Năng lực tự học và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm
Tóm tắt. Bài viết về năng lực tự học và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học
được đặt trong bối cảnh sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin và mạng internet đang
lan tỏa vào mọi lĩnh vực trong giáo dục. Nội dung nghiên cứu về năng lực tự học dựa trên
các nghiên cứu về cấu trúc của năng lực tự học gồm: năng lực nhận thức, năng lực siêu
nhận thức, năng lực tình cảm; và các yếu tố bên ngoài tác động đến tự học như môi trường
vật lí, yếu tố trợ giúp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi cùng với
phương pháp quan sát quá trình phát triển năng lực tự học của sinh viên. Kết quả nghiên
cứu là các số liệu về thực trạng năng lực tự học và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự
học của sinh viên. Kết quả nghiên cứu trợ giúp giảng viên vận dụng phương pháp dạy học
tích cực và các bài tập phát triển năng lực nhận thức, tự đánh giá giúp cho sinh viên độc lập
hơn trong việc áp dụng lí luận vào thực tiễn, sinh viên độc lập hơn trong nhận thức, phân
tích mạch lạc hơn trong các tình huống học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Năng lực tự học và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm
79 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0059 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4, pp. 79-88 This paper is available online at NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Nguyễn Đức Giang*1 và Phạm Thị Hồng Nhung2 1Bộ môn Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội 2Phòng thanh tra giáo dục, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Tóm tắt. Bài viết về năng lực tự học và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học được đặt trong bối cảnh sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin và mạng internet đang lan tỏa vào mọi lĩnh vực trong giáo dục. Nội dung nghiên cứu về năng lực tự học dựa trên các nghiên cứu về cấu trúc của năng lực tự học gồm: năng lực nhận thức, năng lực siêu nhận thức, năng lực tình cảm; và các yếu tố bên ngoài tác động đến tự học như môi trường vật lí, yếu tố trợ giúp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi cùng với phương pháp quan sát quá trình phát triển năng lực tự học của sinh viên. Kết quả nghiên cứu là các số liệu về thực trạng năng lực tự học và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học của sinh viên. Kết quả nghiên cứu trợ giúp giảng viên vận dụng phương pháp dạy học tích cực và các bài tập phát triển năng lực nhận thức, tự đánh giá giúp cho sinh viên độc lập hơn trong việc áp dụng lí luận vào thực tiễn, sinh viên độc lập hơn trong nhận thức, phân tích mạch lạc hơn trong các tình huống học tập. Từ khóa: năng lực tự học; phát triển năng lực tự học; sinh viên sư phạm. 1. Mở đầu Tới những năm đầu của thế kỉ 20, các nhà giáo dục đã thảo luận rất sâu sắc về việc dạy sinh kiến thức hay cách học. Chúng ta có muốn sinh viên (SV) biết những gì chúng ta biết, hay chúng ta muốn họ hiểu chúng ta nghĩ như thế nào? Thời đại Internet ngày nay, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khoa học giáo dục. Đặc biệt trong quá khứ, việc thu hồi thông tin đã tạo ra sự khác biệt giữa các nhà khoa học thì ngày nay nhờ các công cụ tìm kiếm việc này không có nhiều ý nghĩa. Chỉ cần nhập một câu hỏi vào công cụ tìm kiếm sinh viên sẽ nhận được thông tin trả lời một cách dễ dàng. Tình huống này đặt ra câu hỏi liệu bài giảng tập trung vào việc tăng kiến thức cho sinh viên có phải là phương pháp giảng dạy có lợi nhất trong giáo dục đại học, hay coi tự học là chìa khóa vàng càng cần được mài sáng thêm trong quá trình học tập (Phạm Trọng Luận, 1998). Năng lực tự học (NLTH) được coi là nhân tố thiết yếu của việc cá nhân hóa trong giáo dục. Rất nhiều học giả, và chính phủ các nước tin rằng sự phát triển năng lực tự học sẽ thúc đẩy học