Một số vấn đề về phát triển phương tiện hỗ trợ dạy học thanh nhạc tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang

Abstract: In the training curriculum for music teachers at the college level at Nha Trang National

College of Pedagogy, Vocal is a specialized module to help students to proficiently use the voice

to teach and perform songs in music programs in high schools and communities. However, the

duration of the program and the duration that students to study in a lesson is not much, so that the

lecturers need to change teaching methods; students have to improve self-study activities and have

effective learning methods. This article addresses some of the issues of about developing support

facilities for teaching vocal at Nha Trang National College of Pedagogy.

pdf 6 trang yennguyen 4340
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về phát triển phương tiện hỗ trợ dạy học thanh nhạc tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về phát triển phương tiện hỗ trợ dạy học thanh nhạc tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang

Một số vấn đề về phát triển phương tiện hỗ trợ dạy học thanh nhạc tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 306-310; 151 
306 
Email: leminhxuan.chauminh@gmail.com 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN 
HỖ TRỢ DẠY HỌC THANH NHẠC 
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG NHA TRANG 
Lê Thị Minh Xuân - Tăng Long Phước 
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang 
Ngày nhận bài: 16/4/2019; ngày chỉnh sửa: 15/5/2019; ngày duyệt đăng: 20/5/2019. 
Abstract: In the training curriculum for music teachers at the college level at Nha Trang National 
College of Pedagogy, Vocal is a specialized module to help students to proficiently use the voice 
to teach and perform songs in music programs in high schools and communities. However, the 
duration of the program and the duration that students to study in a lesson is not much, so that the 
lecturers need to change teaching methods; students have to improve self-study activities and have 
effective learning methods. This article addresses some of the issues of about developing support 
facilities for teaching vocal at Nha Trang National College of Pedagogy. 
Keywords: Teaching facilities, vocal, student. 
1. Mở đầu 
“Thanh nhạc” là một thuật ngữ chỉ phương cách biểu 
hiện âm nhạc của con người - giọng hát. Đào tạo thanh 
nhạc là huấn luyện người học để có được giọng hát chuẩn 
xác, truyền cảm, có khả năng thể hiện được nội dung, xúc 
cảm âm nhạc với các hình tượng phong phú, đa dạng. 
Trong chương trình đào tạo giáo viên âm nhạc trình độ cao 
đẳng tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha 
Trang, Thanh nhạc là học phần chuyên ngành nhằm giúp 
sinh viên (SV) có khả năng sử dụng thành thạo giọng hát 
để giảng dạy và biểu diễn các ca khúc trong chương trình 
âm nhạc ở trường phổ thông và cộng đồng [1]. Chương 
trình thanh nhạc hiện hành gồm 02 học phần là “Thanh 
nhạc 1” và “Thanh nhạc 2”. Cấu trúc của mỗi học phần có 
2 tín chỉ, mỗi tín chỉ thực hiện trong 15 tiết, mỗi tiết có thời 
lượng 50 phút; các tiết của học phần được rải đều trong 30 
tuần của năm học (1 tiết/tuần); hình thức tổ chức lớp học 
là 4 SV/tiết. Phương pháp giảng dạy chủ yếu hướng dẫn 
SV thực hành cá nhân (thời lượng khoảng 12 phút/1 
SV/tiết/tuần). Nội dung của các học phần thanh nhạc được 
thiết kế gồm 02 phần: luyện kĩ thuật và ứng dụng kĩ thuật 
thể hiện tác phẩm [2]. Do thời lượng chương trình và thời 
lượng SV được học trong 1 tiết học không nhiều nên hoạt 
động giảng dạy của giảng viên (GV) cần phải được đổi 
mới; hoạt động tự học của SV cũng phải được tăng cường 
và có phương pháp tự học hiệu quả. 
