Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình đào tạo ở các trường Đại
học và Cao đẳng, đây cũng là hình thức dạy học đặc thù nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo
học chế tín chỉ như hiện nay. Chính vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái
Nguyên rất quan tâm và khuyến khích cán bộ giảng viên và sinh viên nghiên cứu khoa học, bởi
đây là công việc cấp thiết trong bối cảnh Khoa đang dần được nâng cấp, phát triển thành trường
Đại học. Tuy nhiên, số lượng đề tài nghiên cứu và đặc biệt là chất lượng các công trình khoa học
của sinh viên còn nhiều hạn chế. Bài viết nghiên cứu thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên
Khoa Ngoại ngữ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên
ISSN: 1859-2171 TNU Journal of Science and Technology 196(03): 103 - 107 Email: jst@tnu.edu.vn 103 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Ngô Thị Thùy Vân*, Lê Thành Thế Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu khoa học là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình đào tạo ở các trường Đại học và Cao đẳng, đây cũng là hình thức dạy học đặc thù nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ như hiện nay. Chính vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên rất quan tâm và khuyến khích cán bộ giảng viên và sinh viên nghiên cứu khoa học, bởi đây là công việc cấp thiết trong bối cảnh Khoa đang dần được nâng cấp, phát triển thành trường Đại học. Tuy nhiên, số lượng đề tài nghiên cứu và đặc biệt là chất lượng các công trình khoa học của sinh viên còn nhiều hạn chế. Bài viết nghiên cứu thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Ngoại ngữ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Từ khóa: nghiên cứu khoa học; Khoa Ngoại ngữ; sinh viên; thực trạng; giải pháp. Ngày nhận bài: 22/02/2019; Ngày hoàn thiện: 28/02/2019; Ngày duyệt đăng: 22/3/2019 SOLUTIONS FOR PROMOTING SCIENTIFIC RESEARCH OF STUDENTS AT SCHOOL OF FOREIGN LANGUAGES - THAI NGUYEN UNIVERSITY Ngo Thi Thuy Van * , Le Thanh The TNU - School of Foreign Languages ABSTRACT Conducting scientific research is an indispensible task in a university or college. This is such a form of unique teaching methodology to promote education quality towards credit system in the current trend. Hence, since the first day of establishment, School of Foreign Languages – Thai Nguyen University has concerned and encouraged staff, lecturers and students to carry out research as this task is urgent in the sense that the School is in the progress of becoming a university itself. However, the number of research, especially, the quality of students’ studies still struggle some limitations. This article investigates the realm of doing research at School of Foreign Languages – Thai Nguyen University. Then, several solutions are proposed to promote the task of carrying out research. Key words: scientific research; School of Foreign Languages; students; realm; solutions Received: 22/02/2019; Revised: 28/02/2019; Approved: 22/3/2019 * Corresponding author: Tel: 0985434353, Email: ngothuyvan.sfl@tnu.edu.vn Ngô Thị Thùy Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 103 - 107 Email: jst@tnu.edu.vn 104 GIỚI THIỆU Khoa Ngoại ngữ được thành lập theo Quyết định số 976/QĐ-TCCB ngày 31/12/2007 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên trên cơ sở tách ra từ trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên (ĐHTN), sứ mệnh của Khoa là cung cấp nguồn nhân lực ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, phục