tập ở các bậc lên cao và suốt đời (DfES, 2006). Việc thúc đẩy năng lực tự học đòi hỏi một vai trò mới đối với giáo viên dựa trên việc dạy lấy người học làm trung tâm, đảm bảo sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học tập. Giảng viên (GV) với vai trò cung cấp những bài giảng thúc đẩy phát triển năng lực tự học thông qua thúc đẩy các thuộc tính trí tuệ bên trong của sinh viên như khả năng lập luận khoa học, khả năng tư duy sáng tạo, khả năng tự đánh giá. Muốn thúc đẩy, phát triển năng lực tự học cho sinh viên nhất thiết phải có các đánh giá thực trạng Ngày nhận bài: 11/3/2020. Ngày sửa bài: 27/3/2020. Ngày nhận đăng: 10/4/2020. Tác giả liên hệ: Nguyễn Đức Giang. Địa chỉ e-mail: giangnguyenduc2103@gmail.com Nguyễn Đức Giang* và Phạm Thị Hồng Nhung 80 năng lực tự học. Bài viết dưới đây trình bày về nội dung đánh giá năng lực tự học của sinh viên sư phạm cũng như chi ra các yếu tố ảnh hưởng và các khó khăn sinh viên gặp phải khi phát triển năng lực tự học của bản thân. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này phương pháp sử dụng chính là Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp quan sát. Phiếu điều tra được thiết kế gồm nội dung đánh giá năng lực tự học (23 item) được thiết kế dựa trên nghiên cứu của Kesten, Birenbaum về năng lực tự học của sinh viên chia ra thành năng lực nhận thức, năng lực siêu nhận thức, năng lực tình cảm (Kesten.C, 1987), (Birenbaum.M, 2002). Đi kèm với các năng lực tự học này là hệ thống 16 (16 item) yếu tố tác động tới năng lực tự học như môi trường vật lí: thư viện, cơ sở vật chất (Williams.J,2003) (Paris.S & Paris.A, 2001), yếu tố nguồn lực giảng viên hỗ trợ (Sharp.C và cộng sự, 2002). Nội dung các khó khăn gặp sinh viên gặp phải khi phát triển năng lực tự học được khảo sát dựa trên (9 item). Tất cả các câu hỏi đều được thiết kế dưới dạng các thang đánh giá Likert 5 mức về tần suất (frequency) từ 1 tới 5. Để có được phiếu điều tra tin cậy, chúng tôi tiến hành thiết kế phiếu đánh giá và thử nghiệm lần 1 (pilot) kiểm tra độ tin cậy của từng item, loại bỏ các item không đạt từ đó xây dựng bảng đánh giá chính thức. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 485 sinh viên hệ sư phạm tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà nội và một số giảng viên. Từ kết quả thu được qua việc phân tích đánh giá số liệu thực trang chi tiết năng lực tự học của sinh viên sư phạm như sau: 2.1. Năng lực tự học của sinh viên sư phạm Bảng 1. Năng lực tự học của sinh viên Năng lực Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Năng lực nhận thức 2,367 0,867 Năng siêu nhận thức 2,345 0,937 Năng tình cảm 2,469 0,966 Năng lực tự học 2,394 0,923 Các tiêu chí đánh giá năng lực tự học chia theo 5 mức gồm (level) : (1) Đang hình thành; (2) Tiệm cận; (3) Đạt yêu cầu; (4) Thành Thạo; (5) Vượt trội (chuyên gia). Trong đó, khi SV tự đánh giá năng lực tự học của bản thân mình thì điểm trung bình của 3 nhóm năng lực đạt 2.4, mức này là mức tiệm cận. Với độ lệch chuẩn 0.9, cho thấy năng lực tự học của SV thuộc vùng từ đang hình thành đến đạt yêu cầu, trong đó nhiều nhất ở mức độ tiệm cận và tiến đến đạt yêu cầu. Chúng tôi sẽ phân tích từng năng lực để thấy rõ hơn SV còn cảm thấy những vấn đề gì trong từng năng lực chưa hoàn thiện. 2.1.1. Năng lực nhận thức Bảng 2. Năng lực nhận thức Năng lực nhận thức N Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Năng lực tự học và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm 81 Tra cứu, tìm kiếm và thẩm định thông tin (Search, Find & Verify Information) 485 1,00 5,00 2,56 0,89 Phân tích và luận giải (Analyse and Interpret) 480 1,00 4,00 2,23 0,74 Đánh giá và nhận định (Evaluating Assumptions) 485 1,00 5,00 2,24 0,87 Xây dựng luận điểm (Formulating Arguments) 475 1,00 4,00 2,27 0,74 Xử lí vấn đề (Problem Processing) 465 1,00 5,00 2,40 0,88 Dự đoán (Guesses) 470 1,00 5,00 2,32 0,90 Đọc