Một số vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
TÓM TẮT: Từ Phát triển bền vững (Sustainable Development) đến Du lịch bền vững
(Sustainable Tourism) và tiến đến Phát triển bền vững về du lịch (Sustainable
Development for Tourism) cho chúng ta thấy một bước tiến dài trong lý luận và thực tiễn
về Du lịch học trên thế giới để rồi chúng ta có một thuật ngữ rõ ràng hơn là Phát triển du
lịch bền vững (Sustainable Tourism Development). Ngành du lịch Việt Nam trong những
năm gần đây có những biểu hiện bất cập, hạn chế về môi trường, văn hóa - xã hội và các
vấn đề có liên quan khác. Do đó, định hướng phát triển du lịch bền vững ngày càng được
Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động du lịch quan tâm nhiều hơn.
Phát triển du lịch bền vững gồm những nội dung gì? Mục đích và ý nghĩa của những vấn
đề có liên quan đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam hiện nay được chúng tôi tập
trung phân tích trong bài viết này
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 21 MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM SOME ISSUES FOR SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT IN VIETNAM PHAN HUY XU và VÕ VĂN THÀNH PGS.TS.GVCC. Trường Đại học Văn Lang, Email: xuphanhuy@gmail.com ThS. Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Email: vonhanchi@gmail.com TÓM TẮT: Từ Phát triển bền vững (Sustainable Development) đến Du lịch bền vững (Sustainable Tourism) và tiến đến Phát triển bền vững về du lịch (Sustainable Development for Tourism) cho chúng ta thấy một bước tiến dài trong lý luận và thực tiễn về Du lịch học trên thế giới để rồi chúng ta có một thuật ngữ rõ ràng hơn là Phát triển du lịch bền vững (Sustainable Tourism Development). Ngành du lịch Việt Nam trong những năm gần đây có những biểu hiện bất cập, hạn chế về môi trường, văn hóa - xã hội và các vấn đề có liên quan khác. Do đó, định hướng phát triển du lịch bền vững ngày càng được Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động du lịch quan tâm nhiều hơn. Phát triển du lịch bền vững gồm những nội dung gì? Mục đích và ý nghĩa của những vấn đề có liên quan đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam hiện nay được chúng tôi tập trung phân tích trong bài viết này. Từ khóa: phát triển bền vững, du lịch bền vững, phát triển bền vững du lịch, ABSTRACTS: From Sustainable development and Sustainable Tourism to Sustainable development for Tourism, we see a long leap forward in the theory and practice of tourism in the world. From that fact, we have a clearer term of Sustainable Tourism development. In Vietnam, the development of tourism in recent years has faced shortcomings, environmental, socio - cultural and other related issues. Therefore, the orientation for sustainable tourism development has got increasing concerned of the State, organizations and individuals involved in tourism activities.What is the sustainable tourism development? The purpose and significance as well as the issues related to sustainable tourism development in Vietnam are analyzed in this paper. Key words: sustainable development, sustainable tourism, sustainable tourism development, etc, 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thế giới trong những thập kỷ gần đây đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của nhân loại về khoa học kỹ thuật, công nghiệp, kinh tế, xã hội, trong đó có một số quốc gia phát triển nóng, mang tính chất “bong bóng”, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, điều đó tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 05/2017 22 hưởng xấu đến xã hội loài người, môi trường sống, kinh tế thế giới. Chứng kiến những bất ổn trên, nhiều chuyên gia trên thế giới thuộc nhiều lĩnh vực đã tìm những giải pháp để phát triển thật sự vững chắc và lâu dài, hiệu quả về nhiều mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Do đó, thuật ngữ Phát triển bền vững ra đời. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu phát triển du lịch bền vững là gì? Tại sao cần phát triển du lịch bền vững cũng như những thách thức đối với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, bài viết cũng đề cập đến những thực trạng phát triển du lịch chưa bền vững ở nước ta cũng như những định hướng nhằm phát triển du lịch bền vững với hy vọng đóng góp một số ý kiến cá nhân về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho việc phát triển du lịch bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 2. NỘI DUNG 2.1. Quan niệm về phát triển du lịch bền vững 2.1.1. Phát triển bền vững là gì? “Phát triển bền vững” là một thuật ngữ mới, xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1980 ở thế kỷ trước trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Khái niệm phát triển bền vững (Sustainable Development) được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Tương lai chung của chúng ta) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai,...” [15, tr.8]. Hiện nay, các tổ chức thế giới như IMF, WB, UNDP, WEP, đều có mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Các quốc gia đều xây dựng riêng cho mình chiến lược phát triển kinh tế bền vững, cơ chế vận hành và quản trị giám sát, thực thi chiến lược nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng đều trong dài hạn, bảo vệ môi trường, đảm bảo chi phí, nguồn lực hợp lý, hệ số ICOR (Incremental Capital - Output Ratio: Hiệu quả vốn đầu tư hợp lý). Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũng đã nhận ra phát triển bền vững là một yêu cầu cấp bách và đã định hướng tại Đại hội Đảng lần thứ XI, thông qua Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,” [17]. Các nhà khoa học Việt Nam còn cho rằng phát triển bền vững phải bổ sung thêm các yếu tố như: bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, anh ninh quốc phòng; đồng thời nhấn mạnh nhân tố con người với tư cách là trung tâm, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển bền vững [8, tr.4]. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội, công dân,... phải bắt tay nhau thực hiện. 2.1.2. Du lịch bền vững và phát triển du lịch bền vững là gì? TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 23 Thuật ngữ du lịch bền vững (Sustainable Tourism) còn tương đối mới, được sử dụng từ năm 1996. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC): “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Theo đó, chủ trương du lịch và phát triển du lịch không tác động xấu đến môi trường nhân văn, môi trường sống của con người. Tại Diễn đàn tiếng Đức về Môi trường và Phát triển (1999) đã đưa ra khái niệm du lịch bền vững: “Du lịch bền vững phải đáp ứng yêu cầu xã hội, văn hóa, sinh thái và kinh tế. Du lịch bền vững có quan điểm lâu dài đối với các thế hệ hiện tại và tương lai, về đạo đức và xã hội và phù hợp với văn hóa, có khả năng sinh học và kinh tế hợp lý và hiệu quả” [3]. Bách khoa toàn thư về Du lịch (Encyclopedia of Tourism) của tập thể các nhà khoa học du lịch thế giới do Jafar Jafari chủ biên năm 2000 không đưa ra mục từ Sustainable tourism mà chỉ có mục từ Sustainable development mà trong đó có một phần giải thích về du lịch bền vững nhưng nghĩa cũng không rõ ràng [5, tr.567]. “Du lịch có tác động đến nhiều phương diện về kinh tế, xã hội và môi trường cả trong hiện tại và tương lai, nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách, ngành (du lịch), môi trường và các cộng đồng tiếp nhận” [16]. Theo UNWTO (2014), du lịch bền vững cần chú ý đến ba vấn đề: 1) Về môi trường: Sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường là yếu tố chính trong phát triển du lịch, duy trì các quy trình sinh thái thiết yếu và giúp bảo tồn di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học; 2) Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính chân thực văn hóa xã hội của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa được xây dựng và sống động và các giá trị truyền thống, góp phần tạo sự hiểu biết và khoan dung giữa các nền văn hóa; 3) Về kinh tế: Đảm bảo các hoạt động kinh tế khả thi, lâu dài, mang lại các lợi ích kinh tế xã hội cho tất cả các bên liên quan được phân phối công bằng, bao gồm việc làm ổn định và các cơ hội kiếm thu nhập và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương và góp phần xoá đói giảm nghèo [13, tr.14]. Luật Du lịch Việt Nam (2005) cũng đề cập đến nội dung du lịch bền vững: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai” [6]. Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu du lịch bền vững là sự du lịch có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, văn hóa - xã hội nhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách và điểm du lịch mà không làm phương hại đến nhu cầu của tương lai. Như vậy, du lịch bền vững có ba hợp phần chính: Một là, thân thiện với môi trường: giảm thiểu tác động đến môi trường (động thức vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm,) và cố gắng có lợi cho môi trường. Hai là, gần gũi về xã hội và văn hóa: Du lịch bền vững không hại đến cấu trúc xã hội và văn hóa của cộng đồng nơi TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 05/2017 24 nó thực hiện, ngược lại, du lịch bền vững tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, nhà quản lý du lịch, chính quyền địa phương). Trong các quy hoạch đều được lập kế hoạch, giám sát, giáo dục các bên lên quan về vai trò của họ. Ba là, sự đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng, ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như các bên có liên quan. Phát triển bền vững mang lại lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh, nó không bắt đầu một cách đơn giản để rồi sau đó sụp đổ nhanh chóng và để lại nhiều hậu quả khó giải quyết do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn. Chẳng hạn, một đơn vị kinh doanh có đủ ba tiêu chí trên thì sẽ kinh doanh tốt, nghĩa là kinh doanh không phá hủy nguồn lợi tự nhiên, văn hóa, kinh tế mà ngược lại sẽ bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, nâng cao giá trị văn hóa, mang lợi tức đến cho cộng đồng. Về sau, UNWTO (1998) đã đề xuất định nghĩa phát triển du lịch bền vững (Sustainable Tourism Development) như sau: “Phát triển du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch tương lai” [14, tr.9]. Theo đó, khái niệm phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường mà còn tập trung vào việc duy trì sự bền vững về văn hóa, xã hội của cộng đồng địa phương để đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại những lợi ích công bằng cho các nhóm đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch. Tức là, sử dụng tài nguyên môi trường hiệu quả và lâu dài; tôn trọng bản sắc văn hóa địa phương và bảo đảo lợi ích kinh tế. Phát triển du lịch bền vững phải có nội hàm rõ rệt là: Mối quan hệ hữu cơ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa; Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài; Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tiếp theo. UNWTO còn chỉ ra rằng, phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên liên quan, cũng như sự lãnh đạo chính trị mạnh mẽ để đảm bảo sự tham gia rộng rãi và xây dựng sự đồng thuận. Đạt được du lịch bền vững là một quá trình liên tục và đòi hỏi phải giám sát liên tục các tác động, giới thiệu các biện pháp phòng ngừa và/hoặc điều chỉnh khi cần thiết. Và hơn thế nữa, Du lịch bền vững cũng cần duy trì mức độ cao về sự hài lòng của du khách và đảm bảo cho khách du lịch một trải nghiệm có ý nghĩa, nâng cao nhận thức về các vấn đề bền vững và thúc đẩy các hoạt động du lịch bền vững trong số đó [16]. Hình 1. Phát triển du lịch bền vững theo quan niệm của Quốc tế Nguồn: Internet TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 25 2.2. Tại sao cần phát triển du lịch bền vững? Du lịch có vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên hợp quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt là mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển. Du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất nhiều ở các hội nghị và diễn đàn lớn trên thế giới. Mục đích chính của phát triển du lịch bền vững là thực hiện ba trụ cột của du lịch bền vững: Môi trường, văn hóa - xã hội và kinh tế để phát triển một cách đồng đều và hài hòa. Vì vậy, du lịch bền vững (Sustainable Tourism) là một phần quan trọng của phát triển bền vững (Sustainable Development) do Liên hợp quốc đề xuất. Du lịch là một trong những lĩnh vực tạo ra nhiều lợi nhuận cho quốc gia. Ở Việt Nam, doanh thu ngoại tệ về du lịch của nước ta chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hóa là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản [8]. 