Mối quan hệ giữa đền Cổ Lương và phủ Tây Hồ, Hà Nội qua câu đối thờ Mẫu Liễu

Tóm tắt: Qua khảo sát kỹ lưỡng đôi câu đối có cùng nội dung ở hai

ngôi đền thờ Mẫu Liễu Hạnh tại Hà Nội, là đền Cổ Lương (quận

Hoàn Kiếm) và Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), bài viết luận giải về

niên đại xuất hiện câu đối, cũng như tác giả viết câu đối và người

cung tiến. Xét trong bối cảnh đất nước ở nửa đầu thế kỷ XX, nội

dung câu đối phản ánh tâm thế của con người Việt Nam thời kỳ đó,

tiêu biểu là Trần Tán Bình - một trí thức khoa bảng có đầu óc canh

tân, tham gia tích cực và bền bỉ vào nhiều phong trào công khai với

mục đích chấn hưng dân khí và bồi dưỡng dân trí ở đầu thế kỷ XX.

pdf 29 trang yennguyen 5160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Mối quan hệ giữa đền Cổ Lương và phủ Tây Hồ, Hà Nội qua câu đối thờ Mẫu Liễu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa đền Cổ Lương và phủ Tây Hồ, Hà Nội qua câu đối thờ Mẫu Liễu

Mối quan hệ giữa đền Cổ Lương và phủ Tây Hồ, Hà Nội qua câu đối thờ Mẫu Liễu
94 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2016 
CHU XUÂN GIAO* 
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỀN CỔ LƯƠNG VÀ PHỦ TÂY HỒ, 
HÀ NỘI QUA CÂU ĐỐI THỜ MẪU LIỄU 
Tóm tắt: Qua khảo sát kỹ lưỡng đôi câu đối có cùng nội dung ở hai 
ngôi đền thờ Mẫu Liễu Hạnh tại Hà Nội, là đền Cổ Lương (quận 
Hoàn Kiếm) và Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), bài viết luận giải về 
niên đại xuất hiện câu đối, cũng như tác giả viết câu đối và người 
cung tiến. Xét trong bối cảnh đất nước ở nửa đầu thế kỷ XX, nội 
dung câu đối phản ánh tâm thế của con người Việt Nam thời kỳ đó, 
tiêu biểu là Trần Tán Bình - một trí thức khoa bảng có đầu óc canh 
tân, tham gia tích cực và bền bỉ vào nhiều phong trào công khai với 
mục đích chấn hưng dân khí và bồi dưỡng dân trí ở đầu thế kỷ XX. 
Từ khóa: Câu đối, Mẫu Liễu, đền, phủ, Hà Nội. 
1. Dẫn nhập 
Ý tưởng của bài viết này được hình thành trong quá trình điều tra điền 
dã của chúng tôi tại các đền phủ đang thờ phụng Mẫu Liễu, trung tâm là 
phủ Tây Hồ ở Hà Nội, có thể bắt đầu tính từ giữa thập niên 1990 - khi mà 
tôn giáo truyền thống đã bước vào thời kỳ phục hưng nhờ chính sách Đổi 
mới1. Gợi ý trực tiếp là từ nội dung của một đôi câu đối bằng Hán văn 
được xem là “truyền lại từ ngày xưa”2 vẫn được treo trang trọng trong 
chính điện của phủ Tây Hồ mà chúng tôi tiếp xúc lần đầu tiên vào năm 
1995. Nội dung và giá trị của câu đối ấy (từ đây trở xuống viết tắt là CĐ-
TH) đã được chúng tôi công bố một phần trong các nghiên cứu trước đây 
(Chu Xuân Giao, Phan Lan Hương, 2008b: 52, 79-81; 2008a: 32-33). 
Như sẽ trình bày ở dưới đây, CĐ-TH là vật tiến cúng vào năm 1953 của 
thanh đồng Phạm Diệu Hòa, cũng đồng thời là trụ trì - người quản lý phủ 
Tây Hồ ở thời điểm đó. 
Sau đó, chúng tôi mở rộng phạm vi khảo sát như một phương cách để 
có thể nhìn rõ hơn chân dung phủ Tây Hồ trong bức tranh chung về việc 
thờ Mẫu Liễu ở Việt Nam. Chúng tôi lần lượt phát hiện những câu đối 
mang nội dung giống hệt như CĐ-TH ở các đền phủ khác. Đầu tiên là 
* Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Chu Xuân Giao. Mối quan hệ giữa đền Cổ Lương... 95 
đền Cổ Lương (khu phố cổ quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), tiếp đến là Phủ 
Bóng (tức đền Cây Đa Bóng hay Nguyệt Du Cung) ở bên cạnh lăng Mẫu 
Liễu trong khu vực Phủ Giày (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), và lăng 
thờ Phạm Tử Nghi (còn gọi lăng miếu Đôn Nghĩa hay lăng Thánh Niệm, 
ở huyện An Hải, Tp. Hải Phòng). Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã 
xác nhận được bốn điểm như vậy. Có thể còn những đền phủ khác đang 
cùng treo câu đối với nội dung giống như CĐ-TH. 
Mọi việc đã có thể kết thúc ngay ở việc tìm ra bốn điểm cùng treo, hay 
“cùng thờ” theo cách nói dân dã, một đôi câu đối có nội dung giống nhau, 
là bởi lý do đơn giản: cùng có chung một đối tượng thờ cúng. Tuy nhiên, 
đi sâu khảo sát từng hiện vật ở cả bốn nơi, đặt nội dung của chúng vào 
bối cảnh xuất hiện và lưu truyền, mối quan hệ mang tính mạng lưới giữa 
chúng với nhau, chúng tôi đã tìm ra được soạn giả ban đầu của câu đối 
bằng Hán văn ấy. Đó là vị quan Trần Tán Bình (1868 - 1937) - một trí 
thức khoa bảng cựu học có đầu óc canh tân, đã tham gia tích cực và bền 
bỉ vào nhiều phong trào công khai với mục đích chấn hưng dân khí và bồi 
dưỡng dân trí ở đầu thế kỷ XX. 
