Một số biện pháp nâng cao năng lực vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cho sinh viên ngành Sư phạm trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên

TÓM TẮT

Trong xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới hiện nay, mục tiêu đặt ra không chỉ chú trọng

truyền thụ kiến thức mà còn hướng đến phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh. Ðiều đó đòi

hỏi đội ngũ giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Chính

vì vậy, năng lực vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là một trong những năng lực

cần thiết của người giáo viên. Việc hình thành và phát triển năng lực này cho đội ngũ giáo viên cần

được thực hiện ngay từ khi họ học ở trường sư phạm – nơi đào tạo những giáo viên tương lai. Trên

cơ sở tìm hiểu thực trạng năng lực vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực của sinh

viên, tác giả đã xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp nâng cao năng lực này cho sinh viên

ngành sư phạm ở trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên

pdf 6 trang yennguyen 4900
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao năng lực vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cho sinh viên ngành Sư phạm trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp nâng cao năng lực vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cho sinh viên ngành Sư phạm trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên

Một số biện pháp nâng cao năng lực vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cho sinh viên ngành Sư phạm trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
Đỗ Thị Thanh Tuyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 29 - 34 
 29
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP 
VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐIỆN BIÊN 
Đỗ Thị Thanh Tuyền* 
Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên 
TÓM TẮT 
Trong xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới hiện nay, mục tiêu đặt ra không chỉ chú trọng 
truyền thụ kiến thức mà còn hướng đến phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh. Ðiều đó đòi 
hỏi đội ngũ giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Chính 
vì vậy, năng lực vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là một trong những năng lực 
cần thiết của người giáo viên. Việc hình thành và phát triển năng lực này cho đội ngũ giáo viên cần 
được thực hiện ngay từ khi họ học ở trường sư phạm – nơi đào tạo những giáo viên tương lai. Trên 
cơ sở tìm hiểu thực trạng năng lực vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực của sinh 
viên, tác giả đã xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp nâng cao năng lực này cho sinh viên 
ngành sư phạm ở trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên. 
Từ khóa: Biện pháp, năng lực, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, tích cực. 
ĐẶT VẤN ĐỀ * 
Trong những năm qua, trường Cao đẳng Sư 
phạm (CĐSP) Điện Biên đã thực hiện tốt 
nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên có chất 
lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển văn hoá 
giáo dục, kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên. 
Hiện nay, với mục đích đào tạo được những 
người giáo viên có đủ trình độ và năng lực 
(NL) thực hiện có hiệu quả chương trình giáo 
dục phổ thông mới, chương trình đào tạo giáo 
viên ở trường CĐSP Điện Biên đã có những 
điều chỉnh cho phù hợp, trong đó đặc biệt chú 
trọng đến việc hình thành NL dạy học và giáo 
dục cho sinh viên (SV). Vì vậy, đội ngũ SV 
