Một số xét nghiệm hóa sinh trong lâm sàng

1. Đơn vị sI dùng trong y học.

Năm 1957, Hội nghị Quốc tế về đo lường đã thống nhất quy định đơn vị đo lường quốc tế SI (Systeme international). Đó là các đơn vị cơ bản: mét (m), ampe (a), candela (cd), kilogam (kg), giây (s). Năm 1971, Hội nghị của Liên Đoàn Hóa học lâm sàng quốc tế đã qui định đơn vị SI thứ 7 về đơn vị mới biểu thị kết quả xét nghiệm, khắc phục tình trạng nhiều đơn vị khác nhau, khó chuyển đổi, chưa khoa học.

Trước kia, ở một số địa phương nước ta vẫn còn đang dùng các đơn vị chưa đúng với hệ thống đơn vị SI để ghi kết quả các xét nghiệm hóa sinh. Hiện nay, các xét nghiệm được Hội Hóa sinh-Y-Dược Việt Nam, Bộ Y tế thống nhất dùng đơn vị Quốc tế (SI) để ghi kết quả các xét nghiệm hóa sinh. Để phục vụ cho quá trình học tập, tham khảo tài liệu và thực hiện thống nhất trong các bệnh viện, các thầy thuốc cần biết các đơn vị quốc tế (SI) đang dùng để viết các kết quả xét nghiệm. Dưới đây là các đơn vị SI dùng cho các xét nghiệm hóa sinh lâm sàng.

1.1. Đơn vị lượng chất

Đơn vị lượng chất là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những hỗn hợp phân tử giống nhau và khối lượng phân tử xác định.

Đơn cơ sở của đơn vị lượng chất là mol.

Mol (mol) là lượng chất của một hệ thống gồm một số thực thể cơ bản, bằng số nguyên tử có trong 0,012 kg carbon 12. Khi dùng mol phải xác định cụ thể thực thể là nguyên tử, phân tử, ion, điện tử, hạt khác hoặc những nhóm riêng của hạt đó. Một số đơn vị lượng chất thường dùng là:

1 mol (mol) = 1 phân tử gam

Ngoài đơn vị cơ bản, người ta còn dùng các đơn vị dẫn xuất là các ước số của đơn vị cơ bản, như:

Millimol (mmol) = 10-3 mol

Micromol (mol) = 10-6 mol

Nanomol (nmol) = 10-9 mol

Picromol (pmol) = 10-12 mol

 

doc 55 trang yennguyen 6080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số xét nghiệm hóa sinh trong lâm sàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số xét nghiệm hóa sinh trong lâm sàng

