. HCM) 
Võ Tánh (武性, 1768-1801) sinh tại huyện 
Phước An (trấn Biên Hòa), sau dời ñến huyện Bình 
Dương (Gia ðịnh) trong gia binh ðông Sơn, sau 
theo Nguyễn Ánh chống quân Tây Sơn, ñương thời 
ñược dân Nam Bộ coi là danh tướng trong “Gia 
ðịnh tam hùng” cùng với ðỗ Thành Nhơn, Châu 
Văn Tiếp. Theo Sử Nguyễn, cụ vốn người sáng 
suốt, tinh thông võ nghệ, cùng anh Võ Nhàn giương 
cờ “Khổng Tước Nguyên Võ” dấy binh “Kiến Hòa 
ðạo” tại thôn Vườn Trầu (Hóc Môn) trấn giữ cả Gò 
Công. Năm Mậu Thân (1788) ñầu quân Nguyễn 
Ánh ở Nước Xoáy (Sa ðéc), ñược nhậm chức Tiên 
phong Dinh Khâm sai Chưởng cơ và ñược chúa gả 
cho em gái là Ngọc Du. Năm 1790, Võ Tánh ñánh 
hạ thành Diên Khánh của tướng Tây Sơn ðào Văn 
Hồ, dùng mưu ñuổi quân Tây Sơn vây thành năm 
Giáp Dần (1794), ñược thăng chức Khâm Sai Quán 
Suất Hậu Quân Dinh Bình Tây Tham Thắng Tướng 
Quân Hộ Giá và phong tước Quận Công kiêm lãnh 
chức ðại Tướng Quân. 
Vào cuối thập kỷ 80 thế kỷ XVIII, cụ phò Chúa 
Nguyễn chinh chiến miền Trung, từng ñánh Quảng 
Nam và vượt sông Mỹ Khê (Quảng Ngãi) ñánh bại 
ðô ñốc Tây Sơn Nguyễn Văn Giáp (1797), cùng 
Chưởng Hữu Quân Nguyễn Huỳnh ðức ñánh thắng 
quân Tây Sơn tại Thị Giả, giết ðô ñốc Tây Sơn 
Nguyễn Thiệt tại cầu Tân An và thâu hàng ðô ðốc 
Lê Chất, bắt 6.000 quân và 50 thớt voi của Thái Phó 
Tây Sơn Lê Văn ðang tại làng Kha ðạo, buộc các 
tướng Tây Sơn Lê Văn Thanh và Nguyễn ðại Phát 
phải mở cửa thành Qui Nhơn xin hàng và ñổi tên là 
Thành Bình ðịnh (1799). Khi ñại quân chúa 
Nguyễn rút về Gia ðịnh, thành Bình ðịnh ñược 
giao cho Võ Tánh và Lễ bộ tham tri Ngô Tùng 
Châu trấn giữ nhưng bị Thái phó Trần Quang Diệu 
và tướng Tây Sơn Võ Văn Dũng từ Thuận Hóa vào 
hãm thành 14 tháng. Chúa Nguyễn Ánh cùng Lê 
Văn Duyệt, Võ Di Nguy ñem ñại binh ứng cứu, ñại 
thắng Tây Sơn ở ñầm Thị Nại, Võ Tánh và Ngô 
Tùng Châu sai người lén ñem mật thư khuyên Chúa 
ñánh hạ Phú Xuân ñể ông cầm chân Trần Quang 
Diệu. Ngày 27/5 năm Tân Dậu (7/7/1801), thành 
hết lương, Võ Tánh gửi Trần Quang Diệu thư xin 
tha chết cho quân sĩ, còn mình chết thiêu dưới lầu 
Bát Giác, Ngô Tùng Châu dùng thuốc ñộc tự vẫn. 