Nhằm hỗ trợ GV và SV trong hoạt động dạy và học 
trên lớp và ngoài giờ lên lớp, chúng tôi cho rằng cần phải 
đổi mới hình thức tổ chức lớp học trên lớp [3], nghiên 
cứu phát triển các phương tiện hỗ trợ dạy học, đặc biệt là 
ứng dụng phương tiện hiện đại trong đổi mới phương 
pháp dạy học. Năm 2012, chúng tôi đã tiến hành nghiên 
cứu “Thiết kế nội dung hỗ trợ dạy học thanh nhạc ngành 
sư phạm âm nhạc trình độ cao đẳng phần dân ca nước 
ngoài” [4]. Năm 2018, chúng tôi nghiên cứu “Thiết kế 
nội dung hỗ trợ dạy học học phần Thanh nhạc 2 - Phần 
luyện kĩ thuật hát, chương trình đào tạo SV Cao đẳng Sư 
phạm Âm nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương 
Nha Trang” [5]. Kết quả các nghiên cứu đều được đưa 
vào ứng dụng thực tiễn, giảng dạy hiệu quả cho SV 
ngành Sư phạm Âm nhạc của Trường. Tiếp nối thành 
công của các đề tài, năm 2019, chúng tôi tiếp tục triển 
khai nghiên cứu phát triển các phương tiện hỗ trợ dạy học 
Thanh nhạc cho SV chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc. 
Bài viết này đề cập một số vấn đề phát triển các phương 
tiện hỗ trợ dạy học Thanh nhạc tại Trường Cao đẳng Sư 
phạm Trung ương Nha Trang. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Phương tiện hỗ trợ dạy học thanh nhạc 
Phương tiện dạy học, theo nghĩa rộng, là toàn bộ các 
yếu tố nhằm xác lập các mối quan hệ trong dạy học, 
nhằm tăng cường nhận thức của người học trong quá 
trình dạy học, đó là yếu tố vật chất hóa về hình thức của 
phương pháp để tác động đến sự chuyển biến nội dung 
và đạt được mục đích dạy học; theo nghĩa hẹp, là những 
đối tượng vật chất được GV sử dụng với tư cách là những 
phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của 
người học nhằm đạt mục tiêu dạy học [6]. Phương tiện 
dạy học chủ yếu trong giảng dạy Thanh nhạc tại các 
trường sư phạm chủ yếu là nhạc cụ như piano, organ... 
Phương tiện hỗ trong dạy học thanh nhạc là phương 
tiện được sử dụng hỗ trợ cho hoạt động dạy của GV và 
hoạt động học, tự học của SV. Phương tiện hỗ trợ dạy 
học thanh nhạc có thể là các phương tiện mang tin, truyền 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 306-310; 151 
307 
tin, phương tiện tương tác trong sự hỗ trợ và điều khiển 
quá trình dạy học. 
2.2. Thực trạng sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học 
trong giảng dạy Thanh nhạc tại Trường Cao đẳng Sư 
phạm Trung ương Nha Trang 
2.2.1. Nội dung chương trình 
Với yêu cầu chuẩn đầu ra SV đạt được âm vực giọng 
hát đạt khoảng 2 quãng 8; thực hiện phối hợp được các 
kĩ thuật phát triển giọng hát và kĩ thuật hát cơ bản; vận 
dụng thể hiện được một số bài hát Việt Nam và nước 
ngoài, các nội dung học tập của SV trong chương trình 
bao gồm: Luyện tập kĩ thuật phát triển giọng hát (tư thế, 
hơi thở, vị trí, điểm tựa, khẩu hình, cộng minh); kĩ thuật 
hát liền giọng (Cantilena), hát lướt nhanh (Passage), hát 
nẩy (Staccato), xử lí sắc thái to/nhỏ dần 
(Cresscendo/decresscendo), chuyển giọng thông qua 
mẫu câu luyện thanh và bài luyện thanh; thực hiện các 
bài tập ứng dụng kĩ thuật hát bao gồm: dân ca, ca khúc 
Việt Nam và nước ngoài (lời Việt). Phương pháp giảng 
dạy chủ yếu hướng dẫn SV thực hành cá nhân (thời lượng 
khoảng 12 phút/1 SV/tiết/tuần). 