phản biện (Reading Critically) 470 1,00 4,00 2,08 0,89 Ghi chép để học tập (Note Making for Study) 465 1,00 5,00 2,79 0,97 Kĩ thuật ghi nhớ (Memory Techniques) 470 1,00 4,00 2,37 0,87 Trong năng lực nhận thức, hai nội dung ghi chép để học tập và tra cứu, tìm kiếm, thẩm định thông tin là hai nội dung có số điểm cao nhất. Năng lực ghi chép để học tập đạt 2.8 điểm với độ lệch chuẩn 0.97; tra cứu, tìm kiếm và thẩm định thông tin đạt 2.6 điểm với độ lệch chuẩn 0.89. Hai nội dung này phần lớn SV đã đạt được mức đạt yêu cầu, nhìn vào độ lệch chuẩn thấy rằng vẫn còn những SV có năng lực ghi chép và tra cứu cũng chỉ đánh giá mình đạt mức đang hình thành. Ghi chép được 2.8, cho thấy SV đã biết cách ghi chép, việc ghi trở trở nên dễ dàng mà không cần nhiều chú ý. SV đã biết ghi các kiến thức cần thiết, ghi nhận những gì quan trọng, cần lưu ý để dễ dàng tìm hiểu. Tóm lại, đối với việc ghi chép, SV đã đạt được mức cơ bản cần có. Tương tự, tra cứu, tìm kiếm và thẩm định thông tin được 2.6 cũng cho thấy SV đã biết cách để tìm kiếm những thông tin cần, thẩm định mức độ chính xác của thông tin bằng cách nào, biết được những công cụ và những việc làm để tra cứu thông tin trong tự học. Kĩ thuật ghi nhớ và xử lí vấn đề được 2.4 điểm, độ lệch chuẩn 0.9. Với mức điểm này, phần nhiều SV chỉ đạt mức tiệm cận, với mức độ tiệm cận việc ghi nhớ và xử lí vấn đề diễn ra khi SV gặp những vấn đề quen thuộc, đã từng trải qua và cần có sự hướng dẫn của GV cũng như những người xung quanh để giải quyết vấn đề Đánh giá và nhận định; phân tích và luận giải; xây dựng luận điểm; dự đoán ở mức độ điểm 2.2 và 2.3. Những nội dung cũng đạt mức độ tiệm cận, nhưng ở ngưỡng thấp. Đọc và phản biện đạt mức điểm thấp nhất 2.1, với độ lệch chuẩn 0.9. Độ lệch chuẩn cho thấy mức độ giao động nằm trong khoảng 1 đến 3, chỉ nằm ở ngưỡng bắt đầu hình thành và chạm ngưỡng đạt yêu cầu. SV tự nhận thấy khả năng phản biện vấn đề của mình không tốt, khả năng này vẫn trong quá trình hình thành và cần rất nhiều nỗ lực cũng như sự giúp đỡ của mọi người khi phản biện vấn đề, dù chỉ là những vấn đề quen thuộc. Nguyễn Đức Giang* và Phạm Thị Hồng Nhung 82 Với điểm trung bình của năng lực nhận thức đạt 2.4 cho thấy SV cần có sự hướng dẫn, tác động của GV cũng như nỗ lực của bản thân để phát triển NLTH lên mức độ cao hơn của thang đánh giá. 2.1.2. Năng lực siêu nhận thức Bảng 3. Năng lực siêu nhận thức Năng lực siêu nhận thức N Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Suy ngẫm về những điều đã học (Reflection on Subject Matter) 470 1,00 5,00 2,38 0,95 Suy ngẫm về mức độ thành thục kiến thức, kĩ năng (Reflection on Skill Proficiency) 475 1,00 5,00 2,21 0,90 Đặt mục tiêu (Setting Goals) 470 1,00 5,00 2,46 0,94 Lập kế hoạch tự học (Planning Activities) 480 1,00 5,00 2,34 0,92 Sắp xếp nguồn lực học tập (Organising Resources) 470 1,00 5,00 2,24 0,96 Quản lí tài liệu học tập (Organising Files) 475 1,00 4,00 2,37 0,95 Điều chỉnh nhận thức (Revising Views) 465 1,00 5,00 2,39 0,90 Năng lực siêu nhận thức là năng lực có điểm trung bình thấp nhất trong ba năng lực thành phần của tự học. Năng lực siêu nhận thức là sự phát triển của kĩ năng nhận thức, có thể hiểu một cách đơn giản về kĩ năng siêu nhận thức như sau: người ta sử dụng các kĩ năng nhận thức vốn của bản thân để giải quyết vấn đề, sau đó cần có kĩ năng siêu nhận thức để suy ngẫm, đánh giá về vấn đề mà mình đã giải quyết rồi khái quát, phân tích những kiến thức để biến chúng trở thành những kiến thức, kĩ năng của bản thân, tự bản thân bộc phát ra và có thể ứng dụng trong những vấn đề hoàn toàn mới. Năng lực siêu nhận thức có điểm trung bình là 2.3, đây chính là năng lực đóng vai trò quan trọng và rất cần thiết cho việc phát triển năng lực tự học. Muốn năng lực tự học của SV phát triển thì điều cần thiết là làm cho SV có năng lực siêu nhận thức đạt mức độ cao trong thang đánh giá. Mức điểm thấp nhất 