CĐ-TH không phải là nguyên gốc, mà là bản sao vào đầu thập niên 
1950 từ một đôi câu đối hiện vẫn còn thấy tại đền Cổ Lương. Câu đối ở 
đền Cổ Lương (từ đây trở xuống viết tắt là CĐ-CL) vốn được Trần Tán 
Bình soạn và dâng năm 1922 trong liên danh với một vị quan khác là Đào 
Huân. Việc soạn và dâng câu đối thờ Mẫu Liễu ở đền Cổ Lương với nội 
dung như sẽ trình bày ở dưới đây, trong bối cảnh xã hội lúc đó, không chỉ 
đơn thuần là hành động cung tiến thông thường, mà là cơ hội bày tỏ lòng 
kính phục và niềm ước vọng của những người dân mất nước trước các vị 
nữ anh hùng lỗi lạc đã vùng lên giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của 
ngoại bang trong quá khứ. Đồng thời, đó cũng là dịp để thổ lộ một cách 
thầm kín trước đấng “thiên hạ mẫu nghi” anh linh hiển hiện trong điện 
thần của nước Việt về thân phận “sống cũng như thừa” hay nỗi lòng 
“thẹn với kiếp làm thân nô lệ” của một ông quan thời bảo hộ. 
CĐ-CL, từ góc nhìn lịch sử văn hóa, hiện lên như một thông điệp 
truyền tải tâm thế và ước vọng của một loại hình trí thức thời đầu thế kỷ 
XX: mặc dù đã phải dấn bước tham gia vào chính trường thực dân nửa 
phong kiến đương thời, nhưng tinh thần yêu nước thương nòi vẫn ngầm 
chảy trong huyết quản họ. Sau này, CĐ-CL được sao chép để dâng cho 
phủ Tây Hồ bởi một nữ thanh đồng vào năm 1953, rồi tiếp đến là những 
96 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2016 
sao chép khác, như về tới thánh địa Phủ Giày ở Nam Định hay vùng đất 
cảng Hải Phòng ở thời kỳ Đổi Mới, đã cho thấy sức lan tỏa của thông 
điệp qua không gian và thời gian. Với mỗi lần sao chép, thông điệp từ 
đầu thế kỷ XX lại được làm mới, hay điều chỉnh bằng cách đắp thêm 
những tầng nghĩa mới tương ứng với hoàn cảnh mới và tâm thế mới. 
2. Về câu đối trong điện thờ chính phủ Tây Hồ 
Điện chính, hay chính điện, là kiến trúc trung tâm của phủ Tây Hồ ngày 
nay. Về tổng thể, gồm có ba lớp bài trí. Ngoài cùng là mặt tiền. Mặt tiền 
của điện nhìn ra Hồ Tây, được thiết kế thành tam quan (gồm ba cửa ra vào, 
hai tượng hộ pháp, mái hai tầng, đắp nổi hình các linh vật). Ở giữa là ban 
công đồng, có đặt các tượng thờ của các vị sau: Ngọc Hoàng Thượng đế, 
Nam Tào, Bắc Đẩu, Ngũ vị Tôn ông, Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười. 
Ở bên trong là ban Mẫu, gồm hai nửa: hậu cung (ở trong cùng, là nơi đặt 
tượng các Mẫu), cung vọng (ở phía trước hậu cung, là nơi đặt long ngai bài 
vị các Mẫu). Hai nửa được ngăn cách bằng ba cửa có nửa trên là chấn song 
(tức cửa kiểu thượng song hạ ván). Ba cửa thường luôn đóng, khách tới 
chiêm bái có thể vọng vào hậu cung qua phần chấn song. 
Đôi câu đối đang bàn ở đây (CĐ-TH) là một trong những di vật còn 
giữ được cho đến ngày hôm nay, được nhà đền tu chỉnh (sơn son thếp 
vàng lại) và treo trên hai cột ở khu vực cung vọng (nơi đặt long ngai bài 
vị của các Mẫu), và ở ngay phía dưới bức hoành phi. Về mặt mỹ thuật, 
kết cấu CĐ-TH ở hai bên cột tựa như là bệ đỡ ôm lấy bức hoành phi ở 
trên, án ngữ phía trước hậu cung, tạo nên cảm giác bắt mắt. Đặc biệt, về 
mặt nội dung, bức hoành phi mang bốn chữ lớn được sơn đen: Mẫu Nghi 
Thiên Hạ 母儀天下. Thêm nữa, bức hoành phi này còn mang dòng lạc 
khoản quan trọng, cho biết hiệu buôn Quảng Lợi ở Hà Thành cung tiến 
vào mùa xuân năm Quý Mùi, niên hiệu Bảo Đại, tức năm 1943 (nguyên 
văn: Bảo Đại Quý Mùi Xuân, Hà Thành Quảng Lợi Hiệu Cung Tiến保 大 
癸 未 春 河 城廣 利 号 恭 進 ). 
CĐ-TH là một trong những đôi câu đối đẹp nhất về mặt mỹ thuật cũng 
như nghệ thuật thư pháp trong quần thể phủ Tây Hồ nói chung và điện 
chính nói riêng. Câu đối được chế tác trên hai ván gỗ. Cỡ chữ lớn sơn 
đen, kiểu triện, nền thếp vàng. Nó có các dòng lạc khoản cho biết niên 
đại (năm 1953) và người cung tiến (thanh đồng Phạm Diệu Hòa, là người 
trụ trì của Bảo Khánh Linh Từ thuộc làng Tây Hồ - tiền thân của phủ Tây 
Hồ ngày nay). 