Khi chiếm ñược thành, Trần Quang Diệu cảm ñộng 
cho lượm tinh cốt mai táng hai ông tử tế và tha 
bổng toàn bộ bại binh. Năm Nhâm Tuất (1802), Gia 
Long truy tặng ông Dực Vận Công Thần, ðặc Tiến 
Phụ Quốc, Thượng tướng quân, Thượng trụ quốc, 
Thái Úy Quốc Công, tên thụy Trung Liệt. Gia Long 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X1-2015 
 Trang 51 
sai Cai bạ ðinh Công Khiêm, Cai ñội Tôn Thất 
Bính mang áo mũ gấm lụa ñến quân thứ ở Thị Nại 
thu lượm tàn cốt về chôn ở Gia ðịnh, năm 1804 ông 
ñược thờ ở ñền Hiển Trung (Gia ðịnh), cấp cho tự 
ñiền, mộ phu. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), ông 
ñược truy phong Hoài Quốc công [22:2005:101-
114; 2006:278]. 
Ngoài lăng Võ Tánh nằm kế mộ Ngô Tùng 
Châu trong nội cu ... Lăng 
“Ông Tả Dinh” ðô thống chế Lê Văn Phong do 
ñích thân anh trai Tả quân Lê Văn Duyệt ñứng ra 
chỉ huy việc xây dựng tại thôn Tân Sơn Nhứt, quận 
Bình Dương, tổng Dương Hòa Thượng, phủ Tân 
Bình xưa; “Lăng Ông Nhiêu Lộc” nằm ven ñường 
số 202 Hoàng Văn Thụ (Phường 9) do nhà khảo cổ 
ðỗ ðình Truật khai quật năm 1992; v.v [2; 7; 
8:2001, 2006; 12:298; 14-15; 19-20; 22: 2002a, 
2005; 23:2009; 24; 26-28; 29]. 
ðấy chính là chuỗi di sản tâm thiêng nằm bên 
nhiều ñình - ñền - miếu (ðình Phú Nhuận, các ñền 
Hùng Vương, Sòng Sơn, ðông Quan, Thần Quang, 
các miếu Ngũ Hành, Phú ðông, Phú Thành, Phúc 
Kiến, Minh Sơn tự miếu Quan Thánh, Phúc Lộc) 
ñược người dân Nam Bộ cả Việt lẫn “Việt gốc Hoa” 
và “Việt gốc Khmer” thường niên nhang khói và 
thế hệ nối thế hệ phúng viếng hoành phi - liễn ñối 
kèm nhiều “lạc Khoản” (絡款) tri ân “Tiên hiền - 
Hậu hiền” từng “vang bóng một thời”: “Giúp nước 
cứu dân” (Bảo quốc hữu dân = 保國祐民; Hộ ngã lê 
dân = 護我黎民); “Cứu giúp và ơn thấm cả dân 
Hoa kiều” (Hộ ngã quần kiều = 護我羣僑; Trạch 
cập kiều quần = 澤及僑羣); Uy danh vang dội cả 
người Kinh, người Thượng (Uy chấn hoa di = 
威振華夷), làm chấn ñộng và khâm phục của cả 
nước Nam (Uy chấn Nam bang = 威振南帮; Nam 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X1-2015 
 Trang 59 
Bắc ñồng khâm = 南北同欽); bởi: “Vua rồng ban 
sắc, trận Thị Nại oai rền ñất Bắc. Tướng hổ quyền 
uy, lấy Quy Nhơn tên rạng trời Nam” (Sắc phụng 
long nhan chinh Thi Nại uy ñằng bắc hạt. Quyền 
ñương hổ tướng thận Quy Nhơn danh chấn Nam Kỳ 
= 敕奉龍顏征施耐威騰北轄. 
權當虎相慎歸仁名振南圻); “Chúa thành, tôi 
trung, trận Thị Nại phong công chỉ có một, ðất 
thiêng, người tài, vùng Rạch Gầm phát tích chả có 
hai” (Quân thánh thần trung Thi Nại phong công 
thôi ñệ nhất. ðịa linh nhân kiệt Rạch Gầm phát tích 
ñịnh vô song = 
君聖臣忠施奈封功推第一,地靈人傑澤唅發績定
無雙); “Thắng trận cửa biển Thị Nại ñược phong ñệ 
nhất võ công. Chiếm ñược thành Quy Nhơn là chiến 
tích lớn lao Chinh Thị Nại phong công ñệ nhất. 
