Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn đường sắt

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (sau đây được gọi tắt là Quy chuẩn) về chạy tàu

và công tác dồn đường sắt này quy định về trình tự tác nghiệp của công tác chạy

tàu, dồn tàu trên tuyến đường đơn thuộc mạng đường sắt quốc gia và đường sắt

chuyên dùng có kết nối ray với đường sắt quốc gia.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này là các tổ chức, cá nhân liên quan đến

công tác chạy tàu, dồn tàu trên các mạng đường sắt nói trên.

Quy chuẩn này không áp dụng đối với đường sắt đô thị.

Điều 3. Cơ sở của việc tổ chức chạy tàu là Biểu đồ chạy tàu. Đối với mạng

đường sắt quốc gia, Biểu đồ chạy tàu do Thủ trưởng tổ chức điều hành giao thông

vận tải đường sắt xây dựng, ban hành và công bố theo quy định của Bộ trưởng Bộ

Giao thông vận tải. Đối với mạng đường sắt chuyên dùng, Biểu đồ chạy tàu do Giám

đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác mạng đường sắt chuyên dùng xây dựng, ban

hành và công bố.

Tất cả các đơn vị có liên quan đến việc chạy tàu đều phải căn cứ vào Biểu đồ

chạy tàu để xây dựng kế hoạch công tác, tổ chức và thực hiện nghiêm chỉnh, chính

xác Quy trình tác nghiệp kỹ thuật của đơn vị mình bảo đảm tàu chạy theo đúng Biểu

đồ chạy tàu.

Điều 4. Ở mỗi khu đoạn, việc chạy tàu do một Nhân viên điều độ chạy tàu chỉ

huy. Ở mỗi điểm phân giới hay trên mỗi tàu, trong một thời gian nhất định chỉ do một

người chỉ huy việc chạy tàu:

1. Tại ga: Trực ban chạy tàu ga;

2. Tại trạm đóng đường: Trực ban chạy tàu trạm;

3. Trên tàu: Trưởng tàu;

4. Đầu máy đơn và đoàn tàu không quy định có Trưởng tàu: Lái tàu.

Nếu nhiều tàu ghép nhau thì Trưởng tàu của đoàn tàu cuối cùng là người chỉ

huy.

pdf 88 trang yennguyen 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn đường sắt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn đường sắt