Chu Xuân Giao. Mối quan hệ giữa đền Cổ Lương... 97 
Nguyên văn của CĐ-TH đã được chúng tôi chuyển tự, phiên âm và 
dịch nghĩa để công bố một cách bộ phận ở các nghiên cứu trước đây. Nay 
công bố bản đầy đủ như sau. 
(1) Vế phải 
上 界 神 而 仙 霊 気 地 連 崇 葛 外 
Thượng giới thần nhi tiên, linh khí địa liên Sùng Cát ngoại 
(Dịch sát ý: Ở trên thượng giới, là thần mà cũng là tiên, linh khí bao 
trùm khắp [nơi] [kể cả] bên ngoài đền Sùng [Sòng Sơn/Sùng Sơn] đền 
Cát [Phố Cát]) 
(Dịch thoát ý: Là thần mà cũng là tiên trên thượng giới, linh khí trùm 
khắp cõi bắt đầu từ đền Sùng đền Cát) 
(2) Vế trái 
大 名 生 不 死 彤 徽 史 在 趙 徴 間 
Đại danh sinh bất tử, đồng huy sử tại Triệu Trưng gian 
(Dịch sát ý: [Trong những nhân vật có] danh tiếng lớn, [là người] có 
sinh ra nhưng bất tử, [công tích] rạng rỡ/huy hoàng còn lưu trong sử 
sách cùng bà Triệu bà Trưng) 
(Dịch thoát ý: Là đấng bất tử danh tiếng lẫy lừng, công tích huy 
hoàng còn lưu trong sử sách cùng bà Triệu bà Trưng) 
(3) Lạc khoản [cho biết niên đại, và người cung tiến câu đối] 癸 己 年 仲 
冬 住 持 本 祠 青 僮 范 氏 号 妙 和 拝 進 
Quí Tị niên trọng đông, 
Trụ trì bản từ thanh đồng Phạm thị hiệu Diệu Hòa bái tiến 
(Tháng trọng đông năm Quý Tị, 
Thanh đồng trụ trì đền này là người họ Phạm hiệu Diệu Hòa bái tiến) 
Trong các nghiên cứu đã công bố trước đây và bây giờ, từ kết quả đối 
chiếu các nguồn tư liệu văn tự hiện còn thấy tại phủ Tây Hồ, chúng tôi 
xác định năm Quý Tị 癸 己 年 được ghi trong lạc khoản của CĐ-TH là năm 
1953, mặc dù nguyên bản chỉ ghi “Quý Tị niên” một cách chung chung 
(vì chung chung, nên có thể kể đến các năm như: 1953, 1893, 1833, 
1773, 1713, 1653, 1593,). Trong phạm vi không gian phủ Tây Hồ, 
“Quý Tị niên” trong CĐ-TH là ngang với thời điểm “Long Phi Quý Tị” 
trong bức đại tự quan trọng nhất đang treo trong hậu cung3, cùng được 
xác định là năm 1953. 
98 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2016 
Về thời điểm xuất hiện rất muộn của phủ Tây Hồ ở Hà Nội, chúng 
tôi đã trình bày cụ thể trong các công bố trước đây (xem Chu Xuân 
Giao, Phan Lan Hương 2008a, Chu Xuân Giao 2010a). Khác với định 
thuyết cho rằng phủ Tây Hồ đã có ngày từ thế kỷ XVII, nghiên cứu của 
chúng tôi, từ các căn cứ gốc gác, đã chỉ ra rằng, mãi đến thập niên 1880 
- 1890 thì một ngôi đền nhỏ của riêng xóm Bảo Khánh (thuộc làng Tây 
Hồ) - tiền thân của phủ Tây Hồ ngày nay - mới được dựng bên mép 
nước để thờ Mẫu Liễu. Lúc đầu, người trong xóm Bảo Khánh còn phải 
đi sao sắc phong ở Phủ Giày và Phố Cát về để thờ vọng. Đến năm 1911, 
ngôi đền nhỏ ấy được nhận sắc phong từ triều đình nhà Nguyễn. Để kỷ 
niệm sự kiện quan trọng đó, thì vào năm 1912, người trong xóm cùng 
nhau đúc một chuông đồng Bảo Khánh Linh Từ hiện còn thấy. Tài lực 
lúc bấy giờ về cơ bản là ở qui mô xóm, nên chỉ có thể đúc được chuông 
cỡ rất nhỏ. Đây cũng chính là hiện vật có niên đại sớm nhất của ngôi 
đền còn lưu được. Đến năm 1924, Bảo Khánh Linh Từ được triều đình 
ban tiếp một lần sắc phong nữa. Bằng vào hai lần ban sắc phong của 
triều đình ở đầu thế kỷ XX, một ngôi đền nhỏ thờ Mẫu Liễu của một 
xóm đã được công nhận ở qui mô cấp làng. Đây là một bước chuyển 
quan trọng, tức là Bảo Khánh Linh Từ của riêng xóm Bảo Khánh đã 
chuyển lên thành Bảo Khánh Linh Từ của làng Tây Hồ. Sau đó, từ năm 
1928, Bảo Khánh Linh Từ bắt đầu nhận gửi hậu của nhân dân làng Tây 
Hồ. Cũng khoảng thời gian đó, những người tôn thờ Mẫu Liễu của làng 
Tây Hồ tập hợp nhau thành một tổ chức gọi là Lạc Thiện hội để đảm 
đương các kỳ tế tự của ngôi đền trong năm. Mãi đến khoảng thời gian 
các năm 1941 - 1943, ngôi đền mới được trùng tu, mở rộng một cách 
căn bản. Lần trùng tu này đã huy động được sự đóng góp tài lực và ủng 
hộ về tinh thần từ nhiều nơi, nhất là từ các doanh nhân của Hà Thành và 
từ Phủ Giầy. Lần đầu tiên, điểm thờ Mẫu Liễu tại xóm Bảo Khánh của 
làng Tây Hồ đã vượt phạm vi của làng xã sở tại, mà vươn ra tầm rộng, 
kết nối được với những trung tâm lớn mang tính quốc gia. Với ý nghĩa 
đó, có thể xem đây là lần trùng tu tạo bước chuyển đổi một cách cơ bản 
về diện mạo của Bảo Khánh Linh Từ, đưa nó phát triển thành dạng gần 
như phủ Tây Hồ sau này. Tuy nhiên, về cơ bản, giới nghiên cứu và báo 
chí của Hà Nội cho đến khoảng đầu thập niên 1940 (Phan Kế Bính, Ngô 
Vi Liễn, Lộng Chương, Nguyễn Văn Huyên, Phạm Quang Phúc, Trọng 
Lang Trần Tán Cửu,) vẫn chưa hề biết đến Bảo Khánh Linh Từ. 
