Một số vấn đề lí luận về công tác quản lí đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay

Abstract: Improving the quality of training management at colleges is the right policy of the Party

and the State, contributing to improving the quality of human resource training to meet the

requirements of the industrialization-modernization. Thus, in vocational colleges of our country,

the vocational training management process is not uniform in terms of objectives, contents of

curricula, textbooks and teachers; conditions of facilities. are inadequate and limited, so the

quality of human resource training does not meet the demand of labor market. This article deals

with the management of vocational training at vocational colleges to meet the current labor market

pdf 5 trang yennguyen 8120
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề lí luận về công tác quản lí đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề lí luận về công tác quản lí đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay

Một số vấn đề lí luận về công tác quản lí đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 26-30 
26 
Email: duongvps@gmail.com 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ 
Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 
ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG HIỆN NAY 
Bùi Ngọc Dương - Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương II 
Ngày nhận bài 20/08/2018; ngày sửa chữa: 15/09/2018; ngày duyệt đăng: 28/09/2018. 
Abstract: Improving the quality of training management at colleges is the right policy of the Party 
and the State, contributing to improving the quality of human resource training to meet the 
requirements of the industrialization-modernization. Thus, in vocational colleges of our country, 
the vocational training management process is not uniform in terms of objectives, contents of 
curricula, textbooks and teachers; conditions of facilities... are inadequate and limited, so the 
quality of human resource training does not meet the demand of labor market. This article deals 
with the management of vocational training at vocational colleges to meet the current labor market. 
Keywords: Occupation, Vocational training,vocational training management, labour market. 
1. Mở đầu 
Công tác đào tạo nghề cho người lao động đã trở 
thành một trong những vấn đề mang tính toàn cầu, là mối 
quan tâm lớn của toàn nhân loại cũng như của mỗi quốc 
gia, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang phát 
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, 
bởi vậy, Đảng và Nhà nước ta xác định công tác đào tạo 
nghề cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng, cấp 
thiết nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của đất 
nước, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, đáp ứng nguyện vọng 
về học nghề của người lao động toàn xã hội. 
Trong những năm qua, công tác đào tạo của các 
trường Cao đẳng nghề đã có sự cải tiến, đổi mới và đạt 
được những kết quả nhất định, tuy nhiên, vẫn chưa đáp 
ứng được nhu cầu sử dụng lao động đa dạng hiện nay của 
thị trường, chưa phục vụ cho phát triển KT-XH bởi quá 
trình quản lí đào tạo nghề chưa đồng bộ về mục tiêu, nội 
dung chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên; điều 
kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn bất cập và 
hạn chế nên chất lượng đào tạo nguồn nhân lực lao động 
còn chưa đáp ứng. Trong đó, quản lí đào tạo là một hạn 
chế cần khắc phục và đổi mới. Bài viết đề cập công tác 
quản lí đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề nhằm 
đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Một số khái niệm cơ bản 
2.1.1. Khái niệm “Nghề” 
Theo Từ điển tiếng Việt “Nghề là công việc chuyên 
môn làm theo sự phân công lao động của xã hội” [1]. 
Theo tác giả Nguyễn Hùng: “Những chuyên môn có 
những đặc điểm chung, gần giống nhau được xếp thành 
một nhóm chuyên môn và được gọi là nghề. Nghề là tập 
hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống 
nhau. Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà 
qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh 
tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ 
thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng 
phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người” 
[2; tr 11]. 
Như vậy: Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động 
mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được tri 
thức, kĩ năng, thái độ để làm ra các loại sản phẩm vật chất 
hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của 
xã hội. 
2.1.2. Khái niệm “Đào tạo nghề” 
Ở nước ta, ngày 27/11/2014, Quốc hội nước Cộng 
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Giáo 
dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13, trong đó nêu rõ: 
“Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm 
trang bị kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp cần 
thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự 
tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng 
cao trình độ nghề nghiệp” [3; tr 1]. 
Hiện nay, có 3 cấp trình độ đào tạo nghề đó là sơ cấp 
nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và 2 hình thức đào 
tạo nghề là đào tạo nghề chính quy và đào tạo nghề 
thường xuyên. 
