Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh bậc 2 tại Trung tâm Ngoại ngữ - Trường Đại học An Giang
ABSTRACT
The aim of this study is to evaluate the English language teaching and learning
process at level A2 in the foreign language center. It is aimed to improve the
students’ English knowledge in order to meet the objectives of the National
Foreign Language project 2020. The study employed a survey design, and data
were collected through two questionaires. The first questionaire was delivered
to the students, asking them about the attitude, the satisfaction level for the
training institution. The other questionaire was completed by teachers, and
explored their perception of the teaching and learning process and the
strategies to improve the quality of English language teaching. The survey
results showed that students appreciated highly the current curriculum and
teachers’ competence in teaching. Most teachers were very enthusiastic and
dynamic, applying modern technology in the English teaching process. Students
were very active in the learning process. However, the majority of them still
studied English in a passive way. Students’ engagement in self-study was still
limited.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh bậc 2 tại Trung tâm Ngoại ngữ - Trường Đại học An Giang
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 95 – 102 95 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TIẾNG ANH BẬC 2 TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Nguyễn Minh Triết1 1Trường Đại học An Giang Thông tin chung: Ngày nhận bài: 07/02/2017 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 16/03/2017 Ngày chấp nhận đăng: 10/2017 Title: Some strategies to improve the quality of English language teaching at level A2 in the foreign language center, An Giang University Keywords: Teaching methods, English, curriculum, skills Từ khóa: Phương pháp giảng dạy, tiếng Anh, giáo trình giảng dạy, kỹ năng ABSTRACT The aim of this study is to evaluate the English language teaching and learning process at level A2 in the foreign language center. It is aimed to improve the students’ English knowledge in order to meet the objectives of the National Foreign Language project 2020. The study employed a survey design, and data were collected through two questionaires. The first questionaire was delivered to the students, asking them about the attitude, the satisfaction level for the training institution. The other questionaire was completed by teachers, and explored their perception of the teaching and learning process and the strategies to improve the quality of English language teaching. The survey results showed that students appreciated highly the current curriculum and teachers’ competence in teaching. Most teachers were very enthusiastic and dynamic, applying modern technology in the English teaching process. Students were very active in the learning process. However, the majority of them still studied English in a passive way. Students’ engagement in self-study was still limited. TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá khái quát quá trình dạy và học tiếng Anh trình độ A2 của học viên trung tâm ngoại ngữ, hướng đến nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học viên đáp ứng mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Nghiên cứu được thực hiện thông qua 01 mẫu khảo sát học viên về thái độ và mức độ hài lòng của học viên đối với cơ sở đào tạo và 01 mẫu khảo sát dành cho giảng viên để tìm hiểu sự đánh giá của giảng viên về quá trình giảng dạy và các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại trung tâm. Kết quả khảo sát cho thấy, học viên đánh giá cao bộ giáo trình đang được giảng dạy tại trung tâm và đánh giá cao năng lực giảng dạy của giảng viên trung tâm. Giảng viên nhiệt tình, năng động, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy. Học viên năng động, tích cực trong quá trình học tập. Tuy nhiên, đa số học viên còn học tiếng Anh một cách thụ động. Khả năng tự học, tự nghiên cứu ở học viên còn hạn chế. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ (NN) trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT) đã hỗ trợ thành lập các trung tâm NN xuất sắc tại một số địa phương (như Đại học (ĐH) Thái Nguyên, ĐH NN - ĐH Quốc gia An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 95 – 102 96 Hà Nội, ĐH NN - ĐH Huế, ĐH NN - ĐH Đà Nẵng, v.v) nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá NN tại các trung tâm để đạt được mục tiêu trong Đề án NN Quốc gia (NNQG) 2020. Đối với Trường ĐH An Giang (ĐHAG), Trung tâm NN - ĐH An Giang (TTNN - ĐHAG) đã triển khai rất nhiều kế hoạch, phương án tăng cường giảng dạy tiếng Anh (TA) trong thời hội nhập. Tuy nhiên trong thời gian triển khai các Quyết định, Thông tư của BGDĐT về NNQG 2020 trung tâm đã gặp một số khó khăn về giáo trình giảng dạy, năng lực tiếp cận của học viên (HV), nội dung và định dạng đề thi. Nhằm đáp ứng mục tiêu của Đề án trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành khảo sát và đánh giá một cách khái quát về quá trình dạy và học của giảng viên (GV) và HV tại trung tâm ngoại ngữ (TTNN). Từ đó đề ra một số giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng đào tạo TA tại TTNN nhằm đáp ứng mục tiêu của Đề án NNQG 2020. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ Đề án NNQG 2020 với mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ (NN) trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học NN mới ở các cấp học, trình độ đào tạo nhằm tạo một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng NN của nguồn nhân lực. Đề án triển khai các phương pháp đánh giá người học NN theo Khung năng lực NN 6 bậc dùng cho Việt Nam từ cấp độ A1 đến C2. Để đáp ứng được mục tiêu của Đề án trong từng giai đoạn, TTNN - ĐHAG đã chuyển đổi giáo trình giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá theo Khung năng lực NN 6 bậc. Đề án dạy và học NN trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/9/2008 với mục tiêu đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, ĐH có đủ năng lực NN sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập. BGD&ĐT cũng ban hành công văn số 7244/BGDĐT ngày 30/10/2012 về việc hướng dẫn triển khai Đề án NNQG 2020 trong các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH). BGD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục ĐH thành lập Ban chỉ đạo triển khai Đề án NNQG 2020 tại đơn vị mình; Tổ chức rà soát trình độ năng lực của đội ngũ GV NN; Hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng đội ngũ GV; Đảm bảo sinh viên ĐH, cao đẳng không chuyên ngữ sau khi tốt nghiệp có trình độ NN bậc 3, sinh viên chuyên ngữ bậc 4 đối với hệ cao đẳng và bậc 5 đối với hệ ĐH; Triển khai dạy một số môn học bằng TA trong chương trình đào tạo một số ngành. BGD&ĐT ban hành định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng NN bậc 1, bậc 2, bậc 3 theo Khung năng lực NN 6 bậc; Giới thiệu cấu trúc, nội dung của một bài thi nhằm tạo sự nhất quán trong ngân hàng câu hỏi, phân tích kết quả bài thi và đảm bảo chất lượng các bài thi và các kỳ thi theo Quyết định số 1479; 1481; 1477/QĐ- BGDĐT ngày 10/05/2016. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY NGOẠI NGỮ Cho đến những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, các nhà sư phạm và các chuyên gia vẫn tin tưởng một cách chắc rằng phải có một phương pháp dạy NN chuẩn. Việc tìm kiếm phương pháp chuẩn này là động lực cho những người nghiên cứu về dạy học NN trong mấy chục năm qua. Thực tế giảng dạy NN rất đa dạng và phức tạp. Tùy theo đối tượng, mục tiêu, yêu cầu của người học mà GV có thể lựa chọn một phương pháp thích hợp để giảng dạy. Các phương pháp giảng dạy NN được hình thành ở các giai đoạn khác nhau. Một phương pháp mới luôn được ra đời trên cơ sở kế thừa và phát huy những tinh hoa của phương pháp trước đó. Đến nay có 5 phương pháp giảng dạy NN chính đã từng thịnh hành vào các thời điểm khác nhau trên thế giới. Đó là phương pháp Ngữ pháp dịch (Grammar - Translation Method), phương pháp Trực tiếp (Direct Method), phương pháp Dạy theo tình huống (Situation Teaching Method), phương pháp Luyện tiếng (Audio - Lingual Method), phương pháp Giao tiếp An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 95 – 102 97 (Communicative Language Teaching) (Harmer, 2007, The Practice of English Language Teaching, England, P.62). Năm phương pháp giảng dạy trên đều có những mặt mạnh và mặt yếu của nó. Tuy nhiên, phương pháp Giao tiếp (Communicative Language Teaching) được các nhà ngôn ngữ học đánh giá cao và được sử dụng phổ biến vì phương pháp này phát triển 4 kỹ năng NN cho HV một cách đồng bộ. Phương pháp này còn phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho HV trong quá trình sử dụng ngôn ngữ. HV có thể phát triển khả năng tự học và sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp. Với phương pháp Giao tiếp, GV có thể sử dụng các thiết bị giảng dạy và cung cấp nhiều hoạt động học cho HV tham gia. 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG LỰC HỌC VÀ QUÁ TRÌNH HỌC NGOẠI NGỮ Để học NN có hiệu quả thì người học phải có động lực học tập tích cực. Gardner (1985), một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng, đã nghiên cứu về vai trò của thái độ và động lực học NN tại Khoa Tâm lý, Trường ĐH Western Ontario. Gardner cho rằng, thái độ và động lực học đóng vai trò quan trọng trong việc học NN và chúng phản ánh mức độ năng động của người học trong toàn bộ quá trình học. Thái độ có liên quan tương đối độc lập với sự thông minh hoặc khả năng ngôn ngữ. Gardner chỉ thái độ có liên quan trực tiếp đến môi trường học tập. Môi trường học tập tốt thì người học có thái độ tích cực và ngược lại. Động lực học tập có liên quan trực tiếp đến hành vi học tập. Động lực học tập có thể là sự khích lệ của GV, một lời hứa, một món quà, hay một giáo trình thú vị. Nếu người học có động lực học tập tốt thì họ sẽ đạt thành tích tốt, đưa ra câu trả lời chính xác hơn và nhận được nhiều sự động viên tích cực hơn từ GV. 4. KHUNG TRÌNH ĐỘ NĂNG LỰC CHUNG VỀ NGOẠI NGỮ BẬC 2 (A2) TTNN căn cứ vào Khung trình độ năng lực chung về NN để xây dựng chương trình, biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, các tài liệu dạy học phù hợp với từng cấp độ đào tạo và sự liên thông trong đào tạo NN giữa các cấp độ. GV sử dụng Khung năng lực NN làm căn cứ cho việc lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá để người học đạt được yêu cầu của chương trình đào tạo. Bảng 1. Mô tả năng lực ngoại ngữ của người học ở trình độ Bậc 2. Bậc Nghe Nói Đọc Viết Bậc 2 (A2) HV có thể hiểu được các từ vựng thường dùng về những chủ đề như gia đình, mua sắm, nơi ở, nghề nghiệp; hiểu ý chính trong các thông báo ngắn gọn, đơn giản. Tôi có thể giao tiếp được trong các tình huống đơn giản hằng ngày về bản thân, gia đình, nhà trường, nơi tôi sinh sống. Tôi có thể hiểu các từ ngữ thường gặp về các lĩnh vực liên quan tới cá nhân và gia đình, mua sắm, việc làm; hiểu ý chính của các văn bản ngắn gọn, đơn giản. Tôi có thể viết tin nhắn đơn giản, ngắn gọn thuộc phạm vi nhu cầu cấp thiết. Tôi có thể viết một lá thư cá nhân rất đơn giản, ví dụ thư cảm ơn. (Trích thông tư 01/2014/TT-BGDĐT, tr. 24) 5. THỜI LƯỢNG HỌC NÂNG CHUẨN A1, A2, B1 Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về đào tạo và khảo thí như Cambridge TESOL, ETS, Hiệp