Nghiên cứu ảnh hưởng chiều dày màng sơn khô đến tính năng chống ăn mòn kết cấu thép của hệ sơn epoxy giàu kẽm - Polyurethane
Ăn mòn kết cấu thép là hiện tượng phổ biến và là nguyên nhân chủ yếu gây hư hỏng kết cấu và làm giảm đáng kể tuổi thọ các công trình xây dựng ở vùng biển. Tình trạng ăn mòn và hư hỏng các công trình thép là nghiêm trọng và ở mức báo động. Tốc độ ăn mòn làm hư hỏng công trình diễn ra khá nhanh. Một trong những biện pháp chống ăn mòn hiệu quả là sơn phủ. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiều dày màng sơn có ảnh hưởng quan trọng đến tính năng chống ăn mòn của hệ sơn. Mỗi hệ sơn có một chiều dày tối ưu cần nghiên cứu để đảm bảo khả năng chống ăn mòn cho kết cấu thép. Trong bài báo này, nghiên cứu ảnh hưởng chiều dày màng sơn khô của hệ sơn epoxy giàu kẽm - Polyurethane với hàm mục tiêu là độ bền nhiệt ẩm, độ bền mù muối, độ thấm ion clo và khả năng chống ăn mòn
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng chiều dày màng sơn khô đến tính năng chống ăn mòn kết cấu thép của hệ sơn epoxy giàu kẽm - Polyurethane
VẬT LIỆU - MÔI TRƯỜNG - KỸ THUẬT HẠ TẦNG Tạp chí KHCN Xây dựng - số 4/2011 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CHIỀU DÀY MÀNG SƠN KHÔ ĐẾN TÍNH NĂNG CHỐNG ĂN MÒN KẾT CẤU THÉP CỦA HỆ SƠN EPOXY GIÀU KẼM - POLYURETHANE KS. PHAN VĂN CHƯƠNG Viện KHCN Xây dựng GS.TSKH. NGUYỄN MINH TUYỂN Đại học Xây dựng Hà Nội Tóm tắt: Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu ảnh hưởng chiều dày màng sơn khô đến tính năng chống ăn mòn kết cấu thép của hệ sơn epoxy giàu kẽm - polyurethane theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm. 1. Đặt vấn đề Ăn mòn kết cấu thép là hiện tượng phổ biến và là nguyên nhân chủ yếu gây hư hỏng kết cấu và làm giảm đáng kể tuổi thọ các công trình xây dựng ở vùng biển. Tình trạng ăn mòn và hư hỏng các công trình thép là nghiêm trọng và ở mức báo động. Tốc độ ăn mòn làm hư hỏng công trình diễn ra khá nhanh. Một trong những biện pháp chống ăn mòn hiệu quả là sơn phủ. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiều dày màng sơn có ảnh hưởng quan trọng đến tính năng chống ăn mòn của hệ sơn. Mỗi hệ sơn có một chiều dày tối ưu cần nghiên cứu để đảm bảo khả năng chống ăn mòn cho kết cấu thép. Trong bài báo này, nghiên cứu ảnh hưởng chiều dày màng sơn khô của hệ sơn epoxy giàu kẽm - polyurethane với hàm mục tiêu là độ bền nhiệt ẩm, độ bền mù muối, độ thấm ion clo và khả năng chống ăn mòn. 2. Phương pháp nghiên cứu và thử nghiệm 2.1 Phương pháp quy hoạch thực nghiệm Phương trình hồi quy hàm mục tiêu y phụ thuộc vào các biến mã có dạng: y = b1 + b2X1 + b3X2 + b4X3 + b5X 1 2 + b6X 2 2 + b7X 3 2 + b8X1X2 + b9X1X3 + b10X2X3 + b11X1X2X3 Trong đó: y – Hàm mục tiêu; bj – Các hệ số của phương trình hồi quy thực nghiệm, j =1..11; X1, X2, X3 – các biến mã tương ứng của các nhân tố ảnh hưởng. Trong đó X1 là lớp sơn lót, X2 là lớp sơn trung gian, X3 là lớp sơn phủ. Số thí nghiệm: N = 2k + 2k + m. K là số nhân tố quy hoạch: k = 3. m là số thí nghiệm lặp tại tâm kế hoạch: m = 5. Số lượng thí nghiệm là N = 23 + 2.3 + 5 = 19. Điểm nằm trên trục toạ độ = K = 3 = 1,73. Bậc tự do lặp f2 = m - 1 = 5 - 1 = 4. 