Như vậy, đào tạo nghề là quá trình tác động của người 
dạy nghề đến người học nghề nhằm phát triển có hệ 
thống kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học nghề 
một cách tốt nhất để người học nghề sau khi được đào 
tạo có thể làm được những việc có liên quan đến nghề họ 
đã học; hay đào tạo nghề là quá trình truyền thụ và lĩnh 
hội một hệ thống tri thức nhất định trong nghề đào tạo và 
tư duy con người, các kĩ năng, kĩ xảo và năng lực nhận 
thức để hình thành nhân cách nghề nghiệp, quá trình này 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 26-30 
27 
được thực hiện thông qua việc giảng dạy theo chương 
trình của các nghề đào tạo. 
2.1.3. Khái niệm “Quản lí đào tạo nghề” 
Theo chúng tôi, quản lí đào tạo nghề là một hoạt 
động thiết yếu nảy sinh, tồn tại và phát triển trong quá 
trình hoạt động đào tạo nghề diễn ra, là sự tác động một 
cách có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể 
vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con 
người, nhằm thực hiện các mục tiêu chung về giáo dục 
nghề nghiệp. Hay, quản lí đào tạo nghề là quá trình tổ 
chức điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo 
nghề trong toàn cơ sở dạy nghề theo kế hoạch, nội dung 
và chương trình nhất định nhằm đạt được các mục tiêu 
của cơ sở dạy nghề. 
Quản lí quá trình đào tạo nghề thực chất là quản lí 
các yếu tố sau theo một trình tự, quy trình vừa khoa học, 
vừa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đem 
lại hiệu quả trong công tác đào tạo. 
2.1.4. Quản lí đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường 
lao động 
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta 
chuyển dịch mạnh mẽ từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập 
trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội 
chủ nghĩa; nhiều loại thị trường kinh tế từng bước được 
hình thành và phát triển, song sự phát triển còn thiếu 
đồng bộ và tốc độ còn thấp so với các nước phát triển. 
Một trong những thị trường được hình thành đó là thị 
trường lao động (hay còn gọi là thị trường sức lao động). 
Thị trường sức lao động là nơi trao đổi, mua bán hàng 
hóa sức lao động. Tuy nhiên, từ đặc trưng của hàng hóa 
sức lao động mà thị trường sức lao động cũng có những 
đặc trưng riêng của nó. Trên thị trường mua bán có chủng 
hoại hàng hóa đa dạng thì thị trường sức lao động cũng 
có chủng loại hàng hóa đa dạng. Điều đó được thể hiện 
là sức lao động được bán trên thị trường cũng hết sức đa 
dạng phong phú, nhiều chủng loại khác nhau, chẳng hạn 
về thể chất sức khỏe, trình độ chuyên môn, ngành nghề, 
tính chất công việc, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ... Do 
vậy, khi thông báo tuyển dụng thì các doanh nghiệp yêu 
cầu tính chất trình độ của từng loại ngành nghề, độ tuổi 
tuyển dụng, thậm chí có cơ quan, doanh nghiệp còn yêu 
cầu cụ thể ngành nghề này phải được đào tạo ở hệ nào, 
bậc nào, ngành nào 
Như vậy, theo cách tiếp cận về quản lí đào tạo nghề 
và theo các tìm hiểu về thị trường sức lao động nêu trên, 
thì quản lí đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao 
động ta có thể hiểu như sau: Quản lí đào tạo nghề đáp 
ứng nhu cầu thị trường lao động là một hoạt động tồn tại 
và phát triển trong quá trình hoạt động đào tạo nghề, là 
quá trình tác động có mục đích, có tổ chức đến người học 
nghề để hình thành và phát triển một cách có hệ thống 
những kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết 
nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội; trong đó, có nhu cầu 
quốc gia, nhu cầu các đơn vị sử dụng lao động và nhu 
cầu bản thân người học nghề. Đào tạo nghề đáp ứng nhu 
cầu thị trường lao động là quá trình cần quan tâm đến các 
nội dung cơ bản như đảm bảo đủ số lượng và chất lượng 
nhân lực qua đào tạo nghề, cơ cấu trình độ đào tạo phải 
phù hợp với yêu cầu thị trường lao động, tăng cường các 
điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực cho thị 
trường lao động, đẩy mạnh mối quan hệ giữa cơ sở đào 
tạo nghề với các đơn vị sử dụng lao động. 