Thâu Quy Nhơn vĩ tích vô song” (征施耐封功第一, 
受歸仁緯績無雙); “Giúp nước ở Phan Rang thuở 
trước nên trang tướng giỏi. Phò vua tại Gia ðịnh về 
sau thành bảo thần linh Phan Rang tá quốc tiền 
lương tướng” (Gia ðịnh cần vương hậu hiển thần = 
旛烊佐國前良將, 嘉定勤王後顯神). 
Thế nên không lạ khi các “Khai quốc Công thần 
Nguyễn” kiểu Võ Tánh và các chiến hữu cụ (Ngô 
Tùng Châu, Võ Di Nguy, Lê Văn Duyệt, Trương 
Tấn Bửu, Thư Ngọc Hầu, v.v...) ñã ñược cháu con 
“Trên mảnh ñất này” thường niên bình công: “Tên 
tuổi vang rền muôn thế hệ” (Vinh danh vĩnh kỷ = 
榮名永紀) ñể “Ngàn năm thờ cúng” (Thiên thu 
sùng bái = 千秋崇拜), như chính Trương Vĩnh Ký 
– tác gia Nam Bộ với 118 tác phẩm nổi tiếng “Bác 
học, Tâm thuật, Khiêm tốn” (Nguyễn Văn Tố, 
1937), “Một nhà bác học duy nhất ở ðông Dương 
và cả ở nước Trung Hoa hiện ñại nữa” [1] trước khi 
mất ngày 1/9/1898 tại Chợ Quán, Sài Gòn, có “Bài 
thơ tuyệt mệnh” gửi ñời sau: 
“Cuốn sổ bình sanh công với tội 
Tìm nơi thẩm phán ñể thừa sai” 
Bình công – ñấy không chỉ là công việc của 
chính Triều ñình Nguyễn ñương thời ñã làm cho các 
bậc Tiên hiền – Hậu hiền Nam Bộ, phong sắc Thần 
ñịnh kỳ ñủ cấp từ “Hạ” ñến “Trung” và “Thượng 
ðẳng” vì có công “Hộ Quốc - Tý Dân”, mà muôn 
ñời còn ñược lòng dân Nam Bộ ngưỡng vọng tôn 
thờ, cả Việt, lẫn “Việt gốc Hoa” và “Việt gốc 
Khmer”, v.v Mà cổ tích về họ cháu con cần gìn 
giữ, nâng niu, tri ân, tưởng nhớ như những nén 
nhang mà cố Giáo sư, NGND Anh Hùng Lao ðộng 
Trần Văn Giàu (1911-2010) và cố học giả Trần 
Bạch ðằng (1926-2007) thành tâm thắp mộ ông bà 
ðại học sĩ Trịnh Hoài ðức xứ Biên Hùng một mùa 
Thanh minh cuối Thế kỷ trước (Hình 7). Cũng như 
tâm huyết của chính cố học giả Vương Hồng Sển 
(1902-1996) (bút hiệu Anh Vương, ðạt Cố Trai) 
từng hiến tặng cho Nhà Nước cả sưu tập 849 cổ vật 
quý cùng “Vân ðường Phủ” (9/1 ñường Nguyễn 
Thiện Thuật, P14, Quận Bình Thạnh) trong tác 
phẩm nổi tiếng “Sài Gòn năm xưa” rằng: “Nếu 
chánh phủ không sớm thảo ñiều lệ bảo vệ các cổ 
tích, lăng cũ, mộ xưa, cấm mua bán ñất thổ mộ, liệt 
kê các ngôi mả bằng ô dước, vôi ñá tại Việt Nam thì 
chẳng bao lâu nữa chung quanh Sài Gòn, Gia ðịnh, 
Chợ Lớn, không còn sót lại một cái nào khỏi bị lưỡi 
cuốc phu phá mồ ñưa về dĩ vãng” [29:173] (Hình 
6). 
