Một số biện pháp phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Trung tại khu vực phía Nam

TÓM TẮT

Bài viết đề cập một số biện pháp phát triển chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên (GV)

tiếng Trung tại khu vực phía Nam nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ

thống giáo dục quốc dân. Việc phát triển chất lượng của đội ngũ GV là khâu chủ chốt trong công

tác đổi mới toàn diện nền giáo dục đất nước và phải từng bước thực hiện theo quy trình thống

nhất, rõ ràng.

pdf 8 trang yennguyen 4880
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Trung tại khu vực phía Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Trung tại khu vực phía Nam

Một số biện pháp phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Trung tại khu vực phía Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Tập 16, Số 4 (2019): 151-158 
EDUCATION SCIENCE
Vol. 16, No. 4 (2019): 151-158
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
151 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ 
 GIÁO VIÊN TIẾNG TRUNG TẠI KHU VỰC PHÍA NAM 
Nguyễn Phước Lộc 
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Phước Lộc – Email: locnp@hcmue.edu.vn 
Ngày nhận bài: 30-01-2019; ngày nhận bài sửa: 27-02-2019; ngày duyệt đăng: 23-4-2019 
TÓM TẮT 
Bài viết đề cập một số biện pháp phát triển chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên (GV) 
tiếng Trung tại khu vực phía Nam nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ 
thống giáo dục quốc dân. Việc phát triển chất lượng của đội ngũ GV là khâu chủ chốt trong công 
tác đổi mới toàn diện nền giáo dục đất nước và phải từng bước thực hiện theo quy trình thống 
nhất, rõ ràng. 
Từ khóa: biện pháp phát triển chất lượng, đội ngũ giáo viên tiếng Trung, khu vực phía Nam. 
1. Đặt vấn đề 
Trước những yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, xã hội của đất nước trong bối cảnh hội 
nhập toàn cầu hóa, ngoại ngữ nói chung và tiếng Trung nói riêng là một công cụ, phương 
tiện đắc lực và hữu hiệu trong quá trình hội nhập và phát triển (Thủ tướng Chính phủ, 
2008; Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011). Nó cung cấp cho thế hệ trẻ một phương tiện giao 
tiếp, học tập và làm việc hữu hiệu trong môi trường đa ngôn ngữ của xu thế hội nhập kinh 
tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, việc học 
ngoại ngữ nói chung, dạy học tiếng Trung nói riêng vừa là xu hướng tất yếu, vừa là một 
nhiệm vụ của nhà trường hiện nay (Trần Khánh Đức, 2014). 
Không những thế, đứng trước xu hướng tất yếu của việc phát triển ngôn ngữ Trung 
trong thời gian sắp tới, việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp cho 
đội ngũ GV tiếng Trung là việc cần ưu tiên trong giai đoạn đổi mới dạy và học ngoại ngữ. 
Để phát triển chất lượng của đội ngũ GV tiếng Trung, cần phải có những biện pháp phù 
hợp và được thực hiện theo quy trình để đảm bảo chuẩn đầu ra. 
2. Nội dung 
2.1. Định hướng đào tạo đội ngũ GV tiếng Trung dựa trên nhu cầu thực tiễn 
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo 
dục mang tính hàn lâm, kinh viện, sang một nền giáo dục chú trọng gắn liền với thực tiễn. 
Vì vậy, việc phát triển quy mô cũng như chất lượng của đội ngũ GV dựa trên nhu cầu thực 
tiễn là một trong những khâu chủ chốt để thực hiện thành công định hướng này. Theo đó, 
hiện nay, cùng với yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 151-158 
152 
thì công tác phát triển đội ngũ GV tiếng Trung ở khu vực phía Nam dựa trên nhu cầu thực 
tiễn cần được quan tâm và mở rộng. 
a. Mục đích của biện pháp 
Biện pháp được đề xuất nhằm phát triển quy mô và chất lượng của đội ngũ GV tiếng 
Trung. Qua đó, sẽ tạo ra bước chuyển biến cơ bản về chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo 
hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ 
thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 
b. Cách thức thực hiện 
- Các cơ sở đào tạo thực hiện rà soát đội ngũ làm công tác dạy học tiếng Trung tại đơn 
vị của mình, báo cáo tình hình đội ngũ làm công tác này lên các cấp lãnh đạo, các cấp quản 
lí ban ngành có liên quan một cách cụ thể, chính xác, có phân tích và dự báo. 