2.2.2. Điều kiện thực hiện chương trình 
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang 
có các phòng thực hành chuyên dụng phục vụ dạy học 
học phần Thanh nhạc. Phòng thực hành được cách âm và 
trang bị đàn piano - phương tiện giảng dạy chủ yếu của 
GV trong các tiết học thanh nhạc. Đội ngũ GV thanh 
nhạc có trình độ. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thời 
lượng thực hiện chương trình và thời lượng tổ chức các 
hoạt động cho SV trên lớp không nhiều là những khó 
khăn mà GV và SV đang gặp phải. Trong 1 tiết lên lớp, 
GV thường tổ chức cho SV thực hiện từ 2-4 hoạt động, 
thời lượng cho từng hoạt động nhiều nhất là khoảng 9 
phút dành cho hoạt động kiểm tra vào tiết 11, 15; còn lại 
các tiết học khác có thời lượng cho một hoạt động từ 1-8 
phút, trong đó chủ yếu là 2-6 phút/1 hoạt động, cụ thể: 
Tiết học có 2 hoạt động, thời lượng mỗi hoạt động: 
khoảng 6 phút - các tiết hát với phần nhạc đệm; 4 hoặc 8 
phút - tiết đầu tiên của tín chỉ; Tiết học có 3 hoạt động, 
thời lượng mỗi hoạt động khoảng 1-9 phút: tiết 2, 3, 8, 9, 
10, 11; Tiết học có 4 hoạt động, thời lượng mỗi hoạt động 
khoảng 1-5 phút: tiết 4, 5, 6, 7. 
Bảng 1. Học phần Thanh nhạc 2 - Tín chỉ 1 
Nội dung 
Tiết 
thứ 
Thời lượng cho từng hoạt động 
Tổng cộng 
thời lượng 
(phút/SV) 
Vận 
động 
khởi 
động 
cơ 
thể 
Luyệ
n tập 
khởi 
động 
giọng 
Tập 
kĩ 
thuật 
Tập 
bài 
hát 
Dàn 
dựng 
tác 
phẩm 
Tập 
hát 
với 
phần 
đệm 
piano 
Tập 
biểu 
diễn 
Biểu 
diễn 
Phần 1: Kĩ thuật hát 
Liền giọng và hát 
Lướt nhanh. 
Bài 1: Ôn luyện kĩ 
thuật phát triển 
giọng hát 
1. Luyện thanh 
luyện tập hơi thở, vị 
trí, điểm tựa âm 
thanh, cộng minh, 
khẩu hình. 
2. Giao bài hát 
1 4 8 12 
Bài 2: Kĩ thuật hát 
Liền giọng 
1. Khái niệm 
2. Phương pháp 
luyện tập 
3. Luyện thanh 
4. Học hát 
2 3 5 4 12 
3 3 5 4 12 
4 1 2 4 5 12 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 306-310; 151 
308 
Bài 3: Kĩ thuật hát 
lướt nhanh 
1. Khái niệm 
2. Phương pháp 
luyện tập 
3. Luyện thanh 
4. Học hát 
5 1 2 4 5 12 
Bài 4: Bài luyện 
thanh số1 
1. Luyện thanh 
2. Bài luyện thanh 
3. Học hát 
6 1 2 4 5 12 
7 1 2 4 5 12 
Bài 5: Bài luyện 
thanh số 2 
1. Luyện thanh 
2. Bài luyện thanh 
3. Học hát 
8 2 5 5 12 
9 2 5 5 12 
Bài 6: Dựng bài 
1. Luyện thanh 
2. Bài luyện thanh 
3. Xử lí bài hát 
Mở bài - cao trào - 
kết bài. 
- Xử lí âm thanh. 
- Xử lí sắc thái, tình 
cảm bài hát. 