Một số xét nghiệm hóa sinh trong lâm sàng
Học viện Quân Y
Bộ môn Hóa Sinh
MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HÓA SINH TRONG LÂM SÀNG
Nhà xuất bản mong bạn đọc
góp ý kiến phê bình
Hội đồng biên soạn, biên tập, tài liệu giáo trình, 
giáo khoa của Học viện Quân Y
TS. Phan Hải Nam
Một số xét nghiệm
hóa sinh trong lâm sàng
Lời nói đầu
H
iện nay, các xét nghiệm hoá sinh đã có nhiều thay đổi cả về nội dung, kỹ thuật, cũng như các đơn vị biểu thị kết quả xét nghiệm. Các xét nghiệm hoá sinh hiện tại đang được sử dụng có nhiều ưu điểm hơn như: đúng hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, góp phần chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh tốt hơn. Từ các yêu cầu thực tế, Bộ môn Hoá sinh - Học viện Quân Y đã biên soạn cuốn "Một số xét nghiệm hoá sinh lâm sàng" để làm tài liệu tham khảo, học tập cho các học viên, bác sĩ. Cuốn sách được viết đề cập đến những kiến thức hiện đại, cả cơ sở và thực tiễn lâm sàng nhằm giúp cho các cán bộ chuyên khoa, các bác sĩ có tài liệu học tập mới, tham khảo chuyên ngành góp phần vào công tác chẩn đoán và điều trị ở các đơn vị y tế và các bệnh viện.
Nội dung sách gồm hai phần:
+ Phần 1: Mở đầu. Phần này đề cập tới các đơn vị SI dùng trong y học và các vấn đề cần lưu ý khi làm xét nghiệm.
+ Phần 2: Một số xét nghiệm hoá sinh trong lâm sàng.
Mặc dù đã cố gắng để sách được viết có chất lượng, nhưng do có những hạn chế về thời gian cũng như về kinh nghiệm và trình độ, chắc chắn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để sách được hoàn chỉnh hơn trong lần xuất bản sau. 
Mục lục
Trang
Phần 1
mở đầu
 1.
Đơn vị SL dùng trong y học
11
 2.
Trị số hóa sinh máu, nước tiểu và dịch não tuỷ ở người bình thường.
15
 3.
Một số lưu ý khi lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm hóa sinh
18
Phần 2
Một số xét nghiệm hóa sinh trong lâm sàng
Chương 1:
Một số xét nghiệm hóa sinh về bệnh gan
22
Chương 2:
Các xét nghiệm hóa sinh về bệnh tuyến tuỵ
36
Chương 3:
Các xét nghiệm hóa sinh về bệnh tiểu đường
43
Chương 4:
Một số xét nghiệm hóa sinh về bệnh thận
48
Chương 5:
Một số xét nghiệm hóa sinh về rối loạn lipid máu và bệnh xơ vữa động mạch
58
Chương 6:
Các xét nghiệm hóa sinh trong nhồi máu cơ tim cấp và bệnh cao huyết áp
65
Chương 7:
Các xét nghiệm hóa sinh về bệnh đường hô hấp và rối loạn cân bằng acid-base
75
Chương 8:
Các xét nghiệm về bệnh tuyến giáp và cận giáp
84
Chương 9:
Xét nghiệm về Tumor marker và chẩn đoán bệnh ung thư
90
Tài liệu tham khảo
96
Một số chữ viết tắt
ACP.................................................
Phosphatase acid
ALP.................................................
Alkalin phosphatase
BE....................................................
Base dư (base excess)
CHE.................................................
Cholinesterase
GOT................................................
Glutamat oxaloacetat transaminase
GPT.................................................
Glutamat pyruvat transaminase
GGT................................................
Gamma glutamyl transferase
GLDH..............................................
Glutamate dehydrogenase
HT...................................................
Huyết thanh
HTg.................................................
Huyết tương
KLPT...............................................
Khối lượng phân tử
LAP.................................................
Leucin aminopeptidase
LP....................................................
Lipoprotein
NT...................................................
Nước tiểu
NMCT.............................................
Nhồi máu cơ tim
PaO2................................................
Phân áp oxy máu động mạch
SaO2................................................
Độ bão hòa oxy máu động mạch
XVĐM............................................
Xơ vữa động mạch
tĐ...................................................
Tiểu đường (đái tháo đường = ĐTĐ)
TP....................................................
Toàn phần
tt....................................................
Trực tiếp
kn-kt............................................
Kháng nguyên-kháng thể
Phần I
Mở đầu
1. Đơn vị sI dùng trong y học.