2.2.1. Những lý do sâu sắc để phát triển du lịch bền vững 1) Phát triển du lịch bền vững để bảo vệ môi trường sống, không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí, tiếng ồn. Đảm bảo sự hài hòa về môi trường sống cho các loài động thực vật và con người; 2) Phát triển du lịch bền vững giúp phát triển kinh tế. Nhờ du lịch mà các quốc gia, các vùng miền và người dân có được kinh tế ổn định; 3) Phát triển du lịch bền vững đảm bảo các vấn đề xã hội như giảm bớt tệ nạn xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp khai thác tài nguyên một cách hợp lý, đảm bảo các tài nguyên vẫn phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai vẫn được sử dụng tốt. Để đạt được ba mục tiêu trên đòi hỏi các quốc gia, vùng miền cần thực hiện về mọi mặt từ luật pháp, hệ thống hành chính, hệ thống công ty kinh doanh, cộng đồng dân cư,... 2.2.2. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững Chúng tôi nhận thấy phát triển du lịch bền vững có những mục tiêu cụ thể như sau: Hiệu quả kinh tế quốc gia: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt tới lợi nhuận lâu dài. Lợi ích cho địa phương: Tăng tối đa đóng góp của du lịch đối với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch, bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch được giữ lại tại địa phương. Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành du lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, bao gồm mức thu nhập, điều kiện và khả năng dịch vụ, không có sự phân biệt đối xử về giới, chủng tộc, bệnh tật và các mặt khác. Công bằng xã hội: Cần có sự phân phối lợi ích kinh tế và xã hội thu được từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những người trong cộng đồng đáng được hưởng, kể cả những cơ hội cải thiện cuộc sống, nâng cao mức thu nhập và cung cấp dịch vụ cho người nghèo. Sự thỏa mãn của khách du lịch: Cần cung cấp những dịch vụ an toàn, thỏa mãn TẠP CHÍ K ... không khí khiến cho dân địa phương bức xúc. Vệ sinh từ sân bay, bến cảng đến cơ sở lưu trú, nhà hàng, điểm du lịch còn chưa ngăn nắp, mất vệ sinh, đặc biệt là khu vệ sinh còn mùi hôi, bẩn thỉu. Phá rừng: Ở miền núi, tình trạng phá rừng đã làm cho cảnh quan đồi núi bị nham nhở, xơ xác đã ảnh hưởng đến du lịch sinh thái. Một số điểm du lịch sinh thái, hướng dẫn viên thuyết minh sai về hệ sinh thái cho du khách, thậm chí ở đó người ta còn chặt cây rừng, giết thú rừng và chim trời cho du khách “thưởng thức” [10]. Bài “Còn lại gì, Sapa?” của tác giả Phạm Quang Vinh đáng để cho chúng ta suy nghĩ về phát triển du lịch ở Việt Nam và nếu không nhận thức tốt, có chiến lược quy hoạch du lịch tối ưu, có tầm nhìn tổng thể thì nhiều thắng cảnh du lịch khác ở Việt Nam cũng vướng phải tình trạng tương tự [11]. Ô nhiễm môi trường tăng lên làm ảnh hưởng đến phát triển du lịch như sự cố Formosa 6/2016 làm ảnh hưởng nặng nề đến phát triển du lịch biển đảo ở bốn tỉnh miền Trung. Vấn đề nước sạch: năm 2003, Việt Nam có 240 nhà máy nước, tổng công suất 2,4 triệu m3/ngày. Do hệ thống các nhà máy nước xây dựng từ quá lâu, kỹ thuật lạc hậu, đường ống dẫn nước cũ và hỏng, trước áp lực từ quá trình đô thị hóa nhanh, dân cư đông nên dẫn đến hiện tượng nhiều khu vực bị thiếu nước sinh hoạt. Ví dụ: Hà Nội từng xảy ra sự cố vỡ ống dẫn nước gần 20 lần làm nhiều khu dân cư thiếu nước hoặc không có nước. Nước thải, nước bẩn: thoát nước và xử lý nước không kịp, cộng với triều cường, nhiều nơi ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, thậm chí là Đà Lạt,... bị ngập lụt, ngập úng, đi lại khó khăn, xe cộ bị tắt máy,... Nạn chèo kéo, tăng giá của những người bán rong, của các cơ sở kinh doanh,... làm phiền lòng du khách. Thực phẩm bẩn chưa được kiểm soát tốt, còn lan tràn từ đồng ruộng đến bàn ăn ở thành thị, mặc dù các cơ quan chức năng đã kiểm tra, kiểm soát nhưng nạn thực phẩm bẩn vẫn còn diễn biến phức tạp. Phải đảm bảo chặt chẽ vệ sinh thực phẩm và bảo quản, chế biến thực phẩm. Ứng xử văn hóa trong hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế khiến du khách phiền lòng, không muốn quay trở lại (chưa thân thiện, nhiệt tình, có những khâu giao tiếp với du khách còn thiếu nụ cười,...). Ý thức cộng đồng chưa tốt, đặc biệt là việc bảo vệ môi trường công cộng. Người TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 05/2017 28 dân còn xâm phạm đến tài nguyên của các khu vực và điểm du lịch như xâm phạm rừng, để rừng bị cháy,... Ngày 14/7/2017, Đài VTV1 đưa tin, một số người dân phá rừng ở Vườn Quốc gia Ba Bể. Tư duy chưa đổi mới trong thời kỳ hội nhập (chưa coi khách du lịch là thượng đế). Chỉ biết khai thác lợi ích trước mắt dẫn đến nhiều hệ quả xấu. Sản phẩm du lịch đơn điệu, không có đặc trưng vùng, miền khiến du khách cảm thấy nhàm chán vì đến nhiều nơi khác nhau mà không có sản phẩm đặc sắc để thưởng thức. Quản lý du lịch còn yếu kém (để hướng dẫn viên nước ngoài tung hoành, đặc biệt là hướng dẫn viên Trung Quốc). Hạ tầng cơ sở kỹ thuật còn yếu, chưa đồng bộ khiến thời gian cứng trong hoạt động du lịch (thời gian vận chuyển) chiếm tỉ lệ lớn trong chương trình tham quan của du khách. Chẳng hạn, đường vào Vườn Quốc gia Tràm Chim ở tỉnh Đồng Tháp để tham quan nhiều loài chim quý hiếm là rất khó khăn. Vai trò của cộng đồng địa phương (tham gia và thụ hưởng) còn bị xem nhẹ trong phát triển du lịch. Cộng đồng địa phương bị gạt ra ngoài quá trình phát triển, tạo ra sản phẩm du lịch. Công tác đào tạo và trình độ người làm du lịch còn thiếu và yếu khiến cho kiến thức chuyên môn của người làm du lịch còn nhiều hạn chế và chưa khai thác tốt các thị trường du lịch thế giới. Chăm sóc khách hàng còn mang tính hình thức mà chưa hướng đến hậu mãi lâu dài như một chính sách phát triển bền vững. Các di sản phi vật thể bị biến tướng thương mại hóa, phản cảm, trở nên tầm thường, chẳng hạn như Lễ hội Chọi Trâu ở Đồ Sơn. Theo Đài VTV1, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã có lịch sử trên 1000 năm tuổi nhưng nay có hiện tượng thương mại hóa, kinh doanh biến tướng còn việc đi sâu vào truyền thống của cha ông chỉ còn là quá khứ! (VTV1 đưa tin 19h35 ngày 05/7/2017). Thực trạng bảo vệ văn hóa trong du lịch trong những năm gần đây còn nhiều bất cập, những vấn đề nóng như vệ sinh môi trường, quảng cáo thương hiệu bằng những hình thức khuếch trương phù phiếm (bánh chưng khổng lồ, chai rượu khổng lồ, chai nước uống khổng lồ,...) làm tổn hại đến lễ hội. Hay là việc phát ấn, ban ấn, bán ấn, cướp ấn,... trở thành một vế ố trên bức tranh đẹp lễ hội tín ngưỡng tâm linh linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ này [9]. Chính sách phát triển du lịch bền vững của Việt Nam chưa thật sát với tình hình thực tiễn và còn mang tính chất lý thuyết, hoạch định trên giấy tờ mà chưa triển khai quyết liệt và kiên trì theo đuổi khiến cho chính sách phát triển du lịch bền vững nghe rất thuận tai nhưng mang ít giá trị thực tiễn. Nói chung là đi ngược lại logic tồn tại của ngành du lịch (Logic tồn tại của ngành Du lịch là liên kết, phối hợp đồng bộ của tất cả các bên có liên quan để phát triển hiệu quả và lâu dài (thể hiện tính bền vững)). Muốn phát triển du lịch được tốt phải hoạch định theo hướng phát triển du lịch bền vững. Thực trạng phát triển của du lịch Việt Nam như chúng tôi trình bày trên đây cũng là những thách thức đối với phát triển du lịch bền vững. Tài nguyên du lịch Việt TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 29 Nam, đa dạng, phong phú từ tự nhiên cho đến nhân văn, nói chung là có nhiều tiềm năng nhưng để biến những lợi thế tiềm năng thành sản phẩm du lịch cụ thể và những thế mạnh riêng có của ngành du lịch Việt Nam. Năm 2017, Đại hội đồng Liên hiệp quốc chọn là năm Quốc tế về du lịch bền vững vì sự phát triển. Trong khuôn khổ Năm APEC Việt Nam 2017, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến tổ chức đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững. Giải pháp căn bản của phát triển du lịch bền vững vẫn phải bắt đầu từ chính sách vĩ mô và hoạch định mang tính chiến lược của Nhà nước và đây cũng là mối quan tâm của nhiều quốc gia phát triển du lịch hiện nay với mong muốn ngành kinh tế đặc thù này phát triển thật sự bền vững. Ngày 19/6/2017, tại thành phố Hạ Long đã tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững APEC với sự tham gia của 21 nền kinh tế thuộc APEC và các tổ chức như UNWTO, ASEAN, IATA (Hiệp hội Hàng không Thế giới), IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) và các chuyên gia về du lịch bền vững [1]. Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế và vai trò của mình trong khu vực về hoạch định chính sách phát triển du lịch bền vững và cơ hội để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận biện pháp tăng cường hợp tác, hội nhập trong khu vực và đặc biệt là trong phát triển du lịch bền vững. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững và nhân rộng các điển hình về phát triển du lịch bền vững trong thời gian qua. APEC thông qua tuyên bố cao cấp về phát triển du lịch bền vững với chủ đề: “Thúc đẩy du lịch bền vững Châu Á - Thái Bình Dương bao trùm và kết nối”, bao gồm: coi phát triển du lịch bền vững là một quá trình liên tục cần có sự theo dõi, đánh giá tác động một cách thường xuyên; đẩy mạnh các chính sách phát triển du lịch nội địa và khu vực nhằm hỗ trợ thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc; khuyến khích các đóng góp kinh tế dài hạn, khả thi, đem lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan; tôn trọng tính nguyên bản về văn hóa - xã hội của cộng đồng địa phương; sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên môi trường tự nhiên; khuyến khích nhu cầu của người tiêu dùng đối với các hoạt động và sản phẩm du lịch bền vững; đẩy mạnh đối tác công - tư với tư cách là biện pháp chính để phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch bền vững; tạo môi trường cạnh tranh, hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến du lịch, nhất là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tiến hành thêm các nghiên cứu để các nền kinh tế APEC có thể thích ứng và tận dụng những thay đổi do các công nghệ mới tiên tiến đem lại. Đây là bước đi cụ thể hóa chính sách phát triển du lịch bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 2.4. Những giải pháp chính cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam Nhằm mục đích phát triển bền vững du lịch Việt Nam, ngành du lịch cần nghiêm túc rút ra những bài học, những kinh nghiệm thành công và thất bại để phát triển du lịch bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm phát triển du lịch bền vững; Đổi mới TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 05/2017 30 tư duy phát triển du lịch bền vững trong thời kỳ hội nhập; Nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam; Thực thi nghiêm chỉnh pháp luật và Luật Du lịch. Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, giám sát cũng như nâng cao vai trò quản lý và có chế tài đủ mạnh với những sai trái, tiêu cực để phát triển du lịch bền vững; Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhiều hơn cũng như đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới qua nhiều phương tiện truyền thông kể cả truyền thống và hiện đại; Liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương cũng như giữa các nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và người dân; Giải quyết tốt các vấn đề môi trường để đảo bảo phát triển du lịch bền vững. Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế bằng mọi giá; Nâng cao văn hóa du lịch cho các đối tượng tham gia hoạt động du lịch, tiến hành xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong du lịch; Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo và dịch vụ có chất lượng cao để thu hút du khách; Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao với kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề vững vừng, ngoại ngữ tốt để khai thác thị trường nước ngoài và thái độ phục vụ tốt. 3. KẾT LUẬN Bài viết của chúng tôi thiên về nhận thức phát triển du lịch bền vững của thế giới cũng như ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Xu hướng phát triển du lịch bền vững, đi tìm giải pháp hòa hợp trong sự phát triển của ngành du lịch mà không làm tổn hại đến môi trường, văn hóa bản địa, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai theo tinh thần của một số tổ chức thế giới như Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (1996), UNWTO (2004),... là rất cần thiết. Từ những nhận thức phát triển du lịch bền vững của thế giới, chúng tôi muốn soi rọi vào thực trạng phát triển du lịch Việt Nam cũng như những thách thức đặt ra mà chúng ta phải tìm cách giải quyết để phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh những thách thức