2.2 của hai nội dung sắp xếp nguồn lực học tập và suy ngẫm về mức độ thành thục kiến thức, kĩ năng độ lệch chuẩn 0.9. Tự đánh giá của SV cho thấy SV gặp khó khăn trong việc phân tích, đánh giá những năng lực mà mình đã sử dụng trong giải quyết vấn đề từ đó khó có thể biến thành năng lực của bản thân. Cũng như thế, SV còn thiếu năng lực trong việc sắp xếp nguồn lực học tập, không biết nên sử dụng loại tài liệu nào, những tài liệu nào nên được dùng trước. Sở dĩ việc sắp xếp nguồn lực học tập không tốt là do việc lập kế hoạch tự học không tốt. Khi kĩ năng suy ngẫm về mức độ thành thục kiến thức, kĩ năng được cải thiện sẽ hỗ Năng lực tự học và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm 83 trợ tuyệt vời cho SV trong việc phát triển NLTH nói riêng và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề nói chung Điểm thấp tiếp theo là nội dung lập kế hoạch học 2.3. Như vừa nói trên, khi lập kế hoạch không tốt dẫn tới việc sắp xếp nguồn lực học tập không tốt. Lập kế hoạch đạt 2.3, điều đó có nghĩa SV có thể tự lập kế hoạch và thực hiện kế hoạc đó nhưng cần có sự giúp đỡ của GV, khi không có sự giám sát mạnh mẽ của GV SV dễ dàng đi lệch hướng hoặc bỏ dở kế hoạch của mình. Thực tế cho thấy rằng, nếu GV giám sát tốt thì SV có thể hoàn thành mục tiêu của mình, nhưng GV khó có thể giám sát lượng SV lớn, vì vậy SV thường khó hoàn thành mục tiêu đề ra, nên sau khi lập được kế hoạch tự học nhưng thiếu sự giám sát thì kết quả tự học của SV thường không tốt. Khi SV có khả năng lập kế hoạch và tự giác thực hiện theo kế hoạch ở mức đạt yêu cầu trở lên thì việc phát triển NLTH sẽ rất có hiệu quả, nhưng khi lập kế hoạch chỉ đang ở mức độ tiệm cận thì GV cần hỗ trợ nhiều hơn trong việc cố vấn và giám sát thì dần dần SV mới có thể phát triển cao hơn trong thang mức độ và có khả năng tự học được cải thiện. Những nội dung đạt điểm 2.4 là: suy ngẫm về những điều đã học, đặt mục tiêu, quản lí tài liệu học tập và điểu chỉnh nhận thức. Tuy là những nội dung có điểm số cao nhất trong năng lực siêu nhận thức, nhưng nhìn chung vẫn chỉ nằm ở mức tiệm cận, chính vấn đề này làm cho NLTH của SV chưa phát triển đúng mức mong muốn. Những nội dung trong năng lực siêu nhận thức có liên quan ảnh hưởng lẫn nhau, việc này sẽ thúc đẩy cho việc kia có hiệu quả và nâng cao năng lực tự học của bản thân. Khi SV có những suy ngẫm về bài học từ đó có thể khắc sâu hơn nhưng nội dung vấn đề, sau đó khái quát vấn đề lên và tổng hợp thành những kiến thức chung có thể vận dụng trong nhiều tình huống khác, giải quyết những tình huống mới. Khi nhìn lại những kiến thức, kĩ năng đã sử dụng có thể thấy điểm mạnh và điểm yếu từ đó thay đổi nhận thức cho phù hợp. Hay việc đặt mục tiêu sẽ tác động tới việc lập kế hoạch, từ đó liên quan tới quản lí và sắp xếp nguồn lực học tập. 2.1.3. Năng lực tình cảm Bảng 4. Năng lực tình cảm Năng lực tình cảm N Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Ý thức và sự tập trung (Mindfulness & Concentration) 470 1,00 4,00 2,57 0,81 Tự tạo động lực (Self-motivation) 465 1,00 5,00 2,48 1,01 Giải tỏa áp lực và căng thẳng (Dealing with Pressure & Stress) 465 1,00 5,00 2,60 0,99 Thất bại tích cực (Failing Well) 465 1,00 5,00 2,21 0,96 Kiên trì (Perseverance) 475 1,00 5,00 2,40 0,98 Óc tò mò (Curiosity) 470 1,00 5,00 2,59 1,04 Sự bền bỉ (Resilience) 470 1,00 5,00 2,41 0,98 Nguyễn Đức Giang* và Phạm Thị Hồng Nhung 84 Trong các năng lực tự học thì năng lực tình cảm có điểm trung bình cao nhất 2.5 với độ lệch chuẩn 1.0. Điều này cho thấy, SV có chuẩn bị tâm thế và chuẩn bị về mặt tình cảm trong tự học. Ba nội dung trong năng lực tình cảm được sinh viên đánh giá với số điểm 2.6 là: ý thức và sự tập trung, giải tỏa áp lực và căng thẳng, óc tò mò. Điều này cho thấy SV có mong muốn tìm hiểu những thứ mới, biết cách giải quyết những áp lực trong việc học tập và có sự tập trung nhất định trong quá trình học