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm đào tạo của các 
trường cao đẳng nghề 
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các trường cao đẳng nghề 
Trường cao đẳng nghề là cơ sở dạy nghề thuộc hệ 
thống giáo dục quốc dân được thành lập và hoạt động 
theo quy định của pháp luật và có chức năng, nhiệm vụ 
như sau: 
- Tổ chức đào tạo nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản 
xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp 
nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng 
lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có 
sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, 
tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng 
tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình 
độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. 
- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương 
trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề 
được cấp phép đào tạo. 
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh 
học nghề. 
- Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công 
nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định 
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 
- Tuyển dụng, quản lí đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân 
viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, 
quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật. 
- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kĩ 
thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh 
doanh và dịch vụ khoa học, kĩ thuật theo quy định của 
pháp luật. 
- Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho 
người học nghề. 
- Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại 
doanh nghiệp. 
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, 
gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 26-30 
28 
- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người 
học nghề tham gia các hoạt động xã hội. 
- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện 
các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, 
công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính. 
- Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập 
quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động 
đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào 
chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người 
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ 
Lao động - Thương binh và Xã hội. 
- Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết 
bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật. 
- Thực hiện chế độ báo cáo định kì và đột xuất theo 
quy định. 
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của 
pháp luật. 
2.2.2. Đặc điểm đào tạo của các trường cao đẳng nghề 
Hiện nay, vấn đề đào tạo nghề là rất quan trọng vì lực 
lượng lao động có tay nghề là yếu tố quan trọng quyết 
định sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia dựa trên sự 
phát triển của sản xuất. Chúng ta đang sống trong một thế 
giới mà sự thay đổi diễn ra từng ngày, sự phát triển không 
ngừng của khoa học kĩ thuật thúc đẩy sản xuất phát triển. 
Vô số các công nghệ, kĩ thuật mới, các loại vật liệu mới 
được ứng dụng vào sản xuất đòi hỏi người lao động phải 
được đào tạo ở những trình độ lành nghề nhất định, tay 
nghề cao. Hiện nay, các trường dạy nghề đang thực hiện 
đào tạo nghề cho người lao động với quy mô tương đối 
lớn như đào tạo từ trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề 
đến cao đẳng nghề và cơ cấu ngành nghề phong phú với 
các nghề mà hiện nay được ứng dụng nhiều trong đời 
sống cũng như trong các ngành công nghiệp như nghề 
điện - điện tử, công nghệ ô tô, cơ khí, công nghệ thông 
tin, kế toán, quản trị kinh doanh Vì vậy, vấn đề cung 
cấp nguồn lao động kĩ thuật cho thị trường lao động hiện 
nay của các trường dạy nghề là rất cần thiết. 
2.3. Một số nội dung quản lí đào tạo nghề ở các trường 
cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 
2.3.1. Quản lí mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch 
đào tạo 
Luật Giáo dục nghề nghiệp (Luật số: 74/2014/QH13) 
năm 2014, tại điều 4 đã nêu rõ: “Mục tiêu chung của giáo 
dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho 
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề 
tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có 
trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng 
với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; 
bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo 
điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có 
khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình 
độ cao hơn” [3; tr 2]. 
- Quản lí mục tiêu đào tạo nghề: Ban Giám hiệu nhà 
trường phải xác định mục tiêu cụ thể của từng nghề đào 
tạo phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghề (chuẩn đầu ra) tương 
ứng với trình độ đào tạo, căn cứ vào sự đáp ứng nhu cầu 
nhân lực của thị trường lao động, mức độ thích ứng của 
người tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại nơi làm việc của 
người học sau khi kết thúc quá trình đào tạo nghề. Hiệu 
trưởng chịu trách nhiệm xác định mục tiêu cụ thể với 
những ngành, nghề nhà trường đào tạo. Mỗi nghề đào tạo 
cần thể hiện rõ các mục tiêu sau: 
- Yêu cầu đầu vào khi tuyển sinh: Sức khỏe, trình độ 
văn hóa, đối tượng. 
- Xác định yêu cầu trình độ đầu ra khi tốt nghiệp: Đạo 
đức, kiến thức, năng lực, kĩ năng, khả năng, sức khỏe. 