hội khảo thí Châu Âu (ALTE), để nâng trình độ từ cấp độ A1 lên cấp độ A2, người học cần trải qua từ 180 đến 250 giờ học tập, từ A2 lên B1 là 350 đến 400 giờ học (Tài liệu hội thảo tại Trường ĐH Cần Thơ theo Đề án 2020, 2015, tr. 51). Với thời lượng đào tạo được các tổ chức quốc tế đề xuất như trên được xem như là khung thời gian hợp lý cho HV tham gia nâng chuẩn. Khung thời An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 95 – 102 98 gian này đã được các TTNN đang áp dụng trong chương trình đào tạo của mình. TTNN Trường ĐH Cần Thơ ngoài chương trình hướng dẫn làm bài thi theo định dạng VSTEP, thời lượng toàn khóa cho HV ôn tập kiến thức từ vựng, ngữ pháp và luyện các kỹ năng TA để đạt bậc 2 (A2) là 180 tiết. TTNN – ĐHAG phân bổ toàn khóa cho lớp A2 là 96 tiết. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi 1. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp khảo sát. Mục tiêu của phiếu khảo sát dành cho HV tập trung vào mức độ hài lòng của HV đối với TTNN, ý kiến của HV về giáo trình, GV giảng dạy tại TTNN và tìm hiểu về các phương pháp học TA của HV hiện nay. Phiếu khảo sát dành cho GV tìm hiểu về cách đánh giá của GV đối với giáo trình giảng dạy, đánh giá của GV về quá trình học TA của HV, phương pháp giảng dạy của GV và thuận lợi, khó khăn của GV tham gia giảng dạy tại TTNN. 2. Khách thể nghiên cứu bao gồm hai nhóm: nhóm HV và nhóm GV. Phương pháp chọn mẫu được thực hiện như sau: Chọn ngẫu nhiên 115 HV (16 nam, 99 nữ) là sinh viên năm 1 và năm 2 tại Trường ĐHAG đang theo học trình độ A2 tại TTNN. Trong đó có 51 HV là sinh viên cao đẳng, 64 HV là sinh viên ĐH để điều tra về mức độ hài lòng của HV đối với cơ sở đào tạo. Khảo sát chủ yếu tập trung vào ý kiến của HV về thái độ học tập, đánh giá giáo trình và về phương pháp giảng dạy của GV. Chọn 09 GV (7 GV Khoa NN - ĐHAG, 2 GV Trường THPT) đang trực tiếp tham gia giảng dạy trình độ A2 tại TTNN. Trong đó có 7 GV có trình độ thạc sĩ, 01 NCS, 6 GV có chứng chỉ C1 (bậc 5) để khảo sát về cách tổ chức giảng dạy của GV, ý kiến của GV đối với giáo trình giảng dạy và quá trình học tập của HV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Khảo sát, đánh giá học viên Qua thống kê kết quả học của 115 HV tại 06 lớp TA trình độ A2 cho thấy năng lực TA của HV còn khá thấp khi bắt đầu tiếp cận với trình độ A2. Đầu khóa học HV được khảo sát bằng một bài kiểm tra trình độ tương đương bậc 1 (A1) và kết quả cho thấy chỉ có 44 trong tổng số 115 HV đạt yêu cầu, tỷ lệ 38,2%. Sau 04 tháng học tại TTNN với thời lượng 96 tiết cho toàn khóa, HV đã tham gia kỳ kiểm tra năng lực TA bậc 2 (A2) tại Trường ĐH Cần Thơ vào ngày 06 tháng 11 năm 2016. Kết quả có 57 trong tổng số 93 HV dự thi đạt trên 6,5 điểm, đạt tỷ lệ 61,2%. Kết quả khảo sát HV về thái độ và cách học TA của họ tại TTNN hiện nay được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2. Quan điểm, thái độ của học viên đang học tại trung tâm. Ý kiến của HV về giáo trình, phương pháp giảng dạy của GV Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Giáo trình tại trung tâm cung cấp nhiều hứng thú cho HV 21,7% 56,6% 19,1% 2,6% 0% Giáo trình này giúp HV cải tiến các kỹ năng TA rất hiệu quả 13% 53,9% 25,3% 7,8% 0% Học tại trung tâm HV có nhiều cơ hội thực tập các kỹ năng TA 29,5% 52,1% 18,2 0,8% 0% GV trung tâm có phương pháp giảng dạy 40,8% 54,8% 1,7% 2,6% 0% An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 95 – 102 99 Ý kiến của HV về giáo trình, phương pháp giảng dạy của GV Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý sinh động GV trung tâm có quan tâm, giúp đỡ và giao bài tập cho HV rèn luyện thêm tại nhà 54,8% 40% 5,2% 0% 0% Kết quả khảo sát Bảng 2 cho thấy có 78,3% HV trả lời rất thích và thích học TA với bộ giáo trình TTNN đang triển khai. Về cải tiến kỹ năng