tập. Nội dung mà SV đánh giá mức điểm thấp 2.2 là thất bại tích cực. SV thường thấy thất bại là những sai lầm, nên việc nhìn vào thất bại để tìm ra khuyết điểm, vui vẻ chấp nhận và học hỏi từ thất bại là việc SV làm không tốt, trong thang đánh giá SV chỉ đánh giá mình mới ở phần đầu của mức độ tiệm cận. Nếu SV biết nhìn nhận thất bại, nhận ra những điều cần phải khắc phục và bài học từ thất bại thì SV sẽ càng nỗ lực hơn và càng có nhiều kiến thức hơn trong những lần giải quyết vấn đề tiếp theo. Nếu thất bại dẫn đến chán nản thì việc tự học rất dễ khiến SV bỏ cuộc sau một hai lần lập kế hoạch không thành công, nhưng nếu SV cải thiện được khả năng trong nội dung bất bại tích cực, nhìn nhận thất bại là một cơ hội để học tập thì việc tự học sẽ có khả năng phát triển hơn. Tự tạo động lực với số điểm 2.5 độ lệch chuẩn 1. Kiên trì và sự bền bỉ có số điểm 2.4. SV vẫn thiếu sự kiên trì và bền bỉ chính là nguyên nhân dẫn tới việc tự học bị ảnh hưởng. Kiên trì và bền bỉ là điều cần thiết để bản thân đi đến cùng những kế hoạch tự học mà bản thân đề ra. Năng lực tình cảm chính là nhóm tạo động lực và duy trì động lực trong quá trình tự học của SV, khi kĩ năng tình cảm được cải thiện ở mức độ cao sẽ giúp SV giữ được tâm thế thoải mái và động lực trong chuỗi học độc lập của bản thân. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học Bảng 5. Yếu tố môi trường vật lí ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học Môi trường vật lí N Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hệ thống đào tạo theo tín chỉ 480 1,00 5,00 3,57 0,94 Giáo trình và tài liệu tham khảo 490 1,00 5,00 3,60 0,97 Điều kiện học tập (điều kiện sống, thư viện, cơ sở vật chất...) 480 1,00 5,00 3,77 0,84 Thời lượng học tập 475 1,00 5,00 3,71 0,86 Xét về yếu tố môi trường vật lí ảnh hưởng tới phát triển NLTH, SV thấy rằng điều kiện học tập (điều kiện sống, thư viện, cơ sở vật chất...) ảnh hưởng nhất tới việc phát triển NLTH, SV đánh giá 3.8 điểm. Đây là mức độ khá ảnh hưởng, điều này tương đối hợp lí, môi trường vật lí chính là điều kiện cần thiết để phát triển NLTH, chính là môi trường để triển khai tự học. Nếu điều kiện học tập thiếu thốn như không có thư viện, thiếu không gian học hợp lí thì việc tự học có thể vẫn diễn ra nhưng hiệu quả sẽ khó đạt yêu cầu. Vì vậy, muốn phát triển NLTH thì việc đầu tư điều kiện học tập cho SV là yếu tố cần thiết. Thời lượng học tập với số điểm 3.7 điểm với độ lệch chuẩn 0.9 điểm cũng là yếu tố mà SV nhận thấy ảnh hưởng. Với độ lệch chuẩn 0.9 điểm cho thấy lựa chọn của SV giao động ở mức có ảnh hưởng tới khá ảnh hưởng. Việc bố trí thời gian tự nghiên cứu cho mỗi học phần môn học là cần thiết, việc thời lượng học trong một kỳ cũng cần hợp lí để SV có thời gian học độc lập nhiều hơn, tự nghiên cứu nhiều hơn. Giáo trình tài liệu tham khảo và hệ thống đào tạo tín chỉ có mức điểm 3.6 điểm cũng nằm ở mức khá ảnh hưởng tới việc phát triển NLTH. Năng lực tự học và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm 85 Nhìn chung, SV đánh giá môi trường vật lí có ảnh hưởng và khác ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học thông qua vận dụng phương pháp dạy học tích cực. Bảng 6. Yếu tố Giảng viên (người trợ giúp) ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học Yếu tố giảng viên (người trợ giúp) N Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Là tài nguyên cố vấn 465 1,00 5,00 3,67 0,79 Cung cấp trước khung chương trình, mục tiêu cho từng chương 475 1,00 5,00 3,71 0,92 Cung cấp cho sinh viên cơ hội tự giám sát 495 1,00 5,00 3,58 0,90 Phương pháp giáo dục của giảng viên 475 1,00 5,00 3,69 1,05 Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 480 1,00 5,00 3,68 0,99 Phản hồi về việc học tập, chất lượng bài tập cho sinh viên 480 1,00 5,00 3,56 0,95 Trong những nội dung về vai trò của GV ảnh hưởng tới phát triển NLTH có: Cung cấp trước khung chương trình, mục