Chu Xuân Giao. Mối quan hệ giữa đền Cổ Lương... 99 
Về năm 1953, chúng tôi xác định là niên đại thuộc vào một đợt trùng 
tu lớn trước khi hòa bình lập lại của phủ Tây Hồ. Có đợt trùng tu trong 
các năm 1952-1953 là do khu vực đền Bảo Khánh đã bị hư hại bởi binh 
hỏa chiến tranh vào năm 19474. Bởi vậy, từ tư liệu xác thực của chính 
phủ Tây Hồ, chúng tôi thấy CĐ-TH không thể có sớm hơn năm 1924 
(hoặc năm 1911). Cũng có nghĩa là “Quý Tị niên” thấy trên CĐ-TH 
không thể là năm 1893 (cách năm 1953 vừa một vòng hoa giáp), mà chỉ 
có thể là năm 1953. Niên đại 1953 của CĐ-TH càng được khẳng định, 
khi hiện nay, chúng ta đã có điều kiện đối chiếu với niên đại của CĐ-CL. 
CĐ-CL, như thấy ở dưới đây, có ghi rõ ràng niên đại chế tác và cung tiến 
là năm 1922. Như vậy, CĐ-TH không thể sớm hơn năm 1922, và “Quí Tị 
niên” ghi trên đó là năm 1953. 
Đợt trùng tu trong các năm 1952 - 1953 (hoặc kéo dài hơn) là do khu vực 
đền Bảo Khánh (tức Bảo Khánh Linh Từ, tiền thân của phủ Tây Hồ ngày 
nay) đã bị hư hại bởi binh hỏa chiến tranh vào năm 19475. Cụ thể như sau: 
“ cho đến năm 1953, tức là trong thời kỳ khu vực làng Tây Hồ còn 
là vùng tạm chiếm của Pháp, ở Bảo Khánh Linh Từ có một vị tên là Phạm 
Diệu Hòa, bà vừa là trụ trì vừa là thanh đồng. Vị này cúng tiến một đôi 
câu đối cho bản từ (đền này, đền của mình) vào năm đó. Bức đại tự quan 
trọng đề bốn chữ Thiên Tiên Trắc Giáng ở trong hậu cung cũng được 
dâng năm 1953, tức là cùng thời gian trụ trì/thanh đồng Phạm Diệu Hòa 
dâng tiến câu đối. Có lẽ cả đôi câu đối và bức đại tự đều được bà Phạm 
Diệu Hòa dâng tiến (hoặc có liên quan đến bà) sau lần trùng tu năm 1952. 
Sở dĩ được/phải trùng tu vào năm 1952 là vì năm 1947 khu vực phủ Tây 
Hồ ngày nay bị thiệt hại trong lần Pháp tấn công khu vực Quảng An - 
Nhật Tân - Tứ Liên để chiếm ngã ba Nhật Tân. Trong trận đó, 16 nóc 
nhà ở xóm Bảo Khánh/Quảng Khánh bị đốt cháy, và có thể một phần Bảo 
Khánh linh từ bị đạn pháo làm hư hại. 
Đến thời điểm 1952 - 53, bà Phạm Diệu Hòa vừa là trụ trì của bên 
chùa, vừa là thanh đồng của bên đền. Qua nội dung câu đối mà bà dâng 
tiến, chúng ta có thể thấy rằng, lúc ấy, ngôi Bảo Khánh Linh Từ đã thờ 
Mẫu Liễu Hạnh, hơn thế, Mẫu Liễu Hạnh đã ở ngôi vị cao nhất trong hệ 
thống thần linh được phụng thờ trong đền” (Chu Xuân Giao, Phan Lan 
Hương, 2008a: 33). 
Niên đại 1953 (“Quý Tị Niên”) của CĐ-TH càng được khẳng định, 
khi hiện nay, chúng tôi đã có điều kiện đối chiếu với niên đại của CĐ-
100 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2016 
CL. CĐ-CL, như trình bày dưới đây, có ghi rõ ràng niên đại chế tác và 
cung tiến là năm 1922. Bởi vậy, CĐ-TH không thể có sớm hơn năm 
1922. Cũng có nghĩa là không thể là năm 1893 (cách năm 1953 vừa một 
vòng hoa giáp), chỉ có thể là năm 1953. 
Trên đây là cách hiểu của chúng tôi về nội dung của CĐ-TH. Trên 
thực tế, vì đây là một trong những đôi câu đối quan trọng của phủ Tây Hồ 
và từ lâu đã biết đến khá rộng rãi trong học giới, nên chỉ tính riêng từ đầu 
thập niên 1990 đến nay, vẫn đang có nhiều cách hiểu khác nhau. Dưới 
đây, xin giới thiệu nhanh về những cách hiểu ấy. 