10 1 2 9 12 
Bài 7: Ôn tập - Kiểm 
tra 1 
11 1 2 9 12 
Bài 8: Hát với phần 
nhạc đệm 
1. Luyện thanh 
2. Tập hát với phần 
nhạc đệm 
12 6 6 12 
13 6 6 12 
14 6 6 12 
Bài 9: Ôn tập - Kiểm 
tra 2 
15 1 2 9 12 
Theo Trần Bá Hoành, một trong những điều kiện thực 
hiện đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực 
của người học đó là “có những thiết bị dạy học hỗ trợ, 
thuận lợi cho việc tổ chức các công tác độc lập. Hình thức 
lớp học phải thay đổi linh hoạt phù hợp với dạy học cá thể 
và dạy học hợp tác” [7; tr 53]. Thực tế, khi triển khai thực 
hiện chương trình, GV đã tiến hành đổi mới phương pháp 
giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của 
SV: dạy học lấy SV làm trung tâm; đa dạng các hình thức 
tổ chức hoạt động trên lớp; chú trọng rèn luyện phương 
pháp tự học cho SV [3]. Tuy nhiên, GV không có nhiều 
thời gian trên lớp để hướng dẫn SV sửa sai, luyện tập hoàn 
thiện tác phẩm; không có GV chuyên trách hỗ trợ đệm hát 
cho SV trong quá trình học tập, tự học, ráp đàn và kiểm tra 
như các trường chuyên nghiệp nên việc SV trả bài trên lớp 
chưa thực sự hiệu quả. 
2.3. Phát triển các phương tiện hỗ trợ dạy học Thanh 
nhạc tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương 
Nha Trang 
Nhằm hỗ trợ việc dạy và học trên lớp cũng như việc 
tự luyện tập trong các giờ tự học của SV tại Trường Cao 
đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang, chúng tôi thiết kế 
các nội dung hỗ trợ dưới dạng bản phổ và âm thanh như 
sau (xem bảng 2): 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 306-310; 151 
309 
Bảng 2. Nội dung hỗ trợ dạy học Thanh nhạc 
TT Nội dung hỗ trợ Mục đích 
Cách sử dụng 
GV SV 
1 
Bản phổ bài luyện thanh, 
dân ca Việt Nam, dân ca 
nước ngoài 
Cung cấp tác phẩm bằng 
văn bản 
Làm căn cứ để giảng dạy 
bài luyện thanh, dân ca 
Việt Nam và dân ca 
nước ngoài 
Hướng dẫn SV vỡ bài, 
chỉnh sửa cao độ, tiết tấu 
các bài luyện thanh, dân 
ca Việt Nam và dân ca 
nước ngoài 
Vỡ bài về cao độ, tiết tấu 
2 
Nhạc đệm có giai điệu bài 
luyện thanh, dân ca Việt 
Nam, dân ca nước ngoài 
Cung cấp tác phẩm bằng 
âm thanh mẫu 
Hỗ trợ hoạt động luyện 
tập kĩ thuật, ứng dụng kĩ 
thuật thể hiện tác phẩm 
Hướng dẫn SV nghe và 
phương pháp luyện tập 
kĩ thuật, vận dụng kĩ 
thuật thể hiện tác phẩm 
Nghe GV hướng dẫn, tự 
nghe để củng cố kiến 
thức và luyện tập, vận 
dụng thể hiện tác phẩm 
3 
Nhạc đệm không có giai 
điệu bài luyện thanh, dân 
ca Việt Nam, dân ca nước 
ngoài 
Cung cấp nhạc đệm 
Có thể sử dụng trong 
kiểm tra (thay GV 
chuyên trách đệm Piano) 
Hướng dẫn SV kĩ thuật 
tác phẩm 
Tập thể hiện kĩ thuật tác 
phẩm; tự luyện tập củng 
cố kiến thức và tập biểu 
diễn 
Thực hành biểu diễn 
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và đang từng bước 
hoàn thiện bộ sản phẩm gồm: Bản phổ bài luyện thanh, 
dân ca Việt Nam, dân ca nước ngoài với nhạc đệm có 
giai điệu và không có giai điệu. 
Nguyên tắc thiết kế: 
- Các tác phẩm dân ca Việt Nam, dân ca nước ngoài 
và bài luyện thanh được lựa chọn đáp ứng yêu cầu về kĩ 
thuật phát triển giọng hát và kĩ thuật hát trong chương 
trình thanh nhạc; 
- Các tác phẩm có âm vực trong khoảng 2 quãng 8 
phù hợp với mục tiêu và chuẩn đầu ra về âm vực giọng 
của người học được quy định trong chương trình thanh 
nhạc; 
- Mỗi tác phẩm đại diện cho một loại kĩ thuật hoặc 
phối hợp các kĩ thuật phát triển giọng hát và kĩ thuật hát; 
- Mỗi tác phẩm có phần soạn đệm piano, âm thanh 
nhạc đệm có giai điệu và nhạc đệm không có giai điệu; 
- Thời lượng âm thanh nhạc đệm có giai điệu/nhạc 
đệm không có giai điệu từ 2-5 phút/1 tác phẩm. 