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn đường sắt
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
QCVN 07:2011/BGTVT 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ 
CHẠY TÀU VÀ CÔNG TÁC DỒN ĐƯỜNG SẮT 
National technical regulation on railway running and shunting 
HÀ NỘI - 2011 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 2 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 3
Lời nói đầu 
QCVN 07:2011/BGTVT do Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì biên soạn trên cơ sở tiêu 
chuẩn ngành 22TCN 342-05: Quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, giữ 
nguyên kết cấu và nội dung cơ bản để chuyển đổi thành QCVN, Cục Đường sắt Việt 
Nam trình duyệt, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 66/2011/TT-
BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2011 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 4 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 5 
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu 
và công tác dồn đường sắt 
National technical regulation on railway running 
and shunting 
Chương I 
QUY ĐỊNH CHUNG 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (sau đây được gọi tắt là Quy chuẩn) về chạy tàu 
và công tác dồn đường sắt này quy định về trình tự tác nghiệp của công tác chạy 
tàu, dồn tàu trên tuyến đường đơn thuộc mạng đường sắt quốc gia và đường sắt 
chuyên dùng có kết nối ray với đường sắt quốc gia. 
Điều 2. Đối tượng áp dụng 
Đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này là các tổ chức, cá nhân liên quan đến 
công tác chạy tàu, dồn tàu trên các mạng đường sắt nói trên. 
 Quy chuẩn này không áp dụng đối với đường sắt đô thị. 
Điều 3. Cơ sở của việc tổ chức chạy tàu là Biểu đồ chạy tàu. Đối với mạng 
đường sắt quốc gia, Biểu đồ chạy tàu do Thủ trưởng tổ chức điều hành giao thông 
vận tải đường sắt xây dựng, ban hành và công bố theo quy định của Bộ trưởng Bộ 
Giao thông vận tải. Đối với mạng đường sắt chuyên dùng, Biểu đồ chạy tàu do Giám 
đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác mạng đường sắt chuyên dùng xây dựng, ban 
hành và công bố. 
 Tất cả các đơn vị có liên quan đến việc chạy tàu đều phải căn cứ vào Biểu đồ 
chạy tàu để xây dựng kế hoạch công tác, tổ chức và thực hiện nghiêm chỉnh, chính 
xác Quy trình tác nghiệp kỹ thuật của đơn vị mình bảo đảm tàu chạy theo đúng Biểu 
đồ chạy tàu. 
Điều 4. Ở mỗi khu đoạn, việc chạy tàu do một Nhân viên điều độ chạy tàu chỉ 
huy. Ở mỗi điểm phân giới hay trên mỗi tàu, trong một thời gian nhất định chỉ do một 
người chỉ huy việc chạy tàu: 
1. Tại ga: Trực ban chạy tàu ga; 
2. Tại trạm đóng đường: Trực ban chạy tàu trạm; 
3. Trên tàu: Trưởng tàu; 
4. Đầu máy đơn và đoàn tàu không quy định có Trưởng tàu: Lái tàu. 
Nếu nhiều tàu ghép nhau thì Trưởng tàu của đoàn tàu cuối cùng là người chỉ 
huy. 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 6 
Ở ga lớn có thể bố trí phụ Trực ban chạy tàu ga đảm nhận một phần công việc 
chạy tàu dưới sự chỉ huy của Trực ban chạy tàu ga. 
Nếu ga có nhiều bãi có thể có nhiều Trực ban chạy tàu bãi, mỗi người chỉ huy 
chạy tàu ở mỗi bãi nhưng phải phục tùng sự chỉ huy thống nhất của Trực ban chạy 
tàu ga. 
Việc phân định ranh giới và trách nhiệm chỉ huy chạy tàu ở mỗi bãi cũng như 
Trực ban chạy tàu ga được quy định trong Quy tắc quản lý kỹ thuật ga. 
Tại ga, trạm: Trưởng tàu và Lái tàu phải phục tùng mệnh lệnh của Trực ban 
chạy tàu. 
Khi lên ban, Trực ban chạy tàu ga, trạm phải báo họ, tên mình và phụ Trực ban 
chạy tàu ga (nếu có) cho Nhân viên điều độ chạy tàu. 
Điều 5. Tất cả thủ tục, tác nghiệp về đón gửi tàu và cho tàu thông qua cũng như 
về dồn dịch phải được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn theo đúng trình tự và 
biện pháp quy định tại Quy chuẩn này; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường 
sắt; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt và Quy tắc quản lý kỹ thuật ga. 
Điều 6. Bằng chứng cho phép tàu chạy từ điểm phân giới vào khu gian hoặc 
phân khu là: 
1. Với phương pháp đóng đường tự động và nửa tự động: biểu thị đèn màu 
vàng sáng hoặc đèn màu lục sáng của tín hiệu ra ga hoặc thông qua; 
2. Với phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường: thẻ đường thuộc khu gian 
đó; 
3. Với phương pháp đóng đường bằng điện tín: Phiếu đường, Giấy phép theo 
mẫu quy định hoặc mệnh lệnh khác; 
4. Với phương pháp đóng đường bằng thông tri: Giấy phép màu đỏ. 
Điều 7. Khi sử dụng phương pháp đóng đường nói tại khoản 2 và 3 Điều 6 của 