ngành sư phạm do nhà trường đào tạo được 
các cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá là có 
chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 
phổ thông, vận dụng khá tốt các phương pháp 
và kĩ thuật dạy học tích cực (PP&KTDHTC). 
Tuy nhiên, một bộ phận SV của nhà trường 
chưa thích ứng kịp với sự đổi mới trên nên 
không được đánh giá cao, NL vận dụng các 
PP&KTDHTC của các em còn những hạn chế 
nhất định. Qua trao đổi với một số GV và SV 
chúng tôi nhận thấy có những SV có nhận 
thức tương đối đầy đủ về các PP&KTDHTC 
nhưng kĩ năng vận dụng các phương pháp và 
kĩ thuật dạy học này chưa tốt. Ngược lại, có 
* Tel: 0976597809; Email: tuyencdsp810@gmail.com 
những SV đã áp dụng một số PP&KTDHTC 
trong dạy học nhưng chính bản thân các em 
lại không biết là mình đang vận dụng 
PP&KTDHTC. 
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa 
chọn vấn đề: “Một số biện pháp nâng cao NL 
vận dụng PP&KTDHTC cho SV ngành sư 
phạm trường CĐSP Điện Biên” để nghiên cứu. 
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Để tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của 
thực trạng NL vận dụng PP&KTDHTC của 
SV ngành sư phạm trường CĐSP Điện Biên, 
chúng tôi đã điều tra 39 giảng viên (GV) đang 
dạy các học phần phương pháp giảng dạy và 
93 SV đang học năm thứ 2, 98 SV đang học 
năm thứ 3 các ngành đào tạo giáo viên. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Thực trạng NL vận dụng PP&KTDHTC 
của SV ngành sư phạm trường CĐSP 
Điện Biên 
Kết quả bảng 1 cho thấy: Tỷ lệ GV và SV 
đánh giá NL vận dụng PP&KTDHTC của đa 
số SV năm thứ 2 và năm thứ 3 ở mức 3 cao 
nhất, tiếp đến là mức 4 và mức 2. Không có 
GV và SV nào đánh giá NL vận dụng 
PP&KTDHTC của đa số SV ở mức 1 và 5. 
Kết quả trên cho thấy đa số SV có NL vận 
dụng PP&KTDHTC ở mức trung bình. 
Đỗ Thị Thanh Tuyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 29 - 34 
 30
Bảng 1. Đánh giá của GV và SV về NL vận dụng PP&KTDHTC của SV 
Các mức độ của NL vận dụng 
PP&KTDHTC của SV 
GV đánh giá SV đánh giá 
SV năm 2 
(SL/%) 
SV năm 3 
(SL/%) 
SV năm 2 
(SL/%) 
SV năm 3 
(SL/%) 
1. Đa số SV không có năng lực này 0/0 0/0 0/0 0/0 
2. Đa số SV có NL này ở mức yếu 1/2,6 3/7,7 5/5,4 8/8,2 
3. Đa số SV có NL này ở mức trung bình 27/69,2 29/74,4 68/73,1 76/77,6 
4. Đa số SV có NL này ở mức khá 11/28,2 7/17,9 20/21/5 14/14,2 
5. Đa số SV có NL này ở mức tốt 0/0 0/0 0/0 0/0 
Nguyên nhân của thực trạng NL vận dụng 
PP&KTDHTC của SV ngành sư phạm 
trường CĐSP Điện Biên 
Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, 
chúng tôi sử dụng câu hỏi mở: Nguyên nhân 
nào làm cho NL của đa số SV ở mức độ đó? 
* Về phía GV: Ở câu hỏi này, 100% GV cho 
ý kiến. Các ý kiến nêu các nguyên nhân cơ 
bản sau: 
+ Nội dung và thời lượng giảng dạy về 
PP&KTDHTC ít, GV chỉ có thời gian trang bị 
lý thuyết, ít có thời gian hướng dẫn, rèn kĩ 
năng thiết kế và vận dụng PP&KTDHTC cho 
SV (37/39 ý kiến chiếm 94,9%). 
+ GV chưa nghiêm khắc, chưa tích cực hướng 
dẫn SV vận dụng PP&KTDHTC (33/39 ý 
kiến chiếm 84,6%). 
+ Nhà trường và khoa chưa đa dạng hóa các 
cuộc thi về dạy học có vận dụng 
PP&KTDHTC (31/39 ý kiến chiếm 79,5%). 
+ Cá nhân SV chưa nhận thức đúng đắn, 
sâu sắc về sự cần thiết của việc hình thành 
NL vận dụng PP&KTDHTC; Bản thân SV 
chưa tự giác, tích cực, chủ động nghiên cứu 
và vận dụng PP&KTDHTC (30/39 ý kiến 
chiếm 76,9%). 
+ NL vận dụng PP&KTDHTC của GV còn 
hạn chế (21/39 ý kiến chiếm 53,8%). 
Một số ý kiến không tập trung khác mà GV 
nêu: chất lượng đầu vào của SV thấp, trình độ 
nhận thức của người học còn hạn chế, cơ sở 