TA, có 66,9% HV trả lời là hoàn toàn đồng ý và đồng ý với ý kiến cho là giáo trình giảng dạy đã giúp họ cải tiến các kỹ năng TA hiệu quả. Điều này cho thấy giáo trình TTNN đang giảng dạy đã tạo nhiều hứng thú cho HV trong quá trình học tập. 81,6% HV cho rằng, TTNN là nơi tạo ra nhiều cơ hội cho họ thực tập các kỹ năng TA một cách hiệu quả. Đa số HV (95,6%) cho rằng GV của TTNN có phương pháp giảng dạy sinh động, dễ hiểu và có 94,8% HV cho rằng GV rất quan tâm, giúp đỡ và giao bài tập cho HV. Số liệu trên đã cho thấy GV giảng dạy rất nhiệt tình, năng động và có phương pháp giảng dạy tích cực. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, HV của TTNN tham gia vào tất cả các hoạt động được hỏi, nhưng ở những mức độ thường xuyên khác nhau (Bảng 3). Bảng 3. Cách học tiếng Anh của học viên trung tâm hiện nay Các hoạt động học tập của HV Rất thường xuyên Thường xuyên Đôi khi Ít khi Không có Tham gia các hoạt động học tập trên lớp 20,8% 59,1% 13,9% 4,4% 08% Hỏi GV khi gặp vấn đề khó hiểu 13,9% 33,9% 48,7% 2,6% 0,8% Thảo luận, trao đổi bằng TA với bạn ngoài giờ học 3,5% 13,9% 33,9% 34,7% 13,9% Đến Thư viện tìm tài liệu, sách tham khảo bằng TA 1,7% 6,9% 33% 32,2% 27% Tìm đọc tài liệu TA trên mạng 5,2% 41,7% 29,5% 11,3% 12,1% Số liệu trên cho thấy có 79,9% HV thường xuyên tham các hoạt động học tập trên lớp. Tuy nhiên, chỉ có 47,8% HV thường xuyên hỏi GV khi gặp các vấn đề khó khăn trong quá trình học tập; 82,6% HV đôi khi và ít khi thảo luận, trao đổi bằng TA với bạn ngoài giờ học và 91,4% HV đôi khi và ít khi đến Thư viện tìm đọc các tài liệu bằng TA; 46,9% HV thường xuyên đọc tài liệu bằng TA trên mạng. Kết quả cho thấy, đa số HV còn học theo cách truyền thống. Việc học TA chỉ thường xuyên diễn ra trên lớp. Tỷ lệ HV thực tập thêm TA tại nhà, với bạn hoặc học tại Thư viện còn thấp. Nhằm tìm hiểu về thái độ, cách đánh giá giáo trình, hoạt động dạy học và cách đánh giá của GV đối với HV, cũng như tìm hiểu về thuận lợi và khó khăn mà GV gặp trong quá trình dạy tại TTNN. Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến GV đang tham gia giảng dạy thông qua phiếu hỏi và kết quả ghi nhận được như sau: An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 95 – 102 100 Bảng 4. Ý kiến của giảng viên đối với giáo trình đang giảng dạy tại trung tâm Ý kiến của GV về giáo trình giảng dạy tại trung tâm Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Tôi thích dạy TA với giáo trình trung tâm cung cấp 22,2% 66,6% 11,2% 0% 0% Cách thiết kế bài giảng mang tích khoa học cao 11,2% 88,8% 0% 0% 0% Giáo trình giúp HV phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết rất hiệu quả 22,2% 66,6% 11,2% 0% 0% Giáo trình thích hợp với năng lực của HV 0% 88,8% 11,2% 0% 0% Giáo trình có nhiều hoạt động cho HV tham gia 0% 88,8% 0% 11,2% 0% Khi được hỏi về sự yêu thích dạy với bộ giáo trình TTNN cung cấp, có 88,8% GV trả lời là thích và rất thích; có 100% GV đồng ý cách thiết kế giáo trình mang tính khoa học; có 88,8% GV cho rằng giáo trình được thiết kế thích hợp với năng lực của HV, giáo trình có nhiều hoạt động học tập cho HV tham gia, giúp HV phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách hiệu quả. Số liệu trên cho thấy mức độ hài lòng của GV đối với giáo trình giảng dạy tại TTNN khá cao. Bảng 5. Đánh giá của giảng viên về quá trình học của học viên trung tâm Quá trình học TA của HV Rất thường xuyên Thường xuyên Đôi khi Ít khi Không có HV có mặt trong giờ học trên lớp 11,2% 77,6% 11,2% 0% 0% HV tham gia hoạt động học trên lớp 11,2% 88,8% 0% 0% 0% HV trao đổi với GV khi gặp các vấn đề không hiểu 0% 66,6% 33,4% 0% 0% HV hoàn thành bài tập trước khi đến lớp 11,2% 55,5% 33,3% 0% 0% HV thảo luận nhóm ngoài giờ trên lớp 0% 11,2% 33,3% 11,2% 44,4% Kết quả cho thấy có 88,8% GV cho rằng HV thường xuyên đến lớp, 