tiêu cho từng chương; Phương pháp giáo dục của giảng viên; Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có mức điểm 3.7, tức là khá ảnh hưởng tới việc phát triển NLTH của SV. Phương pháp giáo dục, phương pháp kiểm tra đánh giá của GV định hình cho việc SV sẽ chọn phương thức học tập như thế nào cho hợp lí, chính vì thế muốn phát triển NLTH thì GV phải thay đổi phương pháp dạy và cách kiểm tra đánh giá cho phù hợp. Bên cạnh đó, GV cung cấp trước cho SV nội dung chương trình sẽ làm SV chủ động được kiến thức và thời gian học của bản thân. Tài nguyên cố vấn với 3.7 điểm, đây là điểm rất quan trọng nhưng thường ít được quan tâm cả về chất lượng và số lượng. Chính vì thế ảnh hưởng tới chất lượng học độc lập của SV. Cố vấn cho SV không nhiều, đa phần là các thầy cô dạy môn nào hướng dẫn SV ở môn đó chứ không có đội ngũ cố vấn chuyên sâu, hơn nữa đội ngũ cố vấn cần hiểu biết nhiều vấn đề, có thâm niên trong giáo dục, có thời gian để đáp ứng những thắc mắc kịp thời của SV. Nếu có đội ngũ cố vấn chất lượng thì việc phát triển NLTH cũng sẽ hiệu quả đáng kể. Cung cấp cho sinh viên cơ hội tự giám sát 3.6 điểm và phản hồi về việc học tập, chất lượng bài tập cho sinh viên 3.5 điểm. Đây là hai nội dung có ảnh hưởng tới việc phát triển năng lực tự học. Người GV đóng vai trò là người dẫn dắt, định hướng trong học độc lập. Chính vì thế người GV đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới việc phát triển NLTH của SV Bảng 7. Yếu tố bản thân người học ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học Yếu tố bản thân người học N Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Phương pháp học tập của sinh viên 485 1,00 5,00 4,07 0,95 Ý chí học tập của sinh viên 480 1,00 5,00 4,11 0,98 Hứng thú đối với môn học 470 1,00 5,00 4,10 0,98 Khả năng nhận thức (lập luận khoa học; tư duy sáng tạo; tự đánh giá) 475 1,00 5,00 3,90 0,93 Khả năng siêu nhận thức (sự hiểu biết về cách học xảy ra) 480 1,00 5,00 3,60 0,95 Khả năng tạo động lực, kiên định kiên trì 475 1,00 5,00 3,84 0,96 Nguyễn Đức Giang* và Phạm Thị Hồng Nhung 86 Trong ba nhóm yếu tố tác động tới phát triển NLTH yếu tố bản thân người học được đánh giá là quan trọng và có ảnh hưởng nhiều hơn cả đến sự phát triển của NLTH. SV nhận ra điều này là một tiền đề rất tốt, bởi có nhận ra mới cố gắng để hoàn thiện bản thân và đáp ứng những yêu cầu của học độc lập đưa ra. Trong những yếu tố bản thân SV đánh giá những nội dung sau khá ảnh hưởng tới NLTH: Ý chí học tập của sinh viên 4.1 điểm; Hứng thú đối với môn học 4.1 điểm; Phương pháp học tập của sinh viên 4.0 điểm. Số điểm của ba nội dung này ở mức khá ảnh hưởng, rất đúng với diễn biến tâm lí của SV. Để tự học hiệu quả thì yếu tố tình cảm thúc đẩy chính là đam mê, hứng thú với vấn đề học tập. Chính vì thế mà SV đánh giá hứng thú là yếu tố rất ảnh hưởng đến sự phát triển NLTH, khi không có đam mê, hứng thú mà chỉ là nhiệm vụ, chúng ta vẫn có thể làm, vẫn có thể có kết quả nhưng kết quả đó sẽ không cao, không mang đến giá trị bền vững. Ngược lại, với việc học độc lập hay nghiên cứu vấn đề gì đó đến từ sự đam mê, hứng thú thì SV sẽ bỏ nhiều thời gian, tận tâm với việc mình làm, cảm thấy vui vẻ và thoải mái với việc mình làm và từ đó có những hiệu quả ngoài sức mong đợi. Khi đã có hứng thú việc cần tiếp là ý chí vững vàng để khi gặp khó khăn trong việc tự học hay tự nghiên cứu vấn đề nào đó có thể vượt lên mà đi tới đích cuối cùng. Khi không có ý chí thì SV dễ gặp phải tình huống, ban đầu thì hừng hực khí thế, sau khi có những khó khăn thì nản chí và bỏ dở giữa chừng. Chính điều đó nên ý chí trong việc học độc lập là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến viêc đi đến thành công của việc phát triển NLTH. Và để có thể dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới trong học tập hay học độc lập đi nữa thì việc có một phương pháp học hợp lí đối với từng cá nhân, với từng