vật chất chưa đáp ứng yêu cầu của 
PP&KTDHTC 
* Về phía SV: 191/191 (100%) SV đều có ý 
kiến. Các ý kiến tập trung vào những nguyên 
nhân sau: 
+ Bản thân SV chưa tự giác, tích cực, chủ 
động (191/191 ý kiến chiếm 100%). 
+ Tổ chức thực hành giảng dạy với quy mô 
lớn chưa thực sự hiệu quả (169/191 ý kiến 
chiếm 88,5%). 
+ Ít cuộc thi về vận dụng PP&KTDHTC 
trong dạy học (155/191 ý kiến chiếm 81,2%). 
+ Thời gian dành cho nội dung 
PP&KTDHTC trong chương trình đào tạo ít 
(136/191 ý kiến chiếm 71,2%). 
+ SV chủ yếu học thuộc lý thuyết, chưa quan 
tâm đến rèn kỹ năng vận dụng PP&KTDHTC 
(128/191 ý kiến chiếm 67%). 
+ Chưa được GV, giáo viên ở trường phổ 
thông hướng dẫn cụ thể, chi tiết về 
PP&KTDHTC khi tập giảng, rèn luyện NVSP 
và thực tập sư phạm (97/191 ý kiến chiếm 
50,8%). 
Một số ý kiến không tập trung khác mà SV 
nêu: Việc chuẩn bị cho tiết dạy có vận dụng 
PP&KTDHTC rất tốn thời gian, tốn kém; ít 
tài liệu tham khảo về vận dụng PP&KTDHTC 
cho từng môn học; chỉ kiểm tra lý thuyết; cơ 
sở vật chất chưa đáp ứng; 
Qua tổng hợp các ý kiến của GV và SV, 
chúng tôi nhận thấy ý kiến của GV và SV 
có sự tương quan cao. GV và SV đã chỉ ra 
những nguyên nhân khách quan và nguyên 
nhân chủ quan của thực trạng NL vận dụng 
PP&KTDHTC của SV. Đây là cơ sở quan 
trọng để chúng tôi đề xuất biện pháp nâng 
cao NL vận dụng PP&KTDHTC cho SV 
nhà trường. 
Đỗ Thị Thanh Tuyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 29 - 34 
 31
Một số biện pháp nâng cao NL vận dụng 
PP&KTDHTCcho sinh viên ở trường CĐSP 
Điện Biên 
Tăng cường giáo dục ý thức tự học, tự 
nghiên cứu, tính tích cực, chủ động vận 
dụng các PP&KTDHTC cho SV 
* Mục đích 
SV có ý thức tự học, tự nghiên cứu, tích cực, 
chủ động vận dụng các PP&KTDHTC. 
* Nội dung 
- Hình thành động cơ và quyết tâm vận dụng 
các PP&KTDHTC cho SV. 
- Hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch tự học, tự 
nghiên cứu, tự thực hành thiết kế và vận dụng 
các PP&KTDHTC. 
- Tạo môi trường sư phạm tích cực: Duy trì 
nghiêm túc thời gian tự học, chấn chỉnh kịp 
thời những trường hợp không thực hiện kế 
hoạch tự học hoặc những trường hợp làm ảnh 
hưởng đến quá trình tự học của người khác; 
Đưa kế hoạch tự học vào nền nếp, có biện 
pháp hỗ trợ, hướng dẫn những SV còn lúng 
túng trong xác định phương pháp tự học; tích 
cực biểu dương những mô hình, phương pháp 
tự học hiệu quả; xây dựng mối đoàn kết, 
tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tự 
học để cùng tiến bộ ... 
- Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho việc tự 
học, tự nghiên cứu, tự thực hiện các 
PP&KTDHTC 
* Cách thực hiện 
- Tìm hiểu thực trạng việc tự học, tự nghiên 
cứu, tính tích cực, chủ động vận dụng các 
PP&KTDHTC của SV. GV có thể sử dụng 
phương pháp quan sát, phiếu hỏi hoặc 
nghiên cứu sản phẩm hoạt động của SV để 
tìm hiểu. 
- Xác định nguyên nhân vì sao SV chưa biết 
tự học, tự nghiên cứu, chưa tích cực, chủ 
động vận dụng các PP&KTDHTC. Đó có thể 
là nguyên nhân khách quan (phương pháp 
giảng dạy của GV; nội dung chương trình, 
kiểm tra đánh giá) hoặc nguyên nhân chủ 
quan (nhận thức, động cơ, hứng thú, phương 
pháp học). 
- Lựa chọn và thực hiện các tác động cho phù 
hợp với nguyên nhân để SV biết cách và 
thường xuyên tự học, tự nghiên cứu, tích cực, 
chủ động vận dụng các PP&KTDHTC. 
- Đánh giá hiệu quả các tác động. 
* Những lưu ý khi thực hiện 
- GV phải có biện pháp kiểm tra, đánh giá 
hoạt động tự học, tự nghiên cứu, tính tích 
cực, chủ động vận dụng các PP&KTDHTC 
của SV. 
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị, GV, 