vụ đắc lực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là khu vực trung du, miền núi phía Bắc [1]. Hiện nay, Khoa có 06 tổ trợ lý, 06 bộ môn với tổng số 160 cán bộ giảng viên, trong đó 83% có trình độ sau đại học (17 tiến sĩ, 116 thạc sĩ, 11 cán bộ giảng dạy đang nghiên cứu sinh và 06 cán bộ đang theo học cao học). Khoa đang đào tạo các ngành sư phạm và ngôn ngữ các thứ tiếng: Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Hàn Quốc với 02 chuyên nghành cao đẳng, 12 chuyên ngành đại học, 02 chuyên ngành thạc sĩ. ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể nói, nghiên cứu khoa học (NCKH) là quá trình trải nghiệm từ lý thuyết đến thực tiễn và mang lại những ý nghĩa thiết thực cho sinh viên. Bằng nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóa luận, NCKH sẽ rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tư duy lôgic, xây dựng tinh thần hợp tác. Trên cơ sở đó, NCKH sẽ tạo ra những bước đi ban đầu để sinh viên tiếp cận với những vấn đề mà khoa học và cuộc sống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn, góp phần giáo dục toàn diện cho sinh viên. Bên cạnh đó tham gia NCKH là cơ hội để sinh viên thể hiện năng lực của bản thân, rèn luyện các kĩ năng mềm như kĩ năng làm việc nhóm , kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng thuyết trình... Vì vậy, tham gia NCKH không những là quyền lợi thiết thực của cá nhân sinh viên, mà là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Với những ý nghĩa quan trọng đó, ngay từ khi mới thành lập, Khoa Ngoại ngữ luôn quan tâm, tạo điều kiện và đưa ra những chính sách khuyến khích sinh viên NCKH như cộng điểm rèn luyện, cộng vào điểm trung bình chung học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được hỗ trợ kinh phí làm đề tài NCKH... THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ - ĐHTN Thuận lợi, thành tựu đạt được Những năm gần đây, trong bối cảnh khó khăn về công tác tuyển sinh của các trường Đại học, cao đẳng trên cả nước, tuy nhiên chỉ tiêu đào tạo và số lượng sinh viên tuyển mới của Khoa Ngoại ngữ hằng năm vẫn khá ổn định, đầu vào 100% có môn ngoại ngữ, đây là công cụ không thể thiếu cho quá trình học tập, NCKH, giúp sinh viên tiếp cận các nền giáo dục, khoa học tiên tiến. Đó là thuận lợi lớn về nhân lực và trí lực trong việc đẩy mạnh hoạt động NCKH của sinh viên. Bảng 1. Số lượng sinh viên qua từng năm TT Năm Số SV chính quy (toàn Khoa) Trình độ Sau đại học Đại học Cao đẳng 1 2012 2544 2433 111 2 2013 2777 2621 156 3 2014 2875 2764 111 4 2015 2754 2683 71 5 2016 2513 36 2472 41 6 2017 2687 56 2645 42 7 2018 3349 119 3240 109 Ngô Thị Thùy Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 103 - 107 Email: jst@tnu.edu.vn 105 Tuy nhiên, đối với sinh viên thực hiện một nghiên cứu là một công việc khá phức tạp thậm chí là khó khăn, bởi lẽ các bạn sinh viên ngoài việc nghiên cứu còn phải hoàn tất các môn học khác, đa số là sinh viên xa nhà, phải chủ động về kinh phí, phương tiện đi lại, thu thập số liệu, in ấn, khảo sát... Mặc dù vậy, cũng đã có không ít các em sinh viên Khoa Ngoại ngữ mạnh dạn tham gia hoạt động NCKH với sự nỗ lực của bản thân, sự đam mê khoa học, cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn mà các em đã đạt được những kết quả tốt với sự đánh giá cao của các thầy cô trong Khoa. Khó khăn, hạn chế Bên cạnh một số sinh viên rất tích cực tham gia NCKH, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa có tính chủ động và thiếu sự đam mê học tập, chưa có mục tiêu phấn đấu rõ ràng và