2.2 Các tiêu chuẩn thử nghiệm - Độ bền nhiệt ẩm theo tiêu chuẩn TCXDVN 341 : 2005; - Độ bền mù muối theo tiêu chuẩn ISO 7253; VẬT LIỆU - MÔI TRƯỜNG - KỸ THUẬT HẠ TẦNG Tạp chí KHCN Xây dựng - số 4/2011 - Độ thấm ion clo theo tiêu chuẩn ASTM A943; - Khả năng chống ăn mòn của hệ sơn ISO 14993. 2.3 Khoảng quy hoạch thực nghiệm Tiêu chuẩn ISO 12944 đề xuất rất nhiều hệ sơn để cho nhà thiết kế tham khảo, lựa chọn ứng với các tiêu chí khác nhau cho trước, đề tài chọn sơn Atex của Hàn Quốc để nghiên cứu tính năng chống ăn mòn cho kết cấu thép trong điều kiện khí quyển biển Việt Nam. Khoảng biến thiên của các biến trong quy hoạch thực nghiệm như sau: - Lớp sơn lót epoxy giàu kẽm chiều dày L = 120 -160(µm), thay thế tại tâm là LO = 140 µm, L = 11,76 µm; - Lớp sơn trung gian epoxy chiều dày T =100 – 140(µm), thay thế tại tâm là To = 120 µm, T = 11,76 µm; - Lớp sơn phủ polyurethane chiều dày P = 80 -100(µm), thay thế tại tâm là P = 90 µm, P = 5,88 µm. Công thức chuyển từ biến thực sang biến mã: X1 = 76,11 1400 L L LL , X2 = 76,11 1200 T T TT , X3 = 88,5 900 P P PP (1) 3. Các kết quả nghiên cứu Bảng 1. Ma trận và kết quả quy hoạch thực nghiệm Biến mã Biến thực STT X1 X2 X3 L T P NA (nhiệt ẩm), giờ MM (mù muối), giờ [Cl-],10-3 mol/l ĂM (Ăn mòn), chu kỳ 1 1 1 1 152 132 96 835 940 0,0046 75 2 -1 1 1 128 132 96 718 734 0,0066 67 3 1 -1 1 152 108 96 791 863 0,0078 72 4 -1 -1 1 128 108 96 762 812 0,0090 70 5 1 1 -1 152 132 84 718 734 0,0042 67 6 -1 1 -1 128 132 84 630 580 0,0069 62 7 1 -1 -1 152 108 84 718 734 0,0055 67 8 -1 -1 -1 128 108 84 630 580 0,0086 62 9 0 0 0 140 120 90 776 837 0,0074 71 10 3 0 0 160 120 90 791 863 0,0043 72 11 - 3 0 0 120 120 90 659 632 0,0087 64 12 0 3 0 140 140 90 806 889 0,0040 73 13 0 - 3 0 140 100 90 732 760 0,0077 68 14 0 0 3 140 120 100 835 940 0,0059 75 15 0 0 - 3 140 120 80 630 580 0,0063 62 16 0 0 0 140 120 90 791 863 0,0079 72 17 0 0 0 140 120 90 776 837 0,0078 71 18 0 0 0 140 120 90 776 837 0,0075 71 19 0 0 0 140 120 90 791 863 0,0077 72 Trong đề tài sử dụng phần mềm Maple10.0 để tìm các hệ số, sau khi loại bỏ các hệ số vô nghĩa và kiểm tra tính tương hợp [1] ta được các phương trình hồi quy . 3.1 Ảnh hưởng chiều dày màng sơn đến độ bền nhiệt ẩm VẬT LIỆU - MÔI TRƯỜNG - KỸ THUẬT HẠ TẦNG Tạp chí KHCN Xây dựng - số 4/2011 Phương trình hồi quy độ bền nhiệt ẩm: NA = 782,16 +39,35X1 +9,06X2 + 54,67X3 – 22,27X1 2 - 7,75X 2 2 - 19,77X 3 2 + 11X1X2 +11X1X2X3 (2) Để vẽ bề mặt biểu hiện và đường đồng mức, ta cố định 1 biến. Trong khoảng biến mã từ -1 đến +1, phương trình (2) có nhiều điểm cực trị. Qua khảo sát, các tác giả thấy rằng tại X2 = -1(T = 108 µm) phương trình NA đạt cực đại. NA = 765,35 +28,35X1 + 54,67X3–22,27X 1 2 -19,77X 3 2 -11X1X3 (3) Tìm điểm cực đại: NA’(X1) = 28,35 – 44,54X1-11X3 = 0 NA’(X3) = 54,67-39,54X 3 -11X1 = 0 Giải hệ trên ta được: X1 = 0,32; X3 = 1,29, => NAmax = 805,22 (giờ) Thay vào các công thức (1) ta được chiều dày các lớp sơn: L= 143,8 µm; T=108 µm; P= 97,6 µm. Hình 1. Bề mặt biểu hiện và đường đồng mức của độ bền nhiệt ẩm theo biến mã (X1 = L, X2 = -1, X3 = P) Nhận xét: Khi cố định chiều dày lớp sơn trung gian trong khoảng 100 – 140(µm), trên bề mặt biểu hiện ta thấy: tăng chiều dày các lớp sơn lót trong khoảng 120 - 160(µm), tăng sơn phủ trong khoảng 80 - 100(µm) thì độ bền nhiệt ẩm hệ sơn tăng. Ảnh hưởng đến tăng độ bền nhiệt ẩm nhiều nhất là sơn phủ polyurethane. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu [2] khi cho rằng polyurethane có khả năng chống ăn mòn rất cao trong nhiều môi trường. Độ bền nhiệt ẩm đạt cực đại 805,22 (giờ) khi chiều dày L = 143,8 µm, T = 108 µm và P = 97,6 µm. 3.2 Ảnh hưởng chiều dày màng sơn đến độ bền mù muối Phương trình hồi quy độ bền mù muối: MM = 847,7+68,97X1+15,72X2+96,08X3–39,15X 1 2 -13,74X 2 2 -34,97X 3 2 + 19,37X1X2+19,375X1X2X3 (4) Quá trình tìm cực trị cũng như phương trình nhiệt ẩm, khi chiều dày lớp phủ P=84 µm (X3=-1) thì phương trình (4) đạt giá trị cực đại. MM=716,65+68,97X1 +15,72X2– 39,15X1 2 - 13,74X 2 2 - 0,005X1X2 (5) Tìm điểm cực đại: MM’(X1) = 68,97 – 78,3X1-0,005X2 =0 MM’(X2) = 15,72-27,48X2-0,005X1=0 Giải hệ trên ta được: X1=0,88; X2=0,57=> MMmax=755,4 (giờ) VẬT LIỆU - MÔI TRƯỜNG - KỸ THUẬT HẠ TẦNG Tạp chí KHCN Xây dựng - số 4/2011 Thay vào các công thức (1) ta được chiều dày các lớp sơn: L= 150,3 µm; T=126,7 µm; P= 84 µm. Hình 2. Bề mặt biểu hiện và đường đồng mức của độ bền mù muối theo biến mã (X1 = L, X2 = T, X3 = -1) Nhận xét: Khi cố định chiều dày lớp sơn phủ trong khoảng 80 - 100(µm), trên bề mặt biểu hiện ta thấy: tăng chiều dày các lớp sơn lót trong khoảng 120 - 160(µm), tăng sơn trung gian trong khoảng 100 -140(µm) thì độ bền mù muối hệ sơn tăng. Ảnh hưởng đến tăng độ bền mù muối nhiều nhất là sơn lót epoxy giàu kẽm. Độ bền mù muối đạt cực đại 755,4 (giờ) khi chiều dày L = 150,3 µm, T = 126,7 µm và P = 84 µm. 3.3 Ảnh hưởng chiều dày màng sơn đến độ thấm ion clo Phương trình hồi quy độ thấm ion clo: [CL-] = 0,0077–0,0012X1–0,0011X2–0,0003X 1 2 -0,0005X 2 2 -0,00043X 3 2 +0,000325 X1X3 –0,000325 X2X3 (6) Tương tự như độ bền nhiệt ẩm và độ bền mù muối, giá trị cực đại đạt được khi chiều dày L = 128 µm (X1 = -1): [CL-] = 0,0086 – 0,0011X2 - 0,0005X 2 2 - 0,00043X 3 2 - 0,000325X3 – 0,000325 X2X3 (7) [CL-]’(X2) = -0,0011 – 0,001X2 - 0,000325X3 = 0 [CL-]’(X3) = - 0,000325 - 0,00086X3 - 0,000325X2 = 0 Giải hệ trên ta được: X2 = -1,1; X3 = 0,04 => [CL-]max = 0,00919 (10-3 mol/l). Thay vào các công thức (1) ta được chiều dày các lớp sơn: L = 128 µm; T = 107,0 µm; P = 90,2 µm. Hình 3. Bề mặt biểu hiện và đường đồng mức của độ thấm ion clo theo biến mã (X1 = -1, X2 = T, X3=P) Nhận xét: Khi cố định chiều dày lớp sơn lót trong khoảng 120 - 160(µm), trên bề mặt biểu hiện ta thấy: giảm chiều dày các lớp sơn trung gian trong khoảng 100 – 140(µm), giảm sơn phủ trong khoảng 80 VẬT LIỆU - MÔI TRƯỜNG - KỸ THUẬT HẠ TẦNG Tạp chí KHCN Xây dựng - số 4/2011 - 100(µm) thì độ thấm ion clo hệ sơn tăng. Tính thấm bằng khuếch tán rất đặc trưng đối với các vật liệu polymer. Khi màng sơn lớp phủ và trung gian đủ dày, quá trình khuếch tán ion clo có đặc tính