- Các cơ quan quản lí tiến hành tổng hợp, phân tích, dự báo nhu cầu đội ngũ làm công 
tác dạy học tiếng Trung, gửi số liệu thống kê về Bộ GD&ĐT tổng hợp tình hình đội ngũ 
làm công tác này ở khu vực phía Nam để có định hướng đào tạo phù hợp với tình hình thực 
tiễn. 
- Đội ngũ GV tiếng Trung ở khu vực phía Nam có vai trò rất quan trọng đối với công 
tác dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân nói riêng, và với sự phát triển 
của giáo dục đào tạo nước ta nói chung. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc thực hiện các chủ 
trương, quyết định tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương về đào tạo nguồn 
nhân lực nhằm phát triển đội ngũ GV tiếng Trung gắn liền với nhu cầu thực tiễn. 
c. Điều kiện thực hiện 
- Đòi hỏi có sự thống kê chính xác tình hình đội ngũ GV tiếng Trung từ các địa 
phương để có kế hoạch đào tạo cho khu vực phía Nam. 
- Kế hoạch và chương trình đào tạo đội ngũ GV tiếng Trung ở khu vực phía Nam cần 
đảm bảo đúng tinh thần các văn bản quy định về giáo dục và đào tạo. 
- Cần có sự giám sát của các cơ quan chức năng về việc thực hiện những văn bản pháp 
quy trong quá trình đào tạo đội ngũ GV tiếng Trung dựa trên nhu cầu thực tiễn. 
- Thẩm định hiệu quả việc đào tạo đội ngũ GV tiếng Trung theo yêu cầu hiện nay. 
- Đảm bảo việc xác định nhu cầu chính xác, dự báo đội ngũ GV tiếng Trung theo nhu 
cầu giáo dục hiệu quả, đặc biệt hướng đến việc đào tạo có kiểm tra, giám sát việc đào tạo 
đội ngũ GV tiếng Trung ở khu vực phía Nam. 
2.2. Truyền thông có hệ thống về giảng dạy tiếng Trung đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy 
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 
Trước những yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, xã hội của đất nước trong bối cảnh hội 
nhập toàn cầu hóa, ngoại ngữ nói chung và tiếng Trung nói riêng là một công cụ, phương 
tiện đắc lực và hữu hiệu trong quá trình hội nhập và phát triển. Nó cung cấp cho thế hệ trẻ 
một phương tiện giao tiếp, học tập và làm việc hữu hiệu trong môi trường đa ngôn ngữ của 
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Phước Lộc 
153 
Chính vì vậy, việc học ngoại ngữ nói chung, dạy học tiếng Trung nói riêng vừa là xu 
hướng tất yếu, vừa là một nhiệm vụ của nhà trường hiện nay. 
Truyền thông có hệ thống về giảng dạy tiếng Trung đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và 
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao 
nhận thức của toàn xã hội về xu thế phát triển cũng như yêu cầu của thực tiễn đối với việc 
dạy và học tiếng Trung hiện nay. 
a. Mục đích của biện pháp 
Biện pháp nhằm giúp các tổ chức và cá nhân hiểu được tầm quan trọng của hoạt 
động dạy và học tiếng Trung ở khu vực phía Nam trong thời điểm hiện tại. Trên cơ sở đó, 
công tác tuyên truyền góp phần định hướng hoạt động giảng dạy ngoại ngữ nói chung và 
giảng dạy tiếng Trung nói riêng tại khu vực. 
b. Cách thức thực hiện 
- Xây dựng mô hình thông tin tuyên truyền hợp lí, khoa học, đảm bảo cho việc thông 
tin hai chiều được thông suốt. 
- Xây dựng kế hoạch thông tin và truyền thông, biên soạn và cung cấp thông tin về 
giảng dạy tiếng Trung đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo 
dục quốc dân cho các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các bậc 
phụ huynh và toàn xã hội được biết. 
- Phổ biến và tuyên truyền kế hoạch đổi mới đề án ngoại ngữ 2020 một cách chi tiết, 
đầy đủ để cho đội ngũ GV nắm rõ. 