Năm 1957, Hội nghị Quốc tế về đo lường đã thống nhất quy định đơn vị đo lường quốc tế SI (Systeme international). Đó là các đơn vị cơ bản: mét (m), ampe (a), candela (cd), kilogam (kg), giây (s). Năm 1971, Hội nghị của Liên Đoàn Hóa học lâm sàng quốc tế đã qui định đơn vị SI thứ 7 về đơn vị mới biểu thị kết quả xét nghiệm, khắc phục tình trạng nhiều đơn vị khác nhau, khó chuyển đổi, chưa khoa học.
Trước kia, ở một số địa phương nước ta vẫn còn đang dùng các đơn vị chưa đúng với hệ thống đơn vị SI để ghi kết quả các xét nghiệm hóa sinh. Hiện nay, các xét nghiệm được Hội Hóa sinh-Y-Dược Việt Nam, Bộ Y tế thống nhất dùng đơn vị Quốc tế (SI) để ghi kết quả các xét nghiệm hóa sinh. Để phục vụ cho quá trình học tập, tham khảo tài liệu và thực hiện thống nhất trong các bệnh viện, các thầy thuốc cần biết các đơn vị quốc tế (SI) đang dùng để viết các kết quả xét nghiệm. Dưới đây là các đơn vị SI dùng cho các xét nghiệm hóa sinh lâm sàng. 
1.1. Đơn vị lượng chất 
Đơn vị lượng chất là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những hỗn hợp phân tử giống nhau và khối lượng phân tử xác định.
Đơn cơ sở của đơn vị lượng chất là mol.
Mol (mol) là lượng chất của một hệ thống gồm một số thực thể cơ bản, bằng số nguyên tử có trong 0,012 kg carbon 12. Khi dùng mol phải xác định cụ thể thực thể là nguyên tử, phân tử, ion, điện tử, hạt khác hoặc những nhóm riêng của hạt đó. Một số đơn vị lượng chất thường dùng là:
1 mol (mol) = 1 phân tử gam
Ngoài đơn vị cơ bản, người ta còn dùng các đơn vị dẫn xuất là các ước số của đơn vị cơ bản, như:
Millimol (mmol) = 10-3 mol 
Micromol (mmol) = 10-6 mol
Nanomol (nmol) = 10-9 mol
Picromol (pmol) = 10-12 mol	
1.2. Đơn vị khối lượng
Đơn vị khối lượng là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những hỗn hợp phân tử có khối lượng phân tử thay đổi hoặc chưa được xác định. Ví dụ: protein nước tiểu 24 h = 90 mg.
Đơn vị cơ sở khối lượng là kilogam và các ước số của chúng. 
Gam (g) 	= 10-3 kg
Milligam	 	= 10-3 g
Microgam (mg) 	= 10-6 g
Nanogam (ng) 	= 10-9 g
1.3. Đơn vị nồng độ 
Trước đây, trong hoá sinh y học người ta dùng nhiều đơn vị khác nhau để biểu thị các loại nồng độ: g/l, mg/l, mEq/l, mol/l... Do đó, đại lượng nồng độ cần phải hiểu chính xác, thống nhất. Trong SI có 2 loại biểu thị nồng độ: đơn vị nồng độ lượng chất và đơn vị nồng độ khối lượng.
1.3.1. Nồng độ lượng chất
Nồng độ lượng chất dùng để biểu thị nồng độ của các chất tan mà có KLPT đã xác định.
Một số nồng độ lượng chất thường dùng là mol/l, mmol/l, mmol/l, nmol/l.
Ví dụ: Nồng độ glucose huyết tương là 5,5 mmol/l.
1.3.2. Nồng độ khối lượng
Đơn vị nồng độ khối lượng để biểu thị nồng độ của chất tan mà có KLPT thay đổi hay chưa xác định.
Một số đơn vị nồng độ khối lượng thường được sử dụng là: g/l, mg/l, mg/l, ng/l.
Ví dụ: Protein toàn phần huyết thanh là 72 g/l; Lipid toàn phần huyết thanh là 6 - 8g/l.
+ Chú ý: 
- Cách chuyển đổi từ nồng độ khối lượng sang nồng độ lượng chất như sau: 
 Nồng độ khối lượng
	Nồng độ lượng chất = 
 KLPT (hoặc KLNT)
Trong đó: 	- KLPT là khối lượng phân tử.
 	- KLNT là khối lượng nguyên tử.
Ví dụ: Nồng độ glucose máu bình thường là 4,4 - 6,1 mmol/l.
Glucose = 0,8 (g/l)/ 180,16 = 0,0044 mol/l hay = 4,4 mmol/l.
Glucose = 1,1 (g/l)/ 180,16 = 0,0061 mol/l hay = 6,1 mmol/l.
- Cách chuyển từ nồng độ đương lượng sang nồng độ lượng chất như sau:
 	 Nồng độ đương lượng
	Nồng độ lượng chất = 
 Hoá trị
Ví dụ: Nồng độ chất điện giải huyết thanh bình thường như:
Na+ huyết thanh = 140 mEq/1 = 140 mmol/l
Ca++ = 4,5 mEq/2 = 2,25 mmol/l.
1.4. Đơn vị thể tích
Trong hệ thống SI, đơn vị thể tích cơ bản là mét khối (m3), ngoài ra còn dùng các đơn vị ước số của nó, gồm:
Lit (l) 	= 1dm3
Decilit (dl)	= 10- 2 l	
Millilit (ml) 	= 10-3 l 
Microlit (ml)	= 10-6 l
Nanolit (nl) 	= 10-9 l
Picrolit (pl) 	= 10-12 l
Femtolit (fl) 	= 10-15 l
1.5. Đơn vị hoạt độ enzym
- Trước đây, đơn vị hoạt độ enzym (đơn vị quốc tế cũ) là U (unit). Hiện nay theo hệ thống SI, đơn vị hoạt độ enzym là Katal (Kat).
 “Đơn vị quốc tế” (U): là “Lượng enzym xúc tác biến đổi 1mmol cơ chất (S) trong 1 phút và trong những điều kiện nhất định”
1U = 1 mmol/min
- Đơn vị mới: Katal (Kat): là “Lượng enzym xúc tác biến đổi 1 mol cơ chất (S) trong 1 giây và trong những điều kiện nhất định”.
1 Kat = 1 mol/s
Ngoài ra, có các ước số của nó mKat (10-6Kat), nKat (10-9Kat). 
Hiện nay, ở nước ta, đơn vị SI (Katal) ít được dùng, do thói quen nên vẫn dùng đơn vị U/l.