3. Những cách hiểu khác về nội dung của câu đối ở phủ Tây Hồ 
Điều cần chú ý đầu tiên là, mặc dù có nhiều bản sao chép cũng như 
bản dịch khác về nội dung của CĐ-TH, nhưng tất cả đều chỉ quan tâm 
đến hai vế (bên phải và bên trái) mà thôi. Đến thời điểm hiện tại, ngoài 
chúng tôi ra, chưa có nhà nghiên cứu nào quan tâm đến lạc khoản của 
CĐ-TH. Bởi vậy, chi tiết về niên đại “năm 1953” và người cung tiến 
“Phạm Diệu Hòa” chưa từng được đề cập đến trong những trước thuật 
trước nay về phủ Tây Hồ nói chung và về CĐ-TH nói riêng. 
Tư liệu đầu tiên đề cập chi tiết đến CĐ-TH có lẽ là của Hà Đình 
Thành (Hà Đình Thành, 1993: 30). Ở thời điểm ... nolulu: 
University of Hawai'i Press, 2007, pp. 260”, International Journal of Asian 
Studies, Volume 5 (Issue 02, 2008): 263 - 267, Cambridge University Press (hiện 
chúng tôi sử dụng bản PDF của bài này, do tác giả Nguyễn Nam cung cấp). 
86. Nguyễn Nam (Lê Thụy Tường Vi dịch, 2009), “Cần hiểu đúng, dịch đúng trước 
khi diễn giải [Đọc: Cult, Culture, and Authority - Princess Liễu Hạnh in 
Vietnamese History của Olga Dror]”, Văn hóa Dân gian, số 3. 
87. Nguyễn Phương Ngọc (2009), “Tư tưởng duy tân trong giới tân học vào thập 
niên đầu thế kỷ XX: Trường hợp Hội Trí Tri (1892 - 1946)”, In trong: Đổi mới 
giáo dục đại học Việt Nam, hai thời khắc đầu thế kỷ (Kỷ yếu Hội thảo khoa học 
do Đại học Hoa Sen tổ chức tháng 12/2008, Nhiều tác giả, Nxb. Văn hóa Sài 
Gòn - Đại học Hoa Sen, Tp. Hồ Chí Minh: 50 - 66. 
88. Nguyễn Quảng Tuân (1991), “Về bài Di chúc của Nguyễn Khuyến”, Hán Nôm, 
số 1 (10). 
89. Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế (1997), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam 
(Tái bản có sửa chữa và bổ sung), Nxb. Văn hóa, Hà Nội. 
90. Nguyễn Quý Toàn (1922), “Bài nói chuyện nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Hội 
Trí Tri” (tên tạm định), Bulletin de la Société d'enseignement mutuel du Tonkin 
(BSEM du Tonkin) Tom III - Annee (No. 2 April - Juin), Hà Nội: Imprimerie 
Tonkinoise, pp. 37 - 40. 
91. Nguyễn Quý Toàn (1923), “Bài phát biểu trong lễ phát phần thưởng cho học sinh 
của Hội Trí Tri” (tên tạm định), BSEM du Tonkin Tom IV - Annee (No. 2 April - 
Juin), Hà Nội: Imprimerie Tonkinoise, pp. 209 - 215. 
92. Nguyen Tan Chieu (dịch, xuất bản và giữ bản quyền, 1936), Sách dạy chầu văn 
chư vị thánh mẫu, Không rõ nhà xuất bản. 
93. Nguyễn Thị Định (2010), Đặc điểm phóng sự Trọng Lang, Luận văn Thạc sĩ Văn 
học Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 
94. Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Văn Nguyên (Chủ biên, 2007), Địa chí Thăng Long 
Hà Nội trong thư tịch Hán Nôm, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 
95. Nguyễn Tuấn Thịnh (Chủ trì, 2010), Câu đối Thăng Long - Hà Nội, Nxb. Hà 
Nội, Hà Nội. 
118 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2016 
96. Nguyễn Văn Bắc (2004), Góp phần tìm hiểu lịch sử Phủ Quảng Cung (Thôn Vỉ 
Nhuế, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), Khóa luận Tốt nghiệp Chuyên 
ngành Lịch sử Văn hóa, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân 
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
97. Nguyễn Văn Huyên (1944), Le culte des immortels en Annam - Bois tires du Hội 
Chân Biên, Imprimerie D‘extrême - Orient (Bản dịch tiếng Việt: Tục thờ cúng 
thần tiên ở Việt Nam - Tranh khắc gỗ trích từ cuốn Hội Chân Biên, In trong 
Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập 2, Nxb. 
Khoa học xã hội, Hà Nội. 
98. Nguyễn Văn Ngọc (1931), Câu đối (In lần thứ nhất), Vĩnh Hưng Long thư quán, 
Hà Nội. 
99. Nguyễn Văn Nguyên (2007), Khảo sát giám định niên đại thác bản văn bia, 
Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
100. Nguyễn Văn Thanh (2008), “Cát thiên tam thế thực lục và việc nghiên cứu đạo 
Mẫu”, Hội nghị Thông báo Hán Nôm năm 2007, Website Viện Nghiên cứu 
Hán Nôm. 
101. Nguyễn Văn Tố (1935), “Tờ trình về công việc của hội năm 1934 - 1935”, 
Bulletin de la Société d'enseignement mutuel du Tonkin (BSEM du Tonkin), Tom 
XV - No3 (Julliet - Septembre), Hà Nội: Imprimerie Tân-Dân, pp. 441 - 444. 