- Quản lí kế hoạch đào tạo: Kế hoạch đào tạo thể hiện 
sự phân bổ thời gian đào tạo cho toàn khóa học, các môn 
học, các module đào tạo. Kế hoạch đào tạo phải được bố 
trí theo trình tự hợp lí, khoa học, quy định môn thi tốt 
nghiệp để triển khai cụ thể hóa nội dung, chương trình 
bảo đảm mục tiêu đề ra. Việc chỉ đạo điều hành thực hiện 
chương trình đào tạo phải được đặt trong mối quan hệ có 
tính chất liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo, Sở Lao 
động - Thương binh và Xã hội, các đơn vị, cá nhân có 
nhu cầu đào tạo. 
Thời gian học tập được tính bằng giờ học, tiết học, 
bao gồm thời gian học lí thuyết, thời gian học thực hành, 
kiến tập, thực tập, ôn thi và thi, thời gian dành cho các 
hoạt động chung (khai giảng, bế giảng, hoạt động đầu 
khóa học, nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ, tổng kết năm học). 
- Quản lí nội dung chương trình đào tạo: Nội dung 
chương trình đào tạo quy định những kiến thức, kĩ năng 
học sinh phải đạt được sau khi kết thúc khóa học, nội 
dung chương trình đào tạo phải đảm bảo tính cơ bản, tính 
hiện đại, liên thông và thực tiễn, các yêu cầu về khoa học, 
kĩ thuật và là căn cứ để triển khai việc giảng dạy, biên 
soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, chuẩn bị học cụ của 
giáo viên và kiểm tra công tác đào tạo của nhà trường. 
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức xây 
dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, tiến độ giảng dạy, kế 
hoạch giảng dạy, biên soạn giáo trình và các quy định về 
xây dựng tổ chức thực hiện chương trình cho nhóm nghề, 
nghề theo quy định. 
2.3.2. Quản lí quy trình tuyển sinh 
Tuyển sinh là tuyển người vào học (đầu vào) của các 
cơ sở đào tạo. Cơ sở đào tạo đưa ra những yêu cầu (tiêu 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 26-30 
29 
chuẩn, tiêu chí, chỉ số) thích hợp với từng ngành nghề 
đào tạo, để người học đăng kí dự tuyển theo từng hình 
thức tuyển chọn (thi tuyển, xét tuyển, hoặc kết hợp cả 
hai) thích hợp, nhằm mục đích chọn được những thí sinh 
đạt yêu cầu đầu vào. 
Hình thức xét tuyển là dựa trên những tiêu chí đã có 
của người đăng kí dự tuyển mà cơ sở đào tạo làm căn cứ 
để tuyển chọn người học (chủ yếu là điểm thi đại học, 
điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), học bạ 
THPT các năm). 
Hình thức thi tuyển như là một phương tiện để kiểm 
tra, đánh giá về kiến thức hoặc để thu thập thông tin của 
người học. Có các hình thức thi tuyển như thi trắc 
nghiệm, thi tự luận, vấn đáp. Mỗi hình thức thi tuyển đều 
có những điểm mạnh điểm hạn chế khác nhau, chúng ta 
cần kết hợp các hình thức lại với nhau nhằm phát huy 
được tính tích cực và hạn chế được những điểm yếu của 
từng hình thức. 
Quản lí quy trình tuyển sinh: Quy trình tuyển sinh 
phải được thực hiện theo đúng những văn bản quy định 
về tuyển sinh như trình độ, đối tượng của từng nhóm 
nghề, nghề được đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, kế hoạch 
tuyển sinh; những văn bản quy định về liên thông từ trình 
độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên đại học thể hiện sự 
thống nhất, nhất quán trong hệ thống giáo dục cả nước, 
tạo điều kiện cho người học nghề có cơ hội tiếp tục học 
lên trình độ cao hơn; thực hiện đúng và đủ các chính sách 
hỗ trợ cho người học nghề. 
Để tăng cường hiệu quả cho quy trình tuyển sinh, cần 
thực hiện các công việc sau đây: 
- Thành lập và nâng cấp (kiện toàn) các bộ phận 
chuyên trách về tuyển sinh. 
- Thiết lập mạng lưới tuyển sinh đến các cấp xã, 
huyện và các trường THPT, trung học cơ sở; tăng cường 
tổ chức các hội nghị, hội thảo về tuyển sinh cũng như hội 
chợ tư vấn giới thiệu việc làm, dạy nghề cấp địa phương, 
khu vực. 