U/l là hoạt độ enzym có trong một lít huyết tương phân huỷ hết 1 mmol cơ chất trong một phút ở điều kiện tối ưu (nhiệt độ 37OC và pH tối thích).
- Có thể biến đổi U/l và Kat theo công thức sau:
 ´ 16,67
 U/l nKat
´ 0,06
Ví dụ: S.phosphatase kiềm 50 U/l = 50 u/l x 16,67 = 883,5 nKat/l.
1.6. Đơn vị đo độ dài
Đơn vị cơ sở đo độ dài là met (m), ngoài ra còn thường dùng là:
1 cm (centimet) 	= 10-2 m
1 mm (milimet) 	= 10-3 m
1 mm (micromet) 	= 10-6 m
1 nm (nanomet) 	= 10-9 m
1 AO (angstrom) 	= 10-10 m
1.7. Đơn vị đo thời gian
Trong hệ thống đơn vị SI, đơn vị cơ sở đo thời gian là giây (s), ngoài ra còn dùng một số đơn vị như sau:
Giây (s)
Phút (min) = 60 s 
Giờ (h) = 60 min = 3600 s
Ngày (d) = 24 h = 86.400 s
2. Trị số hóa sinh máu, nước tiểu và dịch não tủy ở người bình thường.
Các trị số bình thường của các chỉ tiêu hóa sinh máu, nước tiểu, dịch não tủy được trình bày ở các bảng dưới đây. 
Bảng 1.1: Trị số sinh hoá máu bình thường.
Các chất XN
(1)
Theo đơn vị cũ
(2)
Theo đơn vị SI
(3)
Glucose
Ure
Creatinin
Cholesterol TP
HDL-C
LDL-C
Triglycerid
Bilirubin TP
Bilirubin TT
Acid uric
Na+
K+
Cl-
Ca++
CaTP
(1)
Sắt
(HCO3-)
GOT
GPT
GGT
ALP
Amylase
CK.TP
CK.MB
LDH
 LDH1
 LDH2
 LDH3
 LDH4
 LDH5
Protein
Albumin
Hb 
 HbF m¸u
 HbCO m¸u
 MetHb m¸u
 SHb m¸u 
Fibrinogen
Acid lactic
Acid pyruvic
ApoA1
ApoB
0,8 - 1,1 (g/l)
0,15 - 0,4 (g/l)
5,65 -12,43 (mg/l)
1,5 -1,9 (g/l)
< 2,01(g/l)
<10 (g/l)
< 2,98 (g/l)
< 70,56 (g/l)
< 60 (g/l)
135 - 145 (mEq)
3,5 - 5 (mEq)
95 - 105 (mEq)
1 - 2,6 (mEq)
4 - 5,1 (mEq)
(3)
0,59 - 1,58 (mg/l)
0,37 - 1,47 (mg/l)
< 41 (U/l)
< 40 (U/l)
< 49 (U/l)
>18t: 50 - 300 (U/l)
<18t:150 - 950 (U/l)
< 220(U/l) (CNPG3)
< 90 (U/l) (CNPG7)
<135 (U/l)
< 24 (U/l)
<480 (U/l)
20% LDH
40% LDH
20% LDH
10% LDH
10% LDH
4,4 - 6,1 (mmol/l)
2,5 - 6,7 (mmol/l)
50 -110 (mmol/l)
3,9 - 4,9 (mmol/l)
> 0,9 mmol/l
< 3,9 mmol/l
< 2,3 (mmol/l)
<17,1 (mmol/l)
< 5,1 (mmol/l)
Nam < 420 (mmol/l)
N÷ < 360 (mmol/l)
135 - 145 (mmol/l)
3,5 - 5 (mmol/l)
95 - 105 (mmol/l)
1 - 1,3 (mmol/l)
2,02 - 2,55 (mmol/l)
(2)
Nam:10,6 - 28,3 mmol/l
N÷: 6,6 - 26,3 mmol/l
22 - 26 (mmol/l)
60 - 80 (g/l)
31 - 50 (g/l)
120 - 150 (g/l)
< 1% Hb.TP
0,25 - 2% Hb.TP
< 1% Hb. TP
< 1% Hb.TP
2,5 - 4,5 (g/l)
1,0 -1,78 mmol/l
40 - 150 mmol/l
 1,1 - 2,0 (g/l)
0,6 - 1,4 (g/l)
Bảng 1.2: Trị số hoá sinh nước tiểu ở người bình thường. 
 Các chỉ số nước tiểu 
Bình thường 
+ 10 chỉ tiêu
 Glucose
 Protein
 Bilirubin
 Ketone (ceton)
 Specific gravity (tỷ trọng)
 pH
 Urobilinogen
 Nitrite
 Hồng cầu
 Bạch cầu
+ 2 chỉ tiêu
 Glucose
 Protein
+ 3 chỉ tiêu
 pH
 Glucose 
 Protein
Âm tính (-)
(-)
(-)
(-)
1,010 - 1,020
5 - 8
< 0,2 EU/l
(-)
(-)
(-)
(-)
(-)
5 - 8
(-)
(-)
Bảng 1.3: Trị số hoá sinh dịch não tuỷ bình thường.
Chất xét nghiệm
Bình thường
Glucose
Ure
Protein
Cl-
Pandy
None-Apelt
2,4 - 4,2 (mmol/l)
2,5 - 6,7 (mmol/l)
0,2 - 0,45 g/l
120 - 130 (mmol/l)
(-)
(-)
3. Mét sè l­u ý khi lÊy bÖnh phÈm lµm xÐt nghiÖm hãa sinh.
ThiÕu sãt trong kü thuËt lÊy bÖnh phÈm cã thÓ cho kÕt qu¶ xÐt nghiÖm kh«ng ®óng. §Ó cã kÕt qu¶ xÐt nghiÖm x¸c thùc, kh«ng bÞ sai sè cÇn chó ý mét sè vÊn ®Ò khi lÊy bÖnh phÈm nh­ sau:
3.1. Yêu cầu chung
Thông thường, lấy máu vào buổi sáng, sau một đêm ngủ dậy, chưa ăn. Tùy theo yêu cầu xét nghiệm cần có sự chuẩn bị dụng cụ, chất chống đông phù hợp để không gây sai số kết quả xét nghiệm. Mỗi mẫu bệnh phẩm cần ghi rõ họ tên bệnh nhân, khoa để tránh nhầm lẫn bệnh nhân; yêu cầu xét nghiệm.
3.2. Một số yêu cầu cụ thể
+ Lấy máu toàn phần hay huyết tương: 
Yêu cầu kỹ thuật cần lấy máu sao cho không hủy huyết, muốn vậy cần chú ý một số điểm sau: Khi bơm máu vào ống ly tâm cần bỏ kim, bơm nhẹ nhàng, cân bằng khi ly tâm. Nên tách huyết tương trong vòng một giờ sau khi lấy máu để tránh đường máu giảm, kali có thể từ hồng cầu ra làm tăng kali máu.
Việc lấy huyết tương cho các xét nghiệm enzym là cần thiết vì trong thời gian đợi tách huyết thanh các enzym có nhiều trong hồng cầu, tiểu cầu dễ giải phóng ra trong quá trình đông máu làm cho kết quả sai lệch.
+ Lấy huyết thanh:
Lấy máu tĩnh mạch, lúc đói chưa ăn uống gì để tránh các thay đổi do ăn uống. Khi lấy máu xong, bỏ kim tiêm, bơm nhẹ nhàng máu vào ống nghiệm, để máu vào tủ ấm 37OC hoặc để ở nhiệt độ phòng xét nghiệm. Khi máu đã đông, dùng một que thuỷ tinh nhỏ, đầu tròn tách nhẹ phần trên cục máu đông khỏi thành ống để huyết thanh được tách ra nhanh hơn. Để một thời gian cho huyết thanh tiết hết, lấy ra ly tâm 2500 - 3000 vòng/phút, hút huyết thanh ra ống nghiệm khác là tốt nhất.