102. Nguyễn Văn Trình viết và in (1915), Thánh Mẫu minh thiện chân kinh 聖 母明 
善 真 經 (Tăng quảng minh thiện quốc âm chân kinh 增 廣 明 善 国 音 真 經), Bản 
sưu tập của Chu Xuân Giao (nhận bàn giao từ Trần Văn Toàn). 
103. Nguyễn Vinh Phúc (2010), Phố và đường Hà Nội, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội. 
104. Nguyễn Vinh Phúc, Nguyễn Duy Hinh (2004), Thần tích Hà Nội và tín 
ngưỡng thị dân, Nxb. Hà Nội, Hà Nội. 
105. Nguyễn Xuân Diện (1992), Phiên âm dịch nghĩa và bước đầu đánh giá “Tiên 
phả dịch lục” của Kiều Oánh Mậu, Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Hán 
Nôm khóa 33, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Tài liệu lưu 
tại Khoa Ngữ văn trước đây, ký hiệu HN13. 
106. Nguyễn Xuân Diện (2001),“Về các tác phẩm thơ văn giáng bút hiện lưu giữ tại 
Viện Nghiên cứu Hán Nôm”, in trong Thông báo Hán Nôm học 2000 (Viện 
Nghiên cứu Hán Nôm): 96 - 104. 
107. Nguyễn Xuân Diện (2006), “Văn thơ Nôm giáng bút với việc kêu gọi lòng yêu 
nước và chấn hưng văn hóa dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ”, in trong 
Nghiên cứu chữ Nôm: Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm (Viện Nghiên cứu 
Hán Nôm Việt Nam, Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm Hoa Kỳ), Nxb. Khoa học 
Xã hội, Hà Nội. 
108. Nguyễn Xuân Tính (2000), Tinh hoa câu đối Việt Nam, Nxb. Thanh Hóa, 
Thanh Hóa. 
109. Nhiều tác giả (2008), Một trăm năm Đông Kinh Nghĩa Thục, Nxb. Tri thức, Hà 
Nội. 
110. Nhất Lang (Trọng Lang/Trần Tán Cửu) (1952), Đồng bóng, Nhà in Lê Cường 
(75 Hàng Bồ, Hà Nội). 
111. Tập bản đồ hành chính Việt Nam - Administrative Atlas (Tập bản đồ hành 
chính 64 tỉnh, thành phố), Xí nghiệp in số 1, Nxb. Bản đồ, 2005. 
Chu Xuân Giao. Mối quan hệ giữa đền Cổ Lương... 119 
112. Olga Dror (2002), “Doan Thi Diem's 'Story of the Van Cat Goddess' as a story 
of emancipation”, Journal of Southesat Asian Studies, 33 (1), February 2002 
(Bản dịch tiếng Việt: Lê Thị Huệ dịch, 2006, “Vân Cát thần nữ truyện của 
Đoàn Thị Điểm: Truyện giải phóng phụ nữ”,  
113. Olga Dror (2007), Cult, Culture, and Authority - Princess Liễu Hạnh in 
Vietnamese History,, University of Hawai’i Press [Tín ngưỡng, Văn hóa, và 
Quyền uy - Công chúa Liễu Hạnh trong lịch sử Việt Nam] 
114. Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Sơn (sưu tầm, biên soạn) 
(2000), Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945, 3 tập (1, 2, 3), Nxb. Văn 
học, Hà Nội. 
115. Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án (Ngô Văn Triện dịch và chú thích) 1997 (1960, 
1962, 1970, 1972), Tang thương ngẫu lục, in trong Tổng tập tiểu thuyết chữ 
Hán Việt Nam (tập 2), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
116. Phạm Đức Duật (Biên soạn, 2012), Văn học dân gian Thái Bình, Nxb. Lao 
động, Hà Nội. 
117. Phạm Quang Phúc (Biên tập, 1942), Hội Phủ Giầy - Sự tích đức Liễu Hạnh 
công chúa, Nhà in Mỹ Thắng, Nam Định. 
118. Phạm Quỳnh (1924), “Tờ trình của ông Phạm Quỳnh, hội trưởng hội Trí tri 
đọc trong kỳ đại hội thường niên ngày 20/3/1924”, Bulletin de la Société 
d'enseignement mutuel du Tonkin (BSEM du Tonkin) Tom V - No. 1 (Janvier - 
Mars), Hà Nội: Imprimerie Kim-Đức-Giang, pp. 119 - 126. 
119. Phạm Quỳnh (1925), “Tờ trình về công việc của Hội trong năm 1924”, BSEM 
du Tonkin Tom VI - Annee, (No. 1, Janvier – Mars), Hà Nội: Imprimerie Kim-
Đức-Giang, pp. 143 - 150. 
120. Phạm Thị Thoa (2003), “Văn bản Hào Mân ai lục của Ngô Thì Nhậm”, Hán 
Nôm, số 58. 
121. Phạm Xanh (2008), “Đông Kinh Nghĩa Thục: Tiếp cận từ phương diện văn 
hóa tư tưởng”, in trong sách 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục và công cuộc cải 
cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội: 
184 - 198. 
122. Phan Bá Vượng (2007), Lịch sử làng Tây Hồ (bản thảo sách dưới dạng sách in 
nháp đóng bìa cứng, đã đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả văn 
học - nghệ thuật ngày 26/10/ 2007), 290 trang. 
123. Phan Bội Châu (1975), Thơ, phú, câu đối chữ Hán, Nxb. Văn học, Hà Nội. 
124. Phan Kế Bính, 1924 (1912), Nam Hải dị nhân liệt truyện (In lần thứ ba, Lê 
Văn Phúc hiệu chỉnh), Imprimerie Tonkinoise. 
125. Phủ Tây Hồ (2006), Hoành phi đại tự câu đối cụm di tích Phủ Tây Hồ quận 
Tây Hồ - Thành phố Hà Nội, Tài liệu chế bản điện tử để sử dụng nội bộ (45 
trang khổ A4, đóng bìa mềm bọc ni-lông; bản chuyển tự, phiên âm, dịch nghĩa 
là của Hoàng Giáp). 