100% HV thường xuyên tham gia các hoạt động học tập diễn ra trên lớp; 66,6% GV cho rằng HV thường xuyên trao đổi với GV khi gặp các vấn đề không hiểu; 66,7 % GV đánh giá HV thường xuyên hoàn thành bài tập trước khi đến lớp; 11,2% HV được GV đánh giá là thường xuyên học nhóm ngoài giờ đến lớp. Số liệu trên cho thấy theo ý kiến của GV, khả năng tự học của một số HV chưa cao, còn thụ động, chưa mạnh dạn trao đổi với GV khi gặp khó khăn. Tất cả hoạt động học chủ yếu diễn ra trên lớp. Nhìn chung, hầu hết GV đều có đánh giá tích cực về cách học TA của HV TTNN. Tuy nhiên, GV chỉ đánh giá cao sự có mặt và sự tham gia của HV vào các hoạt động học tại lớp. Các hoạt động học tập khác như: trao đổi với GV, học nhóm và thảo An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 95 – 102 101 luận nhóm ngoài giờ học thì chưa được HV thực hiện thường xuyên. Để quá trình dạy và học diễn ra một cách tích cực và có hiệu quả, ngoài việc phải có một giáo trình giảng dạy thích hợp và sự tham gia năng động, nhiệt tình của HV thì phương pháp giảng dạy của GV là một trong những yếu tố then chốt quyết định vào sự thành công chung của quá trình dạy và học. Nghiên cứu này cũng đặc biệt chú ý đến việc đánh giá hoạt động giảng dạy của GV và việc ghi nhận được một số ý kiến đóng góp của GV vào chiến lược nâng cao chất lượng dạy và học TA tại TTNN. Kết quả ghi nhận được như sau: Tất cả GV được khảo sát trả lời rằng họ thường xuyên tổ chức cho HV tham gia học theo cặp, theo nhóm; 44,4% GV sử dụng khoảng 25% đến và 50% tỷ lệ thời gian để giảng bài trên lớp và 55.6% GV sử dụng khoảng 50% đến và 75% tỷ lệ thời gian để giảng bài trên lớp, còn lại là thời gian HV tham gia vào các hoạt động học tập; 88,8% GV thường xuyên sử dụng các thiết bị dạy học như laptop, cassette, LCD. Tỷ lệ này cho thấy, phương pháp dạy TA của GV tại TTNN là rất tích cực. Người học luôn đóng vai trò trung tâm, chủ động trong quá trình học tập. Đa số GV rất thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy. Bảng khảo sát GV cũng thu được kết quả về thuận lợi của GV khi tham gia giảng dạy tại TTNN. 44% GV cho rằng trang thiết bị, cơ sở vật chất TTNN đảm bảo được quá trình dạy học; 22% GV cho rằng lịch dạy được phân bổ rõ ràng; và 55% GV đánh giá cao nhân viên phục vụ TTNN nhiệt tình, giáo trình giảng dạy phù hợp, mục tiêu giảng dạy rõ ràng. Về khó khăn, có 77% GV được khảo sát cho rằng HV có trình độ, năng lực TA không đồng đều trong một lớp học; 44% GV cho rằng việc triển khai các hoạt động dạy TA gặp khó khăn do HV mất căn bản từ phổ thông; 56% GV đánh giá là HV vẫn còn giữ cách học thụ động và 11% GV cho rằng HV gặp khó khăn khi tiếp cận giáo trình mới. Để giải quyết những khó khăn trên, chúng tôi đã tổng hợp được các giải pháp từ GV nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học TA tại TTNN. Cụ thể, 33% GV cho rằng nên cải tiến và nâng cao phương pháp giảng dạy tại TTNN; 44% GV thống nhất cần cải tiến phương pháp học của HV TTNN; 45% GV đề nghị trang bị thêm thiết bị dạy học và 66% GV đề nghị phân lớp theo trình độ đầu vào, và có 1 GV (11,1%) đề nghị tăng số tiết thực dạy từ bậc 1 lên bậc 2. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận Kết quả khảo sát đã cho thấy, một cách khái quát về quan điểm, thái độ của HV trong quá trình học TA và cũng phản ánh được một cách khá cụ thể về cách học TA của HV tại TTNN hiện nay. Đa số HV đánh giá cao bộ giáo trình đang được áp dụng tại trung tâm và cho rằng bộ giáo trình đang được học giúp cho HV có nhiều hứng thú trong học tập và giúp HV cải tiến kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách có hiệu quả. Về năng lực giảng dạy, đa số GV được HV đánh giá giảng dạy nhiệt tình, năng động và có phương pháp giảng dạy tích cực. GV luôn quan tâm, giúp đỡ HV khi gặp khó khăn trong quá trình