+ Dùng chất chống đông.
Lượng chất chống đông cho 1 ml máu như sau:
Oxalat: 	2 - 3 mg.
Citrat: 	 5 mg.
Flourid: 	10 mg.
Heparin: 	50 - 70 đơn vị.
EDTA: 	1 mg.
Chú ý:
 - Xét nghiệm các chất điện giải thì không dùng muối oxalat natri, hoặc citrat vì làm tăng hàm lượng natri, giảm Ca++.
- Xét nghiệm fibrinogen thì nên dùng EDTA để chống đông máu, không dùng heparin.
- Thời gian bảo quản cho phép đối với huyết thanh hoặc huyết tương là 4 giờ ở nhiệt độ phòng, 24 giờ ở 4OC.
+ Đối với các xét nghiệm enzym:
Sau khi lấy máu xong làm xét nghiệm càng sớm càng tốt, tránh làm tan máu (thường do kỹ thuật lấy máu và ly tâm). Máu để lâu làm tăng tính thấm của màng hồng cầu. Khi phải bảo quản mẫu bệnh phẩm cần chú ý thời gian cho phép bảo quản huyết thanh hoặc huyết tương ở 4OC, theo bảng sau:
Bảng 1.4: Thời gian cho phép bảo quản để xác định các enzym huyết thanh (Vũ Đình Vinh - NXB Y học, 1996).
Enzym và bệnh phẩm
(1)
Thời gian cho phép
(2)
19 	 20
+ Huyết thanh
GOT, GPT
GGT
GLDH 
CK, CK-MB
Amylase
CHE
HBDH 
LDH
Lipase
ACP
ALP
MDH
LAP
1)
+ Nước tiểu
Amylase
ALC
ALP
LDH
LAP
Xét nghiệm sớm trong ngày
Xét nghiệm sớm
Không quá 24 h
Xét nghiệm những giờ đầu
7 ngày
7 ngày
Xét nghiệm sớm trong ngày
Xét nghiệm sớm trong ngày
3- 4 tuần
3 ngày
Trong ngày
Trong ngày
Một tuần
(2)
2 ngày
2 tuần
2 ngày 
Xét nghiệm ngay
2 ngày
+ Khi lấy nước tiểu:
- Thông thường lấy nước tiểu giữa dòng, bỏ phần đầu để làm các xét nghiệm định tính, trong đó có xét nghiệm 10 thông số, 2 thông số và 3 thông số nước tiểu. Khi nghi ngờ có glucose niệu thì nên lấy nước tiểu sau bữa ăn 2 giờ.
- Nước tiểu 24h (hoặc 12h) để làm xét nghiệm định lượng một số chất, thường phải thu góp vào dụng cụ đã được vô khuẩn và dùng chất bảo quản như dung dịch thymol 10% (5ml) và kết hợp bảo quản trong lạnh. Dung dịch thymol bảo quản để làm đa số các xét nghiệm nước ti ... t nguồn gốc của nhược giáp (tuyến yên hay vùng dưới đồi).
- Thiết lập một phương pháp điều trị thay thế bằng hormon tuyến giáp tương xứng trong nhược năng tuyến giáp nguyên phát mặc dù T4 có thể tăng nhẹ.
- Thiết lập phương pháp điều trị bằng hormon giáp để ngăn chặn ung thư tuyến giáp.
- Giúp chẩn đoán phân biệt hội chứng suy yếu ở người có tuyến giáp bình thường với các bệnh nhân nhược giáp nguyên phát.
- Thay thế cho xét nghiệm TRH trong cường giáp bởi vì phần lớn các bệnh nhân có nồng độ TSH bình thường sẽ cho TRH bình thường, còn bệnh nhân có nồng độ TSH thấp không thể xác định được thì cũng không bao giờ định lượng được TRH.
- Chẩn đoán cường giáp bằng phương pháp IRMA.
+ ý nghĩa
- Tăng trong:
. Nhược giáp nguyên phát không được điều trị: tăng tương xứng với sự suy giảm chức năng tuyến giáp. Tăng từ 3 lần đối với các trường hợp nhẹ đến 100 lần trong một vài trường hợp có phù niêm. Nó có giá trị trong chẩn đoán phân biệt giữa suy giáp do tuyến yên hay vùng dưới đồi. Đặc biệt nó có giá trị trong chẩn đoán sớm nhược giáp và các nhược giáp chưa có triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng.
TSH huyết tương được đưa về giá trị bình thường là cách điều chỉnh liều dùng thuốc tốt nhất trong điều trị nhược giáp bằng hormon giáp, nhưng nó không được chỉ định cho việc theo dõi điều trị tiếp theo.
. Viêm tuyến giáp Hashimoto, bao gồm các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhược giáp và khoảng 1/3 trong số đấy có triệu chứng lâm sàng bình thường.
. Dùng thuốc:
Các thuốc có chứa iod (acid iopanoic, ipodate,).
Kháng dopamin (metochlopramide, domperidone, haloperidol,).
. Nhiễm độc giáp do u tuyến yên.
. Một số bệnh nhân có hội chứng “Yếu tuyến giáp bình thường”.
87 	 88
. Kháng thể kháng TSH.
- Giảm trong:
. Nhiễm độc giáp do viêm tuyến giáp hay do nguồn hormon giáp từ bên ngoài đưa vào cơ thể.
. Nhược năng thứ phát do tuyến yên hay vùng dưới đồi.
. Bệnh nhân có hội chứng “Yếu tuyến giáp bình thường”:
. Bệnh tâm thần cấp.
. Bệnh gan.
. Suy dinh dưỡng.
. Bệnh Addison.
. Bệnh to cực chi.
. Các bệnh nội khoa cấp tính.
. Nôn mửa nhiều do ốm nghén
+ Tác dụng phụ của thuốc như: glucocorticoid, dopamin, levodopa, apomorphin, pyridoxid; các thuốc kháng tuyến giáp trong điều trị nhiễm độc giáp.
Có thể tham khảo trị số bình thường của T3, T4, và T4 tự do ở các bảng dưới đây:
Bảng 8.1: Giá trị bình thường của T3, T4 huyết thanh người trưởng thành theo các tác giả nước ngoài.
Tác giả
T3 (nmol/l)
T4 (nmol/l)
Harbort.J
Fisher D.A
Herrman H.J
Berman R.E 
Sowinski. J
Wallach. J 
Hollander 
Ratcliffe 
0,84 - 3,38
1,39 - 2,61
1,40 - 2,5 0
0,84 - 2,70
1,23 - 3,08
1,23 - 2,77
1,01 - 3,23
1,50 - 2,8
70,78 - 160,87
82,40 - 126,08
72,07 - 128,69
65 - 141,57
51,48 - 154,44
63,3 - 160,87
38,77 - 154,27
56,0 - 123,0
Bảng 8.2: Giá trị bình thường của T3, T4, FT4 huyết thanh người trưởng thành theo các tác giả trong nước.
Tác giả
T3 (nmol/l)
T4 (nmol/l)
FT4 (pmol/l)
Phan Văn Duyệt
Nguyễn Trí Dũng
Mai Trọng Khoa 
Nguyễn Xuân Phách
Mai Thế Trạch
Lê Đức Trình
0,94 - 3,02
0,90 - 3,10
1,58 - 2,46
1,1 - 2,7
1,2 - 2,8
1,5 - 2,8
71,96 - 131,6
58,0 - 160,0
86,51 - 129,23
64,0 - 148,0
58,0 - 148,0
65,0 - 140,0
9 - 25
10 - 15
10 - 15
Bảng 8.3: Giá trị bình thường của TSH huyết thanh người trưởng thành theo các tác giả trong nước và nước ngoài.
Tác giả
TSH (mU/l)
Tác giả
TSH (mU/l)
Harbort.J
Fisher D.A
Sowinski. J
< 10
0,5 - 6,0
0,5 - 6,5
Phan Văn Duyệt
Nguyễn Trí Dũng
Nguyễn Xuân Phách
0,5
0,3 - 3,5
0,3 - 5,0
8.2. Xét nghiệm chức năng tuyến cận giáp
Thông thường, người ta hay xét nghiệm canxi toàn phần huyết tương để đánh giá chức năng tuyến cận giáp.
90% bệnh nhân tăng canxi máu là do cường chức năng tuyến cận giáp, u tuyến cận giáp hay u hạt.
Giảm canxi máu trong sarcoidosis, suy thận và cường chức năng tuyến giáp thường được phát hiện sau khi các triệu chứng lâm sàng biểu hiện rõ rệt.
Chương 9
Xét nghiệm về Tumor marker
và chẩn đoán bệnh ung thư
Ung thư (K) là một trong các bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất. Có nhiều bệnh ung thư tùy theo nơi nó phát sinh như: K phổi, K vú, K đại tràng, K vòm họng, K bàng quang, K gan Ung thư ở những nơi khác nhau có tỷ lệ tử vong khác nhau.
+ Có nhiều yếu tố gây ung thư như:
- Các chất hóa học như hydrocarbua đa vòng (HCPC).
- Yếu tố vật lý như tia X, tia a, b.. .
- Yếu tố sinh học như virut gây viêm gan B (HBV), virut gây viêm gan C (HCV). HBV, HCV là 2 virut có khả năng gây ung thư gan nguyên phát.
+ Để chẩn đoán bệnh ung thư (K), người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp vật lý, phương pháp giải phẫu bệnh và phương pháp hóa sinh thông qua việc xác định dấu ấn ung thư “ Tumor marker”. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Ví dụ phương pháp giải phẫu bệnh cung cấp cho chúng ta thông tin "vàng" về khối u, nhưng hạn chế về mặt tâm lý, đau khi chọc hút sinh thiết. Phương pháp hóa sinh “enzym-miễn dịch” xác định chính xác các Tumor marker, chỉ cần lấy máu hoặc nước tiểu để xét nghiệm dễ hơn, cũng cho chính xác bản chất bệnh ung thư mà không gây đau nhiều cho bệnh nhân.
+ Tumor marker - dấu ấn ung thư - chất chỉ điểm bệnh ung thư, gồm những chất có bản chất như:
- Là chất do tế bào K sinh ra, được đưa vào máu như AFP, CEA, CA-125, CYFRA 21-1... .
- Là hormon như b-HCG hoặc là chất chuyển hóa như CPR (Protein C hoạt động), LDH, GGT.
+ Cơ chế gây ung thư:
Các chất hóa học (như HCPC), các yếu tố vật lý (như tia X, tia a, b) có thể làm thay đổi bộ máy thông tin di truyền ở người, biến đổi gen tiền ung thư (Proto-oncogen) thành gen ung thư (Oncogen = gen K). Virut đưa thông tin của chúng vào cơ thể, hợp nhất với thông tin của tế bào người, tổng hợp ADN theo mã thông tin virut, kết quả là tổng hợp nên ADN, ARN của virut trong tế bào người. Có thể tóm tắt cơ chế gây ung thư theo sơ đồ sau:
HCPC, TIA (x, a, b,..)
 Proto-oncogen Oncogen
Reverce transcriptase
 Virus (ARN) 	 ADN 	 ARN
+ Tiêu chuẩn của Tumor marker:
- Các marker để chẩn đoán bệnh ung thư có một số tiêu chuẩn sau:
. Đặc hiệu tổ chức, khác với phân tử do tế bào lành (bình thường) tổng hợp ra.
. Đặc hiệu cơ quan, chỉ điểm được cơ quan bị ung thư.
. Dễ lấy, bảo quản các bệnh phẩm như huyết tương, nước tiểu.
. Có độ nhạy cao và phản ánh được tiến triển của khối u.
. Phát hiện được ở nồng độ thấp do đó có khả năng phát hiện sớm (chẩn đoán sớm) được bệnh.
- Định lượng Tumor marker cho phép theo dõi:
. Tiến triển của bệnh.
. Hiệu quả điều trị.
. Tiên lượng tình trạng bệnh nhân.
9.1. Ưu điểm của các Tumor marker
Các Tumor marker có những ưu điểm sau:
- Đặc hiệu cho ung thư (vị trí khu trú).
- Nồng độ Tumor marker tỷ lệ với thể tích khối u.
- Phát hiện được từ giai đoạn sớm của bệnh.
- Xác định được một cách chính xác nồng độ Tumor marker.