trên, vừa qua du lịch Việt Nam cũng đã “triển nở” những khu, điểm du lịch hấp dẫn. Đó là Hội An, vẫn xứng đáng với danh hiệu Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận; Đà Nẵng với bộ quy tắc ứng xử trong du lịch và phát triển “nụ cười” với du khách; đó là du lịch cộng đồng ở Quảng Ninh, du lịch nông nghiêp ở Hà Tĩnh; Lễ hội “Vương quốc hang động kỳ vĩ và huyền thoại” ở Quảng Bình (17/6/2017), Du lịch Việt Nam được xếp hạng thứ 7/20 quốc gia phát triển du lịch mạnh trên thế giới. Du lịch Việt Nam năm 2016 đã đạt hơn 10 triệu lượt khách quốc tế và 62 triệu lượt khách nội địa. Du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017 tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, đó là tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ nhất thế giới. Trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đã phấn đấu mạnh mẽ và đạt được những kết quả tăng trưởng vượt bậc. Phát triển du lịch bền vững là một vấn đề mang tầm vĩ mô, do Nhà nước vạch ra và cần sự ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch phối hợp thực hiện. Nhà nước đặt ra các mục tiêu phát triển bền vững về du lịch, và dùng các biện pháp điều chỉnh nhằm đạt đến mục tiêu du phát triển du lịch bền vững đó. Du lịch bền TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 31 vững được lập kế hoạch tốt cung cấp cơ hội cho du khách tìm hiểu tự nhiên, cộng đồng địa phương và học thêm nhiều tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương. Lẽ tất nhiên, trong quá trình phát triển, ngành du lịch nước ta có nhiều bất cập phát sinh, có mâu thuẫn mà tìm cách giải quyết tốt các mâu thuẫn là việc cần thực hiện thường xuyên và liên tục để phát triển du lịch bền vững. Một trong những đóng góp lớn nhất của du lịch bền vững là khả năng để chuyển đổi những “đe dọa” thành những “lợi ích” cho cộng đồng địa phương. Triển khai Nghị quyết Số 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị với tinh thần trách nhiệm cao của Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, nhà khoa học, chúng ta tin tưởng rằng Việt Nam có thể thực hiện được phát triển du lịch bền vững [7]. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Apec (2017), The APEC High Level Policy Dialogue on Sustainable Tourism on 18 th - 19 th June 2017 in Ha Long, Quang Ninh, Viet Nam, https://www.apec2017.vn/ap17- c/content/media-notice%C2%A0apec-high-level-policy-dialogue-sustainable-tourism. 2. F. Cerina, A. Markandya and M. McAleer (2011), Economics of Sustainable Tourism, Routledge. 3. (1999), The German Forum on Environment and Development, at UN Conferece in New York. 4. J.Tribe (edited, 2009), Philosophical Issues in Tourism, Channel View Publications, Great Britain. 5. Jafar Jafari (Chief editor, 2000), Encyclopedia of Tourism, Routledge, New York. 6. Quốc hội (2011), Luật Du lịch Việt Nam và các văn bản thi hành, Nxb. Chính trị Quốc gia. 7. Bộ Chính Trị (2017), Nghị quyết Số 08 - NQ/TW. 8. Nguyễn Hương, Hồng Lụa, Bá Phúc (2016), Du lịch Việt Nam hội nhập, phát triển bền vững, 2402-5767.html, truy cập ngày 11/6/2016. 9. Nguyễn Phạm Hùng (2017), Văn hóa du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Phạm Trương Hoàng (2014), Hướng du lịch sinh thái phát triển bền vững, Báo Nhân dân, thai-phat-trien-ben-vung.html. 11. Phạm Quang Vinh (2016), Còn lại gì, Sapa, Tuổi Trẻ cuối tuần, đăng lại trên pa/1228444.html, truy cập 10/7/2017. 12. S. Medlik (2003), Dictionary of Travel, Tourism and Hospitality, Butterworth- Heinemann, Oxford, UK. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 05/2017 32 13. Stephen F. McCool & Keith Bosak (editors) (2016), Reframing Sustainable Tourism (Environmental Challenges and Solutions), Springer. 14. UNDP (2005), Sustainable tourism developmetn in UNESCO. 15. UNEP & UNWTO (2005), Making tourism More sustainable - A guide for policy makers, Document published by UNEP & UNWTO. 16. UNWTO (2008), Defination of Tourism, 17. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội. 18. Võ Văn Sen & Nguyễn Thế Nghĩa (2014), Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài: 1/8/2016. Ngày biên tập xong: 12/8/2017. Duyệt đăng: 20/8/2017
File đính kèm:
- mot_so_van_de_phat_trien_du_lich_ben_vung_o_viet_nam.pdf