môn học, với từng loại hình học là điều vô cùng cần thiết. Khả năng nhận thức (lập luận khoa học; tư duy sáng tạo; tự đánh giá) và khả năng tạo động lực, kiên định kiên trì cũng được SV đánh giá là khá ảnh hưởng tới việc phát triển NLTH với điểm lần lượt là 3.9 và 3.8. Khả năng nhận thức càng cao thì việc học độc lập càng hiệu quả và đơn giản. Khả năng nhận thức cũng chính là SV có được những kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng này mà ở mức độ cao thì việc học độc lập sẽ hiệu quả như chúng tôi phân tích ở bảng 5. Khả năng tạo động lực, kiên định kiên trì giúp SV có thể đi đến đích của nhiệm vụ học tập. Thấp nhất trong yếu tố bản thân mà SV đánh giá là khả năng siêu nhận thức (sự hiểu biết về cách học xảy ra) 3.6 điểm, nằm ở mức có ảnh hưởng đến khá ảnh hưởng. Trong khi khả năng siêu nhận thức sẽ là yếu tố tác động mạnh đến phát triển NLTH thì SV chỉ cho rằng nó có ảnh hưởng mà thôi. Nhận định này của SV có thể do SV hiểu chưa đầy đủ về khả năng siêu nhận thức, đánh giá chưa đúng vai trò của khả năng, điều đó có thể làm SV bị hạn chế và trở ngại trong việc điều khiển nhận thức của bản thân, từ đó dẫn tới hiệu quả của việc học độc lập sẽ kém hiệu quả. Nhìn chung, SV đã hiểu được tầm quan trọng của chính bản thân với việc tự học. Từ đó, khi GV có những tác động đến SV phần nào đã có trong mình tâm thế sẵn sàng cũng như ý thức rõ ràng về việc chuẩn bị những kĩ năng cần thiết cho việc tự học. 2.3. Khó khăn gặp phải khi phát triển năng lực tự học cho sinh viên Nhìn vào biểu đồ 1 thấy, đối với SV khó khăn lớn nhất khi phát triển NLTH là thiếu môi trường để vận dụng kiến thức và kĩ năng vào cuộc sống với 20.8% lựa chọn, chính điều đó làm giảm ham muốn của SV về việc học độc lập, tự nghiên cứu. Nếu tạo được cho Sv nhiều môi trường mở, sáng tạo thì SV sẽ độc lập hơn, tự giác hơn và có động lực hơn trong việc học độc lập. Năng lực tự học và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm 87 Biểu đồ 1. Khó khăn gặp phải khi phát triển năng lực tự học cho sinh viên Thiếu kĩ năng học tập là yếu tố thứ hai gây nên khó khăn đối với SV, chiếm 17.2%. Kĩ năng học tập cần được SV trau dồi mọi lúc mọi nơi và cần có sự hỗ trợ của đội ngũ cố vấn, giảng viên thì sẽ thay đổi được khả năng học tập của SV. Thiếu kĩ năng học tập là yếu tố rất ảnh hưởng tới việc SV học độc lập. Khi thiếu kĩ năng, thì việc học nói chung đã trở nên khó khăn, vì vậy, tự học lại càng gặp trở ngại. Cải thiện được vướng mắc này sẽ nâng cao được khả năng tự học ở SV. Thiếu bầu không khí tâm lí tích cực say mê khuyến khích tự học và thiếu động lực để bạn tích cực học tập chính là hai yếu tố tiếp theo gây ảnh hưởng cho SV chiếm lần lượt là 15.8% và 14.6%. Hai yếu tố này là hai yếu tố nội tại trong mỗi cá nhân, động lực và tâm lí tích cực say mê tự học xuất phát từ bên trong mỗi SV, nhưng nó lại được tác động và thúc đẩy bởi giảng viên. Khi giảng viên có những động viên và những vấn đề hấp dẫn để SV giải quyết, khi GV tìm được những vấn đề vừa sức với SV, khi GV quan tâm và gây được sự hấp dẫn trong học tập với SV thì khi đó trong SV sẽ xuất hiện động lực học và sự say mê nghiên cứu, tìm tòi. Chính vì vậy, bản thân SV là yếu tố quan trọng, chủ yếu trong hoạt động tự học, nhưng để phát triển NLTH thì lại rất cần những PPDH tích cực từ GV có tâm có tài. Những nội dung khác cũng phần nào gây nên khóc khăn cho SV trong việc phát triển NLTH là: Thư viện chưa có điều kiện thuận lợi cho tự học 6.9%; Giảng viên chưa hướng dẫn cụ thể cách học tập, rèn luyện theo tiếp cận này 6.3%; Giảng viên chưa quan tâm, khuyến khích 2.0%; Thiếu thời gian 6.6%; Thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo 9.2% và Khó khăn khác 0.3%. 