9.2. Phương pháp enzyme-miễn dịch xác định Tumor marker (phương pháp Sandwich)
Marker là một kháng nguyên được chêm (kẹp) giữa 2 kháng thể đơn dòng. Kháng thể thứ nhất được gắn vào thành ống nghiệm, kháng thể thứ 2 được gắn với chất phát tin (chất đồng vị phóng xạ, chất huỳnh quang hoặc là enzym), nên khi có kháng nguyên do tế bào K tiết ra trong huyết tương thì kháng thể sẽ kẹp lấy, tạo thành phản ứng kháng nguyên–kháng thể, phức hợp KN-KT này sẽ được phát hiện nhờ chất phát tín hiệu: tia phóng xạ với chất phát tín là phóng xạ, phát ánh sáng huỳnh quang nếu chất phát tín hiệu là chất huỳnh quang, nếu chất phát tín hiệu là enzym thì nhờ phản ứng enzym – màu để xác định. Thường dùng enzym peroxidase (POD) để phân hủy H2O2 thành H2O và oxy, oxy này oxy hóa một chất không màu thành chất có màu, cường độ màu tỷ lệ với nồng độ phức hợp KN-KT, tức là tỷ lệ với nồng độ kháng nguyên cần xác định.
Kỹ thuật xác định Tumor maker theo phương pháp này có thể tóm tắt như sau (Hình 9.1):
Hình 9.1: Phương pháp Sandwich 
	1. Pha rắn
	2. Kháng thể đơn dòng I.
	3. Kháng nguyên (Tumor Marker).
	4. Kháng thể II và chất phát tin 
 (phóng xạ hay huỳnh quang hoặc enzym).
(1) Pha rắn (Steptavidin) - một lớp tráng gắn vào mặt trong thành ống nghiệm.
(2) Kháng thể đơn dòng I - gắn vào thành ống nghiệm.
(3) Kháng nguyên (Tumor Marker) - có trong huyết tương do tế bào K tiết ra, lúc đó kháng thể I gắn với kháng nguyên tạo phức hợp KN - KT (nhưng chưa phát hiện được).
(4) Kháng thể II gắn chất phát tin (phóng xạ, huỳnh quang, enzym) sẽ kết hợp với phần KN thích hợp. Như vậy, 2 kháng thể đã kẹp kháng nguyên vào giữa (Sandwich), lúc này phức hợp KN-KT nhờ chất phát tín mà ta có thể phát hiện và xác định được. 
Phương pháp hóa sinh thường dùng chất phát tin là enzym và phản ứng phát hiện kháng nguyên-kháng thể như  sau:	
KN-KT-enzym 
 	 (POD)
 H2O2 	 H2O + O
 Chất không màu Chất màu.
Trong đó: POD là peroxidase.
Sau khi thực hiện phản ứng cần rửa bỏ kháng thể thừa, chỉ còn phức hợp KN-KT-chất phát tín hiệu. Hiện nay kỹ thuật mới TRACE (time resolved amplified criptate emission) không cần giai đoạn phải tách rửa do dùng fluorophore gắn với kháng thể đặc hiệu.
9.3. Một số Tumor Marker để chẩn đoán bệnh ung thư
Có thể tham khảo các Tumor Marker chẩn đoán bệnh ung thư theo bảng 9.1 và hình 9.2 dưới đây.
Bảng 9.1: Một số Tumor marker chẩn đoán bệnh ung thư.
Tumor Marker 
Bệnh ung thư 
AFP ( Alphafoeto- protein)
(Bình thường < 10 ng/ml)
CEA (Carcino- Embrionic antigen)
(Bình thường < 10 ng/ml)
CA15-3 (Cancer antigen 15-3)
(Bình thường < 30 U/l)
CA 125 (Cancer Antigen 125)
(Bình thường < 35 U/l)
CYFRA21-1 (Cytokeratin19 fragment)
(Bình thường < 1,8 ng/ml)
PSA và FPSA (Prostate specific antigen)
Bình thường: < 50 tuổi < 1,5 ng/ ml
 > 50 tuổi > 5 ng/ ml
CSC (Squamous cell carcinoma) // CYFRA21-1
CA72-4 // CA 19- 9, CEA
Calcitonin // CEA
TPA (Tissue polypeptide antigen)
CA 19- 9 // CEA; SCC // CYFRA21- 1
CA 19- 9 // CEA, CA 50
b-HCG, AFP
Ung thư gan
Ung thư trực tràng
Ung thư vú
Ung thư buồng trứng
Ung thư phổi
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tai-mũi-họng
Ung thư dạ dày
Ung thư tuyến giáp
Ung thư bàng quang
Ung thư thực quản
Ung thư tụy
Ung thư tinh hoàn
ở bảng trên dấu // chỉ Tumor marker cần phối hợp xác định ung thư ở cơ quan nào.
Hình 9.2: Các Tumor marker và bệnh ung thư.
Để xác định các Tumor marker, người ta thường sử dụng phương pháp hóa sinh: Enzym-miễn dịch (Elisa), ngoài ra còn dùng phương pháp miễn dịch điện hoá (EIA), phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA).
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế, Vụ khoa học và đào tạo, Hóa sinh Lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2002, 132- 133.
2. Thực tập Hóa sinh, 2003, Bộ môn Hóa sinh, Học viện Quân y.
3. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương, 1991, Hóa nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, 29- 88.
4. Phạm Trung Hà, 1998, HBA1C, Fructosamin và Insulin ở bệnh nhân đái tháo đường typ II, Luận văn Thạc sỹ khoa học, 22-26.
5. Bạch Vọng Hải, 2000, Bộ môn Hóa sinh, Hóa sinh Y học, Học viện Quân y, Nhà xuất bản QĐND.
6. Nguyễn Quang Hiếu, Bài giảng Nội Tiêu hóa, Nhà xuất bản QĐND, Hà Nội 1995, 67- 69.