Hình 6. Học giả Vương Hồng Sển (1902-1996)
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X1-2015 
Trang 60 
Hình 7. GS. NGND. Trần Văn Giàu và học giả Trần Bạch ðằng viếng lăng Trịnh Hoài ðức 
(tư liệu của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng ðồng Nai)
ðó cũng là tấm lòng văn hào “ðất Phương 
Nam” Phan Minh Tài (1926-2008), bút hiệu: “Sơn 
Nam” trong văn tế ñọc ở phần mộ “Hùng Vương 
của Nam Bộ” – Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở 
chính nơi “chôn rau cắt rốn” ðồi An Mã - Thác Ro, 
Trường Thủy - Lệ Thủy (Quảng Bình) (Hình 8): 
“Cảm khái bấy! ðức ông Thượng ñẳng thần lo 
bảo vệ dân, hoạch ñịnh bờ cõi, mặc chiến bào, cầm 
gươm ñứng trước chiến thuyền ñiều khiển ba quân, 
diễu hành ngược sông Cửu Long hùng vĩ, hoang vu. 
Kẻ hậu sinh rất ñỗi cảm thương cho quân sĩ ñã theo 
phò tá, dùng sức người vượt gió to sóng cả suốt 
hàng vạn dặm, ăn uống kham khổ, ngày ñêm không 
nghỉ ngơi. Lại ngậm ngùi tưởng nhớ ñến tiền nhân 
từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng 
Nam, Quảng Ngãi bỏ quê xứ ñến lập nghiệp nơi ñất 
mới. ðất mới phì nhiêu, nhưng là nơi ác hiểm với 
chướng khí, rừng rậm ẩm thấp chứa ñầy bệnh tật, 
rắn ñộc, thú dữ. Nhưng quyết ra ñi, cậy vào sức 
mạnh của văn hóa Rồng Tiên, nhờ ñó mà ñồng 
ruộng, vườn tược, chùa miếu, thôn xóm ngày càng 
ñông ñúc, lập thêm nhiều phủ huyện, nhiều tỉnh 
mới. Rồi hợp lực với cả nước ñánh ñuổi bọn phong 
kiến xâm lược, bọn thực dân cũ, thực dân mới, ñể 
sau ñó ñổ ra bao nhiêu công sức xây dựng TP. 
HCM có số dân ñông ñúc, là hải cảng, là không 
cảng, rạng rỡ một cõi trời ðông Nam Châu Á. Dịp 
kỷ niệm 300 năm, cầu xin ðức Ông ban bố ân ñức 
vô biên vô lượng cho TP. HCM luôn phát triển, 
luôn phát triển Rất kính cẩn, Thượng hưởng!” 
[23:2014:209-210]. 
Hình 8. Nhà văn Sơn Nam (1926-2006) và văn tế 
trước mộ lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh 
ở Thác Ro (Quảng Bình) 
Những công trình kiến trúc ñền thờ và mộ cổ 
hiện tồn trên ñất Nam Bộ chính là chứng tích một 
thời về thành tựu lao ñộng và lao ñộng sáng tạo của 
người dân - người nghệ sĩ bản xứ; là những bằng cớ 
cụ thể và sinh ñộng, là tiếng nói trực tiếp của dĩ 
vãng, là mực họa diện mạo quá khứ lịch sử văn hóa 
vật chất - tinh thần - tư duy cổ nhân “Trên mảnh 
ñất này”, là “căn cước” (Identité) của “Những 
người Việt xưa rời quê hương phương Bắc ñi mở 
nước tạo nên những nếp sống văn hóa hòa hợp văn 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X1-2015 
 Trang 61 
hóa, giống xưa mà cũng khác xưa” [18]. Chúng là 
dạng di sản văn hóa - lịch sử chứa ñựng nhiều thông 
tin khoa học hữu ích cho sự nghiệp phục dựng cả 
thời ñoạn lịch sử quan trọng của ñất nước ta, của sự 
hình thành bản sắc và bản lĩnh lao ñộng sáng tạo 
văn hóa riêng của cư dân Việt – lực lượng cư trú 
ñông ñảo nhất là trung tâm liên kết và cuốn hút 
nhiều cộng ñồng tộc người khác “chung vai sát 
cánh” khai phá và chế ngự thiên nhiên nơi vùng 
“ðất mới” Biên Hòa - Gia ðịnh - ðịnh Tường và 
ðBSCL trong những thế kỷ sống ñộng gần ñây 
nhất. Và, bên cạnh các hình loại di tích Khảo cổ học 
Lịch sử khác (ñình, chùa, miếu, mạo, thành quách, 
bến cảng, chợ búa, nhà cửa, làng - phường thủ công 
cổ truyền, thuyền bè và thần công nơi chiến trường 
xưa, v.v), loại hình di tích mộ hợp chất Gia ðịnh 