126. Phủ Tây Hồ (2008), Hoành phi câu đối bài vị đình Tây Hồ phường Quảng An 
quận Tây Hồ, Hà Nội, Tài liệu chế bản điện tử để sử dụng nội bộ (24 trang khổ 
A4, đóng bìa mềm; bản chuyển tự, phiên âm, dịch nghĩa là của Hoàng Giáp – 
trang cuối cùng có dòng viết tay “Hà Nội, 29/4/2008, người dịch Hoàng Giáp - 
Viện Hán Nôm”). 
120 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2016 
127. Quảng Cung Tiên Chúa linh từ (1913), Cát thiên tam thế thực lục (Bản in khắc 
gỗ, 48 tờ/98 trang, khổ 22+18) bản gốc lưu t 葛ại Phủ Nấp 天 三 世 寔 籙南, 定 義 
興 大 安 嬀 汭, 廣 宮 仙 主 靈 祠 藏 板, 皇 南 維 新 癸 丑 仲 春 奉 鐫. 
128. Suenari Michio (Chu Xuân Giao dịch, 1996), “Sự phục hưng của tín ngưỡng 
dân gian Việt Nam (trích yếu)”, Văn hóa Dân gian, số 3. 
129. Suenari Michio (Chu Xuân Giao dịch, và nguyên bản, 1997), “Sự phục hưng 
của tín ngưỡng dân gian Việt Nam”, in trong sách The East Asian Present - An 
Anthoropological Exploration, Tokyo: Fukyusha. 
130. Tạ Chí Đại Trường, 2006 (1989), Thần, người và đất Việt, Nxb. Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội. 
131. Tân Việt (tuyển dịch, 1994), Giáng bút răn đời, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 
132. Tân Việt - Thiều Phong (Diễn dịch biên soạn) (1999), Mẫu hoành phi câu đối 
thường dùng, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 
133. Trần Ích Nguyên 陳 益 源, 2006, 
「 越南女神柳杏公主漢喃文献考索」 『 成大中文学報』 第15期, 国立成功大学中文系 
[“Khảo sát văn bản Hán Nôm về công chúa Liễu Hạnh – vị nữ thần của Việt 
Nam”, In trong Học báo Văn học Trung Quốc - Đại học Thành Công kỳ 15], 
Sau in lại vào Trần Ích Nguyên 2007. 
134. Trần Ích Nguyên 陳 益 源, 2007, 『 中 越 漢 文 小 説 研 究, 東 亜 文 化 出 版 社 
[Nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Trung Quốc và Việt Nam] 
135. Trần Khánh Hạo, Trịnh A Tài, Trần Nghĩa chủ biên 陳 慶 浩・ 鄭 阿 財・陳 義 
主 編,1992, 『越 南 漢 文 小 說 叢 刊 第 二 輯 第 五 册』 台 湾 学 生 书 局 [Việt 
Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san, Quyển 5 thuộc Tập II] 
136. Trần Lê Sáng (Chủ biên, 2006), 5000 hoành phi câu đối Hán Nôm, Nxb. Văn 
hóa Thông tin, Hà Nội. 
137. Trần Lê Sáng, Phạm Kỳ Nam, Phạm Đức Duật (2009), Hoành phi câu đối Hán 
Nôm (Tinh tuyển), Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
138. Trần Nghĩa (Chủ biên, 1997), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 1, 
Nxb. Thế giới, Hà Nội. 
139. Trần Nghĩa (Chủ biên, 2002), Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu, Bổ 
di 1 (Quyển Thượng, Quyển Hạ), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
140. Trần Phát (Sưu tầm, biên soạn, 2004), Giai thoại câu đối Việt Nam, Nxb. Đà 
Nẵng, Đà Nẵng. 
141. Trần Tán Bình, “Chronique”, Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient 
(BEFEO), Tome 7, 1907. pp. 150-210 (154-175). 
142. Trần Tán Bình (1935), “Nho thôn hưu phủ Nhụ Hoàng Trần tướng công chi 
sinh phần bi” (Hán văn), BSEM du Tonkin, Tom XIV - No. 4 (Octobre - 
Decembre), Hà Nội: Imprimerie Tân Dân, pp. 650 - 651. 
143. Trần Thị Kim Anh, “Ca trù Thăng Long - Hà Nội: Những diễn biến trong tiến 
trình lịch sử”, Website Tạp chí Văn hóa Nghệ An. 
ca-tru-thang-long-ha-noi-nhung-dien-bien-trong-tien-trinh-lich-su.html 
144. Trần Văn Giáp (Chủ biên, 1971 (1962), Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 
1 (Tác gia các sách Hán Nôm từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX), Bản in lần thứ hai 
Chu Xuân Giao. Mối quan hệ giữa đền Cổ Lương... 121 
có sửa chữa và bổ sung, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
145. Trần Văn Giáp, 1984 (1970), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập 1, Nxb. Văn 
hóa, Hà Nội. 
146. Trần Văn Giáp (1990), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập 2, Nxb. Khoa học xã 
hội, Hà Nội. 
147. Trọng Lang [Trần Trọng Lang/Nhất Lang/Trần Tán Cửu] (1935), “Lạc vào 
động bà chúa Hàng Bạc”, Tuần báo Ngày nay số 1 (30 Janvier 1935). 
148. Trọng Lang (1935), “Đồng bóng (Phóng sự)”, Tuần báo Phong hóa số 163 (22 
Novembre 1935). 
149. Trọng Lang (1936), “Đồng bóng (Phóng sự)” (tiếp theo và hết), Tuần báo 
Phong hóa số 173 (7 Fevrier 1936). 