tắt dần, vì thế tác dụng xâm thực của ion clo bị giảm xuống khi đến lớp sơn trung gian epoxy. Độ thấm ion clo qua màng sơn đạt cực đại 0,00919 (10-3 mol/l) khi chiều dày L = 128 µm, T = 107,0 µm và P = 90,2 µm. 3.4 Ảnh hưởng chiều dày màng sơn đến khả năng chống ăn mòn Phương trình hồi quy khả năng chống ăn mòn của hệ sơn: AM = 71,4 + 2,42X1 + 0,61X2 + 3,5X3 – 1,4X 1 2 - 0,55X 2 2 - 1,2X 3 2 + 0,75X1X2 + 0,75X1X2X3 (8) Khả năng chống ăn mòn đạt cực đại tại X1=0: AM = 71,4 + 0,61X2 + 3,5X3 - 0,55X 2 2 - 1,2X 3 2 (9) Tìm điểm cực đại: AM’(X2) = 0,61 – 1,1X2 = 0 AM’(X3) = 3,5-2,4X3 = 0 Giải hệ trên ta được: X2 = 0,55; X3 = 1,45 => AMmax = 74,12 (chu kỳ). Thay vào các công thức (1) ta được chiều dày các lớp sơn: L = 140µm; T = 126,5µm; P = 98,5µm. Hình 4. Bề mặt biểu hiện và đường đồng mức khả năng chống ăn mòn theo biến mã (X1 = 0, X2 = T, X3 = P) Nhận xét: Khi cố định chiều dày lớp sơn lót, nếu tăng chiều dày lớp sơn trung gian T = 100 - 140 µm, lớp sơn phủ P = 80 - 100 µm thì khả năng chống ăn mòn của hệ sơn tăng. Ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng này là chiều dày lớp sơn phủ. Khi chiều dày L = 140 µm (X1 = 0), ta có điểm cực trị về khả năng chống ăn mòn của hệ sơn AMmax = 74,12 (chu kỳ), chiều dày các lớp sơn: L = 140 µm; T = 113,5µm; P = 81,5µm. Bảng 2. Tổng hợp kết quả chiều dày màng sơn tối ưu STT Chiều dày Chỉ tiêu NC Lớp lót, L (µm) Lớp trung gian, T(µm) Lớp phủ, P(µm) 1 Độ bền nhiệt ẩm 143,8 108 97,6 2 Độ bền mù muối 150,3 126,7 84 3 Độ thấm ion clo 128 107,0 90,2 4 Khả năng chống ăn mòn 140 126,5 98,5 5 Thoả mãn (1, 2, 3, 4) 128-150 107-127 84-99 VẬT LIỆU - MÔI TRƯỜNG - KỸ THUẬT HẠ TẦNG Tạp chí KHCN Xây dựng - số 4/2011 4. Kết luận Nghiên cứu chiều dày màng sơn trong khoảng quy hoạch L = 120-160(µm), T = 100 – 140(µm) và P = 80 - 100(µm) rút ra một số kết luận sau: - Ảnh hưởng của chiều dày màng sơn khô đến một số tính năng chống ăn mòn của hệ sơn epoxy giàu kẽm - polyurethane là rõ rệt. Cụ thể, khi tăng chiều dày màng sơn của các lớp sơn lót, sơn trung gian, sơn phủ thì độ bền nhiệt ẩm, độ bền nóng lạnh của màng sơn đều tăng. Khi tăng chiều dày màng sơn, khả năng chống thấm ion clo của màng sơn tăng lên (lượng ion clo thấm qua màng sơn giảm đi); - Với mỗi chỉ tiêu nghiên cứu, ta đều tìm được các điểm cực trị. Tại một số điểm biên ta tìm được các giá trị cực đại mà tại đó chiều dày của các lớp màng sơn là lớn nhất đối với độ bền nhiệt ẩm, độ bền nóng lạnh và nhỏ nhất đối với độ thấm ion clo; - Từ bảng 2, có thể dùng hệ sơn epoxy giàu kẽm - polyurethane chống ăn mòn kết cấu thép tốt nhất với chiều dày các lớp sơn như sau: Lớp lót 128 - 150 µm, lớp trung gian 107 - 127 µm và lớp phủ 84 - 99 µm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NGUYỄN MINH TUYỂN, PHẠM VĂN THÊM. “Kỹ thuật hệ thống công nghệ hoá học”, NXB khoa học - kỹ thuật, Hà Nội, 1997. 2. NGUYỄN MẠNH HỒNG và ctv. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu ứng dụng sơn bảo vệ kết cấu thép vùng ven biển Việt Nam, Hà Nội, 2007.
File đính kèm:
- nghien_cuu_anh_huong_chieu_day_mang_son_kho_den_tinh_nang_ch.pdf