đoàn thể trong quá trình giáo dục ý thức tự 
học, tự nghiên cứu, tính tích cực, chủ động 
vận dụng các PP&KTDHTC cho SV. 
Tập huấn, bồi dưỡng về PP&KTDHTC 
cho SV 
* Mục đích 
SV hiểu được bản chất và cách tiến hành 
một số PP&KTDHTC; vận dụng được các 
PP&KTDHTC trong dạy học; nghiêm túc và 
tự tin trong vận dụng các PP&KTDHTC. 
* Nội dung 
- Tập huấn, bồi dưỡng về PP dạy học tích cực 
- Tập huấn, bồi dưỡng về kĩ thuật dạy học 
tích cực 
* Cách thức thực hiện 
- Khảo sát nhu cầu: Trước khi tập huấn, bồi 
dưỡng, cần thu thập thông tin về SV, trên cơ 
sở thông tin thu thập và phân tích, GV xây 
dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cho phù 
hợp với từng đối tượng SV để SV tiến bộ. 
- Xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng. Kế 
hoạch tập huấn, bồi dưỡng cần xác định rõ: 
+ Mục tiêu (mục tiêu kiến thức, mục tiêu kĩ 
năng, mục tiêu thái độ) 
+ Nội dung tập huấn, bồi dưỡng (các 
PP&KTDHTC) 
+ Phương pháp/hình thức tổ chức 
+ Tài liệu, thiết bị 
+ Đối tượng tham gia 
+ Thời gian và địa điểm 
+ Kế hoạch cụ thể 
Đỗ Thị Thanh Tuyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 29 - 34 
 32
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng. Việc tổ chức 
tập huấn, bồi dưỡng được thực hiện theo kế 
hoạch đã xây dựng. Tuy nhiên, kế hoạch đó có 
thể được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện 
cụ thể. Trong quá trình tổ chức cần quản lý và 
theo dõi lớp chặt chẽ. Để việc tổ chức tập 
huấn, bồi dưỡng thành công cần sử dụng 
phương pháp phát huy sự tham gia tích cực 
của SV. 
* Những lưu ý khi thực hiện: 
- GV tập huấn có NL vận dụng 
PP&KTDHTC tốt 
- Số SV/ lớp tập huấn không nên quá đông 
(khoảng 25 - 30 SV/lớp) 
- Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị 
hỗ trợ 
Đa dạng hóa các cuộc thi vận dụng 
PP&KTDHTC cho SV 
* Mục đích 
- Nâng cao NL vận dụng PP&KTDHTC cho 
SV. 
- Tạo môi trường, thúc đẩy, lôi cuốn, khuyến 
khích SV thực hiện các PP&KTDHTC một 
cách sáng tạo, tích cực. 
- Từ việc đánh giá kết quả các cuộc thi rút 
kinh nghiệm cho việc tổ chức dạy học, rèn 
luyện hình thành NL này cho SV. 
* Nội dung 
Nhà trường, các khoa tổ chức các cuộc thi: 
SV dạy giỏi cấp khoa, trường; SV dạy học 
tích cực; Vận dụng PP&KTDHTC trong dạy 
học. Nội dung của các cuộc thi là: Thiết kế 
tiến trình dạy học theo PP&KTDHTC; chuẩn 
bị thiết bị dạy học và học liệu để hỗ trợ hoạt 
động học của người học; thử nghiệm tiến 
trình dạy học đã thiết kế. 
* Cách thực hiện 
- Trường, khoa xây dựng kế hoạch tổ chức 
các cuộc thi. Kế hoạch cuộc thi gồm các nội 
dung cơ bản sau: Mục đích, ý nghĩa; thời 
gian, địa điểm; nội dung, hình thức, đối tượng 
tham gia; thể lệ cuộc thi; cơ cấu giải thưởng; 
tổ chức thực hiện 
- Thông báo kế hoạch cho các khoa/tổ và SV. 
Việc triển khai kế hoạch cuộc thi phải theo 
đúng quy trình, đến mọi lực lượng phối hợp 
và SV. Nhận được kế hoạch, các đơn vị và cá 
nhân có liên quan phải thực hiện triệt để bằng 
cách nghiên cứu kỹ lưỡng, triển khaithực hiện 
cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị, 
lớp mình, đảm bảo việc thực hiện kế hoạch 
hiệu quả. 
- Tổ chức thực hiện kế hoạch. Các Phòng 
ban/Khoa/Tổ, GV cần thực hiện nghiêm túc, 
tích cực nhiệm vụ được giao, đồng thời đôn 
đốc, tư vấn, hướng dẫn theo dõi, kiểm tra SV 
trong quá trình tổ chức cuộc thi. 
- Đánh giá, tổng kết cuộc thi. Việc đánh giá 
phải làm sáng tỏ được mức độ đạt được và 
chưa đạt được về các mục tiêu đặt ra; phát 
hiện những ưu, nhược điểmvà nguyên nhân 
của những ưu, nhược điểm đó. Cần công khai 