7. Lê Đức Trình, Phạm Khuê, Vũ Đào Hiệu (1976), Biện luận kết quả hóa sinh lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8. Nguyễn Trọng Viễn, Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của tỷ số độ thanh thải Amylase/Creatinin và một số chỉ số hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy cấp, Luận văn thạc sĩ Y học, HVQY, Hà Nội 2002, 14- 17; 22- 23; 63- 64.
9. Lê Minh Thanh, 1999, Đánh giá kết quả dài hạn bệnh nhân cường giáp điều trị bằng 131I qua 142 bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng, Luận văn Thạc sỹ y khoa, Học viện Quân y, 9- 34.
10. Nguyễn Xuân Thiều, 1995, Hoá sinh phục vụ hồi sức cấp cứu và kiểm tra chất lượng trong cận lâm sàng. 10 - 19.
11. Vũ Đình Vinh, 1974, Kỹ thuật Y sinh hóa, Trường Đại học Quân y, 267- 268, 395 - 396.
12. Vũ Đình Vinh, 1996, Hướng dẫn sử dụng các xét nghiệm sinh hóa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 95 - 112, 133 - 138, 190 - 198, 210 - 216
13. Agusti A.A, Rodriguer- Roisin R, Echanges gazeux, pneumologic, Flammarison, Paris, 1996, p143 - 147.
14. Barham D, Trider P, An improved color reagent for the determination of blood glucose by the oxydase system; Analyst, 1972, 97: 142- 145.
15. Foster- Swanson A, Swartzentruber M, Robert B, et al. Reference interval studies of the Rate - blanked creatinin/Jaffe Method on BM/ Hitachi Systems in six U.S, Laboratories, Clin chem 1994, Abstract No 361.
16. Guder WG, Narayanan S, Wisser H, Zawta B. List of Analytes; Pre - analytical variables, Brochure in: Samples from the patient to the laboratory, Darmstadt; GOT Verlag, 1996.
17. Hlastala M.P, Sweson E.R, Blood-gas transport, Fishmans pulmonary disease and disorder, 3th Ed, Vol I, Meciraw-Hill, New-York, 1998, p 203 - 206.
18. Hortin G.L, Goolsby K. Clin chem 1977; 43: 34, 408 - 410.
Machi BC Philleps JW, Peake MG. Is the Jaffé creatinine assay suitable for neonates; Clin Biochem Reis 1998; 19:82.
19. Irwin R.S, Cythina F.T, Ronand W, 1996, oxygen therapy intensive care medicine, 3th, littele Brown and Company, Boston.
20. Jacques Wallach M.D, Interelation of Dianostic test, New York, 1994.
21. Junge W, Bouman A, 1997 et al. Evaluation of the Assay for total and pancreatic a-amylase based on 100% cleavage of Et- G7- PNP at 6 European Clinical Centers; Basel, Switzerland: 12th IFCC European Congress of Clinical Chemistry, August, 17- 22.
22. Krall LP, Beaser RS. Joslin Diabetes Manual, 12rd edition. Philadelphia, Pa: Lea & Febiger, 1989.
23. Lorent K; Approved Recommendation on IFCC Methods for the Measurement of Catalytic Concentration of enzym, Part 9 IFCC Method a- amylase, clin chem lab Med 1998; 36, 185- 203.
24. Nathan DM et al. The effect of intensive treatment of diabetes on the development and progression of longterm complication in insulin- dependent diabetes mellitus. N Engl J Med 1993; 329: 977- 986.
 25. Rochman H, Hemoglobin A1C and Diabetes Mellitus. Ann Clin lab Sci 1980; 10(2), 111 - 115.
26. Sacks DB, Carbohydrates in: Burtis CA; Ashwood ER Editors. Tretz text book of clinical Chemitry; 3rd ed. Philadenphia: WB Saunders Company; 1999; P750 - 808.
27. Sperling MA, ed Physicians Guide to insulin Dependent (Type I) Diabetes: Diagnosis and Treatment; Alexandria, Va: American Diabetes Association,Inc, 1998 
28. Steven E, Weinberger S.E, Disturbances of Respiratory functiọn, Harrisons, principle of internal Medicine, 14th Ed, Meciraw-Hill, New-York, Vol II, 1998, p 1410 - 1417.
 29. Tietz NW, Clinical guide to the laboratory tests, 3rd editior, Philadelphia; Pa: WB Saunders Co, 1995, 622- 626
30. Thomas L, 1998, Clinical Laboratory Diagnotics, 1st ed; Frankfurt. TH- book Variagsgerel - LS chaft, P131 - 137.
31. Walters M.I, Gerade RW; Biochem, 15 (1979), 231.
một số xét nghiệm
hóa sinh trong lâm sàng
Chịu trách nhiệm xuất bản: Phạm Quang Định
Chịu trách nhiệm nội dung bản thảo: Học viện Quân y
Biên tập: + Phòng biên tập Quân sự - Lịch sử - NXB-QĐND
 BS. nGUYễN vĂN cHíNH
 bs. TRầN LƯU VIệT
 bs. TRìNH NGUYÊN HOè
Trình bày sách: Trịnh Thị Thung
Sửa bản in: Trần THị Tường Vi
Bìa: nguyễn văn chính + tác giả
Bìa: nguyễn văn chính
nhà xuất bản quân đội nhân dân
23 Lý Nam Đế, Hà Nội, ĐT: 8455766
In xong nép vµo l­u chiÓu th¸ng 5 n¨m 2004. Sè xuÊt b¶n: 302-33/XB - QLxb 
Sè trang: 98. Sè l­îng 520. Khæ s¸ch: 15 ´ 22. In t¹i X­ëng in Häc viÖn Qu©n y. 

File đính kèm:

  • docmot_so_xet_nghiem_hoa_sinh_trong_lam_sang.doc