Quy chuẩn này, bằng chứng cho phép tàu chạy vào khu gian phải do chính Trực ban 
chạy tàu ga hoặc do phụ Trực ban chạy tàu ga giao trực tiếp cho Lái tàu trên đầu 
máy chính của tàu và phải được quy định trong Quy tắc quản lý kỹ thuật ga. 
Điều 8. Việc điều khiển các thiết bị máy móc về tín hiệu, khống chế tập trung và 
đóng đường, việc đóng mở các tín hiệu do những nhân viên dưới đây phụ trách: 
1. Ở ga: do Trực ban chạy tàu ga hoặc do phụ Trực ban chạy tàu, Gác ghi làm 
theo lệnh của Trực ban chạy tàu ga; 
2. Ở bãi: do Trực ban chạy tàu bãi; 
3. Ở trạm đóng đường: do Trực ban chạy tàu trạm; 
4. Ở trạm tín hiệu phòng vệ (cầu chung, đường ngang,): do Nhân viên gác 
cầu chung, gác đường ngang. 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 7 
Điều 9. Sau khi đón gửi tàu, Trực ban chạy tàu ga phải báo ngay giờ tàu đi, 
thông qua hoặc đến cho Trực ban chạy tàu ga đón tàu, ga gửi tàu và Nhân viên điều 
độ chạy tàu. Các giờ này tính như sau: 
1. Giờ đi là thời điểm tàu bắt đầu chuyển bánh. Nếu tàu đi rồi dừng lại trong 
giới hạn ga thì giờ đi là thời điểm chuyển bánh lần sau cùng; 
2. Giờ đến là thời điểm tàu đã dừng hẳn tại ga (kể cả trường hợp tàu quá dài 
mà đuôi tàu không thể lọt mốc tránh va chạm); 
3. Giờ thông qua là thời điểm đầu máy chính chạy qua trước chỗ Trực ban 
chạy tàu ga đứng đón tàu. 
Giờ tàu chạy, đến hoặc thông qua phải được ghi vào sổ nhật ký chạy tàu. Nếu 
tàu chạy không đúng giờ quy định thì ghi nguyên nhân vào sổ nhật ký chạy tàu và 
báo cho Nhân viên điều độ chạy tàu biết. 
Khi tàu có những đặc điểm như: quá dài, quá nặng, đầu máy phụ đẩy, tàu hỗn 
hợp, toa xe xếp hàng quá khổ, hàng đặc biệt, thì phải báo thêm những đặc điểm đó 
cho Trực ban chạy tàu ga đón tàu và Nhân viên điều độ chạy tàu ngay sau khi báo 
giờ tàu chạy hoặc giờ tàu thông qua. 
Ở trạm đóng đường khi có tham gia vào công tác chạy tàu, Trực ban chạy tàu 
trạm cũng phải báo giờ tàu cho Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian và Nhân viên 
điều độ chạy tàu. 
Điều 10. Việc phong toả, giải toả khu gian, việc chuyển từ một phương pháp 
đóng đường này sang một phương pháp đóng đường khác phải tiến hành theo 
mệnh lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu. 
Khi cắt đầu máy phụ đẩy không có thiết bị cắt đỡ đấm tự động (kể cả không nối 
ống mềm thông vào đoàn tàu) phải bắt tàu dừng lại. Trưởng tàu hoặc người được ủy 
quyền làm nhiệm vụ cắt mối nối, đỡ đấm. 
Điều 11. Trong các trường hợp đón, gửi tàu, khi tín hiệu vào ga, ra ga, vào bãi, 
ra bãi báo tín hiệu ngừng hoặc đèn tắt, trước khi sử dụng tín hiệu dẫn đường hoặc 
giao giấy phép cho Lái tàu để cho tàu chạy qua tín hiệu, Trực ban chạy tàu ga phải 
xác nhận: 
1. Đối với tàu đến: đường tàu vào và đường đón tàu đã thanh thoát, các ghi đã 
đúng chiều và đã khoá; 
2. Đối với tàu đi hoặc thông qua: đường tàu ra và khu gian phía trước hoặc số 
phân khu tiếp giáp cần thiết phía trước đều đã thanh thoát, các ghi đã đúng chiều và 
đã khoá. 
Điều 12. Mỗi lần hư hỏng về đường, ghi, thiết bị thông tin, tín hiệu chạy tàu, 
Trực ban chạy tàu ga phải ghi vào Sổ kiểm tra thiết bị chạy tàu và báo cho Nhân viên 
phụ trách sửa chữa sở tại (cung cầu, đường, thông tin tín hiệu). 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 8 
Ngoài ra, nếu hư hỏng có ảnh hưởng đến chạy tàu, Trực ban chạy tàu ga còn 
phải báo cho Nhân viên điều độ chạy tàu. 
Khi sửa chữa xong, Trực ban chạy tàu ga và nhân viên sửa chữa phải cùng 
xác nhận trạng thái và hoạt động tốt của thiết bị vào Sổ kiểm tra thiết bị chạy tàu mới 
được sử dụng lại. 
Điều 13. Mệnh lệnh chạy tàu, dồn dịch phải ngắn gọn, dứt khoát, rõ ràng và 
đúng nội dung quy định. Mỗi lần ra lệnh, phải xác nhận người nhận lệnh đã hiểu 
đúng và phải kiểm tra theo dõi việc chấp hành. 
Mệnh lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu, điện tín có liên quan đến chạy tàu 
phải được ghi chép sạch sẽ bằng bút mực, không tẩy xóa. Nếu có chữ viết nhầm có 
thể sửa nhưng phải đọc được chữ cũ và phải có chữ ký, dấu xác nhận của Trực ban 
chạy tàu ga. Điện tín gửi đi phải được đánh số thứ tự từ số 1 kể từ 0 giờ mỗi ngày. 
Điều 14. Khi trong khu gian có đặt trạm đóng đường, biện pháp chạy tàu và 
phương pháp đóng đường chạy tàu đối với trạm này do Thủ trưởng Tổ chức điều 
hành giao thông vận tải đường sắt quy định riêng. Đối với mạng đường sắt chuyên 
dùng do Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác mạng đường sắt chuyên dùng 
quy định. 
Chương II 