- Lồng ghép hoạt động đổi mới giảng dạy tiếng Trung theo tinh thần đề án ngoại ngữ 
2020 vào các buổi hội thảo, hội nghị có liên quan để các nhà nghiên cứu, nhà quản lí, GV, 
các tổ chức chính trị – xã hội, cơ sở giáo dục thấy được tầm quan trọng để phát triển công 
tác tổ chức giảng dạy tiếng Trung. 
- Xây dựng hệ thống các bài viết, đăng tải một cách liên tục trên các tạp chí giáo dục, 
một số báo phổ thông để định hướng nhu cầu dạy và học tiếng Trung ở khu vực phía Nam 
hiện nay. 
c. Điều kiện thực hiện 
- Cần có số liệu thực tiễn làm minh chứng về tính cần thiết cho việc truyền thông có hệ 
thống về giảng dạy tiếng Trung ở khu vực phía Nam. 
- Truyền thông phải khoa học thể hiện trong việc sử dụng phương tiện thông tin phù 
hợp với môi trường, đối tượng. 
- Việc truyền thông cần thiết thực, đa dạng dưới nhiều hình thức, đa phương tiện và 
tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. 
- Nội dung tuyên truyền phải tập trung vào đội ngũ GV làm công tác giảng dạy tiếng 
Trung nhằm đáp ứng nhu cầu học tập tiếng Trung tại các cơ sở giáo dục ở khu vực 
phía Nam. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 151-158 
154 
2.3. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho 
đội ngũ GV tiếng Trung ở khu vực phía Nam 
Đứng trước yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, 
công tác phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của hoạt động. 
Về vấn đề này, tổ chức UNESCO đã khẳng định: “Con người đứng ở trung tâm của sự phát 
triển, là tác nhân và mục đích của sự phát triển”. Tức là, không có những con người làm 
việc hiệu quả thì công việc đó không thể nào đạt tới mục tiêu (Huỳnh Văn Sơn, 2015). Đặc 
biệt, trong công tác phát triển đội ngũ GV tiếng Trung ở khu vực phía Nam đáp ứng yêu 
cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân thì việc đẩy mạnh đào 
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là thực sự cần thiết và là yêu cầu 
cấp bách trong thực tiễn hiện nay. 
a. Mục đích của biện pháp 
Biện pháp cung cấp những hướng dẫn cụ thể, chi tiết nhằm đẩy mạnh việc đào tạo, 
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV tiếng Trung ở khu 
vực phía Nam. Qua đó, góp phần quyết định trực tiếp đến chất lượng và phát triển quy mô 
của nguồn nhân lực then chốt đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học tiếng Trung trong hệ 
thống giáo dục quốc dân. 
b. Cách thức thực hiện 
- Các cơ sở đào tạo, cơ quan quản lí công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ 
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV tiếng Trung ở khu vực phía Nam xác định việc 
nâng cao trình độ, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ phụ trách là một bài toán tổng thể 
cần giải quyết triệt để từ định hướng chung cho đến các hoạt động cụ thể. 
- Các sở giáo dục và đào tạo thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 
cho đội ngũ GV tiếng Trung để họ nâng cao trình độ và từng bước hoàn thiện chuyên môn, 
nghiệp vụ, năng lực của mình. 
- Các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo các chuyên ngành tiếng Trung xây dựng 
chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn hiện nay, đồng thời biên soạn tài liệu và tổ chức 
bồi dưỡng cho đội ngũ GV tiếng Trung hiện hành nhằm đảm bảo chất lượng cho hoạt động 
dạy và học tiếng Trung tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
- Các cơ sở giáo dục khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho đội ngũ GV tiếng 
Trung tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đây được xem là một 
biện pháp tối ưu, bởi thông qua việc tạo môi trường học tập thuận lợi, kích thích ý thức 
ham học hỏi của GV sẽ góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho họ và chất lượng dạy 
học tiếng Trung ở đơn vị đạt kết quả cao hơn. 
- Trong điều kiện và tình hình thực tiễn, các đơn vị cần quan tâm tạo lập và duy trì 
nguồn nhân lực giảng dạy nòng cốt. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ có chuyên 
môn sâu, trình độ cao, nhạy bén để có thể cập nhật nội dung cũng như phương pháp giảng 
dạy mới đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Phước Lộc 
155 
c. Điều kiện thực hiện 
- Các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo các chuyên ngành tiếng Trung cần thực hiện 
dự toán ngân sách cho công tác đào tạo cũng như bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV 
tiếng Trung hiện hành ở khu vực phía Nam. 