và Nam Bộ cũng góp phần cung ứng nhiều ñiều cho 
công cuộc phục sử Việt trong sự nghiệp khơi dậy 
mọi sức mạnh văn hóa truyền thống ðại Việt ñể 
kiến tạo văn minh mang thêm sắc thái “Gia ðịnh” 
mới, diễn trình lao ñộng ñầy bản lĩnh biên hùng mà 
mà thông minh, “gian lao mà anh dũng” của nhiều 
thế hệ lưu dân tiên phong hướng về vùng mở nước 
sau cùng của Tổ Quốc Việt Nam ngày nay – 
“Hướng về Nam” [17]. Chúng vẫn là các “Di sản 
văn hóa”, là “Trí nhớ của Dân tộc” trong trường kỳ 
lịch sử mà, theo cách nói của ngài Tổng Giám ñốc 
UNESCO Federico Mayor là: “không thể thay thế 
ñược” của tiền nhân ở “Gia ðịnh - Sài Gòn - Thành 
phố Hồ Chí Minh” ở cả “Xứ Dừa” - Hà Tiên - Châu 
ðốc - Nam Bộ và trên mọi miền ñất nước chúng 
ta.Bởi thế, các tình cảm “Uống nước nhớ nguồn”, 
“Tri ân Tiên hiền - Hậu hiền”, “Thờ cúng tổ tiên”, 
Ghi ân những thế hệ người “ñã có công dựng nước” 
(Bác Hồ) cũng chính là các “nén nhang” mà hậu thế 
“phúng viếng” các “Anh hùng văn hóa” xứ này 
trong quá vãng, phản ánh tâm nguyện của họ muôn 
ñời về “Non sông ñất nước” Việt Nam ñương thời 
và vĩnh cửu 
Memorial Tombs – special cultural heritage 
in the context of compound burials 
of Nguyen Dynasty aristocracy 
in Southern parts of Vietnam 
in Medieval and Post-Medieval Times 
• Pham Duc Manh 
• Do Ngoc Chien 
University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM 
ABSTRACT: 
This paper introduces Memorial Tombs in 
the context of memorial compound tomb types 
for the aristocrat of the Nguyen Dynasty (1802-
1945) in Southern Vietnam in The Medieval 
and Post-Medieval Time. This type was of rare 
tangible and intangible cultural heritage at the 
time (1.5%). These heritage assets are very 
valuable because they are associated with 
historical figures – “state founders, meritorious 
officials” in country expansion time “The Great 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X1-2015 
Trang 62 
South Unification (Dai Nam Nhat thong)”. In 
addition to the typical complex of mausoleums 
in Southern Vietnam (Nguyen Huu Canh, 
1650-1700; Le Van Duyet, 1763-1832; Le Van 
Phong, Truong Tan Buu, 1752-1827 or Tran 
Van Hoc, Phan Tan Huynh, Huynh Van Tu, 
and "Sir Nhieu Loc"), the authors studied Vo 
Tanh mausoleum at both Hoang De (emperor) 
and Gia Dinh (emperor) citadels, and the 
mausoleum of his warmates related to the last 
and biggest-scaled sea fight between the 
Nguyen dynasty’s army and the Tay Son 
insurgent army on Thi Nai lagoon in 1801 (Vo 
Di Nguy, 1745-1801; Ngo Tung Chau; Thu 
Ngoc Hau, etc.). In our opinion, the presence 
of memorial tomb types of Vo Tanh and his 
warmates – historic-cultural-artistic heritage 
sites of national/provincial levels in Southern 
Vietnam relating the honoring of heroes who 
“wholeheartedly served the King, defended the 
country, saved the people” in the history of 
country expansion “Towards the South” in 
medieval and post-medieval times. They 
contribute to the moulding of prominent 
features of the comtemporary Southerners’ 
personality. Those historical stories of the 
Southern heroes are preserved and 
worshipped by their descendants bearing in 
mind the Vietnamese way of life “praising the 
bridge carrying one over” and pay homage to 
ancestors for their nation-building service. 