CHẠY TÀU VỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG ĐƯỜNG TỰ ĐỘNG 
Mục 1 
Quy định chung 
Điều 15. Khi tàu chạy theo phương pháp đóng đường tự động, Lái tàu của đầu 
máy chính phải chú ý theo dõi và chấp hành nghiêm chỉnh những biểu thị của tín 
hiệu đèn màu ở ga và trong từng phân khu đóng đường. 
Điều 16. Các loại phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt (ôtô ray, 
goòng có động cơ, toa xe đặc biệt,) khi gửi vào khu gian được chạy theo tín hiệu 
đóng đường tự động như tàu. 
Điều 17. Trường hợp mọi thứ điện thoại bị gián đoạn nhưng tác dụng của đóng 
đường tự động vẫn tốt, việc chạy tàu vẫn giải quyết theo tín hiệu của đóng đường tự 
động. 
Mục 2 
Đóng đường chạy tàu 
Điều 18. Trước khi gửi tàu, Trực ban chạy tàu ga phải chuẩn bị đường gửi tàu 
và các thủ tục cần thiết khác; sau khi xác nhận phân khu tiếp giáp đã thanh thoát mới 
được mở tín hiệu ra ga và cho tàu chạy. 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 9 
Khi xác nhận tàu đã ra khỏi ga, Trực ban chạy tàu ga trả thiết bị khống chế tín 
hiệu về định vị và báo giờ tàu đi như quy định tại Điều 9 của Quy chuẩn này. 
 Ở khu gian đường đơn, nếu đang ở hướng đón tàu, muốn đổi hướng gửi tàu 
phải được sự đồng ý của Nhân viên điều độ chạy tàu. 
Điều 19. Khi cho tàu chạy vào làm việc trong khu gian rồi trở về ga gửi, Trực 
ban chạy tàu ga làm thủ tục đóng đường tự động thông thường và giao cho Lái tàu 
thẻ hình chìa khoá lấy từ đài khống chế ra để làm bằng chứng chiếm dụng khu gian 
lúc trở về ga. Ngoài ra, Trực ban chạy tàu ga còn phải cấp cho Lái tàu, Trưởng tàu 
Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) ghi rõ địa điểm dừng, thời 
gian làm việc và thời hạn trở về ga, sau đó làm tín hiệu cho tàu chạy ra ga. 
Điều 20. Khi tàu có đầu máy phụ đẩy chạy vào khu gian rồi trở về, việc gửi tàu 
tiến hành với thủ tục đóng đường tự động thông thường, trước khi gửi tàu Trực ban 
chạy tàu ga phải lấy thẻ hình chìa khoá ở đài khống chế giao cho Lái tàu của đầu 
máy phụ đẩy để làm bằng chứng chiếm dụng khu gian lúc trở về ga. Ngoài ra, Trực 
ban chạy tàu ga còn phải cấp cho Lái tàu của đầu máy phụ đẩy và Trưởng tàu Cảnh 
báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) ghi rõ địa điểm dừng đẩy và 
quay về. 
Điều 21. Nếu đài khống chế của ga không có trang bị thẻ hình chìa khoá, khi 
cần thiết gửi tàu vào làm việc trong khu gian rồi trở về hoặc gửi tàu có đầu máy phụ 
đẩy vào khu gian rồi trở về phải đình chỉ sử dụng phương pháp đóng đường tự động 
và chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín. 
Điều 22. Khi đầu tàu đỗ vượt quá tín hiệu ra ga (vì tàu quá dài hoặc vì nguyên 
nhân nào đó) làm cho Lái tàu không nhìn thấy biểu thị của tín hiệu này, việc gửi tàu 
vẫn tiến hành bằng phương pháp đóng đường tự động nhưng Trực ban chạy tàu ga 
phải cấp cho Lái tàu Giấy phép vạch chéo lục (ghi theo mục II) theo Mẫu số 1 tại Phụ 
bản của Quy chuẩn này để làm bằng chứng chiếm dụng phân khu. 
Điều 23. Khi có cột tín hiệu ra ga chung, việc gửi tàu phải theo biểu thị cho 
phép của tín hiệu ra ga chung và đèn chỉ đường mà tàu được gửi đã bật sáng. Nếu 
đèn chỉ đường bị hỏng, tàu được gửi theo tín hiệu ra ga chung mở, Trực ban chạy 
tàu ga phải cấp Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) cho Lái 
tàu: "Đèn chỉ đường hỏng, đường đã chuẩn bị cho tàu số  trên đường số .. 
chạy". 
Điều 24. Trước khi tàu đến, Trực ban chạy tàu ga phải chuẩn bị đường đón và 
mở tín hiệu vào ga (vào bãi). 
Sau khi xác nhận toàn bộ tàu đã vào đường đón tàu, Trực ban chạy tàu ga trả 
thiết bị khống chế tín hiệu về định vị và báo giờ tàu đến như quy định tại Điều 9 của 
Quy chuẩn này. 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 10
Điều 25. Việc đón tàu vào làm việc trong khu gian hoặc đầu máy phụ đẩy trở về 
ga tiến hành theo trình tự quy định tại Điều 24 của Quy chuẩn này. Trực ban chạy tàu 
ga thu lại thẻ hình chìa khoá trả vào đài khống chế. 
Mục 3 
Chạy tàu khi thiết bị đóng đường tự động bị hỏng 
Điều 26. Khi tín hiệu ra ga bị hỏng, Trực ban chạy tàu ga cấp cho Lái tàu Giấy 
phép vạch chéo lục (theo mẫu số 1 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) để làm bằng 
chứng chiếm dụng phân khu, sau khi đã xác nhận đủ điều kiện sau: 
1. Khi đang ở hướng gửi tàu: 
Trên đài khống chế đèn biểu thị phân khu tiếp giáp thanh thoát. Trường hợp 
này cấp Giấy phép vạch chéo lục (ghi theo mục I); 
2. Khi đổi hướng gửi tàu đầu tiên: 
Trên đài khống chế đèn biểu thị hướng gửi tàu thích hợp và khu gian thanh 