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, giao chỉ tiêu tuyển 
sinh rõ ràng, cụ thể cho từng hệ đào tạo; chỉ đạo và điều 
hành giám sát quy trình tuyển sinh theo tuần, tháng, quý; 
mặt khác có cơ chế tiền lương đãi ngộ, khen thưởng, 
động viên khuyến khích thực hiện tuyển sinh phù hợp với 
tình hình thực tế hiện nay. 
2.3.3. Quản lí hoạt động dạy của giáo viên 
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Ban chấp 
hành Trung ương Đảng đã khẳng định: “Giáo viên là 
nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã 
hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, tài”. Vì lí do đó, 
quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần được 
quan tâm và coi trọng. Các nội dung quản lí bao gồm: 
- Quản lí về cơ cấu, số lượng đội ngũ giáo viên. 
- Quản lí về chất lượng đội ngũ giáo viên: Giáo viên 
dạy nghề phải đạt các chuẩn về phẩm chất đạo đức; kiến 
thức chuyên môn, kĩ thuật; kiến thức liên quan; có kĩ 
năng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ thành thạo 
và đặc biệt phải có trình độ kĩ năng tay nghề thành thạo. 
Cơ sở đào tạo nghề phải xây dựng chiến lược, kế 
hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. Giáo viên dạy nghề 
cần được đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn; kịp thời bổ sung 
giáo viên cho các nghề mới, cho các chương trình đào 
tạo chất lượng cao; từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo 
viên. Vì vậy, giáo viên dạy nghề phải có đủ cả về số 
lượng và chất lượng. 
2.3.4. Quản lí hoạt động học của học sinh, sinh viên 
Người học nghề (học sinh, sinh viên) là nhân tố quan 
trọng nhất, có tính chất quyết định đối với công tác đào tạo 
nghề, nó ảnh hưởng toàn diện tới công tác đào tạo nghề. 
Quản lí học sinh, sinh viên là quản lí quá trình học 
tập, rèn luyện của người học trong suốt quá trình đào tạo. 
Theo dõi, giúp đỡ, khuyến khích, động viên học sinh, 
sinh viên phát huy mặt mạnh, hạn chế các yếu tố tiêu cực 
để học sinh, sinh viên biến đổi nhân cách và có kết quả 
học tập tốt. 
Quản lí học sinh, sinh viên là quản lí cả hoạt động học 
trên lớp và hoạt động tự học, tự đào tạo, tự rèn luyện, cả 
ở trong nhà trường và ở ngoài nhà trường. 
2.3.5. Quản lí kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật 
tư phục vụ đào tạo 
Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện phục 
vụ đào tạo là một yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng 
đào tạo của cơ sở đào tạo nghề. Yếu tố này bao gồm 
phòng học, xưởng thực tập, trang thiết bị, giáo trình, tài 
liệu, mô hình học cụ, vật tư Vì vậy, các nhà quản lí 
phải chỉ đạo, kết hợp sử dụng nhịp nhàng, hiệu quả trong 
suốt khóa học. 
Để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư 
phục vụ đào tạo, cần tổng hợp thế mạnh của nhiều nguồn 
lực như: 
- Sử dụng hợp lí có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết 
bị, vật tư, kinh phí, tài liệu, giáo trình hiện có của cơ sở 
đào tạo. 
- Tích cực, tăng cường huy động các nguồn kinh phí 
đầu tư của nhà nước, địa phương, của các cơ sở sản xuất, 
các tổ chức xã hội, các nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài. 
- Phối hợp chặt chẽ việc thực tập tay nghề của học 
sinh, sinh viên với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, 
dịch vụ để tăng nguồn thu phục vụ cho đào tạo. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 26-30 
30 
- Sử dụng hợp lí nguồn kinh phí thu chi từ người học. 
- Đầu tư theo hướng CNH, HĐH các trang thiết bị, 
xưởng thực hành, giáo trình, học liệu, học cụ để đáp 
ứng sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật và 
công nghệ. 