hóa các nhận định về NL vận dụng 
PP&KTDHTC của SV, tạo cơ hội cho các em 
có kĩ năng tự đánh giá, giúp các em nhận ra 
sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên 
và thúc đẩy việc vận dụng PP&KTDHTC 
ngày một tốt hơn. 
* Những lưu ý khi thực hiện 
- Không tổ chức chồng chéo các cuộc thi với 
nhau, tránh gây áp lực cho SV. 
- Các cuộc thi phải huy động được tối đa SV 
tham gia. 
- Hình thức tổ chức cuộc thi đảm bảo tiết 
kiệm, hiệu quả. 
Áp dụng phương pháp dạy học vi mô trong 
quá trình rèn luyện kĩ năng vận dụng 
PP&KTDHTC cho SV 
* Mục đích 
Vào đầu những năm 1960, phương pháp dạy 
học vi mô được Dwight W. Allen, Ryan và 
các đồng nghiệp tại Đại học Stanford (Hoa 
Kỳ) khởi xướng nhằm đào tạo một số giáo 
viên trong dịp hè, chuẩn bị cho họ đảm nhiệm 
một cách hiệu quả hơn ở một lớp học thật sự 
vào dịp khai giảng năm học sau. Allen và 
Ryan cho rằng cách tiếp cận tổng quát (từ 
một tiết học, một lớp học hay một đối tượng 
phức tạp) có thể thay thế bằng việc tiếp cận 
Đỗ Thị Thanh Tuyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 29 - 34 
 33
dạy học những nội dung giảng ngắn (5 – 10 
phút) cho một nhóm đối tượng (6 – 12 học 
viên) sẽ kích thích năng khiếu (tài khéo léo sư 
phạm của giáo viên), việc tập giảng của SV sẽ 
được ghi hình lại và sau đó được đem ra phân 
tích nhằm tìm ra các năng khiếu mà người thầy 
cần làm chủ trong mỗi tiết dạy [1] [3]. Áp 
dụng phương pháp dạy học vi mô trong quá 
trình rèn luyện kĩ năng sử dụng PP&KTDHTC 
cho SV nhằm mục đích hình thành, rèn luyện 
kỹ năng sử dụng PP&KTDHTC cho SV; tích 
cực hóa việc dạy của GV và việc học của SV, 
góp phần tạo hứng thú, tự tin vận dụng 
PP&KTDHTC cho SV. 
* Nội dung 
Dạy học vi mô thể hiện rõ nhất bản chất ở giai 
đoạn tập giảng. Mỗi SV chỉ thực hành tập 
giảng một đến hai hoạt động có vận dụng 
PP&KTDHTC. Bài học ngắn được ghi hình, 
phát lại trên màn hình với số lần cần thiết để 
từng nhóm SV, dưới sự hướng dẫn của GV, 
tập dượt quan sát sâu sắc, phân tích tỉ mỉ, thảo 
luận rút kinh nghiệm, đề xuất cải tiến theo 
hướng vận dụng những kiến thức lí luận đã 
học, qua đó SV thấy được mình trên màn 
hình, tự đánh giá mức độ đạt được, ưu khuyết 
điểm của chính bản thân từ đó thảo luận rút 
kinh nghiệm, đề xuất cải tiến [2]. 
* Cách thực hiện 
Quy trình dạy học theo phương pháp dạy học 
vi mô có thể mô tả theo sơ đồ sau: 
0
20
40
60
80
100
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
East
West
North
Hình 1. Quy trình dạy học theo phương pháp 
dạy học vi mô 
- Bước 1: SV giảng dạy 
+ SV tiến hành giảng dạy bình thường 
+ Nội dung bài học là một vấn đề của tiết học 
đó (một bài học nhỏ). 
+ Bài học được chuẩn bị trước cẩn thận. 
+ Giờ học diễn ra có sự tham dự của các SV 
trong nhóm. 
+ Quá trình này được ghi hình. 
- Bước 2: GV và SV đánh giá, phản hồi 
+ GV và HS xem lại băng ghi hình 
+ Thảo luận, đánh giá tiết dạy 
- Bước 3: SV soạn lại giáo án 
+ SV soạn lại giáo án dựa trên những nhận 
xét, đánh giá, rút kinh nghiệm từ tiết dạy 
trước đó. 
- Bước 4: SV dạy lại 
+ Sau khi soạn lại giáo án, SV tiến hành dạy lại 
- Bước 5: Đánh giá lại 
+ Tiến hành đánh giá như bước 2 nhưng nhìn 
lại tổng thể nhằm rút ra kết luận và cách ứng 
xử có hiệu quả hơn. 
* Những lưu ý khi thực hiện 
- Tránh khuynh hướng rập khuôn, máy móc, 
buộc người học phải hành động theo một mẫu 
cứng nhắc, ngăn cản sự hình thành phong 
cách sư phạm của mỗi cá nhân. 
- Cần tránh chia cắt quá trình rèn luyện kĩ năng 
sử dụng PP&KTDHTC thành những mảnh vụn 
rời rạc; phải tôn trọng tính hệ thống có chủ 
định, hướng tới hình thành những NL vận 