thoát. Để xác định khu gian thanh thoát, Trực ban chạy tàu ga xin đổi hướng gửi tàu 
phải trao đổi với Trực ban chạy tàu ga bên các điện tín theo mẫu sau: 
"Tàu số.. chuẩn bị chạy, nhưng không mở được tín hiệu ra ga, yêu cầu báo 
cho biết tàu số . và giờ gửi tàu cuối cùng". 
Trực ban chạy tàu ga xin đổi hướng ký tên. 
Trực ban chạy tàu ga bên trả lời: 
"Tàu cuối cùng gửi đến ga . là tàu số .. chạy lúc .. giờ .. phút". 
Trực ban chạy tàu ga ký tên 
Trường hợp này cấp Giấy phép vạch chéo lục (ghi theo mục II). 
Điều 27. Trường hợp tín hiệu ra bãi bị hỏng, Trực ban chạy tàu ga được phép 
gửi tàu và phải cấp cho Lái tàu một Giấy phép vạch chéo lục (ghi theo mục I) theo 
mẫu số 1 tại Phụ bản của Quy chuẩn này. 
Nếu tín hiệu ra bãi và ra ga cùng bị hỏng, Trực ban chạy tàu ga được phép gửi 
tàu theo Điều 26 của Quy chuẩn này này và phải cấp cho Lái tàu hai Giấy phép 
vạch chéo lục (ghi theo mục I, một giấy phép ra bãi, một giấy phép ra ga) theo mẫu 
số 1 tại Phụ bản của Quy chuẩn này. 
Điều 28. Khi đèn chỉ hướng tàu chạy bị hỏng, tàu được gửi theo tín hiệu ra ga, 
ra bãi mở, sau khi đã cấp cho Lái tàu, Trưởng tàu Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ 
bản của Quy chuẩn này): 
"Đèn chỉ hướng . hỏng, cho phép tàu số . trên đường số . chạy theo tín 
hiệu ra ga (hoặc ra bãi) mở". 
Điều 29. Trong những trường hợp dưới đây, thiết bị đóng đường coi như bị 
hỏng (mất tác dụng): 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 11
1. Khi có hai tín hiệu thông qua cùng chiều trở lên bị hỏng; 
2. Khi phân khu bị chiếm dụng mà tín hiệu thông qua, tín hiệu phòng vệ biểu thị 
cho phép chạy qua; 
3. Khi không thể đổi hướng chạy tàu. 
Trong các trường hợp trên hoặc khi di chuyển, cải tạo, sửa chữa, thay thế các 
thiết bị, kiến trúc đường sắt có ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị đóng đường tự 
động cũng như khi phương pháp đóng đường tự động không thích hợp, Trực ban 
chạy tàu ga phải đình chỉ sử dụng phương pháp đóng đường tự động và xin Nhân 
viên điều độ chạy tàu cho chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín. 
Tính chất hư hỏng phải được ghi vào Sổ kiểm tra thiết bị chạy tàu và Sổ nhật 
ký chạy tàu, đồng thời báo cho Cung thông tin tín hiệu sở tại đến sửa chữa. 
Điều 30. Trước khi phát mệnh lệnh đổi sang phương pháp đóng đường bằng 
điện tín cũng như phục hồ ... c việc dưới 
đây phải được đăng ký vào Sổ đăng ký lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu (theo 
mẫu số 10 tại Phụ bản của Quy chuẩn này): 
1. Phong toả và giải toả khu gian; 
2. Chuyển từ phương pháp đóng đường này sang phương pháp đóng đường 
khác; 
3. Tàu quá dài, bội tải, tàu hỗn hợp, tàu có toa xe xếp hàng đặc biệt, hàng nguy 
hiểm hoặc hàng quá khổ giới hạn; 
4. Đón, gửi tàu khách, tàu hỗn hợp trên đường không quy định đón gửi tàu; 
5. Lập thêm tàu và bãi bỏ tàu so với Biểu đồ chạy tàu; 
6. Cho tàu dồn theo đuôi một tàu khác, tàu dừng để làm việc trong khu gian; 
7. Tàu cứu viện, đầu máy cứu viện, tàu công trình... vào khu gian phong toả; 
8. Giảm tốc độ chạy tàu khi đoàn tàu đó cần phải giảm tốc độ; mệnh lệnh bổ 
sung cảnh báo; 
 9. Mở hoặc bỏ trạm tạm thời trong khu gian, thay đổi địa điểm cấp nước đầu 
máy, toa xe, cắt đầu máy ghép nếu trước khi qua cầu không được phép nối đầu máy 
liền nhau; 
 10. Chỉ định Người chỉ huy chạy tàu trong khu gian có nhiều tàu cứu viện, nhiều 
tàu công trình theo quy định Điều 165 của Quy chuẩn này và những mệnh lệnh mà 
Nhân viên điều độ chạy tàu cần lưu trữ. 
Điều 260. Khi nhận mệnh lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu, Trực ban chạy 
tàu ga phải ghi vào Sổ đăng ký lệnh nhận của Nhân viên điều độ chạy tàu (theo mẫu 
số 11 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) và nhắc lại từng chữ cho Nhân viên điều độ 
chạy tàu nghe, đồng thời báo họ tên và giờ nhận. 
Sau khi nghe mệnh lệnh đã được nhận đúng, Nhân viên điều độ chạy tàu xác 
nhận, ghi tên người nhận và giờ phát. 
Mệnh lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu phải do chính Trực ban chạy tàu ga 
trực tiếp nhận. 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 83
Khi đọc mệnh lệnh cho một số ga cùng một lúc, Nhân viên điều độ chạy tàu chỉ 
định một trong các Trực ban chạy tàu ga nhắc lại, các Trực ban chạy tàu ga khác 
chú ý đối chiếu cho đúng. 
Điều 261. Trong các trường hợp dưới đây, Nhân viên điều độ chạy tàu phải ra 
mệnh lệnh phong toả khu gian: 
1. Căn cứ Giấy phép cho phép phong toả khu gian của Thủ trưởng Tổ chức 
điều hành giao thông vận tải đường sắt hoặc người được uỷ quyền theo kế hoạch 