- Các cơ sở giáo dục cần thực hiện dự toán ngân sách, lập kế hoạch chi tiết cho việc 
nâng cao trình độ đội ngũ GV tiếng Trung tại đơn vị mình. 
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ 
GV tiếng Trung ở khu vực phía Nam cần thực hiện đúng với chỉ đạo, chính sách của Đảng 
và Nhà nước. 
- Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phải thực sự thiết thực và phục vụ 
cho chính hoạt động dạy và học tiếng Trung nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và gắn liền với 
thực tiễn. Tránh tình trạng đào tạo, bồi dưỡng chỉ là hình thức hợp thức hóa theo quy định. 
- Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV tiếng Trung phải 
được tiến hành thường xuyên, liên tục, linh hoạt với nhiều biện pháp đồng bộ như: Động 
viên, khuyến khích, hành chính, kinh tế gắn trách nhiệm của đơn vị và bản thân người đăng 
kí đi đào tạo, bồi dưỡng. 
2.4. Nâng cao ý thức tự rèn luyện nghề nghiệp, tự phấn đấu của đội ngũ GV tiếng 
Trung ở khu vực phía Nam một cách thường xuyên, liên tục 
Bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo 
dục quốc dân và cùng với nhu cầu xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi đội ngũ GV tiếng Trung 
phải thường xuyên cập nhật xu hướng phát triển của xã hội, bồi dưỡng kiến thức, học hỏi 
và áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại một cách thành thạo và hiệu quả. Thông qua 
đó, tạo ra một môi trường học tập và rèn luyện tích cực cho GV, đồng thời thúc đẩy, củng 
cố niềm tin với nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiếng Trung ở khu vực phía Nam. (Đỗ Minh 
Cương, Nguyễn Thị Doan, 2001) 
a. Mục đích của biện pháp 
Biện pháp được xây dựng nhằm nâng cao ý thức tự rèn luyện, tự phấn đấu và trách 
nhiệm với hoạt động giảng dạy tiếng Trung, làm cho đội ngũ GV nhận thức đầy đủ vai trò, 
tầm quan trọng và nhiệm vụ của bản thân ở cơ sở giáo dục, từ đó ý thức được trách nhiệm 
của mình, góp phần tạo động lực để thực hiện công tác dạy và học tiếng Trung chất lượng 
và hiệu quả hơn. 
b. Cách thức thực hiện 
- Thường xuyên, liên tục thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao 
nhận thức về chính trị, ý thức trách nhiệm, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho 
GV tiếng Trung. Theo đó, từng GV có ý thức phấn đấu tự bồi dưỡng, tự rèn luyện, tu 
dưỡng để vươn lên đạt được yêu cầu về tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp. 
- Thường xuyên duy trì họp hội đồng sư phạm tại cơ sở giáo dục nhằm phổ biến đầy 
đủ các Nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước, của ngành, của địa phương, của 
cơ sở giáo dục, đồng thời hướng dẫn, tư vấn các nội dung cũng như phương pháp giảng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 151-158 
156 
dạy tiên tiến một cách nghiêm túc và có định kì, nhằm giúp cho đội ngũ GV tiếng Trung 
nhận thức đầy đủ để có thái độ và hành động đúng đắn. 
- Phối hợp với cấp ủy, địa phương quy hoạch và tham mưu với ban tổ chức quận, 
huyện ủy bồi dưỡng trình độ trung cấp lí luận chính trị, cử nhân chính trị hoặc cao cấp lí 
luận chính trị cho GV tiếng Trung chủ chốt của ngành sao cho kịp thời, hiệu quả. 
- Các cơ sở giáo dục có kế hoạch bố trí các khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền đạo đức, 
phẩm chất GV tại nhà trường để đội ngũ GV tiếng Trung học tập và noi theo. 