Các bước thực hiện: 
Bước 1: Sưu tầm vocalise, bài dân ca Việt Nam và 
dân ca nước ngoài; 
Bước 2: Soạn phần đệm piano cho mỗi tác phẩm; 
Bước 3: Chế bản vi tính, hoàn thành bản phổ tác 
phẩm; 
Bước 4: Âm thanh hóa bản phổ tác phẩm thành phần 
nhạc đệm có giai điệu (xác định tempo, thời lượng, số lần 
trình bày, mở và kết); 
Bước 5: Âm thanh hóa bản phổ tác phẩm thành phần 
nhạc đệm không có giai điệu (giữ nguyên tempo, thời 
lượng số lần trình bày, mở và kết trong nhạc đệm có giai 
điệu nhưng trích xuất phần giai điệu); 
Bước 6: Kiểm tra, đối chiếu âm nhạc giữa bản phổ và 
âm thanh, chỉnh sửa; 
Bước 7: Thu thanh mẫu một số tác phẩm; 
Bước 8: Thử nghiệm và điều chỉnh tác phẩm sau thử 
nghiệm; 
Bước 9: Thu thanh các tác phẩm; 
Bước 10: Hoàn thiện sản phẩm. 
Kết quả sản phẩm: 
- 03 bản phổ tác phẩm bao gồm bài luyện thanh, dân 
ca Việt nam, dân ca nước ngoài với mục đích cung cấp 
bản phổ, tạo sự thống nhất trong đệm đàn hỗ trợ việc 
giảng dạy và học tập của GV và SV. 
- 03 CD âm thanh nhạc đệm có giai điệu với mục đích 
cung cấp tác phẩm bằng âm thanh, hỗ trợ nội dung luyện 
kĩ thuật và học các tác phẩm bài luyện thanh, dân ca Việt 
Nam và dân ca nước ngoài; hỗ trợ SV tự học ngoài giờ 
lên lớp, nhạc có giai điệu được biên soạn trên cơ sở bản 
phổ tác phẩm. 
- 03 CD âm thanh nhạc đệm không có giai điệu với 
mục đích cung cấp tác phẩm bằng âm thanh, hỗ trợ nội 
dung ôn tập và kiểm tra; hỗ trợ SV tự học ngoài giờ lên 
lớp, nhạc đệm không có giai điệu được biên soạn căn cứ 
vào bản phổ và thống nhất với phần nhạc đệm có giai 
điệu về cấu trúc và thời gian thực hiện. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 306-310; 151 
310 
Các tác phẩm dân ca Việt nam, dân ca nước ngoài, 
bài luyện thanh có phần đệm piano đã được âm thanh hóa 
làm phương tiện hỗ trợ hoạt động tự học của SV; có thể 
sử dụng nhạc đệm có giai điệu và không có giai điệu cho 
SV tự học, tự ráp nhạc. Nhạc đệm không có giai điệu có 
thể được SV sử dụng trong việc thực hiện các bài kiểm 
tra (thay cho GV chuyên trách đệm piano). Sự thống nhất 
giữa bản phổ, nhạc đệm có giai điệu, nhạc đệm không có 
giai điệu giúp cho GV thuận lợi trong việc luyện tập 
hướng dẫn SV hoàn thiện tác phẩm và hoàn thành bài 
kiểm tra; giúp SV chủ động, tự tin khi thực hiện các khâu 
của quy trình học thanh nhạc: vỡ bài, tập kĩ thuật, dựng 
bài, ráp nhạc, thực hành biểu diễn. Bên cạnh đó, chúng 
tôi đang tiếp tục nghiên cứu thiết kế phần mềm website 
hỗ trợ GV trong việc trao đổi, thảo luận, hướng dẫn và 
quản lí hoạt động tự học của SV; tăng cường thời lượng 
tương tác giữa GV và SV, khắc phục hạn chế thời lượng 
học chính khóa ít của mỗi SV/tiết/tuần. 