cho trước. Đối với đường sắt chuyên dùng là giấy phép cho phép phong tỏa khu gian 
của Giám đốc doanh nghiệp quản lý khai thác đường sắt chuyên dùng; 
2. Khi có yêu cầu cứu viện hoặc khi được báo trong khu gian có chướng ngại, 
hư hỏng đường, cầu, hầm, công trình, thiết bị, đe doạ an toàn chạy tàu (Nhân viên 
điều độ chạy tàu nhận thông tin này phải đăng ký, lưu trữ trong Sổ nhận điện tín của 
Nhân viên điều độ chạy tàu (theo mẫu số 13 tại Phụ bản của Quy chuẩn này). 
Mệnh lệnh phong toả khu gian theo mẫu " Mệnh lệnh số....vì.........(lý do phong 
toả) khu gian giữa ga... và ga... phong toả từ.... giờ.....phút đến ......giờ... phút. Cấm 
tàu chạy, trừ tàu cứu viện, tàu công trình được gửi vào khu gian để ...". 
Nhân viên điều độ chạy tàu ký tên 
Điều 262. Trong mọi trường hợp, mệnh lệnh phong toả khu gian phải do Trực 
ban chạy tàu ga trực tiếp nhận. Nếu một ga đầu khu gian thuộc sự chỉ huy của Nhân 
viên điều độ chạy tàu khác thì hai Nhân viên điều độ chạy tàu này phải thoả thuận và 
chuyển nội dung mệnh lệnh phong toả cho nhau. 
Điều 263. Sau khi nhận được báo cáo và xác nhận khu gian thanh thoát như 
quy định tại các Điều 128, 129, 146 của Quy chuẩn này, Nhân viên điều độ chạy tàu 
ra lệnh giải toả khu gian theo mẫu: 
"Mệnh lệnh số....bãi bỏ mệnh lệnh sốngày..tháng năm...., khu gian 
giữa ga..........và ga...... giải toả để chạy tàu kể từ .... giờ....phút". 
Nhân viên điều độ chạy tàu ký tên. 
 Nhân viên điều độ chạy tàu phải ghi, lưu trữ việc giải toả khu gian trong Sổ 
đăng ký lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu (theo mẫu số 10 tại Phụ bản của Quy 
chuẩn này). 
Điều 264. Khi cần thiết cho tàu dừng trong khu gian, tàu đến làm việc ở đường 
nhánh, Nhân viên điều độ chạy tàu phải ra lệnh cho Trực ban chạy tàu hai ga đầu 
khu gian cho phép gửi tàu, trong đó phải quy định địa điểm dừng, thời gian làm việc 
và thời hạn về đến ga (trừ tàu công trình gửi vào khu gian phong toả để tiến hành thi 
công thì theo mệnh lệnh phong toả khu gian và sự hướng dẫn của người chỉ huy thi 
công). 
Điều 265. Khi nhận được yêu cầu cứu viện, Nhân viên điều độ chạy tàu phải 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 84
ra lệnh cho đội cứu viện và cho ga được chỉ định lập tàu cứu viện (mệnh lệnh được 
đồng gửi cho các đơn vị khác có liên quan). 
 Sau khi tàu cứu viện chuẩn bị xong, Nhân viên điều độ chạy tàu ra lệnh cứu 
viện như quy định tại Chương VI của Quy chuẩn này. 
Điều 266. Sau khi nhận được báo cáo của Trực ban chạy tàu ga về việc mất 
tác dụng của thiết bị đóng đường chạy tàu cũng như khi nhận được báo cáo về sự 
phục hồi tác dụng của thiết bị đóng đường chạy tàu, Nhân viên điều độ chạy tàu phải 
ghi sự việc này vào Sổ nhân điện tín của Nhân viên điều độ chạy tàu (theo mẫu số 
13 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) và thông qua Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu 
gian để xác định khu gian thanh thoát, sau đó ra lệnh theo mẫu. 
"Mệnh lệnh số....vì....cho phép gavà ga chuyển sang phương pháp đóng 
đường chạy tàu bằng (hoặc phục hồi phương pháp đóng đường chạy tàu bằng ) 
kể từ ..giờphút ” 
Nhân viên điều độ chạy tàu ký tên 
Điều 267. Khi chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín mà điện 
thoại đóng đường giữa hai ga không thông, Nhân viên điều độ chạy tàu cho phép hai 
ga dùng điện thoại điều độ như sau: khi ra lệnh đổi sang phương pháp đóng đường 
bằng điện tín thì dùng mẫu quy định tại Điều 266 của Quy chuẩn này và bổ sung câu: 
"và dùng điện thoại điều độ". 
Sau khi nhận được mệnh lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu, Trực ban chạy 
tàu hai ga dùng điện thoại điều độ làm thủ tục chạy tàu, qua sự kiểm tra của Nhân 
viên điều độ chạy tàu. 
 Nhân viên điều độ chạy tàu phải ghi giờ, tình hình xin đường và cho đường 
của hai ga vào Sổ đăng ký lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu (theo mẫu số 13 tại 
Phụ bản của Quy chuẩn này) để theo dõi. 
Chương XIII 
CẤP CẢNH BÁO 
Điều 268. Việc cấp Cảnh báo được thực hiện theo quy định tại Điều 316 Quy 
chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật khai thác đường sắt và những trường hợp liên 
quan đến Điều 270 của Quy chuẩn này. 
Điều 269. Cảnh báo do Trực ban chạy tàu ga cấp cho Lái tàu, Trưởng tàu theo 
biện pháp và thủ tục quy định của Quy chuẩn này này. 
Trường hợp cứu viện thì người chỉ huy chạy tàu cứu viện được phép viết bổ 
sung vào Cảnh báo cho Lái tàu, Trưởng tàu của đoàn tàu cứu viện. 