- Tổ chức các phong trào tự học, tự rèn luyện nhằm tạo không khí học tập và rèn luyện 
tại các cơ sở giáo dục, giao lưu nghiệp vụ sư phạm liên trường giữa các cụm, các quận, 
huyện trong tỉnh, thành phố. 
c. Điều kiện thực hiện 
- Các phong trào mang tính chất nâng cao ý thức tự rèn luyện, tự phấn đấu và trách 
nhiệm với nghề của GV phải được tổ chức phong phú, mới mẻ, thu hút sự tham gia của GV. 
- Nội dung tự rèn luyện, tự phấn đấu phải hướng đến đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và 
học tiếng Trung, đồng thời gắn liền với thực tiễn. 
- Biện pháp này cần được thực hiện trên tinh thần tự giác, tự nguyện và tự kiểm tra 
đánh giá của mỗi cá nhân trong đội ngũ GV tiếng Trung ở khu vực phía Nam. 
2.5. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần 
cho đội ngũ GV tiếng Trung 
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho 
người lao động ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết. Hiệu quả làm việc của đội ngũ GV 
tiếng Trung phụ thuộc vào nhiều yếu tố; trong đó có những điều kiện thiết yếu như môi 
trường, điều kiện làm việc và những chế độ, chính sách phù hợp. Nếu môi trường làm việc 
không thoải mái hoặc những chính sách đối với đội ngũ GV tiếng Trung không được đáp 
ứng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ làm việc của GV, dẫn đến chất lượng và hiệu quả 
công việc cũng giảm sút. Đây được được xem là cách tạo động lực giúp nâng cao sự sáng 
tạo, nhiệt huyết trong công việc cho đội ngũ GV tiếng Trung. 
a. Mục đích của biện pháp 
Biện pháp này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho GV tiếng Trung yên tâm công tác và tạo 
động lực thúc đẩy ý thức tự giác, tích cực tham gia các hoạt động nâng cao trình độ chuyên 
môn, nghiệp vụ, hướng đến việc phát triển đội ngũ GV tiếng Trung về mặt chất lượng. 
b. Cách thức thực hiện 
- Tổ chức xây dựng môi trường làm việc lành mạnh trên cơ sở thực hiện tốt những quy 
định cụ thể của quy chế văn hóa học đường. 
- Chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ đồng nghiệp đúng mực, thân ái, tôn 
trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Khuyến khích GV chủ động tạo dựng bầu không khí dân chủ, 
đoàn kết và đóng góp ý kiến xây dựng phát triển môi trường văn hóa học đường lành 
mạnh. Động viên GV tham gia giải quyết các vấn đề trọng tâm của trường, xây dựng môi 
trường làm việc hợp tác, gắn bó trong nhà trường. 
- Tạo động lực làm việc cho GV thông qua thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, kịp thời 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Phước Lộc 
157 
các chế độ, chính sách theo quy định, gồm: Thực hiện chi trả lương phụ cấp (ưu đãi đứng lớp, 
thâm niên, độc hại) và các khoản trợ cấp (nếu có) hàng tháng; Thực hiện chi trả phụ trội (nếu 
có); Thực hiện chế độ nâng lương đúng hạn và trước thời hạn; Thực hiện thanh toán chế độ 
nghỉ phép, nghỉ bệnh (nếu có), học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ; Thực hiện thanh toán chế 
độ công tác phí và chế độ chính sách liên quan khác. 
- Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng một cách nghiêm túc, khách quan, 
công bằng, công khai thông qua: Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí thi đua có sự tham gia đóng 
góp ý kiến của tất cả GV và thành viên trong nhà trường; Thường xuyên tổ chức phong 
trào thi đua tại trường; Khuyến khích, tạo điều kiện cho tất cả GV tích cực tham gia phong 
trào thi đua do nhà trường và đoàn thể các cấp tổ chức; Quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện 
thuận lợi để những GV còn hạn chế, yếu kém, thiệt thòi (do nghỉ chế độ sinh con, dưỡng 
bệnh, yếu tố khách quan) có cơ hội cải thiện kết quả trong công tác thi đua khen thưởng; 
Tổ chức khen thưởng xứng đáng, ghi nhận và biểu dương công khai những GV tiếng 
Trung đạt thành tích cao, có nỗ lực trong công tác thi đua khen thưởng. 