không có kế hoạch cụ thể. Sự hiểu biết của sinh viên về công tác NCKH chưa đủ cả về chất và lượng. Chưa có một kênh thông tin nào thường xuyên và mạnh mẽ đưa những nội dung về vấn đề này đến sinh viên, vì vậy đa số các bạn sinh viên coi NCKH là khá xa vời, chỉ dành cho những sinh viên xuất sắc. Số lượng sinh viên NCKH còn quá ít, tỷ lệ đề tài hằng năm trên tổng số sinh viên của Khoa chưa được 1%, chưa có sinh viên nào đạt giải thưởng NCKH các cấp. Năm 2015, nhờ sự động viên, khuyến khích của các giảng viên trong khoa cộng với chính sách hỗ trợ kinh phí cho sinh viên làm khoa học đã có 26 em sinh viên tham gia NCKH. Trong giai đoạn 2012-2018, tổng số đề tài được bảo vệ thành công là 83, đây là con số khá khiêm tốn trong quá trình đào tạo bậc đại học và chưa tương xứng với số lượng sinh viên của Khoa. Sinh viên tham gia NCKH chủ yếu tập trung vào nhóm sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3, do kiến thức chuyên môn chưa được tích lũy nhiều vì vậy đa phần các đề tài còn nặng tính lý thuyết, khả năng ứng dụng thực tiễn chưa cao. Bảng 2. Số lượng đề tài NCKH của sinh viên Khoa Ngoại ngữ TT Năm Tổng số đề tài Tỷ lệ % Ghi chú 1 2012 08 0,31 2 2013 09 0,32 3 2014 17 0,59 4 2015 26 0,94 5 2016 08 0,32 6 2017 05 0,2 7 2018 12 0,36 Tổng 83 Nguyên nhân Thứ nhất: Do nghiên cứu khoa học thực sự là công việc khó. Rất nhiều sinh viên thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tế chưa có, do vậy các em không biết bắt đầu từ đâu, mục đích nghiên cứu để làm gì và sử dụng công cụ/ phương pháp nghiên cứu nào có hiệu quả nhất. Thứ hai: NCKH chưa trở thành thói quen, niềm đam mê trong sinh viên. Thứ ba: Do thời gian bị hạn chế. Nhiệm vụ chính của sinh viên là học tập, lịch học của sinh viên và các hoạt động khác gần như đã kín hết các ngày trong tuần, do đó việc phân chia thời gian cho học tập và cho nghiên cứu khoa học càng khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên còn đi làm thêm nên không có điều kiện đầu tư cho học tập nói chung và NCKH nói riêng. Thứ tư: Do tài chính. Thực tế cho thấy tham gia NCKH có rất nhiều các chi phí như: chi phí cho việc tìm kiếm (mua dữ liệu), chi phí cho in ấn, chi phí cho điều tra khảo sát, chi phí thông tin liên lạc nhưng kinh phí được duyệt thường là chậm/thấp. Hầu hết để thỏa mãn niềm đam mê sinh viên đều phải bỏ thêm tiền cá nhân để chi trả. Một số khá lớn sinh viên của Khoa điều kiện kinh tế của gia đình còn hạn chế nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tham gia nghiên cứu. Giải pháp (1) Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động NCKH ở trường đại học Ngô Thị Thùy Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 103 - 107 Email: jst@tnu.edu.vn 106 Trở thành sinh viên Đại học là một niềm vui, niềm tự hào không chỉ với bản thân sinh viên mà còn của cả gia đình, thầy cô, bè bạn. Với một môi trường học tập, nghiên cứu năng động, sáng tạo, thì sinh viên cần phải đầu tư và tập trung cho công việc chính của một người sinh viên là nghiên cứu và học tập. Giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên thấy được tầm quan trọng của hoạt động NCKH, đồng thời hướng dẫn từng bước thực hiện nghiên cứu như thế nào, cần định hướng cho sinh viên lựa chọn những đề tài phù hợp với thực tiễn, trình độ kiến thức và phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Khi đã có định hướng cụ thể, có kiến thức, có phương pháp nghiên cứu, sinh viên sẽ cảm thấy NCKH không phải là một công việc quá khó và mình hoàn toàn có thể làm được. (2) Tăng cường tổ chức cho sinh viên