dụng PP&KTDHTC đòi hỏi ở mỗi người học. 
- Những ý kiến đóng góp sau bài dạy của 
người học phải trên tinh thần xây dựng, 
không nên phê phán quá gay gắt. 
- Đối với SV trực tiếp giảng dạy cần chấp 
nhận các nhận xét của các bạn với tinh thần 
khoan dung. 
KẾT LUẬN 
Trên đây là 4 biện pháp mà chúng tôi đề xuất 
để nâng cao NL vận dụng các PP&KTDHTC 
cho SV ngành sư phạm ở trường CĐSP Điện 
Giảng dạy 
Đánh 
giá 
Đánh 
giá 
lại 
Giảng 
dạy 
lại 
Soạn lại 
giáo án 
PPDH 
VI 
MÔ 
1
2 
3 
5 
4 
Đỗ Thị Thanh Tuyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 29 - 34 
 34
Biên. Các biện pháp đó có mối liên hệ thống 
nhất, bổ sung cho nhau, đã được chúng tôi 
thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm cho thấy 
các biện pháp đó có tính khả thi cao, phù hợp, 
góp phần nâng cao NL này cho SV. Ngoài các 
biện pháp đó, trường CĐSP Điện Biên cần 
tiếp tục nâng cao NL vận dụng PP&KTDHTC 
cho GV; tiếp tục đầu tư, trang bị cơ sở vật 
chất, nâng cao chất lượng các trang thiết bị 
dạy học [4]; xây dựng trường thực hành sư 
phạm để SV được thường xuyên thực hành 
vận dụng các PP&KTDHTC trên đối tượng 
học sinh thực; đổi mới đánh giá SV theo 
hướng tiếp cận NL [5] 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thị Trúc Minh, Trần Thụy Hoàng Yến 
(2015), “Vận dụng phương pháp dạy học vi mô 
trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ nhằm hình 
thành và phát triển năng lực sư phạm cho sinh 
viên ngành Giáo dục tiểu học”, Tạp chí Khoa học 
và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số 
133(03)/1, tr. 133-138 . 
2. Kiều Phương Hảo (2018), Phát triển năng lực 
vận dụng phương pháp dạy học tích cực cho sinh 
viên sư phạm Hóa Học ở các trường Đại học, 
Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư 
phạm Hà Nội. 
3. Dwight W. Allen (1967), Microteaching- A 
Description, Stanford University. 
4. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) (2007), Dạy và 
học tích cực, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
5. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận 
dạy học hiện đại. Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung 
và phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm. 
SUMMARY 
A NUMBER OF MEASURES TO IMPROVE THE CAPACITY 
OF APPLYING METHODS AND TECHNIQUES OF ACTIVE TEACHING 
FOR STUDENTS IN DIEN BIEN TEACHER TRAINING COLLEGE 
Do Thi Thanh Tuyen* 
Dien Bien Teacher Training College 
In developing the curriculum and new textbooks, the goal is not only to focus on the transfer of 
knowledge but also to promote the quality and capacity of students. That requires the teachers to 
flexibly apply the methods and techniques of active teaching. Therefore, the ability to apply 
positive teaching methods and techniques is one of the necessary skills of the teacher. The 
formation and development of this capacity for teaching staff should be carried out right from the 
time they study at the pedagogical college where the future teachers are trained. Based on the 
current situation of students' ability to apply positive teaching methods and techniques, the author 
has investigated the causes and proposed measures to improve this capacity for students of Dien 
Bien Teacher Training College. 
Key words: measures, capacities, teaching methods, teaching techniques, positive. 
Ngày nhận bài: 05/6/2018; Ngày phản biện: 06/8/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018
* Tel: 0976597809; Email: tuyencdsp810@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_nang_luc_van_dung_phuong_phap_va_k.pdf