học tập. Kết quả khảo sát cũng cho thấy cách học TA của đa số HV TTNN hiện nay vẫn còn học theo cách truyền thống. Ngoài việc thường xuyên tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp, ngoài giờ học đa số HV ít khi tham gia thảo luận nhóm bằng TA hoặc tìm các tài liệu đọc thêm bằng TA. Tỷ lệ HV hoàn thành bài tập ở nhà trước khi đến lớp cũng không cao. Điều này cho thấy khả năng tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức mới ở HV còn hạn chế. Mặc dù giáo trình đang được giảng dạy tại TTNN được đánh giá cao. Tuy nhiên với thời lượng được phân bổ chỉ 96 tiết học tập toàn khóa, HV sẽ không được trang bị đầy đủ các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và các kỹ năng TA để nâng chuẩn từ A1 lên A2. Kết quả chỉ có 61,2% HV đạt yêu cầu sau 96 tiết thực học tại lớp. An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 95 – 102 102 Về phương pháp giảng dạy, kết quả khảo sát cho thấy hầu hết GV có phương pháp dạy học tích cực, thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập theo cặp, theo nhóm cho HV tham gia. GV thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy. Thời gian giảng bài được GV phân bổ một cách khoa học đã tạo ra được một không gian và thời gian hợp lý để HV tham gia xây dựng bài. Tuy nhiên, GV cũng gặp một số khó khăn trong việc tổ chức hoạt động giảng dạy vì năng lực TA của HV không đồng đều. Đa số HV mất căn bản TA từ phổ thông và quen với cách học thụ động. Một số HV gặp khó khăn khi tiếp cận giáo trình mới. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy của trung tâm cũng được đánh giá cao và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của GV. B. Kiến nghị Dựa vào kết quả khảo sát HV và GV về việc dạy và học TA tại TTNN, và một số ý kiến ghi nhận được trong quá trình khảo sát, để nâng cao hiệu quả dạy và học TA tại TTNN, chúng tôi có các kiến nghị như sau: - HV cần tích cực tham gia các hoạt động học nhóm ngoài giờ lên lớp để chia sẻ kiến thức, học hỏi lẫn nhau và rèn luyện thêm các kỹ năng TA. HV có thể tham gia vào câu lạc bộ nói TA của trường để nâng cao năng lực NN. - HV cần khai thác tối đa các nguồn tài nguyên sẵn có trên Internet và trong Thư viện trường; mạnh dạn trao đổi với GV khi gặp khó khăn trong quá trình học tập. - TTNN tiếp tục sử dụng giáo trình đang được giảng dạy, nhưng cần biên soạn thêm các tài liệu bổ trợ để cung cấp thêm kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và hỗ trợ phát triển các kỹ năng TA cho HV. Ngoài ra, TTNN nên thường xuyên tập huấn nâng cao phương pháp sư phạm cho GV. - TTNN nên tổ chức kiểm tra, xếp lớp, phân loại năng lực TA cho HV trước khi giảng dạy; Xây dựng chương trình TA cơ bản với thời lượng dự kiến 84 tiết cho HV không đạt yêu cầu trong kỳ thi kiểm tra xếp lớp để các HV này được bồi dưỡng TA trước khi tham dự lớp học nâng chuẩn từ bậc 1 lên bậc 2. - Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. - Tăng thời lượng đào tạo TA bậc 2 (từ 96 tiết lên 180 tiết) và khuyến khích HV tự học, học online với thời lượng là 360 tiết nhằm đảm bảo nâng tỷ lệ HV đạt yêu cầu trong các kỳ kiểm tra năng lực NN bậc 2 (A2) lên trên 90%. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Gardner, R. C. (1985). Social psychology and Second Language Learning: The Role of Attitude and Motivation. Great Britain 1985 by Edward Arnold Ltd 41 BedforSquare, London WC1B3DQ. Jeremy Harmer. (2007). The Practice of English Language Teaching. England: Pearson Education. Trường Đại học Cần Thơ. (2015). Tài liệu hướng dẫn triển khai hoạt động ngoại khóa và học ngoại ngữ ở trường cao đẳng – đại học vùng đồng bằng sông cửu long. Hội thảo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020.
File đính kèm:
- mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_dao_tao_tieng_anh_bac_2.pdf