tham gia NCKH cùng với giảng viên Việc tăng cường cho sinh viên tham gia NCKH cùng với giảng viên sẽ tạo niềm tin, sự khích lệ cũng như những hứng thú NCKH cho sinh viên. Sinh viên có thể cùng giảng viên thực hiện các đề tài NCKH cấp bộ môn, cấp khoa, thậm chí cấp đại học. Giảng viên có thể hướng dẫn sinh viên thực hiện những công việc phù hợp như thu thập số liệu, thu thập tài liệu, phỏng vấn đối tượng, chỉnh sửa các lỗi về in ấn, lỗi trình bày văn bản để sinh viên dần làm quen và tạo được hứng thú với công tác NCKH. (3) Phát động các phong trào thi đua và có hình thức khen thưởng kịp thời cho sinh viên tham gia NCKH Cần khuyến khích, tạo động lực cho sinh viên tích cực tham gia những hoạt động NCKH một cách tự nguyện, thích thú chứ không mang tính bắt buộc thông qua việc biểu dương thành tích, khen thưởng tại các cuộc thi, các hội thảo nghiên cứu khoa học ở các cấp. Trong thời gian tới Khoa cần tổ chức hội thảo NCKH cấp Khoa và phát động phong trào NCKH trong sinh viên. Đưa ra những lợi ích thiết thực khi sinh viên tham gia NCKH cũng như những phần thưởng tương ứng với những gì sinh viên đã nỗ lực. (4) Xây dựng cơ chế tài chính hợp lý tạo động lực thúc đẩy sinh viên tham gia NCKH Làm khoa học cần đầu tư công sức lớn, thời gian nhiều mà hiệu quả kinh tế không tương xứng sẽ không tạo hứng thú cho sinh viên. Để hoàn thành đề tài, tác giả phải ấp ủ ý tưởng, duyệt đề cương, tìm đọc tài liệu, viết rồi sửa, sửa rồi viết, phải bảo vệ trước hội đồng Sau một năm, người nghiên cứu luôn phải tự nhắc nhở và làm việc thì mới ra được sản phẩm. Trong khi đó số tiền 2.000.000 đồng đối với một đề tài NCKH sinh viên theo chúng tôi vẫn còn rất khiêm tốn. Vì vậy, muốn khuyến khích sinh viên làm khoa học, cần xây dựng lại mức thanh toán cho các đề tài khoa học một cách thỏa đáng hơn. KẾT LUẬN Hoạt động NCKH mang lại những ý nghĩa thiết thực cho sinh viên. Tham gia NCKH là cơ hội để sinh viên thể hiện năng lực của bản thân, rèn luyện khả năng tư duy phản biện độc lập, sáng tạo... Tham gia NCKH không những là quyền lợi thiết thực của cá nhân sinh viên, mà là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Để đẩy mạnh hoạt động này, nhà trường và sinh viên cần có một bước đột phá mới, phải trang bị kiến thức về NCKH và tạo môi trường NCKH cho sinh viên ngay từ những năm đầu của chương trình đại học. Với phương pháp tiếp cận mới đòi hỏi phải có sự đồng thuận và hỗ trợ từ nhiều phía, trong đó Nhà trường đóng vai trò đầu tàu, định hướng cho sự thành công của cả quá trình đào tạo. Sinh viên là trọng tâm của quá trình đào tạo, được tạo điều kiện thuận lợi và được cung cấp các kiến thức cần thiết để thực hành nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm NCKH đúng với chuyên môn và phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội hiện nay. Ngô Thị Thùy Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 103 - 107 Email: jst@tnu.edu.vn 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Quyết định số 705/QĐ-ĐHTN ban hành ngày 18/04/2018 về việc sửa đổi, bổ sung sứ mệnh, mục tiêu và tầm nhìn Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN giai đoạn 2015-2020. [2] Chuyên mục ba công khai tại website: [3] Báo cáo kết quả hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên và sinh viên Khoa ngoại ngữ giai đoạn 2012-2018 (Tổ QLKH&HTQT). Ngô Thị Thùy Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 103 - 107 Email: jst@tnu.edu.vn 108
File đính kèm:
- mot_so_giai_phap_day_manh_hoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc_cua.pdf