2.3.6. Quản lí công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào 
tạo nghề 
Chất lượng đào tạo nghề là nội dung quan trọng nhất 
của tất cả các cơ sở đào tạo; được đánh giá qua mức độ 
đạt được các mục tiêu đào tạo đã đề ra; được phản ánh 
thông qua các mức độ của kết quả hoạt động giáo dục và 
hoạt động đào tạo có tính liên tục từ khởi đầu quá trình 
đào tạo đến kết thúc quá trình đó; là kết quả cuối cùng 
đạt được bởi sự tác động tích cực của các yếu tố cấu thành 
của quá trình đào tạo. 
3. Kết luận 
Quản lí quá trình đào tạo nghề hướng tới nhu cầu của 
thị trường lao động thực chất là quản lí các yếu tố như 
quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch đào 
tạo; quản lí công tác tuyển sinh; quản lí kinh phí, cơ sở 
vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo; quản lí chất lượng 
đào tạo; quản lí chất lượng đội ngũ giáo viên; quản lí học 
sinh... trong quá trình quản lí công tác đào tạo nghề. 
Các yếu tố trên luôn luôn vận động, tác động và ảnh 
hưởng qua lại lẫn nhau làm nảy sinh những tình huống 
quản lí. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lí 
đào tạo ở các trường cao đẳng nghề thì các nhà quản lí 
không chỉ quan tâm tới các yếu tố thành phần mà cần 
quan tâm tới tổng thể các yếu tố và sự tác động lẫn nhau 
giữa các yếu tố để từ đó có những giải pháp cụ thể, phù 
hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng cơ sở đào tạo. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Viện Ngôn ngữ học (1992). Từ điển tiếng Việt. 
Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ. 
[2] Nguyễn Hùng (2008). Sổ tay tư vấn hướng nghiệp 
và chọn nghề. NXB Giáo dục. 
[3] Quốc hội (2014). Luật Giáo dục nghề nghiệp số 
74/2014/QH13. 
[4] Phan Văn Kha (2007). Giáo trình quản lí nhà nước 
về giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[5] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007). Các 
văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề. NXB Lao 
động - Xã hội. 
[6] Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003). 
Đại cương khoa học quản lí. NXB Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
[7] Trần Khánh Đức (2005). Quản lí và kiểm định chất 
lượng đào tạo theo ISO và TQM. NXB Giáo dục. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN... 
(Tiếp theo trang 11) 
3. Kết luận 
Các biện pháp phát triển đội CBQL ở các trường tiểu 
học quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh được đề xuất dựa 
trên cơ sở nội dung, phương thức phát triển nguồn nhân 
lực giáo dục, vì thế, các biện pháp đều có mối quan hệ 
thống nhất, biện chứng với nhau và đòi hỏi phải thực hiện 
một cách đồng bộ trên cơ sở vận dụng, khai thác thế 
mạnh riêng của mỗi biện pháp. Biện pháp này hỗ trợ cho 
biện pháp kia và ngược lại; không có biện pháp nào là 
vạn năng nên cần vận dụng, phối hợp đồng bộ các biện 
pháp thì công tác phát triển đội ngũ CBQL sẽ đạt hiệu 
quả cao hơn. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm hạn chế sự 
tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các 
biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học để 
đạt được mục tiêu đã đề ra. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế. 
[2] Bộ GD-ĐT (2015). Chương trình giáo dục phổ 
thông (chương trình tổng thể). 
[3] Bộ GD-ĐT (2014). Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT 
ngày 12/7/2017 về hướng dẫn danh mục khung vị trí 
việc làm và định mức số lượng người làm việc trong 
các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. 
[4] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 14/2018/TT-
BGDĐT ngày 20/7/2018 về Ban hành quy định 
Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. 
[5] Bộ GD-ĐT (2011). Chuẩn hiệu trưởng trường 
tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 
14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 của Bộ 
trưởng Bộ GD-ĐT). 
[6] Lê Trọng Thuật (2013). Các biện pháp phát triển đội 
ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học huyện Chơn 
Thành, tỉnh Bình Phước. Tạp chí Giáo chức, số 69, 
tr 25-28. 
[7] Trần Thị Bích Thoa (2017). Phát triển đội ngũ cán bộ 
quản lí trường trung học cơ sở ở thị xã Sông Cầu, tỉnh 
Phú Yên. Tạp chí Quản lí giáo dục, số 7, tr 20-26. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_li_luan_ve_cong_tac_quan_li_dao_tao_nghe_o_cac.pdf