3. Kết luận Năng lực tự học của SV ở mức đang hình thành đến đạt yêu cầu, năng lực tình cảm cho điểm số cao nhất, tiếp đó đến năng lực nhận thức, năng lực siêu nhận thức. Điều này chứng minh các nghiên cứu về năng lực tự học gần đây cho rằng năng lực tự học được thúc đẩy bằng cách tạo cơ hội và khuyến khích động lực, tạo sự tò mò, sự tự tin, tự lực của người học. Năng lực tự học được thúc đẩy dựa trên vốn hiểu biết và đánh giá việc học vì lợi ích của chính người Nguyễn Đức Giang* và Phạm Thị Hồng Nhung 88 học. Do đó, theo nghĩa này, trách nhiệm của các nhà giáo dục là tạo điều kiện, trao những cơ hội cho người học tự trải nghiệm. Điều quan trọng cần nhấn mạnh rằng việc phát triển năng lực tự học không đơn giản là việc mang lại cho người học sự độc lập hơn trong học tập. Thay vào đó, các nhà giáo dục cần suy nghĩ và chỉ ra rõ ràng về kết quả học tập và các giai đoạn học tập cho người học. Đồng thời, nhà giáo dục phải tạo ra các môi trường cho phép dẫn đến các kết quả và các giai đoạn học tập độc lập hơn. (Sharp.C và cộng sự, 2002) Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NLTH gồm: môi trường vật lí, vai trò của GV, vai trò bản thân. Các nhóm đối tượng khảo sát đều có nhận định chung rằng nhóm yếu tố bản thân người học có mức ảnh hưởng cao nhất đến sự phát triển NLTH của SV. Khảo sát cũng chỉ ra một số khó khăn nhất định trong quá trình phát triển năng lực tự học, tuy nhiên không một khó khăn nào mang tính đại diện, hoặc chiếm tỉ lệ quá lớn nên không thể khái quát được. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Birenbaum, M., 2002. Assessing self-directed active learning in primary schools. Assessment in Education, 9(1), pp.38-119. [2] DfES, 2006. 2020 vision: report of the teaching and learning in 2020 Review Group. Nottingham: Department for Education and Skills, pp.30. [3] Gorman, M., 1998. The 'structured enquiry' is not a contradiction in terms: focused teaching for independent learning. Teaching History, 92, pp.20-25. [4] Kesten, C., 1987. Independent learning. Saskatchewan: Saskatchewan Education, pp 98-102. [5] Phạm Trọng Luận, 1998. Tự học chìa khóa vàng. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 2/1998, tr.26. [6] Paris, S. G., & Paris, A.H., 2001. Classroom applications of research on selfregulated learning. Educational Psychologist, 36(2), pp.89-101. [7] Sharp, C., Pocklington, K., & Weindling, D., 2002. Study support and the development of the self-regulated learner. Educational Research, 44(1), pp.29-41. [8] Williams, J., 2003. Promoting independent learning in the primary classroom. Buckingham: OUP, pp 11-12. ABSTRACT Pedagogical students’ independent learning competency and factors influencing its development Nguyen Duc Giang*1 và Pham Thi Hong Nhung2 1Division of Educational Psychology, University of Languages and International Studies, VNU 2 Inspection Office, Ha Noi University of Industry Independent learning competency and factors influencing its development ars set in the context of the rapid development of information technology and the internet spreading into all fields in education. The content based on research on the structure of independent learning competency, namely cognitive capacity, metacognitive capacity, emotional capacity, and external factors affecting independent learning competency, such as physical environment and supporting factors. This paper used questionnaires and observations of the process of developing students' independent learning competency. The findings are the data on the reality of pedagogical students' independent learning competency and its influencing factors. It assists lecturers to apply effective teaching methods and promote cognition and self-assessment to help students become more independent in applying theory to practice, more independent in cognition, and more coherent in analysing different learning situations. Keywords: independent-learning competency, developing independent-learning competency, pedagogy.
File đính kèm:
- nang_luc_tu_hoc_va_cac_yeu_to_anh_huong_toi_phat_trien_nang.pdf