Điều 270. Những nhân viên Đường sắt được yêu cầu Cảnh báo: 
1. Đối với công việc thi công đã có kế hoạch trước: 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 85
 a) Cung trưởng cung cầu, đường, hầm, thông tin tín hiệu đường sắt hoặc 
Người chỉ huy thi công có cấp bậc tương đương nhưng thời hạn cảnh báo không 
quá 24 giờ; 
 b) Giám đốc các công ty quản lý đường sắt, công ty thông tin tín hiệu đường 
sắt hoặc Người chỉ huy thi công có cấp bậc tương đương nhưng thời hạn cảnh báo 
không quá 120 giờ; 
 c) Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt hoặc Người 
được uỷ quyền quy định bằng công lệnh nếu thời hạn cảnh báo quá 120 giờ. 
 d) Đối với đường sắt chuyên dùng nếu thời hạn cảnh báo không quá 120 giờ 
thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; Trường hợp thời hạn cảnh 
báo quá 120 giờ do Giám đốc doanh nghiệp quản lý khai thác đường sắt chuyên 
dùng quy định. 
 2. Đối với những hư hỏng hoặc chướng ngại đột xuất uy hiếp đến an toàn chạy 
tàu, do Người phát hiện sự việc yêu cầu; 
 3. Đối với việc sử dụng goòng trong điều kiện tầm nhìn hạn chế do Người phụ 
trách goòng yêu cầu; 
 4. Khi thay đổi địa điểm thiết bị do Người quản lý thiết bị yêu cầu; 
5. Các trường hợp khác do Trực ban chạy tàu ga báo cáo Nhân viên điều độ 
chạy tàu để chỉ định ga cấp Cảnh báo. 
Điều 271. Yêu cầu Cảnh báo phải được chuyển bằng điện tín, bằng giấy hay 
trực tiếp đến Trực ban chạy tàu ga, Trưởng phòng điều độ. Người nhận được thông 
tin phải ghi vào Sổ đăng ký cảnh báo (theo mẫu số 9 hoặc số 15 tại Phụ bản của 
Quy chuẩn này) và làm thủ tục cấp Cảnh báo. 
1. Nội dung yêu cầu cấp Cảnh báo như sau: 
a) Địa điểm cần Cảnh báo; 
b) Lý do cảnh báo; 
c) Thời gian cảnh báo có hiệu lực (thời gian bắt đầu, kết thúc); 
d) Những điểm cần chú ý khi tàu chạy (tốc độ, dẫn đường). 
2. Việc đưa yêu cầu cấp Cảnh báo quy định như sau: 
a) Khi Cung trưởng cung cầu, đường, hầm, thông tin tín hiệu đường sắt yêu 
cầu: phải gửi đến ga đầu khu gian cần cảnh báo hoặc trực tiếp đến ga ghi vào Sổ 
đăng ký cảnh báo của ga (theo mẫu số 9 tại Phụ bản của Quy chuẩn này). 
b) Khi Giám đốc công ty quản lý đường sắt, thông tin tín hiệu đường sắt hoặc 
người chỉ huy thi công có cấp bậc tương đương yêu cầu: phải dùng điện tín chuyển 
cho một trong Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian và Nhân viên điều độ chạy tàu; 
c) Khi yêu cầu Cảnh báo quy định bằng Công lệnh: phải gửi các đơn vị liên 
quan. 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 86
3. Khi nhận được yêu cầu cấp Cảnh báo, Trực ban chạy tàu ga phải báo cáo 
bằng điện tín cho Nhân viên điều độ chạy tàu và Trực ban chạy tàu ga bên. 
Điều 272. Thời hạn đưa yêu cầu Cảnh báo quy định như sau: 
1. Đối với thi công có kế hoạch trước: phải đưa cùng lúc với kế hoạch thi công. 
Nếu vì nguyên nhân nào đó mà không thể đưa cùng một lúc với kế hoạch thi công thì 
phải đưa chậm nhất 3 giờ trước giờ Cảnh báo có hiệu lực; 
2. Đối với goòng: phải gửi chậm nhất một giờ trước giờ goòng vào làm việc 
trong khu gian; 
3. Công lệnh Cảnh báo phải gửi đến các đơn vị liên quan chậm nhất 24 giờ 
trước giờ Cảnh báo có hiệu lực. 
Điều 273. Khi có lũ lụt, mưa to, gió bão, trong điều kiện được phép gửi tàu, 
mặc dù chưa có yêu cầu Cấp cảnh báo, Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian có 
đoạn đường xung yếu phải cấp Cảnh báo cho các tàu gửi vào khu gian chú ý cảnh 
giác và giảm tốc độ khi chạy vào địa điểm xung yếu. 
Trực ban chạy tàu ga phải báo cho Nhân viên điều độ chạy tàu và đơn vị quản 
lý đường sắt có liên quan để xác định việc tiếp tục hoặc bãi bỏ cấp Cảnh báo cho 
tàu. 
Điều 274. Nhân viên điều độ chạy tàu phải chỉ định những ga dưới đây cấp 
Cảnh báo: 
1. Ga khởi hành của các tàu; 
2. Ga gần địa điểm cảnh báo nhất mà ở đó các tàu dừng theo quy định để tác 
nghiệp kỹ thuật; 
Ga được chỉ định cấp cảnh báo phải ghi nội dung Cảnh báo vào Sổ đăng ký 
cảnh báo (theo mẫu số 9 tại Phụ bản của Quy chuẩn này). 
Điều 275. Từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 01 hàng năm, Thủ trưởng Tổ chức 
được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc người được uỷ quyền phải ban 
hành Công lệnh tốc độ, Công lệnh cảnh báo, quy định các địa điểm xung yếu. 
Công lệnh tốc độ là văn bản quy định tốc độ chạy tàu thường xuyên trong năm. 
Công lệnh cảnh báo là văn bản quy định tốc độ chạy tàu khác với tốc độ quy 
định trong công lệnh tốc độ. Công lệnh cảnh báo quy định tốc độ trong một thời gian 
nhất định do phải tiến hành thi công, sửa chữa cầu, đường hoặc do các nguyên 