150. Trọng Lang - Tronglang.com, 2012a, “Trước ngã ba lịch sử - Chapter 1 (Lời 
nói đầu, Đoạn một – Chuẩn bị lên đường), Website Tronglang xuất bản ngày 
14/1/2012.  
151. Trọng Lang - Tronglang.com, 2012b, “Trước ngã ba lịch sử - Chapter 28 
(Trước ngã ba đường), Website Tronglang xuất bản ngày 14/1/2012. 
152. Trọng Lang - Tronglang.com, 2012c, “Trước ngã ba lịch sử - Chapter 30 (Tôi 
viết tuồng kịch), Website Tronglang xuất bản ngày 14/1/2012. 
153. Trọng Lang - Tronglang.com, 2012d, “Trước ngã ba lịch sử - Chapter 41 (Tôi 
gặp Nhật), Website Tronglang xuất bản ngày 14/1/2012. 
154. Trọng Lang - Tronglang.com, 2012e, “Trước ngã ba lịch sử - Chapter 42 
(Nhật đánh Pháp), Website Tronglang xuất bản ngày 14/1/2012. 
155. Trọng Lang - Tronglang.com, 2012f, “Trước ngã ba lịch sử - Chapter 43 (Đêm 
lịch sử), Website Tronglang xuất bản ngày 14/1/2012. 
156. Trọng Lang - Tronglang.com, 2012j, “Trước ngã ba lịch sử - Chapter 44 
(Chiến sĩ hải ngoại), Website Tronglang xuất bản ngày 14/1/2012. 
157. Trương Đình Hòe (1988), Les Immortels vietnamiens d'apres le Hoi Chan Bien. 
Etudes et traduction française annotee (Collection de textes et documents sur 
l'Indochine, N°. XVI), Ecole Francaise d'Extreme-Orient [Những đấng bất tử 
của Việt Nam theo cuốn Hội Chân Biên - Nghiên cứu, phiên dịch và chú giải (Bộ 
sưu tập về văn bản và tư liệu Đông Dương, cuốn 16)] 
158. Tuấn Nghi, Tảo Trang (1991), “Câu đối hoành phi và đề tự bằng chữ Hán ở 
đền Ngọc Sơn Hà Nội”, Hán Nôm, số 10. 
159. Tư liệu mạng 1, 2011, “Đền Cổ Lương”, Website Đông Tác (ghi ngày 
27/11/2011)  
160. Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ (Vũ Hoài Phương, Hoàng Giáp chủ biên) 
(2000), Danh tích Tây Hồ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
161. Vũ Đình Chung (Chánh Hội đồng đền Bà Kiệu, Hà Nội), Vũ Bội Hoàn (Chánh 
Hội đồng chùa Ngọc Sơn - Hà Nội) (1940), Sùng Sơn thánh mẫu linh tích diễn 
122 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2016 
âm (Soạn theo bản chính văn sự tích), Đền Bà Kiệu - Hà Nội ấn hành. 
162. Vũ Đình Ngạn, Triệu Triệu (1994), “Mượn việc giáng bút để lưu truyền thơ 
văn yêu nước”, Hán Nôm, số 2 (19): 65 - 66. 
163. Vũ Ngọc Khánh (2008), Tục thờ Đức Mẫu Liễu - Đức Thánh Trần, Nxb. Văn 
hóa Thông tin, Hà Nội. 
164. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Văn Ty (đồng chủ biên, 1990), Vân Cát thần nữ, Nxb. 
Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 
165. Vũ Thế Khôi (2003), “Câu đối đền Ngọc Sơn - Vài vấn đề địa chí và dịch 
thuật”, Hán Nôm, số 61. 
166. Vũ Thế Khôi (2007), “Hội Hướng Thiện đền Ngọc Sơn - một cội nguồn văn 
hoá-xã hội sâu xa của phong trào Duy tân và Đông Kinh Nghĩa Thục”(Tham 
luận tại Hội thảo quốc tế về phong trào Duy Tân ở Việt Nam, tại thành phố 
Aix-en-Provence, Cộng hòa Pháp, 3-5/5/2007). 
167. Vũ Thế Khôi (2007), “Suy nghĩ về triết lý giáo dục của Đông Kinh Nghĩa Thục” 
(Phát biểu tại Hội thảo Tư tưởng giáo dục của Đông Kinh nghĩa thục do Hội 
khuyến học Việt Nam tổ chức ngày 26 - 7 - 2007), Website Hội Khuyến học 
168. Vương Trung Hiếu (Tuyển chọn và giới thiệu, 2001), Câu đối khóc chồng chung 
(Kho tàng truyện trạng Việt Nam), Nxb. Mũi Cà Mau, Tp. Hồ Chí Minh. 
Abstract 
A RELATIONSHIP BETWEEN CỔ LƯƠNG TEMPLE AND TÂY 
HỒ PALACE IN HANOI THROUGH PARALLEL SENTENCES 
WORSHIPING MOTHER GODDESS LIỄU HẠNH 
Through the research on two parallel sentences (câu đối) with the 
same content in two temples in Hanoi as Cổ Lương (Hoàn Kiếm district) 
and Phủ Tây Hồ (Tây Hồ district) which were dedicated to the Mother 
Goddess Liễu Hạnh, this text interprets dating appearance, the author of 
these parallel sentences. In the context of the first half of the 20th century, 
the content of the parallel sentences reflected the mood and posture of the 
Vietnamese at that time. Typically, Trần Tán Bình, an intellectual, 
actively participated in the intellectual revival of the Vietnamese 
movements in the beginning of the 20th century. 
Keywords: Parallel sentences, Mother Goddess Liễu, temple, Hanoi. 

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_den_co_luong_va_phu_tay_ho_ha_noi_qua_cau_d.pdf