Trong đó, phần mềm website hỗ trợ dạy học thanh nhạc 
được sử dụng xuyên suốt quá trình dạy học. GV có thể trao 
đổi, hướng dẫn SV thực hiện các nội dung bài tập trước khi 
lên lớp và hoàn thành yêu cầu bài tập sau khi lên lớp. 
3. Kết luận 
Việc soạn các bản phổ bài luyện thanh, dân ca Việt 
Nam và nước ngoài có phần đệm piano, nhạc đệm có 
giai điệu và nhạc đệm không có giai điệu, phần mềm 
website bao gồm cơ sở dữ liệu, cửa sổ tương tác và kho 
lưu trữ là cần thiết; khắc phục được hạn chế do việc 
thiếu GV đệm đàn và thời gian dạy cá nhân không 
nhiều; hỗ trợ GV và SV trong quá trình dạy học trên lớp 
cũng như tự học ngoài giờ lên lớp. Đây cũng chính là 
hướng nghiên cứu phát triển các phương tiện hỗ trợ GV 
đổi mới phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả trong 
giảng dạy Thanh nhạc ở Trường Cao đẳng Sư phạm 
Trung ương Nha Trang. 
(Xem tiếp trang 151) 
Bảng 3. Thời điểm sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học thanh nhạc 
Tiết 
thứ 
Thời lượng cho từng hoạt động 
Nội dung hỗ trợ 
Vận 
động 
khởi 
động 
cơ 
thể 
Luyện 
tập 
khởi 
động 
giọng 
Tập kĩ 
thuật(*) 
Tập 
bài 
hát 
(*) 
Dàn 
dựng 
tác 
phẩm 
(*) 
Tập 
hát với 
phần 
đệm 
piano 
(*) 
Tập 
biểu 
diễn 
(*) 
Biểu 
diễn (*) 
1 4 8 
2 3 5 4 
Bản phổ/nhạc đệm có 
giai điệu 
3 3 5 4 
Bản phổ/nhạc đệm có 
giai điệu 
4 1 2 4 5 CD nhạc đệm có giai điệu 
5 1 2 4 5 CD nhạc đệm có giai điệu 
6 1 2 4 5 CD nhạc đệm có giai điệu 
7 1 2 4 5 CD nhạc đệm có giai điệu 
8 2 5 5 CD nhạc đệm có giai điệu 
9 2 5 5 CD nhạc đệm có giai điệu 
10 1 2 9 CD nhạc đệm có giai điệu 
11 1 2 9 
CD nhạc đệm không có 
giai điệu 
12 6 6 
CD nhạc đệm không có 
giai điệu 
13 6 6 
CD nhạc đệm không có 
giai điệu 
14 6 6 
CD nhạc đệm không có 
giai điệu 
15 1 2 9 
CD nhạc đệm không có 
giai điệu 
(*) Các hoạt động sử dụng nội dung hỗ trợ trong các tiết học thanh nhạc 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 147-151 
151 
những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. 
Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Cho dù 
đó là kinh tế, kĩ thuật hay văn học, nghệ thuật, chúng ta 
không thể thành công và chiến thắng nếu ta chỉ là một cá 
nhân. Kĩ năng làm việc nhóm giúp chúng ta có khả năng 
phối hợp tốt trong công việc; có sự tương tác đa chiều 
trong một nhóm làm việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ 
của mình xuất sắc hơn nhờ giúp đỡ các thành viên khác; 
nâng cao khả năng tương tác giữa các thành viên trong 
một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc, phát triển 
tiềm năng của bản thân. 
Như vậy, có sự khác biệt về tỉ lệ lựa chọn các kĩ năng 
cần thiết trong quá trình học tập tại trường đại học và khi 
đi làm. Điều đó cho thấy, SV bước đầu đã có sự xác định 
cơ bản về vai trò của các kĩ năng trong những môi trường 
khác nhau. 