Keywords: the Compound Tombs of the Nguyen Dynasty, the Southern part of Vietnam, the 
Medieval & Post-Medieval Times 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bouchot, J. (1927), Pétrus Ký, un savant et 
un patriote Cochinchinois, Sài Gòn. 
[2]. Bùi Thị Ngọc Trang (1995), Lăng Tả quân 
Lê Văn Duyệt: nghệ thuật kiến trúc, Nxb. Tp 
HCM. 
[3]. Choi, Byung Wook (2011), Vùng ñất Nam 
Bộ dưới triều Minh Mạng, Nxb. Thế Giới, 
Hà Nội. 
[4]. ðào Tử Khải (1971), “Nhân công bố mộ 
Phạm Thị Nguyên Chân ở Vân Cát (Nam 
Hà), Tạp chí Khảo cổ học, số 11-12:143-
148. 
[5]. ðỗ Văn Ninh (1970), “Khai quật một ngôi 
mộ hợp chất ở Vân Cát (Nam Hà)”, Tạp chí 
Khảo cổ học, số 5-6:144-151. 
[6]. ðỗ Văn Ninh (1971), “Ý kiến bổ sung về 
loại mộ hợp chất”, Tạp chí Khảo cổ học, số 
11-12:139-143. 
[7]. ðỗ Xuân Hợp (1971), “Quanh loại mộ cổ có 
xác ướp; Ngôi mộ Lê Dụ Tông ở Bái Trạch 
(Thanh Hóa)”, Tạp chí Khảo cổ học, số 11-
12:149-156. 
[8]. Hoàng Lại Giang (1999), Lê Văn Duyệt, 
Nxb. Văn hóa Thông tin. 
[9]. Huỳnh Minh (1966), Bạc Liêu xưa và nay, 
Sài Gòn; (1966) Cần Thơ xưa và nay, Sài 
Gòn; (1967) Vĩnh Long xưa và nay, Sài Gòn; 
(1969) Gò Công xưa và Nay, Sài Gòn; 
(1969) ðịnh Tường xưa và nay, Sài Gòn; 
(1971) Sa ðéc xưa và nay, Sài Gòn; (1972) 
Tây Ninh xưa và nay, Sài Gòn; (1973) Gia 
ðịnh xưa và nay, Sài Gòn; (2001) Kiến Hòa 
xưa, Nxb. Thanh Niên. 
[10]. Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên) (2002), Sổ tay 
hành hương ñất Phương Nam, Nxb. 
TP.HCM. 
[11]. Nam Xuân Thọ (1957), Phan Thanh Giản, 
Tủ sách Tân Việt; (1957) Võ Trường Toản, 
Tân Việt, Sài Gòn; (1957) Văn bia ở mộ Võ 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X1-2015 
 Trang 63 
Trường Toản, Ca Văn Thỉnh dịch, Tân Việt, 
Sài Gòn. 
[12]. Ngô Giáp ðậu (1993), Hoàng Việt long 
hưng chí, Nxb. Văn học, 1993. 
[13]. Nguyễn ðình ðầu (1994), Nghiên cứu ñịa 
bạ Triều Nguyễn-Hà Tiên, Nxb. TP.HCM; 
(1994) Nghiên cứu ñịa bạ Triều Nguyễn-Gia 
ðịnh (Tp. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An), 
Nxb. TP.HCM. 
[14]. Nguyễn Hữu Hiệp (1993), Thư Ngọc Hầu 
Nguyễn Văn Thư, Nxb. Văn nghệ An Giang. 
[15]. Nguyễn Khắc Thuần (1998), Việt sử giai 
thoại (tập 5); Việt sử giai thoại (Tập 7); Việt 
sử giai thoại (Tập 8), Nxb. Giáo Dục. 