nhân khác mà phải thay đổi tốc độ. 
Nhận được yêu cầu Cảnh báo, Thủ trưởng các đơn vị phải truyền đạt nội dung 
công lệnh Cảnh báo cho Lái tàu, Trưởng tàu và các nhân viên có liên quan biết để 
chấp hành. 
Từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng, Trưởng phòng điều độ phải kiểm tra chắc 
chắn và xác nhận việc truyền đạt Công lệnh cảnh báo đến các đơn vị có liên quan. 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 87
 Nhân viên điều độ chạy tàu theo yêu cầu Cảnh báo quy định tại Điều 270 của 
Quy chuẩn này để ra lệnh cấp Cảnh báo bổ sung cho các tàu. 
Điều 276. Sau khi nhận được yêu cầu cấp Cảnh báo hoặc Công lệnh cảnh báo 
và đã chỉ định ga Cấp cảnh báo, Nhân viên điều độ chạy tàu phải ghi nội dung Cảnh 
báo vào Sổ đăng ký cảnh báo của Nhân viên điều độ chạy tàu (theo mẫu số 15 tại 
Phụ bản của Quy chuẩn này) trong khu đoạn mình phụ trách. 
Việc đăng ký vào sổ tiến hành theo từng tuyến đường và đánh số theo từng 
tháng bắt đầu từ số 1 kể từ 0 giờ ngày đầu tháng. 
Ngày đầu mỗi tháng, Trưởng phòng điều độ và Trưởng ga có nhiệm vụ chuyển 
sang tháng sau những Cảnh báo còn hiệu lực và ký tên xác nhận để thực hiện. 
Điều 277. Vào ngày cuối của mỗi tháng, Giám đốc các công ty quản lý đường 
sắt thống kê những Cảnh báo còn hiệu lực trong phạm vi quản lý của công ty để báo 
cáo với các cơ quan cấp trên có liên quan và chuyển bằng văn bản cho Trưởng phòng 
điều độ . 
Điều 278. Ở phòng làm việc của Trực ban chạy tàu ga, phòng làm việc của 
Nhân viên điều độ chạy tàu những Cảnh báo đã đăng ký vào sổ phải được viết lên 
bảng để theo dõi. 
Những Cảnh báo hết hiệu lực phải xoá đi. 
Điều 279. Bằng chứng đã nhận được yêu cầu cấp Cảnh báo là : 
1. Nội dung và chữ ký của người yêu cầu ghi trong Sổ đăng ký cảnh báo của 
ga đầu khu gian cần Cảnh báo; 
2. Đối với yêu cầu Cảnh báo trong trường hợp nguy cấp đến an toàn chạy tàu 
mà người yêu cầu không thể đăng ký vào sổ được thì người nhận thông tin phải ghi 
vào Sổ đăng ký điện tín và ký xác nhận. 
Điều 280. Khi cấp Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) 
cho tàu, Trực ban chạy tàu ga phải viết rõ ràng nội dung Cảnh báo theo mẫu quy 
định; Lái tàu và Trưởng tàu phải ký nhận vào tồn căn (ghi rõ họ tên) khi đã hiểu rõ 
nội dung Cảnh báo. 
Khi tàu chạy có đầu máy ghép thì giao Cảnh báo cho Lái tàu của đầu máy 
chính và bản sao cho các Lái tàu của đầu máy sau. 
Khi có đầu máy đẩy vào khu gian và trở về thì giao bản sao cho Lái tàu của đầu 
máy đẩy. 
Điều 281. Trường hợp không thể khôi phục việc chạy tàu bình thường đúng 
thời hạn ghi trong yêu cầu cảnh báo, người chỉ huy thi công phải đặt hoặc giữ lại tín 
hiệu giảm tốc độ và gửi kịp thời cho Trực ban chạy tàu ga đầu khu gian yêu cầu kéo 
dài hiệu lực cảnh báo với nguyên nhân và thời hạn kéo dài. 
QCVN 07:2011/BGTVT 
 88
Nhận được yêu cầu kéo dài thời hạn Cảnh báo, Trực ban chạy tàu ga và Nhân 
viên điều độ chạy tàu đăng ký vào sổ và thông báo cho ga liên quan tiếp tục Cảnh 
báo cho tàu trong thời hạn kéo dài như thủ tục đã quy định. 
Điều 282. Trường hợp cần bãi bỏ Cảnh báo trước thời han, người yêu cầu 
cảnh báo phải báo cho Nhân viên điều độ chạy tàu hoặc ga đầu khu gian cấp cảnh 
báo bằng giấy, bằng điện tín hoặc ghi vào Sổ đăng ký cảnh báo (theo mẫu số 9 hoặc 
số 15 tại Phụ bản của Quy chuẩn này). 
Nhận được yêu cầu bãi bỏ Cảnh báo, Nhân viên điều độ chạy tàu ra lệnh cho 
các ga liên quan để bãi bỏ việc cấp Cảnh báo. 
Chương XIV 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
Điều 283. Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt, Giám 
đốc doanh nghiệp quản lý khai thác đường sắt chuyên dùng căn cứ vào Quy chuẩn 
này xây dựng mẫu và nội dung các sổ sách ấn chỉ chạy tàu cần thiết khác chưa 
được quy định trong các mẫu tại phụ bản của Quy chuẩn này và quy định việc ghi 
chép, sử dụng đối với các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý. 
Thủ trưởng đơn vị liên quan tổ chức cho nhân viên trong đơn vị học tập Quy 
chuẩn này để thực hiện. 
 Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng Tổ chức điều hành 
giao thông vận tải đường sắt, Giám đốc doanh nghiệp quản lý khai thác đường sắt 
chuyên dùng tập hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải để giải quyết. 
Điều 284. Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ 
quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này. 
 BỘ TRƯỞNG 
 Đinh La Thăng 

File đính kèm:

  • pdfquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_chay_tau_va_cong_tac_don_duon.pdf