3. Kết luận 
Kết quả khảo sát cho thấy, SV Trường Đại học Công 
đoàn đánh giá kĩ năng học và tự học, kĩ năng thuyết trình, 
kĩ năng lắng nghe là những kĩ năng cần thiết đối với SV 
khi còn học tập trong nhà trường; còn các kĩ năng cần thiết 
khi đi làm là: lập kế hoạch và tổ chức công việc; giao tiếp 
ứng xử; làm việc nhóm. Chính vì vậy, Trường Đại học 
Công đoàn cần trang bị cho SV các kĩ năng mềm cần thiết 
để giúp SV tự tin hội nhập và phát triển trong tương lai. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Hoàng Phê (2003). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà 
Nẵng. 
[2] Vũ Thị Nga (2017). Phát triển kĩ năng mềm cho sinh 
viên Trường Đại học Công đoàn. Đề tài nghiên cứu 
khoa học cấp cơ sở Trường Đại học Công đoàn, mã 
số KH2017.03. 
[3] Forland - Jeremy (2006). Managing Teams and 
Technology. UC Davis, Graduate School of 
Management. 
[4] Nancy J. Pattrick (2008). Social skills for teenagers 
and adults with esperger syndrome. Jessica 
Kingsley Publisher. 
[5] Michal Pollick (2008). Soft skills for Bussiness man. 
Boston, American. 
[6] Giusoppe Giusti (2008). Soft skills for Lawyer. 
Chelsea Publisher. 
[7] Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa (2010). 
Giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho học sinh phổ 
thông. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[8] Vĩnh Thắng (2012). Top 10 kĩ năng mềm cần thiết 
cho bạn trẻ. NXB Trẻ. 
[9] Bussiness Edge (2006). Giao tiếp trong quản lí để 
tránh lỗi giao tiếp hàng ngày. NXB Trẻ. 
[10] Thái Trí Dũng (2012). Kĩ năng giao tiếp và thương 
lượng trong kinh doanh. NXB Lao động - Xã hội. 
[11] Nguyễn Hữu Thân (2006). Truyền thông giao tiếp 
trong kinh doanh. NXB Thống kê. 
[12] Leil Lowndes (2009). Nghệ thuật giao tiếp để thành 
công. NXB Lao động - Xã hội. 
[13] Nguyễn Quốc Việt - Nguyễn Minh Thảo (2012). 
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua 
phát triển kĩ năng lao động và vai trò của giáo dục 
phổ thông. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà 
Nội, số 28 (Kinh tế và Kinh doanh), tr 185-192. 
[14] Vũ Thị Phượng - Dương Quang Huy (2006). Giao 
tiếp trong kinh doanh. NXB Tài chính. 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN... 
(Tiếp theo trang 310) 
Tài liệu tham khảo 
[1] Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang 
(2016). Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng 
ngành Sư phạm Âm nhạc. Tài liệu lưu hành nội bộ. 
[2] Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang 
(2016). Chương trình học phần Thanh nhạc 1 và 2. 
Tài liệu lưu hành nội bộ. 
[3] Lê Thị Minh Xuân (2006). Về đổi mới phương pháp 
giảng dạy môn Thanh nhạc ở trường cao đẳng sư 
phạm. Tạp chí Giáo dục, số 129, tr 45; 16. 
[4] Lê Thị Minh Xuân (chủ nhiệm, 2012). Thiết kế nội 
dung hỗ trợ dạy học thanh nhạc ngành Sư phạm Âm 
nhạc trình độ cao đẳng phần dân ca nước ngoài. Đề 
tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Cao đẳng 
Sư phạm Trung ương Nha Trang. 
[5] Lê Thị Minh Xuân (chủ nhiệm, 2018). Thiết kế nội 
dung hỗ trợ dạy học học phần Thanh nhạc 2 - phần 
luyện kĩ thuật hát, chương trình đào tạo sinh viên 
cao đẳng Sư phạm Âm nhạc Trường Cao đẳng Sư 
phạm Trung ương Nha Trang. Đề tài nghiên cứu 
khoa học cấp cơ sở, Trường Cao đẳng Sư phạm 
Trung ương Nha Trang. 
[6] Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên, 2013). Giáo trình 
Giáo dục học. NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Trần Bá Hoành (2006). Đổi mới phương pháp dạy 
học, chương trình và sách giáo khoa. NXB Đại học 
Sư phạm.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_phat_trien_phuong_tien_ho_tro_day_hoc_thanh.pdf