[16]. Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế (1991), 
Từ ñiển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb. 
KHXH, Hà Nội; 
[17]. Nguyễn Sĩ Lộc (1971), “Về kết quả ướp xác 
cổ và vôi hồ”, Tạp chí Khảo cổ học, số 11-
12:148-149. 
[18]. Phạm ðức Mạnh (2001), “Mộ hợp chất ở 
Gia ðịnh và Nam Bộ xưa”, trong: Nam Bộ, 
ðất & Người, Nxb. Trẻ, tập I:158-187. 
[19]. Phạm Huy Thông (1985), “Khảo cổ học các 
tỉnh phía Nam mười năm sau ngày giải 
phóng”, Tạp chí Khảo cổ học, số 3:1-4. 
[20]. Phạm Hữu Mý - Nguyễn Văn ðường (2007), 
Di tích lịch sử - văn hóa ở Tp. Hồ Chí Minh 
(100 câu hỏi ñáp về Gia ðịnh - Sài Gòn - 
TP. Hồ Chí Minh), Nxb. Văn hóa Sài Gòn. 
[21]. Phạm Văn Sơn (1959-1961), Việt sử tân biên 
(Quyển 3 và 4), Tủ sách sử học Việt Nam, 
Sài Gòn. 
[22]. Phù Lang Trương Bá Phát (1974), “Chiến 
trận Tham Lương năm Nhâm Dần (1782)”, 
Tập san Sử ñịa, số 26, Sài Gòn. 
[23]. Quốc sử quán triều Nguyễn, (2002) ðại Nam 
thực lục, bản dịch Viện Sử học, tập 1, Nxb 
Giáo Dục; (2002) Quốc triều sử toát yếu 
(Phần Chính biên), Nxb. Văn học; (2005), 
ðại Nam liệt truyên, tập 2, bản dịch Viện Sử 
học, Nxb. Thuận Hóa; (2006) ðại Nam nhất 
thống chí, tập 5, Nxb Thuận Hóa. 
[24]. Sơn Nam, (1988) Lịch sử An Giang, Nxb. 
Tổng hợp An Giang; (1994) Lịch sử khẩn 
hoang miền Nam, Nxb. Văn nghệ Tp. HCM; 
(2009) Lăng Ông Bà Chiểu và Lễ hội văn 
hóa dân gian, Nxb. Trẻ; (2014) Sài Gòn xưa 
- ấn tượng 300 năm & tiếp cận với ñồng 
bằng sông Cửu Long (biên khảo), Nxb. Trẻ. 
[25]. Trần Nam Tiến chủ biên (2007), Hỏi ñáp 
lịch sử Việt Nam (Tập 3), Nxb. Trẻ. 
[26]. Trần Trọng Kim, (1968) Việt Nam sử lược, 
Nxb. Tân Việt, Sài Gòn; (1971) Việt Nam sử 
lược (quyển 2), Trung tâm Học liệu, Sài 
Gòn. 
[27]. Trần Văn Sung (2012), Tả quân Lê Văn 
Duyệt, Nxb. Thời ðại. 
[28]. Trịnh Hoài ðức (1972), Gia ðịnh thành 
thông chí (bản dịch Tu Trai Nguyễn Tạo), 
Nha Văn hóa, Phủ Quốc vụ khanh ñặc trách 
xuất bản, Sài Gòn. 
[29]. Trịnh Vân Thanh (1966), Thành ngữ ñiển 
tích danh nhân từ ñiển (tập 1-2), Hồn 
Thiêng, Sài Gòn. 
[30]. Vương Hồng Sển (2013), Sài Gòn năm xưa, 
Nxb. Tp.HCM. 
Websites 
[31]. 
7iCzvQI/AAAAAAAAAY4/rlzwPLnoKic/s
640/ 
[32]. 
% E1%BB%8Dc_H% E1%BA%A7u 

File đính kèm:

  • pdfmo_tuong_niem_di_san_van_hoa_dac_sac_trong_binh_dien_mo_hop.pdf