- Thường xuyên theo dõi, giám sát, đánh giá việc chấp hành kỉ luật lao động của đội 
ngũ GV tiếng Trung. 
c. Điều kiện thực hiện 
- Bản quy chế văn hóa học đường phù hợp với đặc điểm nhà trường và quy định rõ 
ràng các yêu cầu về hoạt động nghề nghiệp, giao tiếp và ứng xử của CBQL, GV trong quá 
trình thực hiện nhiệm vụ, tham gia các hoạt động khác trong nhà trường. 
- Đảm bảo điều kiện làm việc, cơ sở vật chất, phương tiện, môi trường làm việc hợp lí, 
khoa học, thúc đẩy GV tiếng Trung tích cực tham gia các hoạt động trong nhà trường và 
công tác đổi mới giảng dạy. 
- Đảm bảo điều kiện làm việc khoa học, hợp lí nhằm nâng cao sức khỏe thể chất, tinh 
thần và cải thiện chất lượng cuộc sống cho GV tiếng Trung, giúp họ yên tâm công tác, gắn 
bó lâu dài với nhà trường. 
- Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng phải khách quan và công bằng tạo 
được niềm tin cho đội ngũ GV tiếng Trung. 
- Phải có các biện pháp trách phạt cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ trong việc thực 
hiện đổi mới dạy và học ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. 
3. Kết luận 
Nhìn chung, để thực hiện một số biện pháp phát triển chất lượng đội ngũ GV tiếng 
Trung tại khu vực phía Nam, đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ 
thống giáo dục quốc dân, chúng tôi đề xuất năm biện pháp sau: 
- Định hướng đào tạo đội ngũ GV tiếng Trung dựa trên nhu cầu thực tiễn. 
- Truyền thông có hệ thống về giảng dạy tiếng Trung, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và 
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
- Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội 
ngũ GV tiếng Trung ở khu vực phía Nam. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 151-158 
158 
- Nâng cao ý thức tự rèn luyện nghề nghiệp, tự phấn đấu của đội ngũ GV tiếng Trung 
ở khu vực phía Nam một cách thường xuyên, liên tục. 
- Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho 
đội ngũ GV tiếng Trung. 
Mỗi biện pháp đều đi kèm với cách thức thực hiện và điều kiện triển khai. Kết quả kì 
vọng của dự án nghiên cứu sẽ thực hiện đồng bộ những biện pháp này tại khu vực phía 
Nam của Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh thành như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, 
Đồng Nai. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Quyết định số 1400/QĐ-BGDĐT ngày 08/4/2011 về thành lập 
Ban Quản lí Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 
2008-2020”. 
Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan. (2001). Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam. 
Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 
Trần Khánh Đức. (2014). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. Hà Nội: NXB 
Giáo dục Việt Nam. 
Huỳnh Văn Sơn. (2013). Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục mầm non ở Thành 
phố Hồ Chí Minh. Đề tài KH&CN cấp Bộ năm 2013, mã số B2012.19.08. 
Huỳnh Văn Sơn. (2015). Khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường dạy học tiếng 
Đức, tiếng Hàn, tiếng Pháp trong các cơ sở giáo dục đào tạo các tỉnh, thành miền Nam, Đề 
tài khoa học cơ sở, Trường Đại học Sư phạm TPHCM. 
Thủ tướng Chính phủ. (2008). Quyết định số 1400/QĐ-TTg về đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong 
hệ thống giáo dục quốc dân” (gọi tắt là đề án ngoại ngữ 2020) ngày 30/9/2008. 
SOME MEASURES TO DEVELOP THE QUALITY OF CHINESE LANGUAGE 
TEACHERS AT THE SOUTHERN AREA IN VIETNAM 
Nguyen Phuoc Loc 
Ho Chi Minh City University of Education 
 Corresponding author: Nguyen Phuoc Loc – Email: ptlphuong@ier.edu.vn 
Received: 30/01/2019; Revised: 27/02/2019; Accepted: 23/4/2019 
ABSTRACT 
The article presents a number of measures to improve the teaching quality of Chinese 
teachers in Southern Vietnam to meet the need for innovating language teaching and learning in 
the national education system. The quality development of teachers is a key step in the 
comprehensive renovation of the education system of the country and must be implemented in a 
consistent and transparent manner. 
Keywords: quality development solutions, Chinese language teachers, the Southern region. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_phat_trien